Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Câu hỏi kiểm tra truyền dẫn vô tuyến

A. Câu hỏi
I. Vệ tinh, VSAT
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi 1: GEO là từ viết tắt để chỉ loại vệ tinh quỹ đạo nào?
a. Vệ tinh quỹ đạo thấp
b. Vệ tinh quỹ đạo trung bình
c. Vệ tinh quỹ đạo cao
d. Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh
Câu hỏi 2: LEO là từ viết tắt để chỉ loại vệ tinh quỹ đạo nào?
a. Vệ tinh quỹ đạo thấp
b. Vệ tinh quỹ đạo trung bình
c. Vệ tinh quỹ đạo cao
d. Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh
Câu hỏi 3: MEO là từ viết tắt để chỉ loại vệ tinh quỹ đạo nào?
a. Vệ tinh quỹ đạo thấp
b. Vệ tinh quỹ đạo trung bình
c. Vệ tinh quỹ đạo cao
d. Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh
Câu hỏi 4: Trễ truyền dẫn từ trạm mặt đất lên vệ tinh là giá trị nào?
a. 250 ms
b. 125 ms
c. 200 ms
d. 150 ms
Câu hỏi 5: Trễ truyền dẫn từ trạm mặt đất lên vệ tinh là giá trị nào?
e. 250 ms
f. 125 ms
g. 200 ms
h. 150 ms

1
Câu hỏi 6: So sánh ảnh hưởng suy hao do mưa tại băng tần C và Ku trong hệ thống thông
tin vệ tinh?
a. Ku > C
b. Ku = C
c. Ku < C
d. Không có tần số nào ảnh hưởng.
Câu hỏi 7: Dạng điều chế nào dưới đây sẽ tiết kiệm được băng thông nhiều nhất trong thông
tin vệ tinh
a. BPSK
b. 8 PSK
c. 16 QAM
d. QPSK
Câu hỏi 8: Hiện tượng “Sunoutage” trong thông tin vệ tinh thường sảy ra vào những mùa
nào trong năm?
a. Mùa xuân và mùa đông.
b. Mùa xuân và mùa thu.
c. Mùa thu và mùa đông.
d. Mùa hạ và mùa đông.
Câu hỏi 9: Trong thông tin vệ tinh dải tần số phát băng C chuẩn là dải nào
a. 4200 – 6200 MHz
b. 5850 – 6250 MHz
c. 3600 – 4200 MHz
d. 5925 - 6425 MHz
Câu hỏi 10: Trong thông tin vệ tinh dải tần số thu băng C chuẩn là dải nào?
a. 950 – 1450 MHz
b. 3700 – 4200 MHz
c. 14000 – 14500 MHz
d. 4925 – 6425 MHz

2
Câu hỏi 11: Trong thông tin vệ tinh giải tần số phát băng C siêu mở rộng (super-extended C
band) là dải nào?
a. 5850 – 6425 MHz.
b. 5850 – 6725 MHz
c. 5750 – 7250 MHz
d. 5750 - 6825 MHz
Câu hỏi 12: Trong thông tin vệ tinh giải tần số thu băng C siêu mở rộng(super-extended C
band) là dải nào?
a. 3425 – 4250 MHz
b. 3625 – 4325 MHz
c. 3700 - 4325 MHz
d. 3400 – 4200 MHz
Câu hỏi 13: Ưu điểm chính của việc sử dụng băng tần C band so với băng tần Ku band là:
a. ít bị ảnh hưởng suy hao do mưa, vùng phủ rộng.
b. Yêu cầu kích thước anten nhỏ hợn
c. Yêu cầu công suất SSPA nhỏ hơn
d. Cả ba yếu tố trên
Câu hỏi 14: Chức năng của thiết bị Memotec trong hệ thống VSAT của Viettel
a. Điều chế tín hiệu
b. Giải điều chế tín hiệu
c. Tối ưu hóa tín hiệu
d. Điều chế và giải điều chế tín hiệu
Câu hỏi 15: FDM là viết tắt của cụm từ nào trong tếng Anh?
a. Fast Division Modulation
b. Frequency Division Multiplexing
c. Frequency Division Modulation
d. Fast Demodulation Multiplex
Câu hỏi 16: TDM là viết tắt của cụm từ nào trong tiếng Anh?
a. Time Distribution Multiple

