Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


-----***-----

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 2

TÁC ĐỘNG CỦA CÚ SỐC GIÁ DẦU LÊN


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN
CUỐI NĂM 2019 - ĐẦU NĂM 2023

Lớp tín chỉ: KTE318.2(GD1-HK2-2223)


Giảng viên hướng dẫn: TS.Vũ Thị Phương Mai
Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Thành viên nhóm:
13. Nguyễn Thị Chiến - 2114410028
45. Lê Thị Mai Linh – 2114410096
65. Trần Ánh Ngọc - 2114410133
82. Võ Thị Thanh Thảo - 2114410170
86. Vũ Ngọc Thuý – 2114410186

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................5

1.1 Bối cảnh nghiên cứu .........................................................................................5

1.2 Tầm quan trọng của nghiên cứu ....................................................................6

1.3 Mục tiêu.............................................................................................................6

1.4 Đối tượng...........................................................................................................6

1.5 Phạm vi..............................................................................................................6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.........................................................7

2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................7

2.2. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................10

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................10

3.1. Chỉ số giá chứng khoán ...................................................................................10

3.2. Mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường cổ phiếu ........................................11

3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô khác đến TTCK .....................................12

3.3.1. Mối quan hệ giữa giá vàng và thị trường cổ phiếu .............................12

3.3.2. Tỷ giá hối đoái .......................................................................................13

3.3.3. CPI (lạm phát) .......................................................................................14

3.3.4 Lãi suất ...................................................................................................15

3.3.5. Cung tiền (M2) ......................................................................................16

1
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH 17

4.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17

4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................17

4.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ...................................................................17

4.1.3. Phương pháp xây dựng mô hình..........................................................18

4.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .....................18

4.2.1. Xây dựng mô hình .................................................................................18

4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................19

4.2.3. Mô tả thống kê biến ..............................................................................19

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................21

5.1. Mô tả tương quan giữa các biến số ................................................................21

5.2. Kết quả hồi quy POLS và kiểm định các khuyết tật ....................................21

5.2.1. Kết quả hồi quy POLS ..........................................................................21

5.2.2. Kiểm định bỏ sót biến trong mô hình ...................................................22

5.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................22

5.2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................23

5.2.5. Kiểm định tự tương quan......................................................................24

5.3. Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên REM ................................................24

5.3.1. Kết quả mô hình REM ..........................................................................24

2
5.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................26

5.3.3. Kiểm định tự tương quan......................................................................26

5.4. Kết quả mô hình tác động cố định FEM và kiểm định ................................26

5.4.1. Kết quả mô hình FEM ..........................................................................26

5.4.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................28

5.4.3. Kiểm định tự tương quan......................................................................28

5.5. Kiểm định lựa chọn mô hình POLS - REM - FEM......................................28

5.5.1. Kiểm định lựa chọn giữa mô hình POLS và REM .............................28

5.5.2.Kiểm định lựa chọn giữa mô hình REM và FEM ...............................29

5.6. Khắc phục khuyết tật mô hình .......................................................................30

5.7. Phân tích ...........................................................................................................32

5.8. Hạn chế của bài................................................................................................35

KẾT LUẬN .............................................................................................................35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................39

PHỤ LỤC ................................................................................................................42

3
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Tên Nội dung Trang


Bảng 1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình 17
Bảng 2 Tương quan giữa các biến số 18
Bảng 3 Kết quả hồi quy POLS 20
Bảng 4 Kết quả kiểm định VIF 21
Bảng 5 Kết quả mô hình REM 24
Bảng 6 Kết quả mô hình FEM 26
Bảng 7 Kết quả mô hình FGLS 28
Bảng 8 Bảng tổng hợp kết quả 34
Hình 1 Biểu đồ giá dầu Brent cuối 2019 – đầu 2023 5
Hình 2 Phần dư mô hình 22

4
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 . Bối cảnh nghiên cứu
Dầu mỏ là một trong những nguyên liệu đầu vào rất quan trọng của hầu hết các
ngành công nghiệp trong nền kinh tế và tác động trực tiếp đến nền kinh tế cũng như thị
trường chứng khoán (TTCK) ở các quốc gia. Trong hơn 50 năm qua, giá dầu đã trải qua
hàng loạt “cú sốc”. Gần đây nhất phải kể đến là sự kiện lao dốc của giá dầu vào năm
2020. Năm 2020, sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, nền kinh tế thế
giới gặp nhiều biến động, đặc biệt giá dầu vào tháng 2 đã sụt giảm mạnh khoảng 65%
so với đầu năm; trong đó có nhiều phiên sụt giảm với biên độ rất lớn (trên 20%). Cho
đến tháng 3/2020 giá dầu thô (Brent và WTI) đang ở mức thấp nhất trong hơn 18 năm
qua, với nguyên nhân giảm từ cả phía cầu và cung.

Hình 1: Biểu đồ giá dầu Brent cuối 2019-đầu 2023


Nguồn: Tradingeconomics

Khởi đầu của việc giá dầu sụt giảm lần này là do nhu cầu giảm đột biến vì sự lây
lan của virus corona, kéo theo hoạt động sản xuất phải đóng cửa và người dân hạn chế
di chuyển, vì vậy mà các phương tiện giao thông chiếm phần lớn lượng dầu tiêu thụ toàn
cầu giảm đáng kể, khiến lượng dầu mỏ tiêu thụ giảm mạnh. Khi giá dầu giảm mạnh sẽ
gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn thu ngân sách quốc

5
gia từ đó những “cú sốc” giá dầu này ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và sự phát triển
của TTCK.
TTCK là thị trường nơi mà các hoạt động đầu tư tài chính diễn ra phổ biến và
mọi biến động trên TTCK đều tác động đến nền kinh tế của quốc gia. Nếu không có
TTCK và sự phát triển của thị trường tài chính sẽ không có sự tăng trưởng đáng kể trong
nền kinh tế của quốc gia (Hafer & Hein, 2007). Do đó, việc phân tích tác động của cú
sốc giá dầu đến TTCK là hết sức hữu ích và cần thiết, đặc biệt là đối với các quốc gia
có kim ngạch xuất nhập khẩu dầu cao. Chính vì vậy bài tiểu luận của nhóm chúng em
sẽ nghiên cứu về mối liên hệ, tác động của cú sốc giá dầu đến TTCK tại 10 nước (top 5
các nước xuất và nhập khẩu dầu nhiều nhất) vào giai đoạn cuối 2019 - đầu 2023.
1.2 . Tầm quan trọng của nghiên cứu
Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa cú sốc giá dầu đến TTCK tại 5 nước xuất nhập
khẩu dầu sẽ bổ sung nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầu đến TTCK giai đoạn
cuối năm 2019 đến đầu năm 2023. Bên cạnh đó cũng xem xét, kiểm chứng mối liên hệ
giữa cú sốc giá dầu đến TTCK cũng kiểm chứng liệu rằng lý thuyết về mối liên hệ giữa
cú sốc giá dầu đến TTCK có còn đúng và phù hợp với nền kinh tế giai đoạn đại dịch
Covid.
Từ việc chỉ ra những tác động đó sẽ có thể mang đến góc nhìn mang tính khoa
học về mối liên hệ giữa hai nhân tố ảnh hưởng đến nền kinh tế giai đoạn này. Dựa trên
những phân tích đó, các chính sách điều chỉnh về giá và điều chỉnh kỳ vọng về TTCK
sẽ được xây dựng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
1.3 Mục tiêu
Nghiên cứu ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến TTCK tại 10 nước xuất nhập khẩu
dầu giai đoạn cuối 2019 - đầu 2023.
1.4 Đối tượng
Bài tiểu luận có đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến TTCK.
1.5 Phạm vi
Đối tượng nghiên cứu được tiến hành nghiên cứu tại 10 nước xuất nhập khẩu dầu
vào giai đoạn cuối 2019 - đầu 2023.

6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường chứng khoán (TTCK) là vấn đề đã được
xem xét trong rất nhiều nghiên cứu. Điểm khác biệt giữa các nghiên cứu chủ yếu thể
hiện qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và các phát
hiện.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh vai trò tích cực của giá dầu đến
trị giá của TTCK, ví dụ, Arouri và Rault (2010) xem xét mối quan hệ nhân quả mối
quan hệ giữa giá dầu và giá cổ phiếu ở các nước GCC sử dụng hàng tuần dữ liệu
trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 5 năm 2010. Trong khi các
tác giả tìm thấy bằng chứng về quan hệ nhân quả hai chiều đối với Ả Rập Xê Út, đối
với các quốc gia còn lại, họ thấy rằng cú sốc giá dầu gây ra thay đổi trong giá cổ
phiếu.
Bên cạnh đó, Mohanty et al. (2011) đánh giá mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu
và lợi nhuận chứng khoán của các quốc gia GCC sử dụng cả cấp quốc gia và dữ liệu
lợi nhuận chứng khoán cấp ngành. Ở cấp quốc gia, họ tìm thấy một kết quả tích cực
mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và lợi nhuận chứng khoán ở tất cả trừ Kuwait.
Akoum et al. (2012) kiểm tra sự phụ thuộc ngắn hạn và dài hạn giữa OPEC lợi nhuận
của rổ dầu và lợi nhuận của TTCK đối với các nước GCC, các tác giả nhận thấy rằng
lợi nhuận của dầu và chứng khoán đồng biến trong dài hạn, nhưng yếu liên kết trong
ngắn hạn.
Đồng thời, Arouri và Rault (2012) tìm thấy bằng chứng về sự đồng liên kết giữa
giá dầu và TTCK các nước GCC và tìm thấy tác động tích cực của giá dầu đối với
TTCK ở tất cả trừ Ả Rập Saudi. Sử dụng các kiểm định đồng liên kết với cấu trúc
phá vỡ dữ liệu hàng tuần trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 10
năm 2008, Jouini (2013) tìm thấy rằng giá dầu thay đổi ảnh hưởng tích cực đến tất
cả các TTCK của quầy GCC. Awartani và Maghyereh (2013) điều tra tác động lan
tỏa động của lợi nhuận và biến động giữa giá tương lai dầu West Texas Middle (WTI)
và GCC chỉ số chứng khoán, các tác giả thấy rằng luồng thông tin từ lợi nhuận và

