Thao túng về giá 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Họ tên : Nguyễn Đăng Khoa

Mssv :31231020911
Lóp : AD-0001

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH


CHỦ ĐỀ 9: Thao túng về giá

1.Khái niệm
“Thao túng về giá” là một thuật ngữ chỉ hành vi của một cá nhân hay tổ chức sử
dụng những cách thức , công cụ khác nhau để điều chỉnh giá cả của một mặt hàng
nhất định trong thị trường nhằm phục vụ mục đích riêng của cá nhân, tổ chức đó và
hành vi điều chỉnh giá này có gây hại tới lợi ích của nhiều người và cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó , có một thuật ngữ khác liên quan đến thao túng về giá là “Lũng đoạn
thị trường” - một cách tác động có chủ đích đến sự vận hành tự do và tự nhiên của
thị trường bằng cách tạo cái hiệu ứng tin đồn giả đến giá cả của thị trường chứng
khoáng, tiền tệ, hàng hóa .

2.Biểu hiện
Các hành vi thao túng hay lũng đoạn thị trường hầu như được thực hiện bởi các
tập thể , tổ chức lớn có quyền lực, tiềm lực và thường được đứng đầu bởi các cá
nhân có sức ảnh hưởng , vị trí cao trong xã hội. Nhìn vào thực tế cho thấy các hành
vi thao túng như trên rất khó phát hiện và ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn mới
lạ , tuy nhiên các hành vi thường có các yếu tố sau :

 Churning: Một người đặt cả lệnh bán và lệnh mua trong cùng một khoảng
thời gian. Sự gia tăng các hoạt động giao dịch của loại cổ phiếu đó, sẽ hấp
dẫn các nhà đầu tư khác và dẫn đến tăng giá bán.
 Stock Bashing: Đây là một kế hoạch được được thực hiện bởi những người
đăng tin trực tuyến (còn gọi là "Bashers") bằng cách giả tạo các thông tin về
công ty mục tiêu nhằm mua cổ phiếu của công ty đó với giá thấp. Hoạt động
này, trong phần lớn các trường hợp, được tiến hành bằng cách đăng các
thông tin sai lệch, bôi nhọ lên các diễn đàn công cộng. Thỉnh thoảng, người
thực hiện chính là nhân viên của những công ty quan hệ nhà đầu tư thiếu uy
tín khi họ biết rằng càng thực hiện được nhiều giao dịch thì giá cổ phiểu
càng thấp; vì vậy bằng cách thuyết phục nhà đầu tư rằng họ đã mua một loại
cổ phiếu vô giá trị, người loan tin càng ép giá của cổ phiếu xuống thấp, thì
công ty quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations firm) càng mua được nhiều
cổ phiếu. Ngay sau khi quá trình giao dịch hoàn tất và cổ phiếu được bán
cho công ty quan hệ nhà đầu tư, hoặc người tư vấn, người ủy quyền hoặc
một bên tương tự, người tung tin sẽ bán cổ phiếu nhận được thật nhanh để
đảm bảo lợi nhuận bằng chiến thuật Pump & Dump truyền thống và giải
quyết hết những cổ phiếu xấu họ nhận về.

 Pump and Dump: Hoạt động này thông thường chỉ là một phần trong một kế
hoạch tổng thể và phức tạp hơn nhằm lũng đoạn một cổ phiếu xác định trên
thị trường. Người thực hiện sẽ thuyết phục các nhân viên công ty và các cổ
đông lớn khác đặt cổ phiếu lên thị trường trong trạng thái tự do giao dịch
như một hoạt động quảng bá cổ phiếu. Sau đó, thay vì công bố các thông tin
của công ty bằng cách chính thống, người này sẽ gửi đi hàng loạt các e-mail
spam [pump (loan tin)] tới hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ hay đầu tư cá nhân
"Retail Investors" . Việc này nhằm đẩy giá và khối lượng giao dịch của cổ
phiếu đó lên cao. Sau khi thực hiện xong hai bước này, người thực hiện sẽ
bán các cổ phiếu được khuếch đại giá trị đang sở hữu (the "dump": cổ phiếu
giá trị ảo), để thu lợi từ các nhà đầu tư bị lừa đảo trước khi giá trị của cổ
phiếu tụt dốc không phanh.

