Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT BIỂN


TÓM TẮT CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ BIỂN
GIẢNG VIÊN: HÀ THỊ HẠNH

LỚP: TM47.2
DANH SÁCH NHÓM 02

STT HỌ TÊN MSSV


1 Trương Anh Khoa 2253801011107
2 Nguyễn Quốc Kiệt 2253801011111
3 Trần Tuấn Kiệt 2253801011112
4 Phan Nguyễn Gia Kỳ 2253801011113
5 Phan Hy Lam 2253801011114
6 Nguyễn Thị Tuyết Lan 2253801011116
7 Đặng Hữu Lân 2253801011117
8 Hoàng Thị Lành (Trưởng nhóm) 2253801011118
9 Võ Thị Lê 2253801011119
10 Chu Thuỳ Linh 2253801011120
11 Lê Thị Thuỳ Linh 2253801011121

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2023


CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN..1
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM...............................................................................1
I. Những vấn đề pháp lý cơ bản về phân định biển............................................1
1. Khái niệm và nguyên tắc phân định biển:.......................................................1
2. Phân định lãnh hải:..........................................................................................1
3. Phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa..................................................3
4. Thực trạng phân định biển giữa Việt Nam với các nước................................5
II. Giải quyết tranh chấp về biển.........................................................................9
1. Khái niệm, phân loại tranh chấp về biển và nguồn luật giải quyết tranh chấp
về biển:................................................................................................................9
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biển:....................................................10
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982.......................................10
B. CÂU HỎI ÔN TẬP............................................................................................16
1. Nhận định: “Trong vùng biển quốc tế, một quốc gia khác được xác định và giới
hạn một phạm vi vùng biển cả và tuyên bố đó là vùng biển chủ quyền để ghi nhận
đặc quyền của quốc gia mình tại vùng biển đó và buộc các quốc gia khác phải
công nhận”.............................................................................................................16
2. Thực tiễn cướp biển hiện nay đang lộng hành tại khu vực nào ở biển Việt nam
và biển quốc tế.......................................................................................................16
3. Phân tích khái niệm và phân loại tranh chấp biển và hãy cho biết các tranh chấp
biển mà Việt Nam là một bên tranh chấp..............................................................17
4. Phân tích quyền và nghĩa vụ của tàu thuyền trên biển quốc tế.........................19
5. Nhận định: “Tất cả tàu thuyền của các quốc gia hoạt động trên biển quốc tế đều
được xem là lãnh thổ di động của quốc gia đó”....................................................20
6. Khi tàu thuyền dân sự của các quốc gia hoạt động tại biển quốc tế có hành vi
xung đột bạo lực với nhau thì giải quyết như thế nào? Nêu cơ sở pháp lý...........21
CHƯƠNG 4: PHÂN ĐỊNH BIỂN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Những vấn đề pháp lý cơ bản về phân định biển.
1. Khái niệm và nguyên tắc phân định biển:
1.1. Khái niệm phân định biển.
a. Khái niệm:
Phân định biển là hoạt động xác định phạm vi, giới hạn của các vùng biển giữa
các Quốc gia hữu quan.
b. Phân định biển gồm:
- Phân định Lãnh hải (biên giới biển);
- Phân định Đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa (ranh giới biển).
1.2. Nguyên tắc cơ bản trong phân định biển
a. Nguyên tắc thỏa thuận:
Cơ sở pháp lý: Điều 15, Điều 74, Điều 83 UNCLOS 1982;
Các quốc gia có liên quan cần thông qua đàm phán, thương lượng để thỏa
thuận các phương pháp và tiêu chuẩn phân định. Công ước Luật biển 1982 khi quy
định về phân định các vùng biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp
tại các Điều 15, Điều 74, Điều 83 đều đưa nguyên tắc thỏa thuận lên hàng đầu.
b. Nguyên tắc công bằng:
Cơ sở pháp lý: Điều 15, Điều 59, Điều 74 và Điều 83 UNCLOS 1982;
Công ước Luật biển năm 1982 đã quy định thỏa thuận giữa các quốc gia liên
quan trong một vụ phân định biển phải đi đến một giải pháp công bằng (Điều 15,
Điều 59, Điều 74 và Điều 83). Tuy nhiên, phương pháp phân định nào có thể cho
giải pháp công bằng thì Công ước Luật biển 1982 lại không quy định rõ ràng.
2. Phân định lãnh hải:
Trường hợp 1: Phân định lãnh hải trong trường hợp có sự chồng lấn hoặc tiếp giáp
lãnh hải giữa các quốc gia hữu quan:
Cơ sở phá p lý: Điều 15 UNCLOS 1982;
Khi các quốc gia có vùng lãnh hải kề nhau hoặc đối diện nhau, các quốc gia sẽ
thỏa thuận, đàm phán, ký điều ước quốc tế để phân định lãnh hải. Về nguyên tắc,
UNCLOS 1982 khuyến khích các bên thỏa thuận để phân định lãnh hải. Trong
trường hợp các bên không thể thỏa thuận được thì “phương pháp đường trung
tuyến” sẽ được áp dụng. Theo đó, quy định tại Điều 15 UNCLOS 1982: “không
quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm
nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại”. Tuy nhiên,
phương pháp đường trung tuyến sẽ không được áp dụng trong trường hợp có những
3
danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh
giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác (Ví dụ: Trong vùng biển cần phân định
có vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử đã được một trong các bên liên quan xác lập hoặc
có các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của một trong các bên).
Trong thực tiễn, hoạt động phân định biển chỉ có thể được thực hiện dựa trên
cơ sở thỏa thuận, thông qua đàm phán trực tiếp hoặc được các bên liên quan thỏa
thuận giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế để phân định. Trong quá
trình đàm phán để phân định, các quốc gia có thể thỏa thuận để xác định yếu tố địa
lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, an ninh hoặc bất kỳ yếu tố nào mà các quốc gia coi là
quan trọng và mong muốn mang lại quyền lợi tốt nhất cho mình. Thông thường, các
cơ quan tài phán sẽ chú trọng đến yếu tố địa lý, diện mạo, đặc điểm địa hình của bờ
biển và khu vực biển cần phân định cũng như tỷ lệ chiều dài đường bờ biển và diện
tích phân chia cho từng bên trong khu vực phân định; và sự hiện diện của các đảo
và quần đảo trong khu vực phân định.
Trong trường hợp này, ranh giới ngoài của lãnh hải chính là biên giới quốc gia
trên biển, phân định lãnh hải của quốc gia ven biển với lãnh hải của các quốc gia
liền kề, đối diện khác.
Trường hợp 2: Xác định lãnh hải trong trường hợp không có sự chồng lấn hoặc
tiếp giáp lãnh hải giữa các quốc gia:
Cơ sở phá p lý: Điều 3, Điều 5, Điều 7 UNCLOS 1982;
Quốc gia ven biển sẽ tự xác định và công bố về phạm vi, giới hạn của lãnh hải
phù hợp với các quy định trong UNCLOS 1982:
- Theo quy định của Điều 3 UNCLOS 1982, nếu không đối diện hoặc liền kề
với quốc gia nào trên biển thì: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh
hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được
vạch ra theo đúng Công ước”;
- Việc ấn định chiều rộng của lãnh hải sẽ được quốc gia ven biển thực hiện
bằng việc xác định đường cơ sở theo quy định tại Điều 5, 7 UNCLOS 1982, tuyên
bố chiều rộng của lãnh hải (không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở) và công
bố trên hải đồ tỷ lệ lớn;
- Việc công bố này nhằm mục đích khẳng định và thực thi chủ quyền quốc gia
đối với lãnh hải. Đồng thời, công bố chiều rộng lãnh hải chính là “thông điệp có
tính chất quốc tế” nhằm thông báo cho các quốc gia trong khu vực và thế giới biết
để họ tôn trọng chủ quyền lãnh hải của quốc gia ven biển, đặc biệt là tuân thủ chế
độ hoạt động của tàu thuyền nước ngoài khi ra vào và hoạt động trong lãnh hải của
quốc gia ven biển;

