12-GDCD-ĐC CUỐI HK2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HK2

MÔN GDCD LỚP 12


(Tài liệu lưu hành nội bộ)
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Câu 1: Khám chỗ ở đúng pháp luật được hiểu đầy đủ là:
A. Khám chỗ ở khi có lệnh của người có thẩm quyền
B. Khám chỗ ở theo đúng trình tự, thử tục do pháp luật quy định
C. Khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp
luật quy định
D. Khám chỗ ở khi nghi ngờ có tội phạm ở trong đó
Câu 2: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là gì?
A. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của công an xã
B. Người phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt
C. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ
trường hợp phạm tội quả tang
D. Chỉ được bắt người trong trường hợp được pháp luật quy định cho phép
Câu 3: Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm thể hiện:
A. Sức khoẻ của mọi công dân cần được pháp luật chăm sóc
B. Không ai được phê bình người khác trong các cuộc họp
C. Không ai được xâm phạm đến cuốc sống riêng tư của người khác
D. Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác
Câu 4: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Việc kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân
nơi gần nhất người thuộc đối tượng nào sau đây?
A. Đang bị theo dõi hành vi phạm tội B. Có ý định thực hiện hành vi phạm tội
C. Đang lên kế hoạch phạm tội D. Đang thực hiện hành vi phạm tội
Câu 5: Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác?
A. Nói xấu người khác nhầm hạ uy tín của họ B. Tự tiện bắt giữ người
C. Đánh người gây thương tích D. Đe doạ giết người
Câu 6: Xâm phạm tới tính mạng của người khác là hành vi:
A. Cố ý nói xấu gây tổn thương người khác C. Cố ý bắt giam, giữ người
B. Cố ý xúc phạm nhân phẩm gây tổn hại tinh thần cho người khác D. Cố ý hoặc vô ý làm chết người
Câu 7: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất
nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử B. Quyền tự do ngôn luận C. Quyền khiếu nại D. Quyền tố cáo
Câu 8. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào ?
A. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú
B. Tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ điều gì theo sở thích của mình
C. Tập trung đông người phản đổi việc làm sai trái của chính quyền địa phương
D. Đăng bài nói xấu người khác trên trang mạng xã hội
Câu 9. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
A. Khi nghi ngờ người đó phạm tội và đang tìm bằng chứng để chứng minh
B. Khi người kể cho mình nghe về ý định phạm tội của người đó
C. Khi người đó đang nói xấu người khác
D. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng
Câu 10. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu như thế nào ?
A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội
C. Được bắt người bất cứ lúc nào mà không cần có lệnh bắt người của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
D. Chỉ được bắt người khi có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ trường
hợp phạm tội quả tang
Câu 11. Đe doạ giết người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khoẻ của công dân
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 12. Đánh người, cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng và sức khoẻ của người khác là hành vi xâm
phạm đến quyền nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân
Câu 13. Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công
dân?
A. Đánh người khi họ đánh mình B. Chỉ đe doạ giết người mà không giết họ
C. Không được hung hãn, côn đồ với người khác D. Không được nói xấu người khác
Câu 14. Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về
danh dự cho người đó là biểu hiện của vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ
D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống cá nhân
Câu 15. Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người:
A. Tôn trọng B. Bảo vệ C. Thừa nhận D. Không thể xâm phạm
Câu 16. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác tuỳ theo mức độ vi phạm có
thể bị xử phạt như thế nào?
A. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
B. Xử phạt hình sự hoặc truy cứu trách nhiệm hành chính
C. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm dân sự
D. Xử phạt dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hành chính
Câu 17. Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người
khá nếu không được người đó:
A. Yêu cầu B. Chấp nhận C. Đồng ý D. Cho phép
Câu 18. Theo qui định của pháp luật, có bao nhiêu trường hợp được khám xét chỗ ở của công dân?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 19. Trong thời hạn bao nhiêu giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện kiểm sát phải ra
quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp?
A. 12 giờ B. 24 giờ C. 48 giờ D. 36 giờ
Câu 20. Theo qui định của pháp luật, có bao nhiêu trường hợp được bắt, giam, giữ người?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 21.Những ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ người đó sẽ tiếp
tục phạm tội?