3
b. Time Domain Modulation
c. Time Disconnection Module
d. Time Division Multiplexing
Câu hỏi 17: FEC là viết tắt của cụm từ nào trong tiếng Anh?
a. Fall Error Connection
b. Foward Error Connection
c. Forward Error Correction
d. Fall Error Correction
Câu hỏi 18: Chức năng của khối SSPA tại trạm Hub?
a. Chuyển đổi tín hiệu trung tần thành tín hiệu cao tần
b. Chuyển đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần
c. Điều chế và giải điều chế tín hiệu
d. Khuếch đại công suất tín hiệu cao tần
Câu hỏi 19: Chức năng khối BUC tại trạm Remote?
a. Chuyển đổi tín hiệu trung tần thành tín hiệu cao tần
b. Điều chế và giải điều chế tín hiệu
c. Khuếch đại công suất
d. Chuyển đổi tín hiệu trung tần thành tín hiệu cao tần và khuếch đại công suất
Câu hỏi 20: Chức năng khối LNB tại trạm Remote?
a. Lọc và khuếch đại tín hiệu tạp âm thấp
b. Chuyển đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần
c. Lọc tín hiệu cao tần
d. Lọc, khuếch đại tạp âm thấp và chuyển đổi tín hiệu cao tần thành trung tần
Câu hỏi 21: Chức năng của khối LNA tại trạm Hub?
a. Lọc tạp âm thấp
b. Lọc và khuếch đại tạp âm thấp.
c. Khuếch đại tạp âm thấp
d. Lọc, khuếch đại tạp âm thấp và chuyển đổi đổi tín hiệu cao tần thành trung tần.
Câu hỏi 22: Chức năng AUPC trong modem vệ tinh?

4
a. Điều khiển công suất phát đầu ra của modem
b. Điều chỉnh tín hiệu phát đầu ra
c. Tự động điểu chỉnh công suất phát đầu ra
d. Điều khiển công suất phát đầu vào.
Câu hỏi 23: Chức năng EDMAC trong modem vệ tinh cho phép người sử dụng có thể thực
hiện?
a. Giám sát modem vệ tinh tại một khoảng cách gần
b. Điều khiển modem vệ tinh tại một khoảng cách xa
c. Giám sát và điều khiển modem vệ tinh tại một khoảng cách gần
d. Giám sát và điều khiển modem vệ tinh tại một khoảng cách xa
Câu hỏi 24: Cửa sổ vô tuyến trong thông tin vệ tinh nằm trong dải tần nào trong các giải tần
sau:
a. 0.5Ghz - 1GHz
b. 2Ghz- 10GHz
c. 7Ghz- 14GHz
d. 18Ghz- 27GHz
Câu hỏi 25: Cho biết đường kính anten (d) là 10 m, hiệu suất của anten (η) là 100%, tần số
phát (f) là 10GHz. Tính hệ số khuếch đại của anten
a. 41.2 dBi
b. 40.5 dBi
c. 60.4 dBi
d. 58.2 dBi
Câu hỏi 26: Hiện tượng Sunoutage xảy ra do nguyên nhân
a. Sự bức xạ của mặt trời làm nhiễu lên tần số phát của trạm mặt đất.
b. Sự bức xạ của mặt trời làm nhiễu lên tần số phát của transponder.
c. Sự bức xạ của mặt trời làm nhiễu lên tần số thu của transponder
d. Trạm mặt đất nhận được năng lượng bức xạ rất lớn (tạp âm) từ mặt trời.
Câu hỏi 27: Sai khác giữa tần số phát và tần số thu trên transponder vệ tinh dùng cho băng
C có giá trị là:

5
a. 2225 Mhz
b. 3000Mhz
c. 1225 Mhz
d. 2500Mhz
Câu hỏi 28: Tần số beacon trong thông tin vệ tinh được sử dụng nhằm mục đích.
a. Dùng để trạm mặt đất tham chiếu và bám sát vệ tinh
b. Dùng để kiểm tra nhiễu trên vệ tinh.
c. Các trạm mặt đất gửi yêu cầu cấp kênh thông tin trên kênh Beacon
d. Được nhà cung cấp sử dụng để giám sát và điều khiển vệ tinh.
Câu hỏi 29: Qúa trình test CPI là quá trình thực hiện:
a. Điều chỉnh góc ngẳng, góc phương vị và góc phân cực của anten để đạt CPI≥30
b. Điều chỉnh góc ngẳng, góc phương vị, góc phân cực của anten để đạt CPI≥28
c. Phát lên một sóng mang pure carrier, kết hợp điều chỉnh góc ngẳng, góc phương vị,
góc phân cực của anten để đạt CPI≥30
d. Phát lên sóng mang được điều chế, kết hợp điều chỉnh góc ngẳng, góc phương vị,
góc phân cực của anten để đạt CPI≥30
Câu hỏi 30: Với Pt là công suất phát của anten (dBw), G là hệ số tăng ích của anten
(db), L (dB) là suy hao cáp kết nối. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP
được tính bằng:
a. Pt + G - L
b. Pt * G*L
c. Pt*G/L
d. Pt - G- L

