Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Lỗ hỏng trong BHXH ở VN

Lỗ hỏng lớn nhất của BHXH là về phía người sử dụng lao động. Họ trừ tiền BHXH vào lương của
người lao động nhưng lại trốn đóng BHXH cho họ. Bằng chứng là thống kê của BHXH VN

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2016, số tiền chậm đóng trên 10.000 tỉ đồng (chiếm 3,75% số
thu). Hết năm 2022, số tiền chậm đóng khoảng 13.000 tỉ đồng (chiếm 2,91% số thu). Như vậy, số
tiền phải thu do chậm đóng bảo hiểm xã hội giảm từng năm.

Tuy vậy, hết năm 2021, ngành bảo hiểm xã hội thống kê vẫn có trên 206.000 lao động tại khoảng
26.000 đơn vị chậm đóng. Số tiền không có khả năng thu hồi gần 3.200 tỉ đồng. Trong đó, tiền lãi
chậm đóng hơn 900 tỉ đồng.

Cơ quan bảo hiểm sẽ xác nhận thời gian đóng cho người lao động trên sổ bảo hiểm đến thời điểm
đơn vị đóng đủ, để bảo lưu thời gian đóng hoặc giải quyết chế độ nếu đủ điều kiện. Khi thu hồi
khoản chậm đóng, cơ quan này xác nhận bổ sung thời gian đóng.

Tuy nhiên như vậy là quá rủi ro cho người lao động, vì phần lớn trong các vụ vi phạm thực tế vẫn
còn bất cập khi có doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, hoặc cung cấp
tài khoản xử phạt không có số dư.

Như vậy, người lao động vừa bị mất tiền, bị chậm thời gian đóng BHXH hoặc thậm chí là mất trắng
số tiền đóng BHXH khi doanh nghiệp phá sản.

Liệu việc kiện tụng doanh nghiệp có hiệu quả?

Ta thấy điều đầu tiên là quyền khởi kiện tại công đoàn cơ sở gặp khó khăn, không khách quan do
cán bộ công đoàn ở đây vẫn nhận lương của doanh nghiệp.

Chi phí cho 1 lần kiện tụng rất cao nhưng lại chưa chắc đem lại hiệu quả.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận định nhiều doanh nghiệp bị xử phạt vì chậm đóng, chứ
không phải trốn đóng, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Số khác đang làm thủ tục phá sản, giải thể,
không còn tài sản... dẫn tới khó thu tiền bảo hiểm đáng ra phải đóng cho người lao động.

Vậy giải pháp nào có thể giảm thiểu vấn đề này?

Trước hết, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức và tính răn đe từ phía doanh nghiệp nhằm giảm
thiểu rủi ro cho người lao động. Phương án được đề xuất ở đây là tăng tiền phạt chậm đóng BHXH
cho doanh nghiệp. Chúng ta không thể bắt buộc doanh nghiệp luôn có 1 quỹ BHXH dự phòng vì sẽ
gây bất cập đối với 1 số doanh nghiệp cần dòng tiền lưu chuyển thường xuyên. Khi áp dụng tăng
mức tiền phạt chậm đóng BHXH lên kết hợp với việc đóng băng tài khoản ngân hàng của doanh
nghiệp để thu khoản tiền phạt đấy, sẽ khiến doanh nghiệp cân nhắc việc đóng BHXH đúng hẹn. Bên
cạnh đó, tiền phạt thu được nên được đóng vào một quỹ với mục đích khắc phục hậu quả khi doanh
nghiệp phá sản và không có khả năng thanh toán BHXH cho người lao động. Kết hợp với biện pháp
sửa đổi luật doanh nghiệp ưu tiên thanh toán BHXH cho người lao động lên hàng đầu khi doanh
nghiệp giải thể hoặc phá sản. Vì BHXH ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và bộ mặt XH của VN
hơn các khoản tiền khác.

Ngoài ra, về phía người lao động, chúng ta cần những phương tiện kiểm tra nhanh chóng việc đóng
BHXH cho họ. Từ đó, họ biết được khoản tiền của mình đã được đóng chưa, họ có thể gây sức ép
lên doanh nghiệp yêu cầu họ thanh toán BHXH cho mình. Ngoài ra, không xảy ra tình trạng đến khi
vỡ lẽ, doanh nghiệp phá sản, NLĐ mới biết mình mất trắng BHXH.
https://tuoitre.vn/ngan-doanh-nghiep-cham-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-keo-dai-ra-sao-
20231015093307339.htm

You might also like