A. Công an Tỉnh trong phạm vi thẩm quyền
B. Lực lượng cảnh sát cơ động
C. Viện Kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật
D. Công an huyện trong phạm vi thẩm quyền

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ


Câu 1. Hiến pháp nước ta quy định độ tuổi bầu cử của công dân là bao nhiêu tuổi?
A. Từ 17 tuổi trở lên B. Đủ 18 tuổi trở lên
C. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên D. Đủ 21 tuổi trở lên
Câu 2. Theo quy định của pháp luật, ai là người có quyền khiếu nại?
A. Bất cứ cá nhân trong xã hội B. Cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại
C. Cán bộ, công chức Nhà nước D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên
Câu 3. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để:
A. Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
C. Đại biểu của nhân dân chị sự giám sát của cử tri
D. Hình thành cơ quan quyền lực Nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình
Câu 4. Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp
quyết định các công việc của cộng đồng, của Nhà nước là hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ xã hội chủ nghĩa B. Dân chủ công khai
C. Dân chủ gián tiếp D. Dân chủ trực tiếp
Câu 5. Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình
quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ tập trung B. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
C. Dân chủ trực tiếp D. Dân chủ gián tiếp
Câu 6. Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi chành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là:
A. vi phạm hình sự B. trái pháp luật C. vi phạm hành chính D. vi phạm đạo đức
Câu 7. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiểu kín B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
C. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế, công bằng D. Công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh
Câu 8. Theo quy định pháp luật của nước ta, ai có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?
A. Cán bộ, công chức Nhà nước B.Tất cả mọi công dân
C. Người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước D.Những người có học vấn cao
Câu 9. Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm
nguyên tắc bầu cứ nào theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và địa biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín B. Nguyên tắc trực tiếp
C. Nguyên tắc bình đẳng D. Nguyên tắc phổ thông
Câu 10. Khi phát hiện và có căn cứ để chứng minh một cán bộ xã có hành vi tham nhũng, người dân có thể
sử dụng quyền gì trong số các quyền sau đây?
A. Quyền tố cáo B. Quyền khiếu nại
C. Quyền bãi nhiệm chức vụ D. Quyền truy tố trách nhiệm hình sự
Câu 11. Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Trực tiếp D. Bỏ phiếu kín
Câu 12. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu ý dân, công dân A đã thực hiện
quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử B. Quyền bầu cử
C. Quyền kiểm tra, giám sát D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội
Câu 13. Anh A bất ngờ bị Giám đốc xí nghiệp cho nghỉ việc với lý do không thoả đáng. Trong trường hợp
này anh A cần sử dụng quyền nào để bảo vệ mình?
A. Quyền tố cáo B. Quyền ứng cử C. Quyền bãi nại D. Quyền khiếu nại
Câu 14. Quyền ứng cử của công dân được hiểu là:
A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu
ứng cử đại biểu Quốc hội
B. Công dân có quyền tự mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi
C. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định, có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi
D. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định, có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi
Câu 15. Theo quy định của pháp luật, ai có quyền tố cáo?
A. Mọi cá nhân, tổ chức B. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
C. Chỉ có công dân D. Chỉ những cán bộ, công chức Nhà nước
Câu 16. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc của bầu cử?
A. Phổ thông B. Công khai C. Trực tiếp D. Bình đẳng
Câu 17. Quyền bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Chính trị B. Văn hoá C. Kinh tế D. Giáo dục
Câu 18. Theo quy định của pháp luật, mục đích của tố cáo là gì?
A. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật xâm phạm lợi ích của công dân
B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
C. Bảo vệ quyền tự do của công dân đã bị xâm hại
D. Khôi phục danh dự và nhân phẩm của công dân
Câu 19. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền công dân tham gia thảo luận các công vệc
chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở phạm vi nào sau đây?
A. Địa phương B. Cơ sở
C. Cả nước và trong từng địa phương D. Xã hội
Câu 20. Pháp luật nước ta quy định, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của ai?