 Runs: Khi một nhóm các nhà đầu tư tạo lập một loạt các hoạt động hoặc tin
đồn nhằm thao túng giá cả một loại cổ phiếu theo ý muốn, thường là tăng
lên. Ví dụ tiêu biểu là vụ lừa đảo giao dịch cổ phiếu Guinness những thập
nhiên 80. Ở Mỹ, hoạt động này thường được biết đến với tên gọi painting
the tape.
 Ramping: Những hoạt động nhằm tăng giá của một nhóm các cổ phiếu trên
thị trường bằng cách đưa ra những số liệu thương mại khuếch đại, tạo lợi
nhuận trong thời gian ngắn.

 Wash trade: Bán sau đó mua lại một loại cổ phiếu hoặc một loại tương tự
nhằm gia tăng giao dịch và giá cả.

 Đầu cơ giá xuống: Hoạt động nhằm đè giá một loại cổ phiếu xuống bằng
cách đặt một lượng bán lớn hoặc thực hiện các hoạt động bán khống.

3.Thực trạng
Nhìn vào tình hình hiện tại đã có nhiều những tình trạng thao túng giá thông qua
rất nhiều cách thức khác nhau như sử dụng tin đồn thất thiệt , tình trạng bán
khống , điều chỉnh lãi suất , quy trình cho vay nhằm thu về hàng tỷ usd gây tổn hại
tới người dân và nền kinh tế .Không chỉ riêng ở Việt Nam , các nền kinh tế lớn của
thế giới cũng hứng chịu những làn sóng của lũng đoạn thị trường bắt nguồn từ các
tập đoàn , công ty , cá nhân có ảnh hưởng lớn sa đọa vì muốn có nhiều con số “0”
trong tài khoản.

Có thể nhìn vào tình huống của Evergrande trong thị trường bất động sản của
Trung Quốc. Bên cạnh các hình thức đóng thầu thật cao rồi bỏ cọc, còm xuất hiện
thêm việc chủ đầu tư thông qua giá của các dự án này để kích giá dựu án khác
khiến cho giá bất động sản tăng lên rất cao tạo ra bong bóng dẫn đến vỡ nợ. Tình
trạng giá bất động sản hiện nay ở tăng lên là không hiếm gây ảnh hưởng tới những
người thực sự có nhu cầu về nhà ở .
Gần hơn là tập đoàn FLC , người đứng đầu của tổ chức bất động sản này đã cấu kết
với người thân của mình để đứng tên lập ra hàng loạt các công ty con và hàng trăm
tài khoản chứng khoán nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoáng
bằng cách đặt hàng loạt lệnh mua với giá trị lên hàng nghìn tỷ đồng rồi liên tục hủy
lệnh, khớp chéo các tài khoản với nhau hay mua một loạt cổ phiếu với cùng một
mã.
Năm 2017 chứng kiến một cơn sốt về Bitcoin khi giá trị của đồng tiền ảo này đã
tăng một cách chóng mặt trong vòng một năm . Các nhà đầu cơ đã sử dụng chiến
lược Pump and Dump nhằm thổi giá tiền ảo . Từ đó gây mất cần bằng thị trường ,
gia tăng rủi ro cho các nhà đầu tư mà nạn nhân chủ yếu là các nhà đầu tư non trẻ
thiếu kinh nghiệm.
4.Tác hại
Ảnh hưởng của việc thao túng giá , lũng đoạn thị trường gồm :
 Giảm sự minh bạch, công bằng của thị trường , gây mất niềm tin của các nhà
đầu tư và người tiêu dùng.
 Gây biến động mạnh đến giá cả , dịch chuyển khối lượng giao dịch của tài
sản, hàng hóa, và tiền tệ , mất cân bằng thị trường và tạo nên bong bóng
kinh tế.
 Ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế chủ chốt như bất động sản, năng
lượng, công nghệ,..
 Kìm hãm sự phát triển, giảm sức cạnh tranh của các nền kinh tế trên thị
trường quốc tế và trong khu vực.

5.Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến thao túng giá:
 Lòng tham: một số các nhà đầu tư muốn kiếm lời nhiều trong một thời gian
ngắn hay mua bán trao đổi hàng hóa chất lượng với giá thật cao hơn hay
thấp hơn giá trị thật của chúng nhằm phục vụ mục đích riêng.

