Chuong 5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Chương 5

Thương mại điện tử

Giảng viên: Đặng Trung Thành


Mục tiêu
Chương này sẽ làm rõ các khía cạnh sau:
▪ Đặc tính độc đáo của thương mại điện tử, thị trường số và hàng hóa số
▪ Các loại hình thương mại điện tử và các mô hình doanh thu
▪ Cách thức thương mại điện tử làm thay đổi hoạt động marketing
▪ Cách thức thương mại điện tử ảnh hưởng đến các giao dịch B2B
▪ Vai trò của thương mại điện tử trong kinh doanh và các ứng dụng quan trọng
của thương mại điện tử
▪ Các vấn đề gặp phải khi xây dựng sự hiện diện thương mại điện tử

2
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-commerce)
▪ Thương mại điện tử (TMĐT) sử dụng Internet và Web để thực hiện các giao
dịch kinh doanh.
▪ Bắt đầu vào năm 1995 và phát triển theo cấp số nhân, vẫn ổn định trong
khủng hoảng.
▪ Doanh nghiệp sống sót sau bong bóng Dot-com nay phát triển mạnh.
▪ Xu hướng TMĐT mới: mạng xã hội, di dộng và địa phương (định vị)
▪ Phân biệt E-commerce và E-Business:
o Kinh doanh điện tử (E-business): Sử dụng
công nghệ số và Internet để thực hiện E-Business
các quy trình kinh doanh chủ yếu E-Commerce
o Thương mại điện tử (E-commerce): Là Commerce Internet
một phần của kinh doanh điện tử;
Mua và bán hàng hóa và dịch vụ Commerce
thông qua mạng Internet
3
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Các tính năng độc đáo của TMĐT (xem bảng 10.2 Giáo trình)
▪ Sự rộng khắp (Ubiquity)
▪ Phạm vi toàn cầu (Global Reach)
▪ Tiêu chuẩn phổ quát (Universal Standards)

▪ Sự phong phú (Richness)

▪ Sự tương tác (Interactivity)


▪ Mật độ thông tin (Information Density)
▪ Cá nhân hóa/tùy chỉnh (Personalization/Customization)

▪ Công nghệ xã hội (Social Technology)


4
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Các tính năng độc đáo của TMĐT
• Sự rộng khắp (Ubiquity)
▪ TMĐT có sẵn ở mọi nơi, mọi lúc
o Có thể mua sắm từ máy tính tại nhà hay nơi làm việc, từ điện thoại ở trên đường,...
→ Hình thành không gian thị trường (marketspace): vượt qua giới hạn truyền thống
cả về thời gian và vị trí địa lý
▪ Đối với khách hàng: Giúp tăng cường sự tiện lợi và giảm chi phí mua sắm
• Phạm vi toàn cầu (Global reach)
▪ Công nghệ cho phép TMĐT vượt qua biên giới văn hóa và quốc gia một
cách liền mạch và không cần sửa đổi
▪ Mở ra thị trường tiềm năng với hàng tỷ người tiêu dùng và hàng triệu
doanh nghiệp trên toàn thế giới.

5
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Các tính năng độc đáo của TMĐT
• Các tiêu chuẩn phổ quát (Universal standards)
▪ Một bộ tiêu chuẩn công nghệ chung duy nhất: Các tiêu chuẩn Internet
▪ Cho phép các hệ thống máy tính trên khắp toàn cầu có thể dễ dàng giao
tiếp với nhau
▪ Giảm chi phí gia nhập thị trường – chi phí mà người bán phải trả để đưa
hàng hóa vào thị trường
▪ Giảm chi phí tìm kiếm của khách hàng – chi phí cho tìm sản phẩm phù hợp
• Sự phong phú (Richness)
▪ Hỗ trợ tin nhắn đa phương tiện (video, âm thanh và văn bản)
▪ Cho phép tích hợp thông tin đa dạng, phong phú vào các tin nhắn
marketing duy nhất và tích hợp trải nghiệm người dùng.