2. Câu hỏi tự luận


Câu hỏi 1: Diễn giải các từ viết tắt bằng tiếng Anh sau ra tiếng Anh và tiếng Việt, giải thích
ngắn gọn về ý nghĩa của các cụm từ này.
1. CPI
2. OMT

6
3. BUC, LNB, LNA, SSPA
Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ khối chức năng của hệ thống thông tin VSAT hiện dang sử dụng tại
Viettel. Mô tả ngắn gọn chức năng của từng khối này.
Câu hỏi 3: Cho tần số thu cao tần RF tại trạm Hub là RF1= 4027, 638 Mhz
Tần số thu cao tần RF tại trạm Remote RF2= 4027,433 Mhz
Biết Tần số trung tâm tại thiết bị Upconverter =6265 Mhz
Biết Tần số trung tâm tại thiết bị Dowconverter =4040 Mhz
Tần số dao động nội thiết bị BUC tại remote L.O1 = 4900 Mhz
Tần số dao động nội thiết bị LNB tại Remote L.O2= 5150 Mhz
Tính: Tần số cao tần phát RF tại trạm Hub và remote?
Tần sô trung tần thu và phát tại trạm Hub (sử dụng trung tần loại 140Mhz)?
Tần số thu và phát tại remote?
Câu hỏi 4: Tính độ rộng băng tần BW chiếm dụng khi biết các tham số:
Data bit rate: 10Mbps
FEC = 7/8
Rs (Reed Solomon code rate) = 188/204
Roll off factor của bộ lọc= 1.35
Dạng điều chế sử dụng: 8PSK.
Câu hỏi 5: Trình bày các bước chính trong quá trình test thông đường truyền vệ tinh.
Câu hỏi 6: Trình bày các trường hợp có thể xảy ra khi modem ở remote mất thu và cách
khắc phục.
Câu hỏi 7: Trình bày các trường hợp có thể xảy ra khi modem ở Hub mất thu và cách khắc
phục.
II. Viba
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Tính băng thông chiếm dụng của một hướng truyền Viba tốc độ 155Mb/s, trong
đó phương pháp điều chế 64QAM, mã hoá sửa lỗi FEC là 7/8, mã ReedSolmon là 188/204,
hệ số roll-off là 1,34 ?

7
a. 42,93MHz
b. 62,35MHz
c.80,22MHz
d.155,32MHz
Câu hỏi 2: Trong điều chế 128-QAM, một tín hiệu chuyển được bao nhiêu Bit ?
a.7
b.8
c.12
d.16
Câu hỏi 3: Trong các dải tần số sau, dải tần nào dùng cho truyền dẫnViba?
a.30KHz - 300KHz
b.3MHz - 300MHZ
c.3GHz - 30GHz
d. 30GHz- 300GHz
Câu hỏi 4: Môi trường truyền dẫn Viba là gì ?
a. Điện từ trường
b. Phản xạ trên các bề mặt
c.Không gian tự do
d. Phản xạ khí quyển
Câu hỏi 5: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào làm giảm được tiêu hao do mưa?
a. Giảm độ dài tuyến
b. Phân tập không gian
c.Các bộ cân bằng tự thích nghi
d. Đổi phân cực ngang sang đứng
Câu hỏi 6: Trong các loại điều chế sau, loại nào không phải là điều chế của Viba?
a. ASK
b. PSK
c.PCM
d. FSK