4
- Trong trường hợp này, ranh giới ngoài của lãnh hải chính là biên giới quốc
gia trên biển, phân định các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển (nội
thủy, lãnh hải) với các vùng biển tiếp liền lãnh hải mà quốc gia đó các có quyền chủ
quyền và quyền tài phán theo UNCLOS 1982 (vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa).
3. Phân định đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Trường hợp 1: Phân định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong trường hợp có
sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa các quốc gia hữu quan:
Cơ sở pháp lý: Điều 74 UNCLOS 1982, Điều 83 UNCLOS 1982;
Đối với vùng đặc quyền kinh tế:
Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ
biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo
đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi
đến một giải pháp công bằng.Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời
gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV;
Trong khi chờ ký kết thỏa thuận, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu
biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực
tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai
đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối
cùng;
Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề
liên quan đến việc phân định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết
theo đúng Điều ước đó.
Đối với vùng thềm lục địa:
Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền
hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp
quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải
pháp công bằng. Nếu không đi tới một thỏa thuận trong một thời hạn hợp lý thì các
quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV;
Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận, các quốc gia hữu quan trên tinh thần
hiểu biết, và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất
thực tiễn và để không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát
trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch
định cuối cùng;
Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề
liên quan đến việc hoạch định ranh giới thềm lục địa được thực hiện theo đúng điều
ước đó.
5
Trường hợp 2: Xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong trường hợp
không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa các quốc gia:
Cơ sở pháp lý; Điều 5, Điều 7, Điều 57, Điều 76 UNCLOS 1982;
Trường hợp xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong trường hợp
không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa các quốc gia là do
các quốc gia ven biển đã tự xác định phù hợp với UNCLOS 1982.
Các quốc gia ven biển xác định đường cơ sở theo 2 cách:
- Đường cơ sở thông thường: Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước,
đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp
nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia
ven biển chính thức công nhận;
- Đường cơ sở thẳng: Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có
một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở
thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải.
Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc
điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước
triều thấp nhất có chuyển dịch vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra
vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi đúng theo Công ước.
Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển,
và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức
đạt được chế độ nội thủy.
Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc
nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự
thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được
sự thừa nhận chung của quốc tế.
Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng
theo khoản 1, khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích
kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một
quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm
cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền
kinh tế.
Tuyên bố bề rộng của quyền kinh tế và thềm lục địa:
- Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải;

6
- Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới
đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục
địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
4. Thực trạng phân định biển giữa Việt Nam với các nước
4.1. Việt Nam - Trung Quốc:
Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc bộ giữa
Việt Nam và Trung Quốc:
Về vịnh Bắc bộ:
- Vịnh Bắc bộ có diện tích khoảng 126.250km2, bờ vịnh Bắc bộ thuộc 10 tỉnh,
thành phố của Việt Nam và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung
Quốc;
- Vịnh Bắc bộ có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc
kể cả về kinh tế lẫn quốc phòng an ninh (khí đốt, dầu mỏ, hải sản, cửa ngõ giao lưu,
…) Vì vậy cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác vịnh Bắc
bộ;
- Chiều rộng của vịnh Bắc bộ nơi rộng nhất không đến 200 hải lý và do bờ
biển của Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu nằm đối diện nên theo quy định của
UNCLOS 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước bị chồng
lấn lên nhau.
Thực trạng quá trình phân định:
- Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Việt Nam đã chủ động đề nghị phía
Trung Quốc tiến hành đàm phán. Năm 1974 và từ 1977 đến 1978, hai nước đã tiến
hành hai cuộc đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ, trong đó có phân định
về vấn đề phân định vịnh Bắc bộ. Tuy nhiên thì không đạt hiệu quả do lập trường
khác biệt quá nhiều;
- Từ năm 1992 đến năm 2000, hai bên đã tiến hành đàm phán lần thứ ba với
bảy vòng đàm phán cấp chính phủ, ba cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp
chính phủ, mười tám vòng đàm phán cấp chuyên viên,…
- Ngày 19/10/1993, hai nước đã ký “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải
quyết các vấn đề biên giới – lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc”;
- Ngày 25/12/2000, Bộ trưởng Bộ ngoại giao hai nước đã ký Hiệp định phân
định vịnh Bắc bộ gồm mười một điều, quy định bảy nội dung:
+ Hai bên căn cứ vào UNCLOS 1982;
+ Hai bên thống nhất thỏa thuận, đường phân định lãnh hải, phân định vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự. Trong
7
đó đoạn nối liền từ số 1 đến số 9 là biên giới lãnh hải trong vịnh Bắc bộ. Mặt thẳng
đứng đi theo đường biên giới lãnh hải phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất đáy
biển. Đường phân định nối từ số 9 đến 21 là ranh giới phân định vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của hai nước;
+ Hai bên khẳng định tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
mỗi bên đối với lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc bộ;
+ Hai bên thống nhất thông qua hiệp thương hữu nghị để thỏa thuận về việc
khai thác mỏ dầu, khí tự nhiên, mỏ khoáng nằm vắt ngang đường phân định;
+ Hai bên cam kết tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển
bền vững tài nguyên sinh vật ở đây;
+ Hai bên cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên liên quan đến việc giải thích
hoặc thực hiện Hiệp định phải được giải quyết thông qua hiệp thương và đàm phán
hữu nghị;
+ Hai bên khẳng định Hiệp định phải được hai bên phê chuẩn và có hiệu lực
kể từ ngày trao đổi các văn bản phê chuẩn.
- Kết quả phân định, Việt nam được hưởng 53,23%, phía Trung Quốc được
hưởng 46,77% diện tích vịnh.
Ý nghĩa hiệp định phân định vịnh Bắc bộ:
- Thể hiện nỗ lực và thiện chí cũng như sự quan tâm đến lợi ích của nhau một
cách thỏa đáng, phù hợp với luật quốc tế và điều kiện của vịnh Bắc bộ, từ cả hai
phía Việt Nam và Trung Quốc;
- Việc ký kết hiệp định là sự kiện quan trọng đối với Việt Nam cũng như quan
hệ Việt Nam và Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và duy trì ổn
định trong vịnh Bắc bộ, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia;
- Lần đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một đường phân định trên
biển rõ ràng, có giá trị pháp lý quốc tế, kết quả phân định đã xác định rõ phạm vi và
tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc bảo vệ, quản lý, sử
dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa;
- Tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền
vững, duy trì ổn định trong vịnh Bắc bộ, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ
chung giữa hai nước, thể hiện chính sách đúng đắn và thiện chí của Việt Nam;…
Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành nhiều vòng đàm
phán để phân định, nhưng chưa đạt được giải pháp do quan điểm 2 bên có nhiều
khác biệt khi mà Trung Quốc nêu lên quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
Ngược lại phía Việt Nam theo chủ trương “phân định dứt điểm” để qua đó phân