6
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Các tính năng độc đáo của TMĐT
• Sự tương tác (Interactivity)
▪ Người tiêu dùng được tham gia vào cuộc hội thoại mà ở đó có thể linh
động điều chỉnh các trải nghiệm cho mỗi cá nhân
▪ Tạo điều kiện để người tiêu dùng cùng tham gia vào quá trình giao hàng
trên thị trường
• Mật độ thông tin (Information density)
▪ Công nghệ làm giảm chi phí và tăng chất lượng thông tin
▪ Làm cho mật độ thông tin trở nên dày đặc hơn cả về số lượng và chất lượng
▪ Giúp người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt thông tin giá cả
▪ Giúp nhà bán hàng thực hiện phân biệt giá

7
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Các tính năng độc đáo của TMĐT
• Cá nhân hóa/tùy chỉnh hóa
(Personalization/Customization)
▪ Cho phép gửi các tin nhắn cá nhân hóa đến
các cá nhân cũng như nhóm
▪ Cho phép sản phẩm và dịch vụ có thể được
tùy chỉnh theo sở thích cá nhân

• Công nghệ xã hội (Social Technology)


▪ Công nghệ hỗ trợ sản sinh nội dung và thực hiện hoạt động mạng xã hội
▪ Cho phép người dùng tạo và phân phối nội dung như chia sẻ cho bạn bè
▪ → người dùng có thể tạo và củng cố các mạng xã hội

8
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Thị trường số (Digital market)
• Internet đã tạo được thị trường hàng triệu người dùng trên toàn cầu:
▪ Cho phép trao đổi lượng thông tin khổng lồ một cách trực tiếp, nhanh chóng và
miễn phí
▪ Giúp giảm sự bất đối xứng của thông tin (information asymmetry), tạo ra thị trường
minh bạch hơn
• Các thị trường số rất linh hoạt và hiệu quả vì:
▪ Giảm chi phí tìm kiếm và chi phí giao dịch
▪ Chi phí thay đổi bảng giá thấp hơn
▪ Sự phân biệt giá lớn hơn
▪ Điều chỉnh giá linh động theo điều kiện thị trường
• Có thể làm giảm hoặc tăng chi phí chuyển đổi, tùy sản phẩm/ dịch vụ; Có thể
trì hoãn niềm vui thích do cần thời gian giao hàng
• Tạo cơ hội bán trực tiếp đến người tiêu dùng, loại qua trung gian → Giảm giá
• Lưu ý: Bảng 10.3 (Giáo trình) So sánh giữa thị trường số và truyền thống 9
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Ảnh hưởng của Internet lên thị trường

Lợi ích của loại bỏ trung gian đối với người tiêu dùng
Các kênh phân phối điển hình có nhiều lớp trung gian, mỗi trong số đó thêm vào các
chi phí cuối cùng của một sản phẩm. Loại bỏ trung gian làm giảm chi phí cuối cùng
cho người tiêu dùng
10
5.1 Tổng quan thương mại điện tử
Hàng hóa số
▪ Hàng hóa có thể được giao qua mạng kỹ thuật số
Ví dụ: âm nhạc, video, phần mềm, báo, sách …
▪ Chi phí của sản phẩm đầu tiên hầu như là chi phí của toàn bộ sản phẩm đó
▪ Chi phí giao hàng trên Internet là rất thấp
▪ Chi phí Marketing không thay đổi; giá cả biến đổi cao
▪ Các ngành kinh doanh hàng hóa số đang trải qua những thay đổi mang
tính cách mạng (nhà xuất bản, các hãng thu âm, …)

11
5.2 Các mô hình kinh doanh và doanh thu thương mại điện tử
Các loại hình TMĐT
▪ Ba loại hình giao dịch thương mại điện tử dựa trên bản chất các bên tham
gia:
o B2C (Business-to-consumer)
Ví dụ: Amazon.com là tổ chức bán lẻ điện tử lớn nhất hiện nay
o B2B (Business-to-business)
Ví dụ: ChemConnect
o C2C (Consumer-to-consumer)
Ví dụ: eBay
▪ Thương mại điện tử có thể được phân loại theo nền tảng được sử dụng bởi
những người tham gia trong giao dịch:
o Sử dụng một máy tính cá nhân kết nối với Internet thông qua mạng có dây
o Thương mại di động (m-commerce)

12
5.2 Các mô hình kinh doanh và doanh thu thương mại điện tử
Các mô hình kinh doanh (Xem Bảng 10.5 Giáo trình)
▪ Cổng thông tin (Portal)

▪ Bán lẻ điện tử (E-tailer)

▪ Nhà cung cấp nội dung (Content provider)

▪ Môi giới giao dịch (Transaction broker)

▪ Người tạo thị trường (Market creator)

▪ Nhà cung cấp dịch vụ (Service provider)

