Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Hocmai.

vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II


MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

I.Tục ngữ
1. Nắm đặc điểm của tục ngữ.
2. Học thuộc các câu tục ngữ, nắm vững nội dung và nghệ thuật của từng câu: tục ngữ về thiên nhiên và lao
động sản xuất, tục ngữ về con người và xã hội.
II. Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa của văn chương,
Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Ca Huế trên sông Hương, Quan Âm Thị
Kính.
→ Nắm được tác giả, nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt, xuất xứ của mỗi văn bản.
III. Tiếng Việt
1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì?
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt
3. Trạng ngữ: các loại trạng ngữ nào thường gặp trong câu, về mặt hình thưc trạng ngữ có những đặc điểm
nào, trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì, vị trí của trạng ngữ, giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
thường có ranh giới gì…
4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và
ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động?
5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
6. Thế nào là phép liệt kê? Tác dụng của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê?
7. Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy?
8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối?
IV.Tập làm văn
1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị
luận?
2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục?
3. Mục đích, tính chất của bài văn nghị luận giải thích? Các bước làm bài văn lập luận giải thích và bố bục?
4. Thế nào là văn bản hành chính? Đặc điểm và ngôn ngữ văn bản hành chính?
V.Bài tập
I. Tục ngữ
Câu 1. Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
Câu 2.

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1-


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 7

a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề.
II. Văn bản
Câu 1. Cho đoạn văn:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó?
b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.
c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt:
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.
Câu 2.
a) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: ” Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn?
(Ngữ văn 7- Tập 2)
b) Qua văn bản: “Sống chết mặc bay“ em hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ?
Câu 3. Sau khi học văn bản Ca Huế trên sông Hương, em có nhận xét gì về giá trị nội dung của văn bản?
Câu 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”...
(SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?
Câu 5. Cho đoạn văn sau:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ
dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm,
ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng
ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục
vụ…”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
III. Tiếng Việt
Câu 1.
a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì?
Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2-
Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 7

b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào?
Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa.
Câu 2. Em hiểu các câu in đậm trong câu “Gió xuân nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các
khóm hoa.” được rút gọn thành phần nào? Khôi phục lại thành phần đã được rút gọn.
Câu 3. Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ.
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu, chủ đề tự chọn, có sử dụng câu đặc biệt, câu có chứa trạng ngữ.
Xác định những loại câu đó.
Câu 5.
a) Thế nào là câu đặc biệt?
b) Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của câu đặc biệt vừa tìm.
” Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi
của một con tàu. Một hồi còi.”
IV. Tập làm văn
Câu 1. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng
liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
Câu 3. Hiện nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn:
Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Câu 4. Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một
nước phải thương nhau cùng”
Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.
Câu 5. Dân gian có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa
chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Hãy giải thích và chứng minh vấn đề trên.

Nguồn: Hocmai.vn

Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3-

You might also like