8
Câu hỏi 7: Điều chế QAM là gì.?
a. Điều chế song biên
b. điều chế tự cân bằng
c.Kết hợp điều biên và điều pha
d. Điều chế sóng Ánh sáng
Câu hỏi 8: ATPC là gì ?
a. Application transmitter power control
b. Attenuation transmitter power control
c. Automatic transmitter power control
d. Automatic transmitter power cancels
2. Câu hỏi tự luận
Câu hỏi 1: Phân tập không gian trong truyền dẫn Viba là gì?
Câu hỏi 2: Phân tập tần số trong truyền dẫn Viba là gì?
Câu hỏi 3: Diễn dải các từ viết tắt bằng tiếng anh và tiếng việt
- ASK
- FSK
- PSK
- QAM
Câu hỏi 4: Diễn dải các từ viết tắt bằng tiếng anh và tiếng việt
-DPSK
-BPSK
-NMS
-LNB
Câu hỏi 5: Nêu khái niệm miền Fresnel
Câu hỏi 6: Nêu khái niệm Phading trong truyền dẫn Viba, nêu ví dụ một hiện tượng xẩy ra
Phading

B. Đáp án
I. Vệ tinh, VSAT

9
1. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15
Đáp án d a b b a a c b d b b d a c b

Câu hỏi 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án d c d d d b c d b c d a a c a

(Câu 5: Gain = η (πdλ) exp2


Gain (dBi) =10logη+20logf+20logd+20.4)
2. Đáp án câu hỏi tự luận
Câu hỏi 1:
- CPI (Cross polarization interference) Chỉ số nhiễu phân cực chéo.
CPI là chỉ số nhằm kiểm tra nhiễu giữa các tín hiệu được phân cực khác nhau. CPI là kết
quả so sánh giữa mức tín hiệu thu được trên transponder mong muốn so với tín hiệu thu
được trên transponder phân cực khác của cùng một vệ tinh. CPI đạt yêu cầu ≥30
- OMT (Orthomode transducer) Chuyển đổi trực giao: Tín hiệu phát lên vệ tinh hoặc thu từ
vệ tinh được phân theo các cực khác nhau (trực giao nhau
- BUC (Block upconverter) Khối chuyển đổi lên: Tín hiệu trước khi phát lên vệ tinh khuếch
đại, được chuyển đổi từ tín hiệu trung tần thành cao tần
- LNB (Low noise Block downconverter) Khối chuyển đổi xuống tạp âm thấp
- LNA (Low noise amplifier) Khối khuếch đại tạp âm thấp: Thực hiện lọc và khuếch đại tín
hiệu tạp âm nhận được từ vệ tinh.
- SSPA (Solid state power amplifier) Khối khuếch đại công suất sử dụng vật liệu bán dẫn
thực hiện khuyếch đại tín hiệu cao tần trước khi phát lên vệ tinh
Câu hỏi 2:

10
- Thiết bị tối ưu: Giảm băng thông chiếm dụng trên vệ tinh bằng cách: Cắt giảm các thông
tin không cần thiết như khoản lặng, nén các khung idle, các kênh thoại và kênh báo hiệu.
- Thiết bị Modem: Thực hiện mã hóa/giải mã hóa, điều chế/giải điều chế tín hiệu.
- BUC (Block upconverter) Chuyển đổi tín hiệu băng L thành cao tần và khuếch đại công
suất
- LNB (Low noise block downconverter) Lọc, khuếch đại tạp âm thấp, chuyển đổi tín hiệu
cao tần thành tín hiệu băng L
- OMT (Orthomode transducer) Chuyển đổi trực giao: Thực hiện biến đổi hướng phát và thu
theo các cực khác nhau
- LNA (Low noise amplifier) Khốikhuếch đại tạp âm thấp: Thực hiện lọc và khuếch đại tạp
âm thấp tín hiệu nhận được từ vệ tinh.
- SSPA (Solid state power amplifier) Khối khuếch đại công suất sử dụng bán dẫn: Khuyếch
đại tín hiệu cao tần trước khi phát lên vệ tinh
Câu hỏi 3:
Tần số phát tại Hub= tần số thu cao tần tại Remote + 2225=6265, 433 Mhz
Tần số phát tại Remote= tần số thu cao tần tại Hub +2225= 6252,638 Mhz
Tần số trung tần phát tại Hub=tần số phát RF phát tại hub- tần số trung tâm (upconverter)
+140 = 127,433 MHz
Tần số trung tần thu tại Hub=tần số thu RF thu tại hub- tần số trung tâm (downconverter)
+140=127,638 Mhz
11
Tần số phát tại remote: TX=Tần số phát cao tần tại Remote-4900=1352, 638 MHz
Tần số thu tại Remote= 5100- tần số thu cao tần tại remote=1122, 567 Mhz
Câu hỏi 4:
BW= (Tốc độ bit) * (Hệ số Roll-off)/(FEC *m*Rs)
Trong đó: Tốc độ bít = 10Mbps
Hệ số Roll-off của bộ lọc: F=1,35
FEC=7/8
m là hệ số điều chế: m=3 (8PSK)
Rs mã Reed solomon = 188/204
BW= 5,58Mhz
Câu hỏi 5:
Mục đích của quá trình thông đường truyền:
Kiểm tra ảnh hưởng nhiễu các tín hiệu phân cực khác nhau giữa các transponder khác nhau
(chỉ số CPI)
Các bước chính trong quá trình thông đường truyền:
Bước 1: Kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi thông đường truyền
- Kiểm tra cấu hình modem, tần số thu, phát hai phía Hub và remote, các dụng cụ để
hiệu chỉnh anten, kiểm tra các thiết bị ngoài trời, kiểm tra suy hao cáp và kết nối
giữa các thiết bị, phương tiện liên lạc và lực lượng thực hiện…
- Tính toán các tham số góc ngẩng, góc phương vị, góc phân cực của anten theo tọa
độ địa lý tại remote
Bước 2: Antena Pointing
Qúa trình này nhằm mục đích modem giữa hai phía hub và remote có thể thu được sóng
mang của nhau, Mức RSL và tỷ số Eb/No đạt giá trị tốt nhất
Qúa trình antena pointing gồm:
- Thiết lập tần số sóng mang thu, phát tại hai đầu modem hub và remote theo tần số ấn
định đã được thiết kế.
Hiệu chỉnh anten remote theo góc ngẳng, góc phương vị và góc phân cực đã được tính
toán trong bước 1 để có thể thu được sóng mang đạt giá trị tốt nhất (RSL và Eb/N0)

