Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TỔNG KẾT ÔN TẬP THI VẤN ĐÁP CUỐI KỲ 211 – MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC

CẤP – THẦY ĐẶNG VIẾT HÙNG

Chương 1: Giới thiệu

- Có 4 nguồn nước được sử dụng trong xử lý nước cấp: nước mưa, nước nguồn,
nước mặt và nước ngầm. Trong đó nước mưa là nước mềm nhất vì đã được giảm
một lượng lớn các chất khoáng hòa tan ( Ca, K, Mg, P, Na) trong đó có hai thành
phần gây nên nước cứng là Ca và Mg đã được giảm đáng kể thông qua quá trình
ngưng tụ bay hơi. Tuy nhiên nên hứng nước mưa từ 10-15p sau mưa để giảm thiểu
ô nhiễm và bụi bẩn.
- Tác nhân ảnh hưởng đến nguồn ngước: tự nhiên ( dòng chảy,..) và con người ( xả
thải từ nhiều hoạt động sản xuất, sinh hoạt)
- 3 thành phần chính trong hệ thống thu gom và xử lý nước cấp:
+ Hệ thống thu gom
+ Nhà máy xử lý
+ Hệ thống phân phối
- Cấp nước cho 4 nguồn:
+ Cấp nước đô thị
+ Cấp nước công nghiệp
+ Cấp cho chữa cháy
+ Cấp tổng hợp
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước:
+ Chỉ tiêu vật lý: màu sắc, độ đục, nhiệt độ, mùi vị và cảm quan, tổng chất rắn hòa
tan, độ dẫn điện,…
+ Chỉ tiêu hóa học: pH, độ cứng, sắt, mangan, asen, amoniac, kim loại nặng, nitrit,
nitrat, hóa chất bảo vệ thức vật,…
+ Chỉ tiêu sinh học: vi khuẩn, giun, sán, vi sinh vật,…
- Các QCVN:
+ QCVN 01-1, 2018 BYT : quy chuẩn nước ăn uống

Trinh Phm | HCMUT


+ QCVN 6-1,2010 BYT: quy chuẩn về nước đóng chai
- Có nhiều quy trình công nghệ xử lý nước cấp, nhưng các phần chính trong công
nghệ truyền thống là: keo tụ, tạo bông, lắng, lọc, khử trùng
 Quy trình công nghệ này
sử dụng thêm tháp sục khí
để loại bỏ sắt ( sắt 2 lên
sắt 3 tạo kết tủa, kết tủa sẽ
được đưa qua bể lắng và tạo bông để loại bỏ) trong nước ngầm. ( xem thêm
các hình ảnh minh họa cho các quy trình xử lý nước cấp khác).

Chương 2: BỎ

Chương 3: Keo tụ, tạo bông

- Định nghĩa keo tụ, tạo bông: là việc kết dính các hạt lơ lửng ổn định trong nước
thành các hạt không ổn định, tạo thành bông có kích thước to nặng để chìm xuống
đáy bể lắng.
- Cơ chế hoạt động: là một chuỗi hoạt động hóa học và cơ học bao gồm việc thêm
các chất hóa học keo tụ ( phèn nhôm, phèn sắt, polymer trợ keo tụ, …) vào trong
nước đang xử lý nhằm kết dính các chất lơ lửng trong nước thành bông cặn to,
chìm xuống đáy bể. Trộn nhanh để phân tán hóa chất vào trong nước bằng cách
khuấy mạnh tạo các hạt kết dính, tạo thành bông cặn to chìm xuống đáy bể bằng
cách khuấy nhẹ và loại bỏ thông qua quá trình sau là lắng và lọc.
- 4 cơ chế làm mất sự ổn định trong nước:
+ Hình thành kết tủa thông qua “ quét floc”
+ trung hòa điện tích bề mặt
+ nén hai lớp
+ hấp phụ và cầu nối giữa các hạt
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ: pH, độ đục, tốc độ phối trộn, các
polymers trợ keo tụ, liều lượng chất keo tụ,…

Trinh Phm | HCMUT


 Liều lượng chất keo tụ phụ thuộc vào nồng
độ các hạt lơ lửng. ở S1, nồng độ hạt lơ lửng
thấp nên chất keo tụ bỏ vào phải nhiều đạt
C1 thì tạo nên bông bùn.
 ở S2, S3, nồng độ đạt được đủ để gây mất ổn
định, vượt qua sẽ gây hiện tượng tái ổn định,
lúc đó phải tiếp tục cho thêm chất trợ keo tụ
để gây mất ổn định tạo bông bùn.
 ở zone 1 là nơi có nồng độ các hạt lơ lửng
cao, vì vậy chỉ cần cho vừa đủ lượng chất trợ keo tụ thì sẽ đạt được trạng thái
mất ổn định.
- Các cách khắc phục tình trạng tái ổn định:
+ tăng liều lượng chất keo tụ
+ giảm liều lượng chất keo tụ ( lắng ảnh hưởng nhưng có độ đục thấp, xử lý ở
khâu lọc)
+ tăng pH
+ thêm các chất trợ keo tụ
 Lưu ý: độ pH càng cao thì hiện tượng mất ổn định càng dễ xảy ra.

