khái niệm tỉ dụ, thậm xưng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TỈ DỤ

1. Khái niệm
So sánh là đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm
diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng định nói tới.
Dù ai nói ngả nói
nghiêng Lòng ta vẫn vững
như kiềng ba chân.
(Ca dao)
2. Cấu tạo
Dạng đầy đủ:
+ có 2 vế: vế cần so sánh (A) và vế dùng so sánh (B)
+ 4 thành tố cấu tạo: (1) đối tượng so sánh; (2) cơ sở so sánh; (3) từ ngữ so
sánh; (4) hình ảnh so sánh.
Lòng ta vẫn vững / như kiềng ba chân.
ĐTSS CSSS TNSS HASS
A B
Thành tố quan trọng nhất, không thể vắng mặt: hình ảnh so sánh (B).
3. Phân loại
3.1.Phân loại theo công thức so sánh
3.1.1. A như B (như là, giống như, tựa, tựa như,
dường như, …) Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
(Nguyễn Du,
Truyện Kiều) Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa
chàng sắc trắng như là tuyết in.
(Đặng Trần Côn, Chinh phụ ngâm)
3.1.2. A bao nhiêu B bấy nhiêu
Qua cầu ngả nón trông
cầu Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em
sầu bấy nhiêu.
(Ca dao)
3.1.3. A là B
(*)

Nhân

dân là

bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên
(Tố Hữu, Lời đề từ tập Việt Bắc)
Ghi chú : Một số tài liệu cho dạng « A là B » là ẩn dụ.
3.2.Phân loại theo độ đầy đủ về cấu trúc
3.2.1. So sánh có cấu trúc đầy đủ
3.2.2. So sánh tỉnh lược
cấu trúc + Thiếu
cơ sở so sánh:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
+ Thiếu từ ngữ so sánh
Gái thương chồng đang đông buổi
chợ, Trai thương vợ nắng quái
chiều hôm.
(Tục ngữ)
3. 3.Phân loại theo vị trí của hai vế
3.3.1. Vế B đứng sau vế A (so sánh thuận)
Công thức: A x B
3.3.2. Vế B đứng trước vế A (so sánh đảo)
Công thức: x B, A
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt
sóng Hồn tôi vang tiếng vọng cả
hai miền.
(Tế Hanh, Bài thơ tháng bảy)
3.4. Phân loại theo tương quan cụ thể – trừu tượng
3.4.1. So sánh cụ thể → cụ thể
Quả cà chua như chiếc đèn lồng nhỏ
xíu Thắp mùa đông ấm những đêm
thâu.
(Phạm Tiến Duật, Lửa đèn)
3.4.2. So sánh cụ thể → trừu tượng
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa
bão gió Tình ta
như dòng sông
Đã yên mùa thác lũ
(Xuân Quỳnh, Thơ tình cuối mùa thu)
3.4.3. So sánh trừu tượng → cụ thể
Cỏ bờ đê rất lạ
Xanh như là chiêm bao
(Xuân Quỳnh, Thơ xuân viết cho con)
Quả bắt đầu chín lự
Ngọt như nỗi nhớ nhà.
(Anh Thơ, Tiếng chim tu hú)
3.4.4. So sánh trừu tượng → trừu tượng
Anh nhớ em như đông về
nhớ rét Tình yêu ta như cánh
kiến hoa vàng
Nghe xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
3.5. Phân loại theo quy mô
3.5.1. So sánh đơn giản
3.5.2. So sánh phức hợp:
+ So sánh với nhiều đối tượng cùng một lúc (trùng điệp so sánh):
A như B1
B2
B3 . .
Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách
Mà tình yêu như quán trọ bên đường
Mái tranh tàng đỡ rét một đêm sương
Vò nước lã mát xoàng đôi buổi nắng.
( Xuân Diệu, Chỉ ở
lòng ta) + Về so sánh phát triển dài, cấu trúc phức
tạp hoá:
Cho đến ngôi sao xa ngoài khung cửa cũng đứng im, lóng lánh như một giọt
nước mắt vui lặng lẽ của người vợ quê ta gặp chồng sau mười năm trời gian lao
và cách biệt.
(Nguyễn Trung Thành, Đường chúng ta đi)
4. Tác dụng
+ Tác dụng:
Tác dụng chủ yếu: nhận thức. Cách nói ví von, hình ảnh thấm thía của phép
so sánh giúp người nghe hiểu sâu sắc nội dung cần truyền đạt.
So sánh còn tăng cường sức mạnh bình giá, thể hiện khả năng tạo hình, diễn
cảm; nêu lên một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.
+ Phạm vi sử dụng:
Phép tu từ so sánh được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ, đặc biệt
trong phong cách khẩu ngữ và phong cách văn chương.
5. Lưu ý
Phân biệt so sánh tu từ với so sánh logic:
“Về mặt cấu trúc hình thức, so sánh tu từ và so sánh logic hoàn toàn giống
nhau.
Thí dụ :
Tôi cao như anh. (logic)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (tu từ)
Sự khác nhau nằm trong chiều sâu của hai kiểu so sánh này.
Trong so sánh logic, A và B là những đối tượng cùng loại, cùng bản chất,
còn trong so sánh tu từ, A và B là những đối tượng vốn không cùng loại, khác bản
chất nhưng theo một cách nhìn nào đó, người ta phát hiện một nét giống nhau, giữa
chúng. Nét giống nhau ấy được gọi là hạt nhân nội dung của phép so sánh tu từ
tương đồng. Chính thông qua hạt nhân này mà hai đối tượng A và B, vốn rất xa
nhau, bỗng xích lại gần nhau mà soi tỏ cho nhau.
Một so sánh tu từ có nhiều giá trị biểu đạt phải bảo đảm được sự thống nhất
giữa hai tính chất đối lập: quen và lạ (A và B phải là những đối tượng quen biết của
toàn dân tộc; còn nét giống nhau giữa chúng phải là điều phát hiện lần đầu của nhà
văn).
Cũng cần phân biệt tính tương đương và tính khái niệm của so sánh logic với
tính khoa trương và tính hình tượng của so sánh tu từ.”
[Nguyễn Nguyên Trứ 1988, 100-101]
Nói gọn lại, so sánh tu từ học khác so sánh logic ở ba yếu tố cơ bản sau:
+ Tính hình tượng
+ Tính biểu cảm
+ Tính dị loại (không cùng loại) của sự vật.

