Chương 15- Quan điểm thống hợp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey

Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

CHƯƠNG -15
Quan điểm thống hợp

DẪN NHẬP ...............................................................................................................2


TRÀO LƯU THỐNG HỢP CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ ...................................3
TƯƠNG LAI ĐỊNH HƯỚNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU: MỘT VÀI TIÊN ĐOÁN ....................................... 5
THỐNG HỢP VẤN ĐỀ ĐA VĂN HÓA TRONG THAM VẤN ............................................................ 6
THỐNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ TÂM LINH/TÔN GIÁO TRONG THAM VẤN..................................... 7
THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT QUAN ĐIỂM THỐNG HỢP ............................ 10

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU............................18


NHỮNG MỤC TIÊU TRỊ LIỆU ............................................................................................................ 18
CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU ............................................................................ 19
TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU ....................................................................... 20
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ........................................................... 21

VỊ TRÍ CỦA KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH LƯỢNG TRONG THAM VẤN ............25


NHỮNG KỸ THUẬT RÚT RA TỪ CÁC TIẾP CẬN KHÁC NHAU .................................................. 25

LƯỢNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU ..........................41
TỔNG KẾT ............................................................................................................44
HƯỚNG ĐI TIẾP THEO ......................................................................................45
KHUYẾN ĐỌC ......................................................................................................46

1
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

DẪN NHẬP
Chương này sẽ giúp bạn đưa ra cái nhìn về những vùng giao thoa và tách biệt giữa 11 hệ thống trị
liệu được đề cập đến trong cuốn sách. Mặc dù các tiếp cận này có một số mục đích chung, chúng cũng có
rất nhiều điểm khác biệt trong cách thức để đạt được những mục đích đó. Một số liệu pháp kêu gọi vị trí
chủ động và định hướng từ phía nhà trị liệu, trong khi số khác lại đánh giá cao tính chất chủ động nơi thân
chủ. Một số liệu pháp đặt trọng tâm vào việc bộc lộ cảm xúc, một số thì nhấn mạnh vào việc xác định các
mô hình nhận thức, và số nữa lại tập trung vào hành vi thực tế. Thử thách, chính là việc tìm ra cách thức
để thống hợp những tính năng nhất định trong mỗi tiếp cận lại với nhau, từ đó bạn có thể làm việc với
thân chủ trên cả ba mức độ trải nghiệm của con người.

Lĩnh vực tâm lý trị liệu được đặc trưng bởi hàng loạt những mô thức chuyện biệt khác nhau. Với
tất cả những khác biệt này, liệu có niềm hi vọng nào cho một thực hành gia có thể phát triển các kỹ năng
cho tất cả các kỹ thuật hiện có? Làm sao để một người nghiên cứu quyết định học thuyết nào là thích hợp
để thực hành? Và cơ sở gì cho việc quyết định phương pháp nào là hiệu quả nhất để đưa ra cho thân chủ?
Theo John Nocross (chia sẻ cá nhân, 15/2/2007), dường như ngày nay thường có xu hướng kết hợp những
kỹ thuật tốt nhất với những điểm giống nhau phổ biến của các lý thuyết lớn trong tham vấn và trị liệu.
Tuy nhiên việc tìm kiếm điểm giống nhau phổ biến là tương đối mới. Các thực hành gia đã và đang chiến
đấu chống lại quan điểm về cách “tốt nhất” để mang đến sự thay đổi nhân cách đã có từ công trình của
Freud. Qua hàng thập kỷ, những nhà tham vấn đã phản đối việc thống hợp, đến mức chối bỏ giá trị của
các học thuyết khác và không nhìn nhận những phương pháp hữu hiệu đến từ những trường phái lý thuyết
khác. Lịch sử tham vấn giai đoạn đầu đầy rẫy những cuộc chiến tranh về lý thuyết. Chỉ gần đây hầu hết
các thực hành gia mới nhìn nhận một cách nghiêm túc về việc thống hợp những ý tưởng hay đến từ các
trường phái khác nhau hơn là đi tìm kiếm một học thuyết tốt nhất.

Từ đầu những năm 1980, việc thống hợp các liệu pháp tâm lý đã phát triển thành một lĩnh vực
được khắc họa rõ nét. Ngày nay nó là một bước đi mang tính thiết lập và được đánh giá cao trên cơ sở kết
hợp điểm tốt nhất của các định hướng khác nhau từ đó những mô thức trị liệu hoàn thiện hơn có thể được
hình thành và những liệu pháp hiệu quả hơn đã được phát triển (Goldfried, Pachankis, & Bell, 2005).
Hiệp hội khám phá Quan điểm thống hợp, hình thành từ năm 1983, là một tổ chức quốc tế mà các thành
viên là những chuyên gia làm việc hướng đến sự phát triển của các tiếp cận tâm lý tốt hơn so với một định
hướng lý thuyết đơn lẻ.

Trong chương này tôi cân nhắc về việc khuyến khích phát triển một quan điểm thống nhất cho
việc thực hành tham vấn. Tôi cũng đưa ra một khung sườn để giúp bạn khởi đầu cho việc thống nhất
những nội dung và kỹ thuật từ các tiếp cận khác nhau. Khi bạn đọc, hãy bắt đầu xây dựng cho mình một

2
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

quan điểm tham vấn cá nhân. Tìm cách kết hợp những yếu tố đa dạng đến từ các quan điểm lý thuyết
khác nhau chứ không chỉ đọc nội dung trong chương này. Lưu ý hết mức có thể cách thức làm thế nào để
những hệ thống này có thể hoạt động hài hòa với nhau.

TRÀO LƯU THỐNG HỢP CÁC LIỆU PHÁP TÂM LÝ


Rất đông những nhà trị liệu xác định họ là người theo quan điểm “chiết trung”, và phạm trù này
chiếm một số lượng lớn trong thực hành. Tồi tệ nhất là khi thực hành quan điểm chiết trung bằng cách
chọn lựa bừa bãi các kỹ thuật mà không có bất kỳ một cơ sở lý thuyết bao trùm nào. Điều này được gọi là
“thuyết hỗn tạp”, với những thực hành gia thiếu hiểu biết và kỹ năng chọn lựa can thiệp, vơ lấy bất kỳ
thứ gì trông có vẻ là dùng để làm việc, và thường không có chút nỗ lực nào trong việc xác định xem liệu
các quy trình trị liệu có thật sự hiệu quả. Sự kết hợp các kỹ thuật một cách thiếu tính phê phán và không
hệ thống như thế là chẳng có gì tốt hơn một đường lối chính thống giáo điều và hạn hẹp. Nó lấy những kỹ
thuật từ nhiều nguồn khác nhau mà không có một cơ sở đúng đắn dẫn tới sự hỗn loạn (Lazarus, 1986,
1996; Lazarus, Beutler, & Norcoss, 1992; Norcross & Beutler, 2008).

Corsini (2008) tin rằng “tất cả những nhà trị liệu giỏi đều thông qua quan điểm chiết trung” (tr.
23). Tuy nhiên, ông không có ý cho rằng những nhà trị liệu thiếu đi một lý thuyết riêng làm giá đỡ, hay có
ý rằng những kỹ thuật cụ thể được dùng không phù hợp với lý thuyết riêng đó. Thay vào đó, Corsini tin
rằng “kỹ thuật và phương pháp luôn đứng thứ hai sau nhận thức của người làm lâm sàng về điều gì là
đúng để thực hiện với thân chủ này, vào thời điểm này, mà không quan tâm đến lý thuyết” (tr. 23).

Thống hợp các liệu pháp tâm lý đặc trưng tiêu biểu nhất bởi việc nỗ lực để nhìn xa hơn và vượt
qua giới hạn của một trường phái tiếp cận đơn lẻ, để xem có thể học hỏi điều gì từ những quan điểm khác.
Phần lớn những nhà trị liệu tâm lý không đòi hỏi sự trung thành với một trường phái trị liệu nào mà thay
vào đó, họ ủng hộ cho một số dạng thống hợp hơn (Norcross, 2005; Norcross & Beutler, 2008). Trong
một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Psychotherapy Networker (2007), chỉ 4.2% người trả lời nhận định
là mình chỉ theo một mô thức trị liệu duy nhất. Còn lại, 95.8%, khẳng định rằng họ theo quan điểm thống
hợp, nghĩa là họ kết hợp những phương pháp hay tiếp cận khác nhau trong việc thực hành tham vấn của
họ.

Tiếp cận thống hợp đặc trưng bởi sự cởi mở đối với những cách thức khác nhau trong việc thống
hợp các lý thuyết và kỹ thuật đa dạng, cũng như có một sự ưu tiên quyết định cho thuật ngữ thống hợp
chiết trung (Norcross, Karpiak, & Lister, 2005). Mặc dù những thuật ngữ khác nhau đôi khi được sử dụng
– chủ nghĩa chiết trung, thống hợp, và hợp tác – các mục đích vẫn là giống nhau. Mục đích cuối cùng của
việc thống hợp là để làm tăng tính hiệu quả và khả năng ứng dụng của liệu pháp tâm lý (Norcross &

3
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Beutler, 2008). Dattilio và Norcross (2006) cùng Norcross và Beutler (2008) mô tả bốn cách thức phổ
biến nhất cho việc thống hợp các liệu pháp tâm lý: chủ nghĩa chiết trung kỹ thuật, sự thống hợp lý thuyết,
những nhân tố chung trong các tiếp cận, và sự thống hợp đồng hóa. Mặc dù tất cả những tiếp cận thống
hợp này đều vượt xa hơn giới hạn của các tiếp cận đơn lẻ, chúng lại thực hiện điều đó theo những cách
khác nhau.

Chủ nghĩa chiết trung kỹ thuật nhắm vào việc chọn lựa những kỹ thuật trị liệu tốt nhất cho cá
nhân và vấn đề. Nó có xu hướng tập trung vào sự khác biệt, chọn lựa từ nhiều tiếp cận, và là một tập hợp
của các kỹ thuật. Hướng đi này kêu gọi sử dụng những kỹ thuật từ các trường phái khác nhau mà không
có cần thiết việc góp nhặt các quan điểm lý thuyết làm nên chúng. Đối với chiết trung kỹ thuật, không cần
thiết sự kết nối cần giữa nền tảng khái niệm với kỹ thuật.

Trái lại, sự thống hợp lý thuyết thiên về việc xây dựng khái niệm hay lý thuyết hơn là chỉ pha
trộn các kỹ thuật với nhau. Hướng đi này có mục đích tạo ra một khung khái niệm tổng hợp những khía
cạnh tốt nhất của hai hay nhiểu hơn các tiếp cận lý thuyết với giả định rằng kết quả đạt được sẽ tốt hơn so
với một lý thuyết riêng lẻ. Tiếp cận này nhấn mạnh vào việc thống hợp lý thuyết nền tảng của các liệu
pháp cùng với những kỹ thuật lấy từ mỗi lý thuyết đó.

Những nhân tố chung trong các tiếp cận tìm kiếm những yếu tố chung từ các hệ thống lý
thuyết khác nhau. Mặc dù có rất nhiều khác biệt giữa các lý thuyết, trong thực hành tham vấn, một điều
cối lõi có thể nhận thức được đó là về những biến số không đặc thù, chung cho tất cả các liệu pháp. Một
số các nhân tố chung này bao gồm việc phát triển một liên minh trị liệu, tạo điều kiện cho sự tẩy nhẹ, việc
thực hành những hành vi mới, và những mong đợi tích cực nơi thân chủ (Norcross & Beutler, 2008).
Những nhân tố chung này ít nhất cũng được xem là quan trọng trong việc đạt được kết quả trị liệu cũng
như là những điều kiện đặc trưng phân biệt một lý thuyết này với một lý thuyết khác. Trong số tất cả
những tiếp cận thống hợp, quan điểm này nhận được ủng hộ về mặt thực nghiệm mạnh mẽ nhất.

Tiếp cận Thống hợp đồng hóa được xây dựng trên một trường phái tâm lý cụ thể, cùng với sự
cởi mở trong việc thực hành hợp nhất một cách chọn lọc những tiếp cận tâm lý khác. Thống hợp đồng hóa
kết hợp lợi thế của một hệ thống trị liệu đơn lẻ chặt chẽ với sự linh hoạt của các can thiệp đa dạng đến từ
nhiều hệ thống.

Một lý do cho sự dịch chuyển hướng đến thống hợp các liệu pháp tâm lý đó là việc nhận thức
rằng không có một học thuyết đơn lẻ nào là đầy đủ toàn diện để giải thích cho sự phức tạp của hành vi
con người, đặc biệt là khi có rất nhiều dạng thân chủ và rất nhiều những vấn đề cụ thể được đặt dưới sự
quan tâm. Vì không có lý thuyết nào bao hàm tất cả mọi chân lý, và vì không có một tập hợp những kỹ

4
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

thuật tham vấn đơn lẻ nào luôn luôn hiệu quả trong làm việc với cộng đồng thân chủ đa dạng, các tiếp cận
thống hợp là hứa hẹn cho việc thực hành tham vấn. Norcross và Beutler (2008) cho rằng việc thực hành
lâm sàng hiệu quả đòi hỏi một quan điểm linh hoạt và thống hợp: “Liệu pháp tâm lý nên được thiết kế
linh hoạt với những nhu cầu và hoàn cảnh riêng của cá nhân thân chủ, không được áp dụng hàng loạt theo
kiểu một-cỡ-vừa với-tất cả” (tr. 549).

Thực hành gia cởi mở đối với quan điểm thống hợp sẽ tìm thấy một số học thuyết đóng vai trò cốt
yếu trong tiếp cận tham vấn cá nhân. Mỗi học thuyết có những đóng góp riêng của nó và chuyên về một
phạm vi. Bằng việc chấp nhận rằng mỗi một học thuyết đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó cũng như
bằng việc xác định rằng học thuyết này thì khác với học thuyết khác, thực hành gia sẽ có một số nền tảng
để bắt đầu phát triển cho mình một học thuyết phù hợp với họ. Tôi xin nói trước rằng vì cần thời gian
đáng kể để nắm bắt thật sâu sắc các học thuyết khác nhau, là không thực tế cho bất kì ai trong chúng ta
mong đợi rằng mình có thể thống hợp tất cả các học thuyết lại với nhau. Thay vì vậy, việc thống hợp một
số khía cạnh của một số học thuyết là mục đích thực tế hơn. Phát triển một quan điểm thống hợp là một
nỗ lực cả đời được chắt lọc từ kinh nghiệm lâm sàng, việc phản hồi, đọc, và trao đổi với đồng sự.

TƯƠNG LAI ĐỊNH HƯỚNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU: MỘT VÀI TIÊN ĐOÁN
11 hệ thống được thảo luận trong cuốn sách này liên quan đến việc định hướng mở rộng nền tảng
lý thuyết và thực hành của chúng, trở nên ít bị giới hạn vào trọng tâm hơn. Nhiều nhà thực hành đòi hỏi
sự trung thành với một hệ thống trị liệu riêng biệt, nay, đang mở rộng cái nhìn về lý thuyết của họ và phát
triển hàng loạt những kỹ thuật trị liệu cho phù hợp hơn với cộng đồng thân chủ đa dạng.

Norcross, Hedges, và Prochaska (2002) đã phát triển cuộc thăm dò Delphi nhằm dự đoán tương
lai của các học thuyết về trị liệu tâm lý kéo dài 10 năm. Những người tham gia trong khảo sát, được cho
là những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, đã dự đoán rằng các định hướng lý thuyết sau đây sẽ
tăng cao nhất: trị liệu hành vi nhận thức (CBT), tham vấn đa văn hóa, trị liệu nhận thức (Beck), trị liệu
liên nhân cách, chủ nghĩa chiết trung kỹ thuất, thống hợp lý thuyết, trị liệu hành vi, trị liệu hê thống gia
đình, liệu pháp đi vào hiện thực, và trị liệu tập trung vào giải pháp. Các tiếp cận trị liệu được dự đoán sẽ
giảm nhiều nhất bao gồm phân tâm cổ điển, và liệu pháp kìm nén, trị liệu trường phái Jung, phân tâm
từng bước, trị liệu Adler, và các liệu pháp nhân văn. Prochaska và Norcross (2007) cho rằng cuộc khảo
sát đã cho thấy những phương pháp và mô thức trị liệu đang có sự thay đổi:

Sự thống nhất cho rằng trị liệu tâm lý sẽ trở nên định hướng hơn, mang tính giáo dục tâm lý, kỹ
thuật, tập trung vào vấn đề, và ngắn gọn hơn trong thập kỷ tới. Đồng thời, các tiếp cận tương đối không
có kết cấu, định hướng về mặt lịch sử, và dài hạn được đoán là sẽ giảm… Tiếp cận ngắn hạn được giữ lại,
và dài hạn sẽ trên đường bị đào thải.

