Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

MỤC LỤC

1. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả Công tác Đoàn và phong trào Thanh
niên thông qua sử dụng các phần mềm, ứng dụng số”. ................................... 1
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ....................................................... 1
3. Các thông tin cần bảo mật: ......................................................................... 1
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm ............................................................. 1
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến ........................................... 3
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến ............................................................... 4
7. Nội dung ........................................................................................................ 4
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến .............................................. 4
* Giải pháp 1: Đa dạng, đổi mới hình thức tuyên truyền bằng các cuộc thi
trực tuyến đối kháng trên phần mềm Quizizz ............................................ 4
* Giải pháp 2: Tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập, xử lí, tổng hợp
thông tin báo cáo bằng ứng dụng Google trang tính ................................ 11
* Giải pháp 3: Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong công tác Đoàn
và phong trào thanh niên thông qua xây dựng “Thư viện số” trên phần
mềm Padlet ................................................................................................ 19
* Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Đoàn trường với Đoàn
các xã, thị trấn bằng các nhóm Zalo theo địa bàn cư trú ......................... 27
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến ....................................... 30
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến .......................... 32
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BCH Ban chấp hành
2 BGH Ban giám hiệu
3 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
4 THPT Trung học phổ thông
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 1: Kết quả khảo sát thái độ của đoàn viên thanh niên tham
1 gia học tập Đường lối, Chính sách, Nghị quyết trước và sau khi 10
áp dụng sáng kiến
Bảng 2. Số lượng cán bộ Đoàn sử dụng ứng dụng Google trang
2 17
tính
Hình 3. Đánh giá của đoàn viên thanh niên về lợi ích của việc
3 18
sử dụng phần mềm Quizizz trong công tác tuyên truyền
Bảng 4. Thống kê lượt thích thông qua hình thức thả tim trên
4 24
các đầu sách tại Thư viện số (tính đến ngày 20/3/2023)
Bảng 5. Thống kê số lượng học sinh vắng mặt trong các chương
5 29
trình phối hợp với Đoàn địa phương năm học 2022-2023
Bảng 6: Xếp loại đoàn viên, thanh niên trong hoạt động sinh
6 30
hoạt hai chiều tại địa phương
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên hình ảnh Trang
Hình 1. Học sinh trường THPT Việt Yên số 2 thi tìm hiểu luật
1 9
ATGT trên phần mềm Quizizz
Hình 2. Học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt thi tìm hiểu về
2 9
dịch vụ công trực tuyến tại “Ngày hội thanh niên chuyển đổi số”
Hình 3. Đánh giá của đoàn viên thanh niên về lợi ích của việc
3 11
sử dụng phần mềm Quizizz trong công tác tuyên truyền
4 Hình 4. Danh sách một số bảng tính đã sử dụng 17
Hình 5: Biểu đồ thể hiện số lượng cán bộ đoàn đồng ý với các
5 lợi ích khi sử dụng ứng dụng Google Trang tính trong công tác 18
Đoàn và phong trào Thanh niên.
6 Hình 6. Hình ảnh các “giá sách” của thư viện 24
7 Hình 7. Các cuốn sách trong một “giá sách” 24
8 Hình 8: Công văn giao nhiệm vụ xây dựng “Thư viện số” 25
Hình 9: Công văn triển khai mô hình “Thư viện số” trên toàn
9 25
huyện
Hình 10. Mã QR và hướng dẫn tra cứu “Thư viện số” của Huyện
10 25
đoàn Việt Yên
Hình 11: Đại biểu trải nghiệm sử dụng “Thư viện số” tại Ngày
11 26
hội chuyển đổi số huyện Việt Yên (tháng 10 năm 2022)
Hình 12: Mô hình “Thư viện số” được triển khai tại Huyện đoàn
12 26
Thanh Oai -Hà Nội (tháng 2 năm 2023)
Hình 13: Xác nhận ứng dụng giải pháp tại Huyện đoàn Thanh
13 26
Oai (Hà Nội)
Hình 14: Tin nhắn triển khai việc lập nhóm zalo theo địa bàn cư
14 28
trú trên Fanpage của Đoàn trường
Hình 15: Hình ảnh về việc trao đổi nhiệm vụ trên nhóm Zalo
15 28
theo địa bàn cư trú
Hình 16: Đoàn viên, thanh niên trường THPT Việt Yên số 2 tích 29
16 cực tham gia chương trình “Chung tay xây dựng nông thôn
mới” tại địa phương
Hình 17. Số lượng học sinh vắng mặt trong các hoạt động phối 30
17
hợp tại địa phương năm học 2022-2023
Hình 18. Xác nhận ứng dụng sáng kiến tại trường THPT Việt 31
18
Yên số 1
Hình 19. Xác nhận ứng dụng sáng kiến tại trường THPT Lý 32
19
Thường Kiệt
Hình 20. Xác nhận ứng dụng sáng kiến tại Trung tâm GDNN- 32
20
GDTX Việt Yên
1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả Công tác Đoàn và phong trào Thanh
niên thông qua sử dụng các phần mềm, ứng dụng số”.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 5 năm 2022
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học có vai trò rất quan
trọng trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng
cho đoàn viên thanh niên. Vì vậy, trong thời gian qua, công tác này đã được Ban
giám hiệu, các tổ chức chính trị trường THPT Việt Yên số 2 đặc biệt quan tâm,
tạo điều kiện, chú trọng phát triển và chỉ đạo Đoàn trường thực hiện rất nhiều
chương trình, hoạt động trong một năm học. Đứng trước nhiệm vụ như vậy, trong
các năm học trước Đoàn trường đã chủ trì hoặc phối hợp tổ chức nhiều chương
trình, hoạt động với cách thức như sau:
Trong công tác giáo dục tuyên truyền: Đoàn trường thường tổ chức các buổi
tuyên truyền trong các giờ chào cờ đầu tuần cho toàn bộ đoàn viên, thanh niên
trong trường, hoặc tuyên truyền qua các chương trình phát thanh trong các giờ ra
chơi. Với cách giáo dục truyền thống như vậy dễ gây nhàm chán, đơn điệu. Một
bộ phận đoàn viên thanh niên không chú ý nên việc nắm bắt thông tin không đầy
đủ từ đó hiệu quả giáo dục chưa đạt hiệu quả cao.
Trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ: Đoàn trường thường tổ chức họp
Bí thư các chi đoàn, triển khai nhiệm vụ bằng văn bản trên giấy. Hết thời hạn thực
hiện nhiệm vụ yêu cầu các chi đoàn thực hiện báo cáo bằng văn bản về văn phòng
đoàn để bộ phận chuyên trách thu nhận, xử lí, tổng hợp thông tin sau đó đánh giá,
kết luận hoặc rút kinh nghiệm. Vì khối lượng công việc của Đoàn trường lớn, số
lượng chi đoàn và đoàn viên thanh niên trong nhà trường nhiều nên việc thu thập
và tổng hợp thông tin báo cáo bằng giấy mất rất nhiều thời gian, công sức. Cán
2

bộ Đoàn trường học phần lớn thực hiện nhiệm vụ kiêm nghiệm nên dễ dẫn đến
quá tải, không kịp tiến độ công việc vì phải xử lí quá nhiều giấy tờ. Ví dụ: Đoàn
trường THPT Việt Yên số 2 năm học 2021-2022 có gần 1400 học sinh với 33 chi
đoàn. Vào đầu năm học, chỉ riêng việc cho học sinh đăng kí 4 loại áo đồng phục,
mỗi loại áo có 6 size khác nhau. Học sinh lại có nhu cầu đăng kí số lượng và size
áo không giống nhau. Số học sinh đăng kí xong lại thay đổi số lượng hoặc size áo
tương đối nhiều. Quá trình này nếu triển khai trên giấy tờ bản cứng rất mất thời
gian tổng hợp và dễ nhầm lẫn. Hoặc một nhiệm vụ khác cũng mất nhiều thời gian
để xử lí tổng hợp thông tin là việc theo dõi thi đua hàng tuần của 33 chi đoàn lớp
trong toàn trường. Việc này phải thực hiện đều đặn hàng tuần nên rất cần một
công cụ hỗ trợ hoặc biện pháp giảm áp lực với cán bộ Đoàn trường chuyên phụ
trách mảng theo dõi thi đua.
Trong việc thực hiện các chương trình đồng hành với thanh niên: Chương
trình đồng hành với thanh niên trong học tập là một trong các chương trình được
chú trọng phát triển. Ngoài việc tích cực triển khai các phong trào “Học sinh 3
rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt”, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả các câu lạc
bộ học thuật… Đoàn trường còn chủ động tham mưu với chi bộ, ban giám hiệu
nhà trường thành lập “tủ sách thanh niên” đặt tại “vườn hoa thanh niên” để phục
vụ nhu cầu học tập và giải trí của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình đưa vào vận
hành “tủ sách thanh niên” đã gặp không ít khó khăn về việc bảo quản các đầu
sách và cử cán bộ, giáo viên trực quản lí tủ sách này.
Trong hoạt động phối hợp với Đoàn các xã, thị trấn tổ chức các hoạt động
sinh hoạt hai chiều cho học sinh: Khi đoàn các xã, thị trấn tổ chức hoạt động cần
huy động đoàn viên thanh niên ở đoàn trường học thì đoàn trường sẽ thông báo
tới Bí thư chi đoàn các lớp hoặc trên loa truyền thanh của nhà trường. Với cách
làm này phần lớn học sinh nhận được nhiệm vụ nhưng hiệu quả hoạt động chưa
cao. Nhiều chương trình hoạt động đặc biệt là trong dịp hè của Đoàn các xã, thị
trấn không huy động tối đa được quân số trên địa bàn do học sinh trên địa bàn cư
trú tập trung phân tán, khó tiếp nhận thông tin kịp thời. Học sinh nghỉ hè, không
đến trường, không phải chịu sự giám sát, nhắc nhở thường xuyên từ thầy cô dẫn
3

