CHƯƠNG 8- TRỊ LIỆU GESTALT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey

Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

CHƯƠNG 8 - TRỊ LIỆU GESTALT


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ...............................................................................................................2
NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................5
QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI ........................................................................................ 5
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG HỌC THUYẾT TRỊ LIỆU GESTALT ........................................... 6
CÁI HIỆN TẠI (THE NOW) ................................................................................................................... 7
CÔNG VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH .................................................................................................... 9
SỰ TIẾP XÚC VÀ CHỐNG ĐỐI TIẾP XÚC ....................................................................................... 10
NĂNG LƯỢNG VÀ NGĂN CẢN NĂNG LƯỢNG ............................................................................. 12
TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU ................................................................................................ 12
MỤC TIÊU TRỊ LIỆU ........................................................................................................................... 12
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU............................................................................ 14
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ...................................................................... 16
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ. ......................................................... 17
ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU ............................................ 19
THỰC NGHIỆM TRONG TRỊ LIỆU GESTALT ................................................................................. 19
GIÚP THÂN CHỦ CHUẨN BỊ CHO THỰC NGHIỆM GESTALT .................................................... 21
VAI TRÒ CỦA ĐỐI ĐẦU..................................................................................................................... 23
CAN THIỆP TRONG TRỊ LIỆU GESTALT ........................................................................................ 24
ỨNG DỤNG VÀO THAM VẤN NHÓM ............................................................................................. 28
TRỊ LIỆU GESTALT THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA ..................................... 30
ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN .................................................................................................. 30
KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN ........................................................................................ 31
ÁP DỤNG TRỊ LIỆU GESTALT VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN ...................... 32
TÓM TẮT VÀ LƯỢNG GIÁ ......................................................................................... 34
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRỊ LIỆU GESTALT .............................................................................. 35
GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TRỊ LIỆU GESTALT..................................................................... 37
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO ............................................................................................... 38
KHUYẾN ĐỌC ................................................................................................................ 40
1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

DẪN NHẬP
Trị liệu Gestalt là cách tiếp cận hiện sinh, hiện tượng học và dựa vào tiến trình, được tạo nên từ giả
thuyết rằng các cá nhân cần được nhận biết trong bối cảnh tương quan đang diễn ra với môi trường. Mục
tiêu ban đầu là giúp thân chủ nhận thức được những điều họ đang trải nghiệm và cách thức họ trải nghiệm
chúng. Thông qua những nhận thức trên, sự thay đổi sẽ tự động xuất hiện. Cách tiếp cận này mang tính hiện
tượng vì nó tập trung vào nhận thức thực tại của thân chủ, và mang tính hiện sinh vì nó dựa trên cơ sở cho
rằng con người luôn trong quá trình phát triển, tái tạo và tái khám phá bản thân. Tâm lý học gestalt, dưới
góc nhìn của tiếp cận hiện sinh, nhấn mạnh đến sự hiện hữu đúng như những gì con người có thể trải nghiệm
được, đồng thời tin vào khả năng của con người trong việc tăng trưởng, và tự chữa lành thông qua việc
tiếp xúc giữa người với người và khả năng nội thị (Yontef, 1995). Nói tóm lại, cách tiếp cận này tập trung
vào việc ở đây - bây giờ, điều gì và như thế nào, và vào mối liên hệ I/Thou (mối liên hệ không bị ràng buộc
và không giới hạn, khoảng cách ngăn cản bị biến mất, bỏ qua thế giới cảm giác, nhờ vậy cá nhân có thể có
mối quan hệ trực tiếp với cá nhân hay một điều khác) (Brown, 2007; Yontef & Jacobs, 2008).

Ngược lại với cách làm việc của Perls, Tâm lý học Gestalt hiện đại nhấn mạnh vào đối thoại và mối
quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu, đôi khi còn được gọi là trị liệu quan hệ Gestalt. Dưới sự mở đầu của
Laura Perls và "trường phái Cleveland", khi Erving, Miriam Polster và Joseph Zinker vẫn còn đang ở phân
khoa vào những năm 1960, mô thức này có nhiều sự hỗ trợ, ân cần hơn và có nhiều lòng trắc ẩn hơn trong
trị liệu nếu so sánh với phong cách đối đầu và kịch tính của Fritz Perls (Yontef, 1999). Phần lớn phong cách
của các nhà trị liệu Gestalt ngày nay có xu hướng nâng đỡ, chấp nhận, thấu cảm, đối thoại, và thử thách.
Điểm nhấn nằm ở đặc tính của mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu và sự hài hòa trong thấu cảm khi đề cập
đến những hiểu biết và nguồn lực của thân chủ (Cain, 2002).

Mặc dù Fritz Perls chịu ảnh hưởng bởi một số các khái niệm phân tâm học, nhưng ông không đồng
tình với Freud trên một số vấn đề. Trong khi Freud nhìn con người một cách máy móc, thì Perls nhấn mạnh
vào hướng tiếp cận tổng thể về nhân cách. Freud tập trung vào những xung đột nội tại bị dồn nén từ thời
thơ ấu, ngược lại Perls đánh giá cao việc xem xét tình huống hiện tại. Tiếp cận Gestalt tập trung vào tiến
trình nhiều hơn là vào nội dung. Các nhà trị liệu thiết kế những thực nghiệm nhằm làm tăng khả năng nhận
thức của thân chủ về điều họ đang làm và về cách thức họ thực hiện chúng. Perls khẳng định rằng cách thức
cá nhân ứng xử trong thời điểm hiện tại mang tính quyết định đến sự tự nhận thức nhiều hơn so với nguyên
nhân hành xử của họ. Nhận thức thường liên quan đến “nội thị” và đôi khi là sự nội quan, nhưng các nhà
trị liệu Gestalt cho rằng nó còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế.

Sự tự chấp nhận, sự hiểu biết về môi trường, trách nhiệm với những lựa chọn, và khả năng tạo liên
lạc với field của mình (hệ thống động lực của các mối tương quan) và các cá nhân bên trong là mục tiêu và

2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

là những quá trình nhận thức quan trọng, tất cả những điều này đều được hình thành dựa trên trải nghiệm ở
đây- bây giờ luôn biến đổi liên tục. Thân chủ được kỳ vọng là sẽ tự nhìn thấy, cảm nhận, tri giác, và diễn
dịch; nó trái ngược với sự chờ đợi một cách thụ động những “nội thị” và các câu trả lời được nhà trị liệu
cung cấp.

Trị liệu Gestalt mang tính sống động và khuyến khích việc trực tiếp trải nghiệm hơn là chỉ đề cập
đến những tình huống một cách trừu tượng. Cách tiếp cận này mang tính kinh nghiệm, trong đó, thân chủ
đối mặt với “cái và cách” mà họ suy nghĩ, cảm nhận, và tương tác với nhà trị liệu. Những người thực hành
liệu pháp Gestalt đánh giá cao sự hiện diện trọn vẹn trong tiến trình trị liệu với niềm tin rằng sự tiếp xúc
chân thật giữa thân chủ và nhà trị liệu sẽ mang lại sự thăng tiến.

phận có chức năng rời rạc. Đồng thời, nhờ vậy

F
REDERICK S. ("FRITZ") PERLS
TS. BS Y khoa (1893 – 1970) là người ông cũng gặp được vợ mình, bà Laura, người
sáng lập và phát triển trị liệu Gestalt. cùng lấy bằng Tiến sĩ với Goldstein. Sau đó, ông
Ông sinh tại Berlin, Đức, trong một gia đình Do chuyển tới Vienna và bắt đầu học phân tâm học.
Thái thuộc tầng lớp trung lưu bậc thấp, về sau Perls tham gia với Wilhelm Reich, nhà phân tâm
này, ông tự nhận mình là nguồn cơn của hầu hết học tiên phong trong phương pháp thay đổi khả
những rắc rối của ba mẹ. Mặc dầu ông rớt lớp 7 năng tự nhận biết bản thân và nhân cách thông
đến hai lần và bị đuổi học vì những rắc rối với nhà qua làm việc với cơ thể.
cầm quyền, tuy nhiên, tài năng của ông vẫn không
Năm 1952, Perls cùng một vài đồng nghiệp thành
bị thui chột, ông trở lại – không chỉ hoàn tất cấp
lập Viện Nghiên cứu Trị liệu Gestalt New York.
3 mà còn lấy luôn tấm bằng Đại học Y chuyên
Cuối cùng, Fritz định cư ở Big Sur, California,
ngành tâm thần. Năm 1916, ông gia nhập Quân
nơi ông tổ chức các buổi hội thảo và nói chuyện
đội Đức và là quân y phục vụ trong Thế chiến thứ
chuyên đề ở Viện Nghiên cứu Esalen, ông trở nên
Nhất. Những kinh nghiệm ông thu được với
nổi tiếng dưới vai trò là một nhà cách tân tâm lý
những người lính bị nhiễm độc ở chiến tuyến đã
trị liệu. Ông có tác động lớn đến nhiều người, một
thu hút ông quan tâm đến lĩnh vực Tâm thần Chức
phần thông qua các bài viết chuyên môn, nhưng
năng, điều đưa ông đến với tâm lý học Gestalt.
chủ yếu là thông qua tiếp xúc cá nhân trong các
Sau chiến tranh, Perls làm việc với Kurt buổi hội thảo.
Goldstein ở Viện Ngiên cứu cho Quân nhân
Về con người, Perls vừa năng động và vừa phức
Thương tổn Não bộ Goldstein ở Frankfurt. Thông
tạp. Điển hình là mọi người vừa thấy kính nể ông,
qua công việc này, ông thấy được tầm quan trọng
vừa thấy ông hay mâu thuẫn một cách cay nghiệt
trong việc xem con người như là một tổng thể
với người khác và thường xem ông là người hay
hoàn chỉnh thay vì chỉ coi đó là tổ hợp những bộ
thể hiện bản thân để đạt được những nhu cầu cuả
3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

mình. Yêu thích kịch nghệ từ nhỏ, vì thế ông rất điều này nhưng ông cũng không làm gì nhiều để
thích được bước lên “sân khấu” và đặt m ình vào ngăn cản nó.
“vở diễn”. Ông nhận được nhiều nhận xét khác
Để có hiểu biết rõ hơn về cuộc đời của Fritz Perls,
nhau như sâu sắc, hóm hỉnh, thông minh, khiêu
tôi xin giới thiệu tự truyện của ông, Trong và
gợi, hấp dẫn, thù địch, khắc khe, và tạo cảm hứng.
Ngoài Thùng Rác (1969). Để có nghiên cứu
Đáng tiếc thay, một vài người đến tham gia các
chuyên sâu về lịch sử của Trị liệu Gestalt, tham
hội thảo của ông lại học theo các yếu điểm trong
khảo Bowman (2005).
nhân cách của Perls. Dù ông không hài lòng về

những đóng góp quan trọng vào sự phát triển và

L
AURA POSNER PERLS TS (1905 –
1990) sinh tại Pforzheim, Đức, là con duy trì trào lưu Tâm lý học Gestalt ở Hoa Kỳ và
gái của một gia đình khá giả. Bà bắt trên toàn thế giới (mặc dù bằng những cách thức
đầu học piano khi mới năm tuổi, và hoàn toàn rất khác biệt) từ cuối thập niên 40 cho đến khi bà
thành thục vào năm 18. Từ khi 8 tuổi, bà tham gia qua đời năm 1990. Chính bà cũng chỉ rõ rằng
khiêu vũ hiện đại. Cả âm nhạc và khiêu vũ đã trở Fritz chỉ là người khai sinh chứ không phải là
thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người phát triển và tổ chức. Trong lễ kỷ niệm 25
của bà và chúng được bà kết hợp vào trị liệu cho năm ngày thành lập Viện nghiên cứu Trị liệu
một số thân chủ. Trước khi Laura bắt đầu thực Gestalt New York, Laura Perls (1990) phát biểu:
hành phân tâm, bà đã chuẩn bị để theo đuổi sự "Nếu không có sự ủng hộ vững chắc từ những
nghiệp là nghệ sĩ dương cầm trong dàn nhạc, bà người bạn, và từ bản thân tôi, không có sự động
đã học trường Luật và lấy bằng Tiến sĩ ngành viên kiên định và sự cộng tác, Fritz sẽ không bao
Tâm lý học Gestalt, bà cũng đã tham gia nghiên giờ có thể viết nên được một dòng nào, và ông
cứu chuyên sâu về Triết học Hiện sinh cùng với cũng sẽ chẳng sáng lập ra được bất cứ điều gì"
Paul Tillich và Martin Buder. Rõ ràng là bà có (p.32).
một nền tảng khá tốt khi bắt đầu gặp Fritz vào
Khác với sự chú ý đến các hiện tượng nội tâm lý
năm 1926. Họ bắt đầu cộng tác với nhau và kết
cùng sự tập trung vào nhận thức của Fritz, Laura
qủa là hình thành nên nền tảng lý luận của Trị liệu
rất quan tâm đến khía cạnh tiếp xúc và hỗ trợ. Vào
Gestalt. Laura và Fritz cưới nhau năm 1930 và có
thời điểm ý niệm phổ biến của Trị liệu Gestat là
2 người con trong thời gian sinh sống và làm việc
chỉ quy trách nhiệm đối với bản thân cá nhân mà
tại Nam Phi. Laura tiếp tục trở thành trụ cột của
thôi, Laura đã nhấn mạnh đến việc tương tác sẽ
Viện Nghiên cứu Trị liệu Gestalt New York sau
làm tăng vai trò liên cá nhân và trở nên có trách
khi Fritz rời bỏ gia đình để trở thành người truyền
nhiệm. Bà điểu chỉnh lại việc lợi dụng quá mức
bá Tâm lý học Gestalt trên khắp thế giới. Bà có
danh nghĩa Trị liệu Gestalt và giữ vững những

4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

nguyên tắc cơ bản trong lý luận, như đã trình bày riêng của bản thân. Từ quan điểm đó, bất cứ điều
trong Trị liệu Gestalt: Sự Kích thích và Phát triển gì được thống hợp vào nhân cách chúng ta đều sẽ
trong Nhân cách Con người (Perls, Heferline, & hỗ trợ cho kỹ thuật mà chúng ta sử dụng
Goodman, 1951). Bà nói rằng mỗi nhà trị liệu (Humphrey, 1986).
Gestalt cần phải phát triển phong cách trị liệu

NỘI DUNG CHÍNH

QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

Fritz Perls (1969a) sử dụng liệu pháp Gestalt một cách khá “gia trưởng”. Thân chủ cần trưởng
thành, đứng trên đôi chân của mình và phải "tự đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống của họ" (p. 258).
Cách trị liệu của Perls liên quan tới 2 công việc của cá nhân: giúp thân chủ chuyển từ việc tìm kiếm sự hỗ
trợ từ môi trường bên ngoài sang việc tự nâng đỡ đồng thời phục hồi các phần nhân cách bị phủ nhận. Quan
niệm của ông về bản chất con người cùng hai nhiệm vụ trên đã đặt nền tảng cho kỹ thuật và phong cách đối
đầu trong trị liệu của Perls. Ông là bậc thầy trong việc nâng cao nhận thức của thân chủ thông qua việc làm
họ thất vọng một cách có chủ ý.

Quan điểm về bản chất con người trong Tâm lý học Gestalt được bắt nguồn từ Triết học hiện sinh,
hiện tượng học và học thuyết field. Bản chất của sự hiểu biết là sản phẩm của những điều hiển hiện ngay
tức thời trong trải nghiệm của người lĩnh hội. Trị liệu không nhắm vào việc phân tích hay nội quan hóa mà
hướng đến sự nhận thức và tương tác với môi trường. Môi trường ở đây bao gồm cả thế giới bên ngoài lẫn
thế giới bên trong. Những đặc tính, phẩm chất của việc tương tác với các khía cạnh bên ngoài (ví dụ như
người xung quanh) và bên trong (ví dụ như những phần của bản ngã bị cá nhân chối bỏ) đều sẽ được ghi
nhận. Quá trình "tái thừa nhận" những phần đã bị cá nhân chối bỏ và quá trình hợp nhất được tiến hành
từng bước một cho đến khi thân chủ đủ sức mạnh để có thể tự tiếp tục phát triển bản thân. Để có thể nhận
thức một cách đầy đủ, thân chủ cần có khả năng tạo ra những lựa chọn được cân nhắc và nhờ vậy, họ sẽ
sống một cuộc sống hiện sinh có ý nghĩa hơn.

Một giả định nền tảng của trị liệu Gestalt là cá nhân có khả năng tự điều chỉnh khi họ nhận thức
được vấn đề đang diễn ra bên trong và xung quanh họ. Việc trị liệu cung cấp những cách thức và cơ hội để
hỗ trợ và phục hồi nhận thức. Việc nhà trị liệu có thể cùng đồng hành với trải nghiệm trong hiện tại của
thân chủ và tin tưởng vào tiến trình sẽ giúp làm tăng khả năng nhận thức, tương tác, và thống hợp của họ
(Brown, 2007).

5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Lý thuyết về sự thay đổi trong Tâm lý học Gestalt cho rằng việc chúng ta càng cố gắng để trở thành
điều hay con người mà không phải là bản thân mình thì chỉ càng khiến mình cứ mãi như cũ mà thôi. Bác sĩ
tâm thần đồng nghiệp và là bạn thân của Fritz, Arnie Beisser (1970) nêu ý kiến rằng sự thay đổi thật sự xuất
phát từ việc là chính mình hơn là từ việc cố gắng trở thành người không giống bản thân ta. Theo học thuyết
nghich lý về sự thay đổi (paradoxical theory of change), chúng ta thay đổi khi nhận thức được chúng ta là
gì, ngược lại với việc chúng ta cố gắng trở thành điều không phải là chúng ta. Điều quan trọng ở đây là thân
chủ cần "hiện diện", cần “là” (“be”) đầy đủ nhất có thể trong điều kiện hiện tại của họ, hơn là cố gắng phấn
đấu để trở thành cái mà họ "nên là" (“should be”). Nhà trị liệu Gestalt tập trung vào việc tạo ra các điều
kiện nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự trưởng thành của thân chủ hơn là mong đợi sự thay đổi đến từ việc
định hướng của nhà trị liệu (Yontef, 2005). Theo Breshgold (1989) thì Beisser xem nhà trị liệu có vai trò
như người hỗ trợ thân chủ trong việc làm tăng khả năng nhận thức của họ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
thân chủ tái hợp với phần bản ngã mà họ đã bị chia tách bấy lâu nay.