A. Tất cả mọi người dân C.Cán bộ, công chức Nhà nước
B. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên D.Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy Nhà nước
Câu 21. Chị H làm việc trong một doanh nghiệp tư nhân ở xã X do ông A làm chủ. Ông A thường xuyên có
hành vi lăng mạ, xúc phạm chị H và các công nhân khác. Trong trường hợp này, chị H và các công nhân
khác nên làm gì để bảo vệ mình?
A. Bỏ việc B. Gửi đơn khiếu nại nên Công an xã X
C. Gửi đơn khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân huyện D. Gửi đơn tố cáo lên Công an xã X
Câu 22. Theo quy định của pháp luật, mục đích của khiếu nại là gì?
A. Ngăn chặn những hành vi gây tổn hại đến tài sản Nhà nước
B. Ngăn chặn việc công dân vi phạm dân sự
C. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm phạm
D. Ngăn chặn hành vi vi phạm kỷ luật
Câu 23. Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào dưới đây không có quyền giải quyết khiếu nại?
A. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh B. Bộ trưởng
C. Tổng thanh tra Chính phủ D. Cán bộ Thanh tra Chính phủ
Câu 25. Theo quy định của pháp luật, quyền được ứng cử của công dân được thực hiện bằng cách nào sau
đây ?
A. Bằng cách tự ứng cử B. Bằng cách được giới thiệu ứng cử
C. Tự ứng cử và vận động tranh cử D. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử
Câu 26. Theo quy định của pháp luật, ai được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp ?
A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật
B. Công dân Việt Nam đủ 19 tuổi trở lên năng lực hành vi dân sự
C. Công dân đủ 20 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật
D. Công dân đủ 21 tuổi trở lên có năng lực và tín nhiệm với cử tri
Câu 27. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của mình thông qua việc làm nào
sau đây ?
A. Quảng bá phong tục, văn hoá địa phương
B. Tình nguyện giúp đỡ gia đình neo đơn gặt lúa
C. Tham gia vui tết thiếu nhi ở địa phương
D. Tham gia giám sát, kiểm tra việc làm đường của thôn
Câu 28. Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang điều trị ở bệnh viện B. Đang chấp hành hình phạt tù
C. Đang đi công tác ở tỉnh khác D. Đang thất nghiệp
Câu 29. Trong mộc cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội A đã dùng tiền để mua chuộc phiếu bầu cử của
người dân. Đại biểu A đã vi phạm quyền nào sau đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử B. Quyền tiếp cận thông tin
C. Quyền khiếu nại, tố cáo D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 30. Nhân viên tổ bầu cử tự ý bỏ phiếu hộ cho người dân là vi phạm nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc phổ thông B. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
C. Nguyên tắc trực tiếp D. Nguyên tắc bình đẳng
Câu 31. Chị D bị buộc thôi việc trong thời gian đang mang thai. Chị D cần căn cứ vào quyền nào của công
dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền tố cáo D. Quyền khiếu nại
Câu 32. Theo quy định của pháp luật, thông thường quy trình thực hiện khiếu nại, tố cáo có mấy bước?
A. 3 bước B. 4 bước C. 5 bước D. 6 bước
Câu 33. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm để ăn trộm, em cần làm gì cho phù hợp?
A. Xông vào nhà hàng xóm để bắt kẻ gian B. Thông báo ngay cho chủ nhà hoặc Công an xã
C. Lờ đi coi như không thấy D. Để đến ngày hôm sau sẽ kể lại sự việc cho hàng xóm đó
Câu 34. Theo quy định của pháp luật, công dân độ tuổi bao nhiêu có quyền ứng cử vào cơ quan đại biểu của
nhân dân ?
A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên B. Công dân đủ 19 tuổi trở lên
C. Công dân đủ 20 tuổi trở lên D. Công dân đủ 21 tuổi trở lên
Câu 35. Theo quy định của pháp luật, mỗi công dân được phép bỏ mấy phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân
dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân?
A. 1 phiếu B. 2 phiếu C. 3 phiếu D. 4 phiếu
Câu 36. Dịp bầu cử, bố A bị tai nạn gãy chân nên không đi lại được. Tổ bầu cử địa phương đã mang hòm
phiếu phụ đến tận nhà A để bố A bỏ phiếu. Việc làm của tổ bầu cử thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Bỏ phiếu kín D. Trực tiếp
Câu 37. Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân được thực hiện theo cơ
chế nào sau đây?
A. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
B. Dân biết, dân quyết, dân kiểm tra, dân giám sát
C. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng
D. Dân biết, dân bàn, dân làm, cơ quan chức năng kiểm tra
Câu 38. Trong dịp bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã A, B không được phát phiếu bầu vì B là người dân
tộc lấy chồng về đây. Hành vi của xã A đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Tự do B. Bình đẳng C. Bỏ phiếu kín D. Trực tiếp
Câu 39. Tất cả mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp bị pháp luật cấm) đều được đi bầu cử là thể
hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Bỏ phiếu kín D. Trực tiếp
Câu 40. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cở bản của công dân trong lĩnh vực nào ?
A. Kinh tế B. Chính trị C. Văn hoá D. Xã hội
Câu 41. Thông qua quyền bầu cử và quyền ứng cử, ở từng địa phương và phạm vi cả nước, nhân dân thực
thi hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Gián tiếp B. Trực tiếp C. Nhân dân D. Nghị trường
Câu 42. Theo Pháp lệnh dân chủ cơ sở, các công việc của xã (phường, thị trấn) được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 43. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây ?
A. Công bằng, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
C. Công bằng, bình đẳng, phổ thông, bỏ phiếu kín
D. Công bằng, phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín
Câu 44. Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể
hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Công bằng B. Bình đẳng C. Bỏ phiếu kín D. Trực tiếp

BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN


Câu 1. Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Điều này thể hiện tư tưởng
nào sau đây ?
A. Trọng dụng nhân tài B. Coi nhẹ nhân tài C. Tìm kiếm nhân tài D. Phát triển nhân tài
Câu 2. Khẳng định: “Pháp luật nước ta quy định, trong những trường hợp đặc biệt, những người phát triển
sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định” là nội
dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền học tập B. Quyền bình đẳng C. Quyền được sáng tạo D. Quyền được phát triển
Câu 3. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể vào học ở các trường trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học. Điều này thể hiện nội dung nào nào sau đây ?
A. Quyền học tập không hạn chế của công dân B. Quyền học tập bất cứ ngành, nghề nào của công dân
C. Quyền phát triển của công dân D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 4. Pháp luật quy định: công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với :
A. ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ B. nhu cầu, điều kiện của xã hội
C. nguyện vọng của họ hàng, người thân D. năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của bản thân
Câu 5. Theo quy định của pháp luật, việc công dân có thể học để trở thành bác sĩ, giáo viên, kỹ thuật viên
hoặc học nghề thuộc nội dung nào sau đây?
A. Quyền học tập không hạn chế của công dân
B. Quyền học tập bất cứ ngành, nghề nào của công dân
C. Quyền học thường xuyên, suốt đời của công dân
D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập của công dân
Câu 6. Việc công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không
tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi người thuộc nội dung nào sau đây ?
A. Quyền học tập không hạn chế B. Quyền học tập bất cứ ngành, nghề nào
C. Quyền học tập thường xuyên, suốt đời D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 7. Việc Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi thể hiện chính sách:
A. Bất bình đẳng trong giáo dục B. Công bằng xã hội trong giáo dục
C. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài D. Phát triển giáo dục đào tạo
Câu 8. Lan là học sinh trung học phổ thông, em thường xuyên viết và gửi bài cho báo Hoa học trò. Lan
đang thực hiện quyền gì của mình?
A. Quyền học tập B. Quyền sáng tạo
C. Quyền được phát triển D. Quyền phê bình văn học
Câu 9. Nội dung quyền sáng tạo của công dân theo quy định của pháp luật bao gồm:
A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời, học không hạn chế
B. Quyền được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá
C. Quyền được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khoẻ
D. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ
Câu 10. Nhà nước có các biện pháp xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm bản quyền, quyền tác
giả, sáng chế. Điều này nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế
B. Chăm lo đời sống vật chất cho người nghiên cứu khoa học
C. Chăm lo đời sống tinh thân cho người nghiên cứu khoa học
D. Tạo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu khoa học
Câu 11. Anh A đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của
mình. Anh A đã thực hiện quyền gì?
