Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

MOBILE INC.

GIỚI THIỆU CASE STUDY

HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ


ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ
TÌNH HUỐNG MỞ ĐẦU
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ra quyết định cách chức và thay thế hàng loạt vị trí quan trọng
trong hội động quản trị của các nhà sản xuất điện thoại di động chủ chốt do hành
vi cấu kết lũng đoạn thị trường trong nhiều năm của những tập đoàn này. Các
cuộc điều tra cho thấy, các giám đốc này đã móc nối qua những bữa tiệc bí mật
và thoả thuận liên kết thực hiện các chính sách như cản trở kế hoạch phát triển
công nghệ mới đồng thời đồng loạt đẩy giá cao nhằm đạt tối đa hoá lợi nhuận và
giảm thiểu cạnh tranh. Nhận thức được tầm nghiêm trọng của vấn đề, bạn được
mời về làm việc ở chức vụ quản lý nhằm giúp đỡ công ty cạnh tranh lại với các
đối thủ khác cùng đang trải qua tình trạng tái cấu trúc tổ chức.

Ba hoạt động cốt lõi của các công ty hoạt động trong ngành sản xuất điện thoại
di động bao gồm Nghiên cứu và phát triển (R&D), Sản xuất (Production) và
Marketing. Doanh thu bán hàng trong năm tài chính trước đó là khoảng hơn 1 tỷ
đô la. Do sự lũng đoạn thị trường trước đó, lợi nhuận và dòng tiền của tất cả công
ty đều ở tình trạng tốt. Đây là một điểm khởi đầu tốt vì có khả năng là sự gia tăng
cạnh tranh phát triển công nghệ nhanh chóng trong những năm tới đây sẽ ảnh
hưởng lớn tới cả lợi nhuận lẫn dòng tiền của mỗi công ty.

BỐI CẢNH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Mạng điện thoại di động quốc tế đầu tiên, NMT, được giới thiệu vào năm 1981.
Điện thoại vào thời điểm đó rất cồng kềnh và nặng nề cho việc di chuyển. Phải
đến cuối năm 80, điện thoại di độngcầm tay bắt đầu xuất hiện trên thị trường,
đánh dấu khởi đầu thời đại của ngành công nghiệp điện thoại di động

Nhiều tập đoàn truyền thông di động được phát triển từ các công ty đa ngành,
nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối những
năm 80 và đầu thập niên 90 đã làm chậm lại sự tăng trưởng kinh tế chung trong

1
một vài năm. Bất chấp suy thoái kinh tế, các khoản đầu tư lớn vào nghiên cứu và
phát triển công nghệ mới (R & D) đã được thực hiện trong lĩnh vực viễn thông.
Với sự ra đời của điện thoại di động thế hệ thứ hai (2G), ngành kinh doanh điện
tử viễn thông bắt đầu phát triển mạnh mẽ và vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, cuộc
gọi quốc tế (GSM – Global Systems for Mobile COmmunications) đầu tiên trên thế
giới đã được thực hiên bởi thủ tướng Phần Lan, Harri Holkeri tới thị trưởng Helsinki
để thảo luận về vấn đề giá cả cá trích Baltic. Đối tác của GSM tại Mỹ - CDMA là
nhà mạng phổ biến thứ hai, sở hữu một phần ba số thuê bao điện thoại di động
của thế giới. Sự phát triển không ngừng của điện thoại di động trong thập niên
90 đã giúp cho cho các thiết bị trở nên nhỏ và nhẹ hơn, thiết kế kỹ thuật phức
tạp hơn và tăng số lượng các chức năng có sẵn.

FOMA, mạng 3G (thế hệ thứ ba) lần đầu tiên được ra mắt tại Nhật Bản vào năm
2001 bởi NTT DoCoMo. Công nghệ mới khiến khả năng truyền dữ liệu thoại âm
thanh và dữ liệu phi phi âm thanh trở thành hiện thực. Điều này đã mở đường cho
nhiều dịch vụ di động dựa trên dữ liệu mới phát triển và biến chuyển toàn bộ
ngành công nghiệp. Đến năm 2009, sự bùng nổ của lưu lượng dữ liệu không thể
được duy trì với công nghệ hiện có và vì vậy ngành công nghiệp bắt đầu tìm kiếm
các công nghệ tối ưu hóa dữ liệu mới. Các mạng 4G đầu tiên được Sprint ra mắt
tại Mỹ và TeliaSonera ở Scandinavia.