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG HỌC THUYẾT TRỊ LIỆU GESTALT

Một số nguyên tắc nền tảng của học thuyết trị liệu Gestalt sẽ được mô tả ngắn gọn trong phần này
bao gồm: Chính thể (holism), học thuyết field, Quá trình hình thành ảnh (figure-formation process), và sự
tự điều hòa sinh thể (organismic self- regulation). Những khái niệm khác của trị liệu Gestalt sẽ được triển
khai chi tiết hơn trong các phần tiếp theo.

CHÍNH THỂ (HOLISM) Gestalt trong tiếng Đức có nghĩa là toàn thể hay hoàn thành, hay có nghĩa
là một tổng thể không thể bị phân cắt, nó sẽ mất đi bản chất của mình nếu bị tách ra thành các phần nhỏ.
Toàn thể tự nhiên được xem như một tổng thể thống nhất và liên kết, tổng thể này khác với tập hợp các
phần tạo nên nó. Các nhà trị liệu Gestalt quan tâm đến tổng thể con người, họ không xem trọng quá mức
một khía cạnh riêng biệt nào đó của cá nhân. Thục hành Gestalt chú ý đến suy nghĩ, cảm giác, hành vi, cơ
thể, ký ức, và những giấc mơ của thân chủ. Có thể nhấn mạnh vào Ảnh (figure) (những khía cạnh luôn nổi
bật ở bất kỳ thời điểm nào trong kinh nghiệm của cá nhân) hay Nền (ground) (những khía cạnh biểu hiện
của thân chủ thường nằm ngoài nhận thức của họ). Những dấu hiệu của Nền có thể được tìm thấy trên bề
mặt thông qua các cử chỉ cơ thể, giọng điệu, thái độ, hoặc những nội dung phi ngôn. Các nhà trị liệu Gestalt
thường đề cập đến điều này dưới cụm từ "chú tâm đến sự hiển nhiên", bên cạnh đó, họ cũng tập trung chú
ý đến cách các phần được gắn với nhau như thế nào, cách cá nhân tạo mối liên hệ với môi trường, và chú ý
đến sự thống hợp.

HỌC THUYẾT TRƯỜNG (Field) Trị liệu Gestalt được xây dựng trên học thuyết field, học thuyết
dựa trên nguyên tắc là mỗi cá thể cần được xem xét trong môi trường hoặc trong bối cảnh của nó, và đó là

6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

bộ phận của một field liên tục thay đổi. Trị liệu Gestalt dựa vào nguyên tắc là mọi thứ đều có mối liên hệ,
đều nằm trong dòng chảy, có mối tương quan và nằm trong một tiến trình. Nhà trị liệu Gestalt chú ý và tìm
hiểu những điều xuất hiện trong ranh giới giữa cá nhân và môi trường. Thật vậy, Parlett (2005) viết: ”Field
đã trở thành một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong học các tác phẩm về Gestalt hiện
nay…Field là toàn bộ trạng thái của nhà trị liệu,thân chủ và tất cả những gì diễn ra giữa họ. Field được hình
thành và liên tục được tái tạo (p. 59).

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ẢNH Xuất phát từ quan điểm của 1 nhóm các nhà tâm lý học Gestalt,
qúa trình hình thành Ảnh mô tả cách cá nhân tổ chức trải nghiệm của mình theo thời gian. Trong trị liệu
Gestalt, field, trường- như đề cập ở trên, được phân thành foreground (figure-ảnh) và background (ground-
nền). Quá trình hình thành Ảnh cho ta biết cách thức các khía cạnh của môi trường nổi lên từ nền, trở
thành tâm điểm chú ý và quan tâm của cá nhân như thế nào. Nhu cầu chủ đạo của cá nhân tại thời điểm đó
sẽ ảnh hưởng tới quá trình này (Frew, 1997).

SỰ TỰ ĐIỀU HÒA SINH THỂ (Organismic Self- Regulation) Quá trình hình thành Ảnh có liên
quan mật thiết đến nguyên tắc tự điều hòa sinh thể, đó là quá trình mà sự cân bằng bị “gây nhiễu” bởi việc
xuất hiện nhu cầu, cảm giác hoặc sự quan tâm. Cá thể sẽ tự điều chỉnh một cách tốt nhất, dựa trên năng lực
của cá nhân và nguồn lực từ môi trường (Latner, 1986). Cá nhân có thể hành động và tạo ra các mối tương
quan nhằm phục hồi sự cân bằng hay góp phần vào việc phát triển và thay đổi. Những gì xuất hiện trong
tiến trình trị liệu đều có liên quan đến những mối quan tâm và những điều thân chủ cần có để lấy lại cảm
giác cân bằng. Nhà trị liệu Gestalt định hướng nhận thức của thân chủ đến các Ảnh trồi lên trên từ Nền
trong suốt buổi trị liệu và sử sụng quá trình hình thành Ảnh như bản đồ hướng dẫn giúp thân chủ tập trung
vào tiến trình trị liệu. Mục đích là giúp cho thân chủ kết thúc tình trạng chưa hoàn thành, phá hủy những
cấu trúc bị cắm chốt và tích hợp các cấu trúc mang đến sự hài lòng.

CÁI HIỆN TẠI (THE NOW)

Một trong những đóng góp lớn nhất của tiếp cận Gestalt là nhấn mạnh vào việc học tập cách đánh
giá đúng và trải nghiệm một cách trọn vẹn thời điểm hiện tại. Tập trung vào quá khứ hay tương lai có thể
là cách tránh né đối mặt với hiện tại. Polster và Polster (1973) đã phát triển luận đề "sức mạnh nằm ở hiện
tại". Thân chủ thường có khuynh hướng đầu tư năng lượng của mình vào viêc hối tiếc những lỗi lầm trong
quá khứ, suy ngẫm về việc cuộc sống này đã và nên khác đi như thế nào hoặc là sa đà vào những giải pháp
và kế hoạch không có hồi kết cho tương lai. Khi thân chủ hướng trực tiếp năng lượng của mình vào những
gì đã hay có thể xảy ra, hoặc sống trong những ảo tưởng về tương lai, sức mạnh của hiện tại đã bị giảm đi
ít nhiều.

7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Những câu hỏi Hiện tượng học (Phenomenological inquiry) liên quan đến việc chú ý vào những
gì đang xảy ra ngay bây giờ. Những nhà trị liệu Gestalt thường hỏi những câu hỏi “cái gì” và “như thế nào”,
nhưng lại hạn chế các câu hỏi “tại sao”, hòng giúp thân chủ liên hệ tới thời điểm hiện tại. Để nâng cao nhận
thức “ngay bây giờ”, nhà trị liệu khuyến khích những cuộc đối thoại trong thì hiện tại bằng những câu hỏi
như: "Điều gì đang xảy ra ngay lúc này? Điều gì đang diễn ra trong hiện tại? Bạn đang trải nghiệm điều gì
khi bạn ngồi đó và dự định lên tiếng? Trong thời điểm hiện tại, bạn đang nhận thức điều gì? Bạn trải nghiệm
nỗi sợ hãi của mình như thế nào? Vào thời điểm này, bạn đang định rút lui như thế nào?".

Nhiều người chỉ có thể ở yên trong hiện tại một khoảng thời gian ngắn và có khuynh hướng tìm
cách làm gián đoạn dòng chảy của hiện tại. Thay vì trải nghiệm cảm nhận của họ ở đây và ngay lúc này,
thân chủ lại thường nói về những cảm giác hầu như chẳng liên quan gì đến trải nghiệm trong hiện tại. Một
trong các mục tiêu của trị liệu Gestalt là giúp thân chủ nhận thức rõ ràng hơn về những trải nghiệm hiện tại
của họ. Ví dụ, khi Joshephine bắt đầu nói về nỗi buồn, sự đau đớn, hay bối rối, nhà trị liệu Gestalt sẽ cố
gắng khiến cô trải nghiệm nỗi buồn, sự đau đớn, hay bối rối của mình ngay trong hiện tại. Khi cô quan tâm
đến trải nghiệm trong hiện tại, nhà trị liệu sẽ đánh giá mức độ lo âu, không thoải mái đang diễn ra và theo
đó, lựa chọn những cách can thiệp xa hơn. Nhà trị liệu có thể cho chép Joshepine chạy trốn khỏi thời điểm
hiện tại, nhưng chỉ kéo dài vài phút trước một lời mời gọi khác mà thôi. Nếu một cảm xúc nào đó nổi lên,
nhà trị liệu có thể đề nghị một thực nghiệm cho phép Joshephine trở nên nhận thức hơn về cảm xúc đó, tìm
hiểu nơi và cách cô trải nghiệm nó, nó đã làm gì nơi cô, và cô có khả năng lựa chọn thay đổi nó nếu nó gây
ra sự khó chịu. Tương tự như vậy, nếu một suy nghĩ hay một ý tưởng nào đó xuất hiện, việc giới thiệu thực
nghiệm có thể giúp cô đào sâu suy nghĩ, tìm hiểu nó kỹ càng hơn, xem xét những tác động và các hướng đi
có thể xảy ra của nó.

Nhà Trị liệu Gestalt nhận thấy quá khứ sẽ đều đặn xuất hiện trong thời điểm hiện tại, thông thường
vì một vài trải nghiệm trong quá khứ chưa được hoàn thành. Khi quá khứ có những tác động quan trọng
đến thái độ hay hành vi hiện tại của thân chủ, nó cần được giải quyết bằng cách đưa lên hiện tại càng nhiều
càng tốt. Khi thân chủ nói về quá khứ của họ, nhà trị liệu có thể yêu cầu họ tái diễn lại như thể họ đang
sống trong nó. Nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ "mang sự tưởng tượng đến đây" hay "kể cho tôi nghe giấc
mơ như là bạn đang mơ thấy nó ngay bây giờ", cố gắng giúp thân chủ làm sống laị những gì họ đã trải
nghiệm trước đó. cái họ đã trải nghiệm sớm hơn. Ví dụ, thay vì nói về những sang chấn thời thơ ấu với
người cha, thân chủ có thể trở thành bé gái đang bị tổn thương và nói chuyện trực tiếp với cha của mình
trong tưởng tượng, hoặc bằng cách hình dung ông đang hiện diện trong căn phòng, và ngồi trên chiếc ghế
trống.

8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Một cách để mang sức sống đến buổi trị liệu là chú ý đến sự gần gũi và chất lượng của mối quan
hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu. Để nghiên cứu sâu hơn về tập trung “ ở đây–bây giờ” của Tâm lý học
Gestalat, xin giới thiệu Yalom (2003), Reynolds (2005), và Lampert (2003). Ngoài ra, Windowframes
(Mortola, 2006), cũng chứa nhiều ý tưởng liên quan đến việc tập trung vào hiện tại và đến việc truyền năng
lượng tương tác trong việc đào tạo và giám sát của nhà trị liệu.

CÔNG VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH

Khi Ảnh nổi lên từ Nền nhưng không được giải quyết và hoàn thành, cá nhân sẽ bị bỏ lại trong tình
trạng công việc chưa hoàn thành. Điều này được thể hiện qua những cảm xúc không được biểu đạt như
sự phẫn uất, giận dữ, căm ghét, đau đớn, lo âu, buồn sầu, tội lỗi và bị bỏ rơi. Vì những cảm xúc này không
được trải nghiệm đầy đủ trong nhận thức, nên thân chủ giữ nó lại trong phần Nền, mang nó vào cuộc sống
hiện tại và theo nhiều cách thế, để nó ảnh hưởng đến khả năng tương tác hiệu quả với bản thân và với người
khác: “ những phương diện chưa hoàn thành sẽ tìm kiếm sự hoàn thành và khi nó đủ mạnh, cá nhân sẽ bị
bao vây bởi những mối bận tâm, hành vi gượng ép, sự thận trọng, sự ngột ngạt, và những hành vi tự bại”
(Polster&Polster, 1973, p. 51). Những công việc chưa hoàn thành này sẽ đeo đuổi dai dẳng cho đến khi cá
nhân đối mặt và giải quyết những cảm xúc không được biểu đạt. Tác động của những công việc chưa hoàn
thành thường được biểu hiện qua sự bó buộc của cơ thể. Các nhà trị liệu Gestalt thường giả định rằng nếu
những cảm giác không được bộc lộ ra bên ngoài thì chúng có khuynh hướng tạo ra một vài cảm giác hay
vấn đề về thể lý.

Những cảm giác không được thừa nhận sẽ tạo nên những cảm xúc thừa thãi gây nhiễu cho việc tập
trung nhận thức vào hiện tại. Ví dụ trong trường hợp của Stan, anh chưa bao giờ cảm thấy thật sự được mẹ
yêu thương và chấp nhận, anh luôn có cảm giác rằng mình không xứng đáng. Để làm chệch hướng nhu cầu
được chấp nhận từ người mẹ trong hiện tại, Stan tìm kiếm sự xác nhận giá trị đàn ông của mình từ những
người phụ nữ. Trong việc triển khai những chiêu trò khác nhau hòng khiến các chị em chấp nhận mình,
Stan vẫn cảm thấy không được thỏa mãn. Chính công việc chưa hoàn thành đã khiến anh không có được
sự hòa hợp trong mối quan hệ thân mật với phụ nữ, vì nhu cầu của anh ta là của một đứa trẻ thay vì là của
một người trưởng thành. Anh cần trở lại đối mặt với vấn đề ở quá khứ và bộc lộ cảm giác không được chấp
thuận là sự thất vọng hòng tìm được cái kết cuối cùng. Stan cần phải chịu đựng những cảm giác khó chịu
trong quá trình nhận ra và khơi thông bế tắc.

Sự bế tắc, hay điểm mắc kẹt, là thời điểm khi ta không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài hoặc
những cách thức thông thường không hoạt động được. Nhiệm vụ của nhà trị liệu là cùng với thân chủ trải
nghiệm điểm bế tắc mà không trợ giúp hoặc gây thất vọng cho họ. Nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ bằng cách
cung cấp những tình huống nhằm giúp họ trải nghiệm một cách đầy đủ tình trạng khi họ bị mắc kẹt. Qua

9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

việc trải nghiệm toàn bộ những bế tắc, thân chủ có thể đối mặt với sự thất vọng và chấp nhận nó dù có thế
nào đi chăng nữa hơn là chỉ biết mong ước nó khác đi. Trị liệu Gestalt dựa trên ý niệm là mỗi cá nhân đều
cố gắng đạt đến sự hiện thực hóa và trưởng thành, nếu họ chấp nhận, một cách không phán xét, tất cả các
khía cạnh của bản thân, họ có thể bắt đầu suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác đi.

SỰ TIẾP XÚC VÀ CHỐNG ĐỐI TIẾP XÚC

Trong trị liệu Gestalt, nếu muốn việc thay đổi và phát triển diễn ra thì cần có sự tiếp xúc. Sự tiếp
xúc được tạo nên bởi việc nhìn, nghe, ngửi, đụng chạm và di chuyển. Tiếp xúc có hiệu quả là khi không
đánh mất cảm giác cá nhân trong lúc trao đổi với tự nhiên và với người khác. Điều kiện tiên quyết để có sự
tiếp xúc tốt là có một nhận thức rõ ràng, năng lượng đầy đủ và có khả năng bộc lộ bản thân (Zinker, 1978).
Miriam Polster (1987) khẳng định rằng tiếp xúc là nguồn mạch của sự phát triển. Đó là sự điều chỉnh sáng
tạo và đổi mới liên tục của cá nhân đối với môi trường. Nó đòi hỏi sự thích thú, trí tưởng tượng và sự sáng
tạo. Kiểu tiếp xúc được đề cập ở đây chỉ được biểu hiện qua các thời điểm, vì vậy sẽ không có một trạng
thái cuối cùng cố định để hướng tới, mà chính xác hơn, chúng ta cần nghĩ đến các cấp độ của sự tiếp xúc.
Sau một trải nghiệm về tiếp xúc, sẽ có sự rút lui “điển hình” để đồng hóa những gì đã học được. Nhà trị
liệu Gestalt đề cập đến hai chức năng về mặt ranh giới: sự kết nối và sự chia cắt. Cả sự tiếp xúc và việc rút
lui đều rất cần thiết và quan trọng để hoạt động một cách lành mạnh.

Nhà trị liệu Gestalt cũng tập trung vào sự gián đoạn, rối nhiễu và sự chống đối lại việc tiếp xúc,
chúng được hình thành như là quá trình giúp con người đương đầu với khó khăn nhưng cuối cùng thường
trở thành sự ngăn cản chúng ta nhận thức hiện tại một cách đầy đủ và thực tế. Sự chống đối được hình thành
ngoài nhận thức của chúng ta và khi xảy ra một cách thường xuyên, chúng có thể góp phần tạo nên những
hành vi rối loạn chức năng. Vì sự chống đối được hình thành như là phương tiện giúp con người đương đầu
với một số tình huống trong cuộc sống nên bên cạnh những vấn đề mà chúng mang lại, chúng cũng có
những đặc điểm tích cực. Polst và Polst (1973) đã mô tả năm loại rối loạn biên giới tiếp xúc khác nhau làm
gián đoạn chu trình nhận thức: nhập tâm, phóng chiếu, hồi hướng (retroflection), chuyển hướng (deflection)
và hòa lẫn.

Sự nhập tâm: là khuynh hướng chấp nhận không chỉ trích niềm tin và tiêu chuẩn của người khác
không thông qua đồng hóa để làm cho chúng trở nên phù hợp với bản thân chúng ta. Những sự nhập tâm
này vẫn là “dị vật” với chúng ta do chúng chưa được chúng ta phân tích và tái cấu trúc . Khi chúng ta nhập
tâm, thay vì ta nhận dạng một cách rõ ràng điều mình muốn hay cần, chúng ta lại tiếp thu một cách thụ
động những gì môi trường mang lại. Nếu giữ nguyên giai đoạn này, năng lượng của chúng ta sẽ bị giới hạn
bởi việc chúng ta chỉ lấy những gì mình thấy và tin rằng những người có uy quyền biết điều gì là tốt nhất
cho chúng ta thay vì tự bản thân mình tìm hiểu chúng.

