Công Tác Phân Lo I - QTMT Toan Quoc 2020

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Công tác phân loại, thu gom CTRYT tại các CSYT

Công tác phân loại CTYT


Bảng : Công tác phân loại CTYT tại nguồn

Số CSYT [n(%)]

St Miền Miền Tây Miền


Tiêu chí đánh giá
t Bắc Trung Nguyên Nam
(n = 20) (n = 10) (n = 12) (n = 15)
1.
Tiến hành phân loại CTYT tại nguồn 20 (100) 10 (100) 12 (100) 15 (100)
2. Trang bị bảng hướng dẫn phân loại
- 06 (60,0) 12 (100) 07 (46,7)
CTYT
3. Lượng rác trong túi/thùng không quá
- 10 (100) - 13 (86,7)
đầy
4.
Sẵn sàng thùng/túi để thay thế - 10 (100) - 15 (100)
Phân loại đúng giữa chất thải lây
5.
nhiễm và CTYT thông thường không - 09 (90,0) 05 (41,7) 10 (66,7)
phục vụ mục đích tái chế
Phân loại đúng giữa chất thải lây
6. (n = 3) (n = 14)
nhiễm và CTYT thông thường phục vụ - -
03 (100) 11 (78,6)
mục đích tái chế
Phân loại đúng giữa CTNH không lây
7. (n = 14)
nhiễm và CTYT thông thường không - 10 (100) -
14 (100)
phục vụ mục đích tái chế
Phân loại đúng giữa CTNH không lây
8. (n = 3) (n = 13)
nhiễm và CTYT thông thường phục vụ - -
03 (100) 13 (100)
mục đích tái chế
9. Phân loại đúng giữa CTNH không lây (n = 14)
- 08 (80,0) -
nhiễm và chất thải lây nhiễm 14 (100)
Phân loại đúng giữa CTYT thông
10. thường không phục vụ mục đích tái (n = 3) (n = 14)
- -
chế và CTYT thông thường phục vụ 03 (100) 10 (71,4)
mục đích tái chế
(-): Không có số liệu
Tất cả các CSYT được quan trắc đều đã tiến hành phân loại CTYT tại nguồn phát
sinh từ các khoa phòng. Tỷ lệ CSYT được quan trắc có trang bị bảng hướng dẫn phân
loại CTYT tại vị trí đặt dụng cụ đựng CTYT dao động từ 46,7% đến 100%. Kết quả đánh
giá thực tế tại các đơn vị ghi nhận còn những tồn tại sau: Nội dung của bảng hướng dẫn
vẫn còn áp dụng theo Quy chế QLCTYT ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-
BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, chưa được cập nhật theo quy định của Thông tư liên tịch số
58/2015/BYT-BTNMT. Một số đơn vị đã cập nhật theo quy định hiện hành tuy nhiên tại
một vị trí đặt thùng rác lại dán quá nhiều bảng hướng dẫn có nội dung trùng lắp hoặc
chưa chọn lọc nội dung phù hợp với thực tiễn phát sinh chất thải tại đơn vị mình, chẳng
hạn CSYT không có phát sinh chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc chất thải phóng
xạ nhưng nội dung bảng hướng dẫn lại có đề cập. Bên cạnh đó gần như các đơn vị đều sử
dụng bảng hướng dẫn phân loại, thu gom CTYT cho tất cả các nhóm chất thải để dán tại
vị trí chỉ đặt thùng đựng CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế hoặc chất
thải lây nhiễm.
Tình trạng phân loại sai giữa chất thải lây nhiễm và CTYT thông thường không
phục vụ mục đích tái chế vẫn còn xảy ra tại 33,3% đến 58,3% đơn vị được quan trắc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ nhân viên y tế như phân loại vỏ
bao kim tiêm vào dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm không sắc nhọn hoặc CTYT thông
thường phục vụ mục đích tái chế dù rằng đơn vị đã quy định phân loại vào nhóm CTYT
thông thường không phục vụ mục đích tái chế; phân loại găng tay y tế đã qua sử dụng
vào thùng đựng khăn lau tay; phân loại vỏ lọ văc xin vào thùng đựng CTYT thông
thường phục vụ mục đích tái chế. Tại một số đơn vị dù có ban hành quy định ống nước
cất, vỏ lọ kháng sinh sẽ được phân loại vào nhóm CTYT thông thường nhưng thực tế
khảo sát vẫn còn trường hợp phân loại vào dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn và
chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Bên cạnh đó, tại các khoa phòng có đông bệnh nhân
hoặc tại khu vực lấy máu của khoa Xét nghiệm, việc bố trí thùng đựng chất thải lây
nhiễm không sắc nhọn tại khu vực hành lang đã dẫn đến bệnh nhân và người nhà người
bệnh bỏ nhầm CTYT thông thường. Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phân loại
sai chất thải qua đó góp phần giảm thiểu lượng chất thải cần xử lý, tiêu hủy, các đơn vị
cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động tập huấn, giám sát nhân viên y tế, đảm bảo hoạt động
phân loại chất thải phải được thực hiện thống nhất tại tất cả khoa/phòng như theo quy
định. Ngoài ra, CSYT cần tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn việc phân loại
CTYT cho bệnh nhân và người nhà người bệnh, việc đặt thùng rác lây nhiễm ở khu vực
công cộng cần được cân nhắc và chỉ thực hiện trong trường hợp thật sự cần thiết.
Việc phân loại giữa các nhóm chất thải còn lại được thực hiện khá tốt tại các CSYT
nhất là giữa CTNH không lây nhiễm và CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế,
điều này có thể là do số khoa có phát sinh CTNH không lây nhiễm là rất ít hơn nữa hầu
hết lại là các khoa cận lâm sàng nơi mà lượng chất thải phát sinh hàng ngày không nhiều
nên việc thực hành phân loại chất thải dễ được kiểm soát hơn.
Dụng cụ phân loại CTYT
Kết quả khảo sát về dụng cụ đựng CTYT tại các CSYT thuộc khu vực miền Bắc
cho thấy 1/7 (14%) BV tuyến tỉnh và 5/13 (38%) BV tuyến huyện thực hiện chưa đúng
theo quy định về màu sắc bao bì.
Kết quả quan trắc tại các CSYT khu vực miền Trung ghi nhận 60% BV có túi đựng
CTNH không có biểu tượng đúng theo quy định, 70% BV có túi đựng CTNH không lây
nhiễm không có biểu tượng đúng theo quy định, 50% BV có thùng đựng CTNH lây
nhiễm và không lây nhiễm không có biểu tượng đúng theo quy định.