8
định rạch ròi các vùng biển chồng lấn và bảo đảm tính công bằng và quyền lợi của
cả 2 bên theo quy định của UNCLOS 1982;
Vướng mắc lớn nhất, ngăn cản việc 2 nước đi đến sự thông là đến từ vấn đề
chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, khi mà cả 2 bên đều tuyên bố có “chủ quyền
không thể tranh cãi” đối với khu vực quần đảo này;
Ngày 15/5/1996, Trung Quốc đã ban hành luật xác định đường cơ sở xung
quanh Hoàng Sa và yêu sách khu vực bên trong đường cơ sở, có diện tích 17.400km
là nội thủy và 12 hải lý bên ngoài đường cơ sở là lãnh hải khiến nhiều quốc gia
trong khu vực phản đối do đã vi phạm những quy định trong UNCLOS 1982;
Về phía Việt Nam, trước giờ nước ta luôn khăng định quần đảo Hoàng Sa
thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” theo quy định của luật pháp quốc tế. Bởi lẽ,
chúng ta có đầy đủ các bằng chứng lịch sử và pháp lí để chứng minh điều đó. Cụ thể
là, Nhà nước Việt Nam là chủ thể đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền đối với
quần đảo này từ khi nó là lãnh thổ vô chủ; hành động xác lập chủ quyền vủa Việt
Nam là hòa bình, liên tục; thời điểm Nhà nước Việt Nam xác lập chủ quyền không
có quốc gia nào phản đối. Do đó, theo nguyên tắc về phát hiện và chiếm hữu thực
sự, Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa theo
quy định của UNCLOS 1982;
Căn cứ vào vị trí địa lý của hai nước và quy định của UNCLOS 1982, Việt
Nam và Trung Quốc cần phân định ranh giới biển giữa quần đảo Hoàng Sa với đảo
Hải Nam.
4.2. Việt Nam – Campuchia:
Do điều kiện chưa phân định được đường biên giới trên biển giữa Việt Nam và
Campuchia, ngày 07/7/1982, hai nước đã ký kết Hiệp định về “Vùng nước lịch sử
của Việt Nam và Campuchia”, nhằm thỏa thuận, thống nhất chủ quyền pháp lý các
đảo, phạm vi, quyền hạn quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lợi trong Vùng nước
lịch sử của mỗi quốc gia; đồng thời, chấm dứt việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo
diễn ra phức tạp, lâu dài trong lịch sử quan hệ giữa hai nước trên khu vực Vịnh Thái
Lan (phía Tây Nam Việt Nam). Hiệp định đã xác định rõ phạm vi Vùng nước lịch
sử chung của hai nước là: vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú
Quốc và quần đảo Thổ Chu của Việt Nam với bờ biển tỉnh Kampot và nhóm đảo
Poulowai của Campuchia. Theo đó, hai nước có quyền áp dụng quy chế pháp lý trên
vùng nước lịch sử như chế độ vùng nội thủy;
Ngày 7-7-1982, hai nước ký Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt nam và
Campuchia, quy định 3 nội dung cơ bản:

9
- Hai nước xác lập vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú
Quốc đến quần đảo Thổ Chu và bờ biển Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai là vùng
nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thủy, được giới hại;
- Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng,
hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
- Hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết đường biên giới trên biển
giữa hai nước sẽ do hai bên thỏa thuận sau, hai bên vẫn lấy đường gọi là Đường
Brevie làm đường phân chia đảo trong khu vực này.
Với việc ký kết Hiệp định này, lần đầu tiên Việt Nam và Campuchia thừa nhận
chủ quyền của các bên đối với các đảo trên vùng biển giáp ranh giữa hai nước.
4.3. Việt Nam - Thái Lan:
Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Thái Lan:
Về vịnh Thái Lan (vịnh Xiêm):
- Là một vùng biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000km2 và được giới
hạn bởi bờ biển 4 nước (Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Campuchia);
- Vịnh Thái Lan có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam về an ninh quốc
phòng, kinh tế.
Quá trình phân định:
- Năm 1971, Bộ Kinh tế của chính quyền Sài Gòn đã công bố đề nghị về phân
lô thăm dò và khai thác dầu khí, qua đó xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phía
Nam Việt Nam. Năm 1973, Thái Lan ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa của
nước này. Hai yêu sách về thềm lục địa đã tạo thành một vùng chồng lấn trong vịnh
Thái Lan rộng hơn 6000km2 cần được phân định;
- Từ tháng 9/1992 đến tháng 8/1997, hai nước đã tiến hành 9 vòng đàm phán
và thống nhất phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bằng một ranh giới
duy nhất;
- Hai nước đã ký kết Hiệp định ngày 9/8/1997, gồm 6 điều quy định về các
vấn đề:
+ Đường phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước là
một đường thẳng từ điểm C đến K, Việt Nam được hưởng ⅓ diện tích và Thái Lan
được hưởng ⅔ diện tích vùng chồng lấn;
+ Trong trường hợp có cấu trúc dầu khí, hoặc mỏ khoáng nằm sát vắt ngang
đường ranh giới thì hai bên có trách nhiệm trao đổi thông tin, cùng tìm kiếm thỏa
thuận để khai thác hiệu quả và chi phí với lợi ích sẽ được phân chia công bằng;
+ Hai bên cam kết tiến hành đàm phán với Malaixia về khu vực thềm lục địa
chồng lấn giữa ba nước.
Ý nghĩa của Hiệp định:
10
- Chấm dứt một phần tư thế kỷ tranh cãi giữa Việt Nam và Thái Lan;
- Đây là Hiệp định đầu tiên đạt được trong vịnh Thái Lan được ký kết tại Đông
Nam Á từ sau khi UNCLOS có hiệu lực;
- Hiệp định cũng khẳng định xu thế thỏa thuận về một đường phân định duy
nhất để phân định cả thềm lục địa và đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển
đối diện nhau,...
4.4. Việt Nam – Malaysia:
- Trên thực tế, vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một
vùng biển chồng lấn trên thềm lục địa của hai nước rộng khoảng 2.800 km2. Khu
vực này nằm ở cửa vịnh Thái Lan có độ sâu nhỏ, trung bình khoảng 50m, địa hình
đáy biển tương đối bằng phẳng. Tháng 5-1992, Việt Nam và Malaysia đã ký thỏa
thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn, giao cho các công ty dầu
lửa của hai bên ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác
rồi phân chia sản phẩm; việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau;
- Việc hợp tác giữa hai ngành dầu khí đang tiến triển bình thường. Ngoài ra,
vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250km2 có 800km2 liên
quan đến Việt Nam. Ba nước đã thỏa thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này và
cuộc họp đầu tiên đã diễn ra tháng 2/1998, vòng hai sẽ họp vào nửa cuối năm 1998
để bàn về khả năng khai thác chung vùng chồng lấn;
- Ngày 6/5/2009, Việt Nam và Malaysia đã phối hợp trình Báo cáo chung về
khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến hai nước lên Ủy ban Ranh giới thềm lục
địa của Liên hợp quốc.
II. Giải quyết tranh chấp về biển.
1. Khái niệm, phân loại tranh chấp về biển và nguồn luật giải quyết tranh chấp
về biển:
1.1. Khái niệm tranh chấp về biển:
Tranh chấp về biển là những đòi hỏi đối lập nhau về yêu sách, quyền, nghĩa vụ
giữa các quốc gia liên quan đến biển. Tranh chấp biển là một trong những loại tranh
chấp có nguy cơ bùng phát chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, đe dọa hòa bình
và an ninh quốc tế.
1.2. Phân loại tranh chấp về biển
Dựa vào quy định của UNCLOS 1982 và thực tiễn tranh chấp, giải quyết
tranh chấp biển giữa các quốc gia, có thể phân tranh chấp biển thành các loại sau
đây:
- Tranh chấp về phân định các vùng biển;
- Tranh chấp về chủ quyền đối với các vùng biển và các thực thể địa lý tự
nhiên ở biển;
11
- Tranh chấp về việc thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
trong các vùng biển...
1.3. Nguồn luật giải quyết tranh chấp về biển
- ĐƯQT đa phương;
- ĐƯQT song phương;
- Tập quán quốc tế;
- Các văn kiện pháp lý-chính trị quốc tế.
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biển:
Cơ sở pháp lý: Điều 279 UNCLOS 1982;
Theo quy định tại UNCLOS 1982, nguyên tắc giải quyết mọi tranh chấp xảy
ra giữa các quốc gia thành viên là bằng biện pháp hòa bình, bao gồm:
- Biện pháp ngoại giao: đàm phán, trung gian, hòa giải, ủy ban điều tra, thông
qua tổ chức quốc tế;
- Biện pháp tài phán quốc tế: Tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế.
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982
3.1. Các quy định chung về giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982:
Cơ sở pháp lý: từ Điều 279 đến Điều 285 UNCLOS 1982;
UNCLOS 1982 đã dẫn chiếu các biện pháp và thủ tục giải quyết tranh chấp
được quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 bao gồm các biện
pháp chính trị - ngoại giao (đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, giải quyết tại
các tổ chức quốc tế bằng các hiệp định khu vực) và các thủ tục giải quyết tranh chấp
bằng tài phán gồm ICJ, ITCLOS, Trọng tài.
3.2. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp (thủ tục) ngoại giao:
a. Đàm phán:
Cơ sở pháp lý: Điều 283 UNCLOS 1982;
Theo quy định tại khoản 1 Điều 283 UNCLOS 1982: “Khi có tranh chấp xảy
ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước,
các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác”. Như vậy,
UNCLOS đã đặc biệt chú trọng và khuyến khích các bên tranh chấp áp dụng biện
pháp đàm phán bằng cách khuyến cáo, thúc giục các bên tiến hành trao đổi quan
điểm để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đàm phán (thương lượng) rồi mới sử
dụng các biện pháp hòa bình.
Đồng thời UNCLOS 1982 cũng yêu cầu các bên tranh chấp tiến hành trao đổi
quan điểm điều này được xem là bước đầu hoặc có thể là các biện pháp tiếp theo
sau khi đã giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp khác. Tuy nhiên, UNCLOS
1982 không quy định cụ thể thời gian mà các bên trao đổi là bao lâu và cách thức
12
các bên tranh luận, trao đổi quan điểm như thế nào. Do vậy, các bên phải tích cực
trao đổi quan điểm, thương lượng, nhưng nếu tranh chấp vẫn không giải quyết được
thì có thể tiến hành các biện pháp khác.
Có thể khẳng định, thương lượng là biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp
quốc tế lâu đời nhất, được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Thương lượng là cơ
