GK PPL

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

KHOA HỌC

Khoa Học Là Gì? là một hệ thống tri thức về bản chất của sự vật, hiện tượng tn, xh và tư duy,
về các quy luận vận động cũng như những quy luật phát triết khách quan của chúng. hệ thống tri
thức này được hình thành và tích lũy trong lịch sử phát triển của loài người thông qua hd tìm tòi,
sáng tạo của nhân loài. nó ko ngừng phát triển dựa trên thực tiễn của tn vfa xh. hình thái ý thức
xh mục tiêu nhằ tạo hệ thống tri thức về tg, được diễn giải thông qua các kn, phạm trù trừu
tượng, nguyên lý, giả thuyết, học thuyết,...
Mục Tiêu Cơ Bản Của Khoa Học?
- mô tả bản chất các sứ vật, hiện tượng tn xh, xác định mqh giữa chúng
- phát hiện ra quy luật vận động vfa phát triển của các sự vật, hiện tượng
- giải thích nguyên nhân phát sinh của sự vật, hiện tượng và dự báo về sự phát triển của chúng
- xây dựng hệ thống học thuyết về tg tự nhiên, xh vfa tư duy
- trang bị cho con người về tri thức về quy luận khách quan của tg hiện thực và họ có thể áp
dụng vào hd thực tiễn sx và đời sống.
- giúp con người sáng tạo ra sản phẩm mới, tri thức mới, đề ra ccas giải pháp mới nhằm phục
vụ cho mục tiêu sinh tồn và phát triển của con người xh
Tri Thức Kinh Nghiệm Là: hiểu biết vfa kinh nghiệm mà con người tích lũy được. giúp con người
hiểu biết về sự vật, quản lý tn, ứng xử mqh, giải quyết vấn đề để sinh tồn vfa phát triển. là cơ sở
hình thành tri thức khoa học. quá trình diễn ra rời rạc và ngẫu nhiên, nó chỉ phát triển đến một
giới hạn hiểu biết nhất định
Tri Thức Khoa Học Là: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống qua hd NCKH, hd
thực hiện thao một kế hoạch, có mục tiêu xd, tổ chức vfa triển khai trên các PPKH.
Tổng hợp khái quát hóa các hiệu số và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc thành những cơ sở lý thuyết
về logic tất yếu. Xác lập dựa trên căn cứ xác đáng và các KL đã được khảo nghiệm và kiểm
chứng
Cách Phân Loại Khoa Học Phổ Biến? Mấy Nhóm Chính? OECD Chia Mấy Nhóm
Theo đối tượng: KH tn và KHXH
KH tn KH xh
Đối tượng Vật thể, hiện tượng tồn tại trong tn, Con người, cộng đồng người, hành vi,
các quy luật tn hd cá nhân, tập thể
Độ chính xác Chín xác cao, rõ ràng, xd, ko phụ Ít chính xác, ít rõ ràng, ít xác định, phụ
thuộc vào người tiến hành quan sát. thuộc vào nhà nghiên cứu
Theo mục đích: khoa học cơ bản: Giải thích vật thể, lực cơ bản nhất và mối quan hệ giữa chúng
và quy luật chi phối chúng VÀ khoa học ứng dụng: Dựa trên kiến thức khoa học cơ bản
Pl theo OECD:
- KH tư nhiên: Toán học, công nghệ thông tin, vật lý, hóa học, sinh học, KH trái đất và môi
trường, KH tự nhiên....
- KH kỹ thuật và công nghệ: Kỹ thuật điện, điện tử, cơ khí, hóa học, vật liệu, môi trường, công
nghê sinh học, nano....VD: Xây dựng các cây cầu chịu được tải trọng lớn
- KH sức khỏe: Y học, chăm sóc sức khỏe... VD: Vaccine phòng Covid-19
- KH nông nghiệp: Nông lâm ngư nghiệp, chăn nuôi, thú y.... VD: Phương pháp thủy canh
- KH xã hội: Tâm lý học, xã hội, giáo dục, kinh doanh, luật, khoa học chính trị, truyền thông...
- KH nhân văn: Lịch sử, khảo cổ, văn học, triết học, ngôn ngữ, đạo đức, nghệ thuật.
Bài tập nhận diện các loại … khoa học
Lý thuyết khoa học Là hệ thống các khái niệm liên quan. các luận điểm và mối quan hệ giữa các
khái niệm đó
Thành phần của lý thuyết Khoa học
Công nghệ … mối quan hệ công nghệ và khoa học
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu khoa học là? Sự điều tra, xem xét một cách có hệ thống, kỹ lưỡng, nhằm xác định dữ
kiện, nguyên lý mới.
Hoạt động có tính học thuật: BAO GỒM
- Xác định vấn đề
- Xây dựng giả thuyết
- Thu thập và phân tích dữ liệu
- Suy luận và đưa ra kết quả
- Kiểm tra
Khám phá, phát hiện, sáng tạo.
Mục tiêu hướng tới
Nghiên cứu khoa học khi chúng thỏa mãn 2 điều kiện
Chức năng nào của nghiên cứu khoa học
Phẩm chất nhà nghiên cứu:
- Kiến thức: Kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực. Nắm rõ và sáng tạo. Cập nhật liên tục, đều
đặn. Nắm vững về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
- Kỹ năng: Năng lực phân tích sắc sảo, tư duy phản biện, đặt và giải quyết vấn đề tốt. Quản
lý thời gian hiệu quả, sắp xếp, tổ chức công việc hợp lý. Khả năng làm việc nhóm. Giao
tiếp tốt: nói, thuyết trình, viết
- Thái độ: tư tưởng phóng khoáng, linh hoạt, sẵn sàng tiếp thu. TRUNG THỰC
Phân loại nghiên cứu Khoa học. Có các tiêu chí nào? Có bao nhiêu loại.
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu khoa học gồm mấy loại, khái niệm từng loại nghiên
cứu.
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học, sản phẩm thông tin, sản phẩm đặc biệt – Bài tập nhận diện
SP đặc biệt.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là
Các quan điểm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Cấu trúc của phương pháp luận NCKH có 3 thành tố, gồm:
Khái niệm: Luận điểm, luận cứ, luận chứng
TRÌNH TỰ NCKH
Các giai đoạn trình tự logic tiến hành một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
Nhớ tên 09 giai đoạn và Các công việc của từng gia đoạn
(Xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài là hoạt động của giai đoạn nghiên cứu nào?
Thiết kế các công cụ đo lường cho các khái niệm lý thuyết trừu tượng là hoạt động của giai đoạn
nghiên cứu nào? Các Công việc trong giai đoạn phát triển thiết kế nghiên cứu, ..)
NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?
- Con đường, cách thức, phương tiện để giải quyết ác nhiệm vụ nghiên cứu, đạt mục tiêu một
cách chính xác, hiệu quả.
2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học?
- Tính chủ quan
- Tính khách quan
- Tính mục tiêu
- Có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung của vấn đề nghiên cứu
- Tính hệ thống
- Cần có sự hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu
3. Phân loại theo cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu gồm các nhóm?
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu sẳn có
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thu thập thông tin từ thực tiễn
Nhóm các phương pháp hỗ trợ: - Phương pháp toán học
- Phương pháp chuyên gia

4. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là gì?


