BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ TRI THỨC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING - QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TRI THỨC

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRONG QUẢN TRỊ TRI THỨC
ĐỂ THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CHO TÌNH
HUỐNG KINH DOANH MỘT LOẠI SẢN PHẨM CỤ THỂ.

Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thu Hương

Lớp học phần: 232_QMGM0811_02

Nhóm thực hiện: 7


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN..................................................................................................4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................5

1.1. VAI TRÒ VÀ SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ TRI THỨC...................................................................................5

1.1.1 Vai trò của các công cụ, kỹ thuật trong quản trị tri thức......................................5

1.1.2 Ý nghĩa và sự cần thiết phải ứng dụng công cụ và kỹ thuật quản trị tri thức........6

1.2. KHÁI QUÁT CÁC CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT THEO CHU TRÌNH QUẢN
TRỊ TRI THỨC...............................................................................................................6

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT TRONG QUẢN TRỊ TRI


THỨC ĐỂ THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU...................................10

2.1. NHẬN DIỆN TRI THỨC......................................................................................10

2.2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN TRI THỨC..............................................................12

2.3. KẾT QUẢ.............................................................................................................14

2.3.1 Hệ thống nhận diện thương hiệu..........................................................................14

2.3.2 Cẩm nang hệ thống nhận diện thương hiệu PURE AURA..................................17

2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ.........................................................................................20

2.4.1 Định vị chuyên gia...............................................................................................20

2.4.2 Khảo sát khách hàng............................................................................................21

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................24

2
LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc quản lý và ứng dụng
tri thức đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và cạnh tranh của
các doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, việc áp dụng các công cụ và kỹ thuật trong
quản trị tri thức là việc rất cần thiết đặc biệt là với các doanh nghiệp mới thành lập và
cần thiết kế cho bản thân doanh nghiệp bộ nhận diện thương hiệu. Vì vậy doanh
nghiệp không chỉ chú trọng đầu tư vào hạ tầng và công nghệ, mà còn đưa tri thức và
quản trị tri thức vào tâm điểm của chiến lược phát triển. Điều này gợi mở nhiều câu
hỏi hấp dẫn về việc áp dụng các công cụ và kỹ thuật quản trị tri thức tại doanh nghiệp
kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên.

Việc tìm hiểu về công cụ và kỹ thuật sẽ được áp dụng trong quản trị tri thức sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn sâu hơn về cách doanh nghiệp hiện đại tiếp cận và tận dụng tri
thức để thúc đẩy sự thành công và phát triển. Chính vì vậy, nhóm chúng em đã lựa
chọn đề tài “Vận dụng các công cụ và kỹ thuật trong Quản trị tri thức để thiết kế bộ
nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm thiên nhiên” và Công ty
kinh doanh mỹ phẩm tự nhiên là doanh nghiệp để tìm hiểu trong bài thảo luận này.
Với đề tài này, chúng em sẽ tìm hiểu sâu hơn về cách mà một doanh nghiệp sẽ sử dụng
các công cụ và kỹ thuật để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Bài thảo luận của nhóm còn nhiều sai sót. Vì vậy nhóm chúng em rất mong nhận được
sự góp ý từ cô và các bài để bài của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin
cảm ơn!

3
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

Công ty B là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm.

Công ty B đang nghiên cứu đề phát triển một dòng sản phẩm mỹ phẩm mới, an toàn,
sử dụng nguyên liệu 100% thiên nhiên và có nguồn gốc hữu cơ.

Hãy sử dụng một số công cụ, kỹ thuật trong QTTT để giúp nhóm triển khai nhiệm vụ
nghiên cứu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm mới bao gồm: Thiết kế
nhãn hiệu, logo, slogan và thiết kế bao bì sản phẩm.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Vai trò và sự cần thiết ứng dụng các công cụ và kỹ thuật hỗ trợ quản trị tri
thức.

1.1.1 Vai trò của các công cụ, kỹ thuật trong quản trị tri thức

Hỗ trợ các hoạt động của quá trình tri thức trong doanh nghiệp.

 Hỗ trợ nhân viên tri thức khai thác và thực hành tốt hơn các hoạt động quản trị tri
thức.

 Hỗ trợ quản trị tri thức cá nhân, ngang hàng và dựa trên cổng thông tin sau đó
hướng dẫn được việc đưa ra để phát triển và triển khai các hệ thống tổ chức quản
trị tri thức.

 Có vai trò như là những phương tiện trực quan hóa tri thức trên máy tính để đạt
được sự thống nhất trong cơ sở tri thức kết quả của tổ chức.

Thúc đẩy và tăng cường hiệu quả của hoạt động quản trị tri thức cũng như hoạt động
chung của tổ chức.

 Tăng năng suất và hiệu quả công việc nhờ sự hỗ trợ của các công cụ và kỹ thuật
trong việc tìm kiếm, phân loại, thu thập và xử lý thông tin hiệu quả.

 Các công cụ và kỹ thuật trực tuyến giúp tăng cường việc chia sẻ tri thức, thúc đẩy
quá trình học tập, đổi mới và doanh nghiệp từ đó giúp cho tổ chức tăng cường
được hiệu quả hệ thống.

Là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định kinh doanh.

