Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

MÁY KHỞI ĐỘNG

Slide 46
1. Nêu nguyên lý làm việc của ly hợp 1 chiều kiểu con lăn.
Ly hợp 1 chiều kiểu con lăn gồm có vòng xoay với các rãnh trượt, các con lăn và
các lò xo trụ. Vòng xoay được gắn chặt vào đầu rotor của động cơ khởi động. Các
con lăn quay trượt tự do trên trục ly hợp và pinion được gắn chặt vào đầu trục này.
Độ sâu của rãnh trượt nhỏ dần theo chiều khóa ly hợp (phía có đặt lò xo).

Khi bắt đầu khởi động, trục pinion đứng yên nên rotor quay vòng xoay sẽ ép các
con lăn vào vùng hẹp giữa rãnh trượt dẫn hướng và trục pinion. Do đó, trục pinion
bị khóa cứng với vòng quay và momen khởi động được truyền từ rotor sang bánh
đà và làm quay động cơ. Sau khi động cơ nổ được và tăng đến tốc độ không tải,
pinion bị bánh đà kéo quay nhanh hơn vòng quay. Các con lăn không còn bị ép
chặt nên được lò xo đẩy ra và ngắt liên kết giữa pinion và vòng xoay.
2. Trình bày hoạt động của cụm bánh răng ăn khớp + ly hợp 1 chiều khi bắt
đầu khởi động? và khi động cơ đã nổ?
Bộ truyền động vô khớp bao gồm:
- Pinion để truyền lực cũng như để biến đổi tốc độ vòng quay và momen.
- Bộ ly hợp một chiều tránh cho rotor bị vượt tốc ngay sau khi động cơ vừa khởi
động mà bánh răng nhỏ chưa rút về.
- Cần vô khớp để đẩy pinion vào khớp với vành răng trên bánh đà.
- Lò xo vô khớp giúp giảm lực va đập trong trường hợp vấu răng trên pinion va
vào vấu răng trên bánh đà.
Khi bắt đầu khởi động:
Một bộ dẫn động nối với pinion qua ly hợp một chiều. khi vào khớp, bộ dẫn động
di chuyển trên ren bước lớn của trục rotor.

Bộ dẫn động được đẩy đàn hồi về phía trước thông qua cần vô khớp được chuyển
động bởi công tắc từ và bắt đầu quay nhờ ren bước lớn. Nếu một răng của pinion
nằm trước một chỗ trống của bánh đà, nó sẽ vào khớp ngay. Nếu răng đụng răng,
lò xo vô khớp sẽ được ép vào nhau nhiều cho đến khi công tắc từ bật dòng điện
chính. Rotor quay và pinion được tiếp tục đẩy về phía mặt tiền của vòng răng bánh
đà cho đến khi nó có thể vô khớp được. Lò xo vô khớp có tác dụng giảm lực va
đập giữa các vấu răng nếu chúng không thể vào khớp ngay được.
Sau khi động cơ nổ:
Ly hợp một chiều bị ngắt nên pinion vẫn còn ăn khớp và quay tự do với vành răng
chừng nào công tắc khởi động vẫn còn dẫn điện. Chỉ sau khi dòng điện qua cuộn
giữ bị ngắt, cần vô khớp trở về vị trí ban đầu và kéo pinion rời khỏi vành răng.

Slide 48
1. Trình bày cấu tạo của bộ truyền động kiểu bánh răng hành tinh (BRHT).
Bộ truyền động bánh răng hành tinh giữa động cơ khởi động và pinion có nhiệm
vụ như trục trung gian làm giảm tốc độ quay cao của động cơ khởi động, đồng thời
làm tăng momen xoắn ở pinion.

Trục trung gian (bộ truyền động) bánh răng hành tinh gồm có một vành răng
rỗng, các bánh răng hành tinh gắn trên giá mang và một bánh răng mặt trời.
Bánh răng mặt trời nằm trên trục rotor và là bánh răng dẫn động của bộ truyền
động.
Các bánh răng hành tinh được gắn trên một giá mang. Giá này được nối với trục
truyền động có ren bước lớn, trên ren đó pinion có thể được lắp đặt dịch chuyển
được.
Vành răng rỗng được gắn chắc với vỏ thiết bị khởi động và được chế tạo bằng
chất dẻo.
2. Mô tả nguyên lý truyền động giảm tốc của bộ truyền BRHT sử dụng trong
máy khởi động?
Khi bắt đầu khởi động, bánh răng mặt trời quay dẫn động bánh răng hành tinh
quay làm quay giá mang, giá này nối với trục truyền động nối với pinion làm cho
pinion ăn khớp và quay bánh đà. Sau khi khởi động, bánh đà quay nhanh hơn vòng
quay của rotor khi này vành răng rỗng sẽ quay như một bộ giảm tốc và hấp thụ
momen từ pinion.
3. Lập công thức xác định tỉ số truyền momen khi biết số răng của các bánh
răng mặt trời và bánh răng bao lần lượt là S và R?
Gọi số răng của bánh răng hành tinh là H
S
Tỉ số truyền giữa bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh là i=
H
H
Tỉ số truyền giữa bánh răng hành tinh và bánh răng bao là: i 2=
R
S
Tỉ số truyền giữa bánh răng mặt trời và bánh răng bao là: i 3=i .i 2=
R