10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Sự phóng chiếu: ngược lại với sự nhập tâm, khi phóng chiếu, chúng ta phủ nhận những khía cạnh
của bản thân bằng cách quy gán chúng cho môi trường. Những thuộc tính nhân cách mâu thuẫn với hình
tượng bản thân chúng ta, sẽ bị phủ nhận và phóng chiếu lên những người khác. Từ đó, chúng ta sẽ đổ cho
người khác rất nhiều những vấn đề của bản thân. Bằng việc nhìn thấy nơi người khác những điều mà bản
thân chúng ta từ chối nhận biết, chúng ta tránh phải chịu trách nhiệm cho những cảm xúc và con người của
chính mình, và điều này khiến chúng ta không có đủ sức mạnh để bắt đầu thay đổi. Những người thường
sử dụng phóng chiếu hay có cảm gíac họ là nạn nhân của hoàn cảnh, và họ tin rằng lời nói của mọi người
luôn có một ý nghĩa ẩn giấu nào đó

Sự hồi hướng: là việc chuyển hướng về phía bản thân những điều mình muốn làm cho người khác
hoặc những điều chúng ta mong người khác làm cho mình và vì mình. Tiến trình này chủ yếu là làm gián
đoạn hành động trong chu trình trải nghiệm và có liên quan đặc biệt đến một lượng lớn sự lo âu. Những
người hay dựa dẫm vào sự hồi hướng thường ngăn cấm bản thân không được hành động để tránh nỗi sợ hãi
sự xấu hổ, tội lỗi và cảm giác phẫn uất. Chẳng hạn, chúng ta thường tự làm tổn thương bằng cách hướng
sự gây hấn vào bản thân để tránh sự sợ hãi khi phải hướng nó vào người khác. Những than phiền về trầm
cảm hoặc rối loạn dạng cơ thể thường được tạo nên từ sự hồi hướng. Đặc biệt, những dạng chức năng kém
thích nghi này thường hình thành bên ngoài nhận thức của chúng ta; một phần trong trị liệu Gestalt tâm sẽ
giúp chúng ta tìm thấy hệ thống tự điều chỉnh, nhờ vậy chúng ta có thể đương đầu với thế giới một cách
thực tế hơn.

Sự chuyển hướng: là quá trình gây sao nhãng hoặc xoay trở, nó gây khó khăn trong việc duy trì
cảm giác tiếp xúc. Chúng ta cố gắng làm rối rắm hay xoa dịu sự tiếp xúc thông qua việc lạm dụng sự hài
hước, sử dụng khái quát hóa và sử dụng các câu hỏi nhiều hơn câu khẳng định (Frew, 1986). Khi chúng ta
chuyển hướng, chúng ta nói thông qua người này, phát biểu dùm người khác. Do nền tảng rời rạc và không
vững vàng, thay vì thẳng thắn và phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, chúng ta chọn cách đi lòng vòng
và hậu quả là sự cạn kiệt về cảm xúc.

Sự hòa lẫn: là việc làm mờ đi sự khác biệt giữa bản ngã và môi trường. Khi chúng ta cố gắng hòa
nhập với mọi người thì làn ranh giới giữa trải nghiệm bên trong và hiện thực bên ngoài sẽ không còn rõ
ràng nữa. Sự hòa lẫn trong mối quan hệ cũng liên quan đến việc làm mất đi sự xung đột, làm chậm sự giận
dữ và tin rằng tất cả các bên đều có cùng trải nghiệm về cảm giác và suy nghĩ giống mình. Dạng tiếp xúc
này tiêu biểu cho những thân chủ có nhu cầu cao về việc được chấp nhận và yêu thích, và điều này khiến
họ cảm thấy thoải mái một cách hết sức bức rức. Tình trạng này khiến sự tiếp xúc chân thật trở nên cực kì
khó khăn. Nhà trị liệu có thể hỗ trợ thân chủ sử dụng kiểu chống đối này bằng cách hỏi các câu như: “ Lúc

11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

này anh chị đang làm gì ? Ngay thời điểm này anh chị trải nghiệm điều gì ? Ngay bây giờ anh chị muốn
gì?”

Các thuật ngữ như sự gián đoạn trong tiếp xúc hay rối nhiễu ranh giới đề cập đến các cách thức
đặc thù mà con người sử dụng để kiểm soát môi trường thông qua một trong số các kênh chống đối trên
đây. Trị liệu Gestalt đặt giả thuyết rằng việc tiếp xúc là bình thường và khỏe mạnh, và thân chủ được khuyến
khích nâng cao nhận thức về kiểu ngăn cản sự tiếp xúc chiếm ưu thế của mình và về cách họ sử dụng sự
chống đối. Các nhà trị liệu Gestalt ngày nay chú ý đến cách thức thân chủ làm gián đoạn sự tiếp xúc, tiếp
cận các kiểu gây gián đoạn với sự tôn trọng và xem xét một cách nghiêm túc từng loại chống đối, nhận biết
rằng những loại gián đoạn này từng giúp thực hiện một chức năng quan trọng trong quá khứ. Việc tim hiểu
sự chống đối mang lại những gì cho thân chủ là rất quan trọng: nó bảo vệ họ khỉ điều gì và nó khiến họ trải
nghiệm những gì.

NĂNG LƯỢNG VÀ NGĂN CẢN NĂNG LƯỢNG

Trị liệu Gestalt đặc biệt chú ý đến nơi tập trung năng lượng, năng lượng được sử dụng như thế nào
và cách thức năng lượng bị cản trở. Năng lượng bị ngăn chặn là một dạng khác của hành vi phòng vệ, nó
có thể được biểu hiện qua sự căng thẳng ở một bộ phận cơ thể, biểu hiện qua điệu bộ, qua việc giữ chặt và
đóng kín cơ thể, bằng cách thở không sâu, bằng cách không nhìn người khác khi nói chuyện để tránh sự
tiếp xúc, bằng cảm giác như bị bóp cổ, cảm giác bị tê liệt, và qua cách nói chuyện với giọng hạn chế, …

Tiến trình trị liệu cố gắng tìm kiếm điểm tập trung của năng lượng bị ngăn cản và mang những cảm
giác này ra nhận thức của thân chủ. Thân chủ có thể không nhận thức được năng lượng của mình hay vị trí
của chúng, họ có thể trải nghiệm chúng theo cách tiêu cực. Một trong những nhiệm vụ của nhà trị liệu là
giúp thân chủ xác định cách thức họ ngăn cản năng lượng và chuyển năng lượng bị ngăn chặn này thành
các hành vi thích hợp hơn. Thân chủ có thể được khuyến khích để nhận thấy sự chống đối của họ biểu hiện
trên cơ thể như thế nào. Thay vì để họ cố gắng tự giải thoát khỏi một vài triệu chứng của cơ thể, thân chủ
được khuyến khích tìm kiếm đầy đủ trạng thái căng thẳng của mình. Ví dụ, bằng cách tự cho phép ngậm
chặt môi và rung chân một cách quá mức, thân chủ có thể tự khám phá cách họ chuyển hướng năng lượng
và cách họ ngăn cản chính mình biểu lộ một cách đầy đủ sự tồn tại của bản thân.

TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU

MỤC TIÊU TRỊ LIỆU

Bản thân trị liệu Gestalt không phải là những phương pháp “hướng vào mục tiêu”. Mặc dù vậy, như
Melnick và Nevis (2005) đã trình bày, “Vì sự phức tạp của công việc trị liệu, một phương pháp có cơ sở
12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

vững chắc là vô cùng cần thiết… Sáu thành phần của phương thức quyết định của trị liệu Gestalt là: (a) Sự
liên tục của những trải nghiệm, (b) Cái ở đây - bây giờ, (c) Học thuyết nghịch lý về sự thay đổi, (d) thực
nghiệm, (e) Sự tiếp xúc chân thật, (f) chẩn đoán dựa vào tiến trình” (pp. 125-126). Dù không tập trung vào
những mục tiêu định sẵn cho thân chủ, những nhà trị liệu Gestalt chú ý rõ ràng vào một mục đích cơ bản-
hỗ trợ thân chủ nhằm giúp họ đạt được nhận thức tốt hơn, và nhờ vậy, có những lựa chọn tốt hơn. Nhận
thức bao gồm hiểu biết về môi trường, biết về bản thân, chấp nhận chính mình, và có thể thiết lập sự tiếp
xúc. Một nhận thức phong phú và tăng trường tự thân nó là một liều thuốc đặc hiệu. Không có nhận thức,
thân chủ sẽ không nắm trong tay công cụ để thay đổi nhân cách. Còn ngược lại, nhờ vào nhận thức, thân
chủ sẽ có khả năng đối mặt và chấp nhận những phần bị chối bỏ cũng như trải nghiệm đầy đủ góc nhìn chủ
quan của mình. Họ có thể có được kinh nghiệm về tính thống nhất và toàn thể. Khi thân chủ có nhận thức,
những công việc quan trọng chưa hoàn thành sẽ trồi lên và có thể được giải quyết trong tiến trình trị liệu.
Hướng tiếp cận Gestalt giúp thân chủ tự nhận ra tiến trình nhận thức của bản thân, nhờ vậy họ có trách
nhiệm và biết lựa chọn một cách chọn lọc và rạch ròi. Nhận thức sẽ xuất hiện khi có sự gặp gỡ thật sự giữa
tham vấn viên và thân chủ, hoặc khi được đặt trong bối cảnh mối liên hệ I/Thou (Jacobs, 1989; Yontef,
1993).

Hiện sinh cho rằng chúng ta tham gia liên tục vào quá trình tái tạo và khám phá bản thân. Chúng ta
không có một nhân dạng cố định, nhưng lại tìm thấy những khía cạnh mới mẻ của mình mỗi khi đối mặt
với những thử thách mới. Trị liệu Gestalt căn bản là một sự gặp gỡ hiện sinh mà trong đó thân chủ thường
đi theo một vài định hướng. Thông qua một sự liên hệ hết sức sáng tạo với tiến trình Gestalt, Zinker *1978)
kỳ vọng thân chủ sẽ thực hiện những điều sau:

 Hướng đến việc tăng nhận thức của bản thân.


 Dần dần nắm bắt sự tự chủ trên các trải nghiệm của mình (ngược lại với việc đẩy trách nhiệm cho
người khác về những hành động, suy nghĩ và cảm giác của mình).
 Phát triển kỹ năng và đạt được những giá trị cho phép thân chủ thỏa mãn những nhu cầu của bản
thân mà không xâm hại đến quyền lợi của người khác.
 Ý thức về những cảm giác của mình.
 Họ cách nhận trách nhiệm về hành động bản thân, bao gồm cả việc chấp nhận những hậu quả vì
hành động của mình.
 Có khả năng yêu cầu và có được sự trợ giúp từ mọi người, có khả năng trao tặng cho người khác.

13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU

Perls, Hefferline, và Goldman (1951) nhận định rằng công việc của nhà trị liệu là mời gọi thân chủ
trở thành một đối tác chủ động, qua đó thân chủ có thể tự học hỏi về chính bản thân mình bằng cách thử
nghiệm thái độ vào cuộc sống, trong đó, họ thử những hành vi mới và ghi nhận lại những điều sẽ xảy ra.
Yontef và Jacobs (2008) chỉ ra rằng nhà trị liệu Gestalt thường sử dụng các phương thức chủ động và cam
kết cá nhân với thân chủ nhằm làm tăng sự nhận thức, sự tự do và tự định hướng thay vì hướng họ đến với
một mục tiêu định sẵn.

Nhà trị liệu Gestalt khuyến khích thân chủ chú ý đến nhận thức về cảm giác của họ ngay trong thời
điểm hiện tại. Theo Yontef (1993), mặc dù chức năng của nhà trị liệu là hướng dẫn và làm chất xúc tác,
giới thiệu các thực nghiệm và chia sẻ những quan sát, công việc cơ bản của họ lại được hoàn thành bởi
chính thân chủ. Yontef cho rằng nhiệm vụ của nhà trị liệu là tạo ra môi trường giúp thân chủ có thể thử
những cách sống và cư xử mới mẻ. Nhà trị liệu Gestalt không thúc ép thân chủ thay đổi thông qua việc đối
đầu. Thay vào đó, họ tiến hành trong bối cảnh của mối liên hệ đối thoại I/Thou cùng với mô thức làm việc
ở đây - bây giờ.

Một chức năng quan trọng khác của nhà trị liệu Gestalt là chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của thân chủ.
Những dấu hiệu phi ngôn sẽ cung cấp một lượng lớn thông tin mô tả cảm xúc mà thân chủ thường không
nhận ra. Nhà trị liệu cần chú ý đến sự khác biệt giữa việc tập trung và nhận thức, sự thiếu tương đồng giữa
lời nói và những gì cơ thể thân chủ biểu hiện. Nhà trị liệu có thể định hướng cho thân chủ lên tiếng nói thay
cho một vài cử chỉ hay tạm thời trở thành một bộ phận của cơ thể bằng cách đặt ra các câu hỏi như “Đôi
mắt của bạn nói gì?” “Nếu đôi tay của bạn có thể nói ngay lúc này, chúng sẽ nói gì?” “Bạn có thể tiếp tục
cuộc đối thoại giữa tay trái và tay phải của bạn?” Thân chủ có thể thông qua lời nói nói bày tỏ sự giận dữ
hay đau đớn nhưng cùng lúc lại mỉm cười. Nhà trị liệu có thể hỏi thân chủ nhằm giúp họ nhận thức về việc
họ che đậy những cảm xúc giận dữ và đau đớn thông qua nụ cười như thế nào.

Bằng việc gợi lên sự chú ý vào ngôn ngữ không lời của thân chủ, nhà tham vấn Gestalt nhấn mạnh
mối quan hệ giữa cách thức sử dụng ngôn ngữ và nhân cách. Cách thân chủ nói thường biểu lộ cảm xúc,
suy nghĩ và thái độ của họ. Hướng tiếp cận Gestalt tập trung vào việc làm lộ diện các thói quen ăn nói, đây
là cách giúp thân chủ tăng sự nhận thức về chính bản thân. Đặc biệt thông qua việc đặt câu hỏi để giúp thân
chủ nhận ra những lời nói của mình có phù hợp với những gì họ trải nghiệm hay không hay, thay vào đó,
càng khiến họ rời xa cảm xúc thật của chính bản thân mình.

Ngôn ngữ vừa giúp bộc lộ nhưng cũng có thể che đậy một điều gì đó. Bằng cách tập trung vào ngôn
ngữ, thân chủ có khả năng làm tăng nhận thức về những gì họ đang trải nghiệm trong thời điểm hiện tại và

14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

về cách thức họ tránh né sự tiếp xúc trong trải nghiệm ở đây - bây giờ. Một vài ví dụ về khía cạnh ngôn
ngữ mà nhà trị liệu Gestalt có thể tập trung vào:

 Cách nói “việc”. Khi thân chủ nói “ việc” gì đó thay cho “tôi”, họ đang sử dụng cách diễn đạt giải
thể nhân cách. Nhà tham vấn có thể yêu cầu họ thay thế đại từ không ngôi đó bằng một đại từ nhân
xưng cá nhân, nhờ vậy sẽ làm tăng cảm giác đảm nhận trách nhiệm nơi thân chủ. Ví dụ, nếu thân
chủ nói “việc kết bạn thật khó khăn”, tham vấn viên có thể yêu cầu họ chỉnh lại thành câu “tôi”:
“tôi gặp khó khăn trong việc kết bạn”.
 Cách nói “người ta”. Đây là cách nói ám chỉ toàn thể và vô nhân xưng, có xu hướng che giấu cá
nhân. Nhà trị liệu thường chỉ ra cách thân chủ sử dụng phổ quát từ “người ta” và yêu cầu thân chủ
thay thế bằng “tôi” trong ngữ cảnh phù hợp.
 Câu hỏi. Các câu hỏi thường giúp người hỏi ẩn mình và trở nên an toàn. Nhà tham vấn Gestalt
thường yêu cầu thân chủ hoán đổi các câu hỏi thành câu nhận định. Bằng cách đưa ra các câu nhận
định mang tính cá nhân, thân chủ trở nên có trách nhiệm hơn với những gì họ nói ra. Họ có thể trở
nên nhận thức hơn về việc họ ẩn giấu bản thân đằng sau rào chắn của những câu hỏi như thế nào
và cách thức điều này giúp họ tránh công khai thể hiện bản thân mình ra sao.
 Lối nói từ chối năng lực. Một vài thân chủ có xu hướng từ chối năng lực bản thân bằng cách thêm
vào những ngôn từ hạn định và mang tính chối từ trong câu nói của mình. Nhà trị liệu giúp thân
chủ nhận ra việc từ ngữ hạn định giới hạn khả năng của họ như thế nào. Việc thử loại bỏ một số từ
ngữ hạn định như “có thể”, “có lẽ”, “đại loại”, “tôi đoán” và “tôi cho rằng” có thể giúp thân chủ
chuyển từ những thông điệp mâu thuẫn trở thành các câu nói trực tiếp và rõ ràng. Tương tự, khi
thân chủ nói “tôi không thể” họ thực sự đang muốn nói rằng “tôi sẽ không”. Việc yêu cầu thân chủ
thay thế “không thể” thành “sẽ không” thường giúp họ làm chủ và chấp nhận năng lực của mình
thông qua việc chịu trách nhiệm cho các quyết định của bản thân. Tham vấn viên cần phải cẩn thận
khi can thiệp để không làm thân chủ cảm thấy những gì họ nói đều trở thành đối tượng bị soi mói.
Nhà tham vấn hy vọng làm tăng nhận thức về những gì được thật sự chuyển tải qua ngôn từ hơn là
khuyến khích sự nội quan một cách thiếu lành mạnh (morbid kind of introspection).
 Lắng nghe những ẩn dụ của thân chủ. Erv Polster (1995) nhấn mạnh tầm quan trọng việc nhà trị
liệu học hỏi cách thức lắng nghe những ẩn dụ của thân chủ. Bằng việc chú ý vào các ẩn dụ, nhà trị
liệu có được một lượng lớn đầu mối về những xung đột nội tâm của thân chủ. Ví dụ về hình ảnh ẩn
dụ có thể được thân chủ sử dụng trong câu nói của mình, “thật khó để tôi bày tỏ ruột gan ở đây”,
“tôi cảm thấy không có chỗ dựa nào cả”, “ lúc này tôi có một khoảng trống trong lòng”, “tôi cần
chuẩn bị sẵn lỡ khi một ai đó đánh tôi”, “tôi cảm thấy bị xé nát sau khi gặp anh tuần trước”, “sau
buổi hôm nay, tôi cảm thấy mình như mình bị đưa vào máy xay thịt”. Phép ẩn dụ có thể chứa những

15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

mẫu đối thoại nội tâm bị kìm nén, chúng thể hiện những công việc quan trọng chưa được hoàn
thành hay là cách phản ứng với những mối tương tác trong hiện tại. Ví dụ, với những thân chủ nói
rằng họ cảm thấy bị đưa vào máy xay thịt, nhà trị liệu có thể hỏi “trải nghiệm của bạn khi trở thành
thịt xay là như thế nào?” “Ai là người xay thịt?” Việc khuyến khích thân chủ chia sẻ nhiều hơn về
những điều họ trải nghiệm là rất quan trọng. Nghệ thuật của việc trị liệu là hỗ trợ thân chủ trong
việc giải nghĩa những phép ẩn dụ nhằm tiếp tục giải quyết chúng trong tiến trình trị liệu.
 Lắng nghe chia sẻ giúp bộc lộ câu chuyện. Polster (1995) đã chỉ ra những giá trị của việc “nắm lấy
thời cơ”, ông nhận định rằng thân chủ thường sử dụng những cách diễn đạt nhằm lãng tránh việc
đưa ra những chi tiết có ý nghĩa trong câu chuyện miêu tả khó khăn của bản thân. Nhà trị liệu giỏi
sẽ học cách lựa ra các phần nhỏ trong những điều thân chủ chia sẻ, tập trung và khai triển những
yếu tố đó. Thân chủ có thể thường lướt qua những câu nói quan trọng, nhưng nhà trị liệu có thể có
những câu hỏi nhằm giúp họ khai thác thêm câu chuyện của mình. Điều quan trọng đối với nhà trị
liệu là họ cần chú ý vào những điểm hấp dẫn của người ngồi trước mình và khiến người đó nói ra
câu chuyện của bản thân.