Thí nghiệm Jar Test: cho nước thải vào 6 cốc, sau đó cho liều lượng chất keo tụ, tốc độ
khuấy khác nhau để xem sau 1 thời gian khuấy cốc nào cho ra nước đủ tiêu chuẩn cũng
như tối ưu nhất, từ đó ứng dụng trên quy mô lớn hơn.

- Các chất keo tụ có đặc điểm: không độc hại trong liều lượng thực hiện, không bị
hòa tan ở pH trung tính, có mật độ điện tích cao.
- Tính toán, thiết kế bể keo tụ tạo bông: thiết bị quan trọng trong bể này chính là
cánh khuấy. đối với bể này cần tính: thể tích bể, thời gian lưu nước, chọn chiều
cao bể, tính đường kính cánh khuấy, công suất của moto để biết năng lượng cần
truyền vào nước, năng lượng cho khuấy chậm. ( nếu có bể trộn phía trước thì tính

Trinh Phm | HCMUT


thêm kích thước bể trộn, tốc độ khuấy, đường kính cánh khuấy và công suất của
moto)

Chương 4: loại bỏ sắt và mangan

- Sắt và Mangan có công nghệ xử lý tương tự nhau, khó hòa tan ở dạng oxy hóa
nhưng dễ hòa tan ở dạng Fe II và Mangan II.
- 4 cơ chế loại bỏ Sắt và Mangan chính:
+ kết tủa ( sục khí, clo hóa, ozone hóa)
+ hấp phụ
+ trao đổi ion
+ hấp thụ sinh học
Phương pháp phổ biển nhất là chuyển từ dạng hòa tan sang dạng không hòa tan.
 Lưu ý : trong quá trình truyền khối, tính toán hệ số khuếch tán là quan trọng
( xem thêm hình ảnh minh họa các thiết bị sục khí trong slide)

Chương 5: LẮNG

 hình bên mô tả bể lắng: đầu vào là


nước từ bể tạo bông đi vào, vách ngăn có công dụng làm cho nước đi vào với
lưu lượng thích hợp, bể sẽ lắng sau một thời gian, nước sạch hơn sẽ đi ra
ngoài ở vị trí đầu ra, tại van xả bùn người ta dùng xả lượng bông cặn hoặc
bùn tích lũy sau thời gian lắng.
- Các hạt lắng được phân thành 4 loại:
+ loại I: cấu trúc rời rạt, không kết dính
+ loại II: nồng độ cao hơn loại I, có thể kết dính
+ loại III: nồng độ cao hơn loại I,II, kết dính và tạo thành 1 lớp hạt

Trinh Phm | HCMUT


+ loại IV: nồng độ cao hơn, tạo thành 1 lớp thảm hạt
- Thông số cần chú ý: vận tốc lắng của hạt ( m/s).

lắng ngược dòng và lắng xuôi


dòng .

trình bày cơ chế của bể lắng tiếp


xúc?
- Tính toán thiết kể bể lắng cần những thông số nào?
+ cẩn biết lưu lượng qua bể, chọn thời gian lưu nước, tính thể tích bể, chọn chiều
cao, tính chiều rộng, dài ( một số bể tính thêm độ dốc).

Trinh Phm | HCMUT


Chương 6: LỌC

giải thích cơ chế hoạt động của bộ lọc cát nhanh?

Giải thích: khi máy lọc cát nhanh hoạt động, nước từ bể lắng sẽ được đưa vào, khi van A
và C mở thì đồng thời van B và D đóng ( hai van này dành cho quá trình rửa ngược).
nước đi vào từ van A, đi qua bể lọc cát nhanh, xuống rãnh đi qua van C vào bồn chứa
nước sạch sau đó đi ra ngoài đến bể khử trùng. Với quá trình rửa ngược: van D mở để
nước từ bồn chứa trên cao đi xuống nhanh và mạnh theo thế năng, đóng đồng thời van A
và C, cặn bẩn bám trong bộ lọc cát sẽ được rửa ngược ra ngoài theo van B.

Hệ thống rửa ngược bao gồm cách bố trí các máng rửa ngược, vận tốc rửa ngược,
khối lượng nước rửa ngược trên mỗi máng, kích thước của máng (chiều rộng và
chiều sâu), độ cao của máng, thể tích của bể rửa ngược và độ cao của mực nước thấp
nhất trong bể rửa ngược.