CTYT thông thường phục vụ mục


2
đích tái chế (n = 3)

CTYT thông thường không phục vụ


9
mục đích tái chế

CTNH không lây nhiễm 3

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn 4

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn 9

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hình: Biểu đồ phân bố số CSYT đạt về dụng cụ phân loại CTYT


tại các CSYT khu vực miền Trung
Kết quả quan trắc tại 12 CSYT thuộc khu vực Tây Nguyên ghi nhận các BV sử
dụng sử dụng hộp bìa carton hoặc hộp nhựa có các tiêu chuẩn đều đạt quy định để đựng
chất thải lây nhiễm sắc nhọn. Tất cả các đơn vị được quan trắc đều sử dụng túi và thùng
đựng CTYT đáp ứng đúng màu sắc, thùng có biểu tượng theo quy định tuy nhiên vẫn còn
7/12 BV sử dụng túi thiếu biểu tượng tương ứng.

Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn 12

Thùng đựng chất thải 12

Túi đựng chất thải 5

0 2 4 6 8 10 12 14

Hình: Biểu đồ phân bố số CSYT đạt về dụng cụ phân loại CTYT


tại các CSYT khu vực Tây Nguyên
Tại khu vực miền Nam, kết quả đánh giá dụng cụ phân loại CTYT tại các CSYT
được tổng hợp từ kết quả đánh giá dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn; chất thải
lây nhiễm không sắc nhọn; CTNH không lây nhiễm; CTYT thông thường không phục vụ
mục đích tái chế và CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế. Việc khảo sát được
thực hiện tại các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; CSYT được đánh giá “Đạt” về dụng cụ
phân loại CTYT khi 100% khoa lâm sàng và cận lâm sàng của đơn vị được trang bị
túi/thùng đựng chất thải đáp ứng được ít nhất 80% tiêu chí theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Kết quả khảo sát ghi nhận dụng cụ đựng
CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế có số đơn vị đạt là cao nhất (11/15
đơn vị, chiếm 73,3%), tiếp đến là chất thải lây nhiễm sắc nhọn (10/15 đơn vị, chiếm
66,7%), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (08/15 đơn vị, chiếm 53,3%). Dụng cụ đựng
CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế có số đơn vị đạt chiếm tỷ lệ thấp nhất
(04/14 đơn vị tương đương với 28,6%). Kết quả quan trắc có 02 đơn vị có 100% khoa
lâm sàng và cận lâm sàng được trang bị dụng cụ đựng chất thải đạt chuẩn ở tất cả các
nhóm chất thải.