hội, là điều kiện thuận lợi nhất để các trực tiếp bày tỏ quan điểm , lập trường, yêu
sách của mình về các vấn đề tranh chấp và cùng nhau thương lượng, thỏa thuận.
Mặt khác, giải quyết bằng biện náp này sẽ hạn chế được sự can thiệp từ bên ngoài
tránh trường hợp làm phức tạp vụ việc tranh chấp.
Liên hệ với nước ta: Việt Nam luôn xác định đàm phán là biện pháp áp dụng
đối với mọi vụ tranh chấp, đặc biệt là đối với lãnh thổ và biên giới. Khi chưa gia
nhập ASEAN, Việt Nam cũng đã tuyên bố ủng hộ Tuyên bố của các Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao các nước ASEAN ngày 18/3/1995. Trong tuyên bố này, Việt Nam đã
khẳng định, mọi tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo tại biển Đông cần phải
được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình; kêu gọi các bên liên quan kiềm
chế, cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Đặc biệt trong quan hệ
với Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về những nguyên tắc
cơ bản giải quyết về để biên giới, lãnh thổ giữa hay nước này ngày 19/10/1993 tại
Hà Nội cụ thể tại mục 1 có nói: “Thông qua thương lượng giải quyết hòa bình các
vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình”.
Tiếp tục tinh thần đó, ngày 11/10/2011 Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận
nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển với 6 quan điểm. Từ đây có thể khẳng định
“thương lượng” là biện pháp hòa bình được Việt Nam ưu tiên áp dụng trong việc
giải quyết các tranh chấp trên biển với các quốc gia liên quan.
b. Hòa giải:
Cơ sở pháp lý: Điều 284, Phụ lục V UNCLOS 1982;
Biện pháp hòa giải là biện pháp mang tính chất tự nguyện và không bắt buộc
đối với các bên tranh chấp. Bên đương sự còn lại có thể chấp nhận hay không chấp
nhận đề nghị hòa giải này. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 11 Mục 2 Phụ lục V
của UNCLOS 1982, có những trường hợp khi có yêu cầu của một bên đương sự thì
bên còn lại bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hòa giải:
- Các tranh chấp liên quan đến việc quốc gia không tuân theo các quy định về
tự do hàng hải, tự do hàng không hoặc quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm;
- Các tranh chấp liên quan đến nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền
kinh tế hay thềm lục địa;
13
- Các tranh chấp liên quan đến bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
- Các tranh chấp liên quan đến việc từ chối quy định về cá dư thừa khi có nước
khác yêu cầu;
- Các tranh chấp liên quan đến việc không cho nước không có biển hay bất lợi
về địa lý vào đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế;
- Các tranh chấp liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển hay
liên quan đến các vịnh, danh nghĩa lịch sử;
- Các tranh chấp liên quan đến thỏa thuận giữa các bên mà không thể thương
lượng;
- Các tranh chấp liên quan đến hoạt động quân sự của tàu thuyền kể cả dùng
cho mục đích thương mại;
- Các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có trách nhiệm giải quyết
hoặc yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết theo quy định của UNCLOS 1982.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban hòa giải:
- Ủy ban hòa giải gồm 5 thành viên, mỗi bên đương sự được quyền cử 2 thành
viên, trong đó một người có thể là công dân nước mình. Sau đó, 4 ủy viên này sẽ
chọn ra người thứ năm là Chủ tịch Ủy ban. Nếu không chọn được ủy viên hoặc Chủ
tịch Ủy ban thì Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ chỉ định;
- Ủy ban hòa giải không phải là một cơ quan thường trực, được thành lập khi
các bên tranh chấp có yêu cầu.
Chức năng của Ủy ban hòa giải:
- Lắng nghe các bên đương sự trình bày nội dung tranh chấp;
- Xem xét những yêu sách, đòi hỏi và các ý kiến phản đối của họ và nêu các đề
nghị giúp các bên hòa giải;
- Làm báo cáo trong vòng 12 tháng sau khi được thành lập.
Thủ tục hòa giải:
- Theo quy định của UNCLOS 1982, Ủy ban hòa giải tự quyết định thủ tục
của mình trừ trường hợp các bên hữu quan có thỏa thuận khác. Với sự thỏa thuận
giữa các bên, Ủy ban hòa giải có thể mời bất kỳ quốc gia thành viên nào trình bày
với mình những ý kiến của họ bằng lời nói hay bằng văn bản;
- Về phương diện pháp lý, những quyết định của Ủy ban hòa giải không mang
tính chất bắt buộc mà chỉ có tính chất tham khảo kể cả hòa giải là tự nguyện hay bắt
buộc. Các quyết định về thủ tục, được thông qua theo đa số các ủy viên, tức 3/5 ủy
viên tán thành;
- Trung gian, hòa giải là một trong những biện pháp hòa bình giải quyết tranh
chấp quốc tế có sự tham gia của bên thứ ba, bên thứ ba này có thể là các quốc gia,
tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có uy tín lớn trên trường quốc tế với sự tự nguyện
14
hoặc do một bên trong tranh chấp đề nghị. Bên hòa giải có thể đưa ra các kiến nghị,
sáng kiến, giải pháp có tính chất tham vấn để các bên tranh chấp lựa chọn giải
quyết;
- Thực tế các bên trung gian, hòa giải có thể đóng vai trò là nước chủ nhà để
các bên tranh chấp tổ chức hội nghị. Trong mọi trường hợp, bên trung gian, hòa giải
phải tuân thủ vai trò hòa giải của mình, không thiên vị bất cứ bên nào;
- Vai trò của bên trung gian và hòa giải sẽ được thực hiện trên thực tế khi được
các bên tranh chấp chấp nhận. Đồng thời vai trò trung gian, hòa giải sẽ kết thúc khi:
(i) bên trung gian, hòa giải tuyên bố bằng văn bản từ bỏ vai trò của mình, (ii) khi
một trong các bên tranh chấp tuyên bố bằng văn bản không chấp nhận vai trò của
bên trung gian, hòa giải, (iii) khi các bên tranh chấp tuyên bố bằng văn bản không
chấp nhận tư cách của bên trung gian, hòa giải nữa.
Liên hệ thực tế: năm 1963 – 1964 tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa An-giê-ri
với Ma-rốc, các nước láng giềng là Mali và Ê-ti-ô-pi-a là hai quốc gia làm trung
gian, hòa giải để giải quyết tranh chấp này. Sau đó, hai quốc gia này còn đóng vai
trò là quan sát viên giám sát việc ngừng bắn giữa hai nước An-giê- ri và Ma-rốc;
Pháp là quốc gia chủ nhà của Hội nghị Pari ngày 27/01/1973, giữa các bên liên quan
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam gồm Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt
Nam Cộng hòa và Mỹ để đàm phán chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt
Nam; Mỹ làm trung gian, hòa giải cho Israel và Ai Cập giải quyết tranh chấp về bán
đảo Sinai mà Israel đã chiếm đóng của Ai Cập trong cuộc chiến tranh sáu ngày năm
1967, ...
3.3. Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp (thủ tục) tài phán:
a. Các cơ quan/ thủ tục có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà các bên tranh
chấp có quyền lựa chọn
Cơ sở pháp lý: khoản 1, Điều 287 UNCLOS 1982;
Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời
điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng
văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan
đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
- Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII UNCLOS
1982; Tòa án quốc tế;
- Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII UNCLOS 1982;
- Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII UNCLOS
1982 để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.