 Hỗ trợ cho việc triển khai mỗi bước trong chu trình quản trị tri thức, có vai trò hỗ
trợ sáng tạo tri thức hoặc tạo ra tri thức cần thiết trong tổ chức. Đồng thời tăng
cường nỗ lực quản trị tri thức trong một tổ chức, đặc biệt là sự phát triển của các
phần mềm, mạng liên kết.

 Có vai trò như một “chất keo” gắn kết các quá trình tạo ra tri thức đồng hóa và sử
dụng.

 Giúp lựa chọn tri thức mong muốn từ cơ sở tài sản tri thức của một tổ chức.

 Tăng tiềm năng quản trị tri thức của tổ chức.

5
Kết nối mọi người với thông tin và các quá trình tri thức.

 Công việc mới phải luôn được xây dựng trên nền tảng tri thức đã có. Tri thức mới
cần được nắm bắt và lưu trữ một cách thích hợp để người khác truy cập và học
hỏi. Khi cố gắng tìm kiếm tri thức từ các nghiên cứu điển hình trước đây, xem xét
bằng chứng nhanh chóng và cơ sở dữ liệu để giúp kết nối mọi người với thông tin
và tri thức mà một nhân viên mong muốn.

Công cụ và kỹ thuật quản trị tri thức là phương tiện kết nối mọi người với nhau.

 Lưu trữ tri thức mới để người khác truy cập và học hỏi.

 Kết nối mọi người với nhau thông qua giao tiếp, chia sẻ tri thức và mạng lưới
chuyên nghiệp.

Là yếu tố kiến tạo sự học tập không ngừng trước, trong và sau khi kết thúc công việc.

 Giúp người lao động tri thức rút ngắn thời gian, trau dồi tri thức và hoàn thành
công việc hiệu quả.

 Hỗ trợ học tập trước, trong và sau khi kết thúc công việc.

 Tăng cường hiệu quả lao động và hoàn thiện chất lượng công việc.

Trở thành chủ sở hữu tri thức.

 Chủ sở hữu tri thức là những cá nhân có vai trò quản trị tri thức công ty trong một
lĩnh vực cụ thể. Họ thường là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình,
hoặc trong bộ phận chức năng cụ thể. Như vậy, nếu một người muốn phấn đấu trở
thành người quản lý một bộ phận hoặc thành một chủ doanh nghiệp, họ cần phải
cố gắng thử thách bản thân và trở thành chủ sở hữu tri thức trong nhiều lĩnh vực.
Điều đó được hỗ trợ bằng việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phù hợp với từng
công việc, từng hoàn cảnh cụ thể để đáp ứng những nhu cầu và hoàn thành mục
tiêu của các loại công việc mà họ phải hoàn thành.

1.1.2 Ý nghĩa và sự cần thiết phải ứng dụng công cụ và kỹ thuật quản trị tri thức

Tạo tiền đề cho quản trị tri thức phát triển ngày càng nhanh chóng.

 Công nghệ thông tin giúp xử lý văn bản và thông tin, tri thức không cấu trúc, cho
phép quản trị tri thức phát triển nhanh chóng.

6
 Internet và mạng nội bộ mang lại khả năng kết nối và chia sẻ tri thức hiệu quả.

Giúp gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao của
công ty.

 Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Tạo ra giá trị từ tri
thức của nhân viên.

 Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hỗ trợ chuyển giao tri thức và đổi mới trong các công ty đa quốc gia.

 Công nghệ thông tin giúp phá vỡ rào cản về khoảng cách, thời gian và chi phí khi
không cho phép gặp gỡ trực tiếp.

 Cho phép thực hiện các hành vi tri thức mới.

Tầm quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ khoa học công nghệ.

 Nền kinh tế tri thức gắn liền với toàn cầu hóa, đòi hỏi ứng dụng công nghệ và kỹ
thuật trong quản trị tri thức trong nguồn lực phát triển của doanh nghiệp.

 Công nghệ thông tin giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn tuy
nhiên vòng đời của sản phẩm bị rút ngắn. Do đó, các doanh nghiệp cần không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Yếu tố thời gian
được xem là yếu tố quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp, theo đó,
yêu cầu doanh nghiệp cần phải đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Vì thế công
nghệ, công cụ hỗ trợ là yếu tố không thể thiếu.

 Hỗ trợ thu thập, lưu giữ, chia sẻ và ứng dụng thông tin hiệu quả, giúp doanh
nghiệp ra quyết định nhanh chóng và chính xác.

1.2. Khái quát các công cụ và kỹ thuật theo chu trình quản trị tri thức

Có nhiều yếu tố được tham gia vào việc mô tả các công cụ quản trị tri thức và có nhiều
căn cứ để phân loại công cụ và kỹ thuật quản trị tri thức. Các loại công cụ và kỹ thuật
được phân loại theo các chuẩn cứ khác nhau. Chẳng hạn, Ruggles đã đưa ra cách phân
loại công cụ quản trị tri thức, bao gồm:

 Tăng cường và cho phép tạo, mã hóa và chuyển giao tri thức.

 Tạo tri thức (ví dụ: khai thác dữ liệu phát hiện ra các mẫu mới trong dữ liệu).