Slide 52
1. Nêu chức năng của solenoid khởi động?
Điều khiển vào khớp và nhả khớp qua càng đẩy và lò xo giảm va đập.
Cung cấp dòng điện nhỏ qua motor trong giai đoạn vào khớp để tạo chuyển động
xoắn ốc cho bánh răng ăn khớp.
Đóng tiếp điểm chính (Term. 30 & 45) để cung cấp dòng khởi động.

2. Trình bày hoạt động của solenoid ?


3. Trình bày trạng thái hoạt động của cuộn hút và cuộn giữ khi khởi động? Vẽ
hình minh họa đường đi của các dòng điện?
(Câu 2 và 3 em xin trình bày chung với nhau.)
Relay gài khớp bao gồm: cuộn hút và cuộn giữ. Hai cuộn dây trên có số vòng như
nhau nhưng tiết diện cuộn hút lớn hơn cuộn giữ và quấn cùng chiều nhau.
Hình 1 Khi chưa khởi động
Khi bật công tắc ở vị trí ST thì dòng điện sẽ rẽ thành hai nhánh:

Dòng qua cuộn giữ và hút sẽ tạo ra lực từ để hút lõi thép đi vào bên trong (tổng lực
từ của hai cuộn). Lực hút sẽ đẩy bánh răng của máy khởi động về phía bánh đà,
đồng thời đẩy lá đồng nối tắt cọc (+) ắc quy xuống máy khởi động. Lúc này, hai
đầu cuộn hút đẳng thế và sẽ không có dòng đi qua mà chỉ có dòng qua cuộn giữ
(hình dưới).
Do lõi thép đi vào bên trong mạch từ khiến từ trở giảm nên lực từ tác dụng lên lõi
thép tăng lên. Vì thế, chỉ cần một cuộn w vẫn giữ được lõi thép.
Do lõi thép đi vào bên trong mạch từ khiến từ trở giảm nên lực từ tác dụng lên lõi
thép tăng lên. Vì thế, chỉ cần một cuộn w vẫn giữ được lõi thép.

Khi động cơ đã nổ, tài xế trả công tắc về vị trí ON, mạch hở nhưng do quán tính,
dòng điện vẫn còn. Do đó hai bánh răng còn dính và dòng vẫn còn qua lá đồng.
Như vậy dòng sẽ đi từ:

Lúc này, hai cuộn dây mắc nối tiếp nên dòng như nhau, dòng trong cuộn giữ
không đổi chiều, còn dòng qua cuộn hút ngược với chiều ban đầu. Vì vậy, từ
trường hai cuộn triệt tiêu nhau. Ket quả là, dưới tác dụng của lực lò xo, bánh răng
và lá đồng sẽ trở về vị trí ban đầu.