đến các em không nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ; số lượng học sinh không tham
gia hoặc tham gia không thường xuyên các hoạt động tại địa phương vẫn còn khá
nhiều.
Với cương vị là Bí thư Đoàn trường, tác giả luôn trăn trở và mong muốn tìm
ra giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế đã trình bày ở trên để hoạt
động Đoàn và phong trào thanh niên trường học ngày càng hiệu quả hơn đồng
thời bắt nhịp được với xu thế phát triển của thời đại 4.0 hiện nay.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Công nghệ thông tin và truyền thông giờ đây đã có mặt ở nhiều phương
diện trong cuộc sống hàng ngày từ thương mại đến giải trí văn hóa, xã hội và giáo
dục. Ngày nay, điện thoại di động, máy tính, thư điện tử và việc sử dụng Internet
đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng, là cầu nối không thể tách rời
trong nhịp sống toàn cầu hóa. Công nghệ thông tin thúc đẩy việc tiếp cận thông
tin đa chiều, giúp rút ngắn khoảng cách, thu hẹp không gian, tiết kiệm thời gian
và công sức. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư
duy. Do nhu cầu phát triển của xã hội và tính chất của công việc; bên cạnh đó,
nắm bắt theo xu hướng phát triển của đoàn viên thanh niên trong giai đoạn hiện
nay để nâng cao hiệu quả trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên và công tác
Đoàn thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Đoàn là một xu hướng
tất yếu.
Trong bối cảnh đó, ngày 06/09/2022, Tỉnh đoàn Bắc Giang đã ban hành kế
hoạch số 04-KH/ĐTN về thực hiện đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu
niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số
giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”; ngày 15/7/2022 Huyện ủy
Việt Yên cũng đã ban hành công văn số 1502-CV/HU về việc triển khai thực hiện
Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi
đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang”. Thực hiện sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, trong kế hoạch số 01-
KH/ĐTNVY2, kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kì 2022-
2023, Ban thường vụ Đoàn trường THPT Việt Yên số 2 đã xác định “thúc đẩy
4

quá trình chuyển đổi số trong hoạt động đoàn và nâng cao năng lực số cho đoàn
viên thanh niên” là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện.
Trên cương vị là Bí thư Đoàn trường, tác giả đã luôn tìm tòi, nghiên cứu
và có nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng
lực số cho đội ngũ cán bộ đoàn nói riêng và đoàn viên thanh niên nói chung. Sáng
kiến: “Nâng cao hiệu quả Công tác Đoàn và phong trào Thanh niên thông qua
sử dụng các phần mềm, ứng dụng số” là một trong số các giải pháp đó.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
Sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả Công tác Đoàn và phong trào Thanh niên
thông qua sử dụng các phần mềm, ứng dụng số” chủ yếu giới thiệu, hướng dẫn
sử dụng một số phần mềm, ứng dụng số có thể áp dụng trong công tác Đoàn và
phong trào thanh niên nhằm:
- Đổi mới hình thức hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, khắc phục
tính đơn điệu, nhàm chán trong công tác tuyên truyền các đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, chỉ thị của Đoàn cấp trên đến
đoàn viên, thanh niên.
- Giảm bớt chi phí, thời gian, công sức, nguồn nhân lực trong thu thập thông
tin, xử lí, tổng hợp các báo cáo trong công tác đoàn vụ.
- Tăng cường khả năng tập hợp đoàn viên thanh niên, nâng cao chất lượng
trong công tác phối hợp với đoàn các xã, thị trấn.
- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán
bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên.
- Cung cấp tư liệu nghiên cứu và áp dụng cho Cán bộ đoàn trường học nói
riêng và cán bộ Đoàn trên địa bàn toàn Tỉnh Bắc Giang nói chung.
7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
* Giải pháp 1:
- Tên giải pháp: Đa dạng, đổi mới hình thức tuyên truyền bằng các cuộc thi
trực tuyến đối kháng trên phần mềm Quizizz.
- Nội dung
5

Lâu nay, phương thức tuyên truyền trực tiếp vẫn luôn phổ biến và được áp
dụng rộng rãi trong công tác Đoàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ
thông tin như hiện nay, các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật
bằng hình thức tổ chức các cuộc thi trực tuyến ngày càng phổ biến và mang lại
hiệu quả cao. Có rất nhiều phần mềm, ứng dụng có thể hỗ trợ việc thiết kế và tổ
chức các cuộc thi trực tuyến nhưng trong sáng kiến này, tác giả xin phép được
trình bày cách tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng cách tổ chức cuộc thi trực
tuyến mang tính chất đối kháng trực tiếp trên phần mềm Quizizz, bởi đây là một
phần mềm được sử dụng khá rộng rãi trong dạy học nên nó gần gũi với giáo viên
và học sinh, dễ thiết kế và sử dụng. Sử dụng Quizizz trong dạy học không phải là
một biện pháp mới nhưng sử dụng phần mềm này vào việc tổ chức các cuộc thi
trực tuyến mang tính cạnh tranh và đối kháng cho nhiều học sinh (có thể tổ chức
cho học sinh toàn trường) thực hiện đồng thời cùng một lúc để tăng tính cạnh
tranh, từ đó cuốn hút học sinh vào nội dung tuyên truyền hiện vẫn là một giải pháp
mới.
Về cách thức triển khai, người tổ chức tiến hành gửi tài liệu tuyên truyền
cho học sinh tìm hiểu trước vấn đề; xây dựng hệ thống câu hỏi xoay quanh nội
dung muốn tuyên truyền trên phần mềm, sau đó lựa chọn chế độ quiz trực tiếp,
cung cấp mã code cho tất cả các thí sinh tham gia trả lời đồng thời cùng một thời
điểm. Trong quá trình thi, màn hình máy chủ liên tục cập nhật thứ tự kết quả của
thí sinh với hệ thống âm thanh và hình ảnh sống động, kích thích. Kết thúc thời
gian, phần mềm sẽ tự động sắp xếp thứ tự kết quả của các thí sinh lên màn hình
của cả người chơi và máy chủ. Người tổ chức có thể mở lại hệ thống câu hỏi để
phân tích, giải thích các nội dung tuyên truyền và căn cứ vào kết quả chính xác
mà phần mềm cung cấp để trao giải cho các thí sinh có thành tích xuất sắc. Như
vậy, sau khi tham gia thi, học sinh có thể lĩnh hội nội dung tuyên truyền một cách
hào hứng, tự nhiên và cuốn hút.
6

- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp


+ Cách thiết kế cho người tổ chức cuộc thi
Trước tiên, tác giả gửi tài liệu tuyên truyền đến đoàn viên thanh niên trong
toàn trường qua nhóm Zalo của Bí thư các chi đoàn để học sinh nghiên cứu trước;
sau đó tiến hành thiết kế câu hỏi xoay quanh các nội dung tuyên tuyền. Các bước
thiết kế trò chơi trên phần mềm Quizizz cho người mới thực hiện lần đầu như sau:

Bước 1: Truy cập địa chỉ quizizz.com để Bước 2: Nhấn ô Tiếp tục với Email để
đăng kí tài khoản miễn phí, chọn Sign up đăng nhập bằng tài khoản Email.
(Đăng nhập)

