Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA

GIỮA KÌ
TRIẾT HỌC
MÁC – LÊNIN

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 1


Đề bài: Bài học tôn trọng khách quan và đổi mới tư duy – trình
bày cơ sở lý luận và vận dụng các bài học đó vào trong lĩnh vực
đời sống học tập của mỗi người.
Bài làm tham khảo:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. Vật chất và phạm trù của vật chất:
1.1.1. Phạm trù của vật chất:
* Quan điểm của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con
người chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
- Nội dung định nghĩa:
+ Vật chất là một phạm trù triết học: dùng để chỉ vật chất nói chung, vô cùng, vô tận,
không sinh ra và cũng không mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Đây chính là cơ sở để phân biệt với khái niệm vật chất sử dụng trong các khoa học tự
nhiên có giới hạn, sinh ra và mất đi.
+ Dùng để chỉ thực tại khách quan: thuộc tính tồn tại khách quan, tồn tại ngoài ý
thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người.
+ Được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác con người chép lại,
chụp lại, phản ánh…: Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc
trực tiếp gây tác động lên giác quan con người; cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự
phản ánh của vật chất.
- Nhiệm vụ xác định nội dung của những phạm trù này cũng như nội dung quan niệm
về mối liên hệ giữa vật chất và ý thức mang ý nghĩa đặt cơ sở cho toàn bộ hệ thống lý
luận duy vật biện chứng đã được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác thực hiện xong về
căn bản. Tuy nhiên, trong di sản lý luận của các ông, chủ nghĩa duy vật biện chứng,
cả về hệ thống cũng như từng khái niệm, quy luật, quan điểm riêng biệt của nó,
thường không được trình bày dưới hình thức lý luận thuần tuý, mà căn cứ vào những
yêu cầu thực tiễn và nhận thức cụ thể, liên hệ chặt chẽ với những lý luận khác, hoặc
dưới hình thức phê phán.
1.1.2. Các hình thức tồn tại của vật chất:
a) Vận động và đứng im:

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 2


* Vận động:
- Khái niệm vận động:
+ Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là phương
thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất thì bao gồm tất cả
mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản
cho đến tư duy”
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất nghĩa là vật chất tự tồn tại thông qua
vận động và nhờ vật chất vận động mà con người nhận biết được thế giới.
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất nghĩa là vật chất bao giờ cũng ở trạng
thái.
- Các hình thức vận động cơ bản: Dựa trên những thành tựu của khoa học đương thời,
Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành các hình thức cơ bản sau (cho đến nay cách
phân loại phổ biến nhất trong khoa học vẫn là chia vận động thành 5 hình thức cơ bản
như Ph.Ăngghen đã tổng kết):
+ Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
+ Vận động vật lý là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử,
các quá trình nhiệt, điện...
+ Vận động hóa học là quá trình hóa hợp và phân giải các chất, vận động của các
nguyên tử.
+ Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
+ Vận động xã hội là sự biến đổi của lịch sử và xã hội, sự thay đổi, thay thế các quá
trình xã hội này bằng các quá trình xã hội khác. Trong sự tồn tại của mình, mỗi một
sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên bản thân sự
tồn tại của sự vật ấy bao giờ cũng đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.
* Đứng im:
- Khái niệm đứng im: Đứng im là trạng thái bảo tồn những thuộc tính vốn có của vật
chất và được xác định trong một giới hạn thời gian mà ở đó sự vật chưa thay đổi
thành sự vật khác. Đứng im có tính tương đối và tạm thời (còn vận động là tuyệt đối)
bởi vì đứng im chỉ diễn ra trong một hình thức vận động nhất định, trong một quan hệ
nhất định và trong một thời gian nhất định mà thôi.
b) Không gian và thời gian:

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 3


* Khái niệm không gian, thời gian:
- Không gian: Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định,
ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước (hình thức kết
cấu, độ dài ngắn, cao thấp...) so với các khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy
của vật thể được gọi là không gian. Hay nói cách khác, không gian là hình thức tồn
tại của vật chất, vì vật chất luôn tồn tại trong những dạng vật chất cụ thể, có kết cấu
và liên hệ với những dạng khác theo một trật tự phân bố nhất định.
- Thời gian: Sự tồn tại của các khách thể vật chất bên cạnh các quan hệ không gian,
còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay nhanh chóng của hiện tượng, ở sự kế
tiếp trước sau của các giai đoạn vận động... Những thuộc tính này của sự vật được
đặc trưng bằng phạm trù thời gian. Hay nói cách khác thời gian là hình thức tồn tại
của vật chất, biểu thị sự tồn tại, vận động kế tiếp nhau theo trình tự xuất hiện, phát
triển và mất đi của các sự vật, hiện tượng.
* Tính chất của không gian và thời gian:
- Tính khách quan: Không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền
với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và
thời gian cũng tồn tại khách quan.
- Tính vĩnh cửu và vô tận: Những thành tựu của vật lý học vi mô cũng như những
thành tựu của vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và vô tận của không gian
và thời gian. Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian: Tính ba
chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời
gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.
1.1.3. Tính thống nhất vật chất của thế giới:
- Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều có tính vật chất là tồn tại khách quan, độc
lập với ý thức của con người. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều là những
dạng cụ thể của vật chất; chúng đều mang đặc tính chung của vật chất (tồn tại vĩnh
viễn, nghĩa là không bao giờ trở về số không, không mất đi); đều được sinh ra từ vật
chất (ý thức chẳng hạn).
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn và vô tận. Trong thế giới đó không có gì khác
ngoài vật chất đang vận động, biến đổi và chuyển hoá theo những quy luật khách
quan chung của mình.

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 4


- Tính thống nhất vật chất của thế giới thể hiện ở sự tồn tại của thế giới thông qua
giới vô cơ, giới hữu cơ trong bức tranh tổng thể về thế giới duy nhất; giữa chúng có
sự liên hệ tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau, vận động và phát triển.
1.2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức:
1.2.1. Nguồn gốc của ý thức:
* Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức:
- Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải
của mọi dạng vật chất, mà là vật tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất
là bộ óc người.
- Tuy nhiên, sự ra đời của ý thức còn do nguồn gốc xã hội. Ý thức hình thành không
phải là quá trình con người tiếp nhận thụ động các tác động từ thế giới khách quan
vào bộ óc của mình, mà chủ yếu từ hoạt động thực tiễn. Ý thức không chỉ là sự phản
ánh tái tạo mà còn chủ yếu là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan. Ngôn ngữ
là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Ý thức là một hiện tượng có tính
xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không
thể hình thành và phát triển được.
 Xem xét nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức cho thấy ý thức xuất
hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới tự nhiên, của lịch sử trái đất,
đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội – lịch sử của con người. Trong đó,
nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức
hình thành, tồn tại và phát triển.
1.2.2. Bản chất của ý thức:
- Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
+ Ý thức chỉ là hình ảnh về hiện thực khách quan trong bộ óc người. Ý thức là cái
phản ánh khách quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là hình ảnh ở trong óc
người.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung mà ý thức phản
ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở bên
ngoài di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó.
1.2.3. Kết cấu của ý thức:
* Kết cấu theo chiều ngang của ý thức:

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 5


- Tri thức là toàn bộ hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức về
thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của
thế giới (tức là hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng) và diễn đạt chúng dưới
hình thức của các ngôn ngữ.
- Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý – ý thức của con người, là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển, có nhu
cầu cá nhân và nhu cầu xã hội (nhu cầu chung của các nhóm, các cộng đồng xã hội).
- Xúc cảm, tình cảm là một hình thái đặc biệt của ý thức, phản ánh thực tại, nó phản
ánh quan hệ của con người đối với nhau, cũng như đối với thế giới xung quanh và với
chính bản thân mình.
- Ý chí là khả năng huy động (tập trung) sức mạnh bản thân (là sự cố gắng, nỗ lực) để
vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện mục đích của con người.
* Kết cấu theo chiều dọc của ý thức:
+ Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức của bản thân mình trong mối quan hệ với
ý thức về thế giới bên ngoài.
+ Tiềm thức là những hoạt động tâm lí diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
+ Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài
phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
1.3.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình:
- Đối với chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất
từ đó sinh ra tất cả, còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh
thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình, tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều
vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối
của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong
hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.
1.3.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
* Vật chất quyết định ý thức:
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên mấy khía cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Các thành tựu của khoa học tự
nhiên hiện đại đã chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 6