Ở một buổi hội thảo, trong quá trình minh họa một buổi làm việc cá nhân, tôi đã được quan sát
phong cách tuyệt vời của Eve Polster trong việc thách thức một người tình nguyện (Joe). Mặc dù Joe có
một câu chuyện khá hấp dẫn về đời sống của mình, anh lại tự bộc lộ bản thân một cách vô cùng nhàm chán
và thiếu năng lượng. Sau đó, Polster hỏi Joe “Anh có định thu hút sự chú ý của tôi không? Việc tôi nói
chuyện với anh có quan trọng không?” Joe có vẻ bị sốc nhưng rồi anh ta nhanh chóng hiểu được vấn đề.
Anh ta chấp nhận lời thách thức của Polster trong việc đảm bảo không những thu hút nhà trị liệu nhưng
đồng thời hấp dẫn cử tọa qua việc giới thiệu bản thân mình. Rõ ràng Polster đã hướng sự chú ý của Joe vào
quá trình làm thế nào anh giãi bày những cảm xúc và trải nghiệm sống của bản thân, hơn là chỉ quan tâm
đến những gì Joe nói.

Polster tin rằng việc kể chuyện không phải luôn là một cách thức chống đối. Thay vào đó, nó có
thể trở thành tâm điểm của tiến trình trị liệu. Ông cho rằng con người là những thực thể biết kể chuyện.
Nhiệm vụ của nhà trị liệu là hỗ trợ thân chủ của mình trong việc nói ra câu chuyện của bản thân một cách
thật sinh động. Polster (1987b) tin rằng nhiều người tìm đến nhà trị liệu nhằm thay đổi tựa đề hơn là biến
đổi cốt truyện của đời mình.

TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU

Định hướng chung của trị liệu Gestalt là đối thoại. Mặc dù Fritz Perls đã nói rằng thân chủ cần phải
bị chất vấn về cách thức họ lẫn tránh trách nhiệm, nhưng quan điểm đối thoại được đưa vào trị liệu Gestalt
chủ yếu thông qua Laura Perls, tạo ra nền tảng trong việc gặp gỡ giữa thân chủ và người trị liệu. Những

16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

vấn đề khác có thể trở thành điểm trọng yếu trong việc trị liệu bao gồm mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu
và những điểm tương đồng trong cách thân chủ liên hệ với nhà trị liệu và với người khác trong môi trường.

Vì không phải là người thành thạo về những trải nghiệm của thân chủ, nhà trị liệu Gestalt không
tiến hành diễn dịch nhằm giải thích những động lực trong hành vi cá nhân hay nói cho thân chủ tại sao họ
lại hành động theo một cách thức nào đó. Thay vào đó, sự thật là kết quả từ những trải nghiệm tinh túy của
nhà trị liệu và thân chủ được chia sẻ và được hiểu thông qua hiện tượng học (Yontef, 1999). Thân chủ trong
trị liệu Gestalt là những người tham dự một cách tích cực, họ tạo nên những diễn dịch và ý nghĩa của riêng
mình. Chính họ là người làm tăng sự nhận thức và quyết định việc sẽ làm hay không làm điều gì đó với
những ý nghĩa của bản thân.

Miriam Polster (1987) mô tả chuỗi thống hợp 3 giai đoạn giúp định hình sự trưởng thành của thân chủ
trong trị liệu.

- Giai đoạn đầu tiên là khám phá. Thân chủ có thể đạt được những nhận thức mới về bản thân hoặc
có được những quan điểm mới về tình huống cũ, có cái nhìn khác về những người có ý nghĩa trong
cuộc sống của họ. Những khám phá này thường đem đến sự ngạc nhiên cho chính thân chủ.
- Giai đoạn thứ hai của chuỗi tích hợp là thích nghi, việc thân chủ nhận ra rằng họ được quyền lựa
chọn. Thân chủ bắt đầu thử những hành vi mới trong một môi trường an toàn của văn phòng nhà
trị liệu, và bắt đầu mở rộng nhận thức của mình về thế giới. Đưa ra những lựa chọn mới thường rất
rắc rối, nhưng với sự hỗ trợ trị liệu, thân chủ có kĩ năng đương đầu với những tình huống khó khăn.
Thân chủ có thể tham gia vào những thực nghiệm ngoài nơi trị liệu sẽ được bàn đến vào buổi làm
việc sau.
- Giai đoạn thứ 3 là đồng hóa, thân chủ học cách tạo ảnh hưởng lên môi trường. Tại giai đoạn này,
thân chủ cảm thấy có khả năng đối mặt với những bất ngờ họ gặp phải trong đời sống thường ngày.
Họ bắt đầu hành động nhiều hơn là chỉ chấp nhận môi trường một cách thụ động. Hành vi ở giai
đoạn này có thể bao gồm việc xác định vấn đề then chốt. Cuối cùng, thân chủ nâng cao sự tự tin
trong khả năng phát triển và ứng biến. Sự ứng biến là sự tự tin đến từ kiến thức và kĩ năng. Thân
chủ có khả năng tạo ra lựa chọn giúp họ có được những điều họ muốn. Nhà trị liệu chỉ ra những
điều đã đạt được và công nhận những thay đổi xuất hiện nơi thân chủ. Thân chủ học được những
điều họ có thể làm hòng tăng tối đa cơ hội có được những gì mình mong muốn từ môi trường.

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ.

Là một nhánh của trị liệu hiện sinh, thực hành Gestalt đòi hỏi một mối quan hệ người với người
giữa thân chủ và nhà trị liệu. Nhà trị liệu có trách nhiệm với chất lượng của sự hiện diện bản thân, với việc

17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

hiểu biết về chính mình và thân chủ, đồng thời luôn giữ thái độ cởi mở với những người đến với mình. Họ
cũng có nhiệm vụ thiết lập và duy trì bầu không khí trị liệu nhằm nâng đỡ tinh thần làm việc nơi thân chủ.
Việc nhà trị liệu cho phép bản thân bị thân chủ tác động, tích cực chia sẻ quan điểm và trải nghiệm hiện tại
là rất quan trọng trong việc giúp đỡ thân chủ trong bối cảnh ở đây – bây giờ.

Nhà trị liệu Gestalt không những chỉ cho phép thân chủ là chính bản thân họ nhưng đồng thời họ
cũng luôn là chính mình và không bị lẫn lộn trong vai trò. Họ sẵn lòng bộc lộ những phản ứng và sự quan
sát của bản thân, họ chia sẻ những trải nghiệm và những câu chuyện có liên quan của chính mình một cách
phù hợp, và họ không thao túng thân chủ. Xa hơn nữa, họ đưa ra những phản hồi cho phép thân chủ nhận
thức về những việc thân chủ thực sự đang làm. Nhà trị liệu cần gặp gỡ thân chủ một cách chân thật, có
những phản ứng tức thời và cùng thân chủ tìm hiểu những nỗi sợ hãi, những kỳ vọng thảm họa, những
chướng ngại và sự chống đối. Brown (2007) cho rằng nhà trị liệu cần chia sẻ những phản ứng của mình với
thân chủ, bà cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc biểu lộ thái độ tôn trọng, chấp nhận, sự hiện
diện và tập trung vào hiện tại.

Trái ngược với những kĩ năng kĩ thuật, một số các tác giả đã đề cập đến sự quan trọng chủ đạo của
mối quan hệ I/Thou và chất lượng sự hiện diện của nhà trị liệu. Họ cảnh báo sự nguy hiểm về việc phụ
thuộc vào kĩ thuật và mất đi cái nhìn về chính bản thân mình như là người gặp gỡ thân chủ. Thái độ, hành
vi và mối quan hệ của nhà trị liệu được hình thành dựa trên những gì họ thật sự tin tưởng (Brown, 2007;
Frew, 2008; Jacobs, 1989; Lee, 2004; Melnick & Nevis, 2005; Parlett, 2005; E.Polster, 1987a, 1987b;
M.Polster, 1987; Yontef, 1993, 1995, Yontef & Jacobs, 2008)). Các tác giả này chỉ ra trị liệu Gestalt hiện
nay đã đi xa hơn việc thực hành trị liệu ban đầu.

Nhiều nhà trị liệu Gestalt hiện nay tăng cường nhấn mạnh vào những nhân tố như sự hiện diện, đối
thoại tin tưởng, sự hòa nhã, thêm những thể hiện bản ngã trực tiếp, bài tập làm giảm việc sử dụng định kiến,
tin tưởng nhiều hơn vào trải nghiệm của thân chủ. Laura Perls (1976) nhấn mạnh vào việc bản thân nhà trị
liệu quan trọng hơn việc sử dụng kĩ thuật. Bà nói “Có bao nhiêu nhà trị liệu và thân chủ khám phá bản thân
và khám pha lẫn nhau đồng thời cùng nhau tạo ra mối quan hệ thì có bấy nhiêu phong cách” (p.257). Jacobs
(1989) khẳng định những trào lưu thực hành Gestalt hiện nay nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa nhà trị liệu
và thân chủ nhiều hơn vào kĩ thuật được sử dụng rút ra từ bối cảnh của tiến trình trị liệu. Bà tin rằng nhà trị
liệu theo định hướng này có khả năng thiết lập năng lực tập trung vào hiện tại, đối thoại không đánh giá
hòng giúp thân chủ đào sâu thêm nhận thức của bản thân và tạo mối liên hệ với người khác. Polster và
Polster (1973) nhấn mạnh vào tầm quan trọng việc nhà trị liệu tự hiểu biết về bản thân và trở thành công cụ
trị liệu. Giống như người nghệ sĩ cần có được mối liên hệ với bức tranh của mình, nhà trị liệu là người tham
gia đầy nghệ thuật vào tiến trình sáng tạo nên một cuộc sống mới. Polster yêu cầu những nhà trị liệu cần

18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

phải dùng trải nghiệm của bản thân như nguyên liệu chủ yếu cho tiến trình trị liệu. Nhà trị liệu không những
chỉ là một người đáp trả hay xúc tác, nếu họ tạo ra sự tiếp xúc hữu hiệu với thân chủ, nhà trị liệu sẽ trở nên
hòa hợp hơn với thân chủ và với chính mình. Trị liệu là mối liên hệ hai chiều giúp thay đổi cả thân chủ và
nhà trị liệu. Nếu nhà trị liệu không có sự nhạy cảm trong việc điều chỉnh những phẩm chất của bản thân
như dịu dàng, bền bỉ, trắc ẩn và điều chỉnh những phản ứng của mình đối với thân chủ, họ sẽ trở thành
những nhà kĩ thuật. Thực nghiệm nên nhắm vào nhận thức chứ không chỉ đơn giản là những giải pháp cho
vấn đề của thân chủ. Jacobs (1989) cho rằng nếu nhà trị liệu sử dụng thực nghiệm khi họ thất vọng về thân
chủ và muốn thay đổi con người của đối tác, họ sẽ sử dụng sai thực nghiệm, gây cản trở cho việc trưởng
thành và thay đổi thay vì góp phần thúc đẩy chúng.

ỨNG DỤNG: KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỊ LIỆU

THỰC NGHIỆM TRONG TRỊ LIỆU GESTALT

Mặc dù cách tiếp cận Gestalt quan tâm đến những điều hiển hiện, tuy nhiên tính giản đơn này không
đồng nghĩa với việc công việc của nhà trị liệu là dễ dàng. Việc triển khai các cách can thiệp khác nhau là
đơn giản, nhưng nếu ứng dụng các phương pháp này một cách máy móc sẽ khiến cho thân chủ tiếp tục một
cuộc sống giả tạo. Thân chủ trở nên chân thật hơn khi họ được tiếp xúc với một nhà trị liệu đáng tin cậy.
Trong cuốn Tiến trình sáng tạo trong trị liệu Gestalt, Zinker (1978) nhấn mạnh đến vai trò nhà trị liệu như
là người tạo ra sự thay đổi, người sáng chế, là người giàu lòng trắc ẩn và sự quan tâm. Tiến sĩ Jon Frew,
một nhà trị liệu Gestalt mô tả những cách can thiệp ứng dụng vào trường hợp của Ruth trong Tiếp cận các
trường hợp trong Tham vấn và Trị liệu Tâm lý (Corey, 2009, chap. 6).

Trước khi bàn luận đến những phương pháp khác nhau của trị liệu Gestalt bạn có thể sử dụng trong
các tiến trình tham vấn, việc phân biệt giữa bài tập (hoặc kĩ thuật) và thực nghiệm là rất cần thiết. Bài tập
là những kĩ thuật được thiết kế sẵn, đôi khi được sử dụng để khiến điều gì đó xảy ra trong buổi trị liệu hay
nhằm đạt được một muc tiêu nào đó. Nó có thể được dùng để thúc đẩy làm việc cá nhân hay khuyến khích
sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm trị liệu. Thực nghiệm, ngược lại, được phát triển trong sự
tương tác giữa thân chủ và nhà trị liệu, xuất hiện trong quá trình đối thoại. Chúng có thể được xem là đá
tảng trong việc học tập thông qua trải nghiệm. Frew (2008) xác định thực nghiệm “là phương pháp nhấn
mạnh vào trọng tâm của việc tham vấn bằng cách đề cập đến chủ đề một hoạt động nhằm nâng cao khả
năng nhận thức và thông hiểu bằng trải nghiệm của thân chủ” (p.289). Theo Melnick và Nevis (2005), thực
nghiệm thường bị lẫn lộn với kĩ thuật: “Kĩ thuật là một thực nghiệm được thực hiện với những mục tiêu
học tâp cụ thể…. Một thực nghiệm, mặt khác, xuất hiện trực tiếp từ lý thuyết trị liệu tâm lý và được nhào

19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

nặn để phù hợp với cá nhân như chính họ tồn tại ở đây-bây giờ” (p.132). Melnick và Nevis đề nghị sử dụng
sự liên tục trong trải nghiệm như là cách hướng dẫn để đặc chế hình thành những thực nghiệm riêng biệt.

Thực nghiệm là nền tảng của trị liệu Gestalt hiện đại. Zinker (1978) xem các buổi trị liệu như một
chuỗi các thực nghiệm, chúng là con đường giúp thân chủ học tập thông qua trải nghiệm. Những gì học
được trong thực nghiệm đều mang đến sự bất ngờ cho cả thân chủ và nhà trị liệu. Thực nghiệm Gestalt là
một cuộc phiêu lưu đầy sáng tạo và là con đường giúp thân chủ tự biểu lộ hành vi của bản thân. Thực
nghiệm được diễn ra một cách tự nguyện, độc đáo, liên quan tới thời điểm và sự phát triển riêng biệt của
tiến trình hình thành Ảnh. Chúng không được thiết kế để đạt một mục tiêu cụ thể nào nhưng xuất hiện trong
bối cảnh quá trình tương tác qua từng thời điểm giữa nhà trị liệu và thân chủ. Polster (1995) chỉ ra rằng
thực nghiệm được thiết kế bởi nhà trị liệu và xuất phát từ nền tảng được phát triển xuyên suốt tiến trình trị
liệu, ví dụ như những nhu cầu, giấc mơ, tưởng tượng và nhận thức về cơ thể được thân chủ bộc lộ. Nhà trị
liệu Gestalt mời gọi thân chủ tham gia vào thực nghiệm dẫn đến việc trải nghiệm cảm xúc mới mẻ và có
những “nội thị” mới (Strumpfel & Goldman, 2002). Thực nghiệm hóa là quan điểm được kế thừa bởi tất cả
những phương thức trị liệu Gestalt, đó là quá trình cộng tác với sự tham gia trọn vẹn của thân chủ. Họ tham
gia thực nghiệm để xác định điều gì là phù hợp hay không phù hợp với mình thông qua nhận thức của bản
thân (Yontef, 1993, 1995).

Miriam Polster (1987) cho rằng thực nghiệm là cách thức làm một vài xung đột nội tâm xuất hiện
bằng việc khiến những mâu thuẫn trở thành những tiến trình thực tế. Nó nhắm đến việc tạo điều kiện để
thân chủ có khả năng khơi thông những điểm vướng mắc trong cuộc đời của mình. Thực nghiệm khuyến
khích sự tự nguyện và sáng tạo thông qua việc đưa ra khả năng trực tiếp hành động vào các buổi tham vấn.
Bằng cách diễn kịch hoặc tái hiện lại trình trạng hay mối quan hệ có vấn đề trong sự liên hệ an toàn của bối
cảnh trị liệu , mức linh hoạt trong hành vi của thân chủ có thể tăng lên. Theo M.Polster, thực nghiệm Gestalt
có thể có nhiều dạng: tưởng tượng một lần đối mặt mang tính đe dọa trong tương lai, dựng nên một đoạn
hội thoại giữa thân chủ và những người quan trọng trong cuộc sống của họ; diễn kịch về một sự kiện đau
khổ trong ký ức; làm sống dậy ở hiện tại những trải nghiệm sâu thẳm trong quá khứ; đóng vai người cha
hay người mẹ; tập trung vào thái cử, tư thế, và những dấu hiệu phi ngôn trong việc biểu hiện nội tâm; tiếp
tục một cuộc đối thoại giữa hai mặt xung đột trong con người. Qua những thực nghiệm trên, thân chủ có
thể thật sự được trải nghiệm những cảm xúc có liên quan đến sự xung đột của bản thân. Thực nghiệm làm
sống dậy những mâu thẫn bằng cách mời gọi thân chủ tái hoạt chúng trong hiện tại. Việc thực nghiệm cần
được “may đo” vừa vặn với từng cá nhân và cần được sử dụng đúng thời điểm là rất quan trọng; nhà trị liệu
cũng cần thực hiện nó trong bối cảnh có sự cân bằng giữa rủi ro và sự hỗ trợ. Nhà trị liệu cần nhạy cảm và
cẩn thận để thân chủ “vừa không bị đẩy vào những trải nghiệm đe dọa một cách quá mức, vừa không được
phép ở lại khu vực quá an toàn mà không đem lại lợi ích gì” (Polster & Polster, 1990, p.128).