NGÀY NAY

Hiện tại, doanh thu bán hàng hàng năm của các công ty điện tử viễn thông rơi
vào khoảng 1,2 tỷ USD và do các khoản đầu tư R & D tương đối lớn, mảng điện
thoại di động cầm tay đã phát triển khá thuận lợi. Thiết kế hấp dẫn và chú trọng
đến nhu cầu khách hàng được coi là một trong những yếu tố thành công quan
trọng trong ngành công nghiệp này.

Các công ty tập trung hoạt động ở Hoa Kỳ, Châu Á và Châu Âu. Sản xuất và R&D
từng được đặt tại Atlanta (GA), nhưng gần đây các công ty cũng đã bắt đầu xây
dựng các nhà máy ở châu Á. Vài năm trước, tiềm năng sản xuất ở châu Âu cũng
đã được nghiên cứu và xem xét. Tuy nhiên, luật lao động phức tạp và cứng nhắc

2
ở châu Âu sẽ khiến việc hoạt động ở đây trở nên khó khăn và tốn kém hơn những
khu vực khác.

Để đảm bảo tính linh hoạt trong R & D và sản xuất, các công ty cũng đã tích cực
đàm phán các thỏa thuận cho các hợp đồng thầu phụ sản xuất và R&D.

THÁCH THỨC MỚI

Đây là ngành công nghiệp có tốc độ thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là những thay
đổi về mặt công nghệ. Xu hướng chung là tăng khả năng cơ động với tốc độ liên
lạc được thử nghiệm của công nghệ 5G ở mức 100 megabit / giây ở các khu vực
đô thị và cải thiện hỗ trợ cho giao tiếp giữa thiết bị với thiết bị. Tiềm năng tăng
trưởng chung của ngành là tốt, nhưng mức độ phát triển giữa các thị trường có
thể khác nhau.

Thách thức lớn nhất đối với một nhà sản xuất điện thoại di động có thể là theo
kịp sự phát triển công nghệ vì R&D đòi hỏi phải đầu tư lớn liên tục. Điện thoại từ
lâu đã không chỉ là thiết bị để nói chuyện.

Dường như không phải mọi thứ đều có thể được phát triển nội bộ và do đó công
ty cần tìm các đối tác để mua giấy phép công nghệ (licensing purchase). Sự tăng
trưởng trên thị trường toàn cầu có thể sẽ tạo ra động lực cho việc thành lập nhiều
cơ sở sản xuất, ít nhất là ở châu Á.

Khi ngành công nghiệp di động phát triển thành các ứng dụng và dịch vụ mới, sự
hợp tác giữa các công ty trong ngành được tăng cường, tạo điều kiện cho việc áp
dụng nhanh hơn các dịch vụ di động cũng như tăng trưởng thị trường cho toàn bộ
ngành công nghiệp này.

3
VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT (PRODUCTION)

Một trong những đặc trưng của các công ty công nghệ cao là việc sản xuất phức
tạp đi kèm với chi phí cao phát sinh trong giai đoạn đầu của việc sản xuất các mô
hình mới. Điều này, kết hợp với vòng đời sản phẩm ngắn, buộc tập đoàn phải điều
chỉnh quy trình sản xuất để tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường và giảm
thiếu chi phí. Tuy nhiên, khi tập đoàn trở nên quen thuộc hơn với một công nghệ
cụ thể, chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sẽ giảm bởi hiệu ứng đường cong học tập
(learning curve effects). Cần lưu ý rằng khi sử dụng hình thức hợp đồng thầu sản
xuất bên ngoài (contract manufacturing), hiệu ứng đường cong học tập sẽ bị mất
đi. Mặt khác, cần lưu ý rằng mỗi một quyết định tăng năng lực sản xuất nội bộ
(ví dụ đầu tư mở rộng nhà máy mới) sẽ có hiệu lực chỉ sau 2 vòng, contract
manufacturing sẽ trở nên hữu ích trong trường hợp này. Ngoài ra, một số nhà
thầu có thể cung cấp các thiết bị với chi phí nhỏ hơn đáng kể.

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR)

Tập đoàn có thể thực hiện các chính sách CSR của mình trong phần Mua sắm
(mục Sản xuất), nơi bạn có thể lựa chọn giữa các nhà cung cấp (suppliers) khác
nhau. Mỗi nhà cung cấp có một đánh giá riêng dựa trên các chỉ số khác nhau về
đạo đức và tính bền vững. Ngoài ra, các nhà cung cấp sẽ bán các nguyên liệu với
giá cả khác biệt.

Xếp hạng trách nhiệm xã hội của suppliers được đánh giá bằng số lượng sao
(rating star). Giá trị đạo đức tương ứng với việc các nhà cung cấp đối xử với nhân
viên của họ tốt như thế nào và giá trị bền vững thể hiện trách nhiệm đối với môi
trường của họ. Việc lựa chọn các nhà cung cấp ảnh hưởng đến hình ảnh của tập
đoàn và do đó nhu cầu về các sản phẩm của tập đoàn.