7
 Tri thức mã để làm cho tri thức có sẵn cho người khác.

 Chuyển giao tri thức để giảm các vấn đề về thời gian và không gian khi giao tiếp
trong một tổ chức. Các công cụ và kỹ thuật cũng có thể được nhóm theo giai đoạn
cụ thể của chu kỳ quản trị tri thức mà chúng được sử dụng (xem Hình 3.1)

Giai đoạn nắm bắt và sáng tạo tri thức ban đầu không sử dụng rộng rãi các công cụ hay
kỹ thuật. Để thực hiện quá trình chuyển đổi tri thức ẩn thành tri thức hiện, một loạt các
công cụ quản trị tri thức có thể được sử dụng để hỗ trợ việc chia sẻ và phổ biến tri thức
cũng như thu nhận tri thức và ứng dụng. Hình 3.1 mô tả các công cụ và kỹ thuật được
sử dụng trong mô hình quản trị tri thức tích hợp:

Hình 3.1: Các công cụ và kỹ thuật trong chu trình quản trị tri thức tích hợp

Nguồn: APO, (2009)

Bảng đã liệt kê các công cụ, kỹ thuật quản trị tri thức chính, hiện đang được sử dụng.
Nhiều công cụ và kỹ thuật được mượn từ các ngành khác, và những công cụ khác dành
riêng cho quản trị tri thức. Tất cả chúng cần được trộn lẫn và kết hợp theo cách thích
hợp để giải quyết tất cả các nhu cầu và nguyên tắc quản trị tri thức cũng như việc lựa
chọn các công cụ để đưa vào bộ công cụ quản trị tri thức phải phù hợp với chiến lược
kinh doanh tổng thể của tổ chức.

8
Dưới đây là khái quát các công cụ và kỹ thuật theo chu trình quản trị tri thức chủ yếu:

Giai đoạn sáng tạo và Giai đoạn chia sẻ và phổ Giai đoạn lưu giữ và ứng
nắm bắt tri thức: biến tri thức dụng tri thức

Sáng tạo nội dung Giao tiếp, truyền thông và Công nghệ học tập trực
công nghệ hợp tác tuyến

Các công nghệ tác giả Các công nghệ hợp tác CBT (Computer Based
Training- học tập dựa trên
máy tính).

Dạng thức Telephone WBT (Web based training-


học tập qua mạng).

Chú giải Fax EPSS (Electronic


performance support
systems- Hệ thống hỗ trợ
hiệu quả điện tử).

Khai thác dữ liệu Hội nghị truyền hình

Lưu hồ sơ Chat rooms (phòng trò


chuyện)

Blogs Tin nhắn nhanh

Internet telephone

Email (thư điện tử)

9
Các diễn đàn tranh luận

Groupware (Phần mềm


nhóm)

Wikis (bách khoa tri thức)

Quản trị sản xuất

Quản trị nội dung Các công nghệ mạng Các công nghệ và trí tuệ
nhân tạo

Gắn siêu dữ liệu Mạng nội bộ

Phân loại Mạng Extranets Hệ thống chuyên gia

Lưu giữ Máy chủ, trình duyệt DSS (Decision support


system- Hệ thống hỗ trợ ra
quyết định).

Quản trị tri thức cá Kho tri thức Tùy biến


nhân

Cổng thông tin Cá nhân hoá

Công nghệ kéo, đẩy

Hệ thống gợi ý

Trực quan

10
Bản đồ tư duy

Dịch vụ thông tin

Hệ thống tự động phân loại

Phân tích kết luận văn bản

Nguồn: Kimiz Dalkir (2005)

11
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT TRONG QUẢN TRỊ TRI
THỨC ĐỂ THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU.

2.1. Nhận diện tri thức

a, What

 Tri thức cách sử dụng màu sắc thích hợp.


 Tri thức về hệ thống nhận diện thương hiệu.
 Tri thức về thiết kế, lựa chọn biểu tượng.
 Tri thức về nghiên cứu thị trường.
 Tri thức về kiến thức marketing.

b, Who

 Nội bộ

 Thành viên nghiên cứu (chuyên gia).


 Áp dụng kiến thức hóa học để hiểu biết về cấu tạo và tính chất của các thành
phần có trong mỹ phẩm, đưa ra lựa chọn và kết hợp các thành phần để tạo ra
sản phẩm có hiệu quả và an toàn.
 Áp dụng kiến thức sinh học để hiểu biết về cấu tạo và chức năng của da, nghiên
cứu tác động của các thành phần thiên nhiên lên da,phát triển các công thức sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của da.
 Áp dụng kiến thức y học để hiểu biết về các bệnh lý về da và cách điều trị, khả
năng phát triển các sản phẩm phù hợp với các loại da khác nhau.

 Bên ngoài

 Khách hàng: Khách hàng ngày càng có hiểu biết về thành phần mỹ phẩm, họ ưa
chuộng các sản phẩm được sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và
sử dụng bao bì tái chế.
 Nhu cầu khách hàng: Nhu cầu tiêu dùng xanh, lo ngại về tác hại của hóa chất
trong mỹ phẩm thông thường và mong muốn sử dụng các sản phẩm an toàn cho
da, mong muốn sử dụng các sản phẩm có hiệu quả cao trong việc chăm sóc,
quan tâm đến nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất của sản phẩm.