20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

GIÚP THÂN CHỦ CHUẨN BỊ CHO THỰC NGHIỆM GESTALT

Đối với những học viên đang được đào tạo nếu chỉ giới hạn sự hiểu biết của mình đơn giản bằng
cách đọc sách về trị liệu Gestalt thì họ sẽ thấy những phương pháp trị liệu này khá khó hiểu và trừu tượng,
đồng thời họ sẽ cảm thấy khái niệm về thực nghiệm là khá kì lạ. Việc yêu cầu thân chủ “trở thành” một vật
thể trong giấc mơ của họ có vẻ hơi ngu ngốc và vô nghĩa. Điều quan trọng đối với nhà tham vấn là họ phải
có những trải nghiệm cá nhân về sức mạnh của thực nghiệm Gestalt và phải cảm thấy thật sự thoải mái khi
đề nghị thân chủ làm những điều này. Theo quan điểm này, tốt nhất là người học nên có những trải nghiệm
bản thân về phương thức Gestalt trong vai trò của một thân chủ.

Việc nhà tham vấn thiết lập mối quan hệ với thân chủ cũng rất quan trọng trong việc giúp thân chủ
cảm thấy đủ sự tin tưởng để dự phần vào tiến trình học tập nhằm mang lại kết quả tối ưu từ thực nghiệm
Gestalt. Thân chủ sẽ thu nhận được nhiều hơn từ thực nghiệm Gestalt nếu họ được định hướng và chuẩn bị
từ trước. Thông qua mối quan hệ tin tưởng với nhà trị liệu, thân chủ có thể nhận ra những chống đối của
bản thân và tự cho phép mình tham gia vào thực nghiệm.

Nếu thân chủ hợp tác, để tiến hành thực nghiệm, nhà tham vấn cần tránh việc định hướng họ theo
kiểu mệnh lệnh. Tiêu biểu, tôi hỏi thân chủ rằng họ có sẵn sàng thử một thực nghiệm để xem họ có thể học
được gì từ đó hay không. Tôi cũng nói với họ là họ có thể dừng khi mong muốn, vì thế quyền lực thực sự
thuộc về họ. Thân chủ lúc này sẽ nói rằng họ cảm thấy thật ngu ngốc hoặc có thể tự nhận thức hoặc rằng
nhiệm vụ có vẻ giả tạo và không thật tí nào. Lúc đó, tôi có thể trả lời bằng cách hỏi họ: “Bạn có sẵn sàng
thử một lần và xem xem chuyện gì xảy ra không?”

Tôi không hề nhấn mạnh quá mức sức mạnh của mối quan hệ trị liệu và sự cần thiết của nền tảng
lòng tin nhằm thực hiện bất kỳ thực nghiệm nào. Nếu tôi gặp do dự, tôi thường mong muốn tìm hiểu sự
miễn cưỡng của thân chủ. Hiểu được lý do thân chủ dừng lại cũng rất có ích. Sự miễn cưỡng với việc thể
hiện cảm xúc thường có nguyên nhân từ nền tảng văn hóa của thân chủ. Một vài thân chủ thường cố gắng
trong việc duy trì kiểm soát sự xúc động. Họ thường có những hạn chế trong việc thể hiện một cách cởi mở
những cảm xúc mạnh của mình, ngay cả khi họ đang trong tình trạng xúc động. Điều này thường được tạo
nên do quá trình xã hội hóa và những chuẩn mực văn hóa mà họ tuân theo. Trong một vài nền văn hóa, việc
bày tỏ cảm xúc một cách cởi mở có thể bị xem là thô lỗ, thậm chí còn có một vài sự cấm cản nhằm chống
lại việc thể hiện những điểm dễ tổn thương và sự đau khổ về mặt tâm lý. Nếu thân chủ có một quá trình dài
trong việc kìm nén cảm xúc, thì việc họ trở nên miễn cưỡng tham gia vào thực nghiệm, điều có thể khiến
những xúc cảm của họ trồi lên bề mặt, là hoàn toàn dễ hiểu. Tất nhiên, nhiều nam giới đã được xã hội hóa
rằng họ không được bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ. Sự miễn cưỡng với việc tự cho phép bản thân trở nên
xúc động nên được giải quyết với một thái độ tôn trọng.

21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Một số thân chủ có thể kháng cự việc bày tỏ cảm xúc do chịu ảnh hưởng từ nỗi sợ hãi của bản thân,
thiếu lòng tin, lo lắng về việc đánh mất kiểm soát hoặc một vài quan ngại khác. Cách thân chủ kháng cự lại
việc thực hiện thực nghiệm hé mở cho ta biết nhiều điều về nhân cách của họ và cách hô tồn tại trong thế
giới. Bởi thế, nhà trị liệu Gestalt mong đợi và tôn trọng sự xuất hiện những miễn cưỡng từ nơi thân chủ.
Mục tiêu của nhà trị liệu không phải là loại bỏ những phòng vệ của thân chủ mà là tìm cách gặp gỡ họ trong
mọi hoàn cảnh.

Cốt lõi của trị liệu Gestalt hiện nay có liên quan đến việc nhấn mạnh, coi trọng những sự miễn
cưỡng hay chống đối, đồng thời hỗ trợ để thân chủ nhận thức nhiều hơn về những trải nghiệm của bản thân.
Trị liệu Gestalt đương thời không nhấn mạnh nhiều đến sự chống đối như những phiên bản trị liệu Gestalt
lúc trước. Một số giả về trị liệu Gestalt còn cho rằng thuật ngữ “sự chống đối” thật ra không hề phù hợp
với giáo điều triết lý và lý thuyết của trị liệu Gestalt (Breshgold, 1989). Mặc dù có thể xem xét “sự chống
đối nhận thức” hay “ sự chống đối tiếp xúc” trên khía cạnh nào đó, nhưng ý tưởng về sự chống đối bị một
vài nhà trị liệu Gestalt xem là không cần thiết. Frew (2008) tranh luận rằng khái niệm về sự chống đối là
hoàn toàn xa lạ với học thuyết và thực hành trị liệu Gestalt, ông còn cho rằng sự chống đối là thuật ngữ
thường được dùng để mô tả những thân chủ không làm những điều mà nhà trị liệu mong muốn. (1976) đề
nghị nhà trị liệu tốt nhất là nên quan sát điều gì thực sự và đang diễn ra trong hiện tại hơn là tìm cách khiến
một việc gì đó xảy ra. Điều này xóa bỏ khái niệm thân chủ đang chống đối và vì vậy có những hành vi sai
lạc. Theo Polster và Polster, thay đổi diễn ra thông qua tiếp xúc và nhận thức—và cá nhân không cần phải
thử thay đổi. Maurer (2005) viết về việc “đánh giá cao sự chống đối” như là cách điều chỉnh đầy sáng tạo
cho một tình huống hơn là việc đạt được một điều gì đó. Maurer cho rằng chúng ta cần phải tôn trọng sự
chống đối, xem xét nó một cách nghiêm túc, và nhìn nhận nó như “nguồn năng lượng” chứ không phải “kẻ
thù”.

Cần phải ghi nhớ là thực nghiệm Gestalt được thiết kế để mở rộng nhận thức của thân chủ và giúp
họ thử những kiểu hành vi mới. Trong phạm vi an toàn của bối cảnh trị liệu, thân chủ được khuyến khích
và trao cơ hội để thử những hành vi mới. Điều này giúp nâng cao khả năng nhận thức về một khía cạnh
hoạt động cụ thể, làm tăng sự hiểu biết về chính bản thân thân chủ (Breshgold, 1989; Yontef, 1995). Thực
nghiệm chỉ có ý nghĩa khi cuối cùng, chúng giúp người khác trở nên nhận thức hơn và đạt được những thay
đổi mà họ mong muốn. Những chỉ dẫn sau, phần lớn được lấy từ Passons (1975) và Zinker (1978), rất hữu
dụng trong cả việc chuẩn bị thực nghiệm Gestalt cho thân chủ và trong cả việc giúp họ tiếp tục tiến trình trị
liệu:

 Việc nhà tham vấn đủ nhạy cảm để biết được khi nào nên để thân chủ một mình là rất quan trọng.

22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

 Để có được hiệu quả tối đa trong thực nghiệm Gestalt, người thực hiện cần nhạy cảm trong việc
giới thiệu chúng vào thời điểm và theo cách thích hợp.
 Bản chất của thực nghiệm phụ thuộc vào những vấn đề của cá nhân, vào những gì cá nhân trải
nghiệm, và vào những kinh nghiệm sống của cả thân chủ và nhà trị liệu khi họ mang vào buổi làm
việc.
 Thực nghiệm yếu cầu thân chủ có vai trò chủ động trong việc tự khám phá bản thân.
 Thực nghiệm Gestalt hoạt động tốt nhất khi nhà trị liệu tôn trọng nền tảng văn hóa của thân chủ và
có sự tiếp xúc tốt với họ.
 Nếu nhà trị liệu gặp sự do dự, họ nên khám phá ý nghĩa của chúng đối với thân chủ.
 Việc nhà trị liệu linh hoạt trong sử dụng kỹ thuật và đặc biệt chú ý đến cách thân chủ đáp trả là rất
quan trọng.
 Nhà tham vấn nên sẵn sàng giảm nhẹ nhiệm vụ để giúp thân chủ nâng cao khả năng thành công
trong nỗ lực của mình. Sẽ không có ích nếu nhà trị liệu đề nghị thực nghiệm quá sức thân chủ.
 Nhà trị liệu cần học biết thực nghiệm nào có thể được sử dụng tốt nhất trong buổi làm việc và thực
nghiệm nào được thực hiện tốt nhất ở bên ngoài phòng tham vấn.

VAI TRÒ CỦA ĐỐI ĐẦU

Sinh viên đôi khi tự kết luận rằng phong cách của nhà trị liệu Gestalt là trực tiếp và đối đầu. Tôi
thường bảo họ đó là một sai lầm khi đánh đồng việc thực hành bất kỳ học thuyết nào với người sáng lập ra
chúng. Như đã được đề cập, việc thực hành trị liệu Gestalt hiện đại đã phát triển vượt khỏi phong cách được
giới thiệu bởi Fritz Perls. Yontef (1993) đã đề cập đến phong cách của Perls như là “trị liệu boom-boom-
boom” được quy định bởi tính kịch hóa, sự đối đầu gắt gao, và phương pháp thanh tẩy cao độ. Yontef cho
rằng phong cách lôi cuốn đó có thể phù hợp với những nhu cầu ái kỷ của Perls hơn là nhu cầu của thân
chủ. Yontef (1993, 1995) chỉ trích sự phản tri thức, tính cá nhân, tính kịch và yếu tố đối đầu, những đặc
điểm hình thành nên trị liệu Gestalt trong xu thế “tất cả trở về với môi trường” những năm 1960 và 1970.
Theo Yontef (1999), phiên bản mới của trị liệu Gestalt đã phát triển làm tăng lòng trắc ẩn và trở nên ân cần,
hỗ trợ nhiều hơn trong trị liệu. Cách tiếp cận này “kết hợp sự quan tâm thấu hiểu được chấp nhận (sustained
empathic inquiry) với sự tập trung vào nhận thức một cách sinh động, rõ ràng và thích đáng” (p.23). Perls
sử dụng cách tiếp cận nhấn mạnh đối đầu nhằm giải quyết tình trạng tránh né. Tuy vậy, mô thức này không
phải là đại diện cho trị liệu Gestalt đang được sử dụng hiện nay (Bowman, 2005; Frew, 2008; Yontef &
Jacobs, 2008).

Sự đối đầu từng được sử dụng trong trị liệu Gestalt, nhưng nó không bị coi như là một cách tấn
công thô bạo. Sự đối đầu có thể thành công trong trường hợp có sự hợp tác từ thân chủ, đặc biệt khi họ

23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

được mời gọi tự xem xét lại những hành vi, thái độ và suy nghĩ của mình. Nhà trị liệu có thể khuyến khích
thân chủ chú tâm vào những điều không tương thích, đặc biệt là khác biệt trong biểu hiện ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ. Hơn nữa, đối đầu không nhất thiết phải nhắm vào những yếu điểm hay khía cạnh tiêu cực; thân
chủ có thể được thách thức nhận biết cách họ ngăn chặn sức mạnh bản thân mình ra sao.

Những nhà tham vấn có đủ dũng cảm để đưa ra những yêu cầu cho thân chủ của mình, có thể nói
với họ rằng họ có khả năng tiếp xúc đầy đủ hơn với chính bản thân và với người khác. Nhưng cuối cùng,
dù sao đi nữa thì chính thân chủ phải tự quyết định rằng họ có muốn chấp nhận lời mời gọi đó để học biết
nhiều hơn về bản thân hay không. Quy định này cần luôn được cân nhắc đối với tất cả những thực nghiệm
sẽ được giới thiệu sau đây.

CAN THIỆP TRONG TRỊ LIỆU GESTALT

Thực nghiệm có thể trở nên công cụ hữu ích nhằm giúp thân chủ đạt được nhận thức toàn diện hơn,
trải nghiệm những xung đột nội tâm, giải quyết những mâu thuẫn và sự phân ly (dichotomie), khơi thông
những bế tắc khiến thân chủ không thể hoàn thành những công việc dang dở. Bài tập có thể được dùng để
khơi gợi cảm xúc, sản sinh hành động, hay đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Khi tận dụng hiệu quả
những cách can thiệp được mô tả, chúng sẽ rất thích hợp với bối cảnh trị liệu và giúp nêu bật tất cả những
gì mà thân chủ trải nghiệm được. Những chất liệu sau đây được dựa trên Levitsky và Perls (1970), cùng
với những gợi ý mà bản thân tôi đưa ra để giúp triển khai những phương pháp đó.

BÀI TẬP ĐỐI THOẠI NỘI TÂM Một mục tiêu của trị liệu Gestalt là giúp làm sống lại những
chức năng thống hợp và sự chấp nhận những khía cạnh nhân cách của cá nhân đã bị loại trừ và chối bỏ. Sự
phân chia diễn ra chủ yếu giữa cái bị “buộc làm” và cái “muốn làm”, và trị liệu thường tập trung vào “cuộc
chiến” giữa hai yếu tố này.

Cái bị “buộc làm” là lý lẽ, độc đoán, đạo đức, đòi hỏi, mệnh lệnh và sự thao túng. Đó là “vị phụ
huynh hay chỉ trích” luôn gây phiền hà với những lời “nên”, “phải” và luôn áp đặt bằng những mối đe dọa
thảm họa. Cái “muốn làm” thì vận hành bằng cách đóng vai nạn nhân: qua việc trở nên phòng vệ, biện hộ,
không thể cứu chữa, yếu đuối và giả vờ bất lực. Đó là mặt bị động, phần vô trách nhiệm, và là đối tượng
luôn tìm kiếm lời bào chữa.

Cái “buộc làm” và “muốn làm” đối mặt nhau, xung đột thường trực để giành quyền kiểm soát. Mâu
thuẫn này giúp lý giải cho việc tại sao những giải pháp, hứa hẹn của cá nhân thường không được hoàn thành
và tại sao họ thường bám riết vào sự trì hoãn. Cái “buộc làm” đầy bạo ngược luôn đòi hỏi con người phải
tuân theo một cách thức nhất định trong khi cái “muốn làm” đầy bướng bỉnh lại vào vai một đứa trẻ không
vâng lời. Kết quả của cuộc chiến quyền lực này là cá nhân bị chia nhỏ thành từng phần có quyền kiểm soát

24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

và bị kiểm soát. Cuộc nội chiến giữa hai phần này sẽ tiếp diễn và cả hai đều chiến đấu cho sự tồn tại của
mình.

Xung đột giữa hai thái cực trái ngược nhau trong nhân cách được bắt nguồn từ cơ chế nhập tâm,
việc cá nhân sáp nhập các khía cạnh của những người xung quanh, thường là từ cha mẹ, vào trong nhân
cách của mình. Việc thân chủ trở nên nhận thức về những hình ảnh nhập tâm của mình là rất quan trọng,
đặc biệt là các cơ chế nhập tâm độc hại tiêm nhiễm vào cá nhân và khiến họ không thể hợp nhất nhân cách
của mình.

Kỹ thuật Chiếc ghế trống, kỹ thuật được Perls sử dụng rất nhiều, là một cách để giúp thân chủ
biểu hiện ra bên ngoài những hình ảnh nhập tâm. Sử dụng hai chiếc ghế, nhà trị liệu yêu cầu thân chủ ngồi
vào một chiếc và hoàn toàn trở thành cái “buộc làm”, sau đó chuyển qua chiếc còn lại và trở nên cái “muốn
làm”. Cuộc đối thoại giữa hai khía cạnh cứ như vậy tiếp diễn. Về bản chất, đây là kỹ thuật đóng vai mà tất
cả các vai đều được thể hiện bởi thân chủ. Theo cách này, những điều nhập tâm có thể nổi lên bề mặt, và
thân chủ có thể trải nghiệm những xung đột một cách đầy đủ hơn. Mâu thuẫn có thể được thân chủ giải
quyết bằng sự chấp nhận và thống hợp cả hai khía cạnh. Bài tập này giúp thân chủ liên hệ với cảm xúc hay
với những khía cạnh bản thân mà họ có thể đã chối từ; thay vì chỉ đơn thuần nói về những xung đột tình
cảm, họ chú trọng vào cảm xúc và trải nghiệm chúng một cách toàn diện. Đi xa hơn, bằng cách giúp thân
chủ nhận ra rằng cảm xúc là một phần rất thực của bản thân, việc can thiệp ngăn thân chủ phân tách những
cảm giác đó.

Mục tiêu của bài tập này là tạo điều kiện cho sự thống hợp ở mức độ cao hơn những thái cực và
xung đột tồn tại trong mỗi con người. Đích nhắm không phải là loại bỏ một vài điểm nét của bản thân mà
là học cách chấp nhận và sống chung với các thái cực đó.

