Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐỊNH GIÁ VÀ CHUYỂN NHƯỢNG

THƯƠNG HIỆU

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

1.1. TÀI SẢN VÔ HÌNH VÀ VAI TRÒ TRONG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.1.1. Tiếp cận về tài sản vô hình
+ Tiếp cận MKT và quản trị DN:

- không biểu hiện dưới hình thái vật chất

- có khả năng mang lại quyền và giá trị cho chủ sở hữu, được chủ sở hữu sử dụng và
khai thác
+ Tiếp cận pháp lý:
– Các tài sản DN có quyền sở hữu và chuyển giao (quyền SHTT, quyền được thụ
hưởng qua hợp đồng, giấy phép …).

– Các tài sản DN có thể kiểm soát nhưng không thể chuyển giao (Các TSTT không
thể bảo hộ theo pháp luật SHTT hoặc công việc đang tiến triển tại DN …).
– Các nhân tố cùng các tác động vô hình khác (Các mối quan hệ, lợi thế công nghệ,
tài chính, thương mại, pháp lý của DN…)
+ Tiếp cận kế toán, tài chính:
- TSCĐ vô hình có thể hạch toán, phân bổ và khấu hao giá trị một cách chắc chắn.

- Lợi thế thương mại chỉ hình thành qua giao dịch sáp nhập, thôn tính hay thanh

lý.

⇒ Tài sản: Là một nguồn lực (DN kiểm soát được và dự tính đem lại lợi ích kinh tế
trong tương lai cho DN).
⇒ Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định
được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung
cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình.

+ Tiếp cận phân bổ và huy động nguồn lực:


– Các tài sản vô hình liên quan đến công nghệ (sáng kiến, sáng chế, giống cây trồng,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bản thiết kế, sổ tay kỹ thuật …),
– Các tài sản vô hình liên quan đến hoạt động marketing (danh sách khách hàng,
danh sách nhà cung ứng, phương án tiếp thị, chính sách giá cả, chỉ dẫn thương mại
…).
– Các tài sản vô hình liên quan đến các tác phẩm (đồ án, tranh ảnh, mẫu thiết kế, giai
điệu, phim, sách …).
– Các tài sản vô hình liên quan đến hợp đồng (cung ứng, phân phối, khai thác, thi
công, sử dụng chuyên gia, hợp tác nghiên cứu …).

1.1.2. Vai trò của tài sản vô hình trong sự phát triển doanh nghiệp
• Là một phần (quan trọng) trong các tài sản của doanh nghiệp.
• Thúc đẩy và nâng cao giá trị của các tài sản hữu hình khác
• Thúc đẩy sự sáng tạo trong doanh nghiệp
• Hỗ trợ và thúc đẩy năng lực phát triển kinh doanh và hợp tác của doanh nghiệp.
• Mở rộng quan hệ đầu tư, thu hút các nguồn lực và đảm bảo phát triển bền vững.

• Tạo dựng vị thế cho doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

và sản phẩm trên thị trường.


• Mang lại giá trị tài chính cho doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.

1.2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH


1.2.1. Khái niệm

+ Tiếp cận tài chính: Tài sản thương hiệu là phần tài sản được biểu hiện bằng tiền
của phần giá trị tăng thêm có liên quan đến thương hiệu

+ Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): Tài sản thương hiệu là giá trị mà thương hiệu đem
lại cho người bán. Tài sản thương hiệu được đánh giá dựa trên thái độ của người tiêu
dùng về những thuộc tính tích cực của thương hiệu và những kết quả tích cực từ việc
sử dụng thương hiệu.
+ Kevin Keller (1993): Tài sản thương hiệu là sự khác biệt của các kết quả hay các
hiệu ứng marketing mà tích lũy trong sản phẩm mang tên thương hiệu đó so với các
kết quả marketing mà được tích lũy trong các sản phẩm cùng loại nhưng không
mang tên thương hiệu đó.
+ David Aaker (1991): Tài sản thương hiệu là tập hợp các tài sản có (assets) và tài
sản nợ (liabilities) gắn với một thương hiệu, tên và biểu tượng của nó làm tăng hay
giảm giá trị được cung cấp bởi một sản phẩm hữu hình hay một dịch vụ cho một DN
và/hoặc cho khách hàng của những DN đó.