12
 Xu hướng của khách hàng: Xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên, ngày càng
ưa chuộng sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm được làm từ nguyên liệu thiên
nhiên, an toàn cho da và sức khỏe, hướng đến những sản phẩm có thành phần
đơn giản, rõ ràng và lành tính.
 Đối thủ cạnh tranh: Tập trung nhu cầu về sản phẩm an toàn và lành tính, nhu
cầu về sản phẩm hiệu quả, xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường, xu hướng cá nhân hóa, thường xuyên khảo sát, thu thập ý kiến của
khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.

c, Where

 Các địa điểm bán hàng

 Cửa hàng mỹ phẩm organic là nơi người tiêu dùng tin tưởng rằng các sản phẩm
được bán tại các cửa hàng này đều tuân thủ các tiêu chuẩn cao về chất lượng và
nguồn gốc của thành phần. Cung cấp nhiều sản phẩm mỹ phẩm organic từ các
thương hiệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
 Spa và thẩm mỹ viện là nơi mà khách hàng thường tìm kiếm các dịch vụ làm
đẹp và chăm sóc da. Bán sản phẩm mỹ phẩm tại các cơ sở này có thể tạo cơ hội
tiếp cận với khách hàng đã có nhu cầu và quan tâm đến chăm sóc da.
 Trung tâm thương mại là nơi mua sắm phổ biến cho nhiều người tiêu dùng. Bán
sản phẩm mỹ phẩm tại đây có thể giúp tiếp cận với một đối tượng khách hàng
rộng lớn và tăng cơ hội bán hàng.
 Các sự kiện và thị trường địa phương là cách tốt để tiếp cận trực tiếp với người
tiêu dùng trong khu vực và tạo cơ hội tiếp thị và bán hàng.

 Các kênh phân phối trực tuyến.

 Trang web chính thức kiểm soát hoàn toàn trải nghiệm mua sắm và tạo mối
quan hệ trực tiếp với khách hàng.
 Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Pinterest) cho phép tiếp cận một lượng lớn
khách hàng tiềm năng, dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến lược bán hàng và
quảng cáo của mình, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh ít tốn kém hơn về
chi phí vận hành và tồn kho.

d, When

13
Dự án được thực hiện trong 3 tháng, chia thành 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1 (1 tháng):

+ Nghiên cứu và định vị thương hiệu.


+ Thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thiết kế.
+ Xác định giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu.
+ Phân tích đối tượng mục tiêu và nhu cầu của họ.

 Giai đoạn 2 (1 tháng):

+ Thiết kế logo và hệ thống nhận diện thương hiệu.


+ Trao đổi ý tưởng giữa các bên liên quan.
+ Phân tích các ý tưởng thiết kế sáng tạo.
+ Lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất với mục tiêu và định vị thương hiệu.

 Giai đoạn 3 (1 tháng):

+ Áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu vào các ấn phẩm và kênh truyền
thông.
+ Đánh giá hiệu quả của hệ thống nhận diện thương hiệu.
+ Thu thập phản hồi từ khách hàng và đối tác.
+ Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu.

e, Why

Mục tiêu của dự án

 Tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, độc đáo và thu hút, tạo sự nhất
quán, hiệu quả trong thiết kế.
 Tăng khả năng bảo vệ thương hiệu và ngăn ngừa rủi ro, xâm phạm thương hiệu.
 Nhấn mạnh vào tính 100% thiên nhiên hữu cơ của sản phẩm an toàn cho da hơn
so với mỹ phẩm thông thường. Sản phẩm tốt cho môi trường vì không chứa hóa
chất độc hại.
 Tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Ưu điểm hơn so với sản phẩm
khác, sử dụng lâu dài không gây hại.
 Tăng nhận thức và thu hút khách hàng tiềm năng. Xây dựng lòng tin và sự trung
thành của khách hàng.

14
f, How

Cách xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

 Phân tích dữ liệu thị trường: Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu thị trường như
Google Analytics, Social Mention để thu thập thông tin về xu hướng tiêu dùng,
phản hồi của khách hàng và cạnh tranh trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
 Sử dụng công nghệ Machine Learning và AI: Áp dụng các thuật toán máy học
và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và đưa ra các đề xuất cho thiết kế hệ
thống nhận diện thương hiệu.
 Tận dụng công cụ thiết kế đồ họa: Công cụ thiết kế trực tuyến như Canva để tạo
ra các biểu tượng, hình ảnh và đồ họa phù hợp với thiết kế hệ thống nhận diện
thương hiệu.
 Thử nghiệm A/B: Sử dụng thử nghiệm A/B để thử nghiệm và so sánh hiệu quả
của các yếu tố thiết kế khác nhau, bao gồm màu sắc, font chữ, hình ảnh và biểu
tượng.
 Sử dụng Website và Social Media: Xây dựng một trang web chính thức và sử
dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Twitter để chia
sẻ thông điệp về sự tự nhiên, an toàn và lành mạnh của sản phẩm.
 Quảng Cáo Trực Tuyến: Sử dụng các dịch vụ quảng cáo trực tuyến như Google
Ads, Facebook Ads, Instagram Ads để đưa thông điệp đến đúng đối tượng mục
tiêu.
 Tham gia các sự kiện, triển lãm, tổ chức các buổi workshop để giới thiệu sản
phẩm và giải đáp các câu hỏi từ khách hàng trực tiếp.