THẬM XƯNG
1. Khái niệm
Tên gọi khác: ngoa dụ, thậm xưng, nói quá, phóng đại, cường điệu, ngoa
ngữ, nói ngoa.
Khoa trương là phép tu từ phóng đại quy mô, tính chất, đặc điểm của đối
tượng nhằm làm nổi rõ đặc trưng bản chất của đối tượng miêu tả, gây sự chú ý, tăng
cường sức biểu cảm.
Thương em chẳng biết để đâu
Để quán quán đổ, để cầu cầu xiêu.
(Ca dao)
CÂY TRÀM VÀ CON NAI
Có một lần bác Ba Phi trèo lên một cây tràm lấy mật ong, bác rủi trật tay
té bảy ngày mới tới đất. Cây cao quá xá! Khi rơi bác đói bụng quá, cứ ngày phải
nấu cơm ăn hai bữa rồi lại té tiếp.
Một bữa khác, trời nắng, bác xuống một cái bàu tắm, giặt áo phơi ngay
trên gạc một con nai mà không hay. Bác ngủ một giấc, khi dậy thì thấy một tổ ong
đóng dưới bắp chân. Ăn hết ổ ong mật đó đến nửa chừng, bác mới lấy áo mặc ra về.
Con nai lúc đó mới vùng chạy và áo của bác phơi trên gạc nai cũng vừa khô.
(Truyện Bác Ba Phi)
2. Cấu tạo
Khoa trương được diễn tả bằng hình ảnh miêu tả có tính chất cường điệu,
phóng đại. Khoa trương chỉ có một vế: vế hình ảnh miêu tả (B). Vế nội dung cần nói
tới, cần nhấn mạnh (A) ẩn đi, phải ngẫm nghĩ mới hiểu.
Khoa trương thường được biểu hiện qua hình thức so sánh phóng đại hoặc
một sự miêu tả phi thực.
3. Phân loại
Xét theo phương diện được phóng đại của đối tượng, chúng ta có các loại hai
khoa trương cơ bản sau đây:
3.1. Khoa trương quy mô, kích thước của sự vật, hiện tượng
Con rận bằng con
ba ba Nửa đêm nó ngáy cả
nhà thất kinh.
Hàng xóm vác gậy đi
rình Té ra con rận trong mình
bò ra. (Ca dao)