Bước 3: Chọn mục Trường (at school) để Bước 4: Chọn một giáo viên (a teacher)
đăng kí tài khoản để đăng kí tài khoản cá nhân với tư cách
là một giáo viên
7

Bước 5: Hoàn thiện các ô trong mục nhập Bước 6: Hoàn tất đăng kí tài khoản. Để
chi tiết tài khoản của bạn (Your acount tạo câu hỏi nhấn chọn Tạo mới (Create)
details), sau đó nhấn Tiếp tục

Bước 7: Chọn Quiz để tạo câu hỏi Bước 8: Chọn ô Đa lựa chọn (Multiple
Choice) để biên soạn câu hỏi trắc nghiệm

Bước 9: Nhập câu hỏi và các câu trả lời Bước 10: Nhấn ô Tạo một câu hỏi mới
vào các ô gợi ý, tích chọn đáp án đúng, (Create a new questions) để tạo thêm các
hoàn thiện cài đặt thời gian trả lời rồi nhấn câu hỏi tiếp theo cho đến khi hết nhấn ô
ô Lưu (Save) ở góc dưới, bên phải. Xuất bản (Publish) góc trên bên phải màn
hình màn hình đang soạn thảo để hoàn tất
việc biên soạn.
8

Bước 11: Hoàn thiện các ô thông tin, cài Bước 12: Vào mục Thư viện của tôi, chọn
đặt ảnh bìa rồi nhấn Save & Continue để mở đúng nội dung đã thiết kế
hoàn thiện việc thiết kế câu hỏi cho cuộc
thi

Bước 13: Chọn ô Bắt đầu quiz trực tiếp để Bước 14: Cung cấp mã code hoặc gửi
tổ chức chơi đồng loạt, trực tiếp tại buổi đường link lên nhóm zalo cho người chơi.
tuyên truyền. Theo dõi số người truy cập thành công ở
góc dưới bên trái màn hình, nhấn Bắt đầu
(Start) để khởi động phần chơi trực tiếp
của các thí sinh.
+ Cách học sinh tham gia thi trực tiếp: Trước khi thi, học sinh phải nghiên cứu tài
liệu tuyên truyền. Khi tham gia thi đấu trực tiếp, học sinh thực hiện các bước sau:
Trên thanh Google đánh Quizizz.
Nhấn join my quiz.
Nhập mã tham gia.
Nhấn tham gia một trò chơi.
Điền Họ tên, lớp.
Nhấn Bắt đầu
9

- Kết quả khi thực hiện giải pháp


Với cách thức và quy trình thiết kế như trên, trong năm học 2022-2023, tác
giả đã thiết kế, tổ chức ba buổi tuyên truyền chính sách, pháp luật bằng cách thi
trực tuyến trực tiếp trên phạm vi toàn trường với số lượng đoàn viên, thanh niên
tham gia hơn 1300 đoàn viên/chương trình, trong đó có hai chương trình tổ chức
tại trường THPT Việt Yên số 2 và một chương trình tổ chức tại trường THPT Lý
Thường Kiệt (chương trình cấp huyện).

Hình 1. Học sinh trường THPT Việt Yên số Hình 2. Học sinh trường THPT Lý
2 thi tìm hiểu luật ATGT trên phần mềm Thường Kiệt thi tìm hiểu về dịch vụ công
Quizizz trực tuyến tại “Ngày hội thanh niên
chuyển đổi số”.
Để thu thập được phản hồi về thái độ của đoàn viên thanh niên sau khi tham
gia học tập Đường lối, Chính sách và Nghị quyết qua các cuộc thi trực tuyến trên
phần mềm Quizizz, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát ngẫu nhiên 200 đoàn
viên, thanh niên trong toàn trường, gồm hai lớp khối 10, hai lớp khối 11 và một
lớp khối 12. Cách thức điều tra thông qua phiếu khảo sát trên ứng dụng Google
form (địa chỉ: forms.office.com.). Học sinh truy cập đường link được gửi trên
nhóm lớp và tiến hành khảo sát. Kết thúc khảo sát, tác giả tiến hành phân tích,
tổng hợp và nhận được kết quả như sau
10

Bảng 1: Kết quả khảo sát thái độ của đoàn viên thanh niên tham gia học
tập Đường lối, Chính sách, Nghị quyết trước và sau khi áp dụng sáng kiến
Tuyên truyền miệng Tổ chức trò chơi trên
hoặc loa truyền phần mềm Quizizz
Thái độ
thanh
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Rất thích và hào hứng 10 5 115 57.8
Thích và hào hứng 8 4 76 38.2
Bình thường 19 9.5 5 2.5
Không thích, không hào hứng 103 51.8 1 0.5
Rất không thích, rất không
59 29.6 2 1.0
hào hứng
Tổng 200 100.0 200 100.0
(Nguồn: Xử lí từ kết quả phiếu khảo sát trên forms.office.com
Link khảo sát: https://forms.gle/WBdd17iMqunTp1x9A)
Qua phân tích kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết học sinh đều thích và hào
hứng khi phần mềm Quizizz được sử dụng trong tổ chức trò chơi trực tuyến đối
kháng trực tiếp nhằm đổi mới hình thức tuyên truyền các đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp:
Tỉ lệ học sinh cảm thấy rất thích và hào hứng thay đổi từ 5% khi tuyên truyền
bằng các phương pháp truyền thống lên 57.8 % khi đổi mới hình thức tuyên truyền
bằng sử dụng Quizizz. Tương tự như vậy, tỉ lệ học sinh cảm thấy thích và hào
hứng tằng từ 4% trước khi áp dụng giải pháp lên 38,2% sau khi áp dụng giải pháp.
Tỉ lệ học sinh cảm thấy không thích, không hào hứng và rất không thích, rất không
hào hứng giảm mạnh. Trước đây, khi tuyên truyền bằng phương pháp nghe báo
cáo viên trình bày hoặc nghe tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, có tới
51,8% số học sinh được khảo sát cảm thấy không thích không hào hứng, 29,6 %
cảm thấy rất không thích, rất không hào hứng. Tuy nhiên, sau khi thay đổi cách
thức tuyên truyền các chỉ số tương ứng giảm chỉ còn 0,5% và 1%. Như vậy, sử
11

dụng phần mềm Quizizz thường xuyên nhằm thay đổi hình thức tuyên truyền đã
tạo tạo thêm hứng thú và động lực tìm hiểu đối với học sinh.

(Nguồn: Xử lí từ kết quả phiếu khảo sát trên forms.office.com


Link khảo sát: https://forms.gle/WBdd17iMqunTp1x9A)
Hình 3. Đánh giá của đoàn viên thanh niên về lợi ích của việc sử dụng phần
mềm Quizizz trong công tác tuyên truyền
Khi được hỏi: Em có đồng ý với nhận xét “Học tập Đường lối, Chính sách,
Nghị quyết thông qua phần mềm Quizizz mang lại hiệu quả tốt hơn, tiếp thu nội
dung dễ dàng hơn, ghi nhớ được lâu hơn so với các hình thức tuyên truyền bằng
lời nói truyền thông trước đây” hay không thì 95.0 % số học sinh được hỏi đều
đồng ý với nhận xét trên. Điều đó chứng tỏ việc khơi gợi hứng thú tìm hiểu của
học sinh có tác động tích cực đến hiệu quả tuyên tryền trong Công tác Đoàn và
phong trào thanh niên.
* Giải pháp 2:
- Tên giải pháp: Tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập, xử lí, tổng hợp thông
tin báo cáo bằng ứng dụng Google trang tính.
- Nội dung
Google Trang tính là một ứng dụng bảng tính trực tuyến miễn phí của
Google. Đây là một ứng dụng linh hoạt, có thể dùng để tạo và định dạng bảng tính
với đầy đủ các chức năng tính toán như một bảng tính Excel thông thường và có
khả năng cộng tác với người khác một cách dễ dàng. Cấp cho các cá nhân hoặc
12