7
biến động đến thị trường cổ phiếu là quan trọng, nhưng dòng chảy theo hướng ngược
lại là cận biên.
Naifar và Al Dohaiman (2013) và Maghyereh và Al-Kandari (2007) tìm thấy
bằng chứng về phi tuyến tính trong mối quan hệ giữa giá dầu và chứng khoán của
các nước GCC lợi nhuận thị trường. Jouini và Harrathi (2014) kiểm tra sự tương tác
biến động giữa TTCK GCC và giá dầu thế giới sử dụng dữ liệu hàng tuần trong
khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 3 năm 2011. Trái với kết quả của
Awartani và Maghyereh (2013), Jouini và Harrathi (2014) thấy rằng hiệu ứng lan tỏa
chạy nhiều hơn từ kho thị trường với giá dầu hơn là từ dầu mỏ với TTCK. Khalifa
và cộng sự (2017) sử dụng mô hình lỗi nhân bất đối xứng lan tỏa để điều tra nguyên
nhân và hậu quả của cú sốc giá năng lượng trên TTCK GCC sử dụng biến động dầu
và khí tự nhiên hàng ngày và TTCK dầu mỏ trong khoảng thời gian tái cấu trúc thay
đổi kinh tế tháng 10 năm 2006 – tháng 7 năm 2015. Các phát hiện chỉ ra mối quan
hệ rõ ràng giữa sự biến động của giá dầu và sự biến động của TTCK trong các thị
trường GCC.
Có rất nhiều nghiên cứu đóng góp vào việc phân tích mối quan hệ giữa những
thay đổi của giá dầu và trữ lượng lợi nhuận thị trường, hầu hết các nghiên cứu tập
trung vào TTCK ở các nước nhập khẩu dầu mỏ, đặc biệt là thị trường Mỹ. Có một
sự đồng thuận giữa các nghiên cứu này về sự tồn tại của mối quan hệ tiêu cực giữa
giá dầu và các hoạt động của TTCK (ví dụ: Basher và cộng sự (2012); Chen (2010);
Elder và Serletis (2010); Jones và Kaul (1996); Kilian và Park (2009); Masih và cộng
sự (2011, 1999); Wei, (2003)). Mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của
thay đổi giá dầu lên TTCK không phải lúc nào cũng quan trọng như người ta thường
tin (ví dụ: Huang và cộng sự (1996); Apergis và Miller (2009); Miller và Ratti
(2009)).
Mặt khác, việc điều tra mối quan hệ giữa giá dầu và TTCK ở các nước xuất
khẩu dầu mỏ có thể được tìm thấy trong vài nghiên cứu. Bjornland (2009) chỉ ra rằng
giá dầu tăng 10% có thể dẫn đến khoảng 2,5% tăng giá cổ phiếu ở Na Uy, một nước
xuất khẩu dầu mỏ. Park và Ratti (2008) cũng nhận thấy rằng việc tăng giá dầu có tác

8
động tích cực đến TTCK Na Uy, trái ngược với những tác động tích cực ở các nước
nhập khẩu giá dầu có tác động tiêu cực. Gần đây hơn, Jung và Park (2011) so sánh
tầm quan trọng của phản ứng đối với cú sốc cung và cầu dầu của TTCK ở một quốc
gia xuất khẩu dầu mỏ (Na Uy) và một quốc gia nhập khẩu dầu mỏ (Hàn Quốc). Phát
hiện của họ cho thấy phản ứng của tỷ suất sinh lợi trên TTCK đối với cú sốc giá dầu
ở hai quốc gia này là khác nhau rất nhiều. Tổng thể, kết quả của ba nghiên cứu này
chỉ ra rằng tác động của cú sốc giá dầu lên TTCK ở các nước xuất khẩu dầu và nhập
khẩu dầu là không đồng nhất với nhau.
Trong quá trình xem xét ảnh hưởng của giá dầu đến TTCK, nhóm tác giả nhận
thấy lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng bất kỳ giá tài sản nên được xác định bởi dòng tiền
chiết khấu kỳ vọng của nó (Fisher (1930); Williams (1938)). Vì vậy, bất kỳ yếu tố
nào có thể làm thay đổi kỳ vọng dòng tiền chiết khấu sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến
giá cả các tài sản này. Do đó, bất kỳ sự tăng giá dầu nào cũng sẽ dẫn đến tăng chi
phí, hạn chế lợi nhuận và trong phạm vi lớn hơn, sẽ làm giảm giá trị của cổ đông. Vì
vậy, bất kỳ sự tăng giá dầu nào cũng nên kèm theo sự giảm giá cổ phiếu. Nhiều tác
giả cho rằng hiệu ứng giá dầu trên TTCK là một tác động gián tiếp và nó được phản
ánh thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô. Theo Bjornland (2009) và Jimenez-Rodriguez
và Sanchez (2005), giá dầu tăng dự kiến sẽ có tác động tích cực ở một nước xuất
khẩu dầu mỏ, vì thu nhập của nước này sẽ tăng lên.
Kết quả của việc tăng thu nhập dự kiến là tăng chi tiêu và đầu tư, từ đó tạo ra
năng suất cao hơn và giảm nạn thất nghiệp. TTCK có xu hướng phản ứng tích cực
trong trường hợp như vậy. Đối với một nước nhập khẩu dầu mỏ, bất kỳ sự tăng giá
dầu nào cũng sẽ có xu hướng kết quả ngược lại (LeBlanc và Hooker (2002)). Giá dầu
tăng sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn, vì dầu là một trong những yếu tố sản xuất
quan trọng nhất (Arouri & Nguyen 2010; Backus & Crucini 2000; Kim & Loungani
1992). Chi phí gia tăng sẽ được chuyển giao cho người tiêu dùng, do đó sẽ dẫn đến
nhu cầu thấp hơn và do đó chi tiêu của người tiêu dùng, do giá tiêu dùng cao hơn.
Những công trình nghiên cứu trên đã cho thấy sự trái ngược nhau trong phát
hiện về mối quan hệ giữa giá dầu và TTCK, bao gồm quan hệ cùng chiều, quan hệ

9
ngược chiều và quan hệ nhân quả. Sự đối lập này chủ yếu là kết quả của việc lựa
chọn các quốc gia hoặc khu vực, phương pháp luận và biến số khác nhau. Do đó, bản
chất của mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế ở các
quốc gia cần được tiếp tục nghiên cứu, phân tích và đánh giá thận trọng.
2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt Nam, nhóm tác giả nhận
thấy số lượng các biến cũng như cách thức đo lường biến và chiều hướng tác động của
các chỉ số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lên chỉ số giá chứng khoán là khác nhau ở các bài
nghiên cứu.
Vì vậy, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các biến giá vàng,
giá dầu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung tiền M2, xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến chỉ số
giá chứng khoán dựa trên cơ sở chọn biến của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.
Trên cơ sở lý thuyết về các biến số kinh tế, lý thuyết chung về kinh tế học vĩ mô, các
nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số stock index và sự tham khảo của các bài nghiên cứu đi
trước, cùng với những cơ sở dữ liệu định lượng thu nhập được, bài luận sẽ tổng hợp,
phân tích, xây dựng mô hình để có thể phân tích cụ thể hơn về tác động của một số yếu
tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam từ năm 2019 đến tháng 2/2023.

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Chỉ số giá chứng khoán
Chỉ số TTCK là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu.
Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp nhất định. Thông thường,
danh mục này sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một
sở giao dịch chứng khoán hoặc cùng ngành hoặc cùng mức vốn hóa thị trường. Theo Từ
điển đầu tư và tài chính, chỉ số giá cổ phiếu là chi phí mua 1 cổ phiếu trên thị trường,
chỉ số giá này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như biến động trên thị
trường, điều kiện kinh tế và uy tín của công ty.
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của
thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch
trên thị trường. Các chỉ số chứng khoán có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra hoặc