▪ Nhà cung cấp cộng đồng (Community provider)

13
5.2 Các mô hình kinh doanh và doanh thu thương mại điện tử
Các mô hình doanh thu
• Doanh thu từ quảng cáo (Advertising)

• Doanh thu từ bán hàng (Sales)

• Doanh thu từ đăng ký thành viên (Subscription)

• Doanh thu từ phí cơ bản (Free/Premium)

• Doanh thu từ phí giao dịch (Transaction fee)

• Doanh thu từ liên kết (Affiliate)

14
5.3 Marketing thương mại điện tử
Marketing TMĐT
▪ Internet cung cấp phương thức mới để xác định và giao tiếp với hàng triệu
khách hàng tiềm năng với chi phí rẻ hơn nhiều
o Cho phép thực hiện phương thức marketing đuôi dài (Long-tail marketing) cho các
sản phẩm có lượng khách hàng nhỏ
▪ Internet cũng cung cấp các cách thức mới (thường tức thời và tự nhiên) để
thu thập thông tin từ khách hàng, điều chỉnh đề xuất sản phẩm và tăng giá
trị khách hàng (Tham khảo Bảng 10.6 Giáo trình)
▪ Mục tiêu hướng đến hành vi (Behavioral targeting):
o Là hoạt động theo dõi các hành vi trực tuyến của cá nhân trên Web hoặc ứng dụng
để tìm hiểu sở thích, mối quan tâm của khách hàng, từ đó đưa những quảng cáo
được cá nhân hóa
→ Được nhiều công ty sử dụng để tăng hiệu quả quảng cáo
o Gặp vấn đề về tính riêng tư (Privacy concerns)
15
5.3 Marketing thương mại điện tử
Mục tiêu hướng đến hành vi (Behavioral targeting)

Theo dõi người ghé


thăm Website:
Các website thương
mại điện tử có các
công cụ để theo dõi
mọi bước đi của người
mua hàng.

16
5.3 Marketing thương mại điện tử
Mục tiêu hướng đến hành vi (Behavioral targeting)
▪ Gồm 2 cấp độ:
o Ở từng website/ app riêng lẻ (ví dụ: cá nhân hóa
website)
o Trên các mạng quảng cáo khác nhau

Cá nhân hóa Website:


Các doanh nghiệp có thể tạo các trang
web được cá nhân hóa mà chỉ hiển thị
những nội dung hay quảng cáo cho các
sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân người
dùng đặc biệt quan tâm, giúp cải thiện trải
nghiệm người dùng và tạo ra giá trị gia
tăng

17
5.3 Marketing thương mại điện tử
Mục tiêu hướng đến hành vi (Behavioral targeting)

Mạng lưới quảng cáo


DoubleClick:
Các mạng lưới quảng cáo
và việc họ sử dụng các
chương trình theo dõi đã
trở thành vấn đề gây tranh
cãi giữa những người ủng
hộ quyền riêng tư bởi khả
năng theo dõi cá nhân
người dùng trên khắp
Internet

18
5.3 Marketing thương mại điện tử
TMĐT xã hội và marketing mạng xã hội
• Phương tiện truyền thông xã hội (Social media) là một trong những phương
tiện truyền thông phát triển nhanh nhất cho xây dựng thương hiệu và
marketing
• TMĐT xã hội là thương mại dựa trên ý tưởng của đồ thị xã hội số (tương tự
mạng xã hội nhưng dùng để mô tả mối quan hệ ngoại tuyến)
▪ Sản phẩm và dịch vụ người dùng mua sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của
bạn bè họ và ngược lại
• Marketing trên mạng xã hội:
▪ Tận dụng mối quan hệ của người dùng trên mạng xã hội: gắn bó với nhau, chia sẻ
sở thích và giá trị, giao tiếp và ảnh hưởng lẫn nhau
▪ Các mạng xã hội có lượng người dùng tương tác và theo dõi lớn nhất