- Lý thuyết khoa học là 1 hệ thống các quan điểm, khái niệm được liên kết với nhau theo logic
5. Phương pháp phân tích lý thuyết?
- Phân tích lý thuyết là PP phân tích các thông tin về lý thuyết nhằm phát hiện ra các khía cạnh,
cấu trúc lý thuyết , các trường phái NC và các xu hướng phát triển của lý thuyết.
6. Phương pháp tổng hợp lý thuyết?
- Tổng hợp lý thuyết là PP liên kết các khía cạnh, các bộ phận, MQH tìm được từ thông tin về lý
thuyết đã thu thập được thành một tổng thể nhằm tạo hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ khái quát về
chủ đề NC.
7. Phương pháp phân loại lý thuyết?
- phương pháp phân loại lý thuyết: phương pháp sắp xếp một cách logic theo từng phương diên,
từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng xu hướng phát
triển.
8. Phương pháp hệ thống hoá lý thuyết?
- phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: phương pháp sắp xếp những thông tin, dữ liệu đa dạng thu
nhập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thành một hệ thống có kết cấu chặt chẽ trên cơ sở một mô
hình lý thuyết.
9. Phương pháp mô hình hoá?
- Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, quá trình, hiện tượng bằng cách xây dựng mô hình của
chúng.
10. Phương pháp nghiên cứu lịch sử là?
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử nghiên cứu đối tượng bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh,
quá trình phát triển và những biến đổi của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật vận động của
nó.
11. Mục đích của từng phương pháp
a. Nghiên cứu khoa học: Để thu nhập thông tin, số liệu, kiến thức hỗ trợ cho công trình nghiên
cứu.
b. Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu chủ yếu
thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản.
c. Nghiên cứu phân tích lý thuyết: Là Phương pháp phân chia các thông tin thu thập được thành
các bộ phận riêng biệt từ những tài liệu có sẵn. Từ đó, phát hiện ra những xu hướng hay đặc điểm
chung của đối tượng nghiên cứu.
d. Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết: như trên .-.
e. Phân loại lý thuyết: việc phân loại giúp các tri thức khoa học được sắp xếp thành hệ thống.
Trong đó, các tư duy được sắp xếp với mức độ phản ánh phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. Sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu được cụ thể
hóa, cũng như phản ánh kết quả từ phân loại hiệu quả.
f. Phân loại hệ thống hoá lý thuyết: Mục đích của phân loại hệ thống lý thuyết trong nghiên cứu
khoa học là giúp nhà nghiên cứu có thể sắp xếp, tổ chức và phân tích các lý thuyết trong lĩnh vực
nghiên cứu của mình.
Khi các lý thuyết được phân loại và xếp hạng, nhà nghiên cứu có thể hiểu được sự phát triển của
lý thuyết trong lĩnh vực của mình, từ đó có thể tìm ra các khoảng trống và hướng phát triển mới
cho nghiên cứu của mình.
g. Phương pháp mô hình hoá: Mục đích của phương pháp mô hình hóa trong nghiên cứu khoa
học là giúp nhà nghiên cứu tạo ra các mô hình, mô phỏng, hoặc biểu đồ trực quan hóa để giải
thích và dự đoán các hiện tượng trong lĩnh vực nghiên cứu của mình.
h. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Mục đích của phương pháp nghiên cứu lịch sử trong nghiên
cứu khoa học là khám phá và phân tích quá trình phát triển của các ý tưởng, khái niệm và lý
thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Từ đó tạo ra các phát hiện mới và đóng góp cho sự tiến
bộ của lĩnh vực nghiên cứu đó.
NHÓM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn là gì? Đối tượng, đặc điểm, ưu điểm?
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thu nhập thông tin, dữ liệu từ thực tiễn
- Đối tượng: Các lĩnh vực khoa học
- Đặc điểm: Các dữ liệu thu thập được từ thực tiễn sẽ giúp nhà nghiên cứu khám phá ra bản chất
của sự vật, hiện tượng, phát hiện ra các quy luật, chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết khoa
học…
- Ưu điểm: tác đọng trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và các quy luật
của đối tượng.
2. Phương pháp quan sát khoa học là gì? Đối tượng, đặc điểm, ưu điểm?
- Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở tri giác đối
tượng (sự vật, hiện tượng, quá trình hay hành vi) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau một
cách có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống.
- Đối tượng: Sự vật, hiện tượng, hành vi.
- Đặc điểm: Nhà nghiên cứu chủ yếu mô tả đối tượng quan sát hoặc đưa ra suy luận về những gì
quan sát được hay đưa ra các dánh giá về chúng. Dữ liệu thu thập được từ quan sát sẽ cung cấp
cho nhà nghiên cứu những thông tin cụ thể đặc trưng cho đối tượng.
- Ưu điểm: giữ được tính tự nhiên (khách quan của các sự kiện,hiện tượng và biểu hiện tâm lý
con người, cung cấp số liệu sống động, cụ thể, phong phú, quan sát được thực hiện khá đơn giản,
không tốn kém.
Tiến trình quan sát khoa học
Thông qua các bước sau
- Xác định mục đích quan sát
- Xác định đối tượng quan sát cũng như phương diện cụ thể cần quan sát đối tượng
- Đối tượng và phương diện quan sát được xác định dựa trên mục đích quan sát
- Lựa chọn phương thức quan sát (trực tiếp - gián tiếp, một lần - nhiều lần)
- Lập kế hoạch quan sát (thời gian, số lượng mẫu quan sát, địa điểm, người quan sát, số lần quan
sát, khoảng cách giữa các lần quan sát)
- Tiến hành quan sát
- Kiểm tra kết quả quan sát
- Xử lý dữ liệu
Phương pháp điều tra
Điều tra là phương pháp thu thập thông tin bằng cách thực hiện khảo sát 1 nhóm đối tượng trên
1 diện rộng.
- Mục đích: phát hiện ra các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về lượng và
chất của các đối tượng cần nghiên cứu
- Có 2 loại: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học
- Được thực hiện qua: Khảo sát bằng phiếu câu hỏi( có kết cấu chặt chẽ và không có kết cấu chặt
chẽ), thảo luận/ phỏng vấn nhóm,...
Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi
- Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách giao tiếp gián tiếp với đối tượng thông qua việc
đặt câu hỏi và trả lời trên phiếu khảo sát.
- Được lên kế hoạch và xác định từ trước.
- Được tiến hành bằng cách:
Phát phiếu trực tiếp cho người tham gia khảo sát/ điều tra
Gửi bảng câu hỏi qua đường bưu điện
Tiến hành khảo sát/ điều tra trực tuyến
Ưu điểm: Thu thập được khối lượng lớn thông tin, không mất nhiều thời gian, ít tốn kém và có
thể khái quát hoá cho dân số nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp người nghiên cứu đưa ra một loạt các câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời
Phỏng vấn có cấu trúc chặt chẽ
Giống với phỏng vấn có kết cấu không có kết cấu chặt chẽ nhưng thay vì trả lời theo ý mình thì
người được hỏi sẽ trả lời dựa trên câu trả lời đã cho trước
- Câu trả lời được ghi nhận ở dạng số và được phân tích bằng các phép tính thống kê
- Câu hỏi được xác định từ trước và không thay đổi trong quá trình phỏng vấn
Ưu: Thu thập thông tin đồng nhất giúp đảm bảo tính tương thích của dữ liệu; không đòi hỏi người
phỏng vấn có kỹ năng phỏng vấn cao
Phỏng vấn có cấu trúc không chặt chẽ
- Là phương pháp điều tra, thu thập thông tin bằng cách giao tiếp trực tiếp với đối tượng theo một
kế hoạch định trước
- Người trả lời sẽ dùng từ ngữ để nêu lên ý kiến, quan điểm cá nhân
- Phỏng vấn được thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại

Ưu:
Thu thập được các thông tin phản ánh suy nghĩ nội tâm của người được phỏng vấn
Làm rõ và đào sâu vào dữ liệu
Có tính linh hoạt cao
Có thể thay đổi câu hỏi phù hợp với đối tượng hoàn cảnh đàm thoại nhưng vẫn giữ nguyên
được mục đích ban đầu
Nhược:
Không đảm bảo được người phỏng vấn cung cấp những câu trả lời hoàn toàn trung thực
Tốn nhiều thời gian, chi phí
Chất lượng của dữ liệu thu được phụ thuộc vào kỹ năng của người phỏng vấn hay chất
lượng tương tác giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn
Thông tin thu được chỉ mang tính cá nhân, khó có thể khái quát hoá cho toàn bộ dân số
nghiên cứu
Phương pháp thảo luận/ phỏng vấn nhóm
- Giúp khám phá ý kiến, thái độ, nhận thức của người tham gia nghiên cứu đối với một vấn đề,
sản phẩm hay dịch vụ,... thông qua một cuộc thảo luận trao đổi cởi mở, tự do giữa thành viên
trong nhóm và nhà nghiên cứu
- Nhà nghiên cứu nêu vấn đề hay đặt câu hỏi để khởi đầu cho thảo luận giữa các thành viên trong
nhóm
- Các vấn đề được thảo luận trong thảo luận nhóm cụ thể hơn, có trọng tâm hơn so với các vấn
đề thảo luận trong phỏng vấn nhóm
Ưu
Thực hiện đơn giản, ít tốn kém thời gian và tiền bạc
Thu thập được những thông tin chi tiết, phong phú và đa dạng
Có thể sử dụng để khám phá một lượng lớn vấn đề khác nhau
Nhược điểm: Nếu không được điều khiển cẩn thận, nó có thể chỉ phản ánh ý kiến của những
người có khuynh hướng chi phối nhóm
Bao nhiêu người là tối ưu: 8-10 người
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Là phương pháp nghiên cứu đối tượng trong những điều kiện đặc biệt do người nghiên cứu tạo
ra. Nhà nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến của sự kiện mà đối
tượng tham gia.
Quy trình thực nghiệm
- Xây dựng giả thuyết thực nghiệm dựa trên phân tích các biến số, đặc biệt là các biến số độc lập
- Chọn lựa đối tượng thực nghiệm. Chia đối tượng thực nghiệm thành 2 nhóm: thực nghiệm và
đối chứng
- Tiến hành các bước thực nghiệm, theo dõi sát những thay đổi ở 2 nhóm trong từng giai đoạn
thực nghiệm
- Phân tích kết quả thực nghiệm
- Khẳng định giả thuyết đã nêu có kết quả thực nghiệm phù hợp
- Đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiễn
Ưu
Nâng cao trình độ kỹ năng thực nghiệm nghiên cứu và khả năng tư duy lý thuyết
Thúc đấy quá trình nghiên cứu khoa học
Tạo ra một hướng nghiên cứu mới dựa trên phương pháp hoàn toàn chủ động trong sáng
tạo khoa học
Nhược điểm
Hiện tượng diễn ra không hoàn toàn tự nhiên
Đòi hỏi phải có các thiết bị kỹ thuật cao
Đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có các kỹ năng nghiên cứu, tổ chức
Khó áp dụng vào các nghiên cứu liên quan đến những hoạt động diễn biến phức tạp trong
tư tưởng, tình cảm con người