10
có thể do các hãng thông tin hay một định chế tài chính nào đó định ra. Chỉ số giá chứng
khoán được theo dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối liên
quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Mỗi TTCK có
thể công bố một hoặc một vài chỉ số giá chứng khoán. Có thể là chỉ số cho tất cả các cổ
phiếu trên thị trường của một quốc gia như chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn Quốc
(KOSPI) hay chỉ số cho từng ngành như chỉ số giá cổ phiếu ngành công nghiệp của Mỹ
(DJIA). Biến động của TTCK có thể quan sát bằng cách nhìn vào những thay đổi quá
khứ của giá cổ phiếu. Chỉ số giá chứng khoán có thể được coi như là nền tảng và thước
đo sự biến động cơ bản của TTCK. Tại Mỹ, chỉ số S&P 500 thường được sử dụng đánh
giá sự biến động của TTCK do mức độ bao phủ rộng rãi của nó. Mặc dù chỉ tập trung
vào các công ty có mức độ vốn hóa lớn nhưng độ bao quát khoảng 75% chứng khoán
Mỹ, chỉ số này là đại diện thích hợp cho toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Và chỉ số này được coi
như là phong vũ biểu cho nền kinh tế Mỹ.
Các nhà đầu tư và quản lý thị trường có thể thông qua đó để mô tả thị trường và so
sánh lợi nhuận trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Hiện nay có các phương pháp
được sử dụng phổ biến trong việc tính chỉ số giá cổ phiếu như phương pháp Passcher,
phương pháp Laspeyres, phương pháp chỉ số giá bình quân Fisher, phương pháp số bình
quân đơn giản, phương pháp bình quân nhân đơn giản.
3.2. Mối quan hệ giữa giá dầu và thị trường cổ phiếu
Do dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của quá trình sản xuất, sự biến động
của giá dầu có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, lợi nhuận của khối doanh
nghiệp, tỷ lệ lạm phát và chính sách tiền tệ, từ đó làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản và
thị trường tài chính nói chung. Về lý thuyết, sự ảnh hưởng của giá dầu đến giá chứng
khoán được giải thích chủ yếu bằng những lập luận dựa trên mô hình định giá theo
phương pháp chiết khấu dòng tiền (Huang & cộng sự, 1996). Giá trị công ty, cũng như
giá chứng khoán theo mô hình này sẽ được ước lượng bằng cách hiện giá tổng giá trị
toàn bộ dòng tiền phát sinh trong tương lai của công ty với tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Do
đó, giá chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố: (1) Giá trị dòng tiền trong tương
lai, và (2) mức lãi suất chiết khấu. Giá dầu tăng sẽ gây áp lực tăng chi phí doanh nghiệp
và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng. Từ đó, kéo theo tăng chi phí dự

11
tính trong tương lai, làm giảm dòng tiền, và do đó giảm giá trị chứng khoán. Khi xem
xét đối với một loại chứng khoán cụ thể, sự biến động của giá dầu sẽ làm thu nhập tăng
lên nếu doanh nghiệp là bên sản xuất dầu ròng và giảm đi nếu doanh nghiệp là bên tiêu
thụ dầu ròng.
Nếu xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới, dầu là nguyên liệu đầu vào cho nên giá
dầu tăng giá sẽ làm giảm thu nhập từ chứng khoán (Huang & cộng sự, 1996). Bên cạnh
đó, giá dầu biến động cũng gây ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu. Tỷ lệ chiết khấu kỳ vọng
bao gồm tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và lãi suất thực kỳ vọng; cả hai yếu tố này đều phụ
thuộc vào giá dầu. Theo góc độ này, giá dầu cao sẽ gây áp lực làm tăng lạm phát trong
nước, ngân hàng trung ương có thể sẽ tăng lãi suất để chống lại áp lực này. Từ đó, tỷ lệ
lạm phát dự kiến tăng sẽ kéo theo tỷ lệ chiết khấu tăng, ảnh hưởng đến giá chứng khoán.
Vì dầu là nguồn tài nguyên chính của nền kinh tế nên giá dầu cao sẽ làm mức giá chung
cao, lãi suất thực tăng gây tác động đến mức lợi nhuận nhà đầu tư kỳ vọng đầu tư vào
các công ty tăng tương ứng, khiến giá chứng khoán giảm.
Ở khía cạnh tổng thể thị trường, tác động của giá dầu đến thu nhập từ chứng khoán
thay đổi tùy theo quốc gia đang ở tình trạng xuất khẩu hay nhập khẩu dầu ròng. Đối với
quốc gia nhập khẩu ròng, giá dầu tăng sẽ tạo ra áp lực làm giảm tỷ giá và tăng tỷ lệ lạm
phát nội địa. Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tăng sẽ kéo theo tỷ lệ chiết khấu tăng tương ứng,
giá dầu tăng sẽ có tác động tiêu cực đến thu nhập từ cổ phiếu. Ngược lại, đối với quốc
gia xuất khẩu dầu ròng, giá dầu tăng sẽ tạo ra tác động tích cực trên TTCK. Cơ chế tác
động có thể được giải thích thông qua hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng giàu có. Giá dầu
tăng giúp cho thu nhập chính phủ tăng, từ đó, chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng có thể tăng
theo. Hơn nữa, giá dầu tăng còn tạo ra sự dịch chuyển thu nhập từ quốc gia nhập khẩu
dầu ròng sang quốc gia xuất khẩu dầu ròng. Chi tiêu chính phủ vào hàng hóa và dịch vụ
nội địa kích thích các hoạt động kinh tế và phát triển TTCK ở các quốc gia xuất khẩu
dầu ròng. Do đó, giá dầu cũng có tác động tích cực đến TTCK.
3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô khác đến TTCK
3.3.1. Mối quan hệ giữa giá vàng và thị trường cổ phiếu
Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tính thanh khoản cao và nó phản ứng với
những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế

12
trên thế giới trong đó có TTCK. Vàng và chỉ số biến động của thị trường có quan hệ
nhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng (vàng tăng →
VIX tăng). Khi giá vàng biến động tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn
và từ đó làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường nhà đầu tư sẽ rút
vốn để đầu tư vào thị trường vàng thay vì đầu tư vào cổ phiếu do suất sinh lợi trên thị
trường vàng cao hơn, đây cũng là cách để phòng ngừa rủi ro. Do đó, cầu về cổ phiếu sẽ
giảm, làm giảm giá của cổ phiếu
Theo Truong (2014) sự biến động của giá vàng có tương quan nghịch với tỷ suất
sinh lời của các cổ phiếu. Hay giá vàng và giá chứng khoán biến động ngược chiều. Một
cách định lượng, khi giá vàng tăng hoặc giảm 1% thì tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu
sẽ giảm hoặc tăng 0,72%. Bằng mô hình VAR, Akbar và cộng sự (2019), cũng chứng
minh giá vàng và giá chứng khoán có tác động qua lại lẫn nhau và đó là tác động ngược
chiều. Trong lịch sử giá vàng thường được xem là “nơi tránh bão” giúp tránh thiệt hại
xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các thời kỳ mà giá cổ phiếu
luôn luôn sụt giảm. Đồng thời, vàng cũng được xem như một chỉ báo hàng đầu đối với
TTCK. Trong các cuộc khủng hoảng, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm,
mặc dù mức độ tác động mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh tế.
3.3.2. Tỷ giá hối đoái
Theo Cecchetti, Schoenholtz, và Fackler (2006) tỷ giá hay tỷ giá hối đoái là tỷ lệ
trao đổi từ tiền của quốc gia này sang đồng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái là
một biến số rất quan trọng, tác động đến sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân
thanh toán, do đó tác động đến sản lượng, việc làm cũng như sự cân bằng của nền kinh
tế nói chung. Ngoài ra tỷ giá còn ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nền
kinh tế.
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán được rất nhiều nhà nghiên
cứu nghiên cứu giải thích, tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này vẫn không thống
nhất được chiều ảnh hưởng của tỷ giá lên giá chứng khoán. Về mặt lý thuyết có 2 cách
tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán. Đầu tiên, theo cách tiếp
cận của Dornbusch và Fisher (2011) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá chứng
khoán và tỷ giá. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Khi đồng tiền trong nước được định

13
giá thấp sẽ làm cho những doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh hơn, từ đó làm
gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ. Điều này làm cho giá cổ phiếu của những
doanh nghiệp này tăng lên. Ngược lại nếu như những doanh nghiệp này sử dụng nhiều
chi phí nhập khẩu cho đầu vào trong sản phẩm của họ. Sự gia tăng chi phí trong sản
phẩm do đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận
của họ giảm, điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này giảm.
Một nghiên cứu khác là mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá đã chứng
minh rằng: quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu là ngược chiều. Nguyên nhân là từ chiều
tác động của giá cổ phiếu lên tỷ giá. Trong mô hình này, những nhà đầu tư cá nhân nắm
giữ những tài sản trong nước và tài sản nước ngoài. Và tỷ giá hoái đoái giữ một vai trò
là điều chỉnh cân bằng cung và cầu tài sản. Khi nhà đầu tư cá nhân này muốn mua nhiều
tài sản trong nước hơn thì họ sẽ bán bớt những tài sản nước ngoài mà hiện tại ít hấp dẫn.
Dẫn đến đồng tiền trong nước được định giá cao hay tỷ giá giảm. Khi có sự gia tăng đầu
tư trong khối đầu tư nước ngoài vào tài sản trong nước cũng làm gia tăng giá chứng
khoán.
Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và chỉ số giá chứng khoán vẫn là một
câu hỏi cần lời giải đáp, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra tác động giữa tỷ giá đối
với TTCK ở từng thị trường và hoàn cảnh khác nhau có thể cho ra kết quả khác nhau
3.3.3. CPI (lạm phát)
Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của các hàng hóa và dịch vụ tăng lên
theo thời gian so với một thời kỳ được xác định trước đó. Có nhiều nguyên nhân gây ra
lạm phát, trong đó có 2 nguyên nhân chính là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi
phí đẩy.
Đối với TTCK, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng theo để đảm
bảo lãi suất thực dương và kênh TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác
chẳng hạn như gửi tiền tiết kiệm từ đó làm lượng cung lớn hơn lượng cầu cổ phiếu và
gây ra tình trạng giảm giá cổ phiếu. Thêm vào đó, khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi
phí đầu vào của công ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng gián tiếp khiến
cổ phiếu bị giảm giá.