2.2 Cách thức thực hiện tri thức

Để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho ngành hàng mỹ phẩm với sản phẩm sử dụng
nguyên liệu 100% thiên nhiên, nhóm đã vận dụng các công cụ, kỹ thuật trong quản trị
tri thức một cách linh hoạt và hiệu quả:

Các công cụ trong quản trị tri thức nhóm ứng dụng:

1. Không gian làm việc hợp tác: Lớp học môn Quản trị tri thức là một trong những
không gian vật lý nhóm sử dụng để thảo luận về đề tài. Không gian này có đủ
bàn ghế, ánh sáng tạo ra không gian thảo luận phù hợp, tạo động lực làm việc

15
nhóm cùng đóng góp, xây dựng ý tưởng trong từng buổi học. Mỗi thành viên
nhóm đóng góp ý kiến từ kiến thức mình có để hình thành đề cương cho đề tài
thảo luận này.

2. Định vị chuyên gia: Sau khi thảo luận có được đề cương cho đề tài, nhóm
trưởng liên hệ trực tiếp hoặc qua zalo với giảng viên bộ môn Quản trị tri thức
để được chuyên gia hướng dẫn, định hướng và chia sẻ tri thức liên quan.
Chuyên gia giúp nhóm chữa đề cương, giúp nhóm có cái nhìn tổng quát, giải
quyết vấn đề thảo luận.

3. Công cụ quản lý nội dung: Nhóm sử dụng google docs làm đề cương. Các cá
nhân làm bài trên google docs được lưu tự động vào google drive, sau khi hoàn
thiện từng phần của mình các thành viên cấp quyền truy cập cùng nhau chốt
chữa sau cùng cho vào Word bản hoàn chỉnh.

4. Công cụ phân loại tri thức: Mục lục bài thảo luận là một phần quan trọng không
thể thiếu: Giúp bài thảo luận khoa học, rõ ràng, không bị sót ý, nhất quán và
người đọc dễ theo dõi.

5. Cộng đồng thực hành trực tuyến: Nhóm đã lập nhóm zalo gửi tài liệu liên quan,
họp qua google meet bỏ phiếu chọn tên công ty và slogan. Nhóm trưởng đánh
giá điểm thành viên thông qua hoạt động tham gia đóng góp ý kiến hay, tích
cực trong zalo, buổi họp. Điều này khuyến khích các thành viên tích cực chia sẻ
tri thức và thông tin hữu ích.

Ngoài các công cụ trên nhóm còn sử dụng kỹ thuật động não (Brainstorming) trong
quản trị tri thức: Là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra ý tưởng mới thông qua hoạt động
trao đổi của nhóm một cách tự do, từ đó rút ra nhiều đáp án để giải quyết vấn đề của
nhóm. Mỗi thành viên cần tập trung và được khuyến khích nghĩ đến đâu, nói đến đó;
tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý tưởng đó điên rồ hay kém khả thi đến
mức nào. Việc phân tích, bàn luận hoặc chỉ trích hay bình luận chỉ được thực hiện khi
buổi này kết thúc và chuyển sang giai đoạn đánh giá kết quả, từ đó lựa chọn ra ý tưởng
vẹn toàn nhất. Phương thức tiến hành động não của nhóm:

 Danh nghĩa nhóm: mỗi thành viên đề xuất tên công ty và slogan công ty trên
google sheet không đề tên. Nhóm trưởng sẽ ghi nhận và họp nhóm cho bỏ phiếu
để quyết định tên và slogan nào ý nghĩa phù hợp nhất cho công ty. Nhóm đã

16
chốt tên PURE AURA với số phiếu cao nhất, cả nhóm cùng nhau lên ý tưởng
cho logo thương hiệu mỹ phẩm:

 Truyền đuốc: khi thiết kế logo của nhóm cho thương hiệu Pure Aura xuất phát
từ vẻ đẹp người phụ nữ mỗi thành viên lần lượt đóng góp ý kiến sau đó truyền
cho thành viên khác, xây dựng thêm hình ảnh, ý tưởng để tạo nên logo. Bắt đầu
từ hình ảnh người phụ nữ, đến màu sắc, đường nét, kích cỡ, kiểu chữ, phông
nền thông điệp được thành viên nhóm thiết kế bằng Canva.

Đây là logo ban đầu của nhóm. Nhưng sau khi cùng nhau thảo luận đưa ra ý kiến chưa
phù hợp với thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đạt nên thiết kế sau này đã được

17
2 bạn của nhóm thiết kế lại trên Canva thành các mẫu sau được lấy cảm hứng từ vẻ
đẹp thanh tao và thuần khiết của hoa sen:

Các thiết kế này được gửi vào trong nhóm zalo của nhóm 7 để các thành viên bình
chọn ra logo mình ưng ý nhất. Logo màu nâu, biểu tượng của sự tin cậy, ấm áp, vững
chắc và cũng thể hiện được sự thanh tao, năng lượng, sức sống và vẻ đẹp tỏa sáng mà
công ty hướng đến. Thiết kế có số phiếu cao nhất và cũng là logo nhóm đã chốt là:

18
2.3 Kết quả

2.3.1 Hệ thống nhận diện thương hiệu

a, Tên thương hiệu

 Pure Aura, cái tên mang trong mình lời hứa về vẻ đẹp thuần khiết và rạng ngời.
“Pure” tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao, là cam kết của chúng tôi về
những sản phẩm mỹ phẩm an toàn, lành tính từ thiên nhiên. “Aura” là biểu tượng
cho năng lượng, sức sống và vẻ đẹp rạng ngời, thể hiện mong muốn giúp mọi
người tỏa sáng vẻ đẹp tự nhiên vốn có.
 Hơn cả một cái tên, Pure Aura là lời khẳng định về sứ mệnh mang đến cho khách
hàng những sản phẩm chất lượng cao, giúp họ tự tin khẳng định bản thân và tỏa
sáng rạng ngời.
 Với tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm, Pure Aura hứa hẹn tạo dấu ấn mạnh
mẽ trong tâm trí khách hàng, trở thành thương hiệu mỹ phẩm uy tín và được yêu
mến.

b, Logo

19
 Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thanh tao và thuần khiết của hoa sen, logo của nhóm em
được thiết kế với hình ảnh bông hoa sen đang nở rộ trên nền trắng tinh khôi được
tô điểm bởi gam màu nâu pha chút ánh vàng gold sang trọng. Màu nâu - biểu
tượng của sự tin cậy, ấm áp và vững chắc, mang đến cảm giác an toàn và tin cậy
cho khách hàng. Nổi bật trên nền nâu là sắc vàng gold rực rỡ, tượng trưng cho sự
sung túc, giàu sang và quyền lực, khẳng định đẳng cấp và vị thế của thương hiệu.
 Ba ngôi sao vàng trên logo là lời hứa về “Chất lượng, Uy tín và Phát triển” -
những giá trị cốt lõi của thương hiệu. Chúng tôi cam kết sản phẩm an toàn, hiệu
quả, lấy uy tín làm nền tảng và nỗ lực đổi mới để mang đến cho khách hàng
những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Ba ngôi sao vàng, lời hứa cho một tương lai
rực rỡ cùng khách hàng.
 Sự kết hợp độc đáo giữa màu nâu và vàng gold cùng hình ảnh hoa sen thanh tao
tạo nên một tổng thể logo hài hòa, thể hiện cam kết của chúng tôi về việc mang
đến cho khách hàng những sản phẩm mỹ phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu
quả. Hoa sen, biểu tượng của sự thuần khiết, thanh tao và vẻ đẹp tâm hồn, là lời
khẳng định cho cam kết của thương hiệu về việc sử dụng các thành phần thiên
nhiên an toàn, lành tính để mang đến cho khách hàng vẻ đẹp tự nhiên, rạng rỡ từ
bên trong.
 Thiết kế logo đơn giản nhưng đầy tinh tế, với những đường nét mềm mại, uyển
chuyển, tạo cảm giác nhẹ nhàng và thanh tao. Hình ảnh logo cũng dễ dàng nhận
biết và ghi nhớ, giúp thương hiệu của chúng tôi nổi bật giữa các đối thủ cạnh
tranh.

20
c, Biểu tượng (Symbol)

 Hoa sen, quốc hoa của Việt Nam, được mệnh danh là biểu tượng của sự thanh
cao, thuần khiết và vươn lên mạnh mẽ. Vươn mình từ bùn lầy, vượt qua mọi
nghịch cảnh để hé nở những cánh hoa tinh khôi, hoa sen tượng trưng cho sức
sống mãnh liệt, ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan. Vẻ đẹp thanh tao và
hương thơm dịu dàng của hoa sen là hiện thân cho sự thuần khiết, tinh tế và giá
trị cao quý.
 Lựa chọn hoa sen làm biểu tượng, chúng tôi mong muốn truyền tải thông điệp về
cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và
hiệu quả, được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên quý giá. Đồng thời, nó cũng
thể hiện mong muốn của chúng tôi về việc giúp khách hàng tỏa sáng vẻ đẹp tự
nhiên, khẳng định bản thân và đạt được thành công trong cuộc sống.
 Ba ngôi sao vàng trên logo tượng trưng cho ba giá trị cốt lõi của thương hiệu:
“Chất lượng, Uy tín và Phát triển”. Chất lượng thể hiện cam kết của chúng tôi về
việc mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu
quả. Uy tín thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo uy tín và sự tin tưởng của
khách hàng. Phát triển thể hiện nỗ lực không ngừng của chúng tôi để đổi mới,
sáng tạo và mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
 Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh hoa sen và ba ngôi sao vàng trong logo thể hiện
triết lý kinh doanh của chúng tôi: đề cao sự an toàn, thân thiện với môi trường và
luôn hướng đến lợi ích của khách hàng.
 Với thiết kế tinh tế, sang trọng và đầy ý nghĩa, logo của chúng tôi là lời khẳng
định cho vị thế thương hiệu và hứa hẹn về một tương lai phát triển rực rỡ. Chúng
tôi tin tưởng rằng logo này sẽ giúp thương hiệu của chúng tôi tạo được dấu ấn sâu
đậm trong lòng khách hàng và ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

d, Slogan

 Slogan “Tinh chất thiên nhiên, vẻ đẹp thuần khiết” là một tuyên ngôn mạnh mẽ
về giá trị và cam kết của thương hiệu mỹ phẩm.
 Từ khóa “Tinh chất thiên nhiên” nhấn mạnh nguồn gốc nguyên liệu an toàn, lành
tính từ thiên nhiên, mang đến sự an tâm cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.