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Mục tiêu nghiên cứu
- Là những nội dung mà nhà nghiên cứu xem xét, làm rõ và mong muốn đạt được.
Chức năng chính của xác định vấn đề nghiên cứu
Tầm quan trọng của xác định vấn đề nghiên cứu
- Được xem là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu
- Đặt nền móng cho nghiên cứu
- Giúp nhà nghiên cứu xác định hướng đi
- Xác định vấn đề nghiên cứu càng cụ thể và chính xác thì kế hoạch sẽ được xây dựng càng rõ
ràng và hiệu quả
- Quyết định các bước tiếp theo
Xác định vấn đề nghiên cứu cần có 7 bước
Trình tự đúng của các bước khi xác định vấn đề nghiên cứu
B1: Xác định một lĩnh vực rộng
B2: Chia nhỏ
B3: Chọn
B4: Đặt câu hỏi
B5: Xây dựng mục tiêu nghiên cứu
B6: Đánh giá tính khả thi của mục tiêu
B7: Kiểm tra lại
Xây dựng mục tiêu nghiên cứu là bước thứ mấy của xác định vấn đề nghiên cứu? Bước 5
Mục tiêu nghiên cứu cần được trình bày dưới 2 tiêu đề là: mục tiêu chính và mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chính
Là câu khái quát về mục tiêu chính của nghiên cứu đồng thời nêu lên các mối liên hệ, quan hệ mà
nhà nghiên cứu muốn khám phá hay thiết lập trong nghiên cứu của mình.
Cách viết mục tiêu cụ thể
- Nhà nghiên cứu phải sử dụng các động từ hành động như: xác định, nhận diện, tìm hiểu, khám
phá, đo lường,..
- Từ khóa gắn với từng loại mục tiêu,
XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO ĐỀ TÀI
Tham khảo tài liệu
- Là thực hiện việc tìm kiếm, chọn lựa, phân loại tài liệu, sau đó tổng hợp lý thuyết, luận điểm
Mục tiêu của tham khảo tài liệu
- Làm rõ và xác định trọng tâm của vấn đề nghiên cứu
- Cải thiện phương pháp luận nghiên cứu của nhà nghiên cứu
- Mở rộng kiến thức nền tảng của nhà nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu
- Thiết lập mối quan hệ giữa kết quả nghiên cứu của mình và hệ thống tri thức hiện có về vấn đề
nghiên cứu
Trình tự các bước tiến hành tham khảo tài liệu
Gồm 4 bước
B1: Tìm kiếm tài liệu
B2: Đọc tài liệu
B3: Phát triển khung lý thuyết
B4: Phát triển khung khái niệm
Nguồn tin cậy để tìm kiếm tài liệu tham khảo
Sách, tạp chí chuyên ngành, báo cáo hội thảo và từ Internet
Thứ tự về chất lượng nguồn tài liệu
Sách > tạp chí chuyên ngành > báo cáo hội thảo > Internet
Tiêu chí đánh giá tài liệu
Uy tín - Độ tin cậy - Tính chính xác - Tính khách quan - Tính cập nhật - Phạm vi bao quát.
Khung lý thuyết để tìm kiếm và đọc tài liệu một cách hiệu quả
Khung khái niệm là cơ sở cho vấn đề nghiên cứu

VẬN HÀNH HÓA KHÁI NIỆM


Vận hành hóa khái niệm là gì?
- Là quá trình thiết kế các công cụ đo lường cho các khái niệm lý thuyết trừu tượng.
Bước vận hành hóa khái niệm
B1: Định nghĩa vận hành
B2: Xác định biến số
Định nghĩa vận hành
- Là các định nghĩa chi tiết, chuẩn xác về các khái niệm được sử dụng trong ngữ cảnh nghiên cứu
cụ thể.
Lưu ý khi xây dựng các định nghĩa vận hành
- Có thể thiết lập theo các khái niệm chính
- Định nghĩa vận hành có thể khác với định nghĩa trong từ điển, trong văn bản hay cuộc sống
hằng ngày. Được gắn với một ngữ cảnh nghiên cứu cụ thể
- Nhà nghiên cứu phải đưa ra luận điểm để thuyết phục người đọc tin vào độ chính xác của các
định nghĩa vận hành trong nghiên cứu của mình. Có tính chủ quan
Để có thể đo lường được, các khái niệm cần được biến đổi thành các biến số
Biến số:
- Là sự biểu thị ở dạng đo lường được một khái niệm trừu tượng.
- Biến số có thể nhận các giá trị khác nhau
- Được đo thông qua thang đo
Phân loại theo quan hệ nhân - quả:
- Biến số độc lập: Gây ra thay đổi trong một hiện tượng, tình huống
- Biến số phụ thuộc: Biểu thị kết quả do tác động của biến số độc lập
- Biến số trung gian: Kết nối biến độc lập và biến phụ thuộc
- Biến số ngoại lai: Đại diện cho các yếu tố có trong những anhr hưởng nhất định đến mối quan
hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Mối quan hệ giữa các biến độc lập, phụ thuộc, trung gian
- Mối quan hệ nhân quả với nhau.
+ Biến độc lập: Biến số thay đổi trong một hiện tượng tình huống=> Chỉ nguyên nhân
+ Biến phụ thuộc: Biến số thay đổi sự vật, hiện tượng, tình huống xảy ra do tác động của biến
độc lập=> Chỉ kết quả
+ Biến trung gian: Kết nối biến độc lập và biến phụ thuộc
Được đo bằng thang đo định danh hay thang đo thứ tự là biến số nào?
- Thang đo định danh: Phân chia các cá thể, đối tượng, câu trả lời thành nhóm nhỏ dựa trên
đặc điểm/tính chất riêng. Thông qua các con số và ký tự không có ý nghĩa về lượng. Gồm các
biến như: Giới tính, tôn giáo, dân tộc...
- Thang đo thứ tự: Giống như thang đo định danh. Nhưng thang đo thứ tự chia các nhóm
theo mức độ, tăng giảm, lớn nhỏ. Gồm các biến như: Thu nhập, thái độ, sở thích..
Được đo bằng thang đo quãng hay thang đo tỉ lệ là biến số nào?
- Thang đo quãng: Phân chia đối tượng thành các nhóm nhỏ. Gồm các biến như: Thang đo
dộ C, và thang đo độ F...
- Thang đo tỉ lệ: Được sắp xếp theo thứ tự các nhóm, có điểm bắt đầu và điểm kết thúc và
được chia thành các quãng/đơn vị bằng nhau. Gồm các biến như:Chiều cao, chiều rộng, chiều
rộng....
Điểm giống nhau và khác nhau giữa các thang đo
(thang đo định danh, thang đo thứ tự, thang đo quãng, thang đo tỷ lệ)
- Điểm giống: Phân chia đối tượng thành các nhóm nhỏ.
- Khác nhau:
+ Định danh: Thông qua dùng con số và ký tự phân loại định lượng.
+ Thứ tự: Không biết được thứ tự giữa các thứ hạng, không chia các quãng đều nhau
+ Quãng: Dùng để đo các biến số định lượng, các quang đều nhau
+ Tỷ lệ: Có điểm bắt đầu cố định là điểm 0 tuyệt đối
XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả thuyết nghiên cứu là gì?
Giả thuyết nghiên cứu là 1 nhận định sơ bộ, suy đoán khoa học, kết luận giả định về bản chất sự
vật, sự việc của ngươi nghiên cứu đưa ra để trả lời cho câu hỏi hay vấn đề liên quan đến nghiên
cứu khoa học, để chứng minh giả thuyết đó hoặc bác bỏ nó.
Chức năng và thuộc tính của giả thuyết.
- Chức năng: Gồm 4 chức năng
+ Xây dựng giả thuyết giúp nhà nghiên cứu xác định trọng tâm nghiên cứu=> Chú trọng vào các
khía cạnh cụ thể cần được điều tra, làm rõ vde nghiên cứu.
+ Giúp NCN xác định được những dự liệu cần thu nhập=> Xdinh được phương pháp nghiên cứu,
phương tiện nghiên cứu,...
+ Xdinh được trọng tâm nghiên cứu=> Làm tăng tính khách quan của nghiên cứu.
+ Cho phép NCN đóng góp vàp việc phát triển giả thuyết=> NCN kết luận được cụ thể cái gì
đúng, cái gì sai.
- Thuộc tính: Gồm 4 thuộc tính
+ Đơn giản cụ thể, rõ ràng về mặt khái niệm
+ Phải kiểm chứng được
+ Có quan hệ với hệ thống tri thức thực hiện có về đối tượng nghiên cứu
+ Có thể vận hành được
Phân loại giả thuyết – Khái niệm từng loại giả thuyết
- Phân loại giả thuyết theo chứng năng NCKH:
+ Giả thuyết mô tả: Mô tả phỏng đoán về bản chất, cấu trúc, động thái hay sự tương tác giữa các
sự vậ, hiện tượng. Được sử dụng trong nghiên cứu mô tả.
+ Giả thuyết giải thích: Nhận định sơ bộ về nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh, vận động hay thay
đổi trạng thái sự vật, hiện tượng.
+ Giả thuyết giải pháp: Phương án giả định về các nguyên lý giải pháp mới, các mô hình mới
+ Giả thuyết dự báo: Đưa ra phỏng đoán về trạng thái tương lai của sự vật, hiện tượng.
- Phân loại giả thuyết theo cấu trúc logic:
+ Giả thuyết là phán đoán đơn: Nếu phán đoán theo chất, có thể được biểu thị dưới dạng khẳng
định( S là P), phủ định( S không là P), xác suất( S có lẽ là P), tất nhiên( S chắc chắn là P). Nếu
phán đoán theo lượng, có thể dưới dạng phán đoán chung( mọi S là/ hoặc không phải là P), dưới
dạng riêng( Có 1 số S là/ hoặc không phải là P), dưới dạng đơn nhất( chỉ có S là/ hoặc không phải
là P).
+ Giả thuyết là phán đoán phức: Dưới dạng này phán đoán có thể hiểu thành nhiều phán đoán
đơn. Các phán đoán đơn được liên kết vs nhau bởi từ HOẶC, VÀ, NHƯNG, CŨNG...
- Phân loại theo kiểm định giả thuyết thống kê: Chia làm 2 loại là giả thuyết nghiên cứu và
giả thuyết không
+ Gthuyet nghiên cứu: Nghiên cứu thực sự muốn kiểm tra.
+ Gthuyet không: Nghieen cứu không chỉ ra sự không khác biệt hay sự không có quan hệ giữa
các biến số
Quá trình kiểm chứng giả thuyết …

