Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Mục lục

I. Đặt vấn đề:....................................................................................................................2


II. Mục đích của chuyên đề báo cáo:.................................................................................2
III. Nội dung của báo cáo:...............................................................................................3
3.1. Tổng quan về “chính phủ điện tử”.........................................................................3
3.1.1. Sự ra đời của chính phủ điện tử.......................................................................3
3.1.2. Khái niệm “ Chính phủ điện tử”......................................................................3
3.1.3. Mục tiêu của chính phủ điện tử.......................................................................3
3.2. Những nội dung chính về: “ chính phủ điện tử”....................................................4
3.2.1. Các nhóm vấn đề về chính phủ điện tử...........................................................4
3.2.2. Các yếu tố để triển khai thành công chính phủ điện tử...................................5
3.3. Thực trạng ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực thông tin y tế công cộng..7
3.3.1. Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế......................................................8
3.3.2. Phần mềm xử lý và tổng hợp báo cáo thống kê...............................................9
3.3.3. Phần mềm Quản trị dữ liệu HealthInfo:........................................................10
3.3.4. Phần mềm quản lý và xử lý số liệu của khối bệnh viện................................11
3.3.5. Phần mềm BHYT..........................................................................................11
3.3.6. Phần mềm TNTT...........................................................................................12
3.3.7. Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm.........................................................12
3.4. Thuận lợi và khó khăn của chính phủ điện tử trong lĩnh vực y tế công cộng......13
3.4.1. Thuận lợi.......................................................................................................13
3.4.2. Khó khăn.......................................................................................................13
IV. KẾT LUẬN..............................................................Error! Bookmark not defined.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:.........................................................................................16

1
I. Đặt vấn đề:
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của nhà nước ngày càng trở nên
quan trọng. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định các chính sách về
kinh tế, văn hóa xã hội nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và đưa
nền kinh tế phát triển sánh ngang với các cường quốc kinh tế trên thế giới. Nhưng làm
như thế nào để các chủ trương chính sách đó đến được với nhân dân mới là vấn đề nhà
nước cần suy tính. Các nước phát triển trên thế giới đã tìm ra lời giải cho bài toán, đó là
phát triển chính phủ điện tử. Hầu hết các nước đều nhận thức được rằng chính phủ điện
tử mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Trong tương lai, nước nào có nền chính phủ điện
tử phát triển nước đó sẽ có lợi thế hơn các nước khác. Không một nước nào muốn bị tụt
sâu hơn so với các nước khác, do đó phát triển chính phủ điện tử đã trở thành xu thế
chung của các quốc gia trên toàn thế giới. Thế nhưng điều kì lạ đi ngược lại với xu thế
của thế giới đó là ở trong lĩnh vực y tế công công khái niệm chính phủ điện tử là hoàn
toàn mới mẻ và hết sức lạ lẫm. Những tác động và ảnh hưởng của chính phủ điện tử đến
lĩnh vực y tế công cộng là gì nhiều người còn chưa được nắm rõ, chứ chưa nói đến việc
phải thực hiện nó như thế nào và nó đem lại lợi ích gì cho lĩnh vực y tế công cộng. Vì thế
cho nên việc đem khái niệm chính phủ điện tử đến với các cá nhân làm việc trong lĩnh
vực y tế công cộng là một việc làm cấp thiết không chỉ của riêng ai. Biết được tầm quan
trọng này tôi đã lựa chọn đề tài “Chính phủ điện tử và thông tin y tế công cộng” để thực
hiện bài tiểu luận nhằm đưa đến cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về chính phủ điện
tử, từ đó đưa ra các hướng giải pháp để chính phủ điện tử đến gần với linh vực y tế công
công nhiều hơn nữa.
II. Mục đích của chuyên đề báo cáo:
1. Giới thiệu về khái niệm chính phủ điện tử những nội dung chính của chính phủ điện tử
2. Thực trạng của việc ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực thông tin y tế công
cộng.
3. Thuận lợi và khó khăn của việc ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực thông tin y
tế công công