5
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Trong một báo cáo khảo sát của Psychotherapy Networker (2007), 68.7% người trả lời cho rằng
họ dùng liệu pháp hành vi nhận thức ít nhất là một phần thời gian, và dùng thường xuyên hơn ở dạng kết
hợp với những phương pháp khác. Thêm vào đó, suốt thập kỷ tới, trị liệu ngắn hạn, giáo dục tâm lý nhóm
cho những rối loạn cụ thể, can thiệp khủng hoảng, trị liệu nhóm, và trị liệu cặp đôi/vợ chồng được mong
đợi sẽ tăng lên (Norcross et al., 2002).

THỐNG HỢP VẤN ĐỀ ĐA VĂN HÓA TRONG THAM VẤN


Chủ nghĩa đa văn hóa là một thực tế mà các thực hành gia không thể chối bỏ nếu họ hi vọng đáp ứng nhu
cầu cho các nhóm thân chủ đa dạng của họ. Có một sự dịch chuyển tăng lên hướng đến việc xây dựng
một học thuyết đa văn hóa riêng trong tham vấn và trị liệu (Sue, Ivey, & Pedersen, 1996; Sue & Sue,
2008). Tuy nhiên, tôi tin rằng những học thuyết ngày nay, ở các mức độ khác nhau, có thể và nên được
mở rộng để hợp nhất thành phần đa văn hóa vào. Như tôi đã kiên quyết chỉ ra trong cuốn sách này, nếu
các học thuyết đương đại không tính đến chiều kích đa văn hóa, chúng sẽ giới hạn khả năng làm việc với
những cộng đồng thân chủ đa dạng về văn hóa. Đối với một số học thuyết, sự giao thoa này dễ dàng hơn
so với số khác.

Thiệt hại có thể đến với thân chủ, những người được mong đợi phù hợp với tất cả mọi đặc điểm của lý
thuyết được sử dụng, liệu có hay không các giá trị mà học thuyết ủng hộ sẽ phù hợp với giá trị văn hóa
của họ. Thực hành gia phải thiết kế lý thuyết và thực hành của họ sao cho phù hợp với những nhu cầu đặc
trưng của thân chủ hơn là co dãn thân chủ cho phù hợp với một lý thuyết nào đó. Điều này kêu gọi tham
vấn viên nắm được kiến thức về những nền văn hóa đa dạng, ý thức về di sản văn hóa họ được kế thừa, và
có kỹ năng hỗ trợ cho một “phổ” thân chủ rộng lớn trong việc đối diện với thực tế về nền văn hóa của họ.
(Đây là thời điểm phù hợp để xem lại thảo luận về tham vấn viến có kỹ năng văn hóa trong chương 2 và
tham khảo bảng 15.G và 15.H, xuất hiện ở phần sau của chương này.)

Trong vai trò là một tham vấn viên, bạn cần có khả năng đánh giá những nhu cầu cụ thể của thân chủ.
Tùy thuộc vào sắc tộc, văn hóa của thân chủ và vào những mối lo mang thân chủ đến với tham vấn, bạn
được thử thách để phát triển một sự linh hoạt trong việc sử dụng hàng loạt các chiến lược trị liệu. Một vài
thân chủ sẽ cần nhiều sự định hướng hơn, và thậm chí là lời khuyên. Số khác sẽ rất ngập ngừng trong việc
nói về bản thân họ một cách cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình tham vấn. Những dấu
hiệu của sự chống đối xuất hiện rất có thể là cách đáp ứng của thân chủ bắt nguồn từ điều kiện văn hóa
cũng như sự tôn trọng những giá trị hay truyền thống qua nhiều năm. Vấn đề quan trọng nhất là sự quen
thuộc của bạn với các tiếp cận lý thuyết khác nhau và khả năng để đưa ra cũng như điều chỉnh những kỹ
thuật cho phù hợp với cá nhân trong môi trường. Là không đủ nếu chỉ hỗ trợ thân chủ đạt được sự nội thị,
bộc lộ cảm xúc bị dồn nén, hay làm thay đổi hành vi nào đó. Thách thức là việc tìm ra những chiến lược

6
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

để thực hiện điều chỉnh các kỹ thuật mà bạn đã phát triển nhằm giúp thân chủ có khả năng nhìn lại tác
động của nền văn hóa lên cuộc sống của họ và nhằm đưa ra những quyết định về điều mà họ muốn thay
đồi.

Là một tham vấn viên hiệu quả liên quan việc phản ánh cách thức làm thế nào mà nền văn hóa của bạn
ảnh hưởng lên bạn và những can thiệp của bạn trong thực hành tham vấn. Sự nhận thức này có tính quyết
định trong việc giúp bạn trở nên nhạy bén hơn đối với nền tảng văn hóa của thân chủ, người đến để tìm
kiếm sự giúp đỡ. Dùng một quan điểm thống hợp, nhà trị liệu có thể bao hàm được những chiều kích xã
hội, văn hóa, tinh thần, và chính trị trong làm việc với thân chủ.

THỐNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ TÂM LINH/TÔN GIÁO TRONG THAM VẤN
Ngược lại với quá khứ trước đây, đang có một sự nhận thức và sẵn sàng hơn để khám phá những
vấn đề tâm linh và tôn giáo trong lĩnh vực tham vấn (Hage, 2005; Polanski, 2003; Yarhouse & Burkett,
2002), được phản ánh bởi sự nổi lên của các vấn đề này trong các tài liệu về tham vấn (Hall, Dixon, &
Mauzay, 2004; Sperry & Shafranke, 2005). Ngay nay có sự quan tâm hơn đối với vấn đề niềm tin tâm
linh và tôn giáo – cả với tham vấn viên và thân chủ - và với cách thức mà những niềm tin này được hợp
nhất vào trong mối quan hệ trị liệu (Frame, 2003). Tâm linh và những vấn đề về tâm linh/tôn giáo mà
thân chủ mang đến trị liệu tâm lý có thể là mối quan tâm cơ bản đối với tất cả các nhà trị liệu (Sperry,
2007; Sperry & Shafranke, 2005). Có một sự tăng lên các bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng
những giá trị và hành vi tâm linh có thể đưa đến hạnh phúc về thể chất và tinh thần (Benson & Stark,
1996; Richards & Bergin, 1997; Richards, Rector, & Tjeltveit, 1999). Rõ ràng, tâm linh là một phần quan
trọng đối với sức khỏe tinh thần, và sự tham gia của nó trong thực hành tham vấn có thể nâng cao tiến
trình trị liệu.

Tâm linh được mô tả là thứ “nối kết chúng ta với người khác, với thiên nhiên, và nguồn sống.
Trải nghiệm tâm linh lớn lao hơn bản thân ta, giúp chúng ta vượt lên và bao quát mọi hoàn cảnh sống”
(Faiver, Ingersoll, O’Brien, & McNally, 2001. Tr. 2). Đối với một số thân chủ, tâm linh đòi hỏi sự gắn bó
với một tôn giáo, điều này có thể có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Những thân chủ khác đánh giá cao tâm
linh, mà không có bất kì ràng buộc nào với một tôn giáo chính thức. Bất kể quan điểm riêng về tâm linh
của một người, nó là động lực có thể giúp cho cá nhân nhận thức về vạn vật và tìm và một mục đích (hay
nhiều mục đích) cho cuộc sống.

Công đồng Liên Bang Hoa Kỳ có tỷ lệ theo tôn giáo cao: xấp xỉ 92% dân số là tín đồ của một tôn
giáo, và 96% nói rằng mình tin vào Chúa hay một đấng toàn năng nào đó (Gallup, 1995). Tâm linh và tôn
giáo là hai nguồn quyết định sức mạnh của rất nhiều thân chủ - nền tảng cho việc tìn kiếm ý nghĩa cuộc
sống – và có thể là yếu tố chủ động trong thúc đẩy sự hồi phục và hạnh phúc. Một số thân chủ không thể

7
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

được hiểu nếu không có sự ghi nhận vai trò trung tâm của niềm tin cũng như việc thực hành tâm linh và
tôn giáo.

Có rất nhiều con đường dẫn đến việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần, và nhiệm vụ của bạn
không phải như là một tham vấn viên sắp đặt bất kì một lối đi cụ thể nào trong số đó. Nếu thân chủ đưa ra
một lời chỉ dẫn về mối quan tâm của họ đối với một trong số những niềm tin hay thực hành nào đó, đây là
một tâm điểm hữu ích cho việc tìm hiểu. Chìa khóa ở đây chính là việc bạn duy trì tốt nhịp điệu câu
chuyện của thân chủ và mục đích mà vì nó họ tìm đến trị liệu.

NHỮNG MỤC TIÊU CHUNG Tâm linh và việc tham vấn có những mục đích giống nhau theo
một số cách nào đó. Cả hai nhấn mạnh vào việc học cách chấp nhận một người, tha thứ cho người khác
cũng như bản thân, chấp nhận hạn chế của một ai đó, thừa nhận trách nhiệm cá nhân, vượt qua nổi đau và
những oán hận, đối diện với mặc cảm tội lỗi, và biết đào thải những mô hình tư duy, cảm xúc, vả hành
động tự bại.

Các giá trị tâm linh/tôn giáo đóng một phần chủ đạo trong cuộc sống và những tranh đấu của con
người, điều này có nghĩa là việc tìm hiểu các giá trị này có liên quan mật thiết đến việc đưa ra những giải
pháp cho xung đột của thân chủ. Vì những con đường tâm linh và trị liệu gặp nhau theo những cách nào
đó, sự hợp nhất là khả dĩ, và việc xem xét đến yếu tố tâm linh của một thân chủ thường sẽ nâng cao tiến
trình trị liệu. Những chủ đề có tác động chữa lành bao gồm tình yêu, sự quan tâm, học cách lắng nghe với
lòng trắc ẩn, thách thức những giả định nền tảng của thân chủ, chấp nhận sự khiếm khuyết của con người,
và đặt ra ngoài những quan tâm định hướng cá nhân (hứng thú xã hội). Cả tôn giáo và tham vấn đều giúp
con người suy nghĩ về những câu hỏi như “Tôi là ai?” và “Ý nghĩa cuộc sống của tôi là gì?” Ưu điểm lớn
nhất đó là cả tham vấn và tôn giáo đều có thể thúc đẩy việc hàn gắn thông qua một cuộc tìm hiểu về vai
trò của tủi hổ và tội lỗi trong hành vi con người, hiểu được sự khác nhau giữa chịu trách nhiệm về lỗi lầm
và trách nhiệm, tội lỗi lành mạnh và không lành mạnh, và sức mạnh của việc chia sẻ tận đáy lòng những
nỗi lo của con người.

Ý NGHĨA CỦA ĐÁNH GIÁ TRONG TRỊ LIỆU Mang tính truyền thống, khi thân chủ đến với
nhà trị liệu với một vấn đề, nhà trị liệu sẽ tìm hiểu tất cả các yếu tố tham gia vào phát triển vấn đề đó.
Mặc dù các thân chủ có thể không xem mình là người tin vào tôn giáo hay tâm linh nữa, một nền tảng liên
quan đến tôn giáo có thể được tìm thấy như là một phần trong lịch sử của thân chủ. Vì những niềm tin này
có thể là điều kiện phát triển vấn đề, chúng có thể được tìm hiểu trong các buổi tham vấn.

Một số thực hành gia tin rằng điều cốt lõi là hiểu và tôn trọng niềm tin tôn giáo của thân chủ và
tính đến những niềm tin như thế trong việc đánh giá và thực hành trị liệu (Faiver & O’Brien, 1993;

8
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

Frame, 2003; Kelly, 1995). Frame (2003) đưa ra rất nhiều lý do cho việc xem xét đến yếu tố tâm linh
trong đánh giá: hiểu về thế giới quan của thân chủ và bối cảnh trong đó thân chủ sống, hỗ trợ thân chủ vật
lộn với những câu hỏi liên quan đến mục đích cuộc sống và điều có giá trị với họ nhất, tìm hiểu tôn giáo
và tâm linh như là nguồn lực của thân chủ, và khám phá những vấn đề về tôn giáo và tinh thần. Thông tin
này sẽ hỗ trợ nhà trị liệu trong việc lựa chọn những can thiệp phù hợp.

Faiver và O’Brien (1993) tin rằng việc đánh giá quá trình nên có những câu hỏi liên quan đến vấn
đề tâm linh và tôn giáo khi chúng gắn với các vấn đề của thân chủ, những câu hỏi về vai trò mà tôn giáo
và tâm linh đã từng đóng hay đang đóng trong đời sống của thân chủ, cũng như những câu hỏi về niềm tin
tôn giáo và tinh thần có thể liên quan đến quá trình nhận thức, cảm xúc, và hành vi của thân chủ. Ví dụ,
tội lỗi có phải là một vấn đề? Căn nguyên của tội lỗi là gì? Và nó có mang mục đích chức năng nào
không? Và Kelly (1995) xác nhận việc lưu ý đến những vấn đề liên quan đến thông tin về tâm linh hay
tôn giáo của thân chủ nhằm mục đích (a) thu được những chỉ dẫn ban đầu về mối liên hệ giữa chúng với
thân chủ, (b) người trợ giúp có thể tham khảo thông tin thu thập được vào một thời điểm nào đó trong quá
trình giúp đỡ, và (c) chỉ ra cho thân chủ thấy rằng việc nói về những lo âu mang tính tôn giáo hay tâm linh
là hoàn toàn có thể chấp nhận.

VAI TRÒ CỦA BẠN LÀ MỘT THAM VẤN VIÊN Là một tham vấn viên, vai trò của bạn là hỗ
trợ thân chủ trong việc xác định rõ ràng những giá trị của họ và làm cho họ đưa ra quyết định của chính
họ. Theo dõi bản thân bạn để chắc chắn rằng bạn tách những giá trị của mình ra khỏi những giá trị của
thân chủ. Nếu bạn làm việc hiệu quả với những cộng đồng thân chủ đa dạng, sự chú ý của bạn đến việc
huấn luyện và khả năng chỉ ra các mối bận tâm về tâm linh và tôn giáo mà thân chủ mang đến điều trị là
điều cốt lõi. Trong làm việc như một tham vấn viến, điều cốt lõi là bạn phải hiểu về những niềm tin tâm
linh/tôn giáo của chính mình nếu như bạn hi vọng hiểu được và tôn trọng niềm tin mà thân chủ của bạn có
(Faiver et al., 2001). Đối với rất nhiều thân chủ đang gặp khủng hoảng, lĩnh vực tâm linh mang đến sự an
ủi, xoa dịu, và là một sức mạnh chủ yếu nâng đỡ họ trong khi hầu hết những thứ khác dường như sụp đổ.
Mặc cảm tội lỗi, giận dữ, và nỗi buồn mà thân chủ trải nghiệm thường là kết quả của một sự diễn giải sai
lạc về tâm linh và tôn giáo, điều này có thể dẫn đến trầm cảm và cảm giác vô dụng. Nếu bạn chuẩn bị chu
đáo để đối phó với những mối lo này. Bạn có thể hỗ trợ thân chủ trong việc xóa bỏ những diễn giải sai
lầm của họ. Từ quan điểm của tôi, nhấn mạnh vào tâm linh sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thực
hành tham vấn, điều này khiến cho việc bạn chuẩn bị bản thân để làm việc hiệu quả với những vấn đề về
tâm linh và tôn giáo của thân chủ trở nên bắt buộc.

9
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN MỘT QUAN ĐIỂM THỐNG HỢP
Một khảo sát về những tiếp cận tham vấn và trị liệu cho thấy không có một lý thuyết chung nào
thống nhất chúng. Rất nhiều học thuyết có nền tảng lý thuyết và nhìn nhận về bản chất con người khác
nhau (Bảng 15.A). Như những nhà trị liệu theo quan điểm hiện đại nhắc nhở chúng ta, các giả định lý
thuyết của chúng ta là quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến quan điểm về “hiện thực” mà chúng ta có, và
chúng định hướng sự chú ý của chúng ta đến những biến số mà chúng ta “đặt ra” để nhìn nhận. Một lời
cảnh báo đó là: Chú ý đến việc trung thành với bất kỳ quan điểm nào về bản chất con người; cởi mở và
kết hợp một cách chọn lọc một khung tham vấn sao cho phù hợp với bản chất và hệ thống niềm tin của
bạn.

Mặc dù có sự phân biệt giữa những học thuyết khác nhau, việc tổng hợp một cách sáng tạo một
số mô thức là điều có thể. Ví dụ, một định hướng hiện sinh không cần thiết phải tránh né việc dùng những
kỹ thuật rút ra từ liệu pháp hành vi hay từ một số lý thuyết nhận thức. Mỗi quan điểm đưa ra một cách
nhìn về việc hỗ trợ thân chủ trong vấn đề tìm kiếm bản ngã. Tôi khuyến khích bạn nghiên cứu tất cả các
học thuyết lớn, không để bị thay đổi bất kì quan điểm đơn lẻ nào mà bạn có, và cởi mở với những gì mà
bạn có thể tiếp thu từ các định hướng khác nhau như là nền tảng cho một quan điểm thống hợp sẽ dẫn lối
cho việc thực hành của bạn.