3.2. Khoa trương tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
Nói ngọt lọt đến xương.
(Tục ngữ)
Nghe đồn bác mẹ anh
hiền, Cắn cơm không bể, cắn
tiền bể hai.
(Ca dao)
4. Tác dụng
Khoa trương có tác dụng nhận thức, tác dụng biểu cảm và gây ấn tượng.
Cách diễn tả khác thường, nhiều khi rất vô lý của phép khoa trương gây sự
chú ý, tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt.
Tên lửa của chúng tôi có thể bắn trúng mắt một con ruồi bay trong vũ trụ.
(Nhikita Khrushôp, Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô, trả lời phóng viên phương Tây, 1961)
Khoa trương được dùng nhiều trong sử thi, anh hùng ca, thơ văn trữ tình, thơ
văn châm biếm, trào phúng.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết
tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không
rửa sạch mùi!
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Khoa trương cũng hay được dùng trong khẩu ngữ tiếng Việt.
Nghe hắn ninh sượng cả mặt.
(Khẩu
ngữ) Làm mửa mật vẫn không xong.
(Khẩu ngữ)

PHẢN NGỮ
1. Khái niệm
Tên gọi khác: đối ngữ, đối chọi, phản ngữ, phản đề.
Tương phản là phép tu từ sắp xếp bên cạnh nhau một cặp từ ngữ biểu thị hai
tính chất, sự vật, hiện tượng trái ngược, đối lập nhau nhằm làm nổi rõ đặc điểm của
đối tượng diễn đạt.
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong
khóc thầm.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
2. Cấu tạo
+ Cấu trúc: gồm 2 vế A ↔ B
+ Phương tiện diễn đạt: từ ngữ trái nghĩa (trái nghĩa từ điển hoặc trái nghĩa
lâm thời)
+ Ý nghĩa: hai vế đối chiếu, soi tỏ cho nhau làm nổi rõ tính chất tương phản,
nảy sinh lượng thông tin bổ sung qua đối chiếu.
3. Phân loại
3.1. Tương phản trong cùng một sự vật,
hiện tượng Trường Sơn đông
nắng, tây mưa Ai chưa đến đó,
như chưa rõ mình.
(Tố Hữu, Nước non ngàn dặm)

3.2. Tương phản giữa các sự vật, hiện tượng


Phượng những tiếc cao, diều hãy
lượn Hoa thì hay héo, cỏ thường
tươi.
(Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập)
4. Tác dụng
Tác dụng chủ yếu: nhận thức.
Tương phản khẳng định đặc điểm của đối tượng một cách đậm nét. Đây là
cách miêu tả đặc điểm của đối tượng thông qua thế đối lập.
Đôi mắt thâm quầng này là do những lúc thức khi người ta ngủ, khóc khi
người ta cười, thương khi người ta ghét ...
(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô)
Tương phản cũng là một thủ pháp cơ bản của văn chương, nghệ thuật.
Phép tương phản được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ văn chương, báo chí,
chính luận.
Mỗi tôn giáo bắt đầu từ một động lực giải phóng nhưng kết thúc là một nhà
tù vĩ đại.
(Tagore)
Upanixat cách xa chúng ta về thời gian nhưng lại gần gũi chúng ta về tư
tưởng. (Radha Krisnhan, Ấn Độ)

NHÓM SO SÁNH (TỈ DỤ)


