Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HỌC PHẦN: NGHỀ GIÁO VIÊN MẦM NON

Giáo viên: Phí Thị Thu Huyền


Lớp: M26H
Nhóm: 1. Nguyễn Ngọc Kim Chung
2. Cao Thị Minh Hương
3. Nguyễn Thị Út Hường
4. Đào Xuân Nguyên
5. Nguyễn Thị Thùy Trang

Đề: Lấy 1 tình huống sư phạm xảy ra giữa trẻ và trẻ trong độ tuổi nhà trẻ mà
em đã chứng kiến. Hãy phân tích những ưu điểm và hạn chế của giáo viên
khi xử lí tình huống đó. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, em sẽ xử lí như
thế nào? Vì sao ?
Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, khi xử lí các tình huống sư
phạm.
Bài làm
* Tình huống:
Tại trường mẫu giáo Hoa Mai lớp nhà trẻ A (2-3 tuổi), trong giờ ngủ trưa, cô
Hoa từ phòng thay đồ bước ra thì thấy bé Nam quay sang dùng chân đạp vào
bụng bé Bảo, sau đó trẻ Bảo quay lại dùng tay đánh vào mặt bé Nam, bé Nam
òa khóc. Cô thấy vậy chạy đến vỗ bé Nam nín khóc và hỏi bé Nam: “ sao con
khóc?” Bé Nam chỉ tay vào bé Bảo nói “ do bạn đánh con” cô hỏi bé Bảo
“sao con đánh bạn”, bé Bảo nói “do bạn đánh con trước”. Sau đó, cô nhắc
nhở Nam và Bảo lần sau không được đánh bạn như vậy nữa và cô nằm giữa 2
trẻ cho trẻ ngủ.
* Phân tích ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm:
+ Cô phát hiện và xử lí tình huống kịp thời
+ Cô có hỏi nguyên nhân, lắng nghe trẻ trình bày
+ Có sự ân cần, không quát mắn trẻ
+ Cô có giáo dục trẻ ( 2 bạn không được đánh nhau nữa)
+ Cô xử lí được tình huống

- Hạn chế:
+ Chưa xử lí tình huống một cách triệt để
+ Cô nên cho trẻ ngủ say hết rồi mới đi làm việc riêng -> cô bao quát lớp
chưa tốt.
+ Sau khi nghe 2 trẻ trình bày thì cô nên chỉ ra lỗi sai của 2 trẻ và cho 2 trẻ
xin lỗi nhau rồi mới cho đi ngủ.
* Nếu là giáo viên trong tình huống này thì em sẽ xử lí :
- Xác định tình huống: Trong giờ ngủ trưa bé Nam không chịu ngủ, dùng
chân đạp bé Bảo, bé Bảo quay sang đánh lại bé Nam và bé Nam òa khóc.
- Phân loại tình huống: tình huống xảy ra giữa trẻ và trẻ
Đầu tiên em sẽ tới yêu cầu bé Nam nín khóc và hỏi “con có làm sao không?”
sau đó cho Nam và Bảo lần lượt trình bày rõ sự việc, sau khi đã lắng nghe hai
trẻ Nam và Bảo em sẽ giải thích cho 2 trẻ hiểu về hành vi của mình với bạn là
chưa đúng, đối với bé Nam “ khi đến giờ ngủ thì không được làm phiền các
bạn đang ngủ xung quanh và mình cũng phải nằm ngủ ngoan thì mới được cô
và các bạn yêu quý”, đối với bé Bảo “ nếu bạn làm phiền không để con ngủ
thì con phải nói với cô chứ không được đánh lại bạn như vậy, bạn có thể bị
thương và khóc”. Sau khi giải thích cho hai trẻ hiểu cô cho hai bạn xin lỗi và
hứa không tái phạm nữa.
Em giải quyết tình huống như vậy, bởi vì:
Về đặc điểm tâm lí:
+ Trẻ ở độ tuổi này đặc điểm tâm lí còn dễ xúc động, dễ cáu gắt, khả năng
phản xạ tốt hơn, trẻ dễ uất ức nếu như không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
 Nên đầu tiên em sẽ yêu cầu bé Nam nín khóc, để không ảnh hưởng đến
các trẻ xung quanh. Và để từng trẻ trình bày rõ sự việc, cô sẽ lắng nghe để thể
hiện sự tôn trọng ý kiến của trẻ, và giải thích để 2 trẻ hiểu và nhận ra đó là
hành vi sai không nên tái phạm. Cô cho hai trẻ xin lỗi nhau thể hiện sự công
bằng, hai bạn điều có lỗi và biết nhận lỗi.
* Rút ra bài học kinh nghiệm
- Cần bao quát, quan sát lớp và kịp thời xử lí một cách hiệu quả để tránh xảy
ra một số trường hợp ngoài ý muốn như trường hợp để bé Nam và Bảo đánh
nhau như trên.
- Cần tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi nhà trẻ để có cách
giải quyết tình huống phù hợp.
- Cần tôn trọng ý kiến của trẻ, nhẹ nhàng hỏi và lắng nghe trẻ giải thích, trình
bày nguyên nhân sự việc mang tính tự nguyện, để từ đó phân xử đúng sai,
cho trẻ thấy sự công bằng trong cách giải quyết của cô.
- Cần làm chủ cảm xúc của mình để giải quyết tình huống một cách thấu đáo.

You might also like