Trong việc phát triển một quan điểm thống hợp cá nhân, việc cảnh giác với vấn đề cố gắng trộn
lẫn những học thuyết lại với nhau trên nền tảng một giả định không tương hợp là điều quan trọng. Lazarus
(1995) hỏi, “Có khả năng như thế nào trong việc trộn hai hệ thống dựa trên những giả định hoàn toàn
khác nhau về cách hiểu, nguồn gốc, sự phát triển, duy trì, ý nghĩa, và quản lý vấn đề?” (tr. 156). Một
người ủng hộ chủ nghĩa chiết trung, Lazarus nhấn mạnh thường xuyên rằng việc pha trộn những lý thuyết
khác nhau có thể đưa đến kết quả là sự hỗn loạn. Ông phản đối khái niệm thống hợp lý thuyết. Ông thêm
vào rằng những nội dung nền tảng nghe có vẻ tương thích đó, khi xem xét kĩ lưỡng, là hoàn toàn không
phù hợp với nhau (xem bảng 15.B). Lazarus nhấn mạnh rằng sự thống hợp lý thuyết không dựa trên một
hỗn hợp các lý thuyết. Những nhà lâm sàng có thể chiết trung kỹ thuật trong đó họ chọn ra những phương
pháp từ bất kì trường phái nào mà không cần thiết phải gắn bó với lý thuyết gốc của họ.

10
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

Bảng 15.A Lý thuyết cơ bản

Trị liệu Phân tâm Con người cơ bản bị định đoạt bởi năng lượng tâm lý và các trải
nghiệm đầu đời. Những động lực và xung đột vô thức là trọng
tâm của hành vi hiện tại. Những nguồn lực không hợp lý rất
mạnh; con người bị điều khiển bởi các xung năng tính dục và
hung tính. Sự phát triển đầu đời là rất quan trọng bởi vì các vấn
đề nhân cách sau này có gốc rễ từ những xung đột bị dồn nén
thuở ấu thơ.
Trị liệu Adler Con người được thúc đẩy bởi hứng thú xã hội, bởi nỗ lức hướng
đến mục đích, bởi sự tự ti và sự vượt trội, và bởi việc đối phó
với những nhiệm vụ trong cuộc sống. Trọng tâm được nhấn
mạnh vào khả năng tích cực của cá nhân để sống trong xã hội
một cách hòa hợp. Con người có khả năng để giải thích, ảnh
hưởng, và tạo ra các sự kiện. Mỗi người khi còn nhỏ đã sớm xây
dựng cho mình một lối sống riêng, lối sống này có xu hướng
tương đối giữ nguyên liên tục trong suốt cuộc đời.
Liệu pháp Hiện sinh Trọng tâm được đặt vào bản chất các điều kiện con người, bao
gồm một khả năng để tự ý thức bản thân, sự tự do chọn lựa để
quyết định số phận của người đó, trách nhiệm, lo lắng, sự tìm
kiếm ý nghĩa, là thuộc về và hiện hữu trong mối tương quan với
người khác, nỗ lực là chính mình, cũng như đối mặt với sự sống
và cái chết.
Trị liệu Nhân vị trọng tâm Nhìn nhận con người một cách tích cực; chúng ta có khuynh
hướng trở nên hoàn thiện về chức năng. Trong bối cảnh một mối
quan hệ trị liệu, thân chủ trải nghiệm những cảm giác đã từng bị
từ chối nhận thức trước đây. Thân chủ hướng đến việc tăng
cường nhận thức, tự nhiên, tin tưởng vào bản thân, và việc định
hướng xuất phát từ bên trong.
Trị liệu Gestalt Con người phấn đấu hướng đến sự toàn thể và thống hợp trong
suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi. Những nội dung then chốt bao
gồm sự tiếp xúc giữa bản thân với người khác, các ranh giới, và
sự nhận thức. Quan điểm là không định trước, trong đó con
người được nhìn nhận là có khả năng nhận thức về cách mà

11
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

những ảnh hưởng ban đầu có mối liên hệ như thế nào đến các
khó khăn hiện tại. Như là một tiếp cận mang tính kinh nghiệm,
nó dựa trên nền tảng ở đây-bây giờ cũng như nhấn mạnh vào
việc nhận thức, lựa chọn cá nhân, và trách nhiệm.
Trị liệu Hành vi Hành vi là sản phẩm của học tập. Chúng ta vừa là sản phẩm vừa
là người sản xuất ra môi trường. Không có một tập hợp những
giả định thống nhất nào về việc hành vi có thể kết hợp tất cả
những quy trình đã có sẵn trong lĩnh vực hành vi. Liệu pháp
hành vi truyền thống dựa trên những nguyên tắc cổ điển và thao
tác.
Liệu pháp hành vi đương đại đã bị phân nhánh theo nhiều hướng
khác nhau.
Trị liệu hành vi nhận thức Cá nhân có xu hướng bám lấy những suy nghĩ sai lạc, điều này
dẫn đến các rối nhiễu trong cảm xúc và hành vi. Nhận thức
quyết định chủ yếu đến cách chúng ta cảm nhận và hành động.
Liệu pháp được định hướng cơ bản vào nhận thức và hành vi, nó
nhấn mạnh vai trò của suy nghĩ, quyết định, thắc mắc, hành
động, và quyết định lại. Đây là một mô thức tâm lý-giáo dục,
nhấn mạnh vào liệu pháp như là một quá trình học tập, bao gồm
đạt được và thực hành những kỹ năng mới, nắm bắt những lối tư
duy mới, và có được nhiều cách thức hiệu quả hơn trong đối phó
với các vấn đề.
Trị liệu thực tế Dựa trên lý thuyết về sự chọn lựa, tiếp cận này giả định rằng
chúng ta cần những mối quan hệ chất lượng để được hạnh phúc.
Những vấn đề tâm lý là kết quả của việc kháng cự lại sự điều
khiển bởi người khác hay là từ nỗ lực của chúng ta nhằm kiểm
soát người khác. Lý thuyết về chọn lựa là một sự giải thích cho
bản chất của con người và là cách thức để đạt được sự thỏa mãn
tốt nhất cho các mối quan hệ liên nhân cách.
Các tiếp hậu hiện đại Dựa trên giả thuyết cho rằng có những thực tế phức tạp và
những sự thật pha trộn, liệu pháp hiện đại bỏ đi ý tưởng rằng
thực tế là cái bên ngoài và có thể nắm bắt. Con người tạo ra ý
nghĩa cuộc đời họ thông qua việc giao tiếp với người khác. Tiếp
cận hiện đại tránh những thân chủ loạn thần kinh, có một cái

12
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

nhìn mơ hồ trong chẩn đoán, tránh tìm kiếm nguyên nhân bên
dưới vấn đề, và đánh giá cao việc khám phá sức mạnh và năng
lực của thân chủ. Liệu pháp tập trung vào việc sáng tạo ra những
giải pháp trong hiện tại và tương lai hơn là nói về các vấn đề.
Trị liệu hệ thống gia đình Gia đình được nhìn nhận từ quan điểm tương tác và hệ thống.
Thân chủ được kết nối với một hệ thống sống; một sự thay đổi ở
phần này của hệ thống sẽ dẫn đến sự thay đổi ở những phần
khác. Gia đình cung cấp bối cảnh cho việc hiểu về cách thức mà
các cá nhân hoạt động trong mối quan hệ với những người khác
và cách thức họ cư xử như thế nào.
Việc điều trị diễn ra với những đơn vị gia đình. Một hành vi rối
loạn chức năng của cá nhân có thể phát triển từ một đơn vị
tương tác trong gia đình và từ đó, vượt ra khỏi những hệ thống
lớn hơn..

Bằng cách giữ vững lý thuyết, nhưng chiết trung về kỹ thuật, thực hành gia có thể vạch ra một cách chính
xác các can thiệp mà họ sẽ dùng cho những thân chủ khác nhau, cũng như các phương tiện mà nhờ đó họ
sẽ chọn lựa những quy trình này. Lazarus (1997a, 1997b) cho rằng những nhà trị liệu nếu muốn can thiệp
hiệu quả với nhiều vấn đề và với các cộng đồng thân chủ khác nhau phải là những người linh hoạt và tháo
vát. Nhà trị liệu nên hỏi những câu hỏi nền tảng này khi đưa ra một chương trình trị liệu: “Công việc gì,
dành cho ai, và trong hoàn cảnh nào?” “Tại sao một số chương trình thì hữu ích và số khác thì không?”
“Điều gì có thể làm để đảm bảo sự thành công lâu dài và diễn tiến tích cực sau đó?”

Bảng 15.B Những nội dung chính

Trị liệu Phân tâm Sự phát triển nhân cách bình thường dựa trên việc xử lý thành
công và thống nhất các giai đoạn phát triển tâm tính dục. Sự
phát triển nhân cách thiếu hiệu quả là kết quả của việc giải quyết
không thỏa đáng một số giai đoạn nào đó. Lo âu là kết quả của
việc dồn nén những xung đột nền tảng. Các tiến trình vô thức
liên quan chủ yếu đến hành vi hiên tại.
Trị liệu Adler Những nội dung chính của mô thức này bao gồm tính thống nhất
của nhân cách, sự cần thiết nhìn nhận con người từ quan điểm
chủ quan của họ, và sự quan trọng của những mục đích sống

13
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

trong việc đưa ra định hướng hành vi. Con người được thúc đẩy
bởi quan tâm xã hội và bởi việc tìm kiếm những mục đích mang
lại ý nghĩa cho cuộc đời. Những nội dung chính khác là việc
phấn đấu cho sự ý nghĩa và vượt trội, phát triển một lối sống
riêng, và hiểu về phả hệ gia đình. Trị liệu là vấn đề mang đến sự
khuyến khích và hỗ trợ thân chủ trong việc thay đổi quan điểm
nhận thức và hành vi của họ.
Trị liệu Hiện sinh Hiện sinh là một tiếp cận mang tính trải nghiệm dành cho tham
vấn hơn là một mô thức trị liệu bền vững, nó nhấn mạnh vào
những điều kiện cốt lõi của con người. Một cách bình thường, sự
phát triển nhân cách dựa trên tính độc đáo của mỗi cá nhân.
Nhận thức về bản thân phát triển từ khi mới sinh. Hứng thú là ở
hiện tại và về cái mà một người trở thành. Tiếp cận có một định
hướng tương lai và nhấn mạnh vào tự nhận thức bản thân trước
khi hành động.
Trị liệu Nhân vị trọng tâm Thân chủ có tiềm năng để nhận thức được các vấn đề và cách
thức để giải quyết chúng. Niềm tin đặt vào khả năng tự định
hướng của thân chủ. Sức khỏe tinh thần là sự tương hợp giữa cái
tôi lý tưởng và cái tôi hiện thực. Sự điều chỉnh sai là kết quả của
việc không nhất quán giữa điều một người muốn là và điều mà
người đó là. Sự lưu ý của liệu pháp nhắm vào thời điểm hiện tại
và vào những trải nghiệm cũng như việc bộc lộ cảm giác.
Trị liệu Gestalt Chú ý vào những điều và cách thức trải nghiệm ngay ở đây và
bây giờ để giúp thân chủ chấp nhận tất cả các mặt của bản thân.
Những nội dung chính bao gồm sự toàn thể, tiến trình hình thành
ảnh, nhận thức, công việc chưa hoàn thành và tránh né, sự tiếp
xúc, và năng lượng.
Trị liệu Hành vi Tập trung vào hành vi bên ngoài, sự rõ ràng trong việc xác định
các mục đích trị liệu, phát triển một kế hoạch trị liệu cụ thể, và
đánh giá khách quan kết quả trị liệu. Hành vi hiện tại được chú
ý. Liệu pháp dựa trên những nguyên tắc lý thuyết học tập. Hành
vi bình thường được học thông qua sự củng cố và bắt chước.
Hành vi không bình thường là kết quả của việc học tập thất bại.
Trị liệu Hành vi nhận thức Mặc dù những vấn đề tâm lý có nguồn gốc từ thuở ấu thơ, chúng

14
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

được củng cố bởi những cách thức tư duy hiện tại. Hệ thống
niềm tin của một người là nguyên nhân cơ bản của các rối loạn.
Đối thoại bên trong đóng vai trò trung tâm trong hành vi của
một người. Thân chủ tập trung vào việc kiểm tra những giả định
và nhận thức sai lạc cũng như thay thế chúng bằng những niềm
tin phù hợp hơn.
Trị liệu thực tế Tập trung cơ bản vào điều mà thân chủ làm và làm thế nào để họ
đánh giá liệu những hành động hiện tại là phục vụ cho chính họ.
Con người được thúc đẩy chủ yếu là để thỏa mãn nhu cầu của
họ, đặt biệt là nhu cầu có một mối quan hệ ý nghĩa. Tiếp cận từ
chối những hình thức y khoa, khái niệm về sự chuyển giao, vô
thức, và chú ý vào quá khứ của một người.
Các tiếp hậu hiện đại Liệu pháp có xu hướng ngắn gọn cũng như hướng vào hiện tại
và tương lai. Con người không phải là vấn đề, vấn đề mới chính
là vấn đề. Việc nhấn mạnh tập trung vào sự thể hiện bên ngoài
của vấn đề và tìm kiếm những ngoại lệ của vấn đề. Liệu pháp
bao gồm một sự đối thoại hợp tác trong đó nhà trị liệu và thân
chủ cùng nhau tìm ra giải pháp. Bằng việc nhận diện những
trường hợp mà trong đó vấn đề không tồn tại, thân chủ có thể tạo
ra những cách thức mới và thiết kế một cuộc đời mới cho chính
mình.
Trị liệu hệ thống gia đình Tập trung vào những kiểu thức giao tiếp trong gia đình, cả giao
tiếp ngôn từ và phi ngôn từ. Các vấn đề trong mối quan hệ có
thể có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những triệu
chứng được nhìn nhận như là cách giao tiếp nhằm mục đích điều
khiển các thành viên khác trong gia đình. Những nội dung chính
biến đổi tùy thuộc vào định hướng cụ thể tuy nhiên gồm có sự cá
biệt hóa, mối quan hệ tay ba, liên minh quyền lực, động lực gia
đình gốc, những kiểu thức tương tác chức năng với loạn chức
năng, và xử lý các tương tác ở đây-bây giờ. Hiện tai quan trọng
hơn việc khám phá những trải nghiệm trong quá khứ.

15
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Lazarus tin rằng một số thân chủ đáp ứng với tham vấn viên ấm áp, không trang trọng nhưng số
khác lại muốn những tham vấn viên nghiêm chỉnh hơn. Một số thân chủ làm việc tốt với nhà trị liệu tĩnh
lặng và không mạnh bạo, trong khi số khác lại làm việc tốt nhất với những nhà trị liệu định hướng và
thoải mái. Hơn nữa, những thân chủ như thế dường như đáp ứng một cách thiện chí với các kỹ thuật và
phong cách trị liệu khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Lazarus (1996a) đề cập đến tầm quan trọng của một nhà trị liệu đảm nhiệm vai trò chủ động trong
việc pha trộn một phong cách trị liệu linh hoạt với một tập hợp những kỹ thuật như là cách để nâng cao
kết quả trị liệu. Ông cho rằng một nhà trị liệu khéo léo có khả năng xác định thời điểm nào thích hợp và
không thích hợp để đương đầu, thời điểm nào để định hướng và để cho phép thân chủ đấu tranh, khi nào
trang trọng và không trang trọng, khi nào để bộc lộ bản thân và khi nào thì giấu mình, cũng như khi nào
dịu dàng và khi nào mạnh bạo. Lazarus khẳng định rằng việc chọn lựa cách quan hệ ít nhất cũng quan
trọng ngang với việc chọn lựa kỹ thuật. (Để có cái nhìn về những quy trình đa phương thức và cơ sở của
chúng, xem chương 9).

Một trong những thử thách mà bạn phải đối mặt khi là một tham vấn viên đó là việc cung cấp
những dịch vụ trị liệu ngắn gọn, bao quát, hiệu quả, và linh hoạt. Nhiều định hướng trị liệu được chỉ ra
trong cuốn sách này có thể ứng dụng vào trong điều trị ngắn. Thực tế lâm sàng kết hợp với trị liệu ngắn
hàm ý về một định hướng linh hoạt, chiết trung. Hầu hết những dạng liệu pháp tâm lý ngắn hạn mang bản
chất ngắn gọn, mối quan hệ hợp tác, và định hướng mang tính thống hợp (Preston, 1998; Prochaska &
Norcross, 2007). Một trong những thúc đẩy cho việc thống hợp các liệu pháp tâm lý đó là sự tăng lên các
liệu pháp ngắn gọn và sức ép phải làm việc nhiều hơn cho một cộng đồng thân chủ đa dạng nhưng chỉ
giới hạn trong vòng 6 đến 20 buổi. Prochaska và Norcross đưa ra một quan điểm xuất sắc khi tuyên bố
rằng việc điều trị ngắn gọn hiệu quả phụ thuộc vào số giờ tham vấn viên đặt vào ít hơn so với phụ thuộc
vào cái mà thân chủ đặt vào trong những tiếng đồng hồ đó. Thách thức cho những thực hành gia theo
quan điểm thống hợp là việc nắm bắt cách thức làm thế nào để xác định một cách nhanh chóng và hệ
thống các vấn đề, xây dựng một mối quan hệ hợp tác với thân chủ, và can thiệp với một loạt những
phương thức cụ thể. Trong cuốn sách của ông mang tên Brief but Comprehensive Psychotherapy: The
Multimodal Way (1997a), Lazarus chỉ ra cách để cung cấp một liệu pháp tâm lý ngắn hạn nhưng bao quát.