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


- Thiết kế nghiên cứu là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về kết quả nghiên cứu với các chuẩn
mực về độ chặt chẽ và tính phổ quát, cùng quy trình và nguồn lực tương ứng nhằm đạt các chuẩn
mực nhất định.
Chức năng chính của thiết kế nghiên cứu?
- Có 2 chức năng chính: Chỉ tiêu hóa tát cả các quy trình NC và Đảm bảo các quy trình
nhiệm vụ phù hợp thỏa đáng
Thiết kế nghiên cứu cần nêu rõ nội dung nào?
- Tên loại TKNC sẽ sử dụng và Cung cấp thông tin về các khía cạnh liên quan đến NC.
Dựa theo đối tượng thu thập dữ liệu, thiết kế nghiên cứu gồm: thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Phân loại thiết kế nghiên cứu/ Các tiêu chí phân loại …gồm loại nào?
- Phan loại dựa trên: Số lần thu nhập dữ liệu( dựa trên 3 cách: Cắt ngang, trước – sau và dài
hạn). Cách thức thu nhập và xử lý số liệu( 3 loại: Định lượng, định tính, hỗn hợp). Tác động của
NNC đối với đối tượng thu nhập dữ liệu( chia làm 2 nhóm: Thực nghiệm và phi thực nghiệm)
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn
Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu được thu thập trực tiếp từ thực tiễn qua các phương pháp thu thập dữ liệu
như phỏng vấn, thảo luận nhóm, quan sát, khảo sát, điều tra,…
Dữ liệu định lượng: là một tập các số hay phân loại (giới tính, chủng tộc, nhóm tuổi, trình độ học
vấn) có được từ một nhóm người và liên quan tới phân tích thống kê. Và được đo lường bằng các
thang đo.
Dữ liệu định tính: là một tập thông tin không thể đo lường bởi con số. Nó thường chứa từ ngữ,
tường thuật hay mô tả đối tượng. Kết quả của quá trình phân tích dữ liệu định tính có thể có dạng
các từ khóa được đánh dấu, thông tin được phân tách và các định nghĩa được phác họa.
Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin sơ cấp phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, nguồn lực
có sẵn, kỹ năng và kinh nghiệm của nhà nghiên cứu. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cần quan tâm đến
đặc điểm kinh tế- xã hội (trình độ văn hóa, tình trạng kinh tế, tuổi, giới tính,..) của dân số nghiên
cứu, sự quan tâm và thái độ của họ với việc tham gia vào nghiên cứu.
Thông tin sơ cấp có thể chia làm 2 loại, gồm thông tin định tính và thông tin định lượng
- Thông tin định tính: nhà nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp như quan sát khoa học,
phỏng vấn không có cấu trúc chặt chẽ, thảo luận/ phỏng vấn nhóm…
- Thông tin định lượng thường được thu thập qua các cuộc khảo sát bằng câu hỏi, phỏng vấn
có cấu trúc chặt chẽ, đặt biệt là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi: là một công cụ nghiên cứu bao gồm một bộ các câu hỏi/ mục hỏi nhằm thu thập
thông tin từ những người tham gia khảo sát, điều tra hay phỏng vấn một cách chuẩn hóa.
Bảng câu hỏi bao gồm câu hỏi đóng hoặc/ và câu hỏi mở
- Câu hỏi mở: Yêu cầu người tham gia khảo sát, điều tra trả lời câu hỏi bằng từ ngữ của họ.
Ưu điểm: Người điền phiếu không bị phụ thuộc vào phương án trả lời định sẵn→ có thể tự do
bộc lộ suy nghĩ của mình→ thông tin thu thập từ câu hỏi mở khá phong phú, đa dạng, phản ánh
được nhiều khía cạnh của vấn đề quan tâm
Nhược điểm: Thông tin dạng này rất khó xử lý, mất nhiều thời gian để phân tích nội dung, người
trả lời thường bỏ trông phần trả lời cho câu hỏi mở
- Câu hỏi đóng: Yêu cầu người tham gia khảo sát, điều tra chọn lựa câu trả lời từ các phương
án trả lời cho sẵn
Ưu điểm: Thông tin thu thập được có thể được xử lý dễ dàng và nhanh chóng
Nhược điểm: Phạm vi thông tin chỉ bó hẹp trong giới hạn của các phương án trả lời do người thiết
kế câu hỏi định trước→ không thể phản ảnh được tính đa dạng, đa chiều của thông tin
Quy ước khi thiết kế câu hỏi
a) Luôn luôn sử dụng ngôn ngữ đơn giản, thông dụng, không sử dụng các thuật ngữ, từ kỹ
thuật
b) Hạn chế các câu hỏi gây lúng túng hay có thể làm người trả lời đưa ra các câu trả lời không
đúng sự thật. Ví dụ, những câu hỏi về trình độ học vấn, thu nhập,..
c) Viết các câu hỏi tương đối ngắn và đơn giản
d) Không sử dụng các câu hỏi mơ hồ- câu hỏi có nhiều nghĩa, có thể được người trả lời diễn
giải theo nhiều ý khác nhau
e) Không hỏi các câu hỏi lồng ghép (câu hỏi có chưa một câu hỏi khác bên trong)
f) Không hỏi các câu hỏi dựa trên giả định (nhà nghiên cứu giả định người trả lời thuộc nhóm
riêng biệt nào đó và tìm thông tin dựa trên các giả định này)
Định dạng của các phương án trả lời có thể ở dạng
a) Câu trả lời lưỡng cực: chỉ có 2 phương án
Ví dụ: có/ không, đúng/ sai, đồng ý/ không đồng ý
b) Câu trả lời định danh: có nhiều phương án, nhưng không được sắp xếp theo thứ tự
Ví dụ: Bạn làm việc trong lĩnh vực nào? Sản xuất/ dịch vụ/ giáo dục/ ý tế/ du lịch và nhà hàng ,
khách sạn/ bán lẻ.
c) Câu trả lời thứ tự: có nhiều phương án được sắp xép theo thứ tự
Ví dụ: Thu nhập các nhân hàng tháng của bạn ở mức nào?
□ < 5 triệu □ 5-10 triệu □ >10 triệu