21
“Vẻ đẹp thuần khiết” khẳng định hiệu quả sản phẩm giúp nuôi dưỡng vẻ đẹp tự
nhiên, rạng rỡ từ bên trong, không tì vết.
 Slogan được cấu trúc ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và tạo ấn tượng mạnh mẽ với
khách hàng. Nó khơi gợi niềm tin về sản phẩm an toàn, hiệu quả, đồng thời thể
hiện triết lý kinh doanh đề cao vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ. Chưa hết,
slogan trên là một điểm nhấn độc đáo giúp thương hiệu mỹ phẩm nổi bật so với
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

e, Bao bì kiểu dáng

Thông tin trên bao bì:

 Mặt trước: Tên thương hiệu “PURE AURA”, logo thương hiệu, slogan…

 Mặt sau: Logo, slogan, có đầy đủ thông tin về thành phần nguyên liệu, hướng dẫn
sử dụng của sản phẩm, cách bảo quản, xuất xứ, mã vạch giúp khách hàng yên tâm
khi lựa chọn sử dụng sản phẩm PURE AURA.

 Kiểu dáng và chất liệu: Thương hiệu sản xuất nhiều loại sản phẩm như kem
dưỡng, kem chống nắng, serum…Mỗi sản phẩm được thiết kế kiểu dáng khác
nhau. Chai đựng được làm từ nguyên liệu nhựa PE thân thiện với môi trường, độ
bền cao chống va đập tốt.

2.3.2 Cẩm nang hệ thống nhận diện thương hiệu PURE AURA

a, Tỷ lệ logo

22
 Tỷ lệ logo không chữ

 Tỷ lệ logo có chữ

23
b, Font chữ và màu sắc trên logo

 Font chữ

Logo sản phẩm được sử dụng font chữ Cyrillic Bodoni cho tên thương hiệu PURE
AURA.

24
 Slogan

Slogan được sử dụng font chữ Faustina giúp dễ đọc, dễ nhìn.

 Màu sắc trên logo

Họa tiết trên logo được sử dụng màu vàng gold tạo cảm giác sang trọng, cao cấp.

Tên thương hiệu được quy định sử dụng mã màu #674019.

25
 Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng

2.4 Đánh giá kết quả

2.4.1 Định vị chuyên gia

Chuyên gia thiết kế có kinh nghiệm 5 năm trong việc tạo ra các ấn phẩm cho
các chiến dịch truyền thông đã có những nhận xét chi tiết về hệ thống nhận diện
thương hiệu của nhóm. Chị đánh giá rằng, phần logo hiện tại sử dụng màu gradient và
có sự kết hợp khá nhiều sắc thái, tuy nhiên, không tạo được điểm nhấn và không nổi
bật trong tổng thể. Chị bổ sung thêm cách sắp xếp các chi tiết trong mockup, bao gồm
cả vị trí của văn bản và logo, chưa đạt được sự hợp lý và sự cân đối cần thiết.

Với những nhận xét như vậy, chuyên gia đã đưa ra một số gợi ý để cải thiện hệ
thống nhận diện thương hiệu của nhóm. Đầu tiên, chị khuyên nhóm nên tham khảo
thêm các nguồn tài nguyên như Freepik để tìm kiếm những mẫu thiết kế phù hợp và
mang tính chuyên nghiệp. Việc này có thể giúp nhóm có thêm ý tưởng và sự sáng tạo
trong việc trình bày. Bên cạnh đó, chị khuyên nhóm nếu lựa chọn màu gradient thì nên
chọn từ 2-3 màu và đánh màu theo bố cục 1:3 hoặc 2:3 để có điểm nhấn và tạo nên sự
chuyên nghiệp.

Ngoài ra, chuyên gia cũng đề xuất nhóm nên đi theo hướng thiết kế logo theo
cách điệu chữ, tránh sử dụng các biểu tượng phức tạp. Bởi vì các logo của các hãng

26
mỹ phẩm lớn đa phần là làm nổi bật phần chữ. Chị lưu ý rằng, việc sử dụng các biểu
tượng phức tạp có thể tạo ra cảm giác rối mắt và khó nhìn, gây khó khăn trong việc
truyền đạt thông điệp và ấn tượng với khán giả. Do đó, việc chọn lựa cách điệu chữ
trong logo có thể là một cách để thu hút sự chú ý, tạo nên được sự chuyên nghiệp và
uy tín của nhãn hàng cũng như sản phẩm.

 Hành động của nhóm sau khi nghe ý kiến chuyên gia:

Nhóm tiếp thu ý kiến của chị, nhóm quyết định chỉnh sửa lại màu của logo và
bao bì của thương hiệu cho phù hợp và dễ nhìn hơn. Cụ thể, về phần logo nhóm đã
chỉnh sắc thái màu nhạt hơn và có một số chi tiết bổ sung thêm vào phần biều tượng để
phần logo được hài hòa hơn.

Nhóm không đi theo hướng thiết kế logo theo hướng cách điệu chữ vì nhóm muốn có
một biểu tượng riêng cho nhóm cũng như sản phẩm của nhóm. Cách điệu chữ không
đủ để tạo nên nét riêng của sản phẩm và thể hiện thông điệp mà thương hiệu nhóm xây
dựng muốn truyền tải.