Một quan điểm thống hợp khi nó đạt được một sự thống hợp mang tính hệ thống các nguyên tắc
và phương pháp nền tảng chung cho nhiều tiếp cận trị liệu. Sức mạnh của thống hợp mang tính hệ thống
dựa trên cơ sở nó có khả năng để truyền dạy, sao chép, đánh giá (Norcross & Beuler, 2008). Để phát triển
kiểu thống hợp này, bạn thậm chí sẽ cần phải thông suốt một số lý thuyết, cởi mở với ý tưởng rằng các
học thuyết này có thể được kết nối theo những cách nào đó, và sẵn sàng kiểm tra liên tục các giả thuyết

16
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

của bạn để xác định xem chúng hoạt động tốt như thế nào. Phát triển một quan điểm thống hợp hệ thống
là sản phẩm của rất nhiều nỗ lực học hỏi, thực hành lâm sàng, nghiên cứu, và hình thành nên các lý
thuyết.

Bảng 15.C Những mục đích trị liệu

Trị liệu Phân tâm Đưa những điều ở tầng vô thức lên ý thức. Nhằm tái cấu trúc
nền tảng nhân cách. Hỗ trợ thân chủ làm sống lại những trải
nghiệm ban đầu và khơi thông những mâu thuẫn bị dồn nén. Đạt
được sự ý thức về mặt lý trí và cảm xúc.

Trị liệu Adler Thách thức những giả thuyết cơ bản và mục đích sống của thân
chủ. Đưa ra sự khích lệ từ đó cá nhân có thể phát triển những
mục đích hữu ích cho xã hội và tăng cường quan tâm xã hội.
Phát triển cảm giác thuộc về của thân chủ.

Trị liệu Hiện sinh Giúp đỡ con người nhận thấy rằng họ tự do và trở nên ý thức về
khả năng của họ. Thách thức họ để họ nhân ra rằng họ có trách
nhiệm đối với các sự kiện mà trước đây họ từng nghĩ là đã xảy
ra đối với họ. Xác định những yếu tố ngăn cản sự tự do.

Trị liệu Nhân vị trọng tâm Cung cấp một môi trường an toàn có lợi cho việc tự khám phá
của thân chủ, nhờ đó họ có thể nhận ra những chướng ngại ngăn
cản sự trưởng thành và có thể trải nghiệm những khía cạnh của
bản thân mà trước đây họ đã từ chối hoặc bóp méo. Làm cho họ
có khả năng hướng đến sự cởi mở, tin tưởng hơn vào bản thân,
sẵn sàng bước vào tiến trình, cũng như tăng cường tính tự nhiên
và sống động. Tìm ra ý nghĩa và trải nghiệm cuộc sống một cách
trọn vẹn. Tăng cường khả năng tự định hướng.

Trị liệu Gestalt Hỗ trợ thân chủ đạt được sự nhận thức trong từng thời khắc trải
nghiệm, đồng thời mở rộng khả năng kiến tạo chọn lựa. Thúc
đẩy sự thống hợp bản ngã.

Trị liệu Hành vi Loại bỏ những hành vi kém thích nghi và học những hành vi có
ích hơn. Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi và tìm
giải pháp cho các hành vi có vấn đề. Khuyến khích thân chủ

17
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

đóng một vai trò chủ động, hợp tác trong việc thiết lập mục đích
trị liệu rõ ràng và đánh giá mức độ hoàn thành của chúng.

Trị liệu Hành vi nhận thức Thử thách thân chủ đối diện trước những niềm tin sai lạc với các
bằng chứng mâu thuẫn mà họ tập hợp và đánh giá. Nhằm giúp
đỡ thân chủ tìm ra những niềm tin sai lạc và giảm thiểu đến mức
tối đa. Trở nên nhận thức những suy nghĩ máy móc và thay đổi
chúng.

Trị liệu Thực tế Giúp đỡ con người đạt được một cách hiệu quả hơn tất cả nhu
cầu tâm lý của họ. Làm cho thân chủ có khả năng tái kết nối với
người mà họ chọn để đặt vào trong thế giới riêng của họ và dạy
cho thân chủ lý thuyết về sự chọn lựa.

Các tiếp cận hậu hiện đại Nhằm thay đổi cách thân chủ nhìn nhận vấn đề và điều họ có thể
làm đối với lo âu của họ. Việc hợp tác xây dựng những mục đích
cụ thể, rõ ràng, chi tiết, thực tế, và có thể quan sát mang đến sự
thay đổi tích cực. Giúp thân chủ tạo ra một sự tự nhận định bản
thân trên nền tảng các khả năng và nguồn lực từ đó họ có thể
giải quyết cái mối băn khoăn ở hiện tại và tương lai. Hỗ trợ thân
chủ trong việc nhìn nhận cuộc sống của họ một cách tích cực,
hơn là đắm chìm vào trong vấn đề.

Trị liệu hệ thống gia đình Nhằm giúp đỡ các thành viên trong gia đình nhận thức về kiểu
hình các mối quan hệ đang hoạt động thiếu hiệu quả và tạo nên
các cách tương tác mới.

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIẾN TRÌNH TRỊ LIỆU


NHỮNG MỤC TIÊU TRỊ LIỆU
Những mục đích trong tham vấn gần như cũng đa dạng ngang với các tiếp cận trị liệu. Một số
mục đích gồm có tái cấu trúc nhân cách, khám phá vô thức, tạo ra quan tâm xã hội, tìm ý nghĩa cuộc
sống, điều trị xáo trộn cảm xúc, kiểm tra các quyết định cũ và đưa ra quyết định mới, phát triển lòng tin
vào bản thân, trở nên hiện thực hóa bản thân hơn, giảm lo âu, giảm thiểu hành vi kém thích nghi và học

18
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

tập những mô hình thích nghi, đạt được sự kiểm soát cuộc sống hiệu quả hơn, và tái tạo một câu chuyện
cuộc đời mới (Bảng 15.C). Có hay không một mẫu số chung cho những mục đích trên?

Sự đa dạng này có thể được đơn giản hóa bằng cách xem xét mức độ phổ biến hay đặc thù của
các mục đích. Những mục đích tồn tại xếp thành một mạch liên tục từ chi tiết, cụ thể, và ngắn hạn ở đầu
này, đến khái quát, tổng thể, và dài hạn ở đầu kia. Các tiếp cận hành vi nhận thức nhấn mạnh vào đầu
mạch; các liệu pháp định hướng theo mối quan hệ lại có xu hướng nhấn mạnh vào cuối mạch. Những mục
đích ở đầu bên kia của mạch không cần thiết phải ngược lại; nó là vấn đề của việc chúng được xác định
cụ thể như thế nào.

CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ TRỊ LIỆU


Trong làm việc hướng đến một quan điểm thống hợp, bản hãy hỏi mình những câu hỏi sau:

 Chức năng của nhà trị liệu thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn của tiến trình tham vấn như thế nào?
 Nhà trị liệu liệu có duy trì một vai trò cơ bản, hay vai trò này biến đổi phù hợp với đặc điểm của
thân chủ?
 Bằng cách nào tham vấn viên xác định việc chủ động và định hướng?
 Cấu trúc được xử lý như thế nào khi buổi trị liệu được tiến hành?
 Điều kiện tốt nhất cho sự cân bằng trách nhiệm trong mối quan hệ thân chủ-nhà trị liệu là gì?
 Tham vấn viến nên tự bày tỏ vào lúc nào và đến mức nào?

Khi bạn đã nhìn nhận qua việc nghiên cứu 11 tiếp cận trị liệu, một vấn đề trọng yếu của mỗi hệ
thống đó việc nhà trị liệu có thể thực hiện kiểm soát hành vi của thân chủ đến mức độ nào cả trong và
ngoài các buổi trị liệu. Ví dụ, những nhà trị liệu hành vi nhận thức và nhà trị liệu thực tế hoạt động bên
trong một bối cảnh tập trung vào hiện tại, định hướng, mô phạm, cấu trúc, và giáo dục tâm lý. Họ thường
xuyên giao nhiệm vụ về nhà, được thiết kế để thân chủ thực hành hành vi mới bên ngoài các buổi trị liệu.
Ngược lại, nhà trị liệu nhân vị trọng tâm hoạt động với một cấu trúc lỏng và ít xác định hơn. Nhà trị liệu
tập trung vào hoàn cảnh và tường thuật xem thân chủ là người thông hiểu về đời sống của anh ấy hoặc cô
ấy, nhưng thường thì họ định hướng và chủ động với những câu hỏi.

Việc cấu trúc tùy thuộc vào thân chủ và hoàn cảnh cụ thể mà họ mang đến trị liệu. Theo quan
điểm của tôi, cấu trúc rõ ràng là quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của tham vấn vì nó khuyến khích
thân chủ nói về những vấn đề đưa họ tìm đến trị liệu. Trong cách thức hợp tác, là hữu ích cho cả tham vấn
viên và thân chỉ trong việc thực hiện một vài đánh giá ban đầu, điều này có thể đưa ra một tâm điểm cho
tiến trình trị liệu. Càng sớm càng tốt, thân chủ nên nhận được một sự chia sẻ ý nghĩa về trách nghiệm

19
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

trong việc quyết định nội dung của các buổi trị liệu. Từ đầu, thân chủ có thể được trao quyền nếu như
tham vấn viên mong đợi thân chủ trở thành một người tham gia chủ động trong cả quá trình.

TRẢI NGHIỆM CỦA THÂN CHỦ TRONG TRỊ LIỆU


Hầu hết thân chủ chia sẻ một số mức độ đau khổ, khó chịu hay ít nhất cũng là sự bất mãn. Có một
sự trái ngược giữa điều mà họ muốn là với điều mà họ là. Một số đến với trị liệu vì họ hi vọng chữa lành
một hoặc một nhóm triệu chứng nào đó: Họ muốn thoát khỏi chứng đau nửa đầu, giải thoát mình khỏi sự
tấn công của chứng lo âu mãn tính, sụt cân, hoặc để nhận được sự giúp đỡ cho chứng trầm cảm. Họ có thể
có xung đột về cảm xúc và hành động, đấu tranh với việc tự xem thường bản thân, hoặc bị hạn chế về
thông tin hay kỹ năng. Nhiều người tìm cách giải quyết xung đột với người thân. Ngày càng nhiều người
tham gia điều trị những vấn đề mang tính hiện sinh; những lời kêu ca của họ không xác định nhưng liên
quan đến các trải nghiệm về nỗi trống trải, thấy cuộc sống vô nghĩa, buồn chán, những mối quan hệ cá
nhân không trọn vẹn, tình trạng lo âu quá mức không rõ ràng, thiếu những cảm xúc mãnh liệt, và sự đánh
mất cảm giác bản thể.

Mong đợi ban đầu của nhiều thân chủ là nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp và có kết quả
nhanh chóng. Họ thường có niềm hi vọng lớn lao về những thay đổi lớn trong cuộc sống chỉ với một chút
nỗ lực về phía họ. Dần dần trong tiến trình trị liệu, thân chủ khám phá ra rằng họ phải chủ động, chọn lựa
những mục đích của chính họ và làm việc hướng đến chúng, cả trong các phiên trị liệu và trong cuộc sống
hàng ngày. Một số thân chủ có thể thấy có lợi từ việc nhận thức được và bộc lộ những cảm xúc bị dồn
nén, số khác sẽ cần kiểm tra lại những suy nghĩ và niềm tin của họ, số nữa thì cần nhất là bắt đầu việc cư
xử theo cách khác, và lại có những người sẽ nhận được lợi ích từ việc trò chuyện với bạn về các mối quan
hệ họ có với người thân. Hầu hết thân chủ sẽ cần phải làm gì đó trên cả ba chiều kích – cảm xúc, suy
nghĩ, và hành vi – vì những chiều kích này có tương tác với nhau.

Trong việc quyết định những can thiệp hữu ích nhất, cần tính đến nền tảng văn hóa, sắc tộc, và
kinh tế xã hội của thân chủ. Hơn thế nữa, trọng tâm của việc tham vấn có thể thay đổi khi thân chủ bước
vào những giai đoạn khác nhau trong quá trình tham vấn. Mặc dù một số thân chủ ban đầu cảm thấy cần
được lắng nghe và được phép giải bày những cảm xúc trong lòng, họ có thể nhận được lợi ích sau đó tự
việc kiểm tra các mô hình suy nghĩ góp phần vào nỗi đau tâm lý của họ. Và chắc chắn tại một số thời
điểm nào đó trong quá trình điều trị, điều quan trọng đó là thân chủ chuyển những gì họ nằm bắt được về
bản thân mình vào trong hành động cụ thề. Tình huống môi trường mà thân chủ nhận được mang đến một
khung sườn cho việc chọn lựa những can thiệp phù hợp nhất.

Lắng nghe phản hồi của thân chủ về tiến trình trị liệu là cực kỳ quan trọng. Một trong những cách
tốt nhất để nâng cao hiệu quả của việc điều trị tâm lý chính là thông qua việc thân chủ định hướng, thông

20
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

báo trước kết quả trị liệu (Duncan, Miller, & Sparks, 2004). Nhà trị liệu cần nhận định hướng từ thân chủ.
Nếu nhà trị liệu lắng nghe những phản hồi của thân chủ trong suốt tiến trình trị liệu, thân chủ có thể trở
thành một người tham gia trọn vẹn và bình đẳng trong mọi mặt của việc điều trị. Trong cuốn sách của họ,
The Heroic Client, Duncan và đồng sự của ông (2004) nhấn mạnh rằng “đây là thời điểm để nhìn lại thân
chủ không chỉ như một anh hùng trong vở kịch trị liệu mà còn là đạo diễn cho nỗ lực thay đổi” (tr. 26).

Sức mạnh và quan điểm của thân chủ là nền tảng cho công việc trị liệu, và các tác giả chủ trương
một đánh giá hệ thống và vững chắc các quan điểm về quá trình của thân chủ, chúng cho phép nhà trị liệu
thiết kế liệu pháp phù hợp với nhu cầu cá nhân và đặc điểm của từng thân chủ. Dùng việc phản hồi thân
chủ, nhà trị liệu có thể điều chỉnh những kỹ thuật của họ để cho ra kết quả có lợi tối đa. Về bản chất,
Duncan và đồng sự bảo vệ việc đưa ra bằng chứng trên nền tảng thực hành hơn là thực hành trên nền tảng
bằng chứng: “Biết trước kết quả trị liệu không chỉ khuyếch đại tiếng nói của thân chủ mà còn đưa ra
phương pháp khả thi nhất, được nghiên cứu kiểm tra để nâng cao hiệu quả lâm sàng” (tr. 29).

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHÀ TRỊ LIỆU VÀ THÂN CHỦ


Đa số tiếp cận chia sẻ nền tảng chung trong việc thừa nhận tầm quan trọng của mối quan hệ trị
liệu. Quan điểm Hiện sinh, Nhân vị trọng tâm, Gestalt, và hiện đại nhấn mạnh mối quan hệ liên nhân cách
là sự quyết định cốt yếu cho kết quả trị liệu. Trị liệu lý trí cảm xúc hành vi, trị liệu hành vi nhận thức, và
trị liệu hành vi chắc chắn không bỏ qua yếu tố quan hệ, song họ đặt ít sự nhấn mạnh vào mối quan hệ và
đặt nhiều hơn vào hiệu quả của các kỹ thuật (Bảng 15.D).

Tham vấn là một vấn đề về nhân cách liên quan đến mối quan hệ liên nhân cách, và bằng chứng
chỉ ra rằng tính trung thực, sự thật thà, chấp nhận, thấu hiểu, và thoải mái là những yếu tố nền tảng cho
một kết quả thành công. Mức độ quan tâm của nhà trị liệu, sự nhiệt tình và khả năng hỗ trợ thân chủ, cũng
như tính thành thật của họ ảnh hưởng đến mối quan hệ. Theo Lambert và Barley (2002), rất nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng chất lượng của mối quan hệ trị liệu là quan trọng sống còn trong việc xây dựng quá trình
tham vấn: “Nghiên cứu cho thấy những kỹ thuật cụ thể đóng góp vào kết quả ít hơn so với yếu tố quan hệ
liên nhân cách, điều này chung cho tất cả các liệu pháp” (tr. 35). Norcross (2002a) tuyên bố rằng bằng
chứng thực nghiệm chỉ ra cả mối quan hệ thân chủ-nhà trị liệu và những phương pháp nhà trị liệu dùng
liên quan trực tiếp đến kết quả trị liệu: “Nghiên cứu cho thấy rằng một nhà trị liệu tâm lý hiệu quả là một
người sử dụng những phương pháp cụ thể, đưa ra một mối quan hệ mạnh, và tùy biến cả những phương
pháp cụ thể và quan hệ đó theo cá nhân và điều kiện” (tr. 26).