 Tính minh bạch và công bằng: Việc kiểm tra ,phát hiện ra các vấn đề thao
túng giá thật sự khá khó khăn bởi nhiều thủ đoạn tinh vi và ngày càng đổi
mới. Cộng thêm đó là những lỗ hổng trong luật pháp và những sai sót trong
công tác thanh tra của nhà nước dẫn đến cơ hội cho các nhà đầu cơ có cơ hội
phạm tội

 Ngoài ra chế độ khen thưởng cho những cá nhân tập thể phát hiện ra tội
phạm nghèo nàn cũng dẫn đến việc ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức phụ
trách công tác kiểm tra ngó lơ thậm chí là tiếp tay cho hành vi thao túng thị
trường hoành hành.
6.Cách phát hiện
Như đã nói ở trên , các hành vi thao túng giá thị trường khá khó để phát hiện trong
thời gian ngắn bởi nhiều thủ đoạn tinh vi nhưng nhìn chung sẽ có những dấu hiệu
sau :
 Bất thường trong sự thay đổi của mức giá và khối lượng giao dịch
 Thông tin sai lệch bất thường, các tin đồn rầm rộ thông qua tin rác, mạng xã
hội
 Giao dịch giả mạo , các hành vi đặt lệnh mua nhưng lại hủy bỏ lệnh tức thì
một cách liên tục

7.Biện pháp khắc phục


 Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra từ cơ quan Nhà Nước
 Nâng cao trách nhiệm, ý thức của các bên mua và bán
 Tạo các kênh giao dịch uy tín, đảm bảo độ bảo mật và được sự kiểm soát
chặt chẽ theo luật pháp
 Xây dựng thị trường ổn định, uy tín , năng động nhằm thu hút vốn đầu tư
nước ngoài
 Tăng mức thưởng cho các cá nhân hay tập thể phát hiện hành vi trái pháp
luật hằm tạo động lực chống thao túng giá cả, giảm sự thờ ơ trong người dân

8.Pháp luật quy định


Hành vi thao túng về giá tạo ra lụng đoạn thị trường là trái pháp luật và cụ thể
được quy định như sau
Thị trường chứng khoáng
Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
“Thao túng thị trường chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong
hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12
Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người
khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu
giả tạo;
b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch
hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn
đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân
chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu
giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời
điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc
giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên
tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá
chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện
thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng
khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực
hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc
kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để
tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Bên cạnh đó tại điều 4 của Nghị định đã đề cập đến các hình thức xử phạt chính
như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại
diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24
tháng

Thị trường bất động sản


Ngày 31/10/2023, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật kinh doanh bất động sản
(sửa đổi) liên quan đến hành vi thao túng giá cả thị trường bất động sản , nhà ở.
Trong đó hành vi dùng giá của dự án này để kích giá dự án khác đã được nêu lên ,
cùng với đó là tình trạng quá nhiều sàn giao dịch làm cho thị trường nhiễu loạn .
Tổng kết , các đại biểu cho rằng thao túng thị trường ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã
hội và nguy hiểm không khác gì thao túng thị trường chứng khoáng và cần phải
cấm trong luật và có những quy định rõ về dấu hiệu của các hành vi trên.

9.Nhận xét
Như vậy, từ tất cả những ý được nêu ở trên cho thấy sức ảnh hưởng không nhỏ của
hành vi thao túng giá cả đối với nên kinh tế nói chung và cuộc sống của người dân
nói riêng . Từ đó ta nhận thấy vai trò của việc nâng cao đạo đức trong kinh doanh
của các nhà quản trị ngày nay là tối quan trọng . Bên cạnh đó là các lỗ hổng trong
hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý cần phải được tân trang, đổi mới nhằm phòng
ngừa, ngăn chặn các hành vi trên vì mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài của nền
kinh tế quốc gia.

Nguồn tham khảo :


Cấm thao túng giá bđs - Báo Tiên Phong
Vụ FLC- Báo đầu tư online
Lũng đoạn thị trường-Luật Minh Khuê
Lũng đoạn thị trường -Wikipedia
Thư viện pháp luật

Cảm ơn thầy vì đã đọc ạ ^^

You might also like