So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác
miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mỉ trong nhận thức của người đọc, người nghe. Ví dụ :
Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tẩm hương. (Ca dao)
So sánh tu từ học khác với so sánh lôgic ở tính hình tượng tính biểu cảm và tính dị
loại (không cùng loại) của sự vật.
Chẳng hạn, so sánh lôgic : a = b vậy b = a và so sánh trong ngôn ngữ : - Nhà ấy, con
cũng giỏi như bố, nhưng rất 189 Ít khi so sánh :- Nhà ấy, bố cũng giỏi như con. Hoặc
là có thể nói : - Thơ Xuân Quỳnh cũng hay như thơ Nguyễn Du, mà không nói
được : - Thơ Nguyễn Du cũng hay như thơ Xuân Quỳnh. :
Bởi vì trong ngôn ngữ, về được so sánh có một tiên giả định làm chuẩn mực đã được
khẳng định, không hoàn toàn đồng nhất với cái được so sánh. Vì vậy, mọi so sánh
(trong ngôn ngữ) đều khập khiễng. Đó chính là hiện tượng khúc xạ của ngôn ngữ.
Trong những so sánh tu từ, hiện tượng khúc xạ còn tăng lên nhiều lần vì còn mang
sắc thái chủ quan của người so sánh. Khi ta nói : "Người đẹp như hoa" thì hoa là
chuẩn để so sánh, đem người so với hoa đã là việc khác thường, nhưng Lí Bạch ca
ngợi Dương Quý Phi đến mức :
"Ở đây hoa cũng đẹp như người"
Hay Tố Hữu viết :
"Đêm qua trắng sáng Cổ Ngư Trăng in mặt ngọc, trăng như mặt người"
thì chính sự thái quá của cảm xúc đã nâng hình tượng vượt hẳn lên mức độ của sự so
sánh thông thường. Hình thức đẩy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố
như sau :
1. Cái 2. Cơ 3. Từ 4. Cái
so sở so so được
sánh sánh sánh so
sánh
Gái Có chống Như Gông đeo
cổ
Cái chóp Đều lượn Như
mái rập rờn Các nếp
Như
sóng bạc
Lòng ta Vẫn vững
đầu
(Nguyễn
Tuân)
Kiềng ba
chânm (Tố
Hữu)

Tùy từng trường hợp có thể hoặc đảo trật tự so sánh, hoặc bớt một số yếu tố trong
mô hình trên. Chẳng hạn :
a) Đào ngược trật tự so sánh :
Chòng chành như nón không quai Như thuyên không lái như ai không chồng. (Ca dao)

b) Bớt cơ sở (thuộc tỉnh) so sánh :

Ai về ai ở mặc ai Ta như đầu đượm thấp hoài năm canh. (Ca dao)
Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì được thuyết minh miêu tả ở phần được so sánh (thấp hoài
năm canh, nước dâng cao, tẩm hương v.v...)

c) Bớt từ so sánh : Gái thương chồng, đương đông buổi chợ... d) Thêm "bao nhiêu", "bấy nhiêu":
Qua đình ngà nón trông đình (Ca dao) Đình bao nhiều ngói, thương mình bấy nhiêu. (Ca dao)

e) Dùng "là " làm từ so sánh :


Đây là loại so sánh ẩn dụ. Gọi như vậy là vì "là có chức năng liên hệ so sánh ngầm
mà không phải "là" trong kiểu câu tường giải khái niệm :
Gió thổi là chơi trời Nước mưa là cưa trời. (Tục ngữ)
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. (Đỗ Trung Quân)
Cứ một kiểu biến thể như trên làm thành một kiểu so sánh tu từ và như vậy ta có
nhóm so sánh.
So sánh là một dạng thức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, bởi vì không có
cách gì làm cho người nghe hiểu nhanh điêu mình nói bằng một sự so sánh cụ thể.
Trong ngôn ngữ, ta có một từ để chỉ màu xanh "xanh" nhưng trong thực 191 tế thì có
rất nhiều gam màu sắc : xanh như da trời, xanh như lá khoai, xanh màu nôn chuối,
xanh lá mạ, xanh ngọc, xanh lam, xanh nước biển v.v... Vì muốn cụ thể nên hình
thành hàng trăm ngữ cố định theo dạng thức so sánh như vậy : nhanh như sóc, nhanh
như cắt, nhanh như tên bắn, nhanh như ngựa phi, nhanh như gió thổi, nhanh như diện
v.... vui như tết, vui như hội, vui như mở cờ trong bụng v.v... Vậy mà vẫn chưa đủ để
diễn đạt những điều muốn nói.

Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Nói đến
văn chương là nói đến so sánh... A. Phơrăng xơ một lần định nghĩa : "Hình tượng là
gì ? Chính là sự so sánh..." và Golup : "Hầu như bất cứ sự biểu đạt hình ảnh nào
cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh"(1). Một so sánh đẹp là so sánh phát
hiện. Phát hiện những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy. Không phải
ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên khen thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Một vị Chủ tịch
nước mà có được một so sánh : Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Phải có một thính giác nhạy bén, một tâm hồn tế nhị và sự thẩm âm như thế nào mới
nghe được cái trong trẻo của tiếng hát xa và chỉ có âm thanh trong trẻo mới vang xa
không bị những âm thanh hỗn loạn nhấn chìm. Tiếng suối của đêm khuya tịch mịch
dưới vầng trăng cũng có sức vang xa như thế.
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)
Điều mà mọi người vẫn hàng nghe, hằng thấy nhưng đã ai có những so sánh thần
tỉnh như vậy ! Nguyễn Tuân có những so sánh kì thú tuyệt vời : "Màu vỏ lòng trai
ngọc thật là kiều diễm như nửa vòng cung cầu vọng bắc lên từ một thế giới đáy biển
vẫn hoài bảo ánh trời".
Chỉ một màu xanh của biển Cô Tô mà ông viết gần hai trang giấy, tìm hàng chục so
sánh : "như lá chuối non", "như lá chuối già", như "mùa thu ngả cốm làng Vòng",
như "màu áo

PHẢN NGỮ
Phản ngữ không phải là phép đối hay đối lập, mà chính là phép nghịch nghĩa, hay
nghịch ngữ, hay tương phản tức là phương thức dùng nghĩa trái ngược để chỉ một sự
thật chứa đựng mâu thuẫn.
Ví dụ : Thật thà cũng thể lái trâu Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng. (Ca
dao)
Ngày trước, đã là lái trâu thì không thể thật thà, mẹ chồng nàng dâu thì không thể
nào thương nhau. Cách nói ngược ở đây còn hàm ý mỉa mai, khinh bạc.
Trong khẩu ngữ, cách nói tương phản (phản ngữ) nhằm chọc mạnh vào chỗ yếu của
người khác, chẳng hạn, người mẹ mắng mỏ con : "Đã đẹp mặt chưa !", "Giỏi thật !",
"Hay quá nhỉ !"... Thành ngữ, tục ngữ cũng có nhiều loại phản ngữ này : *Nói mười
voi không được một bát xáo", "Treo đầu dê bán thịt chó", "Đầu voi đuôi chuột",
"Miệng hùm gan sứa", "Miệng nam mô bụng bỏ dao găm" v.v...
Trong văn chương, lối phản ngữ dùng để diễn đạt nghịch lí xã hội :
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm năm cho lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi... (Ca dao)

Ngày nay cũng có kiểu nói nghịch ngữ như vậy : "Một đàn ông già rủ nhau đi trẻ,
một đàn con trẻ rủ nhau về hưu". Kiểu nói nghịch ngữ không chỉ là vui đùa mà có
thể diễn tả một ý kín đáo, một sự phê phán hoặc phản ánh một nghịch lí xã hội.
Vũ Quần Phương gọi tên một bài thơ là "Âm thanh im .lặng". Nguyễn Tuân còn nghe
được cả "bản đồng ca lặng ngắt" của đoàn thợ giặt, những cô gái xòe bên bờ sông
Đà. Biện pháp phản ngữ được Vũ Trọng Phụng khai thác trong tác phẩm Sổ Đỏ nổi
tiếng và được dùng trong các tác phẩm gần đây ở một số nhà văn trẻ phản ánh mâu
thuẫn phức tạp trong thực tế xã hội.

You might also like