1.2.2. Các yếu tố cấu thành


Tài sản thương hiệu là giá trị tăng thêm cho sản phẩm (được cảm nhận bởi người
tiêu dùng) nhờ vào thương hiệu

+ Nhận thức thương hiệu

+ Chất lượng cảm nhận

+ Liên kết thương hiệu

+ Trung thành thương hiệu

+ Các tài sản khác

1.2.3. Mối quan hệ giữa tài sản thương hiệu và các tài sản trí tuệ trong

doanh nghiệp
1.3. SỨC MẠNH THƯƠNG HIỆU

1.3.1. Tiếp cận về sức mạnh thương hiệu

• Sức mạnh thương hiệu là tập hợp các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh cho thương
hiệu.
• Sức mạnh thương hiệu là năng lực dẫn dắt thị trường của một thương hiệu.
• Sức mạnh thương hiệu là năng lực dẫn dắt của thương hiệu trên thị trường mục
tiêu và khả năng chi phối của thương hiệu đối với hành vi tiêu dùng, mang lại lợi ích
kỳ vọng cho chủ sở hữu.
– Năng lực cạnh tranh của thương hiệu với các thương hiệu khác
– Năng lực dẫn dắt thị trường (dẫn đầu về thị phần/xu hướng tiêu dùng/phát triển
công nghệ/khả năng cạnh tranh về giá…)
– Tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng (lựa chọn vì thương hiệu/chi phối sự lựa
chọn sản phẩm/cảm nhận và giá trị cá nhân…)
– Lợi ích kỳ vọng (chủ sở hữu/ nhà đầu tư/khách hàng/đối tác…).

1.3.2. Các yếu tố tạo nên sức mạnh thương hiệu

INTERBRAND
Lãnh đạo và tiên phong (Leadership)- 25;
Tính quốc tế hóa (International) - 25;

Thị trường (Market) - 10;

Đầu tư cho thương hiệu (Support) - 5;

Bảo vệ thương hiệu (Protection) - 10;

Sự ổn định (Stability) - 15;

Khuynh hướng (Trend) – 10.

NB Consulting và Chương trình THQG VN

Lãnh đạo và tiên phong - 10

Chất lượng cảm nhận - 15

Năng lực đổi mới - 10


Nguồn nhân lực - 12.5

Bảo vệ thương hiệu - 10

Tính ổn định - 12.5


Kết quả kinh doanh - 30

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

2.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

2.1.1. Khái niệm


Phát triển tài sản thương hiệu là các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao giá trị cảm
nhận của thương hiệu, tăng cường sức mạnh, khả năng thích ứng với môi trường
cạnh tranh biến động và gia tăng giá trị tài chính của thương hiệu.
• Tập hợp những hoạt động cả trên cấp độ tư duy chiến lược và thực tiễn triển khai. •
Hoạt động được thực hiện bởi chủ sở hữu và các bên liên quan (cá nhân, doanh
nghiệp, tập thể những doanh nghiệp và các cổ đông, bên góp vốn …)

• Nâng cao giá trị cảm nhận (chất lượng sản phẩm, nhận thức thương hiệu, các

liên tưởng thương hiệu...).


• Tăng cường sức mạnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh và dẫn dắt thị trường…
• Gia tăng giá trị tài chính thông qua các hoạt động khai thác thương hiệu

2.1.2. Sự cần thiết phát triển tài sản thương hiệu

• Gia tăng các giá trị cho Doanh nghiệp:


- Giúp doanh nghiệp gia tăng được các khách hàng trung thành
- Thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng mới

- Tạo nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu

- Tạo nền tảng cho việc phát triển và sử dụng hiệu quả các chính sách marketing
- Tạo rào cản để hạn chế sự thâm nhập trị trường của các đối thủ cạnh tranh mới
- Giúp doanh nghiệp duy trì được vị thế thương hiệu trên thị trường

• Gia tăng giá trị cho khách hàng:


- Gia tăng sự nhận biết, thông tin và chất lượng cảm nhận từ đó mang lại sự yên tâm
cho khách hàng khi quyết định gắn bó với thương hiệu
- Gia tăng các lợi ích về tài chính và các mối quan hệ xã hội đối với các khách hàng là
đối tác và nhà đầu tư cho thương hiệu

2.1.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển tài sản thương hiệu
• Đặc điểm:
– Luôn song hành cùng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Các tài sản có mối quan hệ mật thiết, vì thế khó có thể chỉ đề cập đến một tài sản
cụ thể nào.
– Mọi tài sản đều có thể quy ra tiền theo cách nào đấy, vì vậy phát triển giá trị tài
chính của doanh nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng thường được kỳ vọng
trong tương lai.
– Có rất nhiều cách để phát triển tài sản thương hiệu.
– Quá trình phát triển tài sản TH luôn hàm chứa những rủi ro.