TẠO VÒNG TRÒN Tạo vòng tròn là bài tập của trị liệu Gestalt yêu cầu một cá nhân đến với từng
người trong nhóm để nói hay làm điều gì đó với nhau. Mục đích là nhằm đối đầu, thử chịu rủi ro, bộc lộ
bản ngã, trải nghiệm những hành vi mới, thay đổi và lớn lên. Tôi thực nghiệm kỹ thuật “Tạo vòng tròn” khi
tôi cảm thấy một thành viên cần phải đối mặt với từng người trong nhóm với một chủ đề nào đó. Ví dụ,
một thành viên nhóm phát biểu: “Tôi đã ngồi đây rất lâu, mong muốn được cùng tham gia nhưng lại bị
khựng lại vì tôi sợ phải tin tưởng mọi người ở đây. Bên cạnh đó, tôi không đáng để làm mất thời gian của
nhóm.” Tôi có thể phản hồi bằng cách nói “Bạn có sẵn sàng làm điều gì đó ngay bây giờ để tự củng cố và
bằt đầu cố gắng có được lòng tin nơi người khác và nơi bản thân không?” Nếu câu trả lời là khẳng định, tôi
sẽ đề nghị: “Hãy đi quanh vòng tròn, gặp từng người và hoàn tất câu nói này: ‘Tôi không tin anh vì…” Rất
nhiều bài tập có thể được tạo ra nhằm giúp cá nhân tự tham gia và làm việc trên những điều khiến họ sợ
hãi.

25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Một vài ví dụ và minh họạ khác có liên quan được thể hiện qua những câu nói của thân chủ mà tôi
cảm thấy thích hợp cho việc sử dụng cách can thiệp này: “Tôi muốn tiếp xúc với mọi người nhiều hơn”
“Không một ai ở đây có vẻ có nhiều sự quan tâm cả” “Tôi muốn tiếp xúc với các bạn, nhưng tôi sợ bị từ
chối [hoặc được chấp nhận]” “Việc nhận những lời khen ngợi với tôi là rất khó khăn; Tôi luôn hạ thấp giá
trị những điều tốt đẹp mà người khác nói với mình”.

BÀI TẬP ĐẢO NGƯỢC Một vài triệu chứng và hành vi thường được biểu hiện trái ngược với
những xung năng ngấm ngầm và ẩn giấu. Dù vậy, nhà trị liệu có thể yêu cầu cá nhân, những người chịu
thiệt thòi vì những hạn chế khắt khe và sự nhút nhát quá mức, đóng vai trò của một người thích phô trương.
Tôi nhớ đến một thân chủ, là một trong những thành viên tham gia nhóm trị liệu, gặp khó khăn trong việc
không thể làm được điều gì khác ngoại trừ làm bánh ngọt. Tôi yêu cầu thân chủ đảo ngược những phong
thái tiêu biểu của bản thân và trở nên tiêu cực nhất có thể. Tiến trình đảo ngược hoạt động rất tốt; thân chủ
rất thích thú đóng phần của mình ngay từ đầu, cuối cùng chị có khả năng nhận biết và chấp nhận phần tiêu
cực cũng như tich cực trong bản thân.

Lý thuyết nền tảng của kỹ thuật đảo ngược là thân chủ đào sâu vào những yếu tố bị lấp đầy bởi nỗi
lo âu và tiếp xúc với những phần đã bị bản thân nhận chìm và chối bỏ. Kỹ thuật này có thể giúp thân chủ
bắt đầu chấp nhận một vài đặc tính cá nhân mà họ đã cố từ chối.

BÀI TẬP DIỄN TẬP Để có được sự chấp nhận, chúng ta thường hay tự âm thầm diễn tập với bản
thân từ trước. Khi đến thời điểm thật sự, ta lại trải nghiệm trạng thái hoảng sợ, lo âu vì e ngại mình sẽ không
đóng tốt vai của bản thân. Tự diễn tập trong nội tâm sử dụng rất nhiều năng lượng và thường ngăn cản sự
tự phát và mong muốn thực nghiệm hành vi mới nơi chúng ta. Khi thân chủ chia sẻ những diễn tập lớn tiếng
ra ngoài với nhà trị liệu, họ sẽ trở nên nhận thức hơn về những ý nghĩa mà họ chuẩn bị sử dụng để củng cố
cho vai diễn xã hội của mình. Thân chủ cũng sẽ nhận thức rõ hơn về cách thức họ cố gắng đạt được sự kỳ
vọng của người khác, tăng nhận thức về góc nhìn mà ở đó, họ cảm thấy mình được đồng thuận, chấp nhận,
được yêu thích và cuối cùng, nhận thức về những phạm vi mà qua đó họ đạt được sự chấp nhận.

BÀI TẬP CƯỜNG ĐIỆU HÓA Trị liệu Gestalt còn nhắm đến việc giúp thân chủ nhận thức rõ hơn
về những tín hiệu ngầm mà họ truyển đi thông qua ngôn ngữ cơ thể. Những động tác, tư thế, cử chỉ có thể
mang những ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp, mặc dù tin hiệu đôi khi vẫn chưa hoàn chỉnh. Trong bài tập
này, cá nhân được yêu cầu cường điệu hóa những động tác của mình và khiến cho những ý nghĩa nội tâm
trở nên rõ ràng hơn. Một vài ví dụ về hành vi được quan sát trong bài tập cường điệu hóa là: run (rung tay,
chân), tư thế ủ rũ và vai vặn vẹo, siết chặt nắm đấm, cau mày, nhăn mặt, khoanh tay, vân vân… Nếu thân
chủ chia sẻ rằng chân họ đang rung, tham vấn viên có thể yêu cầu họ đứng dậy và cường điệu hóa chúng.
Sau đó nhà trị liệu có thể yêu cầu thân chủ lên tiếng thay cho đôi chân run rẩy đó.

26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

DUY TRÌ CẢM XÚC Đa số các thân chủ mong muốn thoát khỏi những kích thích gây sợ hãi và
né tránh những cảm giác khó chịu. Vào thời điểm then chốt khi thân chủ đề cập đến những cảm giác, tâm
trạng khó chịu và họ có mong muốn trốn thoát khỏi nó, nhà trị liệu có thể thúc đẩy thân chủ duy trì cảm
xúc của mình đồng thời khuyến khích họ đi sâu vào những cảm giác và hành vi mà họ mong muốn tránh
né đó. Đối mặt và trải nghiệm với cảm giác này không chỉ cần có lòng dũng cảm mà đó còn là dấu ấn của
sự quyết tâm nhằm kéo dài nỗi đau cần thiết để khai thông và dọn đường cho những cấp độ mới của sự phát
triển.

TIẾP CẬN TRỊ LIỆU GESTALT TRONG LÀM VIỆC VỚI GIẤC MƠ Những giấc mơ trong phân
tâm học được diễn dịch và nhấn mạnh vào nội thị. Liên tưởng tự do được sử dụng để khám phá những ý
nghĩa tiềm ẩn của giấc mơ. Cách tiếp cận Gestalt không diễn dịch hay phân tích mộng mị. Thay vào đó,
mục đích là đem những giấc mơ vào cuộc sống, và làm chúng sống dậy như đang xảy ra trong hiện tại. Giấc
mơ được diễn lại trong hiện tại, và người mơ trở thành một phần trong giấc mộng của họ. Cách thức làm
việc với giấc mơ được đề nghị bao gồm lập danh sách tất cả những chi tiết về giấc mơ, ghi nhớ từng người,
sự kiện và tâm trạng lúc đó. Sau đó thân chủ tái hiện mỗi phần này bằng cách biến đổi chính mình, diễn lại
đầy đủ nhất có thể và tạo ra lời thoại. Mỗi phần của giấc mơ có thể được xem là sự phóng chiếu của bản
ngã, thân chủ tạo nên kịch bản cho sự gặp gỡ giữa những phần và tính cách khác nhau. Những phần này là
biểu hiện của mâu thuẫn bản thân và các khía cạnh bất nhất, bằng cách tạo ra cuộc đối thoại giữa những
mặt đối lập, thân chủ sẽ trở nên nhận thức hơn về phạm vi cảm xúc của bản thân mình.

Khái niệm về sự phóng chiếu của Perls là trung tâm trong học thuyết hình thành giấc mơ của ông;
mỗi cá nhân và mọi vật thể trong giác mơ đều biểu lộ một khía cạnh được chủ thể phóng chiếu. Perls
(1969a) cho rằng “chúng ta bắt đầu với một giả định không thể ngờ được là bất kỳ điều gì chúng ta tin rằng
mình thấy ở nơi người khác hay thế giới đều chỉ là sự phóng chiếu” (p.86). Hiểu được những phóng chiếu
và nhận ra những ý nghĩa thường đi kèm với nhau. Thân chủ không suy nghĩ hay phân tích giấc mơ nhưng
dùng chúng như là một bản thảo và dựa vào đó, thực nghiệm những mẫu đối thoại giữa những phần khác
nhau của chúng. Việc thân chủ có thể diễn lại cuộc chiến giũa hai phần trái ngược này, cuối cùng sẽ giúp
họ hiểu rõ và chấp nhận những khác biệt trong nội tâm và thống hợp những lực đối lập. Freud gọi giấc mơ
là con đường hoàng gia đến với vô thức, còn giấc mơ đối với Perls là “con đường hoàng gia đến với sự
thống hợp” (p.85).

Theo Perls, giấc mơ là những biểu hiện tự nhiên nhất của sự hiện sinh nơi con người. Nó đại diện
cho tình trạng chưa hoàn thành, bên cạnh đó, mỗi giấc mơ cũng chứa đựng những thông điệp hiện sinh của
một cá nhân và liên quan đến những mâu thuẫn hiện tại của người đó. Nếu chúng ta hiểu rõ và đồng hóa
được tất cả các phần của giấc mơ, chúng ta có thể tìm thấy mọi sự việc trong chúng; thông qua việc tìm

27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

hiểu những phần bị đánh mất và cách thức thân chủ tránh né, giấc mơ là phương cách tuyệt vời để khám
phá những phần nhân cách bị lìa bỏ. Perls nhấn mạnh rằng nếu chúng ta tiếp cận giấc mơ đúng cách, những
thông điệp hiện sinh sẽ trở nên sáng tỏ hơn. Nếu thân chủ không nhớ được những giấc mơ của mình, họ có
thể đang từ chối đối mặt với một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Cuối cùng, nhà trị liệu yêu cầu thân chủ
nói về những giấc mơ bị quên lãng của mình. Ví dụ, theo sự định hướng của nhà trị liệu, thân chủ sẽ kể lại
giấc mơ sau đây bằng thì hiện tại giống hệt như anh vẫn đang ở trong giấc mơ đó:

Tôi có ba con khỉ trong chuồng. Một con to và hai con nhỏ! Tôi cảm thấy rất gắn bó với chúng mặc
dù chúng làm mọi thứ lộn xộn cả lên bên trong cái lồng bị chia làm ba khoảng đó. Chúng đang đánh nhau,
con to đang đánh với con nhỏ. Chúng ra khỏi lồng và bám lấy tôi. Tôi muốn đẩy chúng ra khỏi người. Tôi
cảm thấy mệt mỏi, nặng nề bởi sự hỗn độn mà chúng tạo ra quanh tôi. Tôi quay sang mẹ và bảo rằng tôi
cần mẹ giúp, rằng tôi không chịu nỗi mấy con khỉ này nữa vì chúng khiến tôi phát khùng. Tôi cảm thấy
buồn bã và rát mệt mỏi, tôi cảm thấy chán nản. Tôi rời ra xa cái lồng, trong đầu nghĩ rằng mặc dù tôi rất
yêu mến lũ khỉ này nhưng tôi vẫn phải vứt bỏ chúng. Tôi tự nhủ là tôi giống như tất cả mọi người. Tôi có
thú cưng, và khi mọi sự không được suôn sẻ, tôi muốn vứt bỏ chúng. Tôi rất cố gắng để tìm ra giải pháp
hòng giữ chúng lại nhưng không để chúng tạo cho tôi cảm giác kinh khủng đó. Trước khi tôi thức dậy, tôi
quyết định sẽ để mỗi con khỉ vào từng chuồng riêng, và có thể đó là cách tôi sẽ giữ chúng lại.

Nhà trị liệu sẽ yêu cầu thân chủ, Brenda, trở thành từng phần trong giấc mơ của cô. Cô ta sẽ trở
thành cái lồng, rồi trở thành từng con khỉ và cho từng con lên tiếng, sau đó cô sẽ trở thành bà mẹ, vân vân.
Một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất của kỹ thuật này đó là việc khiến Brenda kể lại giấc mơ như nó
vẫn đang xảy ra. Cô nhanh chóng nhận ra rằng giấc mơ thể hiện những mâu thuẫn mà cô có với người
chồng và hai đứa con. Trong khi làm việc với những mẫu đối thoại, Brenda phát hiện ra rằng cô vừa yêu
quý, vừa bực bộ với gia đình mình. Cô học được rằng mình cần cho họ biết về cảm xúc của bản thân và tất
cả cùng nhau giải quyết để cải thiện những khó khăn trong lối sống. Cô không cần sự diễn dịch từ nhà trị
liệu để hiểu được những thông điệp rõ ràng từ giấc mơ của mình.

ỨNG DỤNG VÀO THAM VẤN NHÓM

Trị liệu Gestalt rất phù hợp với bối cảnh nhóm. Trị liệu Gestalt khuyến khích những trải nghiệm và
hành động trực tiếp hơn là chỉ nói về những xung đột, vấn đề và cảm xúc mà thôi. Nếu các thành viên phải
chịu những lo âu vì một vài vấn đề trong tương lai, họ có thể kích hoạt những lo lắng phía trước ngay trong
hiện tại. Việc tập trung vào cái ở đây-bây giờ này làm nhóm trở nên sôi nổi và hỗ trợ thành viên tìm hiểu
những khó khăn của mình một cách sống động. Việc chuyển từ lời nói thành hành động thường được thực
hiện thông qua việc sử dụng thực nghiệm trong nhóm. Trị liệu Gestalt sử dụng nhiểu kiểu can thiệp khác
nhau, được thiết kế nhằm nhấn mạnh những trải nghiệm trong thời điểm hiện tại của thành viên, và hướng

28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

tới việc làm tăng nhận thức. Tất cả những kĩ thuật được mô tả ở phần trên đều có thể được áp dụng vào trị
liệu nhóm.

Khi chúng ta tập trung vào làm việc với một thành viên, những thành viên khác có thể giúp làm
tăng khả năng làm việc của cá nhân đó. Thông qua kĩ năng kết nối, người lãnh đạo nhóm có thể khiến nhiều
thành viên khác nhau cùng khám phá về một vấn đề nào đó. Tôi thích kiểu tương tác trong cách làm việc
nhóm theo Gestalt, nó giúp chiều kích liên cá nhân có thể tối đa hóa hiệu lực của việc trị liệu trong nhóm.
Tôi không thích đưa một kỹ thuật vào để tạo điều kiện cho điều gì đó xảy ra trong nhóm; thay vào đó, tôi
thường mời gọi thành viên thử những kiểu hành vi khác nhau để làm tăng những gì họ có thể trải nghiệm
trong hiện tại. Hình thức trị liệu nhóm đem lại cơ hội để phát huy sự sáng tạo thông qua việc sử dụng những
cách can thiệp và thiết kế thực nghiệm. Những thực nghiệm này cần được đo đạc phù hợp cho từng thành
viên nhóm và sử dụng vào đúng thời điểm; chúng cũng cần được thực hiện trong bối cảnh có sự cân bằng
giữa việc mạo hiểm và sự hỗ trợ. Thực nghiệm có hiệu quả sẽ được rút ra từ những vấn đề diễn ra nơi mỗi
cá nhân thành viên và những gì xảy ra trong nhóm vào thời điểm hiện tại.

Mặc dù người trưởng nhóm khuyến khích thành viên nâng cao nhận thức và tham gia vào những
mối quan hệ liên cá nhân, họ cũng cần có một vai trò chủ động trong thực nghiệm hòng giúp thành viên
chạm đến được những nguồn lực của bản thân. Người trưởng nhóm chủ động tiếp xúc với thành viên, họ
thường cởi mở về bản thân để củng cố mối quan hệ và tạo ra cảm giác tương quan trong nhóm. Người
truởng nhóm theo Gestalt tập trung vào nhận thức, tiếp xúc và thực nghiệm (Yontef & Jacobs, 2008).

Nếu thành viên cảm nhận nhóm là một nơi an toàn, họ sẽ sẵn sàng tiếp xúc với những người chưa
quen biết và tự thách thức bản thân mình. Để làm tăng khả năng thu được hiệu quả từ trị liệu của thành
viên, người truởng nhóm cần truyền đạt những mục đích chung của các cách can thiệp và tạo ra môi trường
cho thực nghiệm. Người lãnh đạo không cố gắng thúc đẩy lịch trình; thay vì vậy, thành viên được tự do thử
những điều mới mẻ và tự quyết định mọi việc sẽ được tiến hành ra sao.

Trong một hội thảo đào tạo về tham vấn nhóm mà Marianne Schneider Corey điều hành cùng với
tôi tại Hàn Quốc, cách tiếp cận Gestalt rất được chấp nhận. Thành viên nhóm rất cởi mở và mong muốn
chia sẻ cảm xúc của bản thân một khi môi trường an tòan được tạo nên. Chúng tôi cố gắng không tạo ra
những giả định về những thành viên trong nhóm, chúng tôi rất cẩn thận không đặt thế giới quan và giá trị
của mình lên họ. Thay vào đó, chúng tôi tiếp cận thân chủ với sự tôn trọng, quan tâm, trắc ẩn và với sự hiện
diện. Chúng tôi làm việc với thân chủ một cách rất hợp tác nhằm khám phá cách thức tốt nhất giúp họ giải
quyết những khó khăn mà họ trải nghiệm trong nội tâm, trong mối quan hệ liên cá nhân và trong bối cảnh
môi trường xã hội. Dù việc nghĩ rằng mình cần phải biết mọi thứ về những nền văn hóa khác là phi thực tế,
nhưng việc có một thái độ tôn trọng và đánh giá đúng mực sự khác biệt khi bạn làm việc với những môi

29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

trường văn hóa khác trên thế giới là rất quan trọng. Với những thái độ trên, chúng tôi thấy rằng mình có thể
sử dụng rất nhiều cách can thiệp Gestalt với người Hàn Quốc trong bối cảnh của nhóm đào tạo. Việc này
cũng không phải là quá bất ngờ theo một cách nào đó, vì ở Hàn Quốc có sự nhấn mạnh vào những giá trị
tập thể và việc làm việc theo nhóm rất phù hợp với văn hóa xứ sở này.

Để có thêm nhiều thông tin chi tiết vê trị liệu Gestalt trong nhóm, xem Corey (2008, chương 11)
và Feder (2006).