14
Kết quả nghiên cứu của Adam và Tweneboah (2008) tìm thấy mối quan hệ tương
quan cùng chiều giữa lạm phát và và chỉ số giá TTCK. Kết quả này hàm ý rằng thị
trường phân bổ hiệu quả các nguồn lực bằng cách điều chỉnh tăng theo mức giá tăng
cung trong dài hạn. Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu khác kết luận rằng lạm phát tác
động ngược chiều với TTCK. Cụ thể có thể kể đến nghiên cứu của Subhani, Gul, và
Osman (2010); Geetha, Mohidin, Chandran, và Chong (2011); Mousa, Safi, Hasoneh,
và Mohammad (2012). Thật vậy, khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân có xu
hướng nắm giữ các tài sản thực như vàng, bất động sản,… thay vì các tài sản có tính
thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hoặc các tài sản tài chính như trái
phiếu, cổ phiếu điều này khiến cho một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im
dưới dạng tài sản chết. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, lạm
phát tăng làm cho chi phí của doanh nghiệp bị đẩy lên, dẫn đến giá hàng hóa tăng, khiến
lượng cầu sụt giảm, dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp giảm. Doanh nghiệp không
còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên TTCK. “Tâm lý bầy đàn” xuất hiện, kéo theo việc
rút vốn ồ ạt trên TTCK. Có thể thấy lạm phát quá cao tác động xấu đến nền kinh tế nói
chung và TTCK nói riêng.
3.3.4 Lãi suất
Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của người
cho vay, được xác định bởi nguồn cung và nhu cầu sử dụng vốn. Khi nhu cầu về vốn
tăng, lãi suất sẽ tăng và ngược lại. Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế.
Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cổ phiếu. Bởi vì khi giá
vốn rẻ hơn so với trước sẽ giúp các công ty dễ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự
án đầu tư, cũng như giảm chi phí cho các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ đó
sẽ làm cải thiện lợi nhuận của công ty và làm tăng giá cổ phiếu của công ty. Ngược lại,
khi lãi suất tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động chung của nền kinh tế. Khi lãi
suất tăng lên sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, làm giảm nhu cầu cho
các hoạt động chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và các chứng khoán đó trở nên kém hấp dẫn
hơn trên thị trường

15
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu thường là
quan hệ ngược chiều. Alam và Uddin (2009) kết luận hầu hết giá chứng khoán của các
nước chịu tác động tiêu cực của lãi suất, điều này cũng từng được Adam và Tweneboah
(2008) chứng minh.
3.3.5. Cung tiền (M2)
Mức cung tiền tệ là số lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông, thường được xác định
trong một thời kỳ nhất định. Lượng tiền tệ thực tế trong lưu thông không chỉ bao gồm
tiền mặt, tiền gửi thanh toán trong ngân hàng mà còn gồm nhiều tài sản khác có tính
lỏng cao, dễ dàng chuyển sang tiền mặt và được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán,
giao dịch.
Mối quan hệ giữa cung tiền và TTCK là mối quan hệ cùng chiều được thể hiện
thông qua chính sách tiền tệ. Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì lượng tiền đưa
vào trong lưu thông nhiều hơn sẽ làm giảm lãi suất cho vay cũng như lãi suất tái chiết
khấu. Việc làm này sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các tài sản tài chính trong đó có cổ
phiếu. Mặt khác, khi lãi suất cho vay giảm xuống sẽ giúp làm giảm lãi suất chiết khấu
của cổ phiếu qua đó làm tăng giá kỳ vọng cũng như thu nhập của các nhà đầu tư. Ngược
lại, khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì lãi suất sẽ cao hơn do lượng tiền lưu
thông đã giảm xuống so với trước khi có sự thay đổi của chính sách. Khi lãi suất cao
hơn sẽ làm cho các nguồn vốn có chi phí cao hơn trước sẽ gây ra tác động làm giảm
lượng vốn đầu tư vào cổ phiếu cũng như làm giảm giá cổ phiếu
Nghiên cứu thực nghiệm của Rahman, Sidek, và Tafri (2009); Rozeff (1974) khẳng
định CSTT có tác động đáng kể đến tăng trưởng của lợi nhuận chứng khoán. Maysami
và Koh (2000) bổ sung thêm một mối quan hệ tích cực giữa cung tiền và chỉ số SGX
(Chỉ số TTCK Singapore)

16
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ
HÌNH
4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nhóm thu thập số liệu từ bộ dữ liệu thứ cấp với mẫu dữ liệu gồm 390 quan sát từ ngày
01/12/2019 đến 01/02/2023 ở 5 quốc gia xuất khẩu dầu nhiều nhất thế giới và 5 quốc gia
nhập khẩu nhiều nhất thế giới (dựa theo xếp hạng của The World FactBook). Trong đó,
biến phụ thuộc là chỉ số giá chứng khoán và 7 biến độc lập là: giá dầu, giá vàng, tỷ giá
hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, cung tiền M2 và biến giả thể hiện thuộc tính nhập
khẩu hay xuất khẩu dầu. Các chỉ số thị trường đại diện như sau:
- Chỉ số giá chứng khoán: SSE (Trung Quốc), SENSEX 30 (Ấn Độ), KOSPI (Hàn
Quốc), NIKKEI 225 (Nhật Bản), DAX (Đức), TASI (Ả-rập Xê-út), S&P/TSX
(Canada), ISX Main 60 (Iraq), DFM General (UAE), NGSE 30 (Nigeria).
- Giá vàng: Giá vàng LBMA được quản lý độc lập bởi Cơ quan quản lý điểm chuẩn
ICE (IBA).
- Giá dầu: Giá dầu Brent là chuẩn mực hàng đầu về giá dầu thô lưu vực Đại Tây
Dương. Nó được sử dụng để định giá 2/3 nguồn cung dầu thô giao dịch quốc tế
trên thế giới.
Dữ liệu được thu thập hoàn toàn từ Google Finance, Investing, Trading Economics, Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) nên đảm bảo về tính chính xác của dữ liệu.
4.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau giai đoạn thu thập dữ liệu, nhóm tiến hành xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng phương
pháp hồi quy dữ liệu bảng, dựa trên dữ liệu tìm được để kiểm tra ý nghĩa thống kê và sự
phù hợp của mô hình dựa trên các quan sát cũng như các nghiên cứu đi trước tương tự,
từ đó tìm ra kết quả tốt nhất phục vụ giai đoạn phân tích. Trong quá trình thực hiện nghiên
cứu, nhóm sử dụng kiến thức của kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô, phương pháp định lượng
và các phần mềm hỗ trợ STATA, Microsoft Excel và Microsoft Word để tổng hợp, xử
lý dữ liệu cũng như hoàn thành bài tiểu luận này.

17
4.1.3. Phương pháp xây dựng mô hình
Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu
bảng để xây dựng mô hình: có nghĩa là tìm hiểu sự phụ thuộc của một biến (được gọi là
biến phụ thuộc) trong mô hình hồi quy vào một hay nhiều biến khác (được gọi là biến
độc lập) nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi
biết trước các giá trị của biến độc lập. Trong bài nghiên cứu này, nhóm phân tích mối
quan hệ giữa biến phụ thuộc là chỉ số giá chứng khoán của các quốc gia, biến độc lập lần
lượt là giá dầu, giá vàng, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, cung tiền M2 và
biến giả thể hiện thuộc tính nhập khẩu hay xuất khẩu dầu bằng các phương pháp định
lượng: hồi quy bình phương tối thiểu nhỏ nhất (OLS), hồi quy tác động ngẫu nhiên
(REM), hồi quy tác động cố định (FEM) và hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát
(GLS).
4.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
4.2.1. Xây dựng mô hình
Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu sự ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán của các quốc gia
thông qua các yếu tố: giá dầu, giá vàng, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất,
cung tiền M2 và biến giả thể hiện thuộc tính nhập khẩu hay xuất khẩu dầu.

𝑠𝑡𝑜𝑐𝑘 = 𝑓(𝑜𝑖𝑙, 𝑔𝑜𝑙𝑑𝑝, 𝑒, 𝑐𝑝𝑖, 𝑖, 𝑀2, 𝑑)

Từ đó, ta xây dựng mô hình hồi quy tổng thể logarit tự nhiên như sau:

𝑙𝑛𝑠𝑡𝑜𝑐𝑘 = 𝛽1 + 𝛽2 𝑙𝑛𝑜𝑖𝑙 + 𝛽3 𝑙𝑛𝑔𝑜𝑙𝑑𝑝 + 𝛽4 𝑙𝑛𝑒 + 𝛽5 𝑙𝑛𝑐𝑝𝑖+ 𝛽6 𝑙𝑛𝑀2 + 𝛽7 𝑑 + 𝑢𝑖

Cụ thể, các biến số của mô hình được trình bày và tóm tắt như sau:

Biến Tên biến Ký hiệu Đơn vị Các nghiên cứu Kỳ


vọng

18
Biến Chỉ số giá chứng stock USD
phụ khoán
thuộc
Giá dầu oil USD/thùng Huang et al. (1996) +/-

Giá vàng goldp USD/lượng Truong (2014), Akbar -


et al. (2019)
Tỷ giá hối đoái e Nội tệ/USD Dornbusch & Fisher +
(2011)
Chỉ số giá tiêu cpi % Adam & Tweneboah +
dùng (2008)
Lãi suất i %/năm Alam & Uddin -
Biến (2009), Adam &
độc Tweneboah (2008)
lập
Cung tiền M2 M2 Tỷ USD Rozeff (1974), +
Rahman et al. (2009)