15
b. Nguyên tắc xác định cơ quan, thủ tục tài phán có thẩm quyền giải quyết một
vụ tranh chấp cụ thể
Cơ sở pháp lý: Khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 287 UNCLOS 1982;
Nội dung:
- Căn cứ khoản 3 Điều 287 thì một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ
tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ, thì được xem là đã
chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII;
- Căn cứ khoản 4 Điều 287 nếu các bên tranh chấp đã chấp nhận cùng một thủ
tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết
theo thủ tục đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
- Căn cứ khoản 5 Điều 287 thì nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng
một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra
giải quyết theo thủ tục trọng tài đã được trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên có
thỏa thuận khác.
c. Các giới hạn áp dụng các thủ tục tài phán để giải quyết tranh chấp
Cơ sở pháp lý: Điều 297, 298 UNCLOS 1982;
Nội dung:
Đối với các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng UNCLOS
1982 về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia
ven biển sẽ được giải quyết trong 3 trường hợp sau đây:
- Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân thủ các quy định của
UNCLOS 1982 liên quan đến tự do và quyền hàng hải, hàng không hoặc tự do và
quyền đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như đến việc sử dụng biển vào các
mục đích khác mà quốc tế thừa nhận là chính đã nêu ở Điều 58 UNCLOS 1982;
- Khi thấy rằng, việc thi hành các tự do hoặc trong việc sử dụng các quyền
này, một quốc gia đã không tuân theo UNCLOS 1982 hay các luật hoặc các quy
định do quốc gia ven biển đề ra phù hợp với các quy định của Công ước và các quy
tắc khác của pháp luật quốc tế không trái với UNCLOS 1982;
- Khi thấy rằng quốc gia ven biển đã không tuân thủ các quy tắc hay quy phạm
quốc tế đã được xác định nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường biển có thể áp dụng
cho quốc gia này và đã được Công ước đặt ra, hay được đặt ra thông qua một tổ
chức quốc tế có thẩm quyền hay một hội nghị ngoại giao hành động phù hợp với
UNCLOS 1982.
Đối với các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy
định của Công ước về nghiên cứu khoa học biển được giải quyết theo đúng Mục 2,
trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận theo cách giải quyết như thế đối
với một vụ tranh chấp phát sinh từ:
16
- Việc quốc gia này thi hành một quyền tùy ý quyết định theo đúng Điều 246;
- Quyết định của quốc gia này ra lệnh đình chỉ hoặc chấm dứt tiến hành một
dự án nghiên cứu theo đúng Điều 253;
Các việc tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định
của UNCLOS 1982 về việc đánh bắt hải sản sẽ được giải quyết theo các thủ tục tài
phán khác được trù định, trừ khi quốc gia ven biển không chịu chấp nhận cách giải
quyết như vậy về một vụ tranh chấp liên quan đến các quyền thuộc chủ quyền của
mình đối với các tài nguyên sinh vật thuộc Vùng đặc quyền về kinh tế của mình,
hay liên quan đến việc thi hành các quyền này, kể cả quyền tùy ý quy định khối
lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và khả năng đánh bắt của mình, phân phối số
dư ra giữa các quốc gia khác, quyết định các thể thức, điều kiện đặt ra trong các luật
và quy định của mình về bảo vệ và quản lý.
Theo Điều 298 UNCLOS 1982, khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công
ước, hay ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, với điều kiện không phương hại đến
các nghĩa vụ phát sinh từ Mục 1, một quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản rằng
mình không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đã được trù
định ở Mục 2 có liên quan đến một hay 4 loại tranh chấp sau đây:
- Giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 liên quan đến việc hoạch định
ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử;
- Hoạch định ranh giới các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các bên
giải quyết dứt khoát, cũng như đối với các vụ tranh chấp phải được giải quyết theo
đúng thỏa thuận song phương hoặc đa phương có tính chất ràng buộc các bên;
- Hoạt động quân sự và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt
buộc chấp hành, đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền tài phán mà Điều
297, khoản 3 và 3 đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một Tòa án;
- Các vụ tranh chấp mà Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có trách nhiệm giải
quyết, trừ phi Hội đồng Bảo an quyết định xóa vấn đề đó trong Chương trình nghị
sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp đó bằng các biện
pháp đã được quy định trong UNCLOS 1982.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nhận định: “Trong vùng biển quốc tế, một quốc gia khác được xác định và
giới hạn một phạm vi vùng biển cả và tuyên bố đó là vùng biển chủ quyền để
ghi nhận đặc quyền của quốc gia mình tại vùng biển đó và buộc các quốc gia
khác phải công nhận”.
Nhận định sai;
Cơ sở pháp lý: Điều 86, Điều 89 UNCLOS 1982;