• Xu hướng:
– Gắn với xu hướng toàn cầu hoá (Trở thành thương hiệu toàn cầu; Tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu; Thực hiện các hoạt động hợp tác thương hiệu; Hình thành các
liên minh…)
– Gắn với hoạt động kinh doanh và khai thác thương hiệu (Phát triển giá trị cảm nhận
để gia tăng lòng trung thành; Nhượng quyền thương mại hoặc license nhãn hiệu; Bán,
mua lại thương hiệu; Sáp nhập hoặc chia tách …)

2.2. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU
2.2.1. Căn cứ xác lập định hướng phát triển tài sản thương hiệu
• Căn cứ vào yếu tố môi trường cạnh tranh ngành
• Căn cứ vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp: nguồn lực, khả năng thích ứng
doanh nghiệp, khả năng khai thác và phát triển thị trường mục tiêu, khả năng phát
triển sản phẩm.
• Căn cứ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng trên các đoạn thị trường mục tiêu. • Căn cứ
vào những đánh giá và nhận định, liên tưởng của khách hàng về thương hiệu và sản
phẩm mang thương hiệu
• Căn cứ định hướng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

2.2.2. Các mục tiêu phát triển tài sản thương hiệu

• Mục tiêu chung


– Gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua các hoạt động khai thác thương mại
• Mục tiêu cụ thể

– Phát triển giá trị tài chính từ thương hiệu cá biệt trong doanh nghiệp

– Phát triển giá trị cảm nhận đối với các thương hiệu

– Phát triển các liên tưởng thương hiệu

– Phát triển lòng trung thành của khách hàng


– Phát triển khả năng thương mại hoá các tài sản liên quan đến thương hiệu

2.2.3. Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Xu hướng khách mua lặp lại sản phẩm của một thương hiệu trong một khoảng thời
gian nhất định thay vì mua các thương hiệu khác
● Trung thành cảm xúc - Mức độ thiện cảm, thích thú mà khách hàng dành cho
thương hiệu. Thái độ cảm xúc càng mạnh và tích cực thì mức độ cam kết
thương hiệu càng cao. Cảm xúc đều phải xuất phát từ chất lượng.
● Trung thành nhận thức - Nhấn mạnh đến khía cạnh lí trí, gồm bốn yếu tố như:
○ Có nguồn gốc (accessibility) - Thái độ được hình thành từ trí nhớ, trải
nghiệm.
○ Tự tin (confidence) - Mức độ chắc chắn của NTD về sản phẩm, liên
quan đến thái độ hay sự đánh giá.
○ Trung tâm (centrality) - Thái độ liên quan đến hệ thống giá trị cá nhân
KH.
○ Rõ ràng (clarity) – Khi khách hàng xác định rõ thái độ đối với từng
thương hiệu (trung thành hoàn toàn, trung thành một nửa, trung thành
nhiều TH).
● Trung thành về mặt hành vi (conative) - Khách hàng có những dự định tiếp tục
sử dụng sản phẩm của công ty.

2.3. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU

2.3.1. Phát triển dựa trên gia tăng sức mạnh nội tại của TH
● Gia tăng mức độ nhận thức thương hiệu
- Phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu
- Tăng cường các hoạt động truyền thông thương hiệu

● Kiểm soát và nâng cao chất lượng cảm nhận của sản phẩm

- Kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn, cam kết

- Khai thác các chứng nhận chất lượng (ISO, HACCP…)

- Tìm hiểu nhu cầu và gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu

● Phát triển các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu

- Truyền thông về giá trị và lợi ích của sản phẩm


- Gia tăng các giá trị văn hoá doanh nghiệp
- Phát triển các liên tưởng thương hiệu theo ý tưởng định vị
● Phát triển các đoạn thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội khai thác
- Xác định đoạn thị trường có cơ hội phát triển
- Xây dựng danh mục thương hiệu chiến lược

● Phát triển các liên kết thương hiệu dựa trên ý tưởng định vị

● Quản trị quan hệ khách hàng nhằm duy trì và phát triển lòng trung thành

thương hiệu

2.3.2. Phát triển dựa vào các liên minh, liên kết
● Tăng cường các hoạt động hợp tác thương hiệu

– Hợp tác trong truyền thông thương hiệu

– Hợp tác trong phân phối sản phẩm

– Các chương trình khuyến mại hợp tác

– Các hoạt động hợp tác kinh doanh


– Xây dựng sản phẩm đồng thương hiệu
● Hình thành các liên minh thương hiệu thông qua các hoạt động góp vốn
– Góp vốn và liên doanh

