Chương 4. Quy Phạm Pháp Luật

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

12/4/2022

CHƯƠNG 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

NỘI DUNG CHÍNH


4.1. Khái niệm và đặc điểm
của QPPL
4.2. Cơ cấu QPPL
4.3. Cách trình bày QPPL
4.4. Phân loại QPPL

1
12/4/2022

Quy phạm xã hội


Là khuôn mẫu cho hành vi của con người
Chỉ dẫn cho con người cách xử sự trong các mối
QHXH, trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định
Chỉ ra cách xử sự và xác định các phạm vi xử sự của
con người, cũng như hậu quả bất lợi gì nếu không
thực hiện hoặc vi phạm
Mục đích nhằm hướng tới một trật tự XH nhất định…
Gồm quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy
phạm PL, quy phạm tập quán…

4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM


CỦA QPPL
 Quy phạm pháp luật là quy tắc xử
sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,
được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần
đối với chủ thể trong phạm vi lãnh thổ
nhất định, do nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận và được Nhà nước bảo
đảm thực hiện.

2
12/4/2022

ĐẶC ĐIỂM
 Mang tính quy phạm phổ biến:
quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung;
 Do NN ban hành hoặc thừa nhận;
 Được NN bảo đảm thực hiện;
 Được tạo nên bởi một trình tự,
thủ tục phức tạp và được thể
hiện thông qua hình thức cụ thể,
chặt chẽ.

4.2. CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 Giả định
 Quy định
 Chế tài

3
12/4/2022

4.2.1. GIẢ ĐỊNH

Giả định là một bộ phận của


QPPL, nêu lên những điều kiện,
hoàn cảnh (thời gian, địa điểm, …)
mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào
những hoàn cảnh, điều kiện đó
phải chịu sự tác động của QPPL.

4.2.1. GIẢ ĐỊNH


 Xác định phạm vi tác động của PL
 Hoàn cảnh, điều kiện nêu trong
phần giả định phải rõ ràng, chính
xác, sát với thực tế.
 Muốn xác định bộ phận giả định
của QPPL thì đặt câu hỏi: chủ thể
nào? trong hoàn cảnh, điều kiện
nào?

4
12/4/2022

4.2.2. QUY ĐỊNH


Quy định là một bộ phận của QPPL,
trong đó nêu lên cách thức xử sự
mà cá nhân hay tổ chức không
được, được hoặc buộc phải thực
hiện. Bộ phận quy định của QPPL
chứa đựng mệnh lệnh của nhà
nước.

4.2.2. QUY ĐỊNH


 Cụ thể hóa cách thức xử sự của các
chủ thể khi tham gia quan hệ pháp
luật;
 Mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ
của bộ phận quy định là một trong
những điều kiện bảo đảm nguyên tắc
pháp chế;
 Muốn xác định bộ phận quy định thì
trả lời cho câu hỏi: chủ thể sẽ xử sự
như thế nào?

5
12/4/2022

4.2.2. QUY ĐỊNH

QUY ĐỊNH (mang tính cấm đoán)


Ví dụ: Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức
cho vay nặng lãi. (Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015).

4.2.2. QUY ĐỊNH


QUY ĐỊNH (mang tính tùy nghi)
Ví dụ: Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng
dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ
đơn khởi kiện vụ án... (Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân
sự 2015).

6
12/4/2022

4.2.2. QUY ĐỊNH


QUY ĐỊNH (mang tính nghĩa vụ)
Ví dụ: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp
và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh
hoạt công cộng. (Điều 46 Hiến pháp 2013).

4.2.3. CHẾ TÀI

Chế tài là một bộ phận của QPPL,


nêu lên biện pháp tác động mà
nhà nước dự kiến áp dụng đối với
cá nhân hay tổ chức nào không
thực hiện đúng mệnh lệnh của
nhà nước đã nêu ở bộ phận quy
định của QPPL.

7
12/4/2022

4.2.3. CHẾ TÀI


 Bảo đảm cho pháp luật được thực
hiện nghiêm minh;
 Biện pháp tác động phải tương
xứng với mức độ, tính chất của
hành vi vi phạm;
 Xác định bộ phận chế tài thì trả lời
cho câu hỏi: chủ thể phải chịu hậu
quả gì nếu không thực hiện đúng
quy định của QPPL?

4.2.3. CHẾ TÀI


CHẾ TÀI (hình sự)
Ví dụ: Người nào đối xử tàn ác, thường
xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục
người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì
bị phạt tù từ 02 đến 07 năm. (Điều 130 Bộ
luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017))

8
12/4/2022

4.2.3. CHẾ TÀI


CHẾ TÀI (hành chính)
Ví dụ: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối
với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Quay đầu xe
ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu,
đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn
đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm
quay đầu xe.

(Điều 7.2 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

4.2.3. CHẾ TÀI


CHẾ TÀI (dân sự)

Ví dụ: Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp

đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc
chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.
(Điều 428.2 Bộ luật Dân sự 2015).

9
12/4/2022

4.2.3. CHẾ TÀI


CHẾ TÀI (kỷ luật)

Ví dụ: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng


lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây: 1.Người
lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây
thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc,
tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động... (Điều
126 Bộ luật Lao động 2012)

4.3. CÁCH TRÌNH BÀY QPPL


 Một QPPL không nhất thiết phải có
đủ cả ba bộ phận giả định, quy
định, chế tài;
 Trong một điều luật có thể có nhiều
QPPL;
 Trật tự các bộ phận giả định, quy
định, chế tài trong QPPL có thể bị
đảo lộn.

10
12/4/2022

4.4. PHÂN LOẠI


 Căn cứ vào tính chất của thông
tin và phương diện điều chỉnh
hành vi:
 QPPL nguyên tắc, định nghĩa.
VD: Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015
 QPPL hành vi. VD: khoản 1 Điều
49 Luật CBCC 2008

4.4. PHÂN LOẠI


 Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh thể
hiện trong phần quy định:
 QPPL áp đặt nghĩa vụ. VD: Điều 322
BLDS 2015.
 QPPL cấm đoán. VD: khoản 2 Điều 5
Luật HNGĐ 2014.
 QPPL trao quyền. VD: Điều 40 HP
2013.

11
12/4/2022

4.4. PHÂN LOẠI


 Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh
+ phương pháp điều chỉnh:
 QPPL Hình sự
 QPPL Dân sự
 QPPL Lao động
 QPPL Hành chính
…

4.4. PHÂN LOẠI

 Căn cứ vào nội dung và hình


thức QPPL:
 QPPL nội dung
 QPPL hình thức

12

You might also like