A.Quyền tác giả B.Quyền sở hữu công nghiệp
C.Quyền hoạt động khoa học D.Quyền phê bình văn học
Câu 12. Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ở những thành
tựu gì?
A. Công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình khoa học
B. Công dân được mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức
C. Công dân có đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ
D. Công dân không ngừng phát triển tài năng
Câu 13. Việc học sinh đỗ thủ khoa đại học và đạt giải trong cuộc thi Olympic Quốc tế được Nhà nước
tuyên dương thể hiện:
A. Ai cũng được bình đẳng về cơ hội học tập
B. Ai cũng có quyền tự do nghiên cứu khoa học
C. Công dân được hướng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ
D. Những người học giỏi, tài năng được xã hội thừa nhận, quan tâm
Câu 14. Quyền nào không thuộc là quyền sáng tạo của công dân?
A.Quyền tác giả B.Quyền sở hữu công nghiệp
C.Quyền hoạt động khoa học, công nghệ D.Quyền tự do ngôn luận
Câu 15. Việc học sinh là người dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Điều này thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Điều kiện chăm sóc về thể chất B. Điều kiện học tập không hạn chế
C. Công bằng xã hội trong giáo dục D. Điều kiện hưởng thụ giá trị văn hoá
Câu 16. Việc mở các trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm:
A. Bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục B. Bảo đảm tính công băng trong giáo dục
C. Đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước D. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Câu 17. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn
cảnh khó khăn được học tập thể hiện điều gì?
A. Công bằng xã hội trong giáo dục B. Bất bình đẳng trong giáo dục
C. Định hướng đổi mói giáo dục D. Chủ trương phát triển giáo dục
Câu 18. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Quyền tác giả B. Quyền sở hữu công nghiệp
C. Quyền phát minh sáng chế D. Quyền được phát triển
Câu 19. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào
dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo B. Quyền học tập
C. Quyền được phát triển D. Quyền tác giả
Câu 20. “Công dân được sống trong một môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển
về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ vầ vật chất, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí”
là nội dung thuộc quyền nào của công dân?
A. Quyền được học tập B. Quyền được phát triển
C. Quyền được sáng tạo D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 21. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân thể hiện bản chất gì của Nhà nước ta?
A. Bản chất nhân văn B. Bản chất giai cấp
C. Bản chất xã hội D. Bản chất dân chủ
Câu 22. Nhà xuất bản A đã thực hiện ký kết hợp đồng bản quyền tác giả với ông B và tiến hành xuất bản.
Nhà xuất bản A đã thực hiện:
A. Quyền được phát triển của công dân B. Quyền sáng tạo của công dân
C. Quyền học tập của công dân D. Quyền được sáng tác của công dân
Câu 23. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, bất cứ ngành nghề nào, có thể học:
A. Bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời
B. Bằng nhiều phương pháp và có thể học thường xuyên, học suốt đời
C. Bằng nhiều cách thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời
D. Bằng nhiều nội dung và có thể học thường xuyên, học suốt đời
Câu 24. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập là một trong những nội dung của:
A. Quyền học tập không hạn chế
B. Quyền được học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền được học thường xuyên, suốt đời
D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 25. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với:
A. Năng khiếu, sở thích và nhu cầu của mình
B. Năng khiếu, khả năng, sở thích và khả năng thích ứng của mình
C. Năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình
D. Năng khiếu, điều kiện tài chính và nhu cầu của mình
Câu 26. Việc công dân có thể học chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập
trung, học ban ngày hay buổi tối là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền học tập không hạn chế B. Quyền được học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền được học thường xuyên, suốt đời D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 27. Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện
của mình là nội dung của:
A. Quyền học tập không hạn chế B. Quyền được học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền được học thường xuyên, suốt đời D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 28. Việc công dân có quyền học tập không hạn chế từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại
học là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền học tập không hạn chế B. Quyền được học bất cứ ngành nghề nào
C. Quyền được học thường xuyên, suốt đời D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 29. Những trường hợp đặc biệt, phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp,
rút ngắn thời gian là nội dung của:
A. Quyền được bảo hộ bồi dưỡng để phát triển tài năng
B. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
C. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện
D. Quyền được hưởng đời sống vật chất, tinh thần theo nhu cầu
Câu 30. Việc các em học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào một số
trường Đại học, là nội dung thể hiện quyền gì của công dân?