 Mục đích của lọc là để giảm độ đục, các hạt lơ lửng không tạo bông còn sót lại
ở quá trình lắng.
- Định nghĩa lọc: là quá trình loại bỏ các hạt lơ lửng khỏi huyền phù.
- Quá trình lọc dạng hạt là quá trình lọc phổ biến nhất.
- Phân loại lọc có thể dựa trên vật liệu lọc ( cát, than, cát than hỗn hợp,…) hoặc dựa
trên tốc độ lọc.

Trinh Phm | HCMUT


giải thích cơ chế của bể lọc cát chậm?
Giải thích: bể lọc thủ công dựa trên lớp vật liệu lọc là cát, than. Cho nước vào lọc
từ từ và nước đã lọc sẽ chảy qua ống chảy ra ngoài. Bể lọc chậm chỉ sử dụng quy
mô nhỏ, hộ gia đình vì tốc độ lọc không đảm bảo cung cấp cho việc sử dụng lưu
lượng nước cần lọc lớn.
- Với sự hạn chế về cung cấp nước sạch của bộ lọc chậm nên hình thành bộ lọc cát
nhanh. Tốc độ tải ( m3/m2.d) hoặc ( m/h) của bộ lọc cát nhanh có thể rất lớn tùy
thuộc vào quy mô.
- Kích thước hạt: ES ( kích thước hiệu quả) – 10% cát được lọc ra khỏi ( d10); US:
hệ số đồng đều – tỉ lệ d60 và d10: nếu tỷ lệ này xấp xỉ 1=> các hạt cát có kích
thước tương tự nhau. D60 > d10.
- Tính chất vật lý của vật liệu lọc :
+ độ cứng: quan trọng; là chỉ số đánh giá khả năng chống mài mòn
+ độ rỗng: ảnh hưởng đến khả năng lọc.
+ trọng lượng riêng: đóng vai trò tỏng việc sắp xếp các lớp vật liệu lọc.
- Nhược điểm của bộ lọc cát nhanh: lớp cát mịn nằm trên cùng do đó các hạt lơ lửng
được giữ lại, lớp vật liệu phía dưới ít được sử dụng; cặn nhanh chóng được tích tụ
và thời gian chạy bộ lọc ngắn.
- Tính toán diện tích bể lọc phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy trong ngày lớn
nhất , tốc độ lọc, số bể lọc.

Đầu lọc, hỗ trợ bể loc, đặt ở cuối bể lọc.

Trinh Phm | HCMUT


Lọc áp suất cỡ lớn, cơ chế hoạt động:
+ Khi lọc: hai van đối diện nhau sẽ mở, hai van đối diện bên kia đóng, nước theo
áp lực đi qua lớp vật liệu lọc và vào bể chứa nước sạch.
+ Khi rửa ngược: khi rửa đóng hai van bên lọc, mở hai van rửa, nước rửa đi vào
rửa ngược lớp vật liệu và đi ra theo van phía trên.
QUÁ TRÌNH LẮNG VÀ LỌC ĐỀU SỬ DỤNG CƠ HỌC LÀ CHỦ YẾU
Màng lọc:
Chia làm 4 loại màng theo thông số lỗ từ thô đến mịn gồm: màng MF,
UF, nano, RO. Tùy vào ứng dụng làm gì mà ngta chọn loại màng lọc hợp
lí.

Trinh Phm | HCMUT


Chương 7: KHỬ TRÙNG

- Định nghĩa: khử trùng là quá trình xử lý nước sau nước lọc để giảm mầm bệnh
trong nước xuống mức có thể chấp nhận được. khử trùng khác thanh trùng tiệt
trùng.
- 5 chất khử trùng được dùng phổ biến: clo tự do, clo kết hợp, clo dioxit, ozone và
tia cực tím.
- Chất khử trùng phải có đặc tính sau để sử dụng: tiêu diệt được mầm bệnh trong
thời gian và nhiệt độ nhất định; biến động được trong nồng độ, thành phần và tình
trạng nước; không độc hại với người và con vật; cường độ và nồng độ phải được
xác định nhanh rõ ràng; chi phí hợp lý.

- Chọn chất khử trùng tùy thuộc vào thời gian lưu nước: thời gian lưu nước HRT =
thể tích/ lưu lượng.

Khử trùng bằng hệ thống khí ozone:


nước đầu vào đi qua bể 2 ngăn chứa khí ozone ( lưu ý ozone chỉ tạo ra ngay thời
điểm sử dụng và không dự trữ và vận chuyển được vì ozone kém bền)

Trinh Phm | HCMUT


Trinh Phm | HCMUT

You might also like