Khi bạn nghĩ về việc phát triển quan điểm tham vấn cá nhân của bạn, hãy cân nhắc về vấn đề kết
nối giữa thân chủ và tham vấn viên. Tôi chắc chắn không bảo vệ cho việc thay đổi nhân cách của bạn cho
phù hợp với quan điểm về cái mà mỗi thân chủ mong đợi; điều quan trọng là bạn là chính mình khi gặp

21
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

thân chủ. Bạn cũng cần xem xét đến thực tế rằng bạn sẽ có thể không có khả năng làm việc hiệu quả với
mọi thân chủ. Một số thân chủ sẽ làm việc tốt hơn với những tham vấn viên có kiểu nhân cách khác và
phong cách trị liệu khác với bạn. Do đó, tôi đề nghị một sự nhạy cảm trong việc đánh giá điều mà thân
chủ của bạn cần, kèm theo những đánh giá tốt về tính phù hợp của mối quan hệ giữa bạn và thân chủ tiềm
năng.

Bảng 15. D Mối quan hệ trị liệu

Trị liệu Phân tâm Các nhà Phân tâm cổ điển thường ẩn mình, và để thân chủ
phóng chiếu lên họ. Trọng tâm được đặt vào việc giảm sự chống
đối hình thành trong quá trình làm việc với sự chuyển di và giúp
thiết lập sự điều khiển của lý trí nhiều hơn. Thân chủ trải qua
tiến trình phân tâm dài hạn, thực hiện liên tưởng tự do để khám
phá những mâu thuẫn, và đạt được nội thị thông qua trò chuyện.
Nhà phân tâm đưa ra các diễn dịch nhằm chỉ cho thân chủ thấy ý
nghĩa của những hành vi hiện tại liên quan tới quá khứ. Trị liệu
Phân tâm Đương thời chú trọng vào mối quan hệ và nhấn mạnh
vào những chiều kích ở đây-bây giờ của nó.
Trị liệu Adler Sự nhấn mạnh được đặt vào trách nhiệm chung, vào việc cùng
nhau xác định các mục đích, vào niềm tin và tôn trọng lẫn nhau,
cũng như sự bình đẳng. Trọng tâm chính là việc xác định, khám
phá, và vạch ra những mục đích sai lầm và những giả định lỗi
trong lối sống của con người.
Trị liệu Hiện sinh Nhiệm vụ chính của nhà trị liệu là nắm bắt chính xác sự hiện
hữu của thân chủ trong thế giới và thiết lập một cuộc gặp gỡ
mang tính cá nhân và xác thực với họ. Sự gần gũi của mối quan
hệ thân chủ - nhà trị liệu và sự xác thực của cuộc gặp gỡ tại đây-
và-bây giờ được nhấn mạnh. Cả thân chủ và nhà trị liệu có thể
được thay đổi trong cuộc đối mặt.
Liệu pháp Nhân vị trọng tâm Mối quan hệ là ưu tiên hàng đầu. Những phẩm chất của nhà trị
liệu, bao gồm chân thực, nhiệt tình, thấu cảm đúng đắn, tôn
trọng, và không phán xét – cũng như việc giao tiếp bằng những
thái độ đó với thân chủ - được nhấn mạnh. Thân chủ dựa vào
mối quan hệ chân thực với nhà trị liệu nhằm giúp họ ứng dụng

22
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

những gì học được vào các mối quan hệ khác.


Trị liệu Gestalt Trọng tâm được đặt vào mối bạn hệ I/Thou và chất lượng hiện
diện của nhà trị liệu. Thái độ và hành vi của nhà trị liệu có giá trị
hơn những kỹ thuật được sử dụng. Nhà trị liệu không diễn dịch
cho thân chủ mà sẽ hỗ trợ họ những phương tượng nhằm tạo ra
sự diễn dịch cho riêng mình. Thân chủ nhận diện và thực hiện
các công việc chưa hoàn thành trong quá khứ đang cản trở hoạt
động hiện tại của họ.
Trị liệu Hành vi Nhà trị liệu chủ động, định hướng và hoạt động như là một giáo
viên hay một người thầy trong việc giúp đỡ thân chủ nắm bắt
nhiều hơn các hành vi hữu ích. Thân chủ phải chủ động trong
quá trình và trong việc trải nghiệm những hành vi mới. Mặc dù
một mối quan hệ trị liệu chất lượng không được xem là đủ để
mang đến sự thay đổi, nhưng nó được cho là cốt lõi trong việc
thực hiện các quy trình hành vi.
Trị liệu Hành vi nhận thức Trong REBT, nhà trị liệu hoạt động như là một giáo viên và thân
chủ là một học sinh. Nhà trị liệu mang tính định hướng cao và
hướng dẫn cho thân chủ một mô hình A-B-C nhằm thay đổi
nhận thức của họ. Trong CT trọng tâm đặt vào một mối quan hệ
hợp tác. Dùng chất vấn Socrates, nhà trị liệu hỗ trợ thân chủ
trong việc xác định những niềm tin gây mất chức năng và khám
phá ra các quy luật khác cho cuộc sống. Nhà trị liệu thúc đẩy
những trải nghiệm đúng đắn dẫn đến việc nắm bắt các kỹ năng
mới. Thân chủ đạt được sự nội thị các vấn đề của họ và sau đó
phải thực hành một cách chủ động việc thay đổi suy nghĩ và
hành động tự bại.
Trị liệu Thực tế Chức năng chính của nhà trị liệu là tạo ra một mối quan hệ tốt
đẹp với thân chủ. Những nhà trị liệu sau đó có thể gắn bó với
thân chủ trong việc đánh giá về tất cả các mối quan hệ của họ
với sự tôn trọng đối với điều mà họ muốn cũng như họ có ích
như thế nào trong việc này. Nhà trị liệu tìm ra cái mà thân chủ
muốn, yêu cẩu họ làm điều họ lựa chọn, mời họ đánh giá hành vi
hiện tại, giúp đỡ họ lên kế hoạch thay đổi, và cho họ thực hiện
một cam kết. Nhà trị liệu là người ủng hộ thân chủ, miễn là thân

23
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

chủ sẵn sàng nỗ lực để cư xử một cách có trách nhiệm.


Các tiếp cận hậu hiện đại Trị liệu là sự cộng tác. Thân chủ được xem là người am hiểu về
cuộc đời mình. Nhà trị liệu dùng những đối thoại hỏi đáp để
giúp thân chủ giải thoát chình mình khỏi những quá khứ đầy rẫy
vấn đề và tạo ra những chuyện kể khẳng định cuộc sống mới.
Những nhà trị liệu tập trung vào giải pháp đóng một vai trò chủ
động trong việc hướng dẫn thân chủ thoát khỏi việc nói về vấn
đề và hướng đến việc nói về giải pháp. Thân chủ được khuyến
khích khám phá sức mạnh của mình và sáng tạo các giải pháp sẽ
mang đến một tương lai tươi đẹp hơn. Nhà trị liệu tường thuật
hỗ trợ thân chủ bộc lộ các vấn đề và hướng dẫn họ thách thức
những chuyện kể tự giới hạn bản thân và tạo ra những chuyện kể
mang tính tự do hơn.
Trị liệu hệ thống gia đình Nhà trị liệu gia đình hoạt động như một giáo viên, người huấn
luyện, hình mẫu, và cố vấn. Gia đình học cách thức phát hiện và
giải quyết vấn đề đang khiến các thành viên bị mắc kẹt, và học
hỏi những kiểu thức được truyền từ thế này sang thế hệ khác.
Một số cách tiếp cận tập trung vào vai trò của nhà trị liệu như là
một chuyên gia; số khác lưu tâm chú trọng những gì đang diễn
ra ở đây và bây giờ trong các phiên trị liệu gia đình. Tất cả các
nhà trị liệu gia đình đều quan tâm đến tiến trình tương tác trong
gia đình và việc hướng dẫn các kiểu thức giao tiếp.

Mặc dù bạn không giống thân chủ của bạn hoặc không có những trải nghiệm về các vấn đề tương
tự để làm việc hiệu quả với họ, điều quan trọng là bạn có thể hiểu về thế giới của họ và tôn trọng họ. Hỏi
chính mình về việc chuẩn bị bản thân như thế nào cho tốt để tham vấn cho thân chủ đến từ những nền văn
hóa khác nhau. Bạn nghĩ bạn có thể xây dựng thành công một mối quan hệ đến mức độ nào với thân chủ
thuộc một chủng tộc khác? Nhóm dân giáo? Giới tính? Tuổi tác? Định hướng tính dục? Định hướng tâm
linh/ tôn giáo? Nhóm kinh tế xã hội khác? Bạn có nhìn thấy bất kỳ một rào chắn vô hình nào đó có thể
làm cho bạn gặp khó khăn để hình thành một mối quan hệ làm việc với những thân chủ nhất định? Cũng
là quan trọng trong việc xem xét mô tả của thân chủ, mức độ phòng vệ, ưu tiên điều trị và giai đoạn thay
đổi. Những kiểu thân chủ khác nhau đáp ứng tốt hơn với những phong cách trị liệu và quan hệ khác nhau
(Norcross, 2002a). Những thực hành gia lựa chọn các kỹ thuật và phong cách trị liệu phù hợp với đặc

24
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

điểm nhân cách của thân chủ. Norcross và Beutler (2008) bảo vệ những phương thức được thiết kế phù
hợp với cả thân chủ và tham vấn viên. Họ viết:

Mục đích của liệu pháp tâm lý thống hợp không phải là xây dựng một sự điều trị đơn lẻ hay tổng hợp, mà
là chọn ra những liệu pháp khác nhau theo phản hồi của bệnh nhân và theo những mục đích trị liệu, theo
một tập hợp những nguyên tắc thống hợp đã được xây dựng. Kết quả có được là một liệu pháp hiệu quả
và hiệu nghiệm hơn so với một tiếp cận lý thuyết đơn lẻ - và một liệu pháp phù hợp với cả thân chủ và
nhà lâm sàng. (tr. 549)

VỊ TRÍ CỦA KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH LƯỢNG TRONG THAM VẤN


NHỮNG KỸ THUẬT RÚT RA TỪ CÁC TIẾP CẬN KHÁC NHAU
Những nhà trị liệu có hiệu quả kết hợp rất nhiều các quy trình vào trong phong cách trị liệu của
họ. Phụ thuộc rất nhiều vào mục đích trị liệu, bối cảnh, nhân cách và phong cách của nhà trị liệu, các
phẩm chất của riêng thân chủ và những vấn đề được chọn để can thiếp. Bất chấp mô thức trị liệu mà bạn
làm việc, bạn phải quyết định những kỹ thuật quy trình, hay phương pháp can thiệp nào để sử dụng, khi
nào thì dùng chúng, và dùng với thân chủ nào? Hãy dành thời gian để xem lại bảng 15.E và 15.F về
những kỹ thuật trị liệu và áp dụng. Chú ý kĩ vào trọng tâm của mỗi phong cách trị liệu và cách làm thế
nào để trọng tâm đó hữu ích trong việc thực hành của bạn.

Bảng 15.E Các kỹ thuật trị liệu

Trị liệu Phân tâm Các kỹ thuật chính bao gồm diễn dịch, phân tích giấc mơ, liên
tưởng tự do, phân tích sự chống đối, phân tích sự chuyển di, và
hiểu về chuyển di ngược. Các kỹ thuật được thiết kế để giúp
thân chủ nắm được con đường dẫn tới các xung đột vô thức của
họ, điều này đưa đến việc nội thị và cuối cùng là sự đồng hóa
các chất liệu mới bởi Cái Tôi.

Trị liệu Adler Những người theo Adler chú ý nhiều hơn đến trải nghiệm chủ
quan của thân chủ hơn là các kỹ thuật. Một số kỹ thuật gồm có
thu thập dữ liệu tiểu sử (nhóm gia đình, hồi ức đầu đời, ưu thế cá
nhân), chia sẻ những diễn giải với thân chủ, đưa ra sự khích lệ,

25
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

và hỗ trợ thân chủ trong việc tìm kiếm các khả năng mới.

Trị liệu Hiện sinh Rất ít kỹ thuật bắt nguồn từ tiếp cận này và nó nhấn mạnh đầu
tiên vào việc thấu hiểu, thứ hai mới là kỹ thuật. Nhà trị liệu có
thể mượn các kỹ thuật từ những tiếp cận khác và kết hợp chúng
vào trong cấu trúc Hiện sinh. Chẩn đoán, kiểm tra, và đo lường
biểu hiện không được xem là quan trọng. Vấn đề được nhắm đến
là tự do và trách nhiệm, đơn độc và các mối quan hệ, ý nghĩa và
sự vô nghĩa, sự sống và cái chết.

Trị liệu Nhân vị trọng tâm Tiếp cận này dùng rất ít kỹ thuật mà nhấn mạnh vào thái độ của
nhà trị liệu và “cách thức hiện hữu”. Nhà trị liệu nỗ lực lắng
nghe chủ động, phản ánh cảm xúc, làm sáng tỏ, và “hiện diện”
với thân chủ. Mô hình này không bao gồm việc kiểm tra chẩn
đoán, diễn dịch, làm một tiểu sử ca, hoặc hỏi hay tìm kiếm thông
tin.

Trị liệu Gestalt Hàng loạt những thực nghiệm được thiết kế để tăng cường trải
nghiệm và để thống hợp các cảm xúc mâu thuẫn. Các thực
nghiệm được hợp tác xây dựng bởi nhà trị liệu và thân chủ thông
qua đối thoại I/Thou. Nhà trị liệu có quyền sáng tạo những thực
nghiệm của riêng mình. Các chẩn đoán và trắc nghiệm chính
thức không được đòi hỏi như một phần của liệu pháp.

Trị liệu Hành vi Những kỹ thuật chính bao gồm củng cố, định hình, làm mẫu,
giải mẫn cảm hệ thống, các phương pháp thư giãn, tràn ngập,
chuyển động mắt và giải mẫn cảm tái xử lý, tái cấu trúc nhận
thức, huấn luyện kỹ năng quyết đoán và xã hội, các chương trình
tự quản lý bản thân, các phương pháp lưu tâm và chấp nhận,
diễn tập hành vi, huấn luyện, và các kỹ thuật trị liệu đa phương
thức khác nhau. Việc chẩn đoán hay đánh giá được thực hiện
vào khởi đầu để xác định một kế hoạch điều trị. Những câu hỏi
tập trung vào “cái gì”, “như thế nào”, và “khi nào” (nhưng
không có “tại sao”). Hợp đồng và nhiệm vụ về nhà cũng được
lưu tâm sử dụng.

26
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

Trị liệu Hành vi nhận thức Nhà trị liệu dùng rất nhiều các kỹ thuật nhận thức, cảm xúc,
hành vi khác nhau; những phương pháp đa dạng được thiết kế
phù hợp với từng cá nhân thân chủ. Đó là một liệu pháp chủ
động, định hướng, giới hạn thời gian, tập trung vào hiện tại, giáo
dục tâm lý, cấu trúc. Một số kỹ thuật bao gồm tham gia vào đối
thoại Socrat, kinh nghiệm hợp tác, tranh luận về niềm tin phi lý,
thực hành nhiệm vụ về nhà, thu thập dữ liệu về những giả định
của một người, ghi chép các hoạt động, đưa ra giải thích theo
nhiều hướng, học tập những kỹ năng đối phó mới, sắm vai,
tưởng tượng, đối diện với niềm tin sai lạc, huấn luyện tự hướng
dẫn bản thân, và huấn luyện phòng tránh stress.

Trị liệu thực tế Đây là một liệu pháp chủ động, định hướng, và mô phạm. Các
kỹ thuật khác nhau được dùng nhằm giúp thân chủ đánh giá điều
mà họ đang làm để xem họ có sẵn lòng thay đổi không, Nếu
thân chủ quyết định rằng hành vi hiện thời của họ là không có
lợi, họ sẽ phát triển một kế hoạch thay đổi cụ thể và thực hiện
một cam kết để làm theo.

Các tiếp cận hậu hiện đại Trong trị liệu tập trung vào giải pháp, kỹ thuật chính liên quan
đến việc trò chuyện về thay đồi, nhấn mạnh vào những khoảng
thời gian trong cuộc đời thân chủ khi mà vấn đề không còn là
vấn đề. Những kỹ thuật khác gồm có sử dụng câu hỏi một cách
sáng tạo, câu hỏi nhiệm màu, câu hỏi mở rộng, điều này hỗ trợ
thân chủ trong việc phát triển những chuyện kể theo hướng
khác. Trong trị liệu tường thuật, những kỹ thuật cụ thể đó là lắng
nghe một câu chuyện đầy vấn đề của thân chủ mà không bị mắc
kẹt, thể hiện và gọi tên vấn đề, giao tiếp thể hiện, và khám phá
ra những biểu hiện năng lực. Nhà trị liệu tường thuật thường viết
thư cho thân chủ và hỗ trợ họ tìm ra một người khán giả ủng hộ
những thay đồi và câu chuyện mới của họ.