19
5.3 Marketing thương mại điện tử
TMĐT xã hội và marketing mạng xã hội
• Các đặc tính của TMĐT xã hội (xem Bảng 10.7 Giáo trình):
▪ Newsfeed
▪ Dòng sự kiện theo thời gian
▪ Đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội
▪ Mua sắm cộng tác
▪ Thông báo từ mạng
▪ Tìm kiếm và gợi ý trên mạng xã hội
• Sự thông thái của đám đông (Wisdom of crowds)
▪ Nhiều người có thể đưa ra quyết định tốt hơn về các chủ đề và các sản phẩm hơn
so với một người duy nhất.
▪ Doanh nghiệp có thể dựa trên ý kiến và ý tưởng của cộng đồng người dùng để xây
dựng và điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
▪ Giúp doanh nghiệp dự đoán thị trường
20
5.4 Thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B (business-to-business e-commerce)
• Hoạt động trao đổi B2B truyền thống tốn nhiều chi phí hành chính
→ Internet có thể hỗ trợ tự động hóa các quy trình giúp giảm chi phí
• Nhiều công nghệ khác nhau dựa trên Internet được sử dụng trong giao
dịch B2B:
▪ Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange - EDI)
▪ Mạng ngành riêng (Private industrial network)
▪ Thị trường mạng (Net marketplace)
▪ Sàn giao dịch (Exchange)

21
5.4 Thương mại điện tử B2B
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange - EDI)
▪ EDI cho phép trao đổi thông tin giao dịch tiêu chuẩn như hoá đơn, vận đơn,
lịch trình vận chuyển hay đơn đặt hàng thông qua mạng máy tính giữa hai
tổ chức/ doanh nghiệp.
o Giúp loại bỏ giấy tờ trong giao dịch
o Mỗi ngành có tiêu chuẩn EDI định nghĩa cấu trúc và các trường thông tin giao dịch
điện tử riêng của ngành đó
▪ Dù nhiều công ty còn đang sử dụng EDI để tự động hóa trao đổi tài liệu
giao dịch, các công ty tham gia mô hình bổ sung hàng tồn kho đúng lúc
(just-in-time) và sản xuất liên tục sử dụng EDI như một hệ thống bổ sung
liên tục.
▪ Nhiều công ty đang hướng tới sử dụng các nền tảng dựa trên web với tính
linh hoạt và chi phí thấp hơn thay vì các mạng riêng cho EDI → giúp mở
rộng phạm vi các hoạt động và mạng lưới đối tác thương mại
22
5.4 Thương mại điện tử B2B
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange - EDI)

Các công ty sử dụng EDI để tự động hóa các giao dịch B2B cho thương mại điện
tử và hàng tồn kho bổ sung liên tục. Các nhà cung cấp có thể tự động gửi dữ
liệu về các chuyến hàng đến công ty mua. Các công ty mua hàng có thể sử dụng
EDI để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và hàng tồn kho và dữ liệu thanh toán cho
nhà cung cấp.

23
5.4 Thương mại điện tử B2B
Những cách thức mới trong giao dịch B2B
• Mạng ngành riêng (Private industrial network)
▪ Doanh nghiệp lớn sử dụng website an toàn để liên kết với nhà cung cấp,
nhà phân phối và các đối tác quan trọng.
▪ Thuộc sở hữu của bên mua
▪ Cho phép chia sẻ:
o Thiết kế và phát triển sản phẩm
o Marketing
o Lập kế hoạch sản xuất
o Quản lý hàng tồn kho
o Giao tiếp phi cấu trúc (hình ảnh và e-mail)
▪ Còn có tên gọi khác là sàn giao dịch riêng
(Private exchange)
24
5.4 Thương mại điện tử B2B
Những cách thức mới trong giao dịch B2B
• Thị trường mạng (Net marketplace)
▪ Thị trường đơn lẻ dựa trên công nghệ Internet cho nhiều người bán và
người mua
▪ Sở hữu bởi ngành hoặc hoạt động như một đơn vị trung gian độc lập
▪ Sinh lợi nhuận từ phí giao dịch, các dịch vụ khác cho khách hàng
▪ Định giá thông qua đàm phán, đấu giá, yêu cầu báo giá (RPQs) trực tuyến;
hoặc dùng giá cố định
▪ Có nhiều loại:
o Bán hàng hóa trực tiếp và hàng hóa gián tiếp
o Hỗ trợ hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn
o Phục vụ thị trường ngang (nhiều ngành) hoặc dọc (một ngành)

25
5.4 Thương mại điện tử B2B
Thị trường mạng (Net marketplace)

Thị trường mạng là thị trường


trực tuyến nơi nhiều người mua
có thể mua từ nhiều người bán.