A.Quyền được phát triển của công dân B.Quyền sáng tạo của công dân
C.Quyền học tập của công dân D.Quyền được ưu tiên của công dân
BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC

Câu 1. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân:
A. Được tự do kinh doanh bất cứ ngành, nghề nào mình muốn, miễn là nộp thuế đầy đủ
B. Được tự do kinh doanh những mặt hàng mà có thể thu nhiều lợi nhuận
C. Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh sau khi được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh
D. Đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh
Câu 2. Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên?
A. Đánh bắt thuỷ sản bằng chất nổ B.Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ động vật quý hiếm
C. Chôn chất độc hại, thuốc trừ sâu xuống đất D.Trồng rừng sau khi khai thác
Câu 3. Pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân nhằm:
A. Bảo đảm quyền con người trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội
B. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân
C. Khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy kinh doanh, phát triển, mở đường tăng trưởng
kinh tế đất nước
D. Tạo ra các thành phần kinh tế đa dạng trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Câu 4. Doanh nghiệp có thể được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp những năm
sau nếu:
A. Kinh doanh những mặt hàng xa xỉ
B. Kinh doanh thêm những mặt hàng không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh
C. Kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản
D. Kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích
Câu 5. Trong bảo vệ môi trường, hoạt động nào có vai trò đặc biệt quan trọng?
A.Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt B.Quét dọn vệ sinh tại nơi ở
C.Bảo vệ rừng D.Bảo vệ động vật hoang dã
Câu 6. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:
A.Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh B. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
C.Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp D.Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 7. Pháp luật nước ta quy định, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A.Mọi tổ chức kinh tế B.Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên
C.Mọi tổ chức D.Tất cả các cơ quan, tổ chức, công dân
Câu 8. Hoạt động nào sau đây xâm phạm an ninh quốc gia?
A. Tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ địa phương
B. Tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước cho nhân dân
C. Tuyên truyền kiến thức lịch sử, văn hoá truyền thống tại các khu du lịch
D. Tuyên truyền những nội dung có tính chất phản động, tung tin bịa đặt, nói xấu các cán bộ lãnh đạo Đảng
và Nhà nước
Câu 9. Thông qua các quy định về thuế, pháp luật đã có tác động đến lĩnh vực nào?
A.Quốc phòng, an ninh B.Văn hoá C.Môi trường D.Kinh tế
Câu 10. Một trong những nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh là:
A. Sản xuất các mặt hàng có mẫu mã giống với mẫu mã nước ngoài
B. Nộp thuế theo nhu cầu của người sản xuất
C. Sản xuất hàng hoá cho người tiêu dùng
D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Câu 11. Để góp phần làm cho đất nước phát triển bền vững, Luật Hôn nhân gia đình và Pháp lệnh Dân số
đã quy định vợ chồng có nghĩa vụ:
A.Sinh nhiều con để tạo ra nguồn lực dồi dào
B.Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
C.Chỉ được sinh một con duy nhất
D.Lựa chọn giới tính thai nhi
Câu 12. Lực lượng nào là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh?
A.Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương B.Dân quân tự vệ
C.Nhân dân địa phương D.Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Câu 13. Việc đưa ra mức độ xử phạt với người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường sẽ phải căn cứ vào:
A.Chức vụ của người đó B.Hoàn cảnh kinh tế gia đình
C.Địa phương và cơ sở vi phạm D.Tính chất, mức độ vi phạm
Câu 14. Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nam là:
A.Từ 20 tuổi đến hết 25 tuổi B.Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi
C.Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi D.Từ 19 tuổi đến hết 25 tuổi
Câu 15. Một trong những nội dung của chính sách dân số là:
A.Ngăn cấm sinh nhiều con B.Kết hôn đúng độ tuổi
C.Xây dựng quy mô gia đình ít con D.Khuyến khích sinh nhiều con để phát triển nguồn nhân lực
Câu 16. Nhà nước xử phạt nghiêm minh các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp có hành vi sản xuất hàng giả,
hàng nhái nhằm mục đích gì?