Trị liệu hệ thống gia đình Những kỹ thuật khác nhau được sử dụng, tùy thuộc vào định
hướng lý thuyết riêng biệt của nhà trị liệu. Các kỹ thuật gồm có
vẽ sơ đồ phả hệ, giáo dục, đặt câu hỏi, tham gia vào gia đình,

27
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

theo dõi trình tự, đưa ra mệnh lệnh, dùng chuyển di ngược, vẽ sơ
đồ gia đình, tái định khung, tái cấu trúc, chỉ thị, và thiết lập ranh
giới. Các kỹ thuật có thể mang tính kinh nghiệm, nhận thức,
hoặc hành vi tự nhiên. Phần lớn được thiết kế để mang đến sự
thay đổi trong thời gian ngắn.

BẢNG 15.F Áp dụng các phương pháp tiếp cận

Trị liệu phân tâm Ứng viên thích hợp với trị liệu phân tâm bao gồm những chuyên
gia muốn trở thành nhà trị liệu, những người đã từng trị liệu chuyên
sâu và muốn đi xa hơn nữa, cũng như những ai đã từng phải chịu
đựng nỗi đau tâm lý. Trị liệu phân tâm không được khuyến khích
với những cá nhân tự cho mình là trung tâm hay bốc đồng, cũng
như những cá nhân có rối loạn tâm thần. Các kỹ thuật có thể áp
dụng vào trị liệu cho cá nhân và nhóm.

Liệu pháp Adlerian Vì hướng tiếp cận này đặt nền tảng trên mô thức trưởng thành, nó
áp dụng được cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như hướng
dẫn trẻ em, trị liệu cha mẹ-con cái, tham vấn hôn nhân gia đình,
tham vấn cá nhân trong mọi độ tuổi, tham vấn hiệu chỉnh và phục
hồi, tham vấn nhóm, chương trình dành cho những cá nhân lạm
dụng chất và tham vấn ngắn. Nó đặc biệt thích hợp để chăm sóc
ngăn ngừa cũng như xoa dịu nhiều khía cạnh của các điều kiện cản
trở sự trưởng thành.

Trị liệu hiện sinh Các tiếp vận này đặc biệt thích hợp với các cá nhân đang phải đối
mặt với những khủng hoảng phát triển hay các giai đoạn chuyển
tiếp trong cuộc đời và cho những cá nhân với mối lo lắng hiện sinh
(quyết định chọn lựa, đối phó giữa tự do và trách nhiệm, hóa giải
tội lỗi và lo lắng, tạo dựng ý nghĩa cho cuộc sống cũng như tìm
kiếm các giá trị), hay những người tìm kiếm sự nổi bật cá nhân.
Tiếp cận này có thể áp dụng cho cả tham vấn cá nhân lẫn tham vấn
nhóm, cũng như cặp đôi và trị liệu gia đình, can thiệp với các cơn

28
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

khủng hoảng và công tác cộng đồng về sức khỏe tinh thần.

Trị liệu nhân vị - trọng tâm Có khá năng áp dụng rộng rãi cho cả tham vấn cá nhân và nhóm.
Nó đặc biệt thích hợp với giai đoạn đầu trong can thiệp khủng
hoảng. Nguyên tắc của nó được áp dụng cho trị liệu cặp đôi và gia
đình, các chương trình cộng đồng, quản trị và quản lý, cũng như
huấn luyện trong quan hệ con người. Nó là một cách tiếp cận hữu
ích cho dạy học, quan hệ cha mẹ-con cái và khi làm việc với nhóm
hay các cá nhân có nền văn hóa khác biệt.

Trị liệu Gestalt Có thể áp dụng cho nhiều người và nhiều vấn đề: can thiệp khủng
hoảng, điều trị nhiều rối loạn tâm thể, trị liệu cặp đôi và gia đình,
huấn luyện nhân thức cho các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, các
vấn đề hành vi của trẻ em và giáo dục. Nó đặc biệt thích hợp cho cả
tham vấn cá nhân và nhóm. Các phương pháp là chất xúc tá mạnh
mẽ để khơi mở cảm xúc và giúp thân chủ kết nối với các trải
nghiệm ngay trong hiện tại của họ.

Trị liệu hành vi Cách tiếp cận thực tế dựa trên giá trị các kết quả thực nghiệm. Khả
năng thích hợp với nhiều lĩnh vực đa dạng như tham vấn cá nhân,
nhóm, cặp đôi và gia đình. Một số vấn đề mà cách tiếp cận này đặc
biệt thích hợp đó là rối loạn ám sợ, trầm cảm, shock, rối loạn tình
dục, rối loạn hành vi ở trẻ em, nói lắp và phòng ngừa bệnh tim
mạch. Không chỉ dừng lại ở thực hành lâm sàng, những nguyên tắc
của nó được áp dụng trên nhiều lĩnh vực như nhi khoa, quản lý
stress, điều trị hành vi, giáo dục và lão khoa.

Trị liệu hành vi-nhận thức Được áp dụng rộng rãi trong điều trị trầm cảm, lo âu, các vấn đề
quan hệ, quản lý stress, huấn luyện kỹ năng, lạm dụng chất, huấn
luyện sự quyết đoán, rối loạn ăn uống, cơn hoảng loạn, lo âu lan
tỏa, và ám sợ xã hội. CBT đặc biệt hữu ích để hỗ trợ con người xác
định nhận thức của họ. Nhiều cách tiếp cận tự-hỗ trợ đã sử dụng lý
thuyết của liệu pháp này. CBT có thể áp dụng cho nhiều thân chủ
thuộc nhiều môi trường khác nhau, với nhiều vấn đề cụ thể khác
nhau.

29
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Liệu pháp thực tế Được thiết lập để giáo dục con người cách sử dụng học thuyết chọn
lựa trong cuộc sống thường nhật, nhằm tăng hiệu quả của các hành
vi. Nó được áp dụng cho tham vấn cá nhân với nhiều thân chủ khác
nhau, tham vấn nhóm, làm việc với người phạm luật trẻ em, trị liệu
cặp đôi và gia đình. Trong một số trường hợp, nó đặc biệt thích hợp
cho trị liệu ngắn và can thiệp với các khủng hoảng.

Các tiếp cận hậu hiện đại Trị liệu tập trung-giải pháp rất thích hợp cho những người với các
rối loạn thích ứng và các vấn đề lo âu, trầm cảm. Liệu pháp tường
thuật ngày nay được sử dụng cho những vấn đề khó khăn của con
người bao gồm rối loạn ăn uống, gia đình túng quẫn, trầm cảm, mối
lo lắng về quan hệ. Các cách tiếp cận này có thể áp dụng trong thực
hành với trẻ em, vị thành niên và người trưởng thành, cặp đôi, gia
đình và cộng đồng trong nhiều môi trường khác nhau. Cả trị liệu
tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật đều được áp dụng cho
tham vấn nhóm.

Trị liệu hệ thống gia đình Hữu ích trong việc giải quyết các khó khăn gia đình, vấn đề tương
tác giữa các thành viên, tranh giành quyền lực, các tình huống
khủng hoảng, giúp các cá nhân đạt đến tiềm năng của mình, cũng
như nâng cao hiệu quả hoạt động của gia đình.

Việc nhận thức được cách thức nền tảng văn hóa của thân chủ tạo thành quan điểm của họ về
những vấn đề của bản thân là rất quan trọng. Mỗi một cách trong 11 tiếp cận đều có điểm mạnh và hạn
chế khi áp dụng cho nhiều thân chủ thuộc về các môi trường khác nhau (Bảng 15.E và 15.F) Mặc dù thật
không khôn ngoan khi đóng khung thân chủ bằng các di sản văn hóa, đánh giá bối cảnh văn hóa có quan
hệ như thế nào với các mối lo lắng của họ sẽ hữu ích. Một số kỹ thuật có thể bị cấm trong xã hội của một
số thân chủ. Hơn nữa, sự hồi đáp của thân chủ (hay việc thiếu điều đó) đối với một vài kỹ thuật cố định là
một thước đo khắt khe trong việc đánh giá sức ảnh hưởng của các phương pháp này.

Tham vấn hiệu quả bao gồm thành thục trong việc phối hợp các kỹ thuật nhận thức, ảnh hưởng và
hành vi. Sự kết hợp này cần thiết để giúp thân chủ nghĩ về những niềm tin và giả định, để trải nghiệm cảm
xúc về mức độ mâu thuẫn và dằn vặt, cũng như chuyển đổi sự thấu hiểu nội tại sang chương trình hành
động bằng cách cư xử theo một cách khác trong cuộc sống mỗi-ngày. Bảng 15.9 và 15.10 sẽ đưa ra những

30
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

nét chính trong đóng góp và hạn chế của nhiều phương pháp tiếp cận trị liệu khác nhau. Những bảng này
sẽ giúp bạn xác định các yếu tố trong nhiều phương pháp tiếp cận bạn có thể mong muốn hợp nhất với
quan điểm tham vấn của riêng mình.

BẢNG 15.G Những đóng góp cho tham vấn đa văn hóa

Trị liệu phân tâm Việc tập trung vào động lực gia đình rất thích hợp khi làm việc
với nhiều nhóm văn hóa. Quy cách xuất hiện của nhà trị liệu
như những chuyên gia thích hợp với những thân chủ chú trọng
đến khoảng cách về chuyên môn. Ý niệm về phòng vệ Cái Tôi
rất hữu dụng trong việc thấu hiểu những xung năng nội tâm và
đối phó với những yếu tố căng thẳng từ môi trường.

Liệu pháp Adlerian Việc tập trung vào sự quan tâm xã hội, giúp đỡ người khác, chủ
nghĩa tập thể, theo đuồi ý nghĩa trong cuộc sống, sự quan trọng
của gia đình, định hướng đến mục tiêu và cảm giác thuộc về;
phù hợp với các giá trị trong nhiều nền văn hóa. Tập trung vào
con người-trong-môi trường tạo điều kiện để các yếu tố văn hóa
được khám phá.

Liệu pháp Hiện sinh Tập trung vào việc thấu hiểu thế giới nội quan của thân chủ,
bao gồm cả nền văn hóa. Cách tiếp cận này dẫn lối cho sức
mạnh để tồn tại trong một xã hội đầy ngột ngạt. Trị liệu hiện
sinh có thể giúp thân chủ kiểm chứng lại những lựa chọn để
thay đổi trong bối cảnh văn hóa thực tế của họ. Tiếp cận hiện
sinh thường thích hợp với những thân chủ đến từ nhiều nền văn
hóa khác nhau vì nền tảng triết thuyết của có nhấn mạnh vào
điều kiện hiện hữu của con người.

Trị liệu nhân vị-trọng tâm Tập trung vào việc phá bỏ những giới hạn văn hóa và khuyến
khích sự đối thoại cởi mở trong nhiều cộng đồng văn hóa khác
biệt. Ưu điểm chính của học thuyết là sự tôn trọng các giá trị
của thân chủ, lắng nghe tích cực, cởi mở với sự khác biệt, thái
độ không phán xét, thấu hiểu và sẵn sàng tạo điều kiện để thân

31
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

chủ khám phá những điều được bộc lộ trong các phiên trị liệu,
đồng thời đánh giá cao tính đa văn hóa.

Trị liệu Gestalt Việc tập trung vào việc những biểu hiện phi ngôn từ của con
người phù hợp với những nền văn hóa tìm kiếm những điều
hơn cả ngôn từ trong các thông điệp. Cung cấp nhiều thực
nghiệm làm việc với thân chủ có những nền văn hóa không cho
phép việc biểu lộ cảm xúc. Có thể giúp ích trong việc khắc
phục giới hạn ngôn ngữ với những thân chủ nói hai thứ tiếng.
Tập trung vào việc thể hiện bằng cơ thể là một cách tinh tế
nhằm giúp thân chủ nhận ra sự mâu thuẫn của mình.

Trị liệu hành vi Việc tập trung vào hành vi hơn là cảm xúc, phù hợp với nhiều
nền văn hóa. Những điểm mạnh bao gồm một mối quan hệ hợp
tác giữa tham vấn viên và thân chủ trong hành trình hướng đến
mục tiêu đã cùng được thỏa thuận, liên tục đánh giá để xác định
xem liệu các kỹ thuật có tương thích với hoàn cảnh đặc biệt của
thân chủ hay không, hỗ trợ thân chủ học kỹ năng thực hành, tập
trung vào giáo dục và các chiến lược tự quản lý stress.

Liệu pháp nhận thức hành vi Tập trung vào cách tiếp cận tích hợp cung cấp cho thân chủ cơ
hội thể hiện lĩnh vực họ quan tâm. Chiều kích giáo dục tâm lý
thường hữu ích trong việc khám phá những mâu thuẫn văn hóa
và hướng dẫn hành vi mới. Điểm nhấn trong cách tư duy
(tương phản với xác định và thể hiện cảm xúc) dường như được
chấp nhận ở rất nhiều thân chủ. Tập trung vào việc dạy và học
có khinh hướng bỏ qua những dấu hiệu bệnh lý tâm thần. Thân
chủ có thể đánh giá thái độ tích cực và chỉ dẫn của trị liệu viên.

Liệu pháp thực tế Tập trung vào việc thân chủ tự đánh giá hành vi (bao gồm cách
họ phản ứng với nền văn hóa của mình). Thông qua hành động
đánh gia thân chủ có thể xác định mức độ hài lòng về những
điều họ cần và mong muốn. Họ có thể tìm kiếm sự cân bằng
giữa việc duy trì bản sắc cá nhân và phối hợp với một số giá trị
cũng như thực tế trong môi trường xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ

32
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

đến họ.

Liệu pháp bình đẳng giới Tập trung vào cả sự thay đổi cá nhân và sự biến đổi xã hội.
Đóng góp chính yếu là cả xu hướng nữ quyền lẫn đa văn hóa
đều được gọi là hồi chuông báo động đến những khía cạnh tiêu
cực như sự phân biệt đối xử hay sự áp bức đối với cả nam lẫn
nữ giới.

Những tiếp cận hậu hiện đại Tập trung vào hành vi trong bối cảnh văn hóa-xã hội. Các câu
chuyện được viết trong văn phòng trị liệu cần được củng cố
trong thế giới xã hội nơi thân chủ sinh sống. Nhà trị liệu không
đặt giả định về con người và trân trọng từng câu chuyện độc
đáo của mỗi thân chủ cũng như nền văn hóa của họ. Nhà trị liệu
đóng vai trò chỉ động trong việc thách thức sự bất công xã hội
và văn hóa đã đàn áp một vài nhóm nào đó. Trị liệu trở thành
quá trình giải phóng thân chủ khỏi những giá trị áp bức xã hội
và cho phép họ trở thành tác nhân chủ động đối với số phận của
chính bản thân mình.

Trị liệu hệ thống gia đình Tập trung vào hệ thống gia đình và cộng đồng. Nhiều nhóm
dân tộc và văn hóa chú trọng giá trị của họ trong vai trò đối với
dòng tộc. Nhà trị liệu gia đình làm việc với các thành viên
trong gia đình mở rộng cùng với hệ thống hỗ trợ. Lập biểu đồ,
một phần của tiến trình, thích hợp với giá trị của nhiều thân
chủ. Có nhiều khả năng thân chủ sẽ thay đổi khi họ nhận được
sự hỗ trợ của các thành viên khác. Tiếp cận này cung cấp cách
thực hành hướng đến sức khỏe của một đơn vị gia đình cũng
như hạnh phúc của từng thành viên trong đó.

BẢNG 15. H Những hạn chế trong tham vấn đa văn hóa

Trị liệu phân tâm Liệu pháp tập trung vào nội thị, các động lực nội tâm lý. Điều trị
dài hạn thường không có giá trị với những thân chủ mong muốn
học được kỹ năng hóa giải các vấn đề cấp bách thường nhật. Việc

33
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

tập trung hướng nội thường mâu thuẫn với các giá trị văn hóa
nhấn mạnh đến quan hệ liên cá nhân và môi trường.

Liệu pháp Adlerian Cách tiếp cận tìm hiểu chi tiết về hoàn cảnh gia đình, có thể mâu
thuẫn với những nền văn hóa cấm kỵ việc công khai biểu lộ các
vấn đề này Một số thân chủ có thể nhìn nhận tham vấn viên như
thể họ có thẩm quyền cung cấp cho thân chủ câu trả lời cho các
vấn đề mâu thuẫn với sự công bằng, tinh thần liên đới cá nhân
như là cách giảm thiểu sự xa cách với xã hội.