cái có trước, còn ý thức là cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ
hai. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ
óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành
ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình
phản ánh hiện thực khách quan.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào,
suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan. Ý thức mà trong nội dung của
nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem
xét thế giới vật chất như là những sự vật, hiện tượng cảm tính, chủ nghĩa duy vật biện
chứng xem xét thế giới vật chất là thế giới của con người hoạt động thực tiễn. Chính
thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để
hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng
tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Mọi sự tồn tại, phát
triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi thì
sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo.
* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Điều này được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì
ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một
cách máy móc vào vật chất
Thứ hai, Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện,
hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho cuộc sống
của con người.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 7


khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN VÀ ĐỔI MỚI TƯ DUY:
1.4.1. Nội dung bài học tôn trọng khách quan:
- Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự
nhiên và xã hội. Điều này đã được Lenin nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Không được lấy
chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho
chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý
chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan
duy ý chí”, vì thế đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người
phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt
động của mình.
- Tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn
trọng đối với hiện thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và
hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với
đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và
hành động, con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề
ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách
quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân
tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động.
1.4.2. Nội dung bài học đổi mới tư duy:
- Đổi mới tư duy là phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai trò tích cực, năng
động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất
hóa tính tích cực, năng động sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng
tri thức khoa học, tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức và truyền bá nó
vào quần chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần
chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, cũng cố
nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ
giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.
- Đổi mới tư duy là một quá trình liên tục có tính quy luật nhằm khắc phục sự trì trệ
trong nhận thức, tư tưởng. Đổi mới tư duy sẽ góp phần khắc phục tình trạng trì trệ và
lạc hậu về nhận thức lý luận. Kiến thức khoa học thực sự trở thành cơ sở nền tảng cần
thiết cho cuộc đổi mới tư duy. Không có tri thức khoa học mới thì sẽ không có tư duy
mới. Kiến thức cũ muốn hay không cũng là tư duy cũ.
Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 8
- Đổi mới tư duy không có nghĩa là quá trình đổi mới này đi ngược lại với quan điểm
đời sống, quan điểm thực tiễn của chủ nghĩa Mác mà là tìm ra sự nhất trí chung của
toàn xã hội, bắt đầu từ việc nhận thức đúng tình hình thực tế, những diễn biến đang
xảy ra trong đời sống hiện thực nhằm tạo ra chiến lược đổi mới hợp lí trong quan hệ
kinh tế, chính trị, xã hội…
III. VẬN DỤNG BÀI HỌC TÔN TRỌNG KHÁCH QUAN VÀ ĐỔI MỚI TƯ DUY VÀO ĐỜI
SỐNG HỌC TẬP CỦA MÌNH (phần mở rộng tham khảo):
Để có thể trở thành một sinh viên của trường Đại học Thương Mại, em đã từng phải
nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Khi đặt chân vào ngôi trường đại học, mọi thứ hoàn toàn
mới, khi chúng em được làm quen với rất nhiều các bộ môn mới lạ, khác xa so với
những gì mình đã được học trong những năm tháng còn là học sinh. Một bộ môn mà
có lẽ khi nhắc đến tên chắc hẳn rất nhiều thế hệ sinh viên đều coi như một nỗi ám
ảnh, có lẽ bởi vì sự trừu tượng, khó hiểu của nó, đó chính là bộ môn Triết học Mác
Lênin. Nhưng một vấn đề chỉ thực sự khó khăn khi mà bạn không dành nhiều thời
gian nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết nó một cách hiệu quả. Bản thân em đã từng
rất sợ phải học Triết kể từ khi chưa đặt chân vào trường, thế nhưng khi được thầy chỉ
bảo, dạy dỗ, khi em đã hiểu thêm phần nào về tầm quan trọng và vai trò của triết học
đối với đời sống và trong học tập của mỗi người.
Qua quá trình nghiên cứu, học hỏi và hiểu được vai trò của môn học cũng như cách
áp dụng các nguyên tắc của môn học và trong đời sống học tập của bản thân. Một
trong những nguyên tắc quan trọng mà em luôn áp dụng đó là “tôn trọng khách quan
và đổi mới tư duy”.
Trước hết, “tôn trọng khách quan” là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các
quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
của sinh viên đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm căn cứ
cho mọi hoạt động của mình. V.I.Lenin đã từng khẳng định rằng: “Không được lấy
chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho
chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý
chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan
duy ý chí”. Nhờ áp dụng đúng nguyên tắc này mà trong học tập cũng như các mối
quan hệ trong đời sống xã hội của bản thân đã được cải thiện rõ rệt.
- Em không còn áp đặt những ý kiến chủ quan hay những định kiến của bản thân
mình vào những vấn đề trong cuộc sống. Em tìm hiểu, nghiên cứu cũng như nhìn
nhận sự việc theo các phương diện khác nhau, theo nhiều chiều, đặt chúng vào từng
hoàn cảnh cụ thể để hiểu đúng, đủ và sâu sắc vấn đề.
Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 9
- Trong học tập hay khi cử, em xuất hành nghiêm túc các quy chế, điều lệ, không học
tủ, học lệch hay quay cóp bài, giúp em nhận thức rõ được năng lực của bản thân.
- Đối với mọi người, em sẽ nhìn nhận, tìm hiểu về họ dưới nhiều góc độ, những gì
cần phải học hỏi hay không nên làm theo. Nhờ vậy mà em đã có những người bạn tốt
thực sự, có thể giúp em trong đời sống cũng như trong học tập.
- Trong đời sống, em cũng biết cách sử dụng tiền bạc, vật chất một cách hợp lý để có
thể thực hiện được những mục tiêu, kế hoạch trong tương lai.
- Ngoài ra, việc thực hiện tốt các Điều lệ nhà trường như: chuẩn bị đầy đủ đồ dùng
học tập, sách vở cũng như thực hiện đúng thời khóa biểu, nộp học phí đúng hạn cũng
là một cách “tôn trọng khách quan”.
Bài học thứ hai em tiếp nhận được đó là “đổi mới tư duy”. Tư duy là một phạm trù
triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của con
người sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, giúp con người có
nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. “Đổi mới tư duy” là luôn
thay đổi tư duy một cách hợp lý, phù hợp với xã hội đang ngày càng phát triển. Xã
hội ngày càng hiện đại thì tư duy cũng phải đổi mới.
- Việc nghe giảng cũng như học tập trên lớp chỉ là một phần kiến thức mà bản thân
cần tiếp nhận. Điều quan trọng hơn cả là việc tư duy một cách đúng đắn, hiệu quả,
suy luận vấn đề đúng, đủ. Vì vậy, việc tự học chính là cách tốt nhất để nâng cao năng
lực, kỹ năng của bản thân. Tự học có nhiều cách, có thể học thầy, học bạn, học qua
mạng internet...Việc áp dụng đúng và hiệu quả phương pháp học tập sẽ giúp em cải
thiện được kết quả học tập.
- Sau khi học xong một bài học, em thường tự đặt câu hỏi, bài tập dựa trên những gì
mà bản thân được tiếp nhận để tìm cách giải quyết nó, đó cũng là một cách ghi nhớ
hiệu quả.
- Việc trình bày, thuyết trình bài thảo luận theo nhóm hoặc cá nhân cũng là một cách
đổi mới tư duy, sáng tạo giúp bản thân em hiểu bài hơn ghi nhớ lâu hơn.
- Tự bản thân em đã tổng hợp được kiến thức, tìm được phương pháp học tập hiệu
quả, em biết bản thân mình đã nắm được những kiến thức gì, cần trau dồi thêm những
gì, chủ động học hỏi, tìm tòi, đổi mới cách học nếu cảm thấy chúng chưa thực sự hiệu
quả. Thí dụ sau mỗi bài em có thể tổng hợp dưới dạng sơ đồ tư duy để nắm được
những kiến thức trọng tâm, không để hiện tượng “ nước đến chân mới nhảy”.

Group: Góc ôn thi TMU – chia sẻ tài liệu và đề thi Page 10

You might also like