d) Câu trả lời trên thang đo quãng: các phương án trả lời được đo bằng các thang đo đối nghĩa
hay thang đo Likert hay thang đó Gutman… có 4,5,7,.. hay 10 điểm
e) Câu trả lời trên thang đó liên tục: người trả lời tự điền giá trị trên thang đo tỷ lệ
Trật tự logic của câu hỏi: Nên được sắp xếp từ câu có nội dung đơn giản cho đến câu hỏi có nội
dung phức tạp; từ câu hỏi về dữ liệu, tiếp đến câu hỏi về hành vi, sau đó câu hỏi về thái độ; từ
câu hỏi có tính khái quát đến câu hỏi cụ thể về khía cạnh nào đó.
- Nên bắt đầu bảng câu hỏi bằng những câu hỏi dễ trả lời
- Không nên bắt đầu bảng câu hỏi bằng các câu hỏi mở
- Nên hỏi theo trình tự thời gian, bắt đầu sự kiện xảy ra lâu nhất cho đến sự kiện xảy ra gần
nhất
- Các câu hỏi trong bảng câu hỏi cần có mối liên hệ logic với nhau, cùng đề cập đến một chủ
đề. Khi chuyển sang chủ đề khác, cần có các câu chuyển ý
- Nên xây dựng bảng câu hỏi càng ngắn càng tốt, chỉ hỏi những gì cần hỏi.
Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, câu hỏi và giải thuyết sẽ kiểm tra (nếu có)
Bước 2: Đối với từng mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, liệt kê tất cả câu hỏi liên quan nhà nghiên cứu
muốn trả lời trong nghiên cứu của mình
Bước 3: Với từng câu hỏi được xác định trong bước 2, nhà nghiên cứu liệt kê tất cả thông tin cần
thiết để trả lời nó
Bước 4: Viết ra các câu hỏi nhà nghiên cứu muốn hỏi người tham gia khảo sát để thu thập thông
tin cần thiết
Bước 5: Tước khi sử dụng bảng câu hỏi chính thức, cần kiểm tra thử với một nhóm nhỏ giúp phát
hiện ra những khó khăn tiềm năng có thể gặp phải trong việc hiểu và lý giải câu hỏi. Phải tìm
xem câu hỏi có khó hiểu không, có diễn đạt được chính xác ý chưa, những người trả lời khác
nhau có diễn giải khác nhau về câu hỏi không, cách người trả lời diễn giải có giống với ý nhà
nghiêm cứu muốn hỏi không.
Quy ước khi thiết kế câu hỏi
- Luôn luôn sử dụng ngôn ngữ đơn giản, thông dụng, không sử dụng các thuật ngữ, từ kỹ
thuật
Vd: Bạn có thường sử dụng nitrat potassium không, nêm thay từ nitrat potassium bằng muối diêm
- Hạn chế các câu hỏi gây lúng túng hay có thể làm cho người trả lời đưa ra các câu trả lời
không đúng sự thật.
Vd: các câu hỏi về trình độ học vấn, thu nhập
- Viết các câu hỏi tương đối ngắn và đơn giản
- Không sử dụng các câu hỏi mơ hồ - câu hỏi có nhiều nghĩa, có thể được người trả lời diễn
giải theo nhiều ý khác nhau
- Không hỏi các câu hỏi lồng ghép (câu hỏi có chứa một câu hỏi khác bên trong)
Vd: bạn đi mua sắm bao lâu 1 lần và mất bao nhiêu thời gian cho 1 lần mua sắm
- Không hỏi các câu hỏi dựa trên giả định ( nhà nghiên cứu giả định người trả lời thuộc nhóm
riêng biệt nào đó và tìm thông tin dựa trên các giả định này)
Định dạng phương án trả lời
a) Câu trả lời lưỡng cực: chỉ có 2 phương án. Vd: đúng/sai, có/không
b) Câu trả lời định danh: Có nhiều phương án, nhưng không được sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ:
Bạn làm việc trong lĩnh vực nào? Sản xuất/dịch vụ/giáo dục/y tế/du lịch và nhà hàng, khách
sạn/bán lẻ
c) Câu trả lời thứ tự: Có nhiều phương án được sắp xếp theo thứ tự
Vd: <5tr 5-10tr >10tr
d) Câu trả lời thang đo quảng: Các phương án trả lời được đo bằng các thang đo đối nghĩa
hay thang đo Likert hay thang đo Gutman… có 4, 5, 7… hay 10 điểm.
Ví dụ: Bạn đánh giá thế nào về chất lượng hàng hóa của cửa hàng?
1 2 3 4 5 6 7
(1= rất kém; 7= rất tốt)
Trật tự logic của câu hỏi…
Câu hỏi nên được sắp xếp từ câu hỏi có nội dung đơn giản cho đến các câu hỏi có nội dung phức
tạp; từ câu hỏi về dữ liệu, tiếp đến là các câu hỏi về hành vi, sau đó đến các câu hỏi về thái độ; từ
câu hỏi có tính khái quátcho đến các câu hỏi cụ thể về một khía cạnh nào đó. (Kumar, 2011) →
giúp duy trì hứng thú của người trả lời và từ từ khuyến khích họ trả lời câu hỏi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi nhà nghiên cứu muốn người trả lời thể hiện sự đồng ý
hay không đồng ý của họ đối với các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, nhà nghiên cứu có thể
sắp xếp câu hỏi theo cách ngẫu nhiên. Trong trường hợp này, các câu hỏi được sắp xếp theo một
trình tự logic có thể sẽ dẫn dắt người tham gia khảo sát trả lời theo các quan điểm mà nhà nghiên
cứu thể hiện qua các câu hỏi. (Kumar, 2011)
Theo Bhattacherjee (2012), nhà nghiên cứu:
- Nên bắt đầu bảng câu hỏi bằng những câu hỏi dễ trả lời
- Không nên bắt đầu bảng câu hỏi bằng các câu hỏi mở