Liệu pháp Hiện sinh Các giá trị bao gồm nhân dạng, tự do, chân nhận và tự ý thức về
bản thân thường mâu thuẫn với các giá trị văn hóa mang chủ
nghĩa tập thể, tôn trọng truyền thống, tôn kính quyền lực hay phụ
thuộc qua lại. Một số có thể gặp khó khăn do thiếu các kỹ thuật
đặc trưng. Một số khác sẽ mong đợi việc tập trung hơn vào việc
sống sót trong thế giới của họ.

Trị liệu nhân vị trọng tâm Một vài giá trị cốt lõi của tiếp cận này có thể không phù hợp với
nền văn hóa của thân chủ. Việc thiếu đi sự định hướng và cấu
trúc của nhà tham vấn là không thể chấp nhận đối với thân chủ,
người đang tìm kiếm sự hỗ trợ và chỉ dẫn từ những chuyên gia
hiểu biết.

Trị liệu Gestalt Thân chủ có điều kiện văn hóa yêu cầu việc giữ kín cảm xúc
thường khó theo được những thực nghiệm Gestalt. Một số có thể
không nhìn nhận được cách "nhận thức về trải nghiệm hiện tại" sẽ
giúp họ giải quyết được vấn đề.

Trị liệu hành vi Các thành viên trong gia đình có thể không đánh giá cao phong
cách quyết đoán mới đạt được của thân chủ, nên thân chủ cần
được hướng dẫn để đương đầu với sự kháng cự từ người khác.
Tham vấn viên cần giúp thân chủ ước tính những kết quả có thể
đến từ việc thay đổi hành vi.

Liệu pháp nhận thức hành vi Trước khi quá vội vã trong nỗ lực thay đổi niềm tin và hành động
của thân chủ, điều cần thiết là nhà trị liệu cần phải thấu hiểu và

34
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

tôn trọng thế giới riêng của họ. Một số thân chủ có thể rất e dè
đối với các câu hỏi về giá trị và niềm tin văn hóa cơ bản của họ.
Thân chủ có thể sẽ trở nên dựa dẫm vào nhà trị liệu khi quyết
định cách thức giải quyết vấn đề phù hợp.

Liệu pháp thực tế Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào việc nhận lãnh trách nhiệm
trong cuộc đời một con người, trong khi đó một vài thân chủ lại
chú ý đến việc thay đổi môi trường bên ngoài hơn. Nhà trị liệu
cần hiểu rõ vai trò của những ràng buộc và chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc, sau đó mới giúp thân chủ đối phó với thực tế trong xã
hội và chính trị nơi họ sinh sống.

Những tiếp cận hậu hiện đại Một số thân chủ đến với trị liệu với mong muốn được nói về vấn
đề của mình và có thể né tránh việc nhất định nói về những ngoại
lệ trong vấn đề của mình. Thân chủ có thể nhìn nhận nhà trị liệu
là chuyên gia và miễn cưỡng chấp nhận bản thân mới chính là
nhà chuyên môn về chính mình. Một vài thân chủ có thể nghi
ngờ về khả năng giúp đỡ của trị liệu viên khi họ đặt mình trong vị
thế "không-biết-trước".

Trị liệu hệ thống gia đình Nhà trị liệu gia đình đặt giá trị dựa trên các giả định có thể không
thích hợp với giá trị của thân chủ đến từ một số nền văn hóa.
Những quan niệm của phương Tây như sự hợp thành toàn thể,
hiện thực hóa bản ngã, tự định đoạt, tính độc lập hay thể hiện bản
ngã có thể xa lạ với một vài thân chủ. Trong một số bền văn hóa,
thừa nhận vấn đề trong gia đình là điều đáng xấu hổ. Giá trị đặt
trong việc "giữ cho vấn đề chỉ trong vòng gia đình" có thể tạo nên
khó khăn khi tìm hiểu về mâu thuẫn một cách cởi mở.

BẢNG 15.I Những đóng góp của các tiếp cận

Trị liệu phân tâm Hơn bất kỳ hệ thống nào khác, cách tiếp cận này đã tạo ra vô số
những tranh cãi cũng như những khám phá, đồng thời thúc đẩy
tư duy và sự phát triển của trị liệu đi xa hơn nữa. Phân tâm cung

35
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

cấp những mô tả chi tiết và toàn diện về cấu trúc và chức năng
của nhân cách, đề cập đến vai trò của các sang chấn trong 6
năm đầu đời và những nhân tố nổi bật như vô thức – yếu tố
quyết định của hành vi. Liệu pháp này cũng phát triển rất nhiều
kỹ thuật khơi gợi vô thức và làm sáng tỏ động năng chuyển di và
phản chuyển di, chống đối, lo âu và cơ chế phòng vệ của Cái
Tôi.

Liệu pháp Adlerian Đóng góp chính yếu là ảnh hưởng cúa các khái niệm Adlerian
đối với những học thuyết khác và sự kết hợp những khái niệm
này trong rất nhiều học thuyết đương thời. Đây là một trong
những tiếp cận trị liệu đầu tiên mang tính nhân văn, thống nhất,
toàn diện và định hướng mục tiêu. Đồng thời, nó còn nhấn mạn
đến yếu tố xã hội và tâm lý.

Liệu pháp Hiện sinh Đóng góp chính là nhận diện được như cầu về một cách tiếp cận
chủ quan dựa trên cách nhìn toàn diện đối với điều kiện hiện
hữu của con người. Được xem như hồi chuông báo thức nhu cầu
về một triết thuyết trình bày về những điều khiến chúng ta trở
thành một con người đúng nghĩa. Nhấn mạnh vào tương quan
tôi/tha nhân làm giảm bớt nguy cơ trị liệu thiếu nhân bản. Nó
cũng cung cấp cách nhìn để thấu hiểu nỗi lo lắng, tội lỗi, tự do,
bị cô lập và những cam kết.

Trị liệu nhân vị trọng tâm Thân chủ đóng vai trò chủ động và chịu trách nhiệm định hướng
việc điều trị. Cách tiếp cận độc đáo này trải qua kiểm tra thực
nghiệm, và cũng là kết quả của cả những học thuyết lẫn phương
pháp đã được sửa đổi trước đó. Là một hệ thống mở. Con người
khi không được đào tạo hướng dẫn có thể có lợi bằng cách
chuyển đổi các điều kiện trị liệu sang cả cuộc sống thường nhật
và công việc. Các khái niệm cơ bản rất rõ ràng, dễ dàng thiểu và
áp dụng. Đây là nền tảng để xây dựng một mối quan hệ tin
tưởng, có khả năng áp dụng cho tất cả các hướng tiếp cận khác.

Trị liệu Gestalt Nhấn mạnh vào trải nghiệm trực tiếp và hành động hơn là đơn

36
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

thuần trao đổi về cảm xúc, vào cung cấp cách nhìn về sự trưởng
thành và củng cố hơn là chỉ trị liệu những rối loạn. Liệu pháp sử
dụng hành vi của thân chủ như là nền tảng giúp họ nhận thức về
tiềm năng sáng tạo đang ẩn sâu trong họ. Cách tiếp cận với giấc
mơ của liệu pháp này là công cụ đầy độc đáo, sáng tạo nhằm
giúp thân chủ khám phá những mâu thuẫn cơ bản. Trị liệu được
xem như một cuộc gặp gỡ hiện sinh, hướng vào quá trình chứ
không hướng đến kỹ thuật. Hành vi phi ngôn từ được xác định là
chìa khóa cho sự thấu hiểu.

Trị liệu hành vi Nhấn mạnh vào sự đánh giá và các kỹ thuật lượng giá, do đó,
cung cấp nền tảng cho hướng dẫn thực hành. Vấn đề cụ thể được
xác định, và thân chủ sẽ hiểu biết về tiến trình hướng đến mục
tiêu của họ. Cách tiếp cận này chứng minh được tính hiệu quả
trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Vai trò như một
người củng cố, làm gương, người thầy và nhà cố vấn của nhà trị
liệu được làm rõ. Cách tiếp cận này đã trải qua sự phát triển và
mở rộng nhanh chóng, và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu.
Không còn là cách tiếp cận máy móc, ngày nay, nó dành chỗ
cho các yếu tố nhận thức và khuyến khích những chương trình
tự định hướng thay đổi hành vi.

Liệu pháp nhận thức hành vi Đóng góp chủ yếu bao gồm sự nhấn mạnh vào tính toàn vẹn và
đa dạng trong thực hành trị liệu, kết hợp các kỹ thuật nhận thức,
cảm xúc và hành vi, tính cởi mở trong kết hợp với các kỹ thuật
từ học thuyết khác, và phương pháp luận trong việc thử thách và
thay đổi các tư tưởng sai lạc. Hầu hết khuôn mẫu đều có thể kết
hợp với các học thuyết chính khác. REBT đem đến cách sử dụng
trọn vẹn bài tập về nhà định hướng hành động, nhiều phương
pháp giáo dục tâm lý và liên tục ghi chép lại tiến trình. CT là cấu
trúc trị liệu đã có những kết quả tốt trong trị liệu trầm cảm và lo
âu trong thời gian ngắn.

Liệu pháp thực tế Cách tiếp cận tích cực với định hướng hành động dựa vào những
khái niệm đáng tin cậy và dơn giản, rõ ràng, dễ dàng nắm bát đã

37
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

giúp đỡ rất nhiều nhà trị liệu chuyên nghiệp. Nó có thể được sử
dụng bởi giáo viên, y tá, chính trị gia, giáo dục viên, nhân viên
công tác xã hội và tham vấn viên. Dựa trên những phương pháp
trực tiếp, nó hấp dẫn nhiều thân chủ thường được nhìn nhận là
chống đối trị liệu. Là cách tiếp cận ngắn có thể áp dụng trong
nhiều cộng đồng dân cư đa dạng, và có ảnh hưởng chính yếu
trong việc thách thức các mô thức trị liệu dược lý.

Các tiếp cận hậu hiện đại Tính khúc chiết của các tiếp cận này tương thích hoàn hảo với
những giới hạn bắt buộc trong cấu trúc quản lý chăm sóc sức
khỏe. Nhấn mạnh vào ưu điểm và tính tòan vẹn của thân chủ
phù hợp với những thân chủ mong muốn tạo nên giải pháp và
xem xét lại câu chuyện cuộc đời họ theo định hướng tích cực.
Thân chủ không bị buộc tội bởi vấn đề của họ, mà được trợ giúp
để hiểu biết một cách hài hòa hơn trong việc liên đới với các vấn
đề đó. Điểm mạnh của các tiếp cận này là mẫu câu hỏi khiến
thân chủ nhìn nhận bản thân theo một cách mới hiệu quả hơn.

Trị liệu hệ thống gia đình Từ quan điểm hệ thống, cả cá nhân hay gia đình đều không bị đổ
lỗi cho bất kỳ rối loạn chức năng cụ thể nào. Gia đình được
truyền sức mạnh thông qua tiến trình nhận diện và tìm hiểu về
kiểu thức tương tác. Làm việc với một đơn vị toàn vẹn cung cấp
cách nhìn mới trong việc thấu hiểu và khơi thông các vấn đề cá
nhân lẫn những lo lắng trong mối quan hệ. Việc tìm hiểu về gia
đình gốc của cá nhân làm tăng cơ hội để giải quyết những mâu
thuẫn trong các hệ thống bên ngoài gia đình.

38
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

BẢNG 15.J Những hạn chế của các tiếp cận

Trị liệu phân tâm Nhà trị liệu phải trải qua một tiến trình trị liệu lâu dài đồng
thời thân chủ cũng tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Mô thức
nhấn mạnh vào các yếu tố sinh học và bản năng, bỏ qua những
nhân tố xã hội, văn hóa và liên cá nhân. Phương pháp không
phù hợp lắm để giải quyết những vấn đề cụ thể trong đời sống
thường nhật của thân chủ và có thể không thích hợp với một số
nhóm dân tộc và văn hóa. Nhiều thân chủ có cái tôi yếu sẽ khó
cho việc trị liệu mang tính tái cấu trúc và hồi tưởng về quá khứ.
Nó có thể không tương thích trong một số thiết lập tham vấn
nhất định.

Liệu pháp Adlerian Thiếu chính xác, khó đo lường và căn cứ vào kinh nghiệm. Một
số nỗ lực dùng phương pháp khoa học đã được thực hiện để xác
nhận các khái niệm cơ bản. Có khuynh hướng đơn giản hóa quá
mức các vấn đê phức tạp của con người là dựa quá nhiều vào
các ý nghĩa thông thường.

Liệu pháp Hiện sinh Nhiều khái niệm cơ bản mơ hồ và xác định bệnh lý, khiến đôi
khi khung sườn triết thuyết trở nên trừu tượng. Thiếu sự lý giải
hệ thống lý thuyết và thực hành trị liệu. Khả năng áp dụng thấp
cho những thân chủ thiếu chức năng hay không có ngôn ngữ,
cũng như thân chủ đang trong cơn khủng hoảng trầm trọng cần
sự hướng dẫn.

Trị liệu nhân vị-trọng tâm Có thể nguy hiểm đối với những nhà trị liệu thụ động và thiếu
tích cực, đáp ứng giới hạn trong việc phản ánh. Nhiều thân chủ
cảm thấy cần nhiều chỉ dẫn hơn, có cấu trúc rõ ràng và nhiều kỹ
thuật hơn. Thân chủ trong cơn khủng hoảng có thể cần nhiều
hơn những phương pháp chỉ dẫn. Áp dụng cho tham vấn cá
nhân, một vài nhóm văn hóa có thể trông đợi nhiều hoạt động
hơn từ phía nhà trị liệu.

39
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

Trị liệu Gestalt Các kỹ thuật hướng đến việc thể hiện cảm xúc mãnh liệt, nếu
những cảm xúc này không được khám phá và làm việc với
nhận thức chưa hoàn thành, thân chủ dường như sẽ rơi vào tình
trạng dang dở và thiếu cảm giác thống hợp đối với những gì họ
đã được học. Thân chủ có khó khăn trong việc sử dụng trì
tưởng tượng có thể không thấy được lợi ích từ các trải nghiệm
này.

Trị liệu hành vi Chỉ trích chủ yếu nhắm vào việc nó thể thay đổi hành vi mà
không thay đổi cảm xúc, rằng nó phớt lờ những yếu tố liên
quan trong trị liệu, không cung cấp sự nội thị, bỏ qua lịch sử
tạo nên hành vi hiện tại; bao gồm sự kiểm soát của nhà trị liệu,
và nó giới hạn trong khả năng xác định các khía cạnh cụ thể
của điều kiện về con người.

Liệu pháp nhận thức hành vi Có khuynh hướng hạ thấp giá trị của cảm xúc, không tập trung
vào việc tìm hiểu về vô thức hay các mâu thuẫn cơ bản, ít nhấn
mạnh đến giá trị của sự thấu hiểu và đôi khi không đánh giá
đúng tầm quan trọng của quá khức thân chủ. REBT, là một
hướng trị liệu đối chứng, có thể dẫn đến sự kết thúc thiếu hoàn
thiện. CBT có thể quá cứng nhắc với một vài thân chủ.

Liệu pháp thực tế Giảm các giá trị thuộc về trị liệu như khám phá quá khứ, giấc
mơ, vô thức, trải nghiệm ấu thơ của thân chủ và chuyển di.
Cách tiếp cận này chỉ giới hạn trong một vài vấn đề ít phức tạp.
Là liệu pháp giải quyết vấn đề và có khuynh hướng ngăn cản
việc khám phá những vấn đề cảm xúc sâu xa hơn.

Liệu pháp bình đẳng giới Giới hạn có thể tồn tại là khả năng nhà trị liệu có thể áp đặt
nhiều giá trị cho thân chủ - như tranh đấu cho sự công bằng,
giành quyền lực trong mối quan hệ, dán nhẫn một cá nhân, tự
do theo đuổi công việc ngoài gia đình, và quyền được giáo dục.
Nhà trị liệu cần ghi nhớ rằng thân chủ mới là chuyên gia tốt
nhất của họ, có nghĩa là họ sẽ dựa vào chính mình để ra quyết
định về những giá trị sống còn của chính bản thân họ.

40
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

Những tiếp cận hậu hiện đại Có một vài sự xác nhận rằng kinh nghiệm cũng có ảnh hưởng
đến kết quả trị liệu. Một vài chỉ trích cho rằng các tiếp cận này
chấp nhận khởi xướng quan điểm quá mức lạc quan. Một vài
chỉ trích vầ quan điểm được nhiều nhà trị liệu hậu hiện đại đối
với việc xác định và chẩn đoán, cũng như phản ứng tiêu cực
trước vị thế "không-biết-trước" của nhà trị liệu. Vì một số kỹ
thuật tập trung-giải pháp và liệu pháp tường thuật thường dễ
dàng học được, nên nhà thực hành có thể can thiệp theo cách
máy móc hoặc thực hiện các kỹ thuật không hợp lý.

