Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Văn

*****.phần văn
I.TH ÔNG TIN VỀ TRÁI ĐẤT N ĂM-2000
Đề 1.
Câu 1 (2 điểm)
Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
(…) Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một
ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi
trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày
thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi
khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. (…)
(Ngữ văn 8, tập một)
a) Phần trích trên thuộc văn bản nào?

->Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

b) Văn bản ở a thuộc loại văn bản gì?

-> Văn bản nhật dụng

c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì?

-> Rác thải sinh hoạt

d) Văn bản ở a viết về chủ đề nào?

-> Bảo vệ môi trường


e) ngày trái đất là ngày máy tháng mấy.

Ngày 22- 4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất.


+ Có 141 nước tham gia.
+ Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề: Một ngày không sử dụng bao bì
nilông.
Câu 2 (2 điểm):
Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C - V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và
cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?

Cảnh vật chung quanh /tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:
hôm nay tôi đi học.
⟹ Quan hệ ý nghĩa: vế 1 với vế 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả, vế 2 với vế 3:
quan hệ giải thích.
Đề 2
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“… Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa
các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư
phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra
đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh
hưởng đến các tuyến nội tiếp, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng,
gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.”
(Ngữ văn 8, tập 1)
a/ Đoạn trích trên được trích tử văn bản nảo? Tác giả của văn bản là ai? Đề
cập đến vấn đề gì?
- Trích trong văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.
- Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.

b/ Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Kiểu văn bản nhật dụng.
- PTBĐ: Nghị luận.
c/ Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ
vựng đó.
-Trường từ vựng về bệnh lí: ung thư phổi, ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, dị
tật bẩm sinh

II. ÔN DỊCH THUỐC LÁ

Đề 1
I: (5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc
những người ở gần anh. Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu. Nhưng hút
thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công
trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ”.
(Trích Ngữ văn 8, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nhận xét về nhan đề
của văn bản.
- Tác phẩm: Ôn dịch, thuốc lá

- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện

- Nhan đề:

+ Ôn dịch là từ dùng để chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lan
rộng. Đồng thời người ta cũng dùng từ này để chửi rủa (đồ ôn dịch).

+ Thuốc lá ở đây là chỉ căn bệnh nghiện thuốc lá.

⟹ Như vậy, ngay từ nhan đề ta đã thấy thuốc lá được ví với ôn dịch, cách ví von
này vô cùng chính xác. Bởi nghiện thuốc lá là một căn bệnh nguy hiểm với tất cả
mọi người và có tốc độ lây lan chóng mặt. Hơn nữa sử dụng từ “ôn dịch” mang sắc
thái biểu cảm, cũng như một lời cảnh báo nghiêm khắc với tất cả những ai đang
nghiện thuốc lá, nếu tiếp tục sử dụng cuộc sống của họ sẽ bị hủy diệt.

Câu2: Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định.


-Ý nghĩa: Thuốc lá là một thứ ôn dịch dễ dàng lây lan, gây những tổn hại to lớn
đến sức khỏe và tính mạng con người. Bởi vậy chúng ta cần phải có quyết tâm cao
và triệt để hơn nữa phòng chống ôn dịch.
Câu 3: Công dụng của dấu hai chấm trong câu: Xin đáp lại: Hút thuốc là
quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
- Tác dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Câu 4: Viết lại một câu ghép có trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của
câu đó.
Hút thuốc // là quyền của anh, (nhưng) anh // không có quyền đầu độc những người
ở gần anh
C1 V1 C2 V2

Đề 2
Câu 1 (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những
lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị
chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét
dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi
các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ
lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
(Ngữ văn 8, tập 1)

a/ Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

-Trích từ văn bản Ôn dịch, thuốc lá

b/Nêu nội dung của đoạn trích.

Khói thuốc lá gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người

c/ Nêu đặc điểm của câu ghép. Chỉ ra các cụm C-V trong câu ghép sau và cho
biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? ‘’Các lông mao này có chức
năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế
quản và phổi”.

- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo
thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.

Các lông mao này / có chức năng quét dọn bụi bặm

CN VN
(và) các vi khuẩn / theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi.
CN VN
- Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ và
d/ Cho câu chủ đề: “Hiện nay nạn hút thuốc lá vẫn tồn tại ở trường lớp xung
quanh ta”. Hãy viết đoạn văn khoảng 7-8 dòng trình bày suy nghĩ của em về
tác hại của việc hút thuốc lá và khuyên mọi người tránh xa.
III: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,


Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan Châu Trinh, Sách Ngữ văn 8, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và ptbđ:


-Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn
Đảo) (1908-1910)
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự
Câu 4.Nghệ thuật và nội dung:
-Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; bút pháp lãng mạn; giọng điệu
hào hùng; thủ pháp đối lập, khoa trương…

-Nội dung: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp,
lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng
vẫn không sờn lòng đổi chí.

Câu 3. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công
việc như thế nào ? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.) chỉ
ra một biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ.

-Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt
của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực
nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã…

-Sử dụng phép đối: sự đối lập giữa và sự gian nan, sức chịu đựng dẻo dai của
người tù cách mạng.

Câu 4. Nêu ý nghĩa của bài thơ.


Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được
hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan
nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.
Câu 5. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8,
tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.
3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn
làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.
câu-6: Viết đoạn văn khoảng từ 10-12 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người tù trong
bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" của Phan Châu Trinh (Có sử dụng câu ghép, gạch chân)
IV:MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!


Trần thế em nay chán nửa rồi.
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.
A. đọc-hiểu
a, Hoàn cả nh sáng tác: Bài thơ Muốn làm thằng cuội được in trong cuốn Khối
tình con I, xuất bản năm 1917
b,Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
c,tác giả ; tản đà

d,nộ i dung và nghệ thuậ t

-nội dung: Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà là tâm sự của một con
người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát ly bằng mộng
tương lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng

- Nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ dân dã đời thường và mang nét
mới khi thể hiện cái tôi trong bài thơ.
+ Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông nghênh đáng yêu.
+ Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
+ Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, điệp từ, nhân hóa đã thể hiện rõ hơn tâm
trạng của nhà thơ
e, Ý Nghĩa nhan đề.

- Cuội là một nhân vật trong câu truyện cổ tích dân gian. Tác giả thể hiện ước
muốn làm một nhân vật cổ tích, được sánh đôi với chị Hằng trên cung trăng và gửi
gắm ước mơ sống ở cõi mộng.
- Ước muốn đó bắt nguồn từ tâm trạng chán ghét thực tại, cuộc sống với quá nhiều
bất công, đau khổ. Vì vậy tác giả muốn rời cõi thực để đến với cõi mơ, được bầu
bạn với thần thiên và nhìn xuống nhân gian. Qua đó, cũng thể hiện ước muốn của
tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng cuội

You might also like