2
III. Nội dung của báo cáo:
3.1. Tổng quan về “chính phủ điện tử”.
3.1.1. Sự ra đời của chính phủ điện tử.
Như ta đã biết công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống, kinh tế, văn
hóa xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin đang là cơ sở hạ tầng cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân, từ cơ
sở này cùng với sự điều hành nhà nước, vì thế chính phủ điện tử đã ra đời. Chính phủ
điện tử là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động của nhà nước được thay đổi theo
một khái niệm hoàn toàn mới, chính phủ đó gần và thuận lợi với công dân hơn, bằng các
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mọi quan hệ giữa chính phủ và công dân đảm
bảo tính minh bạch, công khai, thuận tiện, bảo đảm sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau
giữa công dân với chính phủ, một chính phủ của dân, vì dân và vì sự phồn thịnh của đất
nước trong một môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
3.1.2. Khái niệm “ Chính phủ điện tử”.
Chính phủ điện tử (e-government) là tên gọi của một chính phủ mà mọi hoạt động
của nhà nước được “điện tử hóa”, “mạng hóa”. Tuy nhiên, chính phủ điện tử không đơn
thuần là máy tính, mạng Internet; mà là sự đổi mới toàn diện các quan hệ (đặc biệt là
quan hệ giữa chính quyền và công dân), các nguồn lực, các quy trình, phương thức hoạt
động và bản thân nội dung các hoạt động của chính quyền trung ương và địa phương, và
ngay cả các quan niệm về các hoạt động đó.
Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để các cơ
quan của chính quyền từ trung ương đến địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu
quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp
và các tổ chức, và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham
gia quản lý Nhà nước.
3.1.3. Mục tiêu của chính phủ điện tử.
Dù định nghiã theo cách nào thì mục tiêu và lợi ích của chính phủ điện tử cũng là:
tăng cường năng lực điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân

3
chúng, tăng cường sự minh bạch, giảm tham nhũng, giảm chi phí chính phủ và tăng thu
nhập quốc dân.
Các tiêu chí khi nói đến chính phủ điện tử là:
- Định hướng công dân và dễ sử dụng.
- Có tinh thần trách nhiệm, một cửa và định hướng kết quả.
- Nhiều khả năng truy nhập: người dân có thể truy nhập vào mạng dịch vụ chính phủ
bằng nhiều cách.
- Tính cộng tác: chính phủ điện tử phải được thiết kế, xây dựng và triển khai trên cơ sở
hợp tác giữa chính phủ và cá nhân công nhân.
- Tính đổi mới: không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ mới, là website hay chuyển
giao dịch vụ trên mạng, mà còn tính đến việc cải tiến quy trình công tác và tổ chức bộ
máy
- Chi phí hợp lý: giảm được chi phí cho bộ máy chính phủ.
- An toàn và tôn trọng riêng tư.
3.2. Những nội dung chính về: “ chính phủ điện tử”.
3.2.1. Các nhóm vấn đề về chính phủ điện tử
a. Các dịch vụ chính phủ trực tuyến.
Trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của
mình, thì nay nhờ vào công nghệ thông tin và viễn thông, các trung tâm dịch vụ trực
tuyến được thiết lập hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan chính phủ hoặc gần với dân. Qua
các cổng thông tin cho công dân người dân nhận được thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật,
được phục vụ (giải quyết) các việc trong đời sống hàng ngày như: công chứng, đăng ký
lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sang tên trước bạ... mà không phải trầu chực tại trụ
sở các cơ quan như trước đây.
b. Vấn đề tác nghiệp chính phủ trực tuyến.
Là việc số hóa hay điện tử hóa bản thân các hoạt động trong chính phủ, giữa các cơ quan
chính phủ khác cấp hoặc cùng cấp. Ở đây người ta nói đến cơ cấu tổ chức, trình độ quản
lý của bộ máy cũng như nhân viên chính phủ, việc quản lý lưu trữ công văn tài liệu trên

4
nền công nghệ web, các biểu báo thống kê điện tử, sử dụng mạng máy tính và Internet để
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và các tác nghiệp của bản thân bộ máy chính phủ.
c. Dân chủ số và sự giúp đỡ của chính phủ điện tử.
Dân chủ số dựa trên năm phân loại chung là:
- Việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do.
- Các quyền tự do của công dân.
- Sự hoạt động của chính quyền.
- Việc tham gia chính trị.
- Văn hóa chính trị.
Thể hiện một cách rõ ràng nhất vai trò của chính phủ điện tử chính là việc bầu cử
dưới hình thức bầu cử điện tử. Mọi người dân đều có thể tự tay bỏ những lá phiếu của
mình cho dù họ đang ở đâu, làm gì. Hơn nữa, nó còn đảm bảo được quyền riêng tư và
tính cá nhân trong lá phiếu của mình. Đảm bảo an ninh do không mất quá trình vận
chuyển hòm phiếu từ nhiều địa điểm khác nhau mà nó đã lưu trữ ngay lập tức vào hệ
thống cơ sở dữ liệu. Thông qua hệ thống Internet và các thiết bị thông minh, chính phủ có
thể dễ dàng kết nối quá trình trước, trong và sau bầu cử nhanh, gọn, nhẹ, thu hút được
đông đảo cử tri và không phân biệt đối tượng, vị trí địa lý. Với chính phủ điện tử, dân chủ
sẽ được thực hiện theo một cách đúng nghĩa nhất để thực hiện quyền dân chủ, đáp ứng
một chính phủ thực sự là chính phủ của dân, vì dân.
3.2.2. Các yếu tố để triển khai thành công chính phủ điện tử.
a. Cải cách hành chính.
Chính phủ điện tử không có nghĩa là đưa công nghệ thông tin vào viễn thông vào để
tự động hóa quy trình công tác đã có sẵn nhất là những quy định không có hiệu quả. Các
yêu cầu khi cải cách hành chính:
+ Định hướng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Tính toán kỹ lưỡng quy trình công tác và vận hành thử theo cách truyền thống trước khi
đưa nó thành trực tuyến
+ Đáp ứng yêu cầu thực tế của từng địa phương, tận dụng ý tưởng của người dùng hệ
thống này.

