Phúc Trình Hóa Bài 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI PHÚC TRÌNH

BÀI 3: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ, NHIỆT ĐỘ VÀ


CHẤT XÚC TÁC ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

A - DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

HÓA CHẤT DỤNG CỤ


FeCl3 bão hòa Erlen 250 ml 1 cái
CuSO4 bão hòa Ống đong 25 ml 1 cái
Na2S2O3 0,5M Ống đong 5 ml 1 cái
KSCN bão hòa Nhiệt kế 100oC 1 cái
H2SO4 2N Giá + 10 ống nghiệm 1 cái
NH3 2M Ống nhỏ giọt nhựa 1 cái
Al2(SO4)3 0,5M Đũa thủy tinh 1 cái
NH4Cl tinh thể Bình đun nước siêu tốc 1 cái
Phenolphtalein
H2SO4 2M

B - NỘI DUNG THỰC HÀNH


1. ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

1.1 Thực hành


- Dùng 3 ống nghiệm đánh số 1,2,3 cho hóa chất vào các ống nghiệm
theo bảng:

Ống Na2S2O3 Thể tích Thời gian


H2O H2SO4 2N
nghiệm 0,5N chung kết tủa
1 4 giọt 8 giọt 1 giọt 13 giọt t1

2 8 giọt 4 giọt 1 giọt 13 giọt t2

3 12 giọt 0 giọt 1 giọt 13 giọt t3


- Chuẩn bị đồng hồ bấm giây.
- Khi bắt đầu thả 1 giọt H2SO4 vào tiếp xúc với dung dịch Na2S2O3 thì
bấm đồng hồ để tính thời gian của Na 2S2O3 bắt đầu tiếp xúc với H 2SO4
đến khi bắt đầu xuất hiện màu trăng đục của bột S↓ thì ghi nhận thời gian
1.2 Kết quả
Ống nghiệm 1: t1 = 11,63 giây
Ống nghiệm 2: t2 = 9,7 giây
Ống nghiệm 3: t3 = 6,5 giây

→ Nhận xét: khi cho thêm Na2S2O3 với thể tích tăng dần thì tốc độ phản
ứng tăng lên, tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với nồng độ chất tan

2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG:

2.1 Thí nghiệm ở nhiệt độ nước bình thường (t


 Tiến hành thí nghiệm:
- Cho nước vào khoảng ½ becher 250, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ
- Lấy 2 ống nghiệm:
+ Ống nghiệm 1: cho 3 giọt Na2S2O3 + 9 giọt H2O
+ Ống nghiệm 2: cho 20 giọt H2SO4 2N
- Nhúng cả hai ống nghiệm này trong becher nước ở trên trong 2 phút,
chuẩn bị đồng hồ bấm giây
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 1 giọt H 2SO4 ở ống nghiệm 2 cho vào ống
nghiệm 1 (khi 2 ống nghiệm vẫn ngâm trong becher nước), khi dung dịch
acid vừa chạm tới dung dịch Na 2S2O3 ta bấm đồng hồ để tính xem thời
gian bắt đầu xuất hiện kết tủa

 Kết quả: 17 giây

2.2 Thí nghiệm ở nhiệt độ nước bình thường + 100C


 Tiến hành thí nghiệm:
- Cho nước đã đun sôi vào becher chứa khoảng ½ nước ở trên, dùng
nhiệt kế để đo và điều chỉnh lượng nước nóng sao cho nhiệt độ trong
becher bằng nhiệt độ ban đầu tb + 100C
- Lấy 2 ống nghiệm:
+ Ống nghiệm 3: cho 3 giọt Na2S2O3 + 9 giọt H2O
+ Ống nghiệm 4: cho 20 giọt H2SO4 2N
- Nhúng cả hai ống nghiệm này trong becher nước ở trên trong 2 phút,
chuẩn bị đồng hồ bấm giây
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 1 giọt H 2SO4 ở ống nghiệm 4 cho vào ống
nghiệm 3 (khi 2 ống nghiệm vẫn ngâm trong becher nước), khi dung dịch
acid vừa chạm tới dung dịch Na 2S2O3 ta bấm đồng hồ để tính xem thời
gian bắt đầu xuất hiện kết tủa
 Kết quả: 11 giây