- Nên hỏi theo trình tự thời gian, bắt đầu sự kiện xảy ra lâu nhất cho đến sự kiện xảy ra gần
đây nhất
- Các câu hoi trong một phần của bảng câu hỏi cần có mối liên hệ logicvới nhau, cùng đề
cập đến một chủ đề. Khi chuyển sang chủ đề khác, cần có các câu chuyển ý. Ví dụ “Trong phần
tiếp theo, bạn sẽ được hỏi ý kiến về…”
- Nên xây dựng bảng câu hỏi càng ngắn, càng tốt, chỉ hỏi những gì cần hỏi. Nếu bảng câu
hỏi quá dài, người trả lời có nhiều khả năng không đủ thời gian và kiên nhẫn để hoàn thành bảng
câu hỏi
Quy trình thiết kế bảng hỏi gồm mấy bước? Bước nào?
Theo Kumar (2011)
Bước 1: Xác định các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết sẽ kiểm tra (nếu có)
Bước 2: Đối với từng mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, liệt kê tất cả câu hỏi liên quan nhà nghiên cứu
muốn trả lời trong nghiên cứu của mình
Bước 3: Với từng câu hỏi đã xác định trong bước 2, nhà nghiên cứu liệt kê tất cả thông tin cần
thiết để trả lời nó
Bước 4: Viết ra các câu hỏi nhà nghiên cứu muốn hỏi người tham gia khảo sát để thu thập thông
tin cần thiết
Bước 5: Trước khi sử dụng bảng câu hỏi để chính thức thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu nên kiểm
tra thử bảng câu hỏi với một nhóm nhỏ có đặc điểm tương tự với dân số nghiên cứu. Điều này sẽ
giúp nhà nghiên cứu phát hiện những khó khăn mà người tham gia tiềm năng có thể gặp phải
trong việc hiểu hay lý giải câu hỏi. Nhà nghiên cứu sẽ phải tìm hiểu xem câu hỏi có khó hiểu với
người trả lời không, nó có diễn đạt được chính xác ý nhà nghiên cứu muốn hỏi không, những
người trả lời khác nhau có diễn giải khác nhau về câu hỏi không, cách người trả lời diễn giải câu
hỏi có giống với ý nhà nghiên cứu muốn hỏi không (Kumar, 2011).
Chọn mẫu là gì? Ưu điểm
Chọn mẫu là kỹ thuậ lựa chọn một vài phần tử (mẫu) từ một tập hợp lớn (dân số/tổng thể nghiên
cứu để thực hiện các suy luận thống kê từ chúng và ước lượng các đặc điểm của toàn bộ dân số
nghiên cứu.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và chi phí, nhân lực.
Một hạn chế khi nghiên cứu trên mẫu là:
- Kết quả phân tích dữ liệu thu được từ mẫu chỉ có thể đưa ra các ước lượng hay dự đoán về
các đặc điểm của dân số nghiên cứu mà nhà nghiên cứu quan tâm chứ không phải thông tin về
các đặc điểm đó.
- Có khả năng xảy ra sai số trong các ước lượng. Các sai số có thể ảnh hưởng đến sự chính
xác của kết quả.
Dân số/ tổng thể là gì?
Tập hợp toàn bộ các phần tử (người hay vật) có sở hữu một số đặc điểm chung được xác định bởi
các tiêu chí được thiết lập bởi nhà nghiên cứu.
Mẫu là gì?
Người hay vật được chọn lựa để tham gia vào một nghiên cứu, được gọi là đối tượng hay người
thâm gia.
Phần tử là gì?
Là đơn vị nhỏ nhất của dân số và là đơn vị cuối cùng của chọn mẫu.
Đơn vị mẫu là gì?
Những nhóm nhỏ của đám đông được phân chia theo một tiêu chí nào đó.
Kích thước dân số là gì?
Số lượng phần tử trong dân số, ký hiệu là N.
Kích thước mẫu là gì?
Số lượng các phần tử được chọn để thu thập thông tin, ký hiệu là n.
Khung mẫu là gì?
Danh sách của tất cả các phần tử trong dân số nghiên cứu, mẫu được chọn ra từ danh sách này,
cần thiết để tất cả các phần tử trong dân số đều được nhận diện, do vậy họ có cơ hội chọn lựa
thành mẫu như nhau. Khung mẫu có thể có kích thước rất lớn nếu nó ở cấp quốc gia hay quốc tế.
Nguyên tắc chọn mẫu…
Nguyên tắc 1: Trong đa số các trường hợp chọn mẫu, có sự khác biệt giữa số liệu thống kê mẫu
và giá trị trung bình của dân số thật. Điều này là do sự chọn lựa các đơn vị trong mẫu. Sự khác
biệt này được gọi là lỗi chọn mẫu.
Nguyên tắc 2: Kích cỡ mâuc càng lớn, sự ước lượng giá trị trung bình của dân số càng chính xác.
Nguyên tắc 3: Với một kích cỡ mẫu cho trước, sự khác biệt của một biến đang nghiên cứu trong
dân số càng lớn, sự khác biệt giữa số liệu thống kê mẫu và giá trị trung bình của dân số càng lớn
(Kumar, 2011).
Điều kiện chọn mẫu…
Chọn mẫu xác suất, ngẫu nhiên: mỗi phần tử trong dân số phải có cơ hội được chọn lựa ngang
bằng và độc lập
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Phải có khung mẫu hoàn chỉnh
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng: các tiêu chí phải được nhận diện rõ ràng trong tổng thể nghiên
cứu và phải có mối liên hệ với biến số chính trong nghiên cứu
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm:
Chọn mẫu định mức:
Chọn mẫu thuận tiện:
Chọn mẫu phán đoán
Chọn mẫu theo ý chuyên gia
Chọn mẫu tích lũy mầm
Chọn mẫu hốn hợp