5
+ Định hướng phục vụ người dân.
b. Vai trò của người lãnh đạo.
Lãnh đạo vững chắc về mặt chính trị là một yếu tố quan trọng trong thành công của
chính phủ điện tử vì nó đảm bảo những cam kết lâu dài về các nguồn tài chính, nhân sự
và chuyên gia kỹ thuật trong việc thiết kế, phát triển và triển khai các dự án chính phủ
điện tử. Lãnh đạo vững chắc cũng có nghĩa là duy trì hỗ trợ cho các dự án ở tất cả các cấp
của chính phủ bao gồm cả cộng đồng dân cư và đáp ứng các nhu cầu cũng như mong đợi
của họ. Nó hoạt động như một chất xúc tác cho sự phối hợp liên chính quyền, sẵn sàng
chia sẻ quyền lực và tín dụng, tổ chức và phối hợp thời gian họp và luôn nhấn mạnh tính
khẩn chương, cấp bách trong việc hoàn tất các dự án chính phủ điện tử.
Dự án chỉ thành công khi người lãnh đạo cao nhất của tổ chức thực sự muốn và đủ
mạnh.
Người lãnh đạo cao nhất kể cả tầm chính phủ trung ương ( tổng thống hay thủ tướng)
cần phải ủng hộ và làm cho lãnh đạo các cấp phải ủng hộ chương trình chính phủ điện tử.
Phải có một tổ chức và chỉ thị một chuyên viên cao cấp làm đầu mối để triển khai chính
phủ điện tử.
c. Chiến lược đầu tư.
Chính phủ phải có lựa chọn các chương trình ưu tiên. Chính phủ các nước đang phát triển
càng cần phải rất cẩn thận khi xét duyệt các dự án để có thể tối ưu việc đầu tư và việc sử
dụng các nguồn lực. Các vấn đề cần lưu ý tới là:
- Xác định rõ mục tiêu của dự án.
- Rà xoát lại khả năng từ vốn đến nguồn lực.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và phải luôn lưu tâm tới cân bằng thu chi và thời
hạn hoàn thành.
- Cử cá nhân hay tổ chức giám sát việc thực hiện kế hoạch và ngân sách.
- Phải tính toán sử dụng đa công nghệ vì nhiều nơi dùng Internet không thích hợp nhưng
đài và ti vi thì lại rất thuận lợi.
- Nên lấy ý kiến đóng góp của nhân dân địa phương để lực chọn công nghệ cho thích
hợp.