Biến giả thể hiện


thuộc tính xuất
khẩu hay nhập
d Không có
khẩu dầu (0:
Nhập khẩu dầu,
1: Xuất khẩu dầu)

4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu


H1: Giá dầu (oil) có tác động tích cực đến giá chứng khoán
H2: Giá vàng (goldp) có tác động tiêu cực đến giá chứng khoán
H3: Tỷ giá hối đoái (e) có tác động tích cực đến giá chứng khoán
H4: Chỉ số giá tiêu dùng (cpi) có tác động tích cực đến giá chứng khoán
H5: Lãi suất (i) có tác động tiêu cực đến giá chứng khoán
H6: Cung tiền M2 (M2) có tác động tiêu cực đến giá chứng khoán
4.2.3. Mô tả thống kê biến
Bảng 1: Mô tả thống kê các biến trong mô hình

19
Biến Số quan sát Giá trị trung Sai số chuẩn Giá trị nhỏ Giá trị lớn
bình nhất nhất
lnstock 390 6.396675 3.136267 0.653373 10.20987

lnoil 390 4.19623 0.377102 3.271468 4.750136


lngoldp 390 7.486389 0.0600808 7.328437 7.583197
lne 390 -2.715287 2.504381 -7.273038 0.2008979
lncpi 390 4.851585 0.4059271 4.587006 6.231858

lni 390 1.070047 0.9865693 4.587006 6.231858


lnM2 390 10.62368 2.881677 6.285799 19.83682
d 390 0.5 0.5006423 0 1

lnstock: giá trị trung bình logarit của chỉ số giá chứng khoán (stock) là
6.396675, sai số chuẩn tương đối lớn so với giá trị trung bình logarit của chỉ số giá
chứng khoán, có giá trị bằng 3.136267, giá trị lớn nhất là 10.20987 và giá trị nhỏ
nhất là 0.653373.
lnoil: giá trị trung bình logarit của giá dầu (oil) là 4.19623, sai số chuẩn bằng
0.377102 tương đối nhỏ so với giá trị trung bình logarit của giá dầu, giá trị lớn nhất
là 4.750136, giá trị nhỏ nhất là 3.271468.
lngoldp: giá trị trung bình logarit của giá vàng (goldp) là 7.486389, sai số
chuẩn bằng 0.0600808, giá trị lớn nhất là 7.583197, giá trị nhỏ nhất là 7.328437.
lne: giá trị trung bình logarit của tỷ giá hối đoái (e) là -2.715287, sai số chuẩn
bằng 2.504381, giá trị lớn nhất là 0.2008979, giá trị nhỏ nhất là -7.273038.
lncpi: giá trị trung bình logarit của chỉ số giá tiêu dùng (cpi) là 4.851585, sai
số chuẩn là 0.4059271, giá trị lớn nhất là 6.231858, giá trị nhỏ nhất là 4.587006.
lni: giá trị trung bình logarit của lãi suất (i) là 1.070047, sai số chuẩn là
0.9865693, giá trị lớn nhất là 6.231858, giá trị nhỏ nhất là 4.587006.
lnM2: giá trị trung bình logarit của cung tiền (M2) là 10.62368, sai số chuẩn
là 2.881677, giá trị lớn nhất là 19.83682, giá trị nhỏ nhất là 6.285799.

20
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1. Mô tả tương quan giữa các biến số
Bảng 2: Tương quan giữa các biến số

lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d


lnstock 1

lngoldp 0.0146 1

lnoil 0.0372 0.1698 1

lne 0.912 -0.0002 -0.0099 1

lncpi -0.1367 0.0209 0.0895 -0.4431 1


lni -0.4055 -0.0699 0.0503 -0.5825 0.6634 1

lnM2 0.6087 0.0242 0.0171 0.5754 0.0242 -0.4428 1

d -0.0689 0 0 -0.0173 0.3179 -0.0555 0.4126 1

Từ bảng trên, ta có thể kỳ vọng rằng sự gia tăng của giá dầu sẽ mang lại tác động
tích cực đến các chỉ số chứng khoán trong giai đoạn 2019-2023, đồng thời các biến độc
lập giá vàng, tỷ giá hối đoái và cung tiền M2 đều tác động cùng chiều với chỉ số chứng
khoán, trong khi các biến lạm phát và lãi suất có tác động ngược chiều với biến phụ
thuộc. Nhìn chung, kết quả chỉ ra hầu hết phù hợp với cơ sở lý thuyết đã đưa ra.
Mặt khác, dựa vào các hệ số tương quan trong bảng, có thể thấy được biến giải
thích mạnh nhất là biến tỷ giá hối đoái, trong khi biến giá dầu đang có tương quan khá
yếu đồng thời mang dấu dương khác với lý thuyết đưa ra là dấu âm, cho thấy cần biến
này cần cân nhắc thêm.
Thêm vào đó, có thể thấy tương quan giữa các biến độc lập đề bé hơn 0.8, cho
thấy không tồn tại đa cộng tuyến trong mô hình.
5.2. Kết quả hồi quy POLS và kiểm định các khuyết tật
5.2.1. Kết quả hồi quy POLS
Bảng 3: Kết quả hồi quy POLS

Source SS df MS Number of obs = 390

21
F(7, 382) = 1195.51

Model 3659.237 7 522.748161 Prob > F = 0


Residual 167.0329 382 .437258903 R-squared = 0.9563
Adj R-squared = 0.9555

Total 3826.27 389 9.83616974 Root MSE = 0.66126

lnstock Coefficient Std. err. t P>t [95% conf. interval]


lngoldp -0.23831 0.571339 -0.42 0.677 -1.361677 0.885051

lnoil 0.099513 0.090672 1.10 0.273 -.0787655 0.277791

lne 1.265567 0.020212 62.61 0.000 1.225826 1.305308


lncpi 3.41551 0.140944 24.23 0.000 3.138388 3.692632

lni -0.30658 0.060798 -5.04 0.000 -.4261155 -0.18704

lnM2 0.073892 0.018687 3.95 0.000 .0371503 0.110633

d -1.41026 0.080978 -17.42 0.000 -1.56948 -1.25104

_cons -5.12288 4.215154 -1.22 0.225 -13.41069 3.164933

5.2.2. Kiểm định bỏ sót biến trong mô hình


Sử dụng kiểm định Ramsey để kiểm định bỏ sót biến trong mô hình, ta có kết quả:
Ramsey RESET test for omitted variables
Omitted: Powers of fitted values of lnstock
H0: Model has no omitted variables
F(3, 379) = 67.73
Prob > F = 0.0000
Từ kết quả trên cho thấy, P-value = 0.0000<0.05 nên không chấp nhận H0, mô
hình có bỏ sót biến ở mức ý nghĩa 5%
5.2.3. Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4: Kết quả kiểm định VIF

Variable VIF 1/VIF

lni 3.01 0.33234

22
lncpi 2.91 0.343401

lnM2 2.58 0.387654


lne 2.28 0.438696
d 1.46 0.683913

lngoldp 1.05 0.953957

lnoil 1.04 0.961451


Mean VIF 2.05

Từ bảng trên cho thấy giá trị nhân tử phóng đại phương sai VIF = 2.05<10 mô
hình không tồn tại đa cộng tuyến.
5.2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kiểm tra tính tuyến tính của phần dư mô hình ta thấy, mô hình có phần dư phi
tuyến nên sử dụng kiểm định White.

Hình 2 : Phần dư mô hình

White's test
H0: Homoscedasticity
Ha: Unrestricted heteroskedasticity
chi 2(34) = 362.93

23
Prob > chi2 = 0.0000
Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Source chi2 df p

Heteroskedasticity 362.93 34 0.0000

Skewness 190.44 7 0.0000


Kurtosis 7.21 1 0.0072
Total 560.59 42 0.0000

Từ kết quả trên cho thấy, P-value=0.000<0.05 nên không chấp nhận H0, mô hình
có tồn tại phương sai sai số thay đổi ở mức ý nghĩa 5%.
5.2.5. Kiểm định tự tương quan
Do dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng, ta sử dụng kiểm định Wooldridge Test để kiểm định
tự tương quan cho mô hình, kết quả là:
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 9) = 1.230
Prob > F = 0.2961
Có thể thấy P-value = 0.2961>0.05 nên chấp nhận H0. Có thể kết luận rằng mô
hình không bị tự tương quan ở mức ý nghĩa 5%.
5.3. Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên REM
5.3.1. Kết quả mô hình REM
Bảng 5: Kết quả hồi quy REM

Random-effects GLS regression Number of obs = 390


Group variable: id Number of groups = 10

R-squared: Obs per group:

Within = 0.6245 min =39


Between = 0.8897 avg =39

24
Overall = 0.8887 max =39

Wald chi2(7) = 698.83

corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0

lnstock Coefficient Std. err. z P>z [95% conf. interval]

lnoil .2998154 .0200328 14.97 0.000 .2605518 0.339079

lngoldp .2974768 .103029 2.89 0.4994112


6 0.004 .0955424

lne 1.457024 .0861524 16.91 0.000 1.288168 1.62588

lncpi 1.080685 .1430336 7.56 0.000 .8003443 1.361026

lni -.0299985 .0145937 -2.06 0.040 -.0586017 -0.0013953

lnM2 -.0213123 .0124224 -1.72 0.086 -.0456596 0.0030351

d -.5363775 .6197698 -0.87 0.387 -1.751104 0.6783489

_cons 2.15146 1.005451 2.14 0.032 .1808114 4.122109

sigma_u .96655319
sigma_e .1156076
rho .98589568 (fraction of variance due to u_i