26
5.4 Thương mại điện tử B2B
Sàn giao dịch (Exchange)
▪ Được sở hữu độc lập bởi một bên thứ 3 của thị trường
▪ Kết nối hàng ngàn nhà cung cấp và người mua để mua bán tại đó
▪ Thông thường cung cấp thị trường dọc cho hàng hóa trực tiếp cho một số
ngành (thực phẩm, điện tử)
▪ Phát triển nhanh chóng trong thời kỳ đầu của TMĐT, nhưng rất nhiều đã
thất bại, vì:
o Cạnh tranh đấu thầu làm cho giá giảm và không cung cấp mối quan hệ lâu dài với
khách hàng
o Nhiều giao dịch không thể thực hiện ngay lập tức vì nhiều ràng buộc như hợp
đồng, xác vấn đề về thời gian giao hàng, tùy chỉnh, chất lượng sản phẩm

27
5.5 Thương mại di động và ứng dụng
Thương mại di động (M-Commerce)
▪ Hình thức phát triển nhanh nhất của thương mại điện tử, mức tăng trưởng
hàng năm khoảng 30%
▪ Năm 2022, chiếm khoảng 65.7% doanh thu TMĐT bán lẻ toàn cầu (theo
Statista)
▪ Các lĩnh vực tăng trưởng chính:
o Thị trường bán lẻ quy mô lớn (như Amazon)
o Kinh doanh nội dung số (âm nhạc, truyền hình, phim, sách)
o Bán hàng trên app (in-app sales)
o Dịch vụ theo yêu cầu dựa trên thông tin định vị (như Uber, Airbnb)
▪ Kích thước màn hình lớn hơn và các phương thức thanh toán thuận tiện hơn
cũng đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ của thương mại di động

28
5.5 Thương mại di động và ứng dụng
Thương mại di động (M-Commerce)

Doanh thu của thương mại bán lẻ di động


Thương mại di động là loại phát triển nhanh Thị phần của thương mại di động trong
nhất của TMĐT B2C và chiếm khoảng 34%% TMĐT bán lẻ tại các khu vực năm 2022
tổng doanh thu TMĐT trong năm 2018. 29
5.5 Thương mại di động và ứng dụng
Các dịch vụ và ứng dụng dựa trên thông tin định vị
• Sử dụng bởi 74% người dùng điện thoại thông minh
• Dựa trên dịch vụ định vị GPS
• Các loại hình:
▪ Dịch vụ xã hội theo vùng địa lý (Geosocial)
▪ Quảng cáo theo vùng địa lý (Geoadvertising)
▪ Dịch vụ thông tin theo vùng địa lý (Geoinformation service)

30
5.5 Thương mại di động và ứng dụng
Dịch vụ thương mại di động khác
• Các ngân hàng, các công ty thẻ tín dụng cung cấp các ứng dụng quản
lý tài khoản
• Quảng cáo hiển thị Mobile
▪ IAd, AdMob, Millenial Media, Facebook
• Quảng cáo ghi vào các trò chơi, video, và các ứng dụng di động
• Có 55% các nhà bán lẻ trực tuyến có các trang web thương mại điện tử
dành cho thiết bị di động

31
5.6 Xây dựng sự hiện diện thương mại điện tử
• Để xây dựng thành công đòi hỏi:
▪ Sự hiểu biết sâu sắc về kinh doanh, công nghệ và các vấn đề xã hội;
▪ Có cách tiếp cận hệ thống.
• Các thách thức quan trọng nhất:
▪ Phát triển sự hiểu biết rõ ràng về mục tiêu kinh doanh;
▪ Biết cách lựa chọn công nghệ phù hợp để đạt được những mục tiêu.
• Xây dựng bản đồ hiện diện thương mại điện tử
▪ Bốn loại hình: websites, e-mail, phương tiện truyền thông xã hội, phương
tiện truyền thông ngoại tuyến
• Phát triển một dòng thời gian: Các cột mốc quan trọng
▪ Chia tách một dự án thành các giai đoạn rời rạc.

32
5.6 Xây dựng sự hiện diện thương mại điện tử

Bản đồ hiện diện thương


mại điện tử:
Sự hiện diện thương mại điện
tử doanh nghiệp cần phải
xem xét 4 loại khác nhau, với
các nền tảng và các hoạt
động cụ thể liên kết với nhau.

33
5.6 Xây dựng sự hiện diện thương mại điện tử
Dòng thời gian của sự hiện diện TMĐT:

34
Hết chương 5

35

You might also like