12
Bước 3: Hiệu chỉnh góc phân cực và kiểm tra CPI.
Modem remote phát lên vệ tinh một sóng mang sạch (sóng mang chưa được điều chế)
- Nếu chỉ số CPI<30 (yêu cầu CPI≥30), thực hiện điều chỉnh Feedhorn (góc phân cực)
cho đến khi CPI≥30
- Nếu sau khi điều chỉnh Feedhorn mà vẫn chưa đạt được chỉ số CPI≥30, trở về bước 2
tiếp tục thực hiện quá trình antena pointing cho đến khi đạt được CPI≥30
Bước 4: Điều chỉnh công suất phát modem tại Hub và remote:
-Tắt chế độ Pure carrier (sóng mang sạch) và thực hiện phát, thu theo tần số đã được
ấn định.
- Điều chỉnh mức công suất phát tại hai đầu modem để đạt được mức Eb/No như mong
muốn
Câu hỏi 6:
STT Nguyên nhân Cách khắc phục
Modem ở Hub không phát (do
1 Kiểm tra trạng thái đèn nguồn modem Hub
nguồn…)
2 Cấu hình modem phía Hub bị sai Kiểm tra cấu hình modem Hub theo thiết kế
3 Lỗi khối phát modem ở Hub Test hoặc thay thế modem Hub
Đứt kết nối giữa modem ở Hub với
4 Kiểm tra và kết nối lại với bộ cộng trung tần
bộ cộng trung tần
Đứt kết nối giữa bộ cộng trung tần
5 Kiểm tra và kết nối lại với upconveter
với upconveter
6 Upconverter bị lỗi hoặc cấu hình sai Kiểm tra lại cấu hình theo thiết kế
Đứt kết nối giữa Upconveter với
7 Kiểm tra cáp kết nối và connector
SSPA
SSPA bị lỗi sẽ làm down toàn bộ hệ thống.
8 SSPA bị lỗi
Cần kiểm tra và thay thế nếu cần thiết
ống dẫn sóng từ SSPA ra anten Hub
9 Kiểm tra đầu ống dẫn sóng và connector
bị lỗi
Phối hợp với bên quản lý vệ tinh để kiểm tra
10 Anten phía Hub bị lệch khỏi vệ tinh
và điều chỉnh lại nếu cần thiết
Phối hợp vớ bên quản lý vệ tinh thay đổi tần
11 Vệ tinh bị lỗi (tần số lỗi)
số mới
Anten phía Remote bị lệch khỏi vệ Phối hợp với bên quản lý vệ tinh để kiểm tra
12
tinh và điều chỉnh lại nếu cần thiết
13 OMT bị lỗi Thay thế
14 LNB bị lỗi Thay thế
15 Cáp kết nối từ LNB tới modem bị Kiểm tra cáp kết nối và làm lại đầu connector