25
5.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian để kiểm định phương sai sai số thay
đổi cho mô hình REM, kết quả là:
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
lnstock[id,t] = Xb + u[id] + e[id,t]
Estimated results:
Var SD = sqrt(Var)
---------+-----------------------------
lnstock | 9.83617 3.136267
e | .0133651 .1156076
u | .9342251 .9665532
Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 6076.44
Prob > chibar2 = 0.0000
Từ kết quả trên cho thấy, P-value = 0.000<0.05 nên không chấp nhận H0, mô hình
có tồn tại phương sai sai số thay đổi ở mức ý nghĩa 5%
5.3.3. Kiểm định tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 9) = 1.230
Prob > F = 0.2961
Có thể thấy P-value = 0.2961>0.05 nên chấp nhận H0. Có thể kết luận rằng mô
hình không bị tự tương quan ở mức ý nghĩa 5%
5.4. Kết quả mô hình tác động cố định FEM và kiểm định
5.4.1. Kết quả mô hình FEM
Bảng 6: Kết quả hồi quy FEM

Fixed-effects (within) regression Number of obs = 390

Group variable: id Number of groups = 10

26
R-squared: Obs per group:
Within = 0.6263 min = 39
Between = 0.8804 avg = 39.0
Overall = 0.8794 max = 39

F(6,374) = 104.48

corr(u_i, Xb) = -0.6507 Prob > F = 0.0000


lnstock Coefficient Std. err. t P>t [95% conf. interval]

lnoil .3065158 .0199119 15.39 0.000 .2673626 .345669

lngoldp .2849326 .1021024 2.79 0.006 .0841659 .4856993

lne 1.625525 .1134763 14.32 0.000 1.402394 1.848657

lncpi 1.130599 .1488199 7.60 0.000 .8379706 1.423228

lni -.0302832 .0144344 -2.10 0.037 -.0586659 -.0019006

lnM2 -.021552 .0123199 -1.75 0.081 -.045777 .002673

d 0 (omitted)

_cons 2.167284 .9078553 2.39 0.017 .3821438 3 .952425

sigma_u 1.5020467
sigma_e .1156076
rh .99411101 (fraction of variance due to u_i)
o

F test that all u_i=0: F(9, 374) = 2449.60 Prob > F = 0.0000

27
5.4.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model
H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (10) = 309.27
Prob>chi2 = 0.0000
Từ kết quả trên cho thấy, P-value=0.000<0.05 nên không chấp nhận H0, mô hình
có tồn tại phương sai sai số thay đổi ở mức ý nghĩa 5%.
5.4.3. Kiểm định tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 9) = 1.230
Prob > F = 0.2961
Có thể thấy P-value=0.2961>0.05 nên chấp nhận H0. Có thể kết luận rằng mô
hình không bị tự tương quan ở mức ý nghĩa 5%
5.5. Kiểm định lựa chọn mô hình POLS - REM - FEM
5.5.1. Kiểm định lựa chọn giữa mô hình POLS và REM
Sử dụng kiểm định Breusch and Pagan LM test để kiểm định chọn mô hình giữa
POLS và REM, kết quả là:
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
Lnstock[id,t] = Xb + u[id] + e[id,t]
Estimated results:
Var SD = sqrt(Var)
---------+-----------------------------
lnstock | 9.83617 3.136267
e | .0133651 .1156076
u | .9342251 .9665532
Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 6076.44
Prob > chibar2 = 0.0000

28
Từ kết quả trên cho thấy, P-value=0.000<0.05 chứng tỏ có tồn tại yếu tố không
quan sát được trong mô hình, do đó kết quả hồi quy POLS không còn hiệu quả, mô hình
tác động ngẫu nhiên REM tốt hơn.
5.5.2.Kiểm định lựa chọn giữa mô hình REM và FEM
Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình REM và FEM, ta có:
hausman fe re
---- Coefficients ----
| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
| fe re Difference Std. err.
-------------+----------------------------------------------------------------
lngoldp | .2849326 .2974768 -.0125442 .
lnoil | .3065158 .2998154 .0067004 .
lne | 1.625525 1.457024 .1685015 .0738555
lncpi | 1.130599 1.080685 .0499141 .0410943
lni | -.0302832 -.0299985 -.0002847 .
lnM2 | -.021552 -.0213123 -.0002397 .
------------------------------------------------------------------------------
b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.
B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.
Test of H0: Difference in coefficients not systematic
chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = -76.30
Warning: chi2 < 0 ==> model fitted on these data
fails to meet the asymptotic assumptions
of the Hausman test; see suest for a
generalized test.
hausman re fe

---- Coefficients ----


| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
| re fe Difference Std. err.
-------------+----------------------------------------------------------------

29
lngoldp | .2974768 .2849326 .0125442 .0137917
lnoil | .2998154 .3065158 -.0067004 .0021982
lne | 1.457024 1.625525 -.1685015 .
lncpi | 1.080685 1.130599 -.0499141 .
lni | -.0299985 -.0302832 .0002847 .0021509
lnM2 | -.0213123 -.021552 .0002397 .001592
------------------------------------------------------------------------------
b = Consistent under H0 and Ha; obtained from xtreg.
B = Inconsistent under Ha, efficient under H0; obtained from xtreg.
Test of H0: Difference in coefficients not systematic
chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 76.30
Prob > chi2 = 0.0000
(V_b-V_B is not positive definite)
Cả hai kết quả kiểm định đều cho thấy P-value<0.05 nên lựa chọn mô hình tác
động cố định FEM sẽ phù hợp hơn mô hình tác động ngẫu nhiên REM.
Do đó, ta lựa chọn mô hình tác động cố định FEM
5.6. Khắc phục khuyết tật mô hình
Mô hình được lựa chọn là mô hình tác động cố định FEM, mặc dù mô hình không
mắc lỗi đa cộng tuyến hay tự tương quan nhưng lại đang tồn tại khuyết tật phương sai
sai số thay đổi. Do đó, cần khắc phục khuyết tật để gia tăng độ tin cậy của mô hình.

30
Theo Hoechle, đối với dữ liệu có T (biến thời gian) > N (biến không gian) thì khi
mô hình có khuyết tật phương sai sai số thay đổi thì sử dụng phương pháp bình phương
tối thiểu tổng quát khả thi FGLS là phù hợp nhất (Hoechle,2007).

(Nguồn:The stata journal)


Do vậy, với dữ liệu quan sát 10 quốc gia trong 39 tháng, ta sử dụng FGLS với
lựa chọn panels(heter) và igls để khắc phục khuyết tật mô hình, được kết quả như sau:

Bảng 7: Kết quả mô hình FGLS

Cross-sectional time-series FGLS regression

Coefficients: generalized least squares


Panels: heteroskedastic
Correlation: no autocorrelation

31
Estimated covariances = 10 Number of obs = 390

Estimated autocorrelations = 0 Number of groups = 10

Estimated coefficients = 8 Time periods = 39


Wald chi2(7) = 160108.2

Log likelihood = -91.73507 Prob > chi2 = 0

lnstock Coefficient Std. err. z P>z [95% conf.interval]

lnoil .1261302 .0210532 5.99 0.000 .0848667 0.167394

lngoldp .081723 .1297714 0.63 0.529 -.1726243 0.33607

lne 1.21055 .004877 248.21 0.000 1.200993 1.22011

lncpi 2.43807 .0464585 52.48 0.000 2.347013 2.529127

lnM2 .1239196 .0056424 21.96 0.000 .1128608 0.134979


lni -.1613528 .0224419 -7.19 0.000 -.2053382 -0.11737

d -1.043896 .0273133 -38.22 0.000 -1.097429 -0.99036

_cons -3.900217 .9602507 -4.06 0.000 -5.782273 -2.01816

5.7. Phân tích


Từ kết quả kiểm định Breusch and Pagan LM test và Hausman Test, suy ta lựa
chọn mô hình tác động cố định FEM để phân tích. Tuy nhiên, mô hình hồi tác động cố
định FEM tồn tại phương sai sai số thay đổi (heteroskedasticity) nên phải khắc phục
bằng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS. Do đó, ta sẽ sử dụng mô
hình FGLS để phân tích.