một nhóm bất kì quyền chỉnh sửa bảng tính, chúng ta sẽ nhận được kết quả làm
việc nhóm ngay tức thì.
Sau khi tìm hiểu các tính năng của ứng dụng Google trang tính, tác giả nhận
thấy rằng đây là một công cụ rất phù hợp để thu thập các thông tin báo cáo hoặc
thu thập các dữ liệu từ nhiều người khác nhau một cách nhanh chóng, hiệu quả,
giúp tiết kiệm thời gian phân tích, tổng hợp. Ví dụ như triển khai đăng kí đồng
phục cho 1418 học sinh trong toàn trường; tạo mẫu bảng theo dõi thi đua các lớp
để đội cờ đỏ nhập kết quả theo dõi hàng tuần; đăng kí phong trào “Hai tốt” cho
100% đoàn viên, thanh niên trong trường; đăng kí sản phẩm thi STEM trong ngày
hội STEM 2023 cho 34 chi đoàn lớp; báo cáo số liệu đầu năm; báo cáo xếp loại
đoàn viên hàng tháng, cuối kì, cuối năm của các chi đoàn…
Có một số lưu ý khi sử dụng biện pháp này là: Thứ nhất, ứng dụng trang
tính có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng trong giới hạn của sáng
kiến này, tác giả chỉ tập trung vào hướng dẫn sử dụng để thu thập dữ liệu, báo cáo
trong công tác đoàn; đối tượng cộng tác là GVCN, bí thư các chi đoàn, hoặc đoàn
viên thanh niên trong trường. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến phần cài đặt trong cửa sổ
chia sẻ. Thứ hai, trong việc thu thập thông tin báo cáo, ứng dụng chỉ thích hợp với
các thông tin dữ liệu hoặc các số liệu báo cáo có thể công khai vì tất cả mọi người
có link truy cập đều có thể xem và chỉnh sửa thông tin trong bảng tính. Thứ ba,
sau khi thu thập xong số liệu hoặc dữ liệu chúng ta nên khóa chức năng chỉnh sửa
và yêu cầu các cá nhân hoặc nhóm liên quan kiểm tra lại thông tin để tránh tình
trạng thông tin bị người khác vô tình làm sai lệch.
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp
+ Các bước thực hiện
13

- Bước 1: Tạo một bảng tính mới. - Bước 2: Chỉnh sửa và định dạng bảng
Mở màn hình chính của Trang tính tại tính
sheets.google.com hoặc mở thanh tác vụ Tại cửa sổ này, chúng ta đặt tiêu đề (ô
Google, vào biểu tượng các ô vuông trên bảng tỉnh chưa có tiêu đề), tạo bảng, đặt
góc bên phải, chọn Bảng tính. công thức và hàm tính…Tùy vào mục
Nhấn vào ô Trống để tạo bảng mới và bắt đích sử dụng, loại thông tin, báo cáo cần
đầu làm việc với bảng. thu thập mà tạo các mẫu bảng tính khác
nhau.

Bước 3. Chia sẻ và cộng tác với người khác Bước 4: Trích xuất dữ liệu bảng tính và
- Sau khi hoàn tất tạo bảng, nhấn ô Chia sẻ sử dụng
- Chọn Bất kì ai có đường liên kết và Người Sau khi các cá nhân hoặc nhóm hoàn
chỉnh sửa trong ô Quyền truy cập chung. thành nhiệm vụ trong bảng tính, vào lựa
Nhấn Sao chép đường liên kết để gửi link chọn Tệp trên thanh công cụ để trích xuất
truy cập và chỉnh sửa cho cá nhân hoặc dữ liệu để in ấn, sử dụng hoặc nộp bản
nhóm cộng tác bất kì. cứng lên cấp trên như các văn bản thông
- Nhấn chọn ô Xong để hoàn tất việc chia sẻ thường trên word hoặc Excel.
+ Ví dụ cụ thể:
Sử dụng Ứng dụng Google trang tính trong theo dõi thi đua hàng tuần
Để thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi thi đua hàng tuần giữa các Chi đoàn lớp,
đầu tiên, ngay từ đầu năm học, Đoàn trường THPT Việt Yên số 2 đã tiến hành
xây dựng quy chế thi đua. Sau khi thảo luận, thống nhất với các thầy cô GVCN
và duyệt với BGH sẽ phổ biến đến các lớp và thực hiện. Thứ hai, Đoàn trường
14

phối hợp với thầy cô chủ nhiệm rà soát, lựa chọn thành viên Đội cờ đỏ. Điều kiện
là những đoàn viên ưu tú, gương mẫu. Số lượng là mỗi chi đoàn lớp cử ba thành
viên tham gia. Sau khi thành lập, tiến hành tập huấn nghiệp vụ, phổ biến quy chế,
thành lập nhóm zalo, phát và hướng dẫn sử dụng sổ theo dõi thi đua. Thứ ba, cử
một đồng chí Phó bí thư Đoàn trường phụ trách chung mảng thi đua khen thưởng
trực tiếp quản lí, phân công lịch chấm theo tuần, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ
của đội cờ đỏ và tổng hợp thi đua. Thứ tư, phân công các đồng chí trong BCH học
sinh, hai đồng chí phụ trách theo dõi một khối lớp, có trách nhiệm hỗ trợ đồng chí
Phó bí thư Đoàn trường giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Đội cờ đỏ.
Với phương thức hoạt động và nhiệm vụ như trên, tác giả đã sử dụng ứng
dụng Google trang tính vào việc tổng hợp thi đua hàng tuần như sau:

- Bước 1: Tạo trang tính theo dõi thi đua; tạo biểu mẫu trên trang tính gồm các
cột cần thiết như trên hình; cài đặt công thức theo quy định của quy chế thi đua
tại các cột điềm còn, điểm trung bình học tập, điểm trung bình chung, xếp thứ.
Nhân bản bảng tính vừa tạo thành nhiều sheet khác nhau, mỗi sheet tương ứng
với một tuần.
15

- Bước 2: Gửi link đến nhóm cờ đỏ để các thành viên chủ động nhập lỗi các lớp
mình chấm điểm theo dõi.

Bước 3. Kết thúc mỗi tuần, các đồng chí được phụ trách tiến hành rà soát, kiểm
tra (xác suất), tải file thi đua dưới dạng Excel. Khóa chức năng chỉnh sửa, chỉ để
ở chế độ được xem.
16

Bước 4. Cán bộ Đoàn phụ trách gửi kết quả theo dõi thi đua các lớp đến nhóm
GVCN, giải đáp thắc mắc và xác nhận thông tin. Sau khi thống nhất, Đoàn
trường tiến hành công bố vào giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần học mới và khóa sổ thi
đua của tuần đó. Mọi chỉnh sửa khác không có hiệu lực.
Lưu ý: Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lí, cán bộ Đoàn phụ trách giới
hạn thời gian nhập thông tin vào link (15h00 -17h00 thứ 7 hàng tuần), đến thời
gian nhập mở chức năng chỉnh sửa, hết hạn nhập khóa chức năng chỉnh sửa.
Yêu cầu cờ đỏ không gửi link cho các cá nhân hoặc nhóm zalo khác và
phải chịu trách nhiệm về các lớp mà mình theo dõi (căn cứ vào phân công nhiệm
vụ chấm hàng tuần).
- Kết quả khi thực hiện giải pháp
Nhận thấy nhiều đặc tính ưu việt của ứng dụng, trong nhiệm kì 2022-2023,
trên cương vị là Bí thư Đoàn trường và trực tiếp chỉ đạo nhiều nội dung hoạt động
nên cần thu thập và xử lí rất nhiều bản thông tin báo cáo, tác giả đã thường xuyên
sử dụng ứng dụng Google trang tính trong công tác hàng ngày. Tính từ tháng 8
năm 2022 đến ngày 15 tháng 3 năm 2023, tác giả đã tạo và sử dụng 35 bảng tính
các loại. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc thu thập và xử lí báo
cáo. Các bảng tính đã tạo có thể sao chép, chỉnh sửa để sử dụng cho các nhiệm
kì tiếp theo bằng những thao tác rất đơn giản.
17

Hình 4. Danh sách một số bảng tính đã sử dụng


Tác giả cũng đã tiến hành hướng dẫn cách sử dụng đến các đồng chí trong
ban chấp hành Đoàn trường, đội ngũ cán bộ đoàn và nhận được nhiều phản hổi
tích cực. Để thu thập phản hồi của đội ngũ cán bộ đoàn trường THPT Việt Yên số
2 về lợi ích của việc sử dụng ứng dụng Google trang tính, tác giả đã tiến hành
khảo sát 40 đồng chí là các đồng chí trong Ban chấp hành Đoàn trường, Bí thư
các chi đoàn và thu được kết quả như sau:
Thứ nhất, sau khi được triển khai, hướng dẫn sử dụng ứng dụng và nhận
thấy những tiện ích của nó, số lượng cán bộ đoàn sử dụng ứng dụng đã tăng lên
rõ rệt.
Bảng 2. Số lượng cán bộ Đoàn sử dụng ứng dụng Google trang tính
Trước khi triển khai Sau khi triển khai
sáng kiến sáng kiến
Tần suất sử dụng
Tỉ lệ Tỉ lệ
Số lượng Số lượng
(%) (%)
Chưa từng sử dụng 23 57.5 1 2.5
Hiếm khi sử dụng 10 25.0 1 2.5
Thỉnh thoảng sử dụng 3 7.5 1 2.5
Thường xuyên sử dụng 4 10.0 30 75.0
Rất thường xuyên sử dụng 0 0.0 7 17.5
(Nguồn: Xử lí từ kết quả phiếu khảo sát trên forms.office.com
- link khảo sát: https://forms.gle/bqNUh2of1thwgfocA)
18