TRỊ LIỆU GESTALT THEO QUAN ĐIỂM ĐA VĂN HÓA

ƯU ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN

Chúng ta có thể dùng các phương pháp Gestalt một cách sáng tạo và nhạy cảm trong bối cảnh đa
văn hóa nếu những cách tiếp cận diễn ra trong thời điểm thích hợp và được sử dụng một cách linh hoạt.
Frew (2008) nhận định rằng “trị liệu Gestalt hiện đại đã phát triển theo định hướng nhạy cảm với văn hóa
và thân thiện với sự đa dạng” (p.304). Một trong những lợi thế được rút ra từ thực nghiệm Gestalt là nó có
thể được may đo sao cho vừa vặn với cách nhìn nhận và diễn dịch độc nhất của thân chủ đối với nền văn
hóa của họ. Mặc dù đa phần những nhà trị liệu đều có những định kiến từ trước, nhà trị liệu Gestalt cố gắng
để tiếp cận mỗi thân chủ theo cách cởi mở nhất. Họ thực hiện điều này bằng việc kiểm tra những thành kiến
và cách nhìn của mình trong khi đối thoại với thân chủ. Điều này đặc biệt quan trọng khi làm việc với
những thân chủ đến từ những nền văn hóa khác.

Fernbacher (2005) nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc hỗ trợ những người thực tập trị liệu
Gestalt phát triển nhận thức bản thân. Bà cho rằng: “Để phát triển nhận thức về nhận dạng văn hóa của một
cá nhân, người đó phải chú trọng đến sự ảnh hưởng của nó không những chỉ trong quá trình đào tạo mà còn
là một phần trong suốt quá trình phát triển không ngừng của người thực hành Gestalt” (p.144). Fernbacher
tin rằng “để bảo đảm công việc xuyên suốt các nền văn hóa từ quan điểm Gestalt, việc chúng ta tìm hiểu
nền văn hóa của bản thân là rất quan trọng… chúng ta cần hiểu biết chính bản thân mình để tạo ra, khuyến
khích sự tiếp xúc ở nơi người khác và với người khác” (p.157).

Trị liệu Gestalt đặc biệt có tác dụng trong việc giúp thân chủ thống hợp những thái cực trong con
người của họ. Nhiều thân chủ đa văn hóa trải nghiệm những mâu thuẫn kéo dài trong việc điều hòa những
khía cạnh khác nhau của hai nền văn hóa có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Trong một nhóm điều trị
dài tuần của mình, một cố gắng đầy động lực đã được thực hiện bởi một phụ nữ có gốc Âu Châu. Cô gặp
khó khăn trong việc thống hợp phần văn hóa Mỹ vào những trải nghiệm thời còn nhỏ ở Đức. Tôi yêu cầu
cô ấy “mang gia đình đến với nhóm” bằng cách cho cô nói chuyện với một số thành viên được lựa chọn và

30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

xem họ như là thành viên của gia đình cô. Cô được yêu cầu tưởng tượng là mình đang 8 tuổi và cô có thể
nói với ba mẹ, anh chị của mình những chuyện cô chưa bao giờ thổ lộ. Tôi yêu cầu cô nói bằng tiếng Đức,
là ngôn ngữ ban đầu của cô khi còn là một đứa trẻ. Sự tổng hợp những yếu tố như lòng tin vào nhóm, ước
muốn tái tạo lại khung cảnh lúc trước thông qua việc làm chúng sống lại trong thời điểm hiện tại, và cách
làm việc với những biểu tượng trong trí tưởng tượng của cô đã giúp cô đạt được những tiến bộ rất có ý
nghĩa. Cô đã có thể tạo ra cái kết mới cho một tình huống cũ chưa hoàn thành thông qua việc tham gia vào
thực nghiệm Gestalt này.

Có rất nhiều cơ hội để ứng dụng một cách sáng tạo những thực nghiệm Gestalt cho nhiều kiểu thân
chủ khác nhau. Trong những nền văn hóa mà cách nói gián tiếp được xem là chuẩn mực, những hành vi
không lời có thể được dùng để nhấn mạnh những nội dung không được phép nói ra của giao tiếp bằng lời.
Những thân chủ này có thể biểu lộ bản thân phi ngôn truyền cảm hơn là khi họ nói. Nhà trị liệu Gestalt có
thể yêu cầu thân chủ tập trung vào những cử chỉ của mình, vào biểu lộ nét mặt, và vào những gì họ trải
nghiệm với chính cơ thể của mình. Họ cố gắng hiểu một cách đầy đủ những nền tảng văn hóa của thân chủ.
Họ quan tâm đến những khía cạnh và cách thức mà nền tảng này trở nên trung tâm và tạo hình cho chính
thân chủ, đồng thời họ xem xét những ý nghĩa mà thân chủ đặt lên trên những hình ảnh đó.

KHUYẾT ĐIỂM TỪ GÓC NHÌN ĐA DIỆN

Có một vài vấn đề tiềm tàng trong việc sử dụng quá nhanh một vài thực nghiệm Gestalt cho một
số thân chủ. Các phương thức Gestalt thường tạo ra một lượng lớn cảm giác căng thẳng cao độ. Việc tập
trung tác động vào cảm xúc có những hạn chế rõ ràng đối với thân chủ có nền văn hóa khuyến khích lưu
giữ cảm xúc. Như đã đề cập từ trước, một vài cá nhân tin rằng biểu lộ xúc cảm một cách cởi mở là dấu hiệu
của sự yếu đuối và sẽ thể hiện rằng mình dễ bị tổn thương. Những nhà tham vấn giả định rằng việc thanh
tẩy là cần thiết để tạo ra bất kỳ thay đổi nào có thể sẽ nhận thấy một vài thân chủ trở nên chống đối nhiều
hơn, và những thân chủ này có thể sẽ vội vàng chấm dứt tiến trình tham vấn. Những thân chủ khác có nền
văn hóa cấm đoán biểu lộ trực tiếp cảm xúc với cha mẹ (ví dụ như “Không bao giờ được thể hiện cho ba
mẹ thấy rằng mình tức giận với họ” hoặc “Luôn phải hướng đến bình yên và hài hòa, phải tránh xung đột”-
một điều nhịn, chín điều lành). Tôi biết một thân chủ từ Ấn Độ được nhà tham vấn yêu cầu “mang cha ông
vào phòng”. Thân chủ cảm thấy vô cùng miễn cưỡng ngay cả khi chỉ nói với người cha biểu tượng về sự
thất vọng về mối quan hệ của họ. Trong văn hóa của anh ta, cách giải quyết duy nhất đươc chấp nhận là sử
dụng người chú làm trung gian, và việc thể hiện bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào về phía người cha đều bị xem
là hoàn toàn không thích hợp. Thân chủ lúc sau đã nói rằng anh ta cảm thấy rất tội lỗi nếu phải nói một
cách tượng trưng với cha mình về những điều anh nghĩ và càm nhận.

31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Nhà trị liệu Gestalt nếu có sự thống hợp thật sự trong cách tiếp cận của mình sẽ đủ nhạy cảm để
làm việc một cách linh động. Họ sẽ cân nhắc mô thức làm việc trên văn hóa của thân chủ và có thể chỉnh
sửa phương pháp sao cho chúng có thể được chấp nhận một cách tốt nhất. Họ cố gắng giúp thân chủ trải
nghiệm bản thân toàn diện hết mức có thể trong thời điểm hiện tại, họ không thường xuyên xen vào hễ khi
thân chủ lạc lối trong hiện tại mà cũng không bị ràng buộc cứng nhắc bởi sự độc đoán. Việc nhạy cảm trong
duy trì sự tiếp xúc với dòng trải nghiệm của thân chủ sẽ giúp nhà trị liệu tập trung vào con người thay vì
vào việc sử dụng những kỹ thuật một cách máy móc hòng tạo ra một vài tác động nào đó.

ÁP DỤNG TRỊ LIỆU GESTALT VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA STAN

Các nhà trị liệu theo hướng Gestalt tập trung vào công việc chưa hoàn thành của Stan với cha
mẹ, anh chị em, và người vợ cũ. Có vẻ như công việc chưa hoàn thành này chứa đựng nhiều cảm giác
bực tức, và Stan chuyển những oán hận này sang chính bản thân mình. Chúng ta chú ý vào hoàn cảnh
sống hiện tại của anh, nhưng Stan cũng cần tái trải nghiệm những cảm nhận trong quá khứ, những điều
có thể gây trở ngại cho việc cố gắng phát triển sự thân mật với những người khác trong hiện tại của anh.

Dù trọng điểm vẫn là những hành vi hiện tại của Stan, nhà trị liệu vẫn hướng anh nhận thức về
việc mình mang những hành lý cũ vòng quanh như thế nào và những điều đó ảnh hưởng tới cuộc sống
hiện tại của anh ra sao. Nhiệm vụ của nhà nữ tham vấn là hỗ trợ Stan là tái tạo lại bối cảnh, mà trong
đó, anh có những quyết định ban đầu nay đã không còn giúp ít cho anh nữa. Chủ yếu, Stan cần học biết
rằng quyết định của bản thân khi anh còn bé về cách anh trở thành người như thế nào có thể nay đã trở
nên không thích hợp nữa. Một quyết định quan trọng của anh chính là : “Tôi thật ngu xuẩn, và mọi
chuey65n sẽ tốt hơn nếu tôi không tồn tại”.

Stan bị ảnh hưởng bởi những thông điệp văn hóa mà anh tiếp thu. Nhà tham vấn quan tâm đến
việc tìm hiểu bối cảnh văn hóa của anh, bao gồm các giá trị của Stan và các giá trị đặc thù của nền văn
hóa ấy. Với trọng tâm này, nhà tham vấn có thể giúp Stan nhận diện một vài “lờii răn” của nền văn hóa
như: “Không nói cho người lạ biết về gia đình của anh, không vạch áo cho người xem lưng” “Không
được đối đầu với cha mẹ vì họ xứng đáng được tôn trọng” “Đừng quá suy nghĩ về bản thân mình”
“Đừng bộc lộ sự mong manh của bạn; hãy giấu những cảm xúc và yếu điểm của mình”. Nhà tham vấn

32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

thách thức Stan xem xét lại những huấn giáo đã không còn tác dụng này. Dù anh vẫn có thể quyết định
giữ lại những khía cạnh văn hóa mà anh đánh trân trọng, nhưng anh cũng đã có thể bắt đầu điều chỉnh
một vài kỳ vọng từ văn hóa. Tất nhiên, mọi chuyện sẽ được giải quyết khi những vấn đề này nổi lên
trên foreground trong quá trình làm việc.

Khi bắt đầu buổi làm việc, nhà trị liệu sẽ động viên anh chú trọng vào những gì anh sẽ nhận
thức. Cô yêu cầu, “Anh trỉ nghiệm những gì khi chúng ta bắt đầu ngày hôm nay?” Khi cô khuyến khích
Stan chú tâm vào trải nghiệm hiện tại và bắt đầu quan sát một cách có chọn lọc, một lượng Ảnh sẽ xuất
hiện. Mục tiêu là tập trung vào Ảnh của sự hấp dẫn, được xem là nơi tập trung năng lượng và sự quan
tâm nhiều nhất của Stan. Khi Ảnh đã được nhận diện, nhiệm vụ bây giờ là đào sâu nhận thức về những
suy nghĩ, cảm giác, cảm nhận cơ thể, hay nội thị của Stan thông qua thực nghiệm. Nhà trị liệu thiết kế
những thực nghiệm hòng tạo nên sự nhận thức hay tạo ra sự khả năng tiếp xúc giữa cô và thân chủ. Nhả
trị liệu chú trọng vào việc đối thoại trong trị liệu Gestalt, và cô nhắm đến việc hiện diện cách đầy đủ
nhất và quan tâm đến việc hiểu được thế giới của Stan. Cô quyết định tự bộc lộ bao nhiêu là đủ để đem
lại lợi ích cho Stan và giúp củng cố mối quan hệ trị liệu.

Theo phong cách đặc trưng của trị liệu Gestalt, Stan đối mặt với những xung đột trong hiện tại
trong bối cảnh của mối quan hệ với nhà trị liệu, không chỉ đơn giản là nói về quá khứ hay phân tích nội
thị nhưng còn bằng cách trở thành một trong những người đã bảo anh phải suy nghĩ, cảm nhận và hành
xử như thế nào khi anh còn là đứa bé. Anh có thể trở thành đứa bé lúc trước và trả lời họ trên phương
diện khiến anh cảm thấy bối rối và đau đớn nhất. Anh trải nghiệm những cách mới mà cảm xúc đi kèm
với niềm tin của anh về bản thân mình, và anh có những đánh giá sâu sắc hơn về cách thức những cảm
giác và ý nghĩ ảnh hưởng đến những việc anh đang làm trong hiện tại.

Stan đã học cách cách giấu những xúc cảm của mình thay vì bộc lộ chúng. Hiểu được điều này
nơi anh, nhà tham vấn sẽ khám phá những do dự và lo lắng của anh trong việc “hòa mình vào cảm xúc”.
Cô nhận ra rằng anh lưỡng lự trong việc biểu lộ cảm xúc và giúp anh đánh giá xem rằng mình có muốn
trải nghiệm chúng đẩy đủ hơn, thể hiện chúng một cách tự do hơn hay không.

Khi Stan quyết định rằng anh muốn trải nghiệm những cảm xúc của mình thay vì từ chối chúng,
nhà trị liệu sẽ hỏi: “Anh hiện giờ đang nhận thức những gì theo như lời anh nói?”. Stan nói rằng anh
không thể đẩy người vợ cũ của mình ra khỏi đầu. Anh nói với nhà trị liệu về nỗi đau anh cảm nhận được
từ mối quan hệ và về việc anh sợ điều đó sẽ lặp lại và làm tổn thương anh. Nhà trị liệu tiếp tục yêu cầu
anh tập trung vào nội tâm và cảm nhận điều gì hiện ra trong anh vào thời khắc đó. Stan trả lời: “Tôi
cảm thấy bị tổn thương và giận dữ do tất cả những đau khổ mà tôi đã cho phép cô ta lảm đối với mình”.

33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Nhà trị liệu yêu cầu anh tưởng tượng mình đang ở trong hoàn cảnh như lúc trước đề cập với người vợ
cũ của mình, và khiến cho tình huống gây đau đớn đó xuất hiện ở đây-bây giờ. Anh khơi dậy và tái trải
nghiệm một cách biểu tượng tình huống đó bằng cách nói chuyện “trực tiếp” với người vợ. Anh nói với
cô ta về những bực tức, oán giận, nỗi đau và cuối cùng, tiến tới việc hoàn tất những công việc chưa
hoàn thành với cô ta. Bằng cách tham gia vào thực nghiệm này, Stan đạt đến sự nhận thức lớn hơn về
những điều anh đang làm và về cách thức anh khiến mình bị khóa chặt vào quá khứ.

Tiếp theo: bạn hãy tiếp tục làm nhà trị liệu Gestalt của Stan

Sử dụng những câu hỏi sau để giúp bạn nghĩ về cách làm việc với Stan theo tiếp cận Gestalt:

 Bạn có thể bắt đầu buổi làm việc với Stan như thế nào? Bạn có đề nghị định hướng mà Stan
nên theo không? Bạn có đợi để anh ta bắt đầu làm việc không? Bạn có chú trọng đến việc định
hình bất kỳ chủ đề hay vấn đề nào cho anh ta không?
 Bạn có thể nhận diện những công việc chưa hoàn thành nào trong ca của Stan? Có bất kỳ trải
nghiêm nào về bế tắc của anh ta nhắc bạn nhớ đến chính mình không? Bạn sẽ làm việc với Stan
như thế nào nếu anh ta khơi d6ạy chính những công việc chưa hoàn thành nơi bạn?
 Nhà trị liệu của Stan tạo ra thực nghiệm để hỗ trợ Stan đối mặt với nỗi đau,. Sự oán hận, và tổn
thương trong tình huống với người vợ cũ. CÒn bạn, bạn sẽ làm gì với nhựng chất liệu mà Stan
đưa ra? Bạn sẽ thiết kế kiểu thực nghiệm nào? Bạn quyết định tạo nên kiểu thực nghiệm đó như
thế nào?
 Bạn sẽ làm gì với những thông điệp văn hóa của Stan? Bạn có thể vừa tôn trọng những giá trị
văn hóa mà vẫn khuyến khích Stan đánh giá theo cách nào đó những ảnh hưởng của văn hóa
lên cuộc sống của anh ta hay không?

TÓM TẮT VÀ LƯỢNG GIÁ

Trị liệu Gestalt là cách tiếp cận thực nghiệm nhấn mạnh vào nhận thức hiện tại và chất lượng của
sự tiếp xúc giữ cá nhân và môi trường. Trị liệu tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ thân chủ nhận thức về
cách hành vi, từng là một phần của việc điều chỉnh sáng tạo mội trường trong quá khứ, có thể ngăn cản việc
hoạt động và một cuộc sống hiệu quả ở hiện tại như thế nào. Mục đích đầu tiên và trên hết của cách tiếp
cận là việc có được nhận thức.

34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Một đích nhắm trị liệu khác là hỗ trợ thân chủ tìm hiểu việc họ tiếp xúc với những yếu tố trong môi
trường của họ ra sao. Thay đổi diễn ra thông qua nhận thức được nâng cao về “what is”. Vì nhà trị liệu
Gestalt không ó lịch trình nào khác ngoài việc hỗ trỡ thân chủ làm tăng nhận thức, nên không cần phải dán
nhãn “chống đối” lên hành vi của thân chủ. Thay vào đó, nhà trị liệu chỉ đơn giản theo tiến trình mới khi
nó xuất hiện. Nhà trị liệu tin rằng việc tự điều chỉnh là một quá trình diễn ra tự nhiên và không cần có sự
điều khiển. (Breshgold, 1989). Với một nhận thức được mở rộng, thân chủ có thể điều hòa những thái cực
và sự phân ly trong bản thân, đồng thời tiến tới sự tái thống hợp tất cả khía cạnh của chính họ.

Nhà trị liệu làm việc với thân chủ để nhận diện những Ảnh, hoặc những phần nổi bật nhất trong
trường cá nhân – môi trường, nổi lên từ Nền. Nhà trị liệu Getalt tin rằng mỗi thân chủ có khả năng tự điều
chỉnh nếu những Ảnh đó được đối diện và giải quyết để những Ảnh khác có thể thay thế. Vai trò của nhà
trị liệu Gestalt là giúp thân chủ nhận diện những vấn đề, nhu cầu và mối quan tâm gây sức ép lớn nhất; thiết
kế những thực nghiệm nhằm làm rõ những Ảnh này hoặc khám phá sự chống đối tiếp xúc và nhận thức.
Nhà trị liệu Gestalt được khuyến khích nên tự bộc lộ một cách thích hợp, cả về những phản ứng ở đây –
bây giờ trong quá trình trị liệu và cả những trải nghiệm cá nhân của bản thân (Yontef & Jacobs, 2008).