32
Bảng 8: Bảng tổng hợp kết quả

(1) (2) (3) (4)


Variables POLS REM FEM GLS
lnoil 0.0995 0.300*** 0.307*** 0.126***
(0.0907) (0.0200) (0.0199) (0.0211)

lngoldp -0.238 0.297*** 0.285*** 0.0817

(0.571) (0.103) (0.102) (0.130)

lne 1.266*** 1.457*** 1.626*** 1.211***

(0.0202) (0.0862) (0.113) (0.00488)

lncpi 3.416*** 1.081*** 1.131*** 2.438***

(0.141) (0.143) (0.149) (0.0465)


lni -0.307*** -0.0300** -0.0303** -0.161***

(0.0608) (0.0146) (0.0144) (0.0224)

lnM2 0.0739*** -0.0213* -0.0216* 0.124***

(0.0187) (0.0124) (0.0123) (0.00564)


d -1.410*** -0.536 - -1.044***

(0.0810) (0.620) - (0.0273)


Constant -5.123 2.151** 2.167** -3.900***

(4.215) (1.005) (0.908) (0.960)

Observations 390 390 390 390

R-squared 0.956 0.889 0.879


Number of id 10 10 10 10

Breusch and 0.0000


Pagan LM test

Hausman Test 0.0000 chi2 < 0

Wald test 0.0000

33
Standard errors in parentheses

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1


Từ kết quả trên cho thấy, ở mô hình FGLS, hầu hết các biến đều có ý nghĩa thống
kê ngoại trừ biến giá vàng, điều này chứng tỏ, trong giai đoạn cuối 2019 đến đầu 2023,
sự thay đổi của giá vàng tác động không đáng kể đến chỉ số chứng khoán các nước.
Các biến vĩ mô khác như tỷ giá hối đoái, lạm phát, cung tiền hay lãi suất đều có
tác động giống như kỳ vọng. Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái tăng 1 % thì chỉ số chứng khoán
tăng lên 1.211 %, lạm phát tăng 1% làm chỉ số chứng khoán tăng 2.438%, lãi suất cơ
bản tăng 1% làm chỉ số chứng khoán giảm 0.161%, cung tiền M2 tăng 1% làm tăng
0.124% chỉ số chứng khoán.
Về đối tượng nghiên cứu chính là tác động của giá dầu đến TTCK, có thể thấy giá
dầu trong giai đoạn cuối 2019 - đầu 2023 có tác động tích cực đến chỉ số khác nước
được đưa vào nghiên cứu. Cụ thể, khi mỗi thùng dầu Brent tăng lên 1 % sẽ khiến chỉ số
chứng khoán các nước tăng lên 0.0817% . Theo nghiên cứu của Filis và các cộng sự,
các cuộc khủng hoảng phi kinh tế kích hoạt mối liên hệ tiêu cực mạnh mẽ hơn giữa giá
dầu và TTCK và mặt khác, các cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc bùng nổ kích hoạt mối
liên hệ tích cực mạnh mẽ hơn giữa giá dầu và TTCK. Do đó, các cú sốc nhu cầu phòng
ngừa đang gây ra mối tương quan tiêu cực giữa các thị trường dầu và chứng khoán,
trong khi các cú sốc cầu gây ra một mối quan hệ tích cực. Những cú sốc bên cung không
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá dầu và cổ phiếu. Giá dầu bị trễ hoạt động như một
yếu tố rủi ro cho TTCK (Filis,2011). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Mokni cũng chỉ ra
lợi nhuận cổ phiếu phản ứng với các cú sốc cầu nhiều hơn các cú sốc cung. Bên cạnh
đó, ảnh hưởng của các cú sốc cung đối với lợi nhuận chứng khoán thường bị hạn chế và
tiêu cực, trong khi các cú sốc nhu cầu tổng hợp tạo ra hiệu quả tích cực đối với hầu hết
các lợi nhuận chứng khoán.Những cú sốc nhu cầu đặc hiệu dầu có tác động tích cực đến
lợi nhuận cổ phiếu xuất khẩu dầu và tác động tiêu cực trong trường hợp của các nước
nhập khẩu dầu, ngoại trừ thị trường Trung Quốc (Mokni, 2020). Bjørnland chỉ ra nghiên
cứu gần đây cho thấy rằng tăng trưởng toàn cầu đã cao cùng lúc với giá dầu, giá dầu có
thể được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng thay vì hạn chế ở phía cung (như vào những năm
1970). Do đó, giá dầu cao hơn có thể có tác động tiêu cực ít rõ rệt hơn đối với nền kinh

34
tế toàn cầu trong những năm gần đây so với trước đây. Với triển vọng tăng trưởng thấp
hơn trước cho nền kinh tế thế giới, điều này giờ đây có thể hạn chế các tác động mở
rộng liên quan đến giá dầu cao hơn mà quốc gia xuất khẩu dầu cho đến nay đã trải qua
(Bjørnland, 2009). Dựa vào tình hình thế giới hiện nay và các nghiên cứu đi trước, có
thể kết luận rằng cú sốc giá dầu hiện này đang xảy ra do cú sốc cầu ( ảnh hưởng của đại
dịch COVID 19 và xung đột Nga - Ukraine), mặt khác phần lớn thị trường các nước
nghiên cứu là TTCK chất lượng cao (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức,
Saudi Arabia, Canada, UAE) nên ảnh hưởng của giá dầu lên TTCK là tích cực.
Bên cạnh đó, do biến giả có ý nghĩa thống kê nên sẽ có sự khác biệt giữa hai nhóm
nước nghiên cứu, cụ thể các nhóm nước xuất khẩu dầu sẽ có giá chứng khoán trung bình
thấp hơn các nước nhập khẩu dầu 1.044%.
5.8. Hạn chế của bài
Mặc dù đã đưa ra được một số kết quả và đóng góp nhất định, bài tiểu luận còn
tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong tương lai. Thứ nhất, mô hình đưa ra còn thiếu
biến quan sát, chưa đưa ra giải thích tốt nhất cho tác động của giá dầu đến TTCK. Thứ
hai, mô hình chưa có các biến kiểm soát đặc biệt dựa vào tình hình thế giới hiện nay như
xung đột giữa Nga - và Ukraine. Thứ ba, vai trò của chính phủ và các chính sách tài
khoá hay tiền tệ chưa được kể đến. Và cuối cùng, TTCK nghiên cứu chưa có sự phân
loại về chất lượng. Các bài nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai có thế khắc phục
các hạn chế này để đưa ra kết quả và đóng góp toàn diện hơn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tài chính và các chỉ số kinh tế của 10 quốc gia xuất
nhập khẩu dầu trong 39 tháng từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2023. Bằng phương pháp
hồi quy dữ liệu bảng đối với các mô hình POLS, REM và FEM, sau khi kiểm định cho
thấy mô hình FEM là phù hợp hơn. Tuy nhiên, mô hình FEM vẫn tồn tại phương sai sai
số thay đổi. Sau khi khắc phục phương sai sai số thay đổi, FGLS là mô hình cuối cùng
được lựa chọn để sử dụng trong bài nghiên cứu. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy
rằng giá dầu, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, lượng cung tiền M2 có mối quan hệ
tích cực với chỉ số giá chứng khoán của các nước xuất nhập khẩu dầu, bên cạnh đó, lãi

35
suất có mối quan hệ tiêu cực với chỉ số giá chứng khoán của các nước xuất nhập khẩu
dầu. Kết quả chỉ ra nhất quán với các nghiên cứu đi trước.
Bài nghiên cứu đưa ra các kết quả chính như sau:
- Giá dầu có tác động tích cực tới chỉ số giá chứng khoán.
- Tỷ giá hối đoái có tác động tích cực tới chỉ số giá chứng khoán.
- Chỉ số giá tiêu dùng có tác động tích cực tới chỉ số giá chứng khoán.
- Lượng cung tiền M2 có tác động tích cực tới chỉ số giá chứng khoán.
- Lãi suất có tác động tiêu cực tới chỉ số giá chứng khoán.
- Nước xuất khẩu dầu có chỉ số giá chứng khoán thấp hơn so với nước nhập khẩu
dầu.
- Trong giai đoạn này, giá vàng có tác động không đáng kể tới chỉ số giá chứng
khoán của các quốc gia.
Bài nghiên cứu cung cấp thông tin mới cho các nhà hoạch định chính sách cũng
như các nhà đầu tư trên TTCK ở cả các nước nhập khẩu dầu mỏ và xuất khẩu dầu mỏ
trong bối cảnh giá dầu thế giới có nhiều biến động. Bài còn đưa ra một số đóng góp như
sau.
Thứ nhất, kết quả cho thấy thị trường dầu mỏ có tác động đáng kể đến thị trường
chứng khoán và điều này giúp giải thích động lực của giá cổ phiếu và hiểu một số hành
vi thị trường chứng khoán phản trực giác trên toàn thế giới. Mức độ, thời gian và thậm
chí cả hướng phản ứng của thị trường chứng khoán đối với các cú sốc thị trường dầu mỏ
ở một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc quốc gia đó là nhà nhập khẩu hay xuất khẩu
ròng trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Do đó, hệ thống kiểm soát tài chính trong các quốc gia này cần chú ý nhiều hơn
đến sự thay đổi theo thời gian tính năng trong phản ứng của lợi nhuận chứng khoán, cho
rằng ảnh hưởng của dầu các cú sốc không cố định mà có thể thay đổi trong mọi khoảng
thời gian. Trong thực tế,trong các quyết định của mình, các cơ quan chức năng nên nỗ
lực hơn nữa để xem xét những thay đổi trong phản ứng của thị trường chứng khoán phản
ứng trở lại dầu cú sốc. Hơn nữa, phản ứng dữ dội với cú sốc cầu dầu, so với cú sốc cung,
và sự bất đối xứng phản ứng với các cú sốc giá dầu khác nhau yêu cầu các cơ quan chức

36
năng xử lý các nguồn gây ra cú sốc giá dầu khác nhau. Họ cũng nên thận trọng hơn đối
với các cú sốc về cầu hơn là các cú sốc về cung.
Hơn nữa, điều đó là cần thiết để chẩn đoán các sự kiện xảy ra trong thị trường
dầu liên tiếp để xác định loại sốc và can thiệp vào thị trường chứng khoán bằng các
quyết định phù hợp.Trong bối cảnh này, sự can thiệp nên được tập trung vào các vấn đề
chính các yếu tố quyết định lợi nhuận thị trường chứng khoán, bao gồm lãi suất,tỷ giá
hối đoái, sản xuất công nghiệp và lạm phát. Hơn nữa, một số khác các chiến lược cũng
có thể được áp dụng, chẳng hạn như triển khai các nguồn năng lượng thay thế để giảm
sự phụ thuộc vào nguồn dự trữ thị trường về các cú sốc dầu mỏ. Bên cạnh đó, để hiểu
tác động của cú sốc giá dầu lên TTCK và liệu tác động này có khác nhau hay không tùy
thuộc vào loại sốc, các nhà đầu tư vào thị trường dầu mỏ và chứng khoán, đặc biệt là
trong quốc gia liên quan đến dầu mỏ, nên biết rằng mối quan hệ dầu mỏ có thể thay đổi
trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới các điều kiện khác nhau hoàn cảnh thị
trường.
Nghiên cứu này sẽ hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách thực hiện những
điều chỉnh cần thiết nhằm kiểm soát tác động của cú sốc giá dầu đối với lợi nhuận của
giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái khi xảy ra bất kỳ sự kiện nào giống như chiến tranh. Các
nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ để hiểu cơ chế thị trường chứng khoán và đưa ra quyết định
sáng suốt trước khi phản ứng với các hành động trong giai đoạn khủng hoảng. Nghiên
cứu này đóng góp vào các tài liệu hiện có về phương pháp nghiên cứu sự kiện, cung cấp
phạm vi để củng cố các phát hiện với nghiên cứu trong tương lai.