Hình: Biểu đồ phân bố số CSYT đạt về dụng cụ phân loại CTYT


tại các CSYT khu vực miền Nam
Tóm lại về dụng cụ phân loại CTYT tại cả miền Bắc, miềng Trung, Tây Nguyên và
miền Nam vẫn còn một số tồn tại như sau:
Dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Các tiêu chí không đáp ứng theo quy
định thường gặp bao gồm: Dụng cụ không có nắp (tuy nhiên thực tế đánh giá cũng ghi
nhận nhiều trường hợp dụng cụ có nắp nhưng sau khi thao tác xong nhân viên y tế lại
không đậy nắp, tình trạng này dễ dẫn đến phát tán mầm bệnh vào môi trường xung
quanh); quá trình vệ sinh dụng cụ đưa vào tái sử dụng đã dẫn đến tên nhãn, biểu tượng bị
mờ hoặc mất hay việc đơn vị tái sử dụng can nhựa trắng để đựng chất thải nhưng lại
không dán biểu tượng theo quy định.
Dụng cụ đựng chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Túi đựng chất thải tại các khoa
hầu hết đáp ứng đúng màu sắc tuy nhiên lại không đồng bộ về biểu tượng. Việc trang bị
thùng đựng chất thải không đúng quy cách thường gặp nhất là trên xe tiêm, bởi lẽ các đơn
vị thường chỉ trang bị thùng đựng có cùng một dung tích cho tất cả vị trí nên trong nhiều
trường hợp sẽ không phù hợp với diện tích của xe tiêm, chính vì vậy các đơn vị phải bố
trí sọt nhựa, xô nhựa, thùng giấy carton để đựng chất thải. Một số BV/TTYT đã trang bị
sọt nhựa, xô nhựa có màu sắc đồng bộ với túi đựng, bên ngoài đã thực hiện dán biểu
tượng theo quy định tuy nhiên đa phần là các đơn vị chưa thực hiện.
Dụng cụ đựng CTNH không lây nhiễm: Nhiều đơn vị có phát sinh chất thải nhưng
lại không trang bị túi đen, thùng đen, chất thải được đựng trong các túi không đúng màu
sắc hoặc được phân loại trực tiếp vào thùng giấy carton, thường gặp nhất là việc lưu giữ
vỏ lọ thuốc nhóm hướng thần, gây nghiện đã qua sử dụng hoặc đã hết hạn sử dụng tại
khoa Dược. Một số đơn vị có trang bị túi đen, thùng đen để đựng chất thải tuy nhiên dụng
cụ lại không có biểu tượng hoặc có nhưng không phù hợp với loại chất thải lưu chứa.
Dụng cụ đựng CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Tỷ lệ CSYT đã
trang bị đồng bộ túi, thùng đựng CTYT thông thường không phục vụ mục đích tái chế
cho 100% khoa lâm sàng và cận lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm chất thải.
Kết quả này có thể là do các yêu cầu về tiêu chí kỹ thuật của dụng cụ đựng nhóm chất
thải này là dễ đáp ứng nhất. Hạn chế thường gặp về dụng cụ đựng CTYT thông thường
không phục vụ mục đích tái chế tại các đơn vị được giám sát là trên xe tiêm vẫn còn sử
dụng xô nhựa, sọt nhựa không đúng màu sắc để đựng chất thải.
Dụng cụ đựng CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế: Chưa được 1/3 số đơn
vị trang bị dụng cụ đựng chất thải đáp ứng đúng các tiêu chí theo quy định cho tất cả
khoa/phòng. Sử dụng túi màu xanh; sử dụng túi màu trắng nhưng không có biểu tượng đi
kèm; phân loại chất thải trực tiếp vào sọt nhựa, xô nhựa, thùng giấy carton hoặc để chai
dịch truyền đã qua sử dụng trên kệ xe tiêm là điểm tồn tại thường gặp tại các đơn vị.
Công tác thu gom CTYT
Bảng: Công tác thu gom CTYT tại các CSYT

Số CSYT [n(%)]
Miền Miền Tây Miền
Stt Tiêu chí đánh giá
Bắc Trung Nguyên Nam
(n = 20) (n = 10) (n = 12) (n = 15)
1. - 12
Thu gom riêng từng nhóm chất thải 10 (100) -
(80,0)
2. Túi/thùng đựng chất thải kín khi thu - 14
10 (100) -
gom (93,3)
3. - 05
Quy định tuyến đường vận chuyển - -
(33,3)
4. - 12
Quy định giờ thu gom CTYT 09 (90,0) -
(80,0)
5. Thực hiện thu gom CTYT theo giờ - 12
09 (90,0) -
quy định (80,0)
6. Nhân viên thu gom CTYT sử dụng đầy - 10 (100) - 0 (0)
đủ phương tiện bảo hộ lao động
7. Đảm bảo tần suất thu gom ít nhất 1
20 (100) 10 (100) 12 (100) 15 (100)
lần/ngày
(-): Không có số liệu