6
d. Cộng tác.
Cơ quan chính phủ phải hợp tác với nhau và có quan hệ tốt với tư nhân và các tổ
chức phi chính phủ để có thể đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính và thực thi chính
phủ điện tử. Các chuyên gia trong giới tư nhân hiểu biết rất rõ về thương mai điện tử, về
công nghệ thông tin và truyền thông và xúc tiến thị trường, ngược lại giới tư nhân cũng
có nhiều thuận lợi qua sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước nếu hai bên có quan hệ tốt.
Một số cách làm trong lĩnh vực này là:
- Ngay từ giai đoạn lập kế hoạch đã xây dựng quy trình tư vấn để có thể nghe ý kiến của
người dân, của giới doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
- Tiếp thu ý kiến của giới tư nhân vào quá trình thiết kế hệ thống.
- Động viên các tư nhân tham gia vào cải cách.
- Khuyến khích sự phối hợp của các bộ phận ngành.
- Để tăng lòng tin của các cộng đồng địa phương nên huy động lãnh đạo địa phương tham
gia dự án và dạy công nghệ thông tin cho họ để họ có thể thuyết phục được thành viên
của các cộng đồng.
- Tạo ra cơ quan xúc tiến triển khai chính phủ điện tử tại địa phương với sự tham gia của
lãnh đạo địa phương.
e. Sự tham gia của nhân dân.
Sự tham gia của người dân là yếu tố quan trọng để chính phủ điện tử thành công. Các lĩnh
vực người dân có thể tham gia tư vấn như:
- Tư vấn thiết kế hệ thống.
- Thiết kế các ứng dụng cụ thể định hướng phục vụ công dân.
- Có ý kiến về các vấn đề liên quan tới pháp luật quy định trong quy trình cải cách luật.
- Cảnh báo các vấn đề liên quan tới văn hóa và truyền thống mỗi địa phương.
- Kiến nghị các hình thức tham gia phù hợp.
3.3. Thực trạng ứng dụng chính phủ điện tử trong lĩnh vực thông tin y tế công cộng
Mặc dù cơ sở hạ tầng về CPĐT của trong ngành y tế được quan tâm song việc xử lý
thông tin vẫn còn lạc hậu. Hầu hết các trạm y tế xã/phường xử lý số liệu bằng tay, máy
tính năng lượng mặt trời. Số ít trạm có máy tính thì xử lý bằng phần mềm excel. Trong

7
mấy năm gần đây, ngành Y tế đã triển khai khám chữa bệnh cho bệnh nhân có BHYT
xuống tận tuyến xã. Hàng tháng, trạm Y tế xã, phải tính toán chi phí khám chữa bệnh cho
bệnh nhân theo từng loại dịch vụ như: thuốc; công khám, vật tư tiêu hao … nên việc xử
lý số liệu theo phương pháp thủ công như hiện nay khá vất vả, tốn nhiều thời gian dành
cho công tác chuyên môn của cán bộ trạm và chất lượng số liệu bị hạn chế.
Các cơ sở y tế từ tuyến quận/huyện trở lên xử lý số liệu bằng phần mềm excel. Một
số đơn vị sử dụng một số phần mềm chuyên ngành để xử lý số liệu như: phần mềm kế
toán; phần mềm thống kê bệnh viện (Medisoft) xử lý tình hình bệnh tật và tử vong của
các bệnh nhân ra viện; phần mềm xử lý báo cáo thống kê tổng hợp tuyến huyện và tỉnh;
phần mềm BHYT. Chỉ có ít bệnh viện được đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc các dự án
triển khai phần mềm quản lý bệnh viện, nhưng cũng chỉ quản lý được một số hoạt động
của bệnh viện như quản lý bệnh nhân, viện phí, BHYT. Hầu hết các phần mềm quản lý
bệnh viện vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều lỗi, chưa quản lý được tất cả các hoạt động
của bệnh viện nên vẫn phải sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu và tổng hợp báo cáo
là chính. Trước thực trạng, phòng Thống kê tin học, vụ Kế hoạch tài chính, Cục quản lý
KCB, các vụ cục khác và các chương trình y tế quốc gia đang nghiên cứu xây dựng phần
mềm phục vụ quản lý, xử lý số liệu cho các cơ sở y tế các tuyến, cụ thể:
3.3.1. Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế
Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế xã do Phòng thống kê xây dựng dưới sự
hỗ trợ của Gavi. Phần mềm này chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows XP SP2, và
không giao tiếp với hệ thống khác. Phần mềm ứng dụng thiết kế đơn giản dễ sử dụng phù
hợp với trình độ cán bộ y tế tuyến Xã.
Phần mềm quản lý thông tin của trạm y tế, chạy độc lập trên máy tính cá nhân, tại
các cơ sở y tế tuyến xã. Bao gồm hai bộ phận chính: quản lý các thông tin tiêm chủng mở
rộng và quản lý các thông tin thống kê y tế tuyến xã.
+ Quản lý tiêm chủng: Những trẻ trong diện tiêm chủng đều được cập nhật vào
phần mềm thay cho việc ghi chép vào sổ như trước đây, nên việc tìm kiếm trẻ trong mỗi
lần cung cấp dịch vụ tiêm/uống rất nhanh, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin. Phần
mềm có thể kết xuất số trẻ cần tiêm/ uống trong tháng tới phục vụ tuyên truyền vận động