37
LỜI CẢM ƠN
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - TS Vũ
Thị Phương Mai đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kinh tế lượng 2 của
cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả,
nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em
có thể vững bước sau này.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem
xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aloui C, Nguyen D, Njeh N (2012) Assessing the impacts of oil price fluctuations
on stock returns in emerging markets. Econ Model 29:2686–2695
2. Apergis, Nicholas, Miller, Stephen M., 2009. Do structural oil-market shocks
affect stock prices? Energy Economics 31, 569–575.
3. Arouri M, Rault C (2010) Causal relationships between oil and stock prices:
some new evidence from the Gulf oil-exporting countries. Int Econ 122:41–56
4. Arouri, M. E. H., & Nguyen, D. K. (2010). Oil prices, stock markets and portfolio
investment: evidence from sector analysis in Europe over the last decade. Energy
Policy, 38, 4528−4539.
5. Awartani B, Maghyereh A (2013) Dynamic spillovers between oil and stock
markets in the Gulf Cooperation Council countries. Energy Econ 36:28–42.
6. Backus, K. D., & Crucini, M. J. (2000). Oil prices and the terms of trade. Journal
of International Economics, 50, 185−213.
7. Basher, Syed A., Haug, Alfred A., Sadorsky, Perry, 2012. Oil prices, exchange
rates and emerging stock markets. Energy Economics 34, 227–240.
8. Bjørnland, H. C. (2009). Oil price shocks and stock market booms in an oil-
exporting country. Scottish Journal of Political Economy, 56(2), 232–254.
9. Bjørnland, Hilde C., 2009. Oil price shocks and stock market booms in an oil-
exporting country. Scottish Journal of Political Economy 56, 232–254.
10. Chen, Shiu-Sheng, 2010. Do higher oil prices push the stock market into bear
territory? Energy Economics 32, 490–495.
11. Elder, John, Serletis, Apostolos, 2010. Oil price uncertainty. Journal of Money,
Credit and Banking 42, 1137–1159.
12. Filis, G., Degiannakis, S., & Floros, C. (2011). Dynamic correlation between
stock market and oil prices: The case of oil-importing and oil-exporting
countries. International Review of Financial Analysis, 20(3), 152–164.
13. Fisher, I. (1930). The Theory of Interest. New York: Macmillan.

14. Hafer, R. W., & Hein, S. E. (2007). The stock market. Greenwood Pub Group.

39
15. Hoechle, D. (2007). Robust standard errors for panel regressions with cross-
sectional dependence. The Stata journal, 7(3), 281-312.
16. Hooker, A. M. (2002). Are oil shocks inflationary? Asymmetric and nonlinear
specifications versus changes in regime. Journal of Money, Credit and Banking,
34 (2), 540−561
17. Huang, D. R., Masulis, R.W., & Stoll, H. (1996). Energy shocks and financial
markets. Journal of Future Markets, 16(1), 1–16
18. Huang, Roger, Masulis, Ronald, Stoll, Hans, 1996. Energy shocks and financial
markets. Journal of Futures Markets 16, 1–27.
19. Jimenez-Rodriguez, R., & Sanchez, M. (2005). Oil price shocks and real GDP
growth: empirical evidence for some OECD countries. Applied Economics,
37(2), 201−228.
20. Jouini J (2013) Stock markets in GCC countries and global factors: a further
investigation. Econ Model 31:80–86
21. Jouini J, Harrathi N (2014) Revisiting the stock and volatility transmissions
among GCC stock and oil markets: a further investigation. Econ Model 38:486–
494.
22. Jung, Hansol, Park, Cheolbeom, 2011. Stock market reaction to oil price shocks:
a comparison between an oil-exporting economy and an oil-importing economy.
Journal of Economic Theory and Econometrics 22, 1–29.
23. Khalifa A, Alsarhan A, Bertuccelli P (2017) Causes and consequences of energy
price shocks on petroleum-based stock market using the spillover asymmetric
multiplicative error model. Res Int Bus Finance 39:307–314.
24. Kilian, Lutz, 2009. Not all oil price shocks are alike: disentangling demand and
supply shocks in the crude oil market. American Economic Review 99, 1053–
1069.
25. Kim, I. M., & Loungani, P. (1992). The role of energy in real business cycle
models. Journal of Monetary Economics, 29, 173−189.
26. LeBlanc, M., & Chinn, D. M. (2004). Do high oil prices presage inflation? The
evidence from G5 countries. Business Economics, 34, 38−48

40
27. Maghyereh A, Al-Kandari A (2007) Oil prices and stock markets in GCC
countries: new evidence from nonlinear cointegration analysis. Manag Finance
33(7):449–460.
28. Masih, Rumi, Peters, Sanjay, Mello, Lurion De, 2011. Oil price volatility and
stock price fluctuations in an emerging market: evidence from South Korea.
Energy Economics 33, 975–986.
29. Miller, J. Isaac, Ratti, Ronald A., 2009. Crude oil and stock markets: stability,
instability and bubbles. Energy Economics 31, 559–568.
30. Mohanty S, Nandha M, Turkistani A, Alaitani M (2011) Oil price movements
and stock market returns: evidence from Gulf Cooperation Council (GCC)
countries. Glob Finance J 22:42–55.
31. Mokni, K. (2020). Time-varying effect of oil price shocks on the stock market
returns: Evidence from oil-importing and oil-exporting countries. Energy
Reports, 6, 605–619
32. Naifar N, Al Dohaiman M (2013) Nonlinear analysis among crude oil prices,
stock markets’ return and macroeconomic variables. Int Rev Econ Finance
27:416–431.
33. Papapetrou, Evangelia, 2001. Oil price shocks, stock market, economic activity
and employment in Greece. Energy Economics 23, 511–532.
34. Việt Nam [Relationship between macroeconomic factors and stock market
volatility: Research evidence from Vietnam market]. Tạp chí Phát triển Khoa học
và Công nghệ, 16(3Q), tr 86-100.
35. Wei, Chao, 2003. Energy, the stock market, and the Putty-Clay investment
model. American Economic Review 93, 311–323.
36. Williams, B. J. (1938). The theory of investment value. Cambridge: Harvard
University Press.

41
PHỤ LỤC
● Khai báo dữ liệu bảng
encode date, gen(month)
encode country,gen(id)
xtset id month,monthly
Panel variable: id (strongly balanced)
Time variable: month, 1960m2 to 1963m4
Delta: 1 month
● Xử lý missing value và logarit biến
bysort id:ipolate interest_rate month, gen(i) epolate
bysort id:ipolate m2_usd month, gen(M2) epolate
bysort id:ipolate cpi month, gen(CPI) epolate
.gen lnstock=ln( stock_usd)
gen lngoldp=ln( goldp)
.gen lnoil=ln( brent_oil_p)
gen lne=ln(e)
.gen lncpi=ln(CPI)
gen lni=ln(i)
gen lnm2=ln(M2)
(2 missing values generated)
. bysort id:ipolate lnm2 month, gen(lnM2) epolate
● Mô tả thống kê
sum lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d

42
● Mô tả mối quan hệ tương quan
corr lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lnM2 lni d
(obs=390)

● Hồi quy POLS


reg lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d

est store POLS


outreg2 using Table1.xls, ctitle(POLS) replace
● Kiểm định bỏ sót biến
. ovtest

● Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai


vif

43
● Kiểm tra tính tuyến tính phần dư
quiet reg lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d
. predict r, resid
. pnorm r
● Kiểm định White
imtest, White

● Kiểm định Wooldridge


. xtserial lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d

44
● Mô hình REM
xtreg lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d,re

est store REM


outreg2 using Table1.xls, ctitle(REM) append
● Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian
xttest0

45
● Kiểm định Wooldridge
xtserial lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d

● Mô hình FEM
xtreg lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lni lnM2 d,fe

46
est store FEM
outreg2 using Table1.xls, ctitle(FEM) append
● Kiểm định Wald
xttest3

● Kiểm định Hausman


hausman FEM REM

47
hausman REM FEM

● Mô hình FGLS:
xtgls lnstock lngoldp lnoil lne lncpi lnM2 lni d, panels(heter) igls

est store FGLS


outreg2 using Table1.xls, ctitle(FGLS) append

48

You might also like