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRỊ LIỆU GESTALT

Một đóng góp của trị liệu Gestalt là cách thức giải quyết quá khứ một cách sống động thông qua
việc khơi nên trong hiện tại những khía cạnh thích hợp. Nhà trị liệu thách thức thân chủ một cách đầy sáng
tạo trở nên nhận thức và làm việc với những vấn đề cản trở hoạt động hiện tại. Xa hơn nữa, việc chú ý đến
những chỉ dẫn hiển hiện trong ngôn ngữ ngôn từ và phi ngôn của thân chủ là cách hữu hiệu để tiếp cận một
buổi tham vấn. Thông qua việc sử dụng khéo léo và nhạy cảm những cách can thiệp Gestalt, người thực
hành có thể hỗ trợ thân chủ nâng cao nhận thức hiện tại- trọng tâm về những gì họ suy nghĩ, cảm nhận cũng
như hành động. Cain (2002) xác định những đóng góp ý nghĩa nhất của tiếp cận Gestalt là:

 Vị trí quan trọng then chốt của việc tiếp xúc với bản thân, với người khác và với môi trường.
 Vai trò trung tâm của mối quan hệ và đối thoại chân thật trong trị liệu.
 Nhấn mạnh vào lý thuyết field, hiện tượng học và nhận thức
 Trị liệu đặt trọng tâm vào hiện tại, vào trải nghiện ở đây – bây giờ của thân chủ.
 Sử dụng sáng tạo và tự nguyện những thực nghiệm một cách chủ động như là cách để học hỏi thông
qua trải nghiệm,

Các phương pháp Gestalt khiến những xung đột và những mâu thuẫn của con người sống lại. Trị
liệu Gestalt là một cách tiếp cận sáng tạo sử dụng thực nghiệm để khiến thân chủ chuyển từ lời nói sang
hành động và trải nghiệm. Trị liệu tập trung vào việc phát triển và củng cố hơn là vào việc trở thành hệ

35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

thống kỹ thuật nhằm điều trị những rối loạn, điều này phản ánh lại tôn chỉ ban đầu của Gestalt, “Bạn không
cần phải trở nên bệnh hoạn mới có thể trở nên tốt hơn”. Thân chủ được cung cấp phạm vi rộng lớn những
phương tiện, dưới dạng những thực nghiệm, để khám phá những khía cạnh mới mẻ của bản thân và tự ra
quyết định về việc thay đổi lối sống của mình.

Cách làm việc với giấc mơ của hướng tiếp cận Gestalt là một phương thức độc đáo làm tăng nhận
thức về những chủ đề then chốt trong cuộc sống thân chủ. Bằng cách nhìn mỗi khía cạnh của giấc mơ như
là hình ảnh phóng chiếu của bản thân mình, thân chủ có khả năng làm sống lại các giấc mộng đó, diễn dịch
chúng theo ý nghĩa của bản thân, và chịu trách nhiệm về chúng.

Trị liệu Gestalt là cách tiếp cận toàn diện, đánh giá tất cả những khía cạnh của trải nghiệm cá nhân
một cách ngang bằng nhau. Nhà trị liệu dùng tiến trình hình thành Ảnh để định hướng cho họ. Họ không
tiếp cận thân chủ với những định kiến và lịchj trình lên sẵn từ trước. Thay vào đò, họ nhấn mạnh vào những
điều diễn ra nơi ranh giới giữa cá nhân và môi trường.

Trị liệu Gestalt làm việc với khái niệm độc nhất về sự thay đổi. Mục tiêu chính là làm tăng nhận
thức của thân chủ về “what is”. Thay vì thử khiến cho điều gì đó xảy ra, vai trò của nhà trị liệu là hỗ trợ
thân chủ nâng cao nhận thức, cho phép họ tái đồng nhất những phần bản ngã mà bản thân họ đã tách rời
khỏi chúng.

Sức mạnh then chốt của trị liệu Gestalt là cố gắng thống hợp các học thuyết, thực hành và nghiên
cứu. Dù trị liệu Gestalt được những nghiên cứu theo kinh nghiệm chủ nghĩa soi đường đã nhiều năm, nhưng
gần đây nó đã trở nên thịnh hành nhiều hơn. Hai cuốn sách cho thấy những tiềm năng của các nghiên cứu
có sức ảnh hưởng trong tương lai: Trở thành nhà nghiên cứu thực hành: Cách tiếp cận Gestalt về những câu
hỏi tòan diện (Barber, 2006) và Chữ “Tôi” trong Khoa học: Luyện tập sử dụng tính chủ quan trong nghiên
cứu (Brown, 1996). Strumpfel và Goldman (2002) ghi nhận rằng cả tiến trình và kết quả của một số nghiên
cứu đều ủng hộ lý thuyết và thực hành trị liệu Gestalt, và họ tóm tắt một số những phát hiện quan trọng dựa
trên kết quả nghiên cứu như sau:

 Kết quả nghiên cứu miêu tả trị liệu Gestalt là ngang bằng hay tốt hơn những phương thức khác đối
với nhiều rối loạn.
 Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trị liệu Gestalt có tác động hữu hiệu lên những rối nhiễu nhân
cách, các vấn đề rối loạn dạng cơ thể, và nghiện thuốc.
 Hiệu lực của trị liệu Gestalt thường ổn định theo các nghiên cứu theo dõi 1 đến 3 năm sau khi điều
trị kết thúc.
 Trị liệu Gestalt được mô tả là hiệu quả trong điều trị nhiều rối nhiễu tâm lý khác nhau.

36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

GIỚI HẠN VÀ CHỈ TRÍCH CỦA TRỊ LIỆU GESTALT

Đa số những phê bình của tôi về trị liệu Gestalt đều hướng về phiên bản cũ, hoặc là vào phong cách
của Fritz Perls, chúng thường nhấn mạnh đến sự đối đầu và giảm chú ý đến các yếu tố nhận thức trong nhân
cách. Phong cách này của trị liệu Gestalt đặt sự chú ý vào sử dụng kỹ thuật để đối chúng vớ thân chủ và
làm họ trải nghiệm những cảm giác của mình. Trị liệu Gestalt hiện đại đã đi một đoạn đường dài và đem
chú ý nhiều hơn đến việc chỉ dẫn và bộc lộ mang tính lý thuyết, cùng với những yếu tố nhận thúc nói chung
(Yontef, 1993, 1995).
Trong trị liệu Gestalt, thân chủ làm sáng tỏ những suy nghĩ của mình, khám phá những niềm tin và
đặt những ý nghĩa vào các trải nghiệm được họ khơi dậy trong trị liệu. Như thế nào đi nữa, cách tiếp cận
Gestalt không đặt vai trò của nhà trị liệu như là người thầy lên hàng đầu. Nó nhấn mạnh đến việc thúc đẩy
các tiến trình tự khám phá và học tập của bản thân thân chủ. Tiến trình tự học và học bằng trải nghiệm này
được dựa trên nền tảng cơ chế tự điều chỉnh cơ cấu, ngụ ý rằng thân chủ sẽ đạt đến sự thật của riêng họ
thông qua nhận thức và cải thiện tiếp xúc với môi trường. Đối với tôi, dù sao đi nữa, thân chủ có thể vừa tự
khám phá và cùng lúc hưởng lợi từ những chỉ dạy thích hợp từ nhà trị liệu.
Trị liệu Gestalt hiện thời xem trọng giá trị của tiếp xúc và đối thoại giữa thân chủ và nhà trị liệu.
Để trị liệu Gestalt có tác dụng, nhà trị liệu phải có một mức độ phát triển cá nhân khá cao. Nhận thức được
về những nhu cầu của cá nhân và nhìn nhận được rằng mình không can thiệp vào tiến trình của thân chủ,
hiện diện trong hiện tại, có tư tưởng không phòng vệ và biết tự bộc lộ bản thân, tất cả đều mang đến rất
nhiều đòi hỏi cho nhà trị liệu. Sẽ rất nguy hiểm nếu những nhà trị liệu không được đào tạo đầy đủ chỉ quan
tâm chủ yếu đến việc gây ấn tượng với thân chủ. Yontef và Jacobs (2008) cho rằng việc thực hành thành
thục trị liệu Gestalt yêu cầu một nền tảng và đào tạo lâm sàng vững mạnh, không chỉ trong lý thuyết và
thực hành học thuyết Gestalt mà còn trong lý thuyết về nhân cách, tâm bệnh, và kiến thức về tâm động.
Nhà thực hành thành thục cần tham gia trị liệu cá nhân bản thân, cần có đào tạo lâm sàng cấp cao và có trải
nghiệm được giám sát.
MỘT VÀI LƯU Ý Nhà trị liệu Gestalt rất chủ động, và nếu họ không có những phẩm chất được
Zinker đề cập (1978)- nhạy cảm, đúng lúc, sáng tạo, thấu cảm, và tôn trọng thân chủ- những thực nghiệm
của họ sẽ rất dễ dàng quay lại chỗ cũ. Một vài nhà trị liệu không có nền tảng vững chắc trong lý thuyết và
thực hànhtrị liệu Gestalt nhưng lại sử dụng kỹ thuật của Fritz Perls, kết quả là họ trở nên lạm dụng quyền
lực. Một nhà trị liệu không có khả năng sẽ sử dụng những kỹ thuật mạnh để khuấy động cảm xúc và mở
toạc những vấn đề mà thân chủ đã tránh nhận thức một cách đầy đủ, điều này sẽ khiến cho họ bỏ rơi thân
chủ một khi họ tìm được cách thực hiện thanh tẩy một cách đầy kịch tính. Thất bại trong việc đồng hành
cùng thân chủ và giúp họ khơi thông những gì họ đã trải nghiệm cùng với việc kết thúc cho một số trải
nghiệm có thể gây thiệt hại và bị xem như là việc làm trái với nguyên tắc.

37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Thực hành đúng quy tắc phụ thuộc vào sự đào tạo và giám sàt đầy đủ của nhà trị liệu, và giới hạn
rõ ràng nhất của Gestalt hay bất kỳ tri liệu nào khác đó là kỹ năng, đào tạo kinh nghiệm và việc phán xét
của nhà trị liệu. Đào tạo đúng cách trong trị liệu Gestalt gồm có đọc và học về học thuyết, thực hành có
giám sát trong nhiều giờ, quan sát nhà trị liệu Gestalt làm việc và trải nghiệm trị liệu cá nhân của bản thân.
Nhà trị liệu được đào tạo về lý thuyết và phương pháp trị liệu Gestalt có thể làm việc một cách rất hiệu quả.
Những nhà trị liệu đó có thể học được cách pha trộn cách tiếp cận hiện tượng học và đối thoại, điều gắn
liền với sự tôn trọng giành cho thân chủ, cùng với những thực nghiệm đúng thời điểm.
Robert Lee (2004) đã viết rất nhiều về nguyên tắc Gestalt và điều hành các hội thảo về chủ đề trên
khắp thế giới. Cuốn sách đã được biên tập của ông, Giá trị của sự kết nối: Cách tiếp cận quan hệ với những
nguyên tắc, chứa đựng nhiều thông tin rất đáng để xem xét.

HƯỚNG ĐI TIẾP THEO

Trong CD-ROM for Integrative Counseling (tạm dịch: CD-ROM cho tham vấn tích hợp), phiên
thứ 7 ("Emotive Focus in Counseling") (tạm dịch: Tham vấn tập trung vào cảm xúc), tôi đã minh hoạ cách
tạo nên trải nghiệm nhằm giúp Ruth nâng cao nhận thức của mình. Trong cách làm việc theo trường phái
Gestalt với Ruth, tôi theo dõi những chỉ báo của Ruth về trải nghiệm của cô tại đây và bây giờ. Bằng cách
tham gia vào những gì cô bày tỏ trên cả phương diện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, tôi có thể đề xuất các trải
nghiệm trong phiên trị liệu. Trong phiên cụ thể này, tôi sử dụng trải nghiệm Gestalt, yêu cầu Ruth nói
chuyện với tôi như thể tôi là John, chồng cô ấy. Trong trải nghiệm này, Ruth trở nên đặc biệt xúc động.
Bạn sẽ thấy các cách thức khám phá ra khía cạnh cảm xúc cũng như tích hợp chúng với khuôn khổ nhận
thức.

Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm về kiến thức cũng như kỹ năng thuộc trường phái Gestalt, bạn
có thể xem xét đến việc theo học chương trình huấn luyện trị liệu Gestalt, bao gồm tham dự vào các hội
thảo, tìm kiếm cách trị liệu cá nhân từ các nhà trị liệu Gestalt, và ghi danh vào vào các chương trình huấn
luyện gồm có đọc lý thuyết, thực hành và giám sát. Năm 2007, đã có khoảng 120 học viện về trị liệu Gestalt
hoạt động trên lãnh thổ Hoa Kỳ và 180 tại các quốc gia khác trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn có rất nhiều
hiệp hội chuyên gia, và nhiều nguồn thông tin khác đang có mặt gần như trên mọi lãnh thổ và ngôn ngữ
(Woldt, personal communication, January 15, 2007). Danh sách đầy đủ về những cơ sở này cùng với
website được trình bày trong Appendixes of Woldt and Toman’s textbook (tạm dịch: Phụ lục sổ tay của
Woldt và Toman) (2005). Một số chương trình huấn luyện và hiệp hội nổi tiếng cũng được liệt kê dưới đây.

Gestalt Institute of Cleveland. Inc. Điện thoại: (216) 421-0468


1588 Hazel Drive Fax: (216) 421-1729
Cleveland, OH 44106-1791 E-mail: registrar@gestaltcleveland.org
38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice – Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Hồng Ân

Website: www.gestaltcleveland.org Điện thoại: (508) 349-7900


E-mail: office@gisc.org
Pacific Gestalt Institute Website: www.GISC.org
1626 Westwood Blvd., Suite 104
Los Angeles, CA 90024 Gestalt Associates Training, Los Angeles
Điện thoại: (310) 446-9720 1460 Seventh Street, Suite 300
Fax: (310) 475-4704 Santa Monica, CA 90401
E-mail: info@gestalttherapy.org Telephone/Fax: (310) 395-6844
Website: www.gestalttherapy.org E-mail: ritaresnick@gatla.org
Những hiệp hội chuyên gia chính yếu về trường
Gestalt Center for Psychotherapy and phái Gestalt thường tổ chức các hội thảo quốc tế:
Training
Association for the Advancement of Gestalt
220 Fifth Avenue, Suite 802
Therapy (AAGT)
New York, NY 10001
Website: www.AAGT.org
Điện thoại: (212) 387-9429
E-mail: info@gestaltnyc.org
European Association for Gestalt Therapy
Website: www.gestaltnyc.org
(EAGT)
Website: www.EAGT.org

Gestalt Australia and New Zealand (GANZ)


Gestalt International Study Center
Website: www.GANZ.org
1035 Cemetery Road
South Wellfleet, Cape Cod, MA 02667

Tạp chí Gestalt và phiên bản tiếp theo, Tạp chí Gestalt Quốc tế, không còn được xuất bản. Dưới đây là hai
tạp chí về trường phái Gestalt chuyên nghiệp được viết bằng Anh ngữ:

Gestalt Review
Website: www.gestaltreview.com

British Gestalt Journal


Website: www.britishgestaltjournal.com

39
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Gestalt Directory (Định hướng Gestalt) bao gồm nhiều thông tin và thực hành theo trường phái
Gestalt và các chương trình huấn luyện trên khác thế giới và được phát miễn phí theo yêu cầu của Center
for Gestalt Development, Inc. (Trung tâm phát triển trường phái Gestalt). Trung tâm cũng có nhiều cuốn
sách, băng ghi âm và ghi hình để các nhà thực hành theo trường phát Gestalt tham khảo.

The Center for Gestalt Development, Inc.


Website: www.gestalt.org

KHUYẾN ĐỌC

Gestalt Therapy Verbatim (tạm dịch: Nguyên bản Trị liệu Gestalt) (Perls, 1969a) cung cấp một hệ
thống trực tiếp cách thức Perls đã thực hành. Nó bao gồm nhiều bản ghi nguyên gốc trình bày trong các hội
thao.

Gestalt Therapy: History, Theory, and Practice (Woldt & Toman, 2005) (tạm dịch: Trị liệu Gestalt:
Lịch sử, Học thuyết và Thực hành) giới thiệu về nền móng lịch sử và nội dung chính của trị liệu Gestalt,
cũng như đặc tính áp dụng của các nội dung này trong tiến trình trị liệu. Đây la ấn bản quan trọng gần đây
trong trường phái trị liệu Gestalt, bao gồm cả các hoạt động giáo dục và trải nghiệm, xem xét lại các câu
hỏi và hình ảnh của tất cả các nhân vật có đóng góp.

Gestalt Therapy Integrated: Contours of Theory and Practice (Polster & Polster, 1973) (tạm dịch:
Tích hợp Trị liệu Gestalt: xu hướng hiện tại trong Lý thuyết và Thực hành) là nguồn thông tin cơ bản và
tuyệt vời cho những cá nhân muốn nghiên cứu sâu hơn về triết thuyết trị liệu theo mô thức này.

Creative Process in Gestalt Therapy (Zinker, 1978) (tạm dịch: Kiến tạo Tiến trình trong Trị liệu
Gestalt) là một tác phầm xuất sắc cho thấy chức năng của nhà trị liệu, như một nghệ sĩ sáng tạo nên trải
nghiệm nhằm động viên thân chủ mở rộng giới hạn của họ.

Awareness, Dialogue and Process: Essays on Gestalt Therapy (Yontef, 1993) (tạm dịch: Nhận
thức, Đối thoại và Tiến trình: Các vấn đề trong Trị liệu Gestalt) là tập tuyển chọn đặc sắc các thông điệp
phát triển lý thuyết và thực hành trị liệu Gestalt bao gồm trao đổi.

The Healing Relationship in Gestalt Therapy: A Dialogic Self Psychology Approach (Hycner &
Jacobs, 1995) (tạm dịch: Mối tương quan Hàn gắn trong Trị liệu Gestalt: Tiếp cận Tâm lý Tự Thoại) là
nguồn thông tin hữu ích để thấu hiểu trị liệu Gestalt đương đại trong mối tương quan hội thoại ý nghĩa giữa
thân chủ và nhà trị liệu.

40

You might also like