Qua phân tích số liệu kết quả điều tra khảo sát trên có thể thấy, sau khi được giới
thiệu và hướng dẫn sử dụng ứng dụng Google trang tính để thu thập thông tin, báo
cáo; số lượng cán bộ Đoàn sử dụng ứng dụng thường xuyên và rất thường xuyên
tăng lên rất mạnh. Trước khi sáng kiến được triển khai chỉ có 4 đồng chí sử dụng
ứng dụng này thường xuyên thì sau khi triển khai sáng kiến, đã có tới 37 đồng chí
sử dụng thường xuyên và rất thường xuyên (tăng 33 đồng chí).
Thứ hai, sau khi sử dụng ứng dụng thường xuyên, các đồng chí cán bộ Đoàn
đều nhận thấy rằng sử dụng ứng dụng Google trang tính có nhiều lợi ích thiết thực.
Điều đó được thể hiện qua bảng tổng hợp và biểu đồ sau:
Bảng 3: Đánh giá của đội ngũ cán bộ đoàn trường THPT Việt Yên số 2 về lợi
ích của việc sử dung ứng dụng Google trang tính trong công tác đoàn và phong
trào thanh niên
Số lượng cán bộ Tỉ lệ
Lợi ích khi sử dụng
đoàn đồng ý (%)
Tiết kiệm thời gian thu thập, xử lí, tổng hợp
38/40 95.0
thông tin báo cáo
Tiết kiệm chi phí phô tô, in ấn biểu mẫu báo cáo 34/40 85.0
Có không gian lưu trữ văn bản miễn phí 33/40 82.5
Có thể tái sử dụng nhiều lần 34/40 85.0
Góp phần nâng cao năng lực số cho cán bộ đoàn 33/40 82.5
(Nguồn: Xử lí từ kết quả phiếu khảo sát trên forms.office.com-
- link khảo sát: https://forms.gle/bqNUh2of1thwgfocA)

Hình 5: Biểu đồ thể hiện số lượng cán bộ đoàn đồng ý với các lợi ích khi sử dụng ứng
dụng Google Trang tính trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên.
19

Qua phân tích bảng số liệu thống kê và biểu đồ, chúng ta có thể thấy 95.0% số
người được hỏi đồng ý rằng sử dụng ứng dụng google trang tính giúp tiết kiệm
thời gian thu thập, xử lí thông tin báo cáo; 85.0 % đồng ý sử dụng ứng dụng tiết
kiệm được chi phí phô tô, in ấn biểu mẫu báo cáo; 82.5 % cho rằng sử dụng trang
tính tạo ra không gian lưu trữ tiện ích và 85.0% các đồng chí đồng ý rằng sử dụng
ứng dụng Google trang tính cho phép tái sử dụng nhiều lần; 82.5% đồng ý rằng
sử dụng ứng dụng này thường xuyên sẽ giúp nâng cao năng lực số vì biết thêm và
sử dụng thành thạo một phần mềm vào giải quyết công việc.
* Giải pháp 3:
- Tên giải pháp: Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong công tác Đoàn và
phong trào thanh niên thông qua xây dựng “Thư viện số” trên phần mềm
Padlet.
- Nội dung
Padlet, nói một cách đơn giản, là một chiếc bảng tương tự như ngoài đời
nhưng hoạt động hoàn toàn trực tuyến. Padlet cung cấp cho người dùng một không
gian số rất lớn để tùy chỉnh các thiết kế của riêng mình và hoàn toàn có thể thêm
vào đó nhiều tài nguyên phương tiện phong phú như video, hình ảnh, đường link,
các dạng tệp tin PDF, Word, Excel… Là một nền tảng số linh hoạt, không chỉ
người thiết kế mà người truy cập cũng có thể sử dụng Padlet để tương tác, thêm
tài nguyên hoặc dùng như một không gian giao lưu, cập nhật thông tin.
Với những tính năng trên, tác giả đã sử dụng Padlet để đưa lên đó nhiều
cuốn sách dưới dạng bản mềm, sắp xếp chúng thành các giá sách theo từng chủ
đề, sau đó cung cấp cho người đọc đường link hoặc mã QR để truy cập. Với thời
đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc quản lí và sử dụng một thư
viện số mang lại nhiều tiện ích như dễ dàng quản lí, không tốn không gian trưng
bày, không phải trang bị nhiều cuốn sách, người đọc có thể truy cập mọi lúc mọi
nơi khi có thiết bị điện tử thông minh kết nối Internet…
Do yêu cầu cấp thiết của việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong công
tác Đoàn và khả năng áp dụng trên địa bàn rộng nên sau khi nghiên cứu, thử
nghiệm mô hình thư viện số trên phần mềm Padlet thành công, tác giả đã đề xuất
20

và được Huyện đoàn Việt Yên lựa chọn là mô hình cấp huyện, tác giả được phân
công nhiệm vụ trực tiếp biên tập, thiết kế, và quản lí thư viện. Vì vậy, trong phần
mô tả các bước thực hiện giải pháp, tác giả sẽ lấy thư viện số của Huyện đoàn
Việt Yên làm ví dụ minh họa để trình bày.
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp
+ Bước 1: Tạo tài khoản để xây dựng thư viện

Truy cập địa chỉ padlet.com để đăng kí tài Có thể chọn cách Đăng kí với Google hoặc
khoản miễn phí, lựa chọn chế độ tiếng Việt Đăng kí bằng Email. Hoàn thiện các thông
tại góc dưới, bên trái mà hình để sử dụng tin theo yêu cầu.
dễ dàng. Chọn ô Đăng kí miễn phí.

Sau khi đăng kí xong tài khoản, tại dấu … Trong mục Cài đặt hoàn thiện các nội
ở góc dưới bên trái màn hình, chọn Nâng dung thông tin cơ bản của thư viện số như
cấp tài khoản để đăng được nhiều sách với hình nền, tên hiển thị, email, tên đăng
dung lượng lớn hơn. nhập, lời giới thiệu, ngôn ngữ.
21

Trên đây là giao diện mới sau khi đăng kí tài khoản thành công. Khi thiết kế thư viện
số, tác giả lựa chọn phân loại sách theo lĩnh vực như sách Địa lí, sách Lịch sử, sách
Văn học…và mỗi loại sách tương ứng với một Padlet.
+ Bước 2: Thiết kế các giá sách, đưa sách lên thư viện số

Đầu tiên, chọn Tạo một Padlet để tạo giá Thứ hai, tại ô Tiêu đề ghi tên loại sách, ví
cho một loại sách, chọn định dạng cho loại dụ: Sách văn học nghệ thuật. Nhập giới
sách định đăng. Ở đây tác giả chọn đăng thiệu chung về thể loại sách vào ô Mô tả.
trên Tường. Cài đặt hình nền bằng cách kích vào mũi
tên bên cạnh và lựa chọn hình nền phù hợp
để thay thế hình mặc định.
22

Thứ ba, vẫn trong ô Cài đặt, hoàn thiện các Thứ tư, để tải một cuốn sách bất kì, chúng
mục khác như có hiển thị tác giả và thời ta nhấn vào dấu + dưới góc phải màn hình,
gian đăng bài hay không?; Có cho phép chọn Tải lên, chọn đến đường dẫn chúng
người đọc bình luận hay không?; Lựa chọn ta để file mềm các cuốn sách, tại đó chọn
cách thể hiện các phản ứng của người đọc; một cuốn cần tải, nhấn mở Open.
Cài đặt vị trí hiển thị bài đăng mới bằng Sau khi sách được tải lên, tại cửa sổ
cách gạt thanh ngang sang phải nếu lựa bên phải khung hình, điền tên cuốn sách
chọn cài đặt và để thanh ngang bên trái nếu vào ô Chủ đề, viết lời tựa hoặc lời giới
lựa chọn không cài đặt tính năng đó. thiệu về cuốn sách đó vào ô Viết điều gì đó
Tính năng Yêu cầu phê duyệt là tính tuyệt vời
năng rất cần thiết nếu chúng ta cho phép Cuối cùng, sau khi hoàn tất chúng ta
học sinh được đăng sách lên thư viện. Tuy nhấn Xuất bản để hoàn thành việc đăng
nhiên, trong phạm vi sáng kiến này, tác giả sách.
mới chỉ giới hạn ở phạm vi người quản trị Việc đăng tải các cuốn sách tiếp theo
thư viện được đăng tải sách nên không bật được thực hiện tương tự
tính năng yêu cầu phê duyệt. Để tạo một đầu sách mới, chúng ta lại
bắt đầu bằng lệnh Tạo một padlet như dầu
bước 2 tác giả đã trình bày.