– Liên minh thông qua phát triển các thương hiệu tập thể

– Liên minh hình thành các thương hiệu mới

2.3.3. Phát triển dựa vào các hoạt động khai thác thương hiệu
• Các hoạt động nhượng quyền
– Nhượng quyền sơ cấp: Nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu
– Nhượng quyền thứ cấp: Bên nhượng quyền có quyền cấp lại quyền thương mại mà
mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp
• Li-xăng nhãn hiệu và các tài sản trí tuệ khác
– Cấp quyền khai thác nhãn hiệu
– Cấp quyền khai thác sáng chế
– Cấp quyền khai thác các đối tượng sở hữu trí tuệ khác

• Chuyển nhượng thương hiệu

– Chuyển nhượng từng thương hiệu riêng của doanh nghiệp

– Chuyển nhượng đồng thời nhiều thương hiệu

Xét theo tiêu chí lãnh thổ:


- Nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào nội địa: Đây là hình thức mà thương
hiệu có khởi nguồn từ nước ngoài đầu tư vào nội địa theo hình thức Franchise
- Nhượng quyền thương hiệu từ trong nước ra nước ngoài: Là hình thức mà các
thương hiệu nội địa đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền

- Nhượng quyền trong nước

Xét theo tiêu chí hoạt động kinh doanh:


- Nhượng quyền thương hiệu phân phối sản phẩm: Đây là hình thức mà người nhượng
quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ
của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định, sử dụng thương hiệu (brand),
biểu tượng, tên nhãn hiệu (trademark), logo, slogan (khẩu hiệu)…
- Nhượng quyền thương hiệu sử dụng công thức kinh doanh: không chỉ cho phép bên
nhận nhượng quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng
quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn
luyện nhân viên cho bên nhận nhượng quyền. Nhượng quyền theo tiêu chí phát triển
hoạt động:
- Nhượng quyền thương hiệu độc quyền

- Nhượng quyền thương hiệu vùng

- Nhượng quyền thương hiệu phát triển khu vực

- Nhượng quyền thương hiệu riêng lẻ

2.3.4. Phát triển thương hiệu trên môi trường số và các phương án khác

• Xu hướng phát triển của các phương thức kinh doanh trên môi trường mạng

internet

• Xu hướng phát triển thương hiệu điện tử:


– Là một xu hướng được coi là tất yếu để DN có nhanh chóng đưa được thương hiệu
của mình đến cộng đồng và phát triển hoạt động kinh doanh
– Khai thác tối đa kết quả phát triển của trí tuệ nhân tạo trong quá trình xây dựng
THĐT
– Kết nối chặt chẽ với quá trình xây dựng các thương hiệu truyền thống. Đảm bảo
tính bền vững và khả năng xác thực đối với các thương hiệu hiện nay

Chia tách và sáp nhập


● Chia doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được
chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi
các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ tài sản khác… của công ty bị chia.
● Tách doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách
bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành lập một
hoặc một số công ty mới cùng loại; chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của
công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công
ty bị tách.
● Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất
thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các
công ty bị hợp nhất. ( A + B = C) hoặc (B + A = C)
● Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây có thể
sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. (A + B = B) hoặc (A + B = A)

Mua bán doanh nghiệp


– Mua các doanh nghiệp
– Mua cổ phần trong các doanh nghiệp
– Bán doanh nghiệp
– Bán cổ phần trong các doanh nghiệp

Cho thuê tài chính liên quan đến thương hiệu:

- Là một dạng cho thuê tài sản có sự chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và các lợi

ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê.


- Xét dưới hình thức cấp vốn, đây là một hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên
cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận
chuyển, động sản khác...) giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính (tổ chức tín
dụng phi ngân hàng) với khách hàng thuê (thường là các doanh nghiệp, các bên đối
tác trong liên kết kinh tế).
CHƯƠNG 3. ĐỊNH GIÁ VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

3.1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU


3.1.1. Khái niệm định giá thương hiệu
Định giá thương hiệu là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy dựa trên hệ thống các
chỉ tiêu về lợi ích mà thương hiệu mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất
định
• Định giá thương hiệu là công việc ước tính
• Giá trị của thương hiệu được tính bằng tiền
• Giá trị thương hiệu được xác định tại một thời điểm cụ thể
• Việc định giá được tiến hành cho một mục tiêu nhất định nào đó
• Sử dụng dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo mục tiêu định giá

3.1.3. Nguyên tắc định giá thương hiệu


Nguyên tắc trung thực và khách quan
• Chuẩn mực và tuân thủ quy định của pháp luật
• Trung thực các nguồn dữ liệu và các hoạt động
• Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá

Nguyên tắc bao quát


• Bao quát tất cả các các đoạn thị trường khác nhau
• Bao quát tất cả các loại tài sản vô hình

Nguyên tắc tương đối


• Mọi phép đo lường chỉ mang tính tương đối
• Giá trị đo lường chỉ mang tính thời điểm và quy đổi
• Các phép đo khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau

Nguyên tắc giá trị


• Giá trị thương hiệu được phản ánh qua nguồn thu nhập kỳ vọng
• Giá trị thương hiệu là giá trị quy đổi bằng tiền, không đồng nhất với giá trị trao đổi
thực tế

3.2. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ


3.2.1. Quy trình chung định giá thương hiệu
1. Xác định mục đích định giá
2. Xác định phương pháp định giá
3. Tổ chức quá trình định giá
4. Kiểm định kết quả

3.2.2. Các phương pháp định giá tài sản thương hiệu

● Dựa vào chi phí xây dựng thương hiệu:

– Tổng chi phí hợp lý quá khứ cho xây dựng thương hiệu (Quảng cáo, PR, khuyến mại,
hệ thống phân phối…); Quy đổi về giá trị hiện tại.
– Ước tính số tiền cần đầu tư để xây dựng một thương hiệu mới đạt đến mức độ như
thương hiệu đang hiện hữu; Chiết khấu về hiện tại.

● Dựa vào giá trị khác biệt do thương hiệu tạo ra:
– Tính sự “khác biệt” về giá của sản phẩm có và không có thương hiệu; Tính ra

các dòng tiền “khác biệt” này và chiết khấu về hiện tại.

– Tính sự “khác biệt” về doanh số của sản phẩm có và không có thương hiệu;

Tính ra các dòng tiền “khác biệt”này và chiết khấu về hiện tại.

– Tổng hợp cả 2 phương án trên

● Dựa vào giá trị kinh tế do thương hiệu mang lại: Kết hợp cả yếu tố marketing
(Phân tích ảnh hưởng của TH đối với nhu cầu và tính bền vững của sự ảnh
hưởng này) và yếu tố tài chính (Tính toán chi tiết các giá trị tài chính) của
thương hiệu; Chiết khấu dòng tiền về hiện tại.
● Dựa vào giá trị vốn hóa trên thị trường: Giả định thị trường đánh giá đúng giá
trị của công ty. Giá trị vốn hóa = (Giá thị trường của CP) * (Số CP phát hành);
Tính giá trị sổ sách của toàn bộ tài sản. Giá trị thương hiệu = Giá trị vốn hoá -
Giá trị sổ sách đã điều chỉnh.
● Dựa vào giá trị phỏng đoán (Options): Giá trị được xác định dựa vào kỳ vọng
đạt được trong tương lai (bán được giá cao hơn, bán được nhiều sản phẩm
hơn hơn, tham gia vào hệ thống phân phối mới, xâm nhập thị trường mới…).

Các cách tiếp cận cơ bản trong hoạt động định giá tài sản
1. Cách tiếp cận CHI PHÍ
2. Cách tiếp cận THU NHẬP

3. Cách tiếp cận THỊ TRƯỜNG

3.3. THỰC HÀNH ĐỊNH GIÁ THEO MÔ HÌNH INTERBRAND


3.3.1. Giới thiệu PP của Interbrand và xác định các yếu tố liên quan
• Phương pháp của Interbrand vừa tiếp cận từ góc độ tài chính (sự dịch chuyển và dự
báo dòng tiền trong tương lai) và cả từ góc độ marketing (sức mạnh thương hiệu để
xác định khả năng cạnh tranh thu nhập tăng thêm từ thương hiệu).
• Xây dựng kế hoạch định giá:
– Thời gian và thời điểm tiến hành định giá;
– Nhân sự tham gia định giá và các bên tư vấn;
– Phân bổ nội dung triển khai và nhân sự tham gia;
– Dự kiến kinh phí thực hiện việc định giá;
• Điều kiện và các yếu tố liên quan:
– Doanh nghiệp thuộc loại công bố rộng rãi thông tin kinh doanh

– Yếu tố quốc tế của thương hiệu (phải là thương hiệu có thu nhập ít nhất từ 1/3

từ thị trường quốc tế);

– Sự tăng trưởng của thu nhập từ thương hiệu phải dương (+);
– Phải là các thương hiệu được biết đến rộng rãi (bỏ qua TH B2B)

3.4. THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU


3.4.1. Khái niệm thẩm định giá trị
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị
bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị
trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo
tiêu chuẩn thẩm định giá.