Phương pháp – chiến lược chọn mẫu


Chọn mẫu xác suất:
- Ngẫu nhiên đơn giản
- Phân tầng
- Phân cụm
Chọn mẫu phi xác suất:
- Thuận tiện
- Định mức
- Tích lũy mầm
- Phán đoán
- Chuyên gia
Chọn mẫu hỗn hợp:
- Chọn mẫu theo hệ thống
Ưu điểm – Hạn chế của từng phương án chọn mẫu
Chọn mẫu xác suất
Ưu điểm:
- Do nó đại diện cho toàn bộ dân số chọn mẫu, nên kết luận rút ra từ mẫu có thể khái quát hóa
cho toàn bộ dân số chọn mẫu
- Một số phép tính thống kê dựa trên lý thuyết xác suất chỉ có thể thực hiện với mẫu xác suất, ví
dụ như một số phép tính để thiết lập tương quan giữa các biến số
Nhược điểm:
Độ phức tạp cao hơn so với lấy mẫu phi xác suất
Tốn thời gian hơn do phải đến tận nơi thực hiện khảo sát.
Thường đắt hơn so với lấy mẫu phi xác suất vì tốn chi phi điều tra trực tiếp (người điều tra, chi
phí đi lại,…)
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản:
Ưu điểm: Cách làm đơn giản, tính đại diện cao. Có thể lồng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác
Hạn chế: Cần phải có khung mẫu; Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản mạn trong
quần thể, do vậy việc thu thập số liệu tốn kém và mất thời gian
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng:
Ưu điểm: giúp đảm bảo mỗi nhóm trong dân số nghiên cứu có đủ mẫu đại diện trong mẫu
Nhược điểm: chỉ có thể áp dụng khi chúng ta biết tỷ lệ của nhóm chúng ta cần quan tâm trong
QT là bao nhiêu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm:
Ưu điểm: Có thể áp dụng trong điều tra phạm vi rộng, phân tán, không có được danh sách các
đơn vị nghiên cứu; Khung mẫu đơn giản, dễ lập; Điều tra dễ, nhanh vì đối tượng nghiên cứu được
nhóm lại; Nâng cao chất lượng giám sát và đảm bảo chất lượng số liệu; Tiết kiệm kinh phí, thời
gian
Hạn chế: Tính chính xác và đại diện thấp; Cần số chùm/cụm lớn (thường số chùm >30)
Chọn mẫu phi xác suất
- Ưu điểm:
Nhanh chóng và thuận tiện: các nguyên tắc chọn mẫu được đưa ra nhanh chóng cho phép thực
hiện và kết thúc cuộc khảo sát trong thời gian ngắn.
Không tốn kém: do hạn chế được chi phí đi lại, có thể không cần người phỏng vấn.
Giảm gánh nặng cho người trả lời: trong trường hợp lấy mẫu tình nguyện hoặc từ nguồn cộng
đồng, người trả lời tình nguyện có thể tham gia cuộc khảo sát mà không bị yêu cầu để lộ các
thông tin mang tính cá nhân.
- Nhược điểm:
Sai lệch về lựa chọn: thường do dựa trên nhận định chủ quan của người nghiên cứu nên không
thể khái quát cho tổng thể.
Không có tính bao phủ: Vì một số đơn vị trong tổng thể không có cơ hội được đưa vào mẫu, nên
nó dẫn đến sai lệch không bao phủ.
Khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy.
Chọn mẫu thuận tiện:
Ưu điểm: ít tốn kém, được thực hiên dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin
Nhược điểm: Không thể khái quát hóa được kết quả cho tổng thể nghiên cứu. Các đối tượng nhà
nghiên cứu có thể tiếp cận có thể không có nững thông tin cần thiết cho mghiên cứu
Chọn mẫu phán đoán:
Ưu điểm/Nhược điểm: giống chọn mẫu thuận tiện
Chọn mẫu định mức:
Ưu điểm: ít tốn kém nhất, không đòi hỏi phải có thông tin về khung mẫu, tổng số phần tử… giúp
đảm bảo có thể chọn được những phần tử cần cho nghiên cứu
Nhược điểm: Không khái quát hóa được kết quả cho dân số nghiên cứu
Chọn mẫu tích lũy mầm:
Ưu điểm: Khi nhà nghiên cứu không có nhiều thông tin về nhóm cần nghiên cứu. Nhà nghiên
cứu chỉ cần liên hệ một vài cá nhân trong nhóm, sau đó hóm người này sẽ giới thiệu những người
khác tham gia
Nhược điểm: có thể tạo ra độ lệc trong mẫu dẫn đến giảm tính đa dạnh của mẫu.\; khó thực hiện
khi mẫu tương đối lớn
Chọn mẫu hỗn hợp:
Ưu điểm: Tương đối đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo tính đại diện của các nhóm có trong tổng
thể nghiên cứu
Nhược điểm: Nếu khung mẫu được xếp theo chu kỳ mà tần số của chu kỳ trung với hệ số k thì
mẫu chọn ra có khả năng bị lệch. Có khả năng mẫu được chọn chỉ bao gồm các phần tử có cùng
một đặc điểm nào đó

You might also like