Lưu ý: Sau khi hoàn thành việc thiết kế xong một loại sách, quản trị thư viện vào
mục Mở cài đặt chia sẻ (Mũi tên bên dưới hình đại diện) để cài đặt chế độ chia sẻ. Tại
mục Thay đổi quyền riêng tư, chúng ta nên chọn chế độ công khai để tất cả người có
đường link hoặc mã QR của thư viện đều có thể đọc sách. Tại mục Các quyền của
khách, lựa chọn chế độ Được đọc để người truy cập chỉ có thể đọc mà không thể lỡ tay
xóa sách hoặc có các bình luận khiếm nhã.
23

+ Bước 3: Tạo mã QR cho thư viện số; hướng dẫn cách tra cứu, sử dụng

Tại dấu.... góc dưới, bên trái màn hình, Nhấn chọn mũi tên để cửa sổ hồ sơ
dùng con trỏ chuột chỉ vào tên đăng nhập của thư viện xuất hiện. Tại cửa sổ, nhấn
của tài khoản (hdvietyen) sẽ xuất hiện mũi lựa chọn Sao chép liên kết hồ sơ để lấy link
tên. liên kết.
Từ link liên kết tạo mã QR. Thiết kế
giao diện và hướng dẫn tra cứu.
Gửi mã QR đến các nhóm zalo hoặc
trao tặng đến các đơn vị sử dụng
- Kết quả khi thực hiện giải pháp
+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
Với các bước thực hiện như trên, tác giả đã thiết kế một thư viện số gồm có
15 giá sách với tổng số đầu sách là gần 200 cuốn. Mô hình này đã được đưa vào
sử dụng trên phạm vi toàn huyện Việt Yên. Tuy số lượng sách chưa nhiều vì thời
gian xây dựng thư viện chưa lâu, thời gian đầu tư để thu thập các cuốn sách chưa
nhiều nhưng trong tương lai, sau khi hoàn thiện nghiên cứu và mở tính năng cho
phép người đọc được đăng thêm sách bổ sung, chắc chắn quy mô thư viện sẽ được
mở rộng hơn gấp nhiều lần.
Sau khi ra mắt mô hình “Thư viện số” và hướng dẫn cách tra cứu, đọc sách
từ tháng 10 năm 2022 đến nay đã có hàng chục nghìn lượt truy cập và phản hồi
(thông qua hình thức thả tim bày tỏ cảm xúc sau khi đọc).
24

Bảng 4. Thống kê lượt thích thông qua hình thức thả tim trên các đầu
sách tại Thư viện số (tính đến ngày 20/3/2023)
STT Loại sách Lượt thích
1 Kĩ năng sống 4020
2 Rèn luyện cá nhân 2317
3 Y học 1592
4 Sách về Hồ Chí Minh 1476
5 Văn học nghệ thuật 1398
6 Pháp luật 1281
7 Tiếng Anh 1115
8 Truyện cười 1003
9 Lịch sử 988
10 Địa lí 626
11 Tiểu thuyết 617
12 Tin học 555
13 Thần thoại 406
14 Nghị quyết TW Đảng 126
15 Đoàn Thanh niên 95
(Nguồn: Thống kê từ “Thư viện số” của Huyện đoàn Việt Yên)
+ Minh chứng về quá trình thực hiện và kết quả của giải pháp

Hình 6. Hình ảnh các “giá sách” Hình 7. Các cuốn sách trong một
của thư viện “giá sách”
25

Hình 8: Công văn giao nhiệm vụ xây dựng Hình 9: Công văn triển khai mô hình
“Thư viện số” “Thư viện số” trên toàn huyện

Hình 10: Mã QR và hướng dẫn tra cứu “Thư viện số” của Huyện đoàn Việt Yên
26

Ngoài xây dựng một mô hình thư viện số cho Huyện đoàn Việt Yên, tác giả
đã hỗ trợ kĩ thuật giúp Huyện đoàn Thanh Oai (Hà Nội) xây dựng một thư viện
số quy mô tương tự.

Hình 11: Đại biểu trải nghiệm sử dụng Hình 12: Mô hình “Thư viện số” được
“Thư viện số” tại Ngày hội chuyển đổi số triển khai tại Huyện đoàn Thanh Oai -Hà
huyện Việt Yên (tháng 10 năm 2022) Nội (tháng 2 năm 2023)

Hình 13 : Xác nhận ứng dụng giải pháp tại Huyện đoàn Thanh Oai (Hà Nội)
Sự đánh giá của độc giả và sự học hỏi của các Đoàn bạn chính là minh
chứng rõ nhất cho hiệu quả của việc triển khai mô hình thư viện số trên phần mềm
Padlet này.
27

* Giải pháp 4:
- Tên giải pháp: Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Đoàn trường với Đoàn các
xã, thị trấn bằng các nhóm Zalo theo địa bàn cư trú.
- Nội dung
Zalo là ứng dụng nhắn tin nhanh đa nền tảng được sử dụng ngày càng phổ
biến. Hiện nay, điện thoại thông minh và mạng Internet đã trở nên ngày càng phổ
biến. Đây là một yếu tố thuận lợi để tận dụng sức mạnh của công nghệ thông tin
trong việc tập hợp đoàn viên thanh niên, tạo sự phối hợp, liên hệ chặt chẽ giữa
Đoàn trường với Đoàn các xã, thị trấn nơi học sinh cư trú. Nhận thấy vấn đề này,
ngoài các nhóm bí thư, lớp trưởng, nhóm thanh niên xung kích…tác giả đã thành
lập các nhóm zalo học sinh theo địa bàn cư trú để triển khai, đôn đốc, và kết hợp
đánh giá các hoạt động sinh hoạt hai chiều của đoàn viên, thanh niên trong nhà
trường.
- Các bước tiến hành thực hiện giải pháp
Từ tháng 4 năm 2022, tác giả đã tiến hành thành lập nhóm zalo các xã, thị
trấn nơi có học sinh đang theo học, quán triệt 100% đoàn viên, học sinh tham gia
vào các nhóm zalo theo địa bàn nơi cư trú này. Đối với những học sinh không có
điện thoại thông minh có thể sử dụng điện thoại của bố mẹ để tham gia vào nhóm.
Đồng thời mời các đồng chí Bí thư đoàn xã, thị trấn tham gia vào nhóm để tiện
phối hợp triển khai nhiệm vụ. Khi có nhiệm vụ phối hợp, các đồng chí Bí thư đoàn
xã sẽ triển khai trên nhóm, đồng chí Bí thư đoàn trường chịu trách nhiệm đôn đốc
nhắc nhở. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tác giả thưởng chủ động lập danh
sách, gửi link điểm danh qua ứng dụng Google trang tính để phía đoàn xã điểm
danh, nhận xét. Sau khi nhận kết quả tức thì Đoàn trường sẽ nhắc nhở các bạn
thực hiện chưa nghiêm túc ngay trên nhóm. Việc phối hợp chặt chẽ như vậy làm
cho các em học sinh ý thức hơn trong các buổi thực hiện nhiệm vụ tại địa phương
28

và đặc biệt là trong thời gian nghỉ hè, khi các em không đến trường, công tác nhắc
nhở trực tiếp với các em gặp nhiều khó khăn.

Hình 14: Tin nhắn triển khai việc lập nhóm zalo theo địa bàn cư trú trên Fanpage
của Đoàn trường

Hình 15: Hình ảnh về việc trao đổi nhiệm vụ trên nhóm Zalo theo địa bàn cư trú
- Kết quả khi thực hiện giải pháp:
Sau khi hoàn thành việc thành lập và tập hợp đoàn viên thanh niên, nhóm
Zalo theo địa bàn cư trú chính thức được sử dụng từ tháng 5 năm 2022 cho đến
nay. Kết quả, các hoạt động phối hợp giữa Đoàn trường với Đoàn các xã, thị trấn
được triển khai đồng bộ, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện hơn trước đây rất nhiều.
29

Trong học kì I và nửa đầu học kì II năm học 2022-2023, đã có hơn 2000 lượt
ĐVTN thanh niên tham gia các hoạt động sinh hoạt hai chiều tại nơi cư trú.