Tất cả CSYT được quan trắc đều đảm bảo tần suất thu gom CTYT từ khoa/phòng
về khu vực lưu giữ chung của đơn vị ít nhất một lần trong ngày. Tỷ lệ đơn vị có thực hiện
thu gom riêng từng nhóm chất thải dao động từ 80,0% đến 100%. Tại một số CSYT vẫn
còn tình trạng thu gom chung giữa chất thải thông thường và chất thải lây nhiễm. Kết
quả quan trắc tại khu vực miền Nam ghi nhận chỉ có 33,3% đơn vị có đường vận chuyển
riêng dành cho CTYT, đối với các đơn vị còn lại do đặc thù về thiết kế xây dựng hoặc
diện tích cơ sở bị giới hạn dẫn đến việc thu gom CTYT về khu vực lưu giữ chung còn đi
qua khu vực phòng bệnh, khu vực tập trung đông người. Đa phần các đơn vị đều đã quy
định giờ thu gom CTYT và đã thực hiện thu gom chất thải theo đúng giờ quy định. Điểm
hạn chế lớn nhất trong công tác thu gom CTYT tại các CSYT ở khu vực miền Nam là
nhân viên thu gom chất thải chưa sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân,
hầu hết chỉ sử
dụng găng tay y tế khi thu gom rác. Tỷ lệ CSYT được quan trắc ở khu vực miền Trung có
nhân viên thu gom mang đầy đủ bảo hộ lao động là 100%.
Công tác lưu giữ CTRYT
Bảng: Công tác lưu giữ chất thải y tế tại các CSYT

Số CSYT [n(%)]
Miền Miền Tây Miền
Stt Tiêu chí đánh giá
Bắc Trung Nguyên Nam
(n = 20) (n = 10) (n = 12) (n = 15)

Khu vực lưu giữ CTYT

1. Khu vực lưu giữ chất thải riêng 11 (55) - - -


Chất thải y tế thông thường được lưu
2. - 4(40) 12 (100) 7 (46,7)
giữ riêng

3. Chất thải lây nhiễm được lưu giữ riêng - 10(100) 12 (100) 13 (86,7)
Chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm
4. - 6(60) 12 (100) 9 (60)
được lưu giữ riêng
Chất thải y tế thông thường phục vụ
5. - 3(100) 8 (66.7) 6 (40)
mục đích tái chế được lưu giữ riêng
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm
6. - 8(80) 12 (100) 13 (86,7)
đảm bảo đúng quy định
Nhà/khu lưu giữ chất thải rắn y tế có
7. - 8(80) 11 (91,7) 13 (86,7)
mái che cho khu vực lưu giữ;
Nhà/khu lưu giữ chất thải rắn y tế có
nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh
8. được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài - 7(70) 12 (100) 11 (73,3)
vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên
ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn
Nhà/khu lưu giữ chất thải rắn y tế có
9. - 7(70) 8(66,7) 3 (20)
phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị
lưu giữ riêng cho từng loại chất thải
hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất
Trong nhà lưu giữ chất thải rắn y tế:
Từng ô, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất
10. thải y tế nguy hại có biển dấu hiệu cảnh - 3(30) 12 (100) 3 (20)
báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất
thải y tế nguy hại được lưu giữ
Nhà/khu lưu giữ chất thải rắn y tế có vật
liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa)
11. và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò - 4(40) 6 (50) 3 (20)
rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng
lỏng
Nhà/khu lưu giữ chất thải rắn y tế có
12. - 5(50) 11 (91,7) 3 (20)
thiết bị phòng cháy chữa cháy

