Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI SOẠN BÀI LAB 7:

LÀM QUEN SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN – KHẢO SÁT


CÁC MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU VÀ XOAY CHIỀU

7.1 Nêu mục đích của thí nghiệm


7.2 Trình bày các dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm đo điện khảo sát mạch điện
một chiều và xoay chiều.
7.3 Dựa vào lỗ cắm hai dây đo (dương và âm) trên đồng hồ vạn năng DT-9205, hãy phân
biệt dấu hiệu nhận biết Volt kế, Ampere kế và Ohm kế. Ghi các ký hiệu quy ước trên
tùy chọn chức năng đồng hồ của các trường hợp đo như sau:
a. Ohm kế
b. Volt kế đo điện thế của điện một chiều (DCV)
c. Ampere kế đo cường độ dòng điện một chiều (DCA)
d. Volt kế đo điện thế của điện xoay chiều (ACV)
e. Ampere kế đo cường độ dòng điện xoay chiều (ACA)

7.4 Trình bày công thức tính sai số hệ thống của dụng cụ đo hiện số, giải thích các tham
số có mặt trong công thức nói trên.
A. Mạch DC
7.5 Trình bày phương pháp đo điện trở 𝑅𝑝 của dây tóc bóng đèn ở nhiệt độ phòng. Ghi
rõ thang đo 𝑅𝑚 được chọn của dụng cụ đo.
7.6 Nêu công thức tính điện trở 𝑅0 và sai số ∆𝑅0 của dây tóc bóng đèn ở 0℃.
7.7 Nêu rõ thang đo 𝑈𝑚 của Volt kế, 𝐼𝑚 của Ampere kế được sử dụng trong thí nghiệm
mạch DC.
7.8 Vẽ sơ đồ thí nghiệm mạch điện DC. Trình bày quá trình xác định U và I trên bảng 1.
7.9 Nêu công thức tính điện trở 𝑅𝑡 , nhiệt độ 𝑇 và sai số ∆𝑅𝑡 , ∆𝑇 của dây tóc bóng đèn ở
trường hợp cuối của bảng 1.
7.10 Phát biểu và viết biểu thức của định luật Ohm đối với dòng điện không đổi. Tại sao
đặc tuyến Volt – Ampere 𝐼 = 𝑓(𝑈) của bóng đèn dây tóc không phải là đường thẳng?
B. Mạch AC
7.11 Nêu rõ thang đo 𝑈𝑚 của Volt kế, 𝐼𝑚 của Ampere kế được sử dụng và vẽ sơ đồ thí
nghiệm mạch điện RC.
7.12 Cho sơ đồ mắc tụ điện và sơ đồ mạch AC có sẵn điện trở R theo hình, hãy mắc mạch
tụ điện vào mạch AC và nối tiếp với điện trở R theo 3 trường hợp:
a. Dùng một tụ điện (C1 hoặc C2).
b. Dùng hai tụ mắc nối tiếp.
c. Dùng hai tụ mắc song song.

7.13 Trình bày công thức xác định các đại lượng: tổng trở 𝑍, điện trở thuần 𝑅, dung kháng
𝑍𝐶 , điện dung 𝐶 và sai số ∆𝐶 của tụ điện.
7.14 Nêu rõ thang đo 𝑈𝑚 của Volt kế, 𝐼𝑚 của Ampere kế được sử dụng và vẽ sơ đồ thí
nghiệm mạch điện RL.
7.15 Nêu rõ thang đo 𝑅𝑚 của Ohm kế để đo điện trở nội r của cuộn dây.
7.16 Trình bày công thức xác định các đại lượng: tổng trở 𝑍, điện trở thuần 𝑅, tổng trở
cuộn dây 𝑍𝑐𝑑 , cảm kháng 𝑍𝐿 , hệ số tự cảm 𝐿 và các sai số ∆𝑍𝑐𝑑 , ∆𝑟, ∆𝐿 của cuộn dây.
(Chú ý: Phân biệt cho rõ giữa tổng trở toàn mạch 𝑍, tổng trở của riêng cuộn dây 𝑍𝑐𝑑
và cảm kháng 𝑍𝐿 )
7.17 Nêu rõ quan hệ về tần số, pha và biên độ giữa cường độ dòng điện xoay chiều và hiệu
điện thế xoay chiều trong đoạn mạch:
a. Chỉ chứa điện trở thuần R;
b. Chỉ chứa tụ điện có điện dung C;
c. Chỉ chứa cuộn dây dẫn có hệ số tự cảm L.
7.18 Dùng giản đồ vector Fresnel, thiết lập quan hệ về tần số, pha và biên độ giữa cường
độ dòng điện xoay chiều và hiệu điện thế xoay chiều trong mạch RLC không phân
nhánh. Từ đó suy ra biểu thức xác định tổng trở của mạch RLC. Điều kiện để cường
độ dòng điện trong mạch RLC cực đại là gì?

Chú ý: ∆𝑈, ∆𝐼 lấy 3 số lẻ thập phân


Chú ý: 𝑍, 𝑅, 𝑍𝐶 , 𝐶, 𝑍𝑐𝑑 , 𝑍𝐿 lấy 2 số lẻ thập phân, 𝐿 lấy 3 số lẻ thập phân.

You might also like