3.4.2. Động cơ thẩm định giá trị thương hiệu


• Thực hiện thẩm định giá tài sản vô hình để phục vụ cho các mục đích

– Mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp

– Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp


– Góp vốn, phân chia lợi nhuận,
– Tranh chấp và tố tụng phá sản và
– Các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

3.4.3. Nội dung và quy trình thẩm định giá trị thương hiệu
• Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị
trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
• Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

• Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

• Bước 4. Phân tích thông tin.

• Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
• Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho
khách hàng, các bên liên quan.
CHƯƠNG 4. CHUYỂN NHƯỢNG THƯƠNG HIỆU

4.1. KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN GIAO VÀ CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN VÔ HÌNH

4.1.1. Khái niệm về chuyển giao và chuyển nhượng

Chuyển giao các tài sản vô hình là hoạt động chuyển quyền sử dụng, quyền khai thác
các tài sản vô hình theo quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận giữa các bên.
Chuyển nhượng các tài sản vô hình là hoạt động chuyển quyền sở hữu các tài sản vô
hình theo quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận giữa các bên

4.1.2. Đặc điểm chuyển giao và chuyển nhượng


• Liên quan đến quyền tài sản, quyền sử dụng và khai thác
• Các bên nhận chuyển giao – chuyển nhượng (có thể là 1 bên, nhiều bên, 1 cấp độ,
nhiều cấp độ)
• Nội dung của hoạt động chuyển giao – chuyển nhượng (có thể chuyển nhượng -
chuyển giao một phần hoặc toàn bộ)
• Ràng buộc về mặt pháp lý trong chuyển giao – chuyển nhượng (khi thực hiện hoạt
động chuyển giao – chuyển nhượng phải có hợp đồng văn bản và phải có xác nhận
của bên thứ 3 là cơ quan nhà nước)
• Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

4.1.3. Lợi ích và rủi ro của chuyển giao và chuyển nhượng tài sản vô hình

trong doanh nghiệp

4.2. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO, CHUYỂN NHƯỢNG TH


4.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao và chuyển nhượng tài sản vô
hình
• Nghị định 35 “Quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương
mại”
• Luật chuyển giao công nghệ 2006
• Luật SHTT

4.2.2. Điều kiện trong chuyển giao và chuyển nhượng thương hiệu
• Điều kiện chung trong chuyển giao – chuyển nhượng
- Căn cứ vào uy tín của thương hiệu

- Tính pháp lý của thương hiệu

- Năng lực pháp lý của bên nhận chuyển giao – chuyển nhượng
- Khả năng kinh doanh, thị trường kinh doanh của bên nhận chuyển giao – chuyển
nhượng

4.2.3. Các phương thức chuyển giao, chuyển nhượng thương hiệu

• Các phương thức CGCN: (Điều 18, Luật CGCN)


- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn
quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất
với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy
định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.


• Hình thức chuyển giao công nghệ (Điều 12, Luật CGCN)
Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
3. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

4.3. QUY TRÌNH CHUYỂN GIAO, CHUYỂN NHƯỢNG TH


CHƯƠNG 5. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

5.1. KHÁI QUÁT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

5.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại

• Một số quan điểm tiếp cận về nhượng quyền thương mại:


- Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise
Association): Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên
giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên
tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh
(know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa,
phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên
nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn
lực của mình
- Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): một tập hợp những
quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí
quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới
người sử dụng cuối cùng
- Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của nhượng quyền
thương mại là: Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền)
phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay
không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử
dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với
dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc
quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu
dịch vụ.
- Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: Nhượng
quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu
nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người
sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các
phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành
chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh
tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương
hiệu đó

- Chủ thể: chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng

quyền và bên nhận quyền.

- Đối tượng: đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại
- Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và bên nhận quyền
cùng tiến hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền thương mại.

5.1.2. Lợi ích và hạn chế của nhượng quyền thương mại

• Lợi ích đối với người nhượng quyền (Franchisor)

- Lan tỏa thương hiệu nhanh chóng, củng cố hình ảnh thương hiệu trên thị

trường

- Mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh ở những thị trường khác nhau

- Giảm thiểu chi phí khi đầu tư vào khu vực thị trường mới
- Hạn chế rủi ro trong việc đầu tư mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu

• Lợi ích đối với người nhận quyền (Franchisee)


- Không phải chi phí quá nhiều khi tham gia vào thị trường: không đầu tư nhiều về tài
chính, nhân sự, các kỹ năng.