2.3 Thí nghiệm ở nhiệt độ nước bình thường + 200C


 Tiến hành thí nghiệm:
- Cho nước đã đun sôi vào becher chứa khoảng ½ nước ở trên, dùng
nhiệt kế để đo và điều chỉnh lượng nước nóng sao cho nhiệt độ trong
becher bằng nhiệt độ ban đầu tb + 200C
- Lấy 2 ống nghiệm:
+ Ống nghiệm 5: cho 3 giọt Na2S2O3 + 9 giọt H2O
+ Ống nghiệm 6: cho 20 giọt H2SO4 2N
- Nhúng cả hai ống nghiệm này trong becher nước ở trên trong 2 phút,
chuẩn bị đồng hồ bấm giây
- Dùng ống nhỏ giọt lấy 1 giọt H 2SO4 ở ống nghiệm 6 cho vào ống
nghiệm 5 (khi 2 ống nghiệm vẫn ngâm trong becher nước), khi dung dịch
acid vừa chạm tới dung dịch Na 2S2O3 ta bấm đồng hồ để tính xem thời
gian bắt đầu xuất hiện kết tủa

 Kết quả: 9 giây

→ Nhận xét: Ở nhiệt độ càng cao thời gian xảy ra phản ứng càng nhanh.

3. ẢNH HƯỞNG CỦA XÚC TÁC ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

3.1 Thực hành


- Lấy becher nhỏ dùng ống đong đong 20ml H 2O, cho vào becher + 4 giọt
dung dịch FeCl3 + 4 giọt dung dịch KSCN bão hòa, lắc đều ta thu được
dung dịch Fe(SCN)3 có màu đỏ máu
- Lấy 4 ống nghiệm:
+ Ống nghiệm 1: cho vào 5ml dung dịch Fe(SCN)
+ Ống nghiệm 2: cho vào 1 ml dung dịch Na2S2O3 0,5N
Đổ ống nghiệm 2 vào ống nghiệm 1: ghi nhận thời gian mất màu hoàn
toàn
 Kết quả: 24 giây

+ Ống nghiệm 3: cho vào 5ml dung dịch Fe(SCN)3 + 2 giọt


CuSO4 bão hòa
+ Ống nghiệm 4: cho 1ml dung dịch Na2S2O3 0,5N
Đổ ống nghiệm 4 vào ống nghiệm 3: ghi nhận thời gian mất màu hoàn
toàn
 Kết quả: 13 giây
→ Nhận xét: Phản ứng có chất xúc tác xảy ra nhanh hơn nhiều so với
phản ứng không có chất xúc tác

4. CÂN BẰNG HÓA HỌC

4.1 Thực hành

- Chuẩn bị becher 100ml và 5 ống nghiệm


- Cho vào Becher: 15ml dung dịch NH3 2M + 8 giọt phenolphthalein, trộn
đều, chia đều dung dịch vào 5 ống nghiệm.

+ Ống nghiệm 1: để so sánh.


+ Ống nghiệm 2: đun nóng từ từ vừa đến sôi, ghi nhận màu sắc so
với ống 1; Đun nóng lâu đến khi dung dịch nhạt màu.
+ Ống nghiệm 3: cho thêm một ít (hạt ngô) tinh thể NH 4Cl tinh
thể NH4Cl, lắc mạnh cho NH4Cl tan ra hết trong dung dịch.
+ Ống nghiệm 4: Thêm từ từ từng giọt dung dịch H 2SO4 2M và
lắc mạnh cho đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn.
+ Ống nghiệm 5: Thêm từ từ từng giọt dung dịch Al 2(SO4)3 0,5M,
lắc mạnh cho hóa chất trộn lẫn vào nhau → mất màu dung dịch và
thu được kết tủa keo trắng do Al2(SO4)3 tan trong nước tạo môi
trường axit trung hòa bazơ đồng thời xuất hiện kết tủa.

→ Giải thích cho các hiện tượng trong các ống nghiệm trên: Mọi sự
chuyển dịch cân bằng đều tuân theo nguyên lý Le Chatelier. Nguyên lý
này cho biết chiều chuyển dịch của cân bằng khi một trong các yếu tố cân
bằng thay đổi. Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một
trong các thông số trạng thái của hệ như nhiệt độ, áp suất và nồng độ thì
cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.

You might also like