4
Tập đoàn có thể đặt hàng các nghiên cứu khách quan về các nhà cung cấp dựa
trên các chỉ số đạo đức và phát triển bền vững. Những nghiên cứu này cung cấp
chỉ dẫn về cách xếp hạng và mức độ thay đổi giá cả nguyên vật liệu trong tương
lai.

SALES AND MARKETING

Tập đoàn có truyền thống chỉ hoạt động trong thị trường Hoa Kỳ. Trong những
năm qua, mạng lưới bán hàng được mở rộng tới châu Á và châu Âu. Marketing
đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và chuyển
tải thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng. Marketing đặc biệt quan trọng ở
Hoa Kỳ và Châu Âu còn ở châu Á, tác động của hoạt động quảng bá thương hiệu
ít hơn nhưng vẫn đáng kể. Chi phí dành cho marketing trong ngành công nghiệp
này thường rời vào khoảng 3-5% doanh thu bán hàng.

R&D

Nghiên cứu và phát triển (R&D) cực kỳ quan trọng đối với ngành CNTT và các
công ty công nghệ cao khác vì tính chất năng động và luôn biến đổi của những
ngành này. Người tiêu dùng liên tục đòi hỏi sản phẩm mới và lợi nhuận từ các sản
phẩm cũ giảm nhanh do sự cạnh tranh khốc liệt.

Tập đoàn có quyền lựa chọn tự thực hiện các hoạt động R&D hoặc thuê ngoài
(outsourcing) quy trình này bằng cách mua giấy phép công nghệ (technology
licenses) cho các công nghệ và những tính năng liên quan. Bước đầu tiên của quy
trình R&D là phát triển công nghệ nền tảng, từ đó có thể tăng thêm tối đa mười
tính năng mới cho mỗi sản phẩm. Có một sự khác biệt đáng chú ý giữa in-house
R&D và mua giấy phép công nghệ: khi R&D được thực hiện nội bộ, các lợi ích có
chỉ được hiển thị và sẵn sàng đưa vào sử dụng trong round tiếp theo. Nếu
outsource, công nghệ / tính năng mới có sẵn ngay lập tức.

Chi phí in-house R&D thấp hơn bởi quy trình này được thực hiện từ từ so với việc
đầu tư một lần. Phí cấp phép công nghệ được thanh toán một lần. Chi phí sẽ giảm

5
khi công nghệ trở nên cũ đi. Thường thì mỗi công ty trong ngành này dành tới
10% doanh thu bán hàng cho R&D.

Cần lưu ý rằng chi phí R&D sẽ không được chuyển hoá thành vốn trên bảng cân
đối kế toán (balance sheet). Thay vào đó, tất cả các chi phí R & D được tính vào
chi phí hoạt động (operating expenses) và vì thế, các khoản đầu tư R&D có thể
gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
tập đoàn.

NHÂN SỰ (HUMAN RESOURCES)

Các hoạt động R&D nội bộ được thực hiện bởi các kỹ sư R&D, những người mà
công ty cần tuyển dụng. Ban đầu, bộ phận R & D của công ty gồm có 200 kỹ sư
được phân bổ cho các dự án khác nhau. Ty lệ nghỉ việc khá là cao và nguyên nhân
là do sự luân chuyển thường xuyên của quản lý cấp cao và sự thiếu minh bạch,
rõ ràng trong chiến lược của tập đoàn.

Trong tương lai, tỷ lệ thôi việc này sẽ rơi vào khoảng 10-12%. Điều này rất quan
trọng vì nếu tập đoàn có kế hoạch thực hiện các dự án phát triển nội bộ, họ cần
phải giữ được những người chủ chốt và thuê một số lượng đáng kể các kỹ sư mới.
Mức lương, đầu tư đào tạo và phát triển, và tỷ lệ sử dụng cao đều góp phần thu
hút nhân sự trong tuyển dụng.

Lưu ý rằng, chi phí đào tạo tích lũy và tỷ lệ đào thải thấp góp phần vào việc xây
dựng đội ngũ R&D hiệu quả hơn.

CÔNG NGHỆ (TECHNOLOGIES)

Cho đến nay, tập đoàn đã sản xuất điện thoại di động sử dụng Công nghệ 1 (Tech
1). Các mạng di động mới được phát triển liên tục và chúng sẽ yêu cầu các thiết
bị cầm tay công nghệ mới. Do đó, cần thực hiện các bước để bắt đầu phát