17
Trong vùng biển quốc tế - công hải, không có bất kỳ quốc gia nào được phép
xác định và giới hạn một phạm vi vùng biển và tuyên bố đó là vùng biển chủ quyền
của mình đối với vùng biển đó và buộc các quốc gia khác công nhận. Theo Điều 89
UNCLOS 1982 quy định: “Không một quốc gia nào có thể đòi đặt một cách hợp
pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc vào chủ quyền của mình”, theo đó biển
quốc tế được bỏ ngỏ cho các quốc gia kể cả có biển hay không có biển. Vậy nên
không có chuyện một quốc gia được phép xác định và tuyên bố chủ quyền hay
quyền chủ quyền đối với biển quốc tế.
2. Thực tiễn cướp biển hiện nay đang lộng hành tại khu vực nào ở biển Việt
nam và biển quốc tế.
Hoạt động cướp biển cũng xảy ra nhiều tại các khu vực biển giáp ranh giữa
Việt Nam và Campuchia, Thái Lan. Các đối tượng cướp biển hầu hết mang quốc
tịch nước ngoài như Campuchia, Thái Lan, Indonesia… Thủ đoạn của chúng là lợi
dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của các thuyền viên sử dụng vũ khí và đột nhập
khống chế thủy thủ cướp tiền bạc thậm chí cả tàu. Có thể kể đến một vụ cướp tàu
Zafirah điển hình được Cảnh sát biển Việt Nam giải quyết, cụ thể vào ngày
19/11/2012, Cục Cảnh sát biển Việt Nam nhận được thông báo từ Trung tâm thông
báo cướp biển của Cục Hàng hải quốc tế tại Kuala Lumpua - Malaysia về việc tàu
Zafirah treo cờ Malaysia, do ông Sann Winnaung, quốc tịch Myanmar là thuyền
trưởng tàu Zafirah chở dầu bị mất tích, có khả năng bị cướp biển tấn công. Bọn
cướp biển đã đẩy những thủy thủ trên tàu xuống biển và sau đó được hai tàu cá của
ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá cứu vớt được 9 người nước ngoài đang trôi dạt
trên biển. Nhận được thông tin cướp biển, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiến
hành cuộc điều tra và đã phát hiện những dấu hiệu bất thường trên con tàu (bọn
cướp đã đổi tên tàu và treo cờ mới), nhận được sự bất thường này lực lượng cảnh
sát biển đã tiến hành các biện pháp để khống chế cướp biển và đã bắt giữ được 11
nghi phạm và dẫn về đơn vị để lấy lời khai và giải quyết vụ án.
Theo em được biết, cướp biển lộng hành ở những khu vực biển quốc tế có thể
kể đến một số nơi như vịnh Guinea, eo biển Singapore, biển Đỏ, khu vực biển
Nigeria, vịnh Aden, Indonesia,... Mục đích chung của bọn cướp biển là nhắm vào
những con tàu chở dầu và chở hàng có giá trị lớn và việc đòi tiền chuộc từ những
con này này sẽ giúp chúng mang lợi được lợi nhuận đáng kể. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc lộng hành của bọn cướp biển là việc thực thi pháp luật
yếu kém, các quan chức tham nhũng và thị trường dầu mỏ phần lớn không được
kiểm soát khiến các tổ chức tội phạm dễ dàng chuyển dầu thô cướp trên biển vào
các nhà máy tinh chế rồi đàng hoàng trở lại thị trường hợp pháp.

