MQH Gia Đình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn.

Sự đứt đoạn trong quan


hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một minh chứng cho sự giảm sút tính cố kết
gia đình. Với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều loại phương tiện thông tin truyền thông, lớp trẻ
ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều… nên thu nhận
được nhiều kiến thức mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực trong tư duy cũng như
chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở để nhiều bạn trẻ không tiếp bước
cha anh trong con đường nghề nghiệp. Con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do
lựa chọn, định hướng nghề nghiệp tương lai cho chính mình.
Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo của mối quan hệ cá
nhân - gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và khắt khe trong việc gìn giữ nền
nếp gia phong. Mọi thành viên mặc nhiên phải tuân thủ theo những quy tắc chung.
Nhưng ngày nay, có xu hướng nới lỏng, giản tiện các nghi lễ, phép tắc trong gia đình...
Ngoài ra, những nếp sinh hoạt thường ngày cũng thể hiện sự giảm sút sự cố kết gia đình:
người lớn thì bận làm, trẻ em thì bận học, có nhiều gia đình hiện nay cả tháng không có
một bữa cơm chung, bố mẹ và con cái rất ít thời gian bên nhau. Nhiều gia đình, dù đông
con nhiều cháu nhưng vì những lý do khác nhau, đến ngày lễ, tết nhiều khi cũng chỉ có
hai người già cô đơn. Con cháu ở xa, chỉ gọi điện, gửi thư điện tử thăm hỏi, chúc mừng...
thay cho sự thăm nom trực tiếp.
Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ cũng là một thay đổi
lớn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Sự bình đẳng, dân chủ biểu hiện rõ
nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Trước đây, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, người
phụ nữ luôn phải khuôn mình theo đạo “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,
phu tử tòng tử). Trong gia đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng : “chồng chúa vợ
tôi” hay “phu vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và người phụ nữ mặc nhiên chấp
nhận, chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi nhà với những công việc bếp núc, nữ công gia
chánh, không được học hành, giao lưu, không được tham gia các công tác xã hội… Với
quan niệm này, nói như học giả Trần Ngọc Thêm, đã “loại bỏ hạt nhân dân chủ”(1).
Trong thời kỳ hội nhập, với sự giao lưu, tiếp xúc với văn hóa của phương Tây, đặc biệt
tinh thần dân chủ, bình đẳng, trong gia đình người Việt đã có một luồng gió mới mát
lành. Người phụ nữ đã được đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn, mối
quan hệ giữa người vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Ngày nay, vợ chồng
bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Người phụ nữ được thể hiện năng lực, theo đuổi mơ
ước của mình, được tạo điều kiện học hành, phấn đấu, được tham gia công việc xã hội và
giữ trọng trách trong bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức, đoàn thể. Vợ và chồng thực sự
là những người bạn đời, có thể cùng nhau cảm thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp
mái ấm gia đình.
Gia đình truyền thống đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, đề cao lòng hiếu
thảo, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với bố mẹ. Con cái một lòng nghe
theo ý cha mẹ mới làm tròn đạo hiếu, ngay cả lĩnh vực đáng được quyền tự do nhất là
tình yêu, hôn nhân cũng phải “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”… Ngày nay, trong những
gia đình tiến bộ, cha mẹ và con cái là những “người bạn vong niên”. Cha mẹ có thể lắng
nghe, chia sẻ với con cái mọi niềm vui nỗi buồn, đặc biệt các bậc phụ huynh luôn tôn
trọng ý kiến, lập trường, ước mơ, hoài bão chính đáng của con cái…

You might also like