TỔNG QUAN DỰ ÁN DƯA HẤU THỦY CANH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Lựa chọn Dưa hấu mini mà không phải dưa hấu bình thường hay những loại trái
khác vì :
- Dưa hấu đã là loại trái thân thuộc, dễ ăn có từ thời Mai An Tiêm –Hùng Vương
nên sẽ dễ dàng tiếp cận với người tiêu . Ngoài ra Dưa hấu mini thường giữ được
chất lượng và vị ngon tốt như dưa hấu bình thường, có hình dạng độc đáo và màu
sắc nổi bật hơn, có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, có kích thước nhỏ hơn so
với dưa hấu bình thường, phù hợp với những người sống một mình hoặc gia đình
nhỏ…
- Dưa hấu là loại cây dễ chăm sóc ,có thể trồng quanh năm, ưa nắng ráo, thích hợp
với thời tiết 25-30 độ C. Thu hoạch nhanh khoảng 70 ngày sau khi trồng.
- Chọn phương pháp thủy canh vì: đây là một phương pháp tiên tiến đưa đến sản
phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn rau sạch Vietgap.
Thích hợp với những nơi thiếu hụt về diện tích đất trồng, do vậy chi phí cho đất
đai giảm bớt, giá thành cạnh tranh hơn nhưng đảm bảo về chất lượng tuyệt đối

TỔNG QUAN DỰ ÁN :
 Tên dự án: Dự án trồng Dưa hấu mini thủy canh
 Chủ dự án: Nhóm 02 – Lớp IPM - 24D5BUS50301301
 Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: Sản xuất và phục vụ nhu cầu cho người dân Việt
Nam.
 Hình thức đầu tư:
- Đầu tư xây dựng trang trải trồng dưa hấu mini bằng phương pháp mô hình trồng
thủy canh dạng trụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Thuê đất Với tổng diện tích đầu tư 1500m2, nguyên vật liệu và kĩ thuạt cần cho
mô hình kết hợp như sau:
+ Thiết kế 60 liếp trồng chính và diện tích mỗi liếp là 16m2, mỗi liếp thiết kế 5
hàng. Bố trí mỗi hàng cách nhau là 0,8 m, mỗi hàng bố trí 8 trụ đứng, các trụ đứng
được bố trí theo hướng Bắc-Nam để tất cả các cây đều nhận được đầy đủ ánh sáng
mặt trời, chiều cao trụ đứng là 2m, mỗi trụ đứng cách nhau 0,5m, mỗi trụ đứng
thiết kế 24 lỗ để trồng dưa.
+ Dinh dưỡng bao gồm 4 loại, chủ yếu là các khoáng chất như: canxi, magie, sắt,
nitrat. Sử dụng mỗi loại 1 lít cho một lần pha đầy bồn 1m3. Đây được xem là dung
dịch cơ bản để nuôi sống cây. Từ dung dịch này có thể tăng hoặc giảm nồng độ
tùy theo từng giai đoạn của cây trồng.
 Giải pháp xây dựng: Trồng thủy canh
 Thời gian khởi công, hoàn thành: Thời gian dự tính bắt đầu dự án ngay sau khi
tập trung đầy đủ vốn để thực hiện dự án, và thời gian hoàn vốn khoảng 1 năm
theo nghiên cứu và tìm hiểu thị trường của doanh nghiệp.
 Tổng vốn đầu tư và các nguồn cấp tài chính: Vốn chủ sở hữu và vốn vay.
+Theo các nghiên cứu và tìm hiểu thị trường của doanh nghiệp, dự án cần một số
vốn là 4370313725 đồng chẵn (là số tiền được tính dựa trên chi phí hoạt động
6 tháng đầu). Và thời gian hoàn vốn của dự án là 1 năm
Dự tính tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án:
Dự tính tổng mức vốn đầu tư.
(Đơn vị VNĐ)

STT Hạng mục công trình Thành tiền


A Vốn cố định
I Chi phí ban đầu về đất
1 Giải phóng mặt bằng 50000000
2 Tiền thuê đất 7650000
II Vốn thiết bị 394,299,000
III Chi phí xây lắp
1 Chi phí hạng mục công trình 334000000
Chi phí công trình phục vụ dự án
(Thiết kế, hệ thống phun tưới tự động,
hệ thống thủy canh, hệ thống mái che,
2 bình dẫn dung dịch dinh dưỡng,…) 1392600000
IV Chi phí chuẩn bị
1 Chi phí quản lý điều hành 154000000
2 Chi phí tiếp thị quảng cáo 175000000
3 Chi phí nhân công 750000000
4 Chi phí nguyên vật liệu 6024725
5 Chi phí vận hành dự án 256740000
B Vốn lưu động 700000000
C Vốn dự phòng 150000000
Tổng mức vốn đầu tư 4370313725
Dự tính nguồn vốn huy động của dự án:
Chủ đầu tư và các cổ đông: 3370313725 VNĐ
Vay ngân hàng hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp : 1 tỷ VNĐ
 Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Siêu thị vừa và lớn,nhà hàng, khách sạn, các chuỗi
cửa hàng chuyên trái cây, chợ, đại lý nhỏ …
 Phân khúc thị trường: tập trung vào các nhà nội trợ.
 Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án: nộp thuế vào ngân sách nhà
nước, tạo ra hơn 30 việc làm và tác động tích cực đến môi trường.
 Các văn bản quy định pháp luật
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14
và Luật số 40/2019/QH14.
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.
- Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.
- Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của thuế thu nhập doanh nghiệp số
32/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu
thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế số 106/2016/QH13 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.
- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/05/2020 quy định phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 35/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/04/2014 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của
Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè
búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.
- Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
- Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 01/01/2017 của Bộ Tài chính quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-
CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.
- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 01/01/2019 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 34/2019/QĐ-TTg ngày 18/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy
định tiêu chí xác định dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ
cao trong nông nghiệp và bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư
phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11
năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg NGÀY 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/07/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

You might also like