PHÉP CHIẾU ROBINSON

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHÉP CHIẾU ROBINSON

1. BẢN CHẤT

Arthur H. Robinson
( 1915 - 2004 )

- Phép chiếu Robinson ( phép chiếu Orthophanic ) là ‘‘phép chiếu hình trụ giả’’ do
Arthur H. Robinson thiết lập vào năm 1963. Bắt đầu sử dụng cho các bản đồ thế giới
mục đích chung vào năm 1988
- Trái Đất được coi như hình cầu

2. ĐẶC ĐIỂM LƯỚI CHIẾU

- Kinh tuyến:
+ Kinh tuyến giữa là một đường thẳng có độ dài bằng 1/2 độ dài của đường Xích đạo
+ Các kinh tuyến khác là những đường cong giống như hình elip, cách đều nhau, có
chiếu lõm hướng về kinh tuyến giữa

- Vĩ tuyến: Những đường thẳng song song và vuông góc với kinh tuyến giữa.
Khoảng cách giữa các vĩ tuyến bằng nhau trong khoảng từ vĩ tuyến 38°B đến 38°N và
giảm dần ngoài giới hạn đó.

- Cực: Hai đường thẳng có độ dài bằng 0,53 độ dài của đường Xích đạo

- Kinh vĩ tuyến đối xứng nhau qua Xích đạo hoặc qua kinh tuyến giữa
3. ĐẶC ĐIỂM SAI SỐ

- Phép chiếu tự do, không đồng góc, không đồng diện tích và không đồng khoảng
cách.
- Tỉ lệ độ dài được bảo toàn trên vĩ tuyến 38°B, 38°N; không đổi trên từng vĩ tuyến và
trên các cặp vĩ tuyến đối xứng nhau qua Xích đạo
- Độ biến dạng rất nhỏ từ vĩ độ 45° trở xuống dọc theo Xích đạo; Độ biến dạng ở 2
cực không quá lớn.
=> Vĩ tuyến chuẩn được xác định là vĩ tuyến 38° ( B, N )

4. ỨNG DỤNG

Được coi là phép chiếu thể hiện chân thật nhất hình ảnh của Trái Đất và bắt đầu sử
dụng cho các bản đồ thế giới mục đích chung vào năm 1988

World in Robinson Projection - Center in America

- Giáo dục: Sử dụng trong sách giáo khoa và trong lớp học để giảng dạy về địa lý thế
giới cho thấy sự phân bố địa lý của các lục địa và đại dương một cách chính xác hơn.

- Trong ngành du lịch: Sử dụng để tạo bản đồ cho các hướng dẫn du lịch, các ứng
dụng điện thoại thông minh về du lịch, hoặc để biểu diễn thông tin về điểm đến cho
du khách.

- Địa lý học: Nghiên cứu sự phân bố địa lý của các yếu tố như dân số, tài nguyên, và
văn hóa trên toàn cầu một cách chính xác.
- Bản đồ trực tuyến và ứng dụng địa lý: Các ứng dụng và trang web địa lý như Google
Maps hoặc MapQuest để hiển thị thông tin địa lý trên toàn cầu một cách chính xác và
dễ đọc.
- Trong các lĩnh vực như nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững: Sử dụng để
hiểu và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố địa lý và môi trường trên toàn cầu

You might also like