8
trẻ tiêm phòng đầy đủ, xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ tiêm chủng, dự trù vắcxin,
đánh giá kết quả hoạt động của chương trình trong việc phòng chống các bệnh nguy hiểm
của trẻ. Phần mềm tiêm chủng có thể in ra được các báo cáo theo yêu cầu của chương
trình tiêm chủng và Hệ thống thông tin Y tế.
+ Quản lý các hoạt động khác của trạm, như: khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
BMTE/KHHGĐ…Phần mềm quản lý trạm y tế, trong tương lai có thể chuyển số liệu lên
tuyến huyện bằng file hoặc tích hợp trực tuyến với hệ thống cơ sở dữ liệu qua mạng
Internet. Thông tin từ phần mềm, không những để làm báo cáo thống kê y tế xã định kỳ
theo qui định còn lưu trữ dữ liệu qua các năm. Tuy nhiên chương trình Phần mềm Quản
lý thông tin tại Trạm y tế chưa xây dựng kết xuất dữ liệu đầu ra theo định dạng các file
dữ liệu khác nhau nên người sử dụng chưa khai thác số liệu nhiều chiều từ bộ CSDL từ
chương trinh. Việc sử dụng phần mềm này chưa được triển khai rộng rãi mà chỉ thực hiện
ở các trạm y tế xã có Dự án Gavi tài trợ, do số trạm có máy vi tính hiện nay rất ít (chỉ
khoảng 20% trạm y tế có máy tính).
3.3.2. Phần mềm xử lý và tổng hợp báo cáo thống kê
Theo kết quả điều tra đến nay đã có 14% Sở y tế và 12.5% trung tâm Y tế Quận
huyện báo cáo đang sử dụng phần mềm báo cáo thống kê. Phần mềm xử lý báo cáo thống
kê, do phòng thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế xây dựng. Phần mềm này
được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện và Sở y tế. Đối với Trung tâm Y tế Huyện, số liệu
báo cáo của các trạm y tế xã, các cơ sở y tế tuyến huyện được cập nhật vào phần mềm
này để xử lý số liệu báo cáo Sở Y tế theo biểu mẫu đã quy định của Bộ Y tế. Đối với Sở
y tế, phần mềm được sử dụng để xử lý số liệu của các trung tâm y tế huyện trong tỉnh và
các cơ sở y tế tuyến tỉnh gửi Bộ Y tế và các cơ quan của tỉnh. Phần mềm thực hiện trên
máy cá nhân cài đặt dễ dàng, chuyển giao ứng dụng đơn giản, là công cụ hữu ích cho cán
bộ thống kê các tuyến trong việc làm báo cáo tổng hợp số liệu thống kê y tế theo đinh kỳ.
Giúp cho cán bộ thống kê giảm được gánh nặng ghi chép và tổng hợp số liệu báo cáo
thống kê hàng tháng, quý và hàng năm. Ngoài ra chương trình còn có một số tiện ích giúp
cho cán bộ thống kê có thể khai thác nguồn dữ liệu đã được lưu qua các kỳ báo cáo. Phần
mềm Báo cáo Thống Kê Y Tế tuyến tỉnh và tuyến huyện được viết trên Access 2003,

9
chương trình nền này nằm trong bộ Microsoft Office cũng là chương trình thân thuộc với
người sử dụng các Phần mềm trong lĩnh vực quản lý. Về dung lượng của chương trình
ứng dụng này rất gọn nhẹ khoảng <10000 KB. Có thể nén file chương trình gửi bằng
đường truyền mạng Internet dễ dàng. Tuy nhiên phần mềm có một số nhược điểm: Phần
mềm Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê y tế được thiết kế thu thập và xử lý số liệu từ các
báo cáo quản lý nên phần mềm này chưa đáp ứng được nhu cầu thu thập thông tin từng
người bệnh đến các CSYT tại tuyến y tế. Phần mềm tổng hợp báo chưa được đưa vào sử
dụng một cách chính thống trong hệ thống quản lý mà mới dừng ở mức tự phát thay thế
phương pháp xử lý thủ công. Mặt khác năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y tế mới ban hành hệ
thống biểu mẫu mới nên phần mềm này đòi hỏi phải chỉnh sửa và nâng cấp.
3.3.3. Phần mềm Quản trị dữ liệu HealthInfo:
Phần mềm HealInfo được thiết kế và xây dựng trên nền phần mềm VietInfo 5.0, đây
là một phần mềm rất mạnh trong việc lưu trữ, phổ biến đặc biệt là trình bày số liệu thống
kê. Cơ sở dữ liệu rất thân thiện với người sử dụng, người dùng tin có thể khai thác số liệu
rất dễ dàng, độ linh hoạt cao, có thể thêm vào đó là các thông tin của từng chỉ tiêu để
người dùng tin sử dụng số liệu một cách hiệu quả và đúng nhất. Ngoài ra có thể trình bày
số liệu theo nhiều cách như bản đồ, biểu đồ, bảng. Các chỉ tiêu được quản lý theo các tiêu
chí khác nhau như: theo mục tiêu chỉ tiêu, nguồn số liệu… Đặc biệt có thể lưu trữ được
số liệu của nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ theo chuỗi thời gian. Bộ số liệu được xây
dựng với tên gọi Health Info sẽ cung cấp thông tin về toàn bộ số liệu được xuất bản hàng
năm và qua các năm của Niên giám thống kê Y tế. Kèm theo bộ số liệu còn có các thông
tin siêu dữ liệu liên quan như: khái niệm/định nghĩa, phương pháp tính, các lưu ý, khuyến
nghị khi sử dụng nguồn số liệu…cho từng chỉ tiêu. Về nhược điểm là phần mềm cung
cấp miễn phí, nhưng yêu cầu về cấu hình máy tính tương đối cao, phần mềm này tương
đối nặng do đó có những hạn chế nhất định đối với người dùng tin. Việc khai thác dữ liệu
qua mạng Internet cũng chưa thật sự dễ dàng vì dung lượng của bộ dữ liệu quá lớn, có
quá nhiều thông tin liên quan tích hợp trong bộ dữ liệu như: thông tin siêu dữ liệu cho
từng chỉ số, ngôn ngữ, bản đồ và các trang trí chỉnh sửa riêng cho bộ dữ liệu. Phần mềm