Hình 16: Đoàn viên, thanh niên trường THPT Việt Yên số 2 tích cực tham gia
chương trình “Chung tay xây dựng nông thôn mới” tại địa phương
Nhờ có sự nhắc nhở thường xuyên, kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn trường
với địa phương trên các nhóm Zalo theo địa bàn dân cư mà số lượng đoàn viên,
thanh niên vắng mặt trong các hoạt động tại địa phương ít và giảm rõ rệt.
Bảng 5. Thống kê số lượng học sinh vắng mặt trong các chương trình
phối hợp với Đoàn địa phương năm học 2022-2023
Số HS
STT Tháng Ngày Tên chương trình phối hợp
vắng
1 9 18/9/2022 Ngày chủ nhật xanh toàn tỉnh 11
Hỗ trợ cài đặt sổ sức khỏe điện tử tại xã
2 10 27/10/2022 9
Thượng Lan
Chung tay xây dựng nông thôn mới tại xã
3 11 24/11/2022 6
Tự Lạn
4 12 17/12/2022 Ngày Thanh niên cùng hành động 6
5 1 15/1/2022 Ngày chủ nhật xanh xã Hồng Thái 5
6 2 26/2/2022 Khởi động tháng Thanh niên 2
Cụ thể bảng số liệu thành biểu đồ ta có:
30

12
11

10
9

6 6
6
5

2
2

0
Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2

Hình 17. Số lượng học sinh vắng mặt trong các hoạt động phối hợp tại
địa phương năm học 2022-2023
Qua phân tích bảng số liệu thống kê và biểu đồ về số lượng học sinh văng mặt, ta
có thể thấy sau khi được tập hợp vào các nhóm Zalo theo địa bàn cư trú việc triển
khai các chương trình phối hợp thuận lợi hơn; đoàn viên thanh niên tiếp nhận
nhiệm vụ đầy đủ hơn và chịu sự giám sát, nhắc nhở thường xuyên hơn từ phía
Đoàn trường và Đoàn các xã thị trấn nên số lượng học sinh vắng mặt ít và có xu
hướng ngày càng giảm.
Bảng 6: Xếp loại đoàn viên, thanh niên trong hoạt động sinh hoạt hai chiều tại
địa phương
Số Đạt Không đạt
Năm học
lượng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Kì I năm 2021-2022 1384 1373 99.2 11 0.8
Kì I năm 2022-2023 1416 1415 99.9 1 0.1
Như vậy, qua phân tích bảng số liệu trên ta có thể thấy, số lượng và tỉ lệ học sinh
về tham gia sinh hoạt tại địa phương được đánh giá đạt tăng lên rõ rệt trong học
kì 1 của năm học 2022-2023.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
- Phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng thường xuyên trong công tác Đoàn và phong
trào thanh niên tại trường THPT Việt Yên số 2, kết quả bước đầu thu được cho
31

thấy việc ứng dụng các phần mềm, ứng dụng số mang lại nhiều lợi ích góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại trường.
Sáng kiến đã được giới thiệu, hướng dẫn cho các đồng chí trong BCH Đoàn
trường, các đồng chí là Bí thư các chi đoàn sử dụng thường xuyên góp phần quan
trọng vào việc nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ đoàn.
Sáng kiến đã được giới thiệu, triển khai đến các trường THPT Việt Yên số
1, THPT Lý Thường Kiệt, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Việt Yên trên địa bàn
huyện Việt Yên và đều nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Riêng giải pháp xây dựng thư viện số trên phần mềm Padlet đã được lựa
chọn, triển khai áp dụng trên địa bàn toàn huyện Việt Yên và được giới thiệu, triển
khai tại địa bàn Huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Giải pháp hoàn toàn có khả năng ứng dụng rộng rãi trong công tác Đoàn và
phong trào thanh niên ở các trường THPT, THCS; các Huyện thành đoàn; Đoàn
các xã, thị trấn trong và ngoài tỉnh.
- Minh chứng về việc áp dụng giải pháp tại các đơn vị khác

Hình 18. Xác nhận ứng dụng sáng kiến tại trường THPT Việt Yên số 1
32

Hình 19. Xác nhận ứng dụng sáng kiến tại trường THPT Lý Thường Kiệt

Hình 20. Xác nhận ứng dụng sáng kiến tại trung tâm GDNN –GCTX Việt Yên
33

7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
* Lợi ích kinh tế
Để đánh giá lợi ích của việc áp dụng sáng kiến “Nâng cao hiệu quả Công
tác đoàn và phong trào thanh niên thông qua sử dụng các phần mềm, ứng dụng
số”, tác giả tiến hành so sánh lợi ích của việc thực hiện các giải pháp trong sáng
kiến với các giải pháp cũ thường thực hiện trước đây như sau:
Nội Giải pháp có sử dụng phần
Các giải pháp truyền thống
dung mềm, ứng dụng số
- Cán bộ phụ trách là người trực - Cán bộ Đoàn phụ trách tuyên
tiếp truyền thụ nội dung, học truyền là người tổ chức, hỗ trợ để
sinh thụ động lắng nghe. học sinh chủ động chiếm lĩnh nội
- Nội dung tuyên truyền là đường dung....
lối, chính sách, Nghị quyết, chỉ - Học sinh tham gia thi trực tiếp
thị... thường mang tính khô để tranh vị trí thứ nhất; phần mềm
khan, khó lĩnh hội nên việc cập nhật thứ hạng người chơi liên
truyền thụ bằng các phương tục, hệ thống âm thanh, hình ảnh
Tổ chức pháp truyền thống (nói-nghe-ghi sống động và có thể chia sẻ trực
các hoạt chép) thường nhàm chám, học tiếp lên màn hình lớn nên kích
động sinh khó tiếp thu, khó nhớ. Số thích người chơi phải cố gắng, nỗ
tuyên lượng học sinh đông nên khó lực hết mình để chú ý vào nội
truyền quản lý, nhiều học sinh không dung cuộc thi. Vì vậy, hình thức
tập trung, làm việc riêng. tuyên truyền này sẽ khắc phục
được tính nhàm chán, hiệu quả
không cao của các phương pháp
tuyên truyền truyền thống trước
đây, giúp việc tuyên truyền trở
nên nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả
theo tinh thần “Học mà chơi, chơi
mà học”.
- Bí thư các chi đoàn thường thu - Đoàn viên, thanh niên hoặc Bí
Thu
thập thông tin báo cáo trên giấy thư chi đoàn trực tiếp nhập thông
thập, xử
từ các bạn đoàn viên thanh niên tin thông qua đường link, thao tác
lí thông
trong lớp sau đó nộp về văn
34

tin, báo phòng Đoàn. Cán bộ phụ trách đơn giản, có thể tiến hành mọi lúc
cáo. tiến hành phân loại, tổng hợp số mọi nơi.
lượng hoặc nhiều loại báo cáo - Tiết kiệm được thời gian, công
phải ngồi đánh máy lại trên sức tổng hợp cho cán bộ Đoàn
Word hoặc nhập vào Excel nên phụ trách; tiết kiệm chi phí phô
tốn nhiều thời gian, công sức và tô, in ấn...
chi phí để phô tô, in ấn biểu mẫu - Thuận tiện khi chỉnh sửa, cập
cho các chi đoàn. nhật thông tin mới
- Các bản báo cáo trên giấy dễ bị
thất lạc nếu không được sắp xếp - Có nơi lưu trữ miễn phí, tránh
cẩn thận hoặc do cán bộ Đoàn thất lạc giấy tờ, không mất công
quá bận rộn nên không nhớ nơi tìm kiếm khi cần sử dụng lại...
lưu giữ.
- Tốn không gian để trưng bày - Không mất không gian trưng
sách bày
- Tốn chi phí để đầu tư cơ sở vật - Tiết kiệm được chi phí đầu tư cơ
chất, bao gồm chi phí để trang sở vật chất
bị tủ, giá đựng sách; chi phí mua
sách (mỗi loại sách cần trang bị
nhiều cuốn); chi phí trang bị
Thư viện
phòng đọc... - Không cần có người trực thư
- Cần người trực thư viện viện
- Không thuận tiện khi sử dụng, - Thuận tiện khi sử dụng, có thể
mất nhiều thời gian khi di đọc sách mọi lúc, mọi nơi khi có
chuyển, mượn trả... điện thoại thông minh hoặc máy
- Bị hao mòn do mối mọt hoặc tính có kết nối Internet
mất sách... - Không bị hao mòn, thất lạc sách
- Việc kêu gọi, triển khai nhiệm -Tăng khả năng tập hợp đoàn
vụ đến từng đoàn viên, thanh viên, thanh niên trên địa bàn dân
Hoạt
niên trên địa bàn dân cư của cư.
động
Đoàn các xã, thịu trấn gặp nhiều - Việc triển khai nhiệm vụ đến
phối hợp
khó khăn, mất nhiều thời gian đoàn viên, thanh niên trở nên
và hiệu quả không cao nhanh chóng, thuận tiện hơn
35