- Cơ hội gia nhập thị trường một cách nhanh chóng

- Hạn chế rủi ro trong đầu tư gia nhập thị trường


- Có cơ hội tiếp cận với cách thức quản lý, bí quyết công nghệ hiện đại, khoa học
quản lý hiện đại, xác lập mô hình kinh doanh hiện đại.
- Nhanh chóng có được một đội ngũ nhân viên có năng lực được đào tạo vô tình hay
cố ý

Hạn chế đối với nhượng quyền (Franchisor)


- Uy tín thương hiệu có thể bị suy giảm nếu như không kiểm soát hoạt động nhượng
quyền, hoặc nhượng quyền một cách ồ ạt

- Khi nhượng quyền, nguy cơ bị lộ các bí mật kinh doanh, buộc chia sẻ bí mật kinh

doanh, chia sẻ công nghệ với các bên khác

- Trong tương lai người nhận nhượng quyền có thể trở thành đối thủ cạnh tranh
- Dẫn đến tranh chấp thương mại nếu quản lý không tốt, đặc biệt đối với nhượng
quyền thứ cấp

Hạn chế đối với người nhận quyền (Franchisee)


- Bị phụ thuộc bên nhượng quyền, sẽ bị hạn chế về khả năng chủ động và sáng tạo
trong kinh doanh

- Hạn chế trong việc phát triển thương hiệu của riêng mình

- Trong không ít trường hợp bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí khá lớn

cho bên nhượng quyền

- Không dễ dàng và chủ động trong việc phát triển hệ thống

5.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại

• Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa hai bên tham gia nhượng quyền
- Nhượng quyền đơn nhất (Nhượng quyền trực tiếp): hình thức nhượng quyền này
được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động trong phạm
vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền.

- Nhượng quyền mở rộng: thực chất của hình thức này là bên nhượng quyền trao
cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh
doanh theo đúng thỏa thuận trong phạm vi lãnh thổ nhất định và không được nhượng
quyền cho bên thứ ba.

- Nhượng quyền khởi phát: nhượng quyền mang tính quốc tế, nghĩa là bên nhượng
quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau, bên nhượng quyền trao cho
bên nhận quyền, tiến hành kinh doanh theo hệ thống các phương thức, bí quyết kinh
doanh của bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền được phép nhượng quyền
cho các bên thứ ba

• Căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh


- Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise): là hình thức
nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền
nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo của mình, dịch vụ quảng cáo trên phạm vi quốc gia.
Bên nhượng quyền không cung cấp cho bên nhận quyền cách thức điều hành kinh
doanh.
- Nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise): là hình thức
nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền có thể cung cấp cho bên
nhận quyền rất nhiều dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo, cũng như
phương thức kinh doanh.

• Căn cứ vào cách thức tiến hành nhượng quyền:


- Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở (single-unit franchise): là cách thức
nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền trực
tiếp cho từng đối tác riêng lẻ để mở một cơ sở kinh doanh.
- Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multi-unit franchise): là cách thức nhượng
quyền thương mại thông qua đó thiết lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền thương mại.

• Căn cứ vào tiêu chí lãnh thổ:


- Nhượng quyền thương mại trong nước là quan hệ nhượng quyền thương mại trong
phạm vi một quốc gia, do pháp luật quốc gia điều chỉnh.
- Nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là quan hệ nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngoài, do pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế điều chỉnh. Bên nhận hoặc bên nhượng có yếu tố nước ngoài.

5.2. ĐIỀU KIỆN NHƯỢNG QUYỀN VÀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN


5.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh nhượng quyền
• Hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật
sau:
- Luật Thương mại năm 2005.
- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định
chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Thông tư số 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ
tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao
quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự
điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.

5.2.2. Các điều kiện của doanh nghiệp để thực hiện nhượng quyền
• Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
– Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01
năm.
– Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền
nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền
thương mại.
– Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo
quy định tại Điều 18 của Nghị định Số 35/2006/NĐ-CP. – Hàng hoá, dịch vụ kinh
doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của
Nghị định Số 35/2006/NĐ-CP.

Điều kiện đối với Bên nhận quyền


– Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành
nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

• Điều kiện đối với hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương
mại
– Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá,
dịch vụ không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
– Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh
doanh, danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được
kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có
giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.

5.2.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại


• Khái hiệm:
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng được các thương nhân
ký kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, mà cụ thể ở đây chính là thực
hiện hoạt động nhượng quyền thương mại (Điều 284 Luật Thương mại năm 2005)

• Hình thức:
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

• Nội dung:

– Nội dung của quyền thương mại.

– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.


– Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
– Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp

5.2.4. Tài sản thương hiệu trong các hợp đồng nhượng quyền
• Logo
• Màu sắc
• Biểu tượng

• Dấu hiệu
• Sản phẩm
• Dịch vụ
• Giá
• Khuyến mãi
• Quảng cáo

5.3. QUY TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

5.3.1. Nghiên cứu cơ hội và lập kế hoạch nhượng quyền

•Bước 1: Cần xem xét kỹ các vấn đề:


– Điều kiện
– Động cơ thúc đẩy
– Lựa chọn nguồn vốn cho việc phát triển
– Trách nhiệm pháp lý
– Yếu tố làm mất tính công bằng

– Xâm nhập thị trường

– Nâng cao thương hiệu

– Sức mua
– Quản lý khu vực
– Nguồn vốn

– Chi phí phát triển chương trình, chi phí duy trì, quản lý

– Sự độc lập của bên nhận quyền


– Những yêu cầu về pháp lý

• Bước 2: Xem xét kỹ các vấn đề của công ty


– Ngành nghề kinh doanh
– Hệ thống điều hành hiện tại
– Khả năng tiếp thị trong việc đưa ra đề nghị nhượng quyền
– Chiến lược liên quan đến địa lý
– Khả năng bảo vệ thương hiệu và tên thương mại
– Yêu cầu về mặt tổ chức cho việc nhượng quyền

– Nghĩa vụ của bên nhận quyền và nhượng quyền


– Những yêu cầu về huấn luyện để chuyển giao những hiểu biết, kinh nghiệm cho bên
nhận quyền – Vai trò và quy mô của các bộ phận
– Những lựa chọn thay thế

– Nguồn thu nhập của nhà nhượng quyền

– Chi phí phát triển nhượng quyền (bên nhận quyền và bên nhượng quyền)

– Kế hoạch tài chính và phân tích tài chính ( bên nhận quyền và bên nhượng

quyền)

– Nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn

Bước 3: Kế hoạch chiến lược nhượng quyền gồm: – Hệ thống kế toán, điều hành, báo
cáo
– Quảng cáo, xúc tiến
– Những yêu cầu về vốn
– Truyền thông
– Đối tượng nhận quyền tiềm năng

– Các chiến lược thay thế

– Phát triển những nhân tố thuộc cấu trúc nội bộ


– Thảo luận về các giải pháp và những trở ngại
– Các dịch vụ theo từng phạm vi

• Bước 3: Kế hoạch chiến lược nhượng quyền gồm:

– Kế hoạch tài chính và các phân tích tài chính


– Điều hành của bên nhận quyền
– Tuyển mộ bên nhận quyền và vấn đề liên quan
– Huấn luyện bên nhận quyền, và việc tuyển nhân viên của bên nhận quyền.

– Tổ chức và huấn luyện của bên nhượng quyền

– Xây dựng thương hiệu toàn cầu

– Bảo hiểm
– Trở ngại đầu tư
– Hợp đồng và tài liệu pháp lý
– Địa điểm nhượng quyền (lựa chọn, cách thức đạt được, quản lý)
– Cấu trúc khu vực

– Nghiên cứu thị trường

– Chiến lược thị trường

– Quản lý hệ thống thông tin và các điểm trong hệ thống bán hàng
– Phần mềm quản lý

– Các dịch vụ cung cấp thường xuyên

– Chính sách thông tin

5.3.2. Tổ chức thực hiện nhượng quyền thương mại

• Trình tự thực hiện:

– Tổ chức/cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận "Một cửa" sở Công Thương.

– Bộ phận “Một cửa” chuyển hồ sơ đến phòng quản lý thương mại.


– Phòng quản lý thương mại xử lý hồ sơ. Làm mẫu giấy đăng ký trình ban giám đốc
phê duyệt.
– Bộ phận "Một cửa" nhận kết quả, chuyển trả cho tổ chức/cá nhân đúng thời hạn và
hướng dẫn nộp phí, lệ phí theo quy định.

5.3.3. Giám sát, đánh giá hợp đồng nhượng quyền thương mại
• Phải kiểm soát sự tuân thủ các quy định của mô hình nhượng quyền thương mại

- Kiểm soát về chất lượng

- Kiểm soát về hàng hoá, dịch vụ

- Kiểm soát về phương thức phục vụ

- Kiểm soát về cách thức bài trí cơ sở kinh doanh


CHƯƠNG 6. QUẢN TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU TRONG MUA BÁN, CHIA

TÁCH VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

6.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, CHIA TÁCH VÀ SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP
6.2. QUẢN TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, CHIA TÁCH
VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

You might also like