10
này mới triển khai thí điểm tại phòng Thống kê, vụ kế hoạch tài chính, chưa được triển
khai rộng rãi cho các vụ, cục, các chương trình y tế quốc gia và xuống các tỉnh/thành phố.
3.3.4. Phần mềm quản lý và xử lý số liệu của khối bệnh viện
Phần mềm Medisoft 2003 được Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Quyết định ban hành năm
2004, do vụ Điều trị nay là Cục quản lý KCB, Bộ Y tế xây dựng. Hiện nay có khoảng
20% bệnh viện huyện và 50% bệnh viện tỉnh trên cả nước sử dụng phần mềm này. Phần
mềm Medisoft thực chất là phần mềm thống kê dùng để cập nhật và tổng hợp số liệu
mắc/chết theo danh mục bệnh tật ICDX của những bệnh nhân phòng khám và những
bệnh nhân ra viện. Sử dụng phần mềm Medisoft đã giảm bớt công việc cập nhật, xử lý
cho cán bộ làm công tác thống kê và cung cấp được thông tin quan trọng phục vụ đánh
giá mô hình và xu hướng bệnh tật, tình hình KCB của bệnh viện. Song phần mềm này
không thể hỗ trợ nhiều cho quản lý và giám sát hoạt động bệnh viện, vì vậy một số bệnh
viện tỉnh, bệnh viện trung ương đã tự xây dựng phần mềm quản lý riêng. Phần mềm quản
lý bệnh viện khá phức tạp và tốn kém nên hầu hết phấn mềm quản lý hiện nay đang sử
dụng chưa hoàn chỉnh và chưa quản lý tất cả các hoạt động của bệnh viện. Do vậy, hiện
tượng sử dụng song song nhiều phần mềm trong một cơ sở KCB vẫn còn tồn tại. Để giảm
bớt sự chồng chéo về cập nhật và xử lý số liệu, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về tiêu
chí phần mềm bệnh viện, trong đó yêu cầu những phần mềm quản lý mà đơn vị tự xây
dựng phải kết nối được với phần mềm Medisoft xuất hoặc in được báo cáo và kết xuất dữ
liệu theo chuẩn báo cáo thống kê bệnh viện Medisoft 2003 (Chi tiết về sử dụng phần
mềm quản lý bệnh viện xem ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực điều trị).
3.3.5. Phần mềm BHYT
Phần mềm BHYT do BHXH xây dựng. Phần mềm BHYT được cài đạt tại bệnh
viện nơi có đăng ký khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT. Phần mềm này hỗ trợ quản
lý toàn bộ chi phí KCB cho từng bệnh nhân có thẻ BHYT. Kết xuất báo cáo theo yêu cầu
của BHXH và của Ngành Y tế. Sử dụng phần mềm BHYT sẽ cung cấp được nhiều thông
tin chi tiết phục vụ phân tích, đánh giá tình hình chi phí KCB theo từng đối tượng BHYT,
từng loại dịch vụ y tế trên cơ sở đó xây dựng mức thu BHYT và định mức chi phí KCB
được hợp lý.