Dụng cụ lưu giữ CTYT


Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
13. nguy hại có thành cứng, không bị bục - 5 (50) 9 (75) 6 (40)
vỡ, không rò rỉ dịch thải
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
14. - 3 (30) 9 (75) 4 (26,7)
nguy hại có biểu tượng theo quy định
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
15. lây nhiễm có nắp đậy kín và chống được - 7 (70) 9 (75) 4 (26,7)
sự xâm nhập của các loài động vật
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải hóa
16. chất nguy hại có nắp đậy kín, chống ăn - 8 (80) 9 (75) 5 (33,3)
mòn, chống tràn đổ
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải
17. - 7 (70) 9 (75) 6 (40)
được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ
(-): Không có số liệu
Kết quả quan trắc tại các CSYT ở khu vực miền Bắc ghi nhận 3/7 (chiếm tỷ lệ 42%)
BV tuyến tỉnh và 6/13 (chiếm tỷ lệ 46%) BV tuyến huyện lưu giữ chất thải không đúng vị
trí quy định.
Đối với các CSYT được quan trắc tại khu vực miền Trung: 60% BV chưa có khu
vực lưu giữ riêng CTYT thông thường, 40% chưa có khu vực lưu giữ riêng CTNH không
lây nhiễm, 20% BV lưu giữ chất thải lây nhiễm quá thời gian quy định. Chỉ có 20% số
BV được quan trắc đáp ứng được tất cả tiêu chí của khu vực lưu giữ CTYT. Đối với dụng
cụ lưu giữ chất thải thì chỉ có 30 % bệnh viện có dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
nguy hại có biểu tượng theo quy định, 50% bệnh viện đáp ứng được tiêu chí Dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại có thành cứng, không bị bục vỡ, không rò rỉ dịch
thải.
Kết quả quan trắc tại 12 CSYT thuộc khu vực Tây Nguyên ghi nhận: Đa số các
BV đã sử dụng thùng lưu chứa chất thải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại
nhà lưu giữ chất thải tập trung. Tuy nhiên vẫn còn 3/12 đơn vị được quan trắc để chất thải
lây nhiễm trên sàn nhà hoặc để trong khu vực lắp đặt hệ thống xử lý chất thải rắn. Trong
12 BV được quan trắc có 4 BV không có khu vực lưu giữ riêng cho từng nhóm chất thải.
Đối với dụng cụ lưu trữ chất thải thì đa số các bệnh viện đã sử dụng thùng lưu chứa chất
thải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại nhà lưu giữ chất thải tập trung của
bệnh viện. Tuy nhiên vẫn còn 3/12 để chất thải lây nhiễm xuống sàn nhà hoặc để trong
nhà của hệ thống xử lý chất thải rắn.
Tại các CSYTđược quan trắc thuộc khu vực miền Nam đều đã bố trí được khu vực
để lưu giữ chất thải, tuy nhiên tại một số CSYT vẫn chưa có nhà lưu giữ riêng biệt cho
từng nhóm chất thải khác nhau. Các CSYT hiện nay đang tập trung khu lưu giữ chủ yếu
cho chất thải lây nhiễm và CTNH không lây nhiễm, tỷ lệ CSYTcó khu lưu giữ cho CTYT
thông thường không phục vụ mục đích tái chế và CTYT thông thường phục vụ mục đích
tái chế còn thấp (lần lượt là 50,0% và 58,0% tại CSYT). Riêng tại các TTKSBT, hiện
chưa có khu lưu giữ cho hai nhóm chất thải này. Khu lưu giữ CTRYT của các đơn vị hiện
nay còn thiếu các biểu tượng phù hợp với loại chất thải; không phân chia các ô lưu giữ
riêng cho từng loại chất thải, chỉ 13% (02/15) đơn vị có bảng hướng dẫn phân loại CTYT,
các quy trình phòng ngừa, ứng phó sự cố, nội quy an toàn lao động, biển dấu hiệu cảnh
báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải tại khu vực lưu giữ. Bên cạnh đó, kết quả
quan trắc còn cho thấy dụng cụ đựng chất thải tại khu lưu giữ chưa đáp ứng yêu cầu theo
quy định của Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, 40,0% đáp ứng khả
năng chống thấm; 26,7% có nắp đóng mở thuận tiện chống côn trùng; 33,3% đúng mã
màu và 26,7% có biểu tượng đúng theo quy định.
Kiến nghị
Đối với các CSYT
1) Trang bị bổ sung và cập nhật nội dung bảng hướng dẫn phân loại, dán đầy đủ tại
các vị trí phát sinh chất thải theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-
BTNMT.
2) Thành lập các tổ giám sát về phân loại CTYT để tăng cường công tác giám sát,
hướng dẫn phân loại CTYT tại nguồn cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân.
3) Các CSYT cần lên kế hoạch từng bước để bổ sung trang bị túi, thùng đựng CTYT
đáp ứng đúng các tiêu chí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-
BYT-BTNMT đồng bộ tại tất cả khoa/phòng.
4) Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cá nhân cho nhân viên
thu gom CTYT đồng thời tăng cường giám sát việc sử dụng theo đúng quy định.
5) Các CSYT cần phải bố trí khu vực lưu giữ riêng cho từng loại chất thải, đảm bảo
các dụng cụ lưu giữ tại các khu vực lưu giữ đúng yêu cầu theo quy định của Thông
tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.

You might also like