- Việc phối hợp giữa Đoàn trường


với Đoàn các xã, thị trấn diễn ra
thường xuyên và hiệu quả hơn
đặc biệt là việc phối hợp để nhắc
nhở, đôn đốc học sinh thực hiện
các nhiệm vụ tại địa phương trong
dịp hè.
Như vậy có thể thấy, việc tăng cường sử dụng các phần mềm, ứng dụng số vào
công tác đoàn và phong trào thanh niên sẽ mang lại những hiệu quả sau:
- Đoàn viên thanh niên hứng thứ, tích cực, chủ động, thi đua nhau trong
việc tìm hiểu các nội dung tuyên truyền. Kết quả tuyên truyền được cải thiện hơn
so với sử dụng các hình thức tuyên truyền bằng miệng trước đây.
- Phần lớn các phần mềm và ứng dụng số đều miễn phí hoặc có chi phí nâng
cấp không cao so với áp dụng các phương pháp thông thường nên tiết kiệm chi
phí đầu tư.
- Sử dụng các phần mềm, ứng dụng số giúp tiết kiệm thời gian, công sức,
nguồn nhân lực.
- Các phần mềm, ứng dụng số còn là kho lưu trữ hồ sơ miễn phí và có thể
tái sử dụng với nhiều đối tượng ở các thời điểm khác nhau trong ngay cả khi máy
tính bị hư hỏng mất dữ liệu.
- Tiết kiệm chi phí phô tô, in ấn giấy tờ.
* Lợi ích xã hội
- Với cán bộ Đoàn các cấp
+ Sáng kiến góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực số cho cán bộ
đoàn, đặc biệt là các năng lực sử dụng thiết bị, phần mềm; năng lực giao tiếp, hợp
tác thông qua các thiết bị số và năng lực đổi mới, sáng tạo, sử dụng các công cụ,
thiết bị số để tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới.
+ Sáng kiến còn góp phần nâng cao các kĩ năng thiết kế, đa dạng hóa hình
thức tổ chức các hoạt động từ đó nâng cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào
Thanh niên.
+ Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động Đoàn
36

+ Đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong thời đại 4.0; góp phần thúc đẩy quá
trình chuyển đổi số và là việc làm thiết thực, trực tiếp thực hiện “Đề án nâng cao
năng lực số cho thanh thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ
đoàn trong chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
- Với đoàn viên thanh niên
Việc ứng dụng sáng kiến “Nâng cao hiệu quả Công tác Đoàn và phong trào
Thanh niên thông qua sử dụng các phần mềm, ứng dụng số” góp phần giúp
đoàn viên, thanh niên:
+ Nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu, thực hiện các nhiệm vụ học tập
và trau dồi kiến thức, kĩ năng sống cho bản thân.
+ Nâng cao năng lực sử dụng các thiết bị, phần mềm trong học tập và đời
sống.
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của trường Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Chính


PHỤ LỤC
1. PHỤ LỤC 1
LINK CÂU HỎI TRỰC TUYẾN TRÊN PHẦN MỀM QUIZIZZ
1. Link câu hỏi tuyên truyền về chuyển đổi số:
https://quizizz.com/admin/quiz/63436f4d07187d001dc01b6c?source=quiz_share
2. Link câu hỏi tuyên truyền về luật an toàn giao thông:
https://quizizz.com/admin/quiz/63c3a7fd38e6d3001d2f5f19?source=quiz_share
2. PHỤ LỤC 2.
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1
(Dành cho đoàn viên, thanh niên)
Chúng tôi đang thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu sáng kiến “Nâng
cao hiệu quả Công tác đoàn và phong trào thanh niên thông qua sử dụng
các phần mềm, ứng dụng số”. Vì vậy chúng tôi muốn mời bạn tham gia vào
nghiên cứu này. Bạn hãy đọc kĩ các câu hỏi và trả lời theo đúng quan điểm
của mình. Mọi đóng góp của các bạn sẽ góp phần quan trọng giúp chúng tôi
hoàn thiện nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!
Hãy tích vào ô trống thích hợp với ý kiến bạn lựa chọn:
1. Bạn cảm thấy như thế nào khi học tập Đường lối, Chính sách, Nghị quyết
bằng cách ngồi nghe báo cáo viên thuyết trình hoặc phát trên loa truyền thanh
của nhà trường?
 Rất thích và rất hào hứng
 Thích và hào hứng
 Bình thường
 Không hào hứng
 Rất không thích, rất không hào hứng
2. Bạn cảm thấy như thế nào khi học tập Đường lối, Chính sách, Nghị quyết
thông qua chơi các trò chơi trực tuyến phần mềm Quizizz ?
 Rất thích và rất hào hứng
 Thích và hào hứng
 Bình thường
 Không thích, không hào hứng
 Rất không thích, rất không hào hứng
3. “Học tập Đường lối, Chính sách, Nghị quyết thông qua phần mềm Quizizz
mang lại hiệu quả tốt hơn, tiếp thu nội dung dễ dàng hơn, ghi nhớ được lâu
hơn so với các hình thức tuyên truyền bằng lời nói truyền thông trước đây”.
Bạn có đồng ý với nhận xét này không?
 Hoàn toàn đồng ý
 Đồng ý
 Bình thường
 Không đồng ý
 Rất không đồng ý

Hình ảnh minh họa kết quả phiếu khảo Mã QR phiếu khảo sát số 1
sát số 1
3. PHỤ LỤC 3
PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 2
(Dành cho cán bộ đoàn)
Chúng tôi đang thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu sáng kiến “Nâng cao
hiệu quả Công tác Đoàn và phong trào Thanh niên thông qua sử dụng các
phần mềm, ứng dụng số”. Vì vậy chúng tôi muốn mời các đồng chí tham gia
vào nghiên cứu này. Đồng chí hãy đọc kĩ các câu hỏi và trả lời theo đúng quan
điểm của mình. Mọi đóng góp của các đồng chí sẽ góp phần quan trọng giúp
chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu này.
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các đồng chí!
Hãy tích vào ô trống thích hợp với ý kiến mà đồng chí lựa chọn:
1. Trước năm học 2022-2023, đồng chí đã sử dụng ứng dụng Google trang tính
vào trong các hoạt động thu thập, xử lí báo cáo của Công tác Đoàn và phong
trào Thanh niên với tần suất như thế nào?
 Chưa từng sử dụng
 Hiếm khi sử sụng
 Thỉnh thoảng sử dụng
 Thường xuyên sử dụng
 Rất thường xuyên sử dụng
2. Trong năm học 2022-2023, đồng chí đã sử dụng ứng dụng Google trang tính
vào trong các hoạt động thu thập, xử lí báo cáo của công tác đoàn và phong
trào thanh niên với tần suất như thế nào?
 Chưa từng sử dụng
 Hiếm khi sử sụng
 Thỉnh thoảng sử dụng
 Thường xuyên sử dụng
 Rất thường xuyên sử dụng
3. Đồng chí đánh giá hiệu quả khi sử dụng ứng dụng Google trang tính vào
trong các hoạt động thu thập, xử lí báo cáo của công tác đoàn và phong trào
thanh niên như thế nào (có thể lựa chọn nhiều đáp án)?
 Tiết kiệm thời gian thu thập, xử lí, tổng hợp thông tin, báo cáo
 Tiết kiệm chi phí phô tô, in ấn biểu mẫu báo cáo
 Có không gian lưu trữ văn bản miễn phí
 Có thể tái sử dụng nhiều lần
 Góp phần nâng cao năng lực số cho cán bộ đoàn

Hình ảnh minh họa kết quả phiếu khảo sát số 2 Mã QR phiếu khảo sát số 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huyện ủy Việt Yên, Công văn số 1502-CV/HU về việc triển khai thực hiện đề
án “Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu
của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang”.
2. Tỉnh đoàn Bắc Giang, Kế hoạch số 04-KH/ĐTN về thực hiện đề án “Nâng cao
năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp
bộ đoàn trong chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”;
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Quyết định 594/QĐ-UBNDvề việc phê duyệt
Đề án Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi
đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang.
4. Các Website:
https://docs.google.com/spreadsheets
https://padlet.com.
https://quizizz.com

You might also like