Trước Sau

2.4.2 Khảo sát khách hàng

Để có cái nhìn toàn diện hơn về ý kiến của khách hàng, nhóm có làm khảo sát
về ý kiến của khách hàng khi đánh giá bộ nhận diện thương hiệu của nhóm về thương
hiệu “Pure Aura”. Phiếu khảo sát nhận được 20 câu trả lời từ những bạn gen Z có độ
tuổi 19-25 và đa phần là học sinh, sinh viên.

27
Khi được hỏi bạn thấy như thế nào về tên thương hiệu thì phần lớn mọi người
đều thấy tên hay, ổn và đúng định hướng của nhãn hàng là trong trẻo, nguyên chất,
nguyên bản. Qua tên “Pure Aura” khi đọc sẽ thấy được sự thuần khiết của sản phẩm có
nguồn gốc từ hữu cơ từ đó sẽ thu hút người mua. Một số ý kiến khác cho rằng khi đọc
tên gợi cho họ sự tò mò, thích thú, mới lạ khi lần đầu nhắc đến. Nhưng cũng có số ít ý
kiến cho rằng tên ý nghĩa hay nhưng hơi khó đọc.

Về phần logo của thương hiệu, hầu hết người tham gia khảo sát cho rằng logo
đẹp, sang trọng và vừa đủ liên tưởng tới một hãng mỹ phẩm. Mọi người cho rằng cánh
hoa có nguồn năng lượng mới, tỏa sáng; hoa sen thể hiện sự trong lành và là loài hoa
tượng trưng cho con người Việt Nam chịu thương chịu khó lam lũ nhưng lúc nào cũng
giữ được tâm hồn trong trẻo, tích cực. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng logo hơi rối
mắt do có nhiều lớp layer ở cánh hoa. Màu sắc trên logo được nhận xét là chưa thực sự
tôn vinh được sản phẩm cũng như logo, hơi trầm và chưa thực sự đại diện cho mỹ
phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nhiều bạn đã đề xuất nên cho màu sáng hơn tone
hiện tại khoảng 0.5 đến 1 tone.

Tiếp đến là về phần slogan “Tinh chất thiên nhiên, vẻ đẹp thuần khiết” thì hầu
hết người trả lời đều có ý kiến là slogan hay, phù hợp và có ý nghĩa tích cực đến với
thương hiệu. Vì là thương hiệu có xuất xứ đến từ thiên nhiên nên hãng đã chú trọng
lựa chọn câu chữ có hướng đến chữ thiên nhiên và thuần khiết xuất hiện trong slogan.
Rất nhiều ý kiến cho rằng khi lần đầu nghe đến slogan, họ đã có ý nghĩ đến những giọt
nước trong trẻo từ lá cây và hoa, có liên quan đến tên thương hiệu và doanh nghiệp.

Cuối cùng là phần bao bì sản phẩm, đây cũng là phần nhận nhiều ý kiến góp ý
nhất của hãng. Có nhiều ý kiến cho rằng bao bì ổn, phù hợp với hãng nhưng cũng có
nhiều ý kiến góp ý rằng bố cục trên sản phẩm chưa ổn, logo hơi to so với các dạng
tuýp và hộp, phần chữ bị tràn ra ngoài gây mất thẩm mỹ. Có ý kiến cho rằng bạn chưa
thấy được sự thống nhất giữa vị trí logo và slogan, chưa có sự đồng bộ trong sản
phẩm. Thêm vào đó, phần bao bì đang hơi hướng thiên về cổ, mỹ phẩm ngày xưa,
không được phù hợp lắm với thị trường bây giờ. Đề xuất cần thực hiện sự thống nhất
và đồng bộ hóa hơn trong bao bì sản phẩm, cũng như điều chỉnh hướng thiết kế để phù
hợp với xu hướng thị trường hiện nay.

28
Những ý kiến phản hồi này sẽ giúp thương hiệu “Pure Aura” điều chỉnh và
hoàn thiện chiến lược của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng. Điều này sẽ giúp thương hiệu tạo ra một ấn tượng tích cực và thu hút được sự
quan tâm của người tiêu dùng. Nhóm cũng có có cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm
từ đó có thêm những sửa đổi và hoàn thiện cho thương hiệu trong tương lai.

29
LỜI CẢM ƠN

Từ những phân tích và đánh giá trên, có thể thấy rằng nhóm đã vận dụng một cách
hiệu quả các công cụ và kỹ thuật hỗ trợ quản trị tri thức để có thể xây dựng được hệ
thống nhận diện thương hiệu cho thương hiệu mỹ phầm thuần tự nhiên. Nhóm đã thực
hiện một loạt các hoạt động như danh nghĩa nhóm, truyền đuốc để có thể lựa chọn tên
thương hiệu, và sáng tạo ra hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp nhất. Nhóm cũng
đã tham khảo ý kiến của chuyên gia và khách hàng để kịp thời có phương hướng chỉnh
sửa cho phù hợp. Từ đây, nhóm đã thấy được tầm quan trọng và vai trò của việc hoạt
động nhóm dựa trên các công cụ và kỹ thuật hỗ trợ tri thức, và đưa ra được bài thảo
luận tốt nhất. Nhóm sẽ tiếp tục lắng nghe những đóng góp từ khách hàng, công chúng,
chuyên gia để phát triển, hoàn thiện tối đa hệ thống nhận diện thương hiệu mỹ phẩm
Pure Aura.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Quản trị tri thức, trường Đại học Thương mại.

31

You might also like