18
3. Phân tích khái niệm và phân loại tranh chấp biển và hãy cho biết các tranh
chấp biển mà Việt Nam là một bên tranh chấp.
Khái niệm tranh chấp về biển:
Tranh chấp về biển là những đòi hỏi đối lập nhau về yêu sách, quyền, nghĩa vụ
giữa các quốc gia liên quan đến biển. Có một số loại tranh chấp có thể kể đến như:
tranh chấp liên quan đến việc phân định biển, các vùng biển chồng lấn; tranh chấp
liên quan đến việc thực hiện chủ quyền của quốc gia đối với các vùng biển thuộc
chủ quyền và các đảo, quần đảo; tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền chủ
quyền và quyền tài phán trên các vùng biển; hay tranh chấp về việc khai thác tài
nguyên trên biển và các tranh chấp liên quan đến hoạt động xây dựng đảo và công
trình, thiết bị nhân tạo,...
Tranh chấp về biển có thể được xem như một trong những loại tranh chấp phổ
biến, có nguy cơ xung đột hay dẫn đến chiến tranh giữa các quốc gia, làm đe dọa
hòa bình và an ninh thế giới.
Phân loại tranh chấp biển:
Thứ nhất, tranh chấp về phân định các vùng biển. Ví dụ, trường hợp quốc gia
A và và quốc gia B có bờ biển đối diện nhau. Sau khi quốc gia A dựa vào đường bờ
biển quốc gia mình ấn định được đường cơ sở, từ đường cơ sở ấn định không quá
12 hải lý để mở rộng lãnh hải và quốc gia B cũng xác định như vậy. Trong trường
hợp, quốc gia A và quốc gia B đã xác định được lãnh hải của mình nhưng giữa hai
quốc gia này lại có sự chồng lấn lãnh hải lên nhau thì có thể xảy ra tranh chấp trong
quá trình phân định biển;
Thứ hai, tranh chấp về chủ quyền đối với các vùng biển và các thực thể địa lý
tự nhiên ở biển. Ví dụ, khi quốc gia A xác định là vùng biển này thuộc chủ quyền
quốc gia mình (có thể là lãnh hải) nhưng vùng biển này lại thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia B thì cũng sẽ phát sinh tranh chấp;
Thứ ba, tranh chấp về việc thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán trong các vùng biển…
Tranh chấp về thực thi chủ quyền trên nội thủy và lãnh hải. Ở khu vực nội
thủy quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Thí dụ, trường hợp tàu
thuyền của quốc gia B vào khu vực nội thủy không xin phép và những thủy thủ có
xung đột với các ngư dân quốc gia A và cảnh sát biển quốc gia A đã bắt giữ những
con tàu không xin phép trước. Trong trường hợp này, viên chức ngoại giao của quốc
gia B yêu cầu giao trả những thủy thủ những quốc gia A không đồng ý thì có thể
xảy ra chấp chấp. Nếu như là tàu nhóm 2 (tàu của nhà nước dùng trong lĩnh vực
thương mại và tàu của tư nhân) thì quốc gia ven biển đương nhiên có thẩm quyền
tài phán hình sự nhưng quốc gia của tàu mang cờ lại yêu cầu trả tự do và xét xử theo
19
luật của quốc gia mà tàu mang cờ thì ngay lúc này sẽ phát sinh tranh chấp trong
thực thi chủ quyền.
Tranh chấp trong việc thực thi ở các vùng biển thuộc quyền chủ quyền là các
tranh chấp xảy ra ở vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thí
dụ, trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia ven biển được nghiên cứu khoa học
biển thì trong quá trình nghiên cứu phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển.
Theo em được biết các tranh chấp trên biển mà Việt Nam là một bên tranh chấp:
- Tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nằm ở khu vực Biển
Đông. Theo các tài liệu hiện có, trong lịch sử, các nhà nước phong kiến Việt Nam
đã làm chủ hai quần đảo này từ thế kỷ XVII, sau đó chính quyền Đông Dương đã
củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo thông qua các hoạt động quản lý nhà
nước như thành lập chính quyền địa phương, cho cảnh sát ra đồn trú, lập các trạm
khí tượng, thông tin, xây đèn biển...Tiếp đó, các chính quyền Việt Nam liên tục thực
hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo;
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định việc Nhà
nước Việt Nam là nước đầu tiên đã chiếm hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, và từ đó đã liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo một
cách thực sự và hoà bình. Tuy nhiên hiện nay, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của Việt Nam bị nhiều nước yêu sách, tranh chiếm và trở thành đối tượng tranh
chấp gay gắt về chủ quyền: Trung Quốc chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa; Trung Quốc (và cả Đài Loan), Malaysia, Philippine tranh chấp chủ
quyền đối với quần đảo Trường Sa với các mức độ khác nhau.
- Khu vực thềm lục địa phía Nam Việt Nam: khu vực thềm lục địa phía Nam
của Việt Nam cũng là đối tượng bị vi phạm nghiêm trọng. Hàng năm, nước ngoài
đưa tàu vào hoạt động nghiên cứu, thăm dò và trinh sát khu vực thềm lục địa phía
Nam của Việt Nam - nơi đang có nhiều hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty
Crestone của Mỹ tại một lô rộng khoảng 25.500 km2 trên khu vực cát bãi ngầm Tư
Chính thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Khu vực hợp đồng này cách đường
cơ sở lãnh hải Việt Nam chỉ có 84 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 750
hải lý. Căn cứ các quy định của Công ước 1982, khu vực này hoàn toàn nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
4. Phân tích quyền và nghĩa vụ của tàu thuyền trên biển quốc tế.
Quyền của tàu thuyền trên biển quốc tế:
Cơ sở pháp lý: Điều 87, Điều 95, Điều 96, Điều 110 UNCLOS 1982;
Nội dung:
20
- Căn cứ theo Điều 87 UNCLOS 1982 về nguyên tắc tự do trên biển cả thì các
tàu thuyền của các quốc gia dù có biển hay không có biển đều được thực hiện các
quyền:
+ Quyền tự do hàng hải:tàu thuyền của các quốc gia đều được quyền tự do di
chuyển trên biển quốc tế theo các tuyến đường hàng hải quốc tế, theo tốc độ và lộ
trình phù hợp mà không bắt buộc phải di chuyển nhanh chóng, liên tục như đối với
“quyền đi qua không gây hại” tại vùng lãnh hải;
+ Quyền tự do hàng không;
+ Quyền tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần
VI;
+ Quyền tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp
luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;
+ Quyền tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2;
+ Quyền tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và
VIII.
- Căn cứ Điều 95, Điều 96 UNCLOS 1982: tàu chiến và tàu nhà nước dùng
trong lĩnh vực phi thương mại trên biển quốc tế còn được hưởng quyền miễn trừ
hoàn toàn về tài phán của bất kỳ quốc gia nào (ngoài quốc gia mà tàu đó mang cờ);
- Căn cứ Điều 110 UNCLOS 1982 trừ những trường hợp mà việc can thiệp là
căn cứ vào những quyền do hiệp ước mang lại, một tàu chiến khi gặp một tàu nước
ngoài ở trên biển cả không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ (tàu chiến và
tàu nhà nước phi thương mại) thì có thể được quyền khám xét con tàu đó nếu có lý
do đúng để nghi ngờ con tàu đó:
+ Tiến hành cướp biển;
+ Chuyên chở nô lệ;
+ Dùng vào các cuộc phát sóng không được phép, quốc gia mà chiếc tàu mang
cờ có quyền tài phán theo Điều 109;
+ Không có quốc tịch; hay thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến, mặc
dù chiếc tàu này treo cờ nước ngoài hay từ chối treo cờ của mình.
Nghĩa vụ của tàu thuyền trên biển quốc tế:
Cơ sở pháp lý: Điều 94, Điều 100 - Điều 109, Điều 126 UNCLOS 1982;
Nội dung:
- Căn cứ Điều 94 UNCLOS 1982, tàu mang quốc tịch của một quốc gia khi
hoạt động trên biển quốc tế các quốc gia thì phải có nghĩa vụ sau:
+ Thi hành quyền tài phán và sự kiểm soát của mình trong các lĩnh vực hành
chính, kỹ thuật, xã hội đối với các tàu thuyền mang cờ của mình;
+ Đặc biệt mọi quốc gia:
21
. Có một sổ đăng ký hàng hải có ghi tên và đặc điểm của các tàu thuyền mang
cờ nước mình, trừ các tàu thuyền do kích thước nhỏ không nằm trong quy định quốc
tế được chấp nhận chung;
. Thi hành quyền tài phán theo đúng luật trong nước mình đối với bất kỳ tàu
thuyền nào mang cờ nước mình, cũng như đối với thuyền trưởng, sĩ quan và đoàn
thủy thủ về các vấn đề hành chính, kỹ thuật và xã hội liên quan đến tàu thuyền.
- Phải có các biện pháp cần thiết đối với các tàu thuyền mang cờ của nước
mình để đảm bảo an toàn trên biển;
- Các quốc gia có tàu thuyền hoạt động trên biển quốc tế phải có nghĩa vụ hợp
tác với nhau và bằng mọi khả năng của mình ngăn ngừa và trừng trị hành vi chuyên
chở nô lệ, cướp biển, buôn bán ma tuý và phát sóng không được phép trên biển
quốc tế căn cứ Điều 100 - Điều 109 UNCLOS 1982. Vì quyền lợi chung mà tất cả
quốc gia, đặc biệt là quốc gia ven biển phải hợp tác để giúp đỡ, tìm kiếm, cứu trợ
các tàu cà thủy thủ của đoàn tàu đang gặp nguy hiểm, tai nạn trên biển do đâm va
(Điều 126 UNCLOS 1982).
5. Nhận định: “Tất cả tàu thuyền của các quốc gia hoạt động trên biển quốc tế
đều được xem là lãnh thổ di động của quốc gia đó”.
Nhận định sai;
Để được xem là lãnh thổ di động của quốc gia trên vùng biển quốc tế thì các
tàu thuyền hoạt động trên biển quốc tế phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Một là,
khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển
phải treo cờ của quốc gia tàu mang quốc tịch. Các tàu thuyền chỉ hoạt động dưới cờ
của một quốc gia và chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia này khi ở biển cả, trừ
những trường hợp ngoại lệ được quy định trong Công ước hoặc Điều ước quốc tế.
Các tàu thuyền của các quốc gia đi lại trên biển cả cũng không được thay đổi cờ
trong một chuyến đi hay đậu lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 90, khoản 1 Điều
92 UNCLOS 1982. Hai là các tàu thuyền, các phương tiện bay phải mang cờ hoặc
dấu hiệu riêng biệt của quốc gia một cách hợp pháp thì khi hoạt động trên biển cả
mới được hưởng quy chế giống như lãnh thổ quốc gia.
Vậy nên, khi đáp ứng các điều kiện trên thì tàu thuyền của các quốc gia hoạt
động trên biển quốc tế mới được coi là “lãnh thổ di động” của quốc gia đó.
6. Khi tàu thuyền dân sự của các quốc gia hoạt động tại biển quốc tế có hành vi
xung đột bạo lực với nhau thì giải quyết như thế nào? Nêu cơ sở pháp lý.
Cơ sở pháp lý: Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 98 UNCLOS 1982;
Tàu thuyền dân sự của một quốc gia không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực chống lại tàu thuyền dân sự của quốc gia khác, trừ trường hợp cần
thiết để tự vệ hoặc để thực thi pháp luật (căn cứ Điều 89 UNCLOS 1982). Khi tàu
22
thuyền dân sự của các quốc gia hoạt động tại biển quốc tế có hành vi xung đột bạo
lực với nhau thì các quốc gia có thể giải quyết xung đột theo hướng áp dụng các
biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Cụ thể, căn cứ Điều 33 Hiến chương
Liên hợp quốc, các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm
cả các tranh chấp về xung đột bạo lực giữa tàu thuyền dân sự, bằng các biện pháp
hòa bình, bao gồm:
- Giải quyết bằng biện pháp đàm phán: đàm phán là biện pháp giải quyết xung
đột được ưu tiên áp dụng. Các quốc gia có tàu thuyền tham gia xung đột cần bình
tĩnh, kiềm chế, và tiến hành đàm phán với nhau để giải quyết xung đột một cách hòa
bình (khoản 1 Điều 283);
- Giải quyết bằng biện pháp hòa giải: Một tổ chức, quốc gia hay cá nhân có uy
tín có thể được các quốc gia tham gia tranh chấp mời tham gia để tham gia giúp đỡ
giải quyết tranh chấp xung đột giữa các bên (Điều 284 UNCLOS 1982);
Bên cạnh đó, các quốc gia có tranh chấp có thể áp dụng các biện pháp khác để
giải quyết xung đột tùy thuộc vào tình hình thực tế, tuy nhiên việc giải quyết tranh
chấp nên được ưu tiên bằng các biện pháp hòa bình theo quy định của UNCLOS
1982.

23

You might also like