XSTK Chapter2 Part4 Exercises List CLT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Xác suất-Thống kê Chương 2 - Phần 4 VNUHCM-US

Chương 2 - Phần 4: BT về tổng của m b.n.n. độc lập và cùng phân phối

2.4.1 Trong trường hợp X1 , X2 , ..., Xm có cùng phân phối chuẩn

Với b.n.n. X có phân phối chuẩn N (µ; σ 2 ), với σ > 0, thì

X − E(X) X −µ
Chuẩn tắc hoá cho X: p = = Z ∼ N (0; 1) .
Var(X) σ

Cho X1 , X2 , ..., Xm là m biến ngẫu nhiên độc lập và có cùng phân phối chuẩn N (µ; σ 2 ).
Đặt  σ2 
X1 + X2 + ... + Xm
X= , thì X có phân phối chuẩn N µ; ,
m m
 σ2
và ta có: kỳ vọng (trung bình) E(X) = µ và phương sai Var X = .
m

Bài tập thêm 2.4.1. (Supplemental exercises). Trọng lượng một túi rau khi thu hoạch
tại một nông trại là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình 550g và độ lệch
chuẩn 125g. Giả sử trọng lượng các túi rau được thu hoạch là độc lập với nhau.
Giả sử có 100 túi rau được thu hoạch.
Xác suất để trọng lượng của 100 túi rau này đạt ít nhất 52000g là bao nhiêu?

Bài tập thêm 2.4.2. (Supplemental exercises). Một nhà máy sản xuất ra bu lông với
đường kính tuân theo phân phối chuẩn N (4; 0, 09) (đv: mm). Biết rằng các bu lông này
được sản xuất độc lập với nhau. Chọn ngẫu nhiên 25 bu lông được sản xuất.
Tính xác suất để 25 bu lông này có trung bình đường kính nằm giữa 3, 5mm và 4, 4mm.

- - - 1/2 ---
Xác suất-Thống kê Chương 2 - Phần 4 VNUHCM-US

2.4.2 Trường hợp X1 , ..., Xm KHÔNG có phân phối chuẩn nhưng m ≥ 30


Trong trường hợp này, ta xét X1 , X2 , ..., Xm có cùng phân phối xác suất nào đó
(không nhất thiết là có cùng phân phối chuẩn),
tuy nhiên, khi m ≥ 30 thì ta vẫn có thể dùng phân phối Gauss N (0; 1) để tính xấp xỉ.

Định lý giới hạn trung tâm:


Cho các biến ngẫu nhiên X1 , X2 , ..., Xm (với m ≥ 30) độc lập và có cùng
phân phối xác suất nào đó với trung bình là µ và phương sai σ 2 .
X1 + X2 + ... + Xm
Đặt X = .
m
 σ2
Khi đó, ta có: kỳ vọng (trung bình) E(X) = µ và phương sai Var X = .
m
và biến ngẫu nhiên X −µ
√ có thể tính xấp xỉ bởi phân phối Gauss N (0; 1) ;
σ/ m

Bài tập thêm 2.4.3. (Supplemental exercises).


Cho Y1 , Y2 , ..., Ym với m = 36 là các biến ngẫu nhiên độc lập và có cùng phân phối xác suất
với trung bình µ = 10 và độ lệch chuẩn σ = 7 .
Y1 + ... + Ym
Đặt Y = . Tính các xác suất sau
m
(a) P(Y1 + Y2 + ... + Ym ≤ 288); (b) P(9 < Y < 12, 5)

Bài tập thêm 2.4.4. (Supplemental exercises). Tuổi trung bình của sinh viên một
trường đại học là 22, 3 với độ lệch chuẩn là 4. Chọn ngẫu nhiên 64 sinh viên. Tính xác suất
tuổi trung bình các sinh viên này lớn hơn 23.

Bài tập thêm 2.4.5. (Supplemental exercises). Một nhà máy sản xuất một loại điện
trở với giá trị trung bình 100 ohm và độ lệch chuẩn 10 ohm. Tính xác suất giá trị trung
bình của 50 điện trở được chọn ngẫu nhiên nhỏ hơn 95 ohm.

Bài tập thêm 2.4.6. (Supplemental exercises). Một tổng đài hỗ trợ có tổng cộng 40
đường dây tiếp nhận cuộc gọi và các đường dây này hoạt động độc lập với nhau.
Giả sử trong vòng một giờ có trung bình 5 cuộc gọi đến một đường dây.
Xác suất để tổng đài nhận ít nhất 160 cuộc gọi trong một giờ là bao nhiêu?

- - - 2/2 ---

You might also like