11
3.3.6. Phần mềm TNTT
Phần mềm TNTT do Cục Y tế Dự phòng xây dựng để quản lý các trường hợp bị tai
nạn tại cộng đồng và những bệnh nhân vào điều trị tại cơ sở y tế.
3.3.7. Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm
Phần mềm do Cục Y tế Dự phòng xây dựng. Phần mềm giám sát là phần mềm xử lý
báo cáo các bệnh truyền nhiễm gây dịch cho trung tâm y tế Dự phòng Huyện, trung tâm y
tế Dự phòng Tỉnh và các viện Vệ sinh Dịch tễ khu vực. Phần mềm giám sát bệnh truyền
nhiễm mới được xây dựng và đang bắt đầu triển khai tập huấn cho tuyến tỉnh. Hy vọng
phần mềm này sau khi triển khai sẽ cung cấp đầy đủ, kip thời thông tin phục vụ giám sát
và báo cáo tuyến trên.
Ngoài ra còn một số chương trình y tế quốc gia như: Phòng chống HIV/AIDS,
phòng chống Lao, Phong, Sốt rét, Tâm thần… cũng đã xây dựng được phần mềm theo
dõi cung cấp thuốc cho từng người bệnh, phục vụ quản lý của các chương trình. Phần
mềm của các chương trình đã kết xuất được báo cáo theo yêu cầu của Hệ thống thông tin
Y tế.
Mặc dù một số phần mềm kể trên không hoàn toàn do Hệ thống thông tin quản lý
xây dựng, song việc sử dụng những phần mềm quản lý, xử lý số liệu của các chương
trình, các cơ sở y tế, các vụ, cục, các chương trình y tế đóng một vai trò quan trọng trong
Hệ thống thông tin Y tế, là nguồn số liệu đầu vào phong phú của hệ thống thông tin thống
kê y tế. Sử dụng phần mềm quản lý của các cơ sở y tế còn giảm bớt áp lực về xử lý và
tổng hợp số liệu, số liệu được cung cấp nhanh, chi tiết và chính xác phục vụ phân tích
đánh giá, hoạch định chính sách. Tuy nhiên, số đơn vị ứng dụng phần mềm còn rất khiêm
tốn phần do nhiều phần mềm vẫn còn nhiều lỗi, cần phải được hoàn thiện, phần do kinh
phí đầu tư triển khai phần mềm khá tốn kém như phần mềm quản lý bệnh viện. Chính vì
vậy hiện nay hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện và nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh, thậm chi
tuyến trung ương vẫn sử dụng phần mềm Excel để sử lý số liệu. Hầu hết các trạm y tế xã
xử lý số liệu bằng phương pháp thủ công.

12
3.4. Thuận lợi và khó khăn của chính phủ điện tử trong lĩnh vực y tế công cộng
3.4.1. Thuận lợi
Trong những năm qua, công tác ứng dụng CPĐT trong hệ thống bệnh viện nói riêng
và các đơn vị trong ngành y tế nói chung đã nhận được chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh
đạo Chính phủ và Bộ Y tế. Các chính sách đã và đang được xây dựng để tạo hành lang
pháp lý hoàn chỉnh để để đẩy mạnh lĩnh vực này. Ban chỉ đạo được thành lập theo Quyết
định số 2794/QĐ-BYT ngày 04/8/2009 làm đầu mối để tăng cường quản lý, lập chính
sách cho công tác ứng dụng CPĐT trong ngành y tế. Các đơn vị y tế đã quan tâm đến
việc đầu tư nhằm đẩy mạnh ứng dụng CPĐT trong quản lý và điều hành các hoạt động
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực này còn nhận được sự
quan tâm của các tổ chức hợp tác phát triền cũng như vì lợi nhuận, coi đây là một hướng
ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
3.4.2. Khó khăn
Hạ tầng CPĐT trong các cơ sở y tế, đặc biệt trong các bệnh viện không đồng bộ,
thiếu máy tính cấu hình cao, hệ thống mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt và trình độ
của cán bộ ở nhiều đơn vị y tế cũng còn hạn chế, dẫn tới việc triển khai các phần mềm
quản lý đơn vị hay bệnh viện gặp nhiều khó khăn. Ngân sách đầu tư cho CPĐT còn rất
nhỏ giọt, hầu hết là từ NSNN và từ nguồn thu xã hội hóa theo Nghị định 43. Bộ Y tế đã
có chỉ thị số 02/2009/CT-BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin trong ngành Y tế cho phép các đơn vị trích 1% ngân sách hàng năm để đầu tư CPĐT
nhưng số tiền này chỉ đủ đáp ứng một phần nhu cầu phần cứng và một số phân hệ phần
mềm cơ bản. Ngân sách dành cho chi trả lương và đào tạo nhân lực CPĐT còn rất thấp so
với cán bộ CPĐT làn cho các đơn vị khác ngoài ngành y tế.
Các bệnh viện hiện nay còn đang ứng dụng CPĐT theo kiểu “trăm hoa đua nở”, các phân
hệ tài chính, BHXH,dược, nhập viện, chuyển viện, ra viện và báo cáo thống kê vẫn chưa
kết nối được với nhau. Các phần mềm cũng không kết nối được với nhau khiến Bộ Y tế
không thể quản lý tập trung về các thông tin đầu ra phục vụ cho việc lập chính sách.
Khung pháp lý và chính sách cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống bệnh
viện chưa được đầy đủ. Các mẫu bệnh án đã được xây dựng từ hơn 10 năm trước và