A.Bảo vệ môi trường B.Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
C.Khuyến khích đầu tư sản xuất D.Bảo vệ di sản văn hoá
Câu 17. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện chính sách dân số nhằm mục tiêu cuối cùng là
góp phần:
A.Phát triển kinh tế B.Phát triển bền vững đất nước
C.Bảo vệ quốc phòng, an ninh D.Phát triển văn hoá
Câu 18. Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, trường hợp nào dưới đây được thành lập và quản lý
doanh nghiệp?
A. Cán bộ, công chức theo quy định Nhà nước
B. Sĩ quan, hạ sĩ quan và người công tác thuộc Quân đội, công an
C. Người nông dân
D. Người vi phạm pháp luật và người mất năng lực hành vi dân sự
Câu 19. Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và
quản lý doanh nghiệp?
A.Công nhân tự do B.Các ngư dân ven biển
C.Cán bộ, công chức theo quy định Nhà nước D.Sinh viên
Câu 20. Nghĩa vụ quan trọng nhất của người sản xuất kinh doanh là gì?
A.Bảo vệ môi trường B.Nộp thuế đầy đủ đúng quy định pháp luật
C.Kinh doanh đúng ngành nghề trong giấy phép kinh doanh D.Bảo đảm về quốc phòng, an ninh
Câu 21. Một trong những nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh là?
A.Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội B.Giữ gìn bản sắc văn hoá
C.Phát triển quyền con người D.Nâng cao đời sống tinh thần cho mọi người
Câu 22. Căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh, pháp luật quy định các mức thuế:
A. Giống nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau
B. Khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau
C. Tương đối giống nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau
D. Tương đối khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau
Câu 23. Yếu tố nào không phù hợp với nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội
là gì?
A.Giải quyết việc làm B.Xoá đói giảm nghèo
C.Giữ gìn nền văn hoá dân tộc D.Kiềm chế gia tăng dân số
Câu 24. Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là gì?
A.Bảo vệ an ninh quốc phòng B.Phòng, chống các tệ nạn xã hội
C.Giải quyết ô nhiễm mỗi trường D.Tạo điều kiện doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập
Câu 25. Việc hàng năm mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao
động là thực hiện đúng:
A.Pháp luật về phát triển kinh tế B.Quyền được sáng tạo của công dân
C.Quyền được phát triển của công dân D.Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội
Câu 26. Trường hợp nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phát triển kinh tế?
A.Bảo vệ an ninh quốc phòng B.Phòng, chống các tệ nận xã hội
C.Giải quyết ô nhiễm mỗi trường D.Tạo điều kiện doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập
Câu 27. Trường hợp nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?
A.Bảo vệ môi trường B.Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
C.Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng D.Tuân thủ quy định an ninh, quốc phòng
Câu 28. Trong các hoạt động bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng:
A. Đặc biệt B. Sau cùng C.Duy nhất D.Bậc nhất
Câu 29. Thực hiện tốt pháp luật về quốc phòng, an ninh nhằm:
A. Giữ vững ổn định chính trị và bảo vệ vững chắc, toàn vẹn, thống nhất chủ quyền lãnh thổ nước ta
B. Củng cố quốc phòng toàn dân
C. Bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân
D. Đẩy lùi mọi âm mưu thù địch
Câu 30. Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà
nòng cốt là :
A. Đảng viên B.Cán bộ
C.Quân đội nhân dân và công an nhân dân D.Các câp lãnh đạo
Câu 31. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và
A. Quyền cao quý của xã hội C. Quyền cao quý của cán bộ
B. Quyền cao quý của Đảng viên D. Quyền cao quý của công dân
Câu 32. Việc hàng năm các em học sinh, sinh viên đươc học tập, được phổ biến tuyên truyền, giáo dục bảo
vệ an ninh quốc gia là thực hiện đúng:
A. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội C. Pháp luật về quốc phòng, an ninh
B. Quyền được phát triển của công dân D. Quyền con người của công dân

You might also like