13
lỗi (hở hoặc ngắn mạch) nếu cần thiết
16 Mất nguồn modem ở remote Kiểm tra hệ thống nguồn
17 Lỗi khối thu của modem tại Remote Test hoặc thay thế modem
18 Cấu hình modem phía Remote sai Kiểm tra cấu hình của modem theo thiết kế
Tắt phát modem phía Hub kết hợp với nhà
19 Nhiễu tần số phát từ Hub
quản lý vệ tinh để kiểm tra nhiễu

Câu hỏi 7:
STT Nguyên nhân Cách khắc phục
Modem ở Remote không phát (mất Kiểm tra trạng thái đèn nguồn modem
1
nguồn…) Remote
Kiểm tra cấu hình modem Remote theo thiết
2 Cấu hình modem Remote sai
kế
3 Lỗi khối phát ở modem Remote Test hoặc thay thế modem
Lỗi cáp kết nối giữa modem remote Kiểm tra cáp kết nối và làm lại đầu
4
với BUC connector nếu cần thiết
Kiểm tra cáp kết nối và làm lại đầu
5 Lỗi cáp kết nối giữa BUC với OMT
connector nếu cần thiết
6 BUC bị lỗi Thay thế
7 OMT bị lỗi Thay thế
Phối hợp với bên quản lý vệ tinh để kiểm tra
8 Anten remote lệch khỏi vệ tinh
và điều chỉnh lại nếu cần thiết
Phối hợp vớ bên quản lý vệ tinh thay đổi tần
9 Vệ tinh bị lỗi (lỗi tần số)
số mới
Phối hợp với bên quản lý vệ tinh để kiểm tra
10 Anten phía Hub bị lệch khỏi vệ tinh
và điều chỉnh lại nếu cần thiết
Lỗi cáp kết nối giữa LNA với
11 Kiểm tra cáp kết nối và connector giữa 2 đầu
downconveter
12 Downconverter cấu hình sai hoặc lỗi Kiểm tra cấu hình theo thiết kế
Lỗi cáp kết nối giữa down converter
13
với bộ chia trung tần Kiểm tra lại cáp và đầu connnector
Lỗi cáp kết nối giữa bộ chia với
14
modem Hub Kiểm tra cáp và đầu connnector
15 Hỏng khối thu của modem Hub Test hoặc thay thế modem
16 Cấu hình modem Hub sai Kiểm tra cấu hình của modem theo thiết kế
Tắt phát modem phía Remote kết hợp với
17 Nhiễu tần số phát lên từ Remote
nhà quản lý vệ tinh để kiểm tra nhiễu
II. Viba
1. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án a a c c d c c c
14
2. Đáp án câu hỏi tự luận
Câu hỏi 1:
Là biện pháp nâng cao chất lượng truyền dẫn Viba bằng cách phát tín hiệu đồng thời theo
nhiều đường khác nhau, Đầu thu sẽ lựa chọn tín hiệu tốt nhất hoặc kết hợp các tín hiệu này
Câu hỏi 2:
Là biện pháp nâng cao chất lượng truyền dẫn Viba bằng cách phát tín hiệu đồng thời trên
nhiều dải tần khác nhau, Đầu thu sẽ lựa chọn tín hiệu tốt nhất hoặc kết hợp các tín hiệu này
Câu hỏi 3:
Amplitude - Shift - Keying, điều chế khóa dịch biên độ
Frequency - Shift - Keying -Điều chế khoá -dịch tần số
Phase –Shift - Keying -Điều chế khoá -dịch Pha
Quadrature Amplitude Modulation -Điều chế biên độ cầu phương (Kết hợp giữa ASK và
PSK)
Câu hỏi 4:
- Differential Phase - Shift Keying: Điều chế khoá dịch pha vi phân
- Binary Phase - Shift Keying: Điều chế khoá dịch pha nhị phân.
- Low Noise Amplifier: Bộ khuyếch đại tạp âm thấp
- Network Management System: Hệ thống quản lý mạng
Câu hỏi 5:
Là môi trường bao quanh đường truyền thẳng có dạng hình Elip từ Antena phát tới Antena
thu, Miền bên trong của Elip thứ nhất tập chung hầu hết công suất đến máy thu
Câu hỏi 6:
Là hiện tượng thăng giáng tín hiệu khi sóng Viba truyền qua các môi trường khác nhau, ví
dụ khi truyền qua vùng mưa hoặc qua môi trường có nhiệt độ thay đổi

15

You might also like