13
không đồng bộ đã không còn phù hợp để ứng dụng CPĐT để quản lý, bên cạnh đó là sự
thiếu vắng mã an sinh xã hội quốc gia, áp dụng các chuẩn quốc tế như hệ thống phân loại
bệnh tật quốc tế ICD (IX và X), HL7 và quan trọng nhất là chưa xây dựng được chuẩn
thông tin đầu ra (minimum dataset và data dictionary).
Cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng và năng lực ứng dụng chưa xứng đáng với tiềm năng
cũng như nhiệm vụ của ngành.
Việc ứng dụng CPĐT của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc khai
thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo với từng phần riêng lẻ như quản lý nhân sự,
viện phí, quản lý kho dược, bệnh nhân ra vào viện.
Hệ thống thông tin y tế tuy đã có nhiều cố gắng trong việc củng cố và tăng cường song
xử lý, lưu trữ và chuyển tải thông tin chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công, phần là do
các cơ sở y tế chưa đẩy mạnh ứng dụng CPĐT, phần do kinh phí đầu tư cho hệ thống
thấp. Tại phòng thống kê tin học, Bộ Y tế, nơi được phân công tổng hợp và phân tích số
liệu về hoạt động của toàn ngành Y tế và thực trạng sức khỏe của nhân dân vẫn chưa
được trang bị máy chủ, máy tính cá nhân đã quá cũ, cấu hình thấp chưa tương xứng với
yêu cầu ứng dụng CPĐT của Hệ thống.
IV. Kết luận và kiến nghị
Trong những năm qua, công tác triển khai và đẩy mạnh ứng dụng CPĐT trong
ngành Y tế công cộng nói chung và hệ thống bệnh viện, dự phòng, đào tạo, nghiên cứu
khoa học tại Việt Nam nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Cơ sở hạ tầng
máy móc, mạng từng bước được nâng cao. Nhận thấy những lợi ích to lớn từ việc ứng
dụng CPĐT trong công tác quản lý và cung cấp thông tin, các cơ sở y tế công lập và
ngoài công lập đã và đang đầu tư cho lĩnh vực này. Dù còn nhiều khó khăn thách thức,
nhưng trong tương lai gần, CPĐT là một lĩnh vực đầu tư đầy hứa hẹn Và để CPĐT thực
sự trở thành công cụ quan trọng phát triển ngành y tế nói chung và hệ thống thông tin
thống kê y tế nói riêng, cùng với việc quan tâm phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật,
đào tạo nguồn nhân lực, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu, kết nối, chia sẻ và phổ biến
thông tin thống kê của Hệ thống thông tin y tế; cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông
tin và truyền thông trong tất cả các khâu thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, lưu

14
giữ, chia sẻ và công bố thông tin của Hệ thống thông tin y tế, thống kê của các Bộ ngành
liên quan và địa phương. Trong đó chú trọng xây dựng các cơ sở dữ liệu vĩ mô, vi mô,
siêu dữ liệu, kho dữ liệu; phát triển các công cụ khai thác dữ liệu, phân tích và dự báo
thống kê; tăng cường sử dụng trang thông tin điện tử và phát hành các sản phẩm thống kê
y tế điện tử để công bố và chia sẻ thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ thống kê y tế thống qua mạng.

15
V. Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo của Netcitizens Việt Nam (2017), Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển
internet tại Việt Nam.
2. Bộ y tế (202)m Quyết định ban hành phần mềm quản lý y tế cơ sở số
1833/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2002;
3. Bộ y tế (2006), Quyết định ban hành phần mềm thống kê bệnh viện ( Medisoft).
4. Bộ y tế (2006)Quyết định số: 5573 /QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm quản lý bệnh viện;
5. Đại học Phương Đông (2016), Giáo trình chính phủ điện tử
6. Học viện hành chính quốc gia (2017), Báo cáo chuyên đề khung kiến trúc chính
phủ điện tử.

16

You might also like