Trị liệu hệ thống gia đình Liệu pháp gặp khó khăn trong việc tập hợp toàn bộ các thành
viên trong gia đình. Một vài thành viên có thể chống đối sự
thay đổi cấu trúc trong hệ thống. Sự hiểu biết về bản thân của
nhà trị liệu và sự sẵn sàng làm việc với những vấn đề trong gia
đình gốc của họ là rất quan trọng, bởi lẽ khả năng xuất hiện
chuyển di ngược trong trị liệu là rất cao. Việc nhà tri liệu được
đào tạo đầy đủ, được giám sát kỹ càng và có khả năng đánh giá,
điều trị cho cá nhân trong bối cảnh gia đình là vô cùng cần
thiết.

LƯỢNG GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THAM VẤN VÀ TRỊ LIỆU


Sự phát triển kinh phí dành cho tất cả các chương trình dịch vụ hỗ trợ con người từ thập niên
1960 đã thích thích mối quan tâm lớn dành cho các nghiên cứu lượng giá, chủ yếu để xác định tiến trình
cũng như kết quả của các liệu pháp. Về bản chất, nếu chi phí của chính phủ tiếp tục được phân phối về
các trụ sở dịch vụ cung cấp cho con người, các nhà nghiên cứu và thực hành sẽ có trách nhiệm chứng
minh tính hiệu quả của trị liệu tâm lý thông qua các phương pháp khoa học. Câu hỏi chủ yếu được đưa ra
là "Trị liệu tâm lý đóng vai trò gì đối với các cá nhân và toàn xã hội?" (Strupp, 1986). Những người cung
cấp trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần vẫn phài đối mặt với trách nhiệm trả lời câu hỏi đó. Trong thời đại
quản lý chăm sóc sức khỏe, thậm chí việc chứng minh mức độ can thiệp của các thực hành viên còn cần
thiết hơn, cả trong lĩnh vực lâm sàng và thương mại.

Liệu trị liệu có đem lại những khác biệt to lớn? Có phải con người thực sự tốt hơn sau khi trị liệu?
Trị liệu có thể nguy hiểm nhiều hơn là hữu ích? Những tranh cãi không ngừng về các câu hỏi này vượt ra

41
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

ngoài phạm vi của cuốn sách, song tôi sẽ chỉ ra một vài vấn đề cơ bản liên quan đến việc lượng giá tính
hiệu quả trong tham vấn.

Lượng giá trị liệu tâm lý tốt đến mức nào là một công việc hoàn toàn không đơn giản. Hệ thống
trị liệu được áp dụng bởi các nhà thực hành với cá tính hoàn toàn riêng biệt, và thân chủ cũng phải thực
hiện rất nhiều điều để có được kết quả trị liệu. Ví dụ như, ảnh hưởng của các kết quả đến từ những sự
kiện không lường trước và không thể kiểm soát được trong môi trường có thể làm giảm bớt những tác
động đạt được trong trị liệu tâm lý. Như Garfield (1992b) đã chỉ ra, các biến số cơ bản ảnh hưởng đến
nghiên cứu trị liệu rất khó có thể kiểm soát được. Hơn nữa, những nhà trị liệu theo định hướng chung
dường như sử dụng các kỹ thuật theo nhiều cách khác nhau để liên đới với thân chủ trong nhiều mô thức
đa dạng, chức năng khác biệt với mỗi thân chủ khác biệt, và trong những thiết lập lâm sàng khác biệt.
Norcross và Beutler (2008) lưu ý rằng thực hành dựa trên bằng chứng phản ánh sự cam hết với quan điểm
"Điều đang vận hành không có trong áp dụng lý thuyết" (trang 498).

Hầu hết các nghiên cứu về kết quả đều được thực hiện bởi hai nhóm khác nhau: (1) những nhà trị
liệu hành vi và nhận thức, những cá nhân đặt nền tàng thực hành trong những nghiên cứu thực nghiệm, và
(2) những nhà nghiên cứu tập trung vào con người, những cá nhân có đóng góp quan trọng trong việc
thấu hiểu cả các biến về tiến trình lẫn kết quả. Những thực nghiệm nghiên cứu quan trọng xem xét cách
trị liệu thực hiện tốt như thế nào chưa được thực hiện nhiều đối với các mô thức khác ngoài cuốn sách
này.

Hiệu quả của trị liệu tâm lý như thế nào? Một phân tích tổng hợp về các báo cáo kết quả trị liệu
tâm lý được sắp xếp bởi Smith, Glass và Miller (1980) đưa ra kết luật rằng tâm lý liệu pháp có hiệu quả
cao. John Norcross (tương tác cá nhân, ngày 14 tháng 2 năm 2007) phát biểu rằng hơn 3000 nghiên cứu
cá nhân và 300 nghiên cứu phân tích-tổng hợp đã chứng minh sự can thiệp trị liệu được phát triển tốt
mang lại ý nghĩa, ảnh hưởng tích cực trên nhiều biến số là kết quả mong đợi. Tin vui là tài liệu nghiên
cứu cho thấy bằng chứng vững chắc cho hiệu quả nói chung của các liệu pháp (Duncan và cs., 2004).
Lambert và Barley (2002) cho rằng các nghiên cứu về tâm lý trị liệu được thực hiện đưa đến kết luận
chung là, trị liệu tâm lý đã cho thấy tính hiệu quả của nó. Nghiên cứu đo lường con số trung bình thân chủ
được trị liệu trở nên tốt hơn là 80% so với mẫu đối chiếu.

Tóm lược các dữ liệu nghiên cứu cho thấy nhiều tiếp cận trị liệu đạt được kết quả xấp xỉ bằng
nhau (Duncan và cs., 2004). Dù rõ ràng là trị liệu được thực hiện, song không thể giải thích một cách đơn
giản cách vận hành của nó, cũng như dẫn đến nhu cầu cần phải tìm kiếm những yếu tố chung trong tất cả
các phương pháp tiếp cận trị liệu tâm lý. Chứng cứ cho thấy rõ điểm tương đồng hơn là khác biệt giữa các
mô thức giải thích tính hiệu quả của trị liệu tâm lý. Hubble, Duncan và Miller (1999) đã thu thập nhiều

42
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

nghiên cứu để tổng quan lại 40 năm khảo sát và tìm ra bốn yếu tố sau đây giải thích cho sự thay đổi diễn
ra trong trị liệu:

 Yếu tố thân chủ: 40%.

 Yếu tố liên minh (tương quan tham vấn): 30%

 Yếu tố triển vọng (hy vọng và tin tưởng): 15%

 Mô thức trị liệu và kỹ thuật: 15%

Như Hubble và cộng sự đã nhấn mạnh, không có khuôn mẫu trị liệu cụ thể nào rõ ràng ưu việt
hơn những mô thức còn lại. Không có sự khác biệt trong kết quả của mỗi cách tiếp cận.

Nhiều tiếp cận và kỹ thuật trị liệu thực hiện hiệu quả bằng nhau vì chúng chia sẻ những thành
phần quan trọng giải thích cho sự thay đổi - thân chủ. Dữ liệu chỉ ra kết luận cho rằng năng lượng của sự
thay đổi đến từ chính thân chủ (Tallman & Bohart, 1999). Điều ngụ ý với chúng ta rằng chúng ta có thể
dẫn dắt nỗ lực một cách hiệu quả theo phương hướng làm việc với thân chủ trong tiến trình thay đổi
(Duncan và cs., 2004). Hơn nữa, Duncan và cs. phát biểu rằng nhà trị liệu có thể chuyển đổi nghiên cứu
sang công việc lâm sàng bằng cách thực hành có mục tiêu đến:

 Nâng cao những yếu tố thông dụng trong tất cả các học thuyết, giải thích cho kết quả thành
công.

 Tập trung vào quan điểm cũa thân chủ và học thuyết về sự thay đổi như là chỉ dẫn để lựa chọn
kỹ thuật và kết hợp nhiều mô thức trị liệu khác nhau.

 Sử dụng phản hồi hệ thống của thân chủ về trải nghiệm của họ trong tiến trình và kết quả trị
liệu.

Duncan và cs. lưu ý rằng học thuyết về sự thay đổi của thân chủ có thể được sử dụng như là nền
tảng để khám phá tiếp cận nào và ai có hiệu quả nhất đối với cá nhân đó, với vấn đề và hoàn cảnh cụ thể
của họ. Cách tiếp cận trong thực hành trị liệu đặt trọng tâm trong việc thân chủ tiếp tục đầu tư vào tiến
trình trị liệu. Làm được điều đó sẽ tăng cơ hội để thân chủ chủ động tham gia vào tiến trình, yếu tố quyết
định đến kết quả trị liệu.

43
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

TÓM LƯỢC
Sáng tạo nên quan điểm tích hợp thật sự là một thử thách. Nhà trị liệu không thể đơn thuần lấy
từng ý nhỏ của học thuyết bất kỳ và phối hợp một cách rời rạc. Trong việc tạo nên quan điểm phối hợp,
điều quan trọng nhất là phải hỏi rằng: Học thuyết nào cung cấp nền tảng để thấu hiểu chiều kích nhận
thức? Học thuyết nào dành cho khía cạnh cảm xúc? Cũng như vậy, với chiều kích hành vi? Hầu hết 11
định hướng triết thuyết được bàn luận trên đều tập trung vào một trong những chiều kích đó, trong những
trải nghiệm của con người. Mặc dù nhiều chiều kích khác không nhất thiết phải bỏ qua, chúng thường chỉ
đưa ra trong một khoảng thời gian chờ ngắn.

Phát triển quan điểm tích hợp học thuyết yêu cầu phải đọc nhiều, tư duy và thật sự trải nghiệm
trong tham vấn nhiều hơn. Không có kiến thức chính xác và uyên bác về các học thuyết, bạn không thể
kết hợp chính xác được. Nói đơn giản là, bạn không thể kết hợp những thứ mà bạn không biết (Norcross
& Beutler, 2008). Thông điệp trung tâm trong cuốn sách này vẫn là mở từng học thuyết, đọc kỹ càng và
phản ánh cách mà khái niệm chủ chốt từng học thuyết tương thích với nhân cách của bạn. Xây dựng định
hướng riêng trong tham vấn, đặt nền tảng trên những điều bạn cho là đặc biết nhất trong các học thuyết, là
một thử nghiệm mang tính lâu dài.

Bên cạnh việc nhìn nhận nhân cách bản thân, hãy nghĩ về những ý niệm và kỹ thuật áp dụng tốt
nhất với một số thân chủ. Nó đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật và trải nghiệm để có thể
khám phá ra kỹ thuật nào là thích hợp với từng vấn đề cụ thể. Mặc dù phản ánh hệ quy chiếu cá nhân của
bạn là rất quan trọng, tôi hy vọng bạn cũng cân bằng được hệ quy chiếu đó với các nghiên cứu được thực
hiện. Phát triển cách tiếp cận cá nhân trong thực hành tham vấn không hàm ý rằng tất cả đều được chấp
nhận. Quả thực, trong thời đại của quản lý chăm sóc sức khỏe và định hướng thị trường, hệ quy chiếu cá
nhân của bạn có thể không phải luôn là những khàm phá độc nhất trong thực hành trị liệu tâm lý. Trong
tham vấn, thân chủ với vấn đề cụ thể, những kỹ thuật đặc trưng sẽ chứng minh tính hiệu quả của nó. Ví
dụ như liệu pháp hành vi, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp liên cá nhân và trị liệu ngắn tâm động
lực đã liên tục chứng minh được thành công trong điều trị trầm cảm. Cách sử dụng kỹ thuật của bạn cần
đặt nền tảng vững chắc trên các ý niệm của học thuyết. Thực hành đúng đạo dức hàm ý bạn cần sử dụng
tiến trình hiệu quả trong khi làm việc với thân chủ và những vấn đề của họ, nghĩa là bạn có thể can thiệp
hợp lý dựa trên triết thuyết bạn thực hành trong lâm sàng.

Đây là thời điểm thích hợp để bạn xem xét lại những gì đã học được trong các học thuyết và thực
hành tham vấn. Xác nhận một học thuyết cụ thể bạn có thể chấp nhận như là nền tảng cho việc thiết lập
quan điểm tham vấn của riêng mình. Nhìn nhận từ những học thuyết bạn thích để rút ra (1) giả định nền
tảng, (2) khái niệm căn bản, (3) mục tiêu trị liệu, (4) tương quan tham vấn, và (5) kỹ thuật cùng tiến trình.

44
Counseling and Psychotherapy: Theory and Practice - Gerald Corey
Người phiên dịch: Nguyễn Ngọc Anh, Phan Thị Thư Ân

Cũng như vậy, xem xét lại cách áp dụng chính của từng học thuyết và hạn chế chính lẫn đóng góp chủ
yếu của các học thuyết đó. Những bảng trình bày ở trên trong chương này được thiết kế để hỗ trợ bạn khái
quát hóa quan điểm của mình về tiến trình

HƯỚNG ĐI TIẾP THEO


Trong CD-ROM dành cho Tích hợp Tham vấn (phiên thứ 9, “An Integrative Perspec- tive”) (tạm
dịch: Quan điểm kết hợp), bạn sẽ nhìn thấy cách tôi làm việc với Ruth bằng cách rút ra những kỹ thuật từ
nhiều mô thức triết thuyết khác nhau, Tôi chứng minh cách nền tảng tiếp cận tích hợp dựa trên trị liệu
hiện sinh. Trong phiên này tôi rút ra rất nhiều những nguyên tắc của các liệu pháp định hướng hành động.

Trong nhóm riêng những nhà lâm sàng và nghiên cứu đã nhiệt tình khảo sát về "những điều được
thực hiện" trong sức khỏe tâm thần mang tính hành vi. Các thành viên và tổ chức dịch thuật gần đầy đã
nghiên cứu về hướng dẫn trong thực hành lâm sàng và xuất bản thông tin đó một cách cởi mở trên
website của họ. Viện nghiên cứu cũng đã phá triển hệ thống quản lý kết quả sử dụng phản hồi của thân
chủ đang trị liệu để giám sát và nâng cao những điều cần duy trì trong trị liệu cũng như cải thiệt kết quả
dịch vụ trị liệu.

Scott Miller, PhD, Co-director

Institute for the Study of Therapeutic Change

P. O. Box 180147

Chicago, IL 60618-0573

Telephone: (773) 404-5130

Fax: (847) 841-4874

Mobile: (773) 454-8511

Website: www.talkingcure.com

45
Xin vui lòng sử dụng cho mục đích phi thương mại – Vui lòng giữ bản quyền của nhóm dịch

KHUYẾN ĐỌC
A Casebook of Psychotherapy Integration1 (Tạm dịch: Ghi chép Tích hợp Trị liệu Tâm lý)
(Stricker & Gold, 2006) khắc họa những nhà trị liệu lỗi lạc đã chứng minh được sự áp dụng thành công
các tiếp cận kết hợp.

Handbook of Psychotherapy Integration2 (Tạm dịch: Sổ tay Tích hợp Trị liệu tâm lý) (Norcross
& Goldfried, 2005) là nguồn tài liệu tuyệt vời về quan điểm bao gồm khái niệm và lịch sử trong vấn đề
tích hợp trị liệu. Phiên bản được biên tập cung cấp một tổng quan toàn diện về những tiếp cận chính yếu
hiện thời, cũng như tích hợp các học thuyết và chiết trung kỹ thuật.

Integrative Psychotherapy: The Art and Science of Relationship (Tạm dịch: Tích hợp trị liệu tâm
lý: Nghệ thuật và Khoa học về Mối tương quan) (Moursund & Erskine, 2004) là cách tiếp cận tích hợp
tập trung vào tương quan trong thực hành. Cuốn sách làm việc vời cả nền tảng học thuyết và can thiệp trị
liệu.

The Art of Integrative Counseling3 (Tạm dịch: Nghê thuật Tích hợp Tham vấn) (Corey, 2009a)
được thiết kế để hỗ trợ sinh viên phát triển tiếp cận tích hợp của riêng họ trong tham vấn. Cuốn sách thích
hợp đặc biệt với CD-ROM dành cho Tham vấn Tích hợp.

Case Approach to Counseling and Psychotherapy (Tạm dịch: Tiếp cận ca cho Tham vấn và Trị
liệu Tâm lý) (Corey, 2009b) minh họa cho từng 11 học thuyết đương thời bằng cách áp dụng chúng trong
từng ca của Ruth. Tôi cũng chứng minh cách tiếp cận tích hợp trong tham vấn của mình trong chương
cuối cùng.

CD-ROM for Integrative Counseling4 (Tạm dịch: CD-ROM dành cho Tham vấn Tích hợp)
(Corey, Haynes, 2005) chứng minh quan điểm tích hợp trong thực hành với thân chủ giả định, Ruth.
Chương trình tương tác được thiết hế như là phụ trương cho tất cả các cuốn sách liệt kê ở trên.

1
Nhóm dịch đang có trong tay Ebook này, nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ.
2
Cuốn này cũng vậy.
3
Như trên
4
Nhóm dịch đang có trong tay CD-ROM này, nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ.

46

You might also like