Hình 2 Khi vừa ngắt acquy


Đối với xe có hộp số tự động, mạch khởi động có thêm công tắc an toàn (Inhibitor
switch). Công tắc này chỉ nối mạch khi tay số ở vị trí N, p. Trên một số xe có hộp
số cơ khí, công tắc an toàn được bố trí ở bàn đạp ly hợp.
4. Nêu vai trò của cuộn hút và cuộn giữ?
Khi vừa bật công tắc ST, dòng điện đi qua cuộn hút và cuộn giữ cùng chiều tạo
nên lực từ hút lõi thép vào tiếp điểm chính.
Do lõi thép đi vào bên trong mạch từ khiến từ trở giảm nên lực từ tác dụng lên lõi
thép tăng lên. Khi này không có dòng điện đi qua cuộn hút, cuộn giữ có vai trò giữ
lõi thép lại.
Khi động cơ đã nổ, tài xế trả công tắc về vị trí ON, khi này lực từ ở cuộn hút và
cuộn giữ triệt tiêu nhau, trả lõi thép về lại vị trí ban đầu dưới tác dụng của lò xo.
5. Vì sao phải dùng 2 cuộn dây?
Vì khi khởi động máy khởi động, cần một lực từ lớn để hút lõi thép nên cần 2 cuộn
dây để tạo ra lực từ đủ lớn để làm công việc đó. Khi lõi thép chạm vào tiếp điểm
chính, không có dòng điện đi qua cuộn hút giúp giảm điện áp tiêu thụ. Cuộn giữ
cũng có tiết diện nhỏ hơn vì khi giữ không cần lực từ lớn như khi hút, giảm khối
lượng, kích thước cho hệ thống, giảm giá thành sản phẩm.
Việc chia cuộn dây thành 2 cuộn hút và giữ khi tắt máy đề tạo ra lực từ ngược
nhau triệt tiêu nhau giúp kết thúc quá trình khởi động diễn ra nhanh chóng.
6. Vì sao không có dòng điện chạy qua cuộn hút khi tiếp điểm chính đóng?

Khi tiếp điểm chính đóng, mạch điện lúc này sẽ là: (+) → cọc M → tiếp điểm
chính → cọc C → Relay → Mass.
Khi này điện áp giữa cọc C và cọc 50 có điện áp bằng nhau nên sẽ không có dòng
điện đi qua cuộn hút.
7. Vì sao tiếp điểm chính bị cháy rỗ sau 1 thời gian sử dụng?
Các cuộn dây đều có tính tự cảm là cố duy trì dòng điện như cũ.
Khi tiếp điểm chính đóng, sức điện động tự cảm xuất hiện trên cuộn dây, làm dòng
tăng từ từ. Ngược lại, khi tiếp điểm chính hở ra, sức điện động có giá trị lớn xuất
hiện trên cuộn dây để cố duy trì dòng điện làm sinh ra tia lửa điện ở tiếp điểm

chính.
Hiện tượng này gây hại cho tiếp điểm chính, lâu ngày sẽ gây mài mòn, cháy tiếp
điểm. Vì vậy, cần bảo dưỡng và kiểm tra định kì cho tiếp điểm chính này.
Slide 54: cho biết đặc điểm kỹ thuật của các máy khởi động ở hình trên:
1. Cơ cấu gài ăn khớp?
Bánh răng ăn khớp trượt. Cơ cấu bánh răng ăn khớp trượt bao gồm một bánh răng
nhỏ được gắn trên trục của động cơ khởi động và một bộ phận khác có thể là một
đĩa hoặc một cánh răng được gắn trên vị trí khởi động của động cơ chính.
2. Cơ cấu chống vượt tốc?
Ly hợp 1 chiều kiểu con lăn. (nêu ở câu hỏi 1, slide 46).
3. Cơ chế giảm va đập khi vào khớp?
Bánh răng dẫn động khởi động được vát mép để ăn khớp được dễ dàng. Then xoắn
chuyển lực quay vòng của mô tơ thành lực đẩy bánh răng dẫn động khởi động và
trợ giúp cơ việc ăn khớp...
4. Kiểu truyền động từ motor?
Truyền động qua bánh răng giảm tốc.
5. Sử dụng cho động cơ nào?
Thường dùng cho động cơ diesel, dung tích lớn.
Sử dụng cho động cơ diesel cỡ lớn trên xe chuyên dùng, mát phát điện tĩnh tại, tàu.
Slide 55: cho biết đặc điểm kỹ thuật của các m áy khởi động ở hình trên:
1. Cơ cấu gài ăn khớp?
Máy khởi động dùng bánh răng ăn khớp sẵn.
Bánh răng ăn khớp được đẩy vào khớp với bánh đà nhờ càng đẩy điều khiển bởi
solenoid có 2 cuộn dây hút và giữ.
Solenoid đồng thời đóng tiếp điểm để cấp dòng điện trực tiếp từ ắc-qui cho motor
khởi động.
2. Cơ cấu chống vượt tốc?
Ly hợp một chiều kiểu con lăn chống vượt tốc khi động cơ đã nổ.
3. Cơ chế giảm va đập khi vào khớp?
Giảm va đập bánh răng khi vào khớp bằng lò xo.
4. Kiểu truyền động từ motor?
Truyền động trực tiếp, không có bộ giảm tốc.
5. Sử dụng cho động cơ nào?
Công suất ~1 kW cho động cơ xăng có dung tích ~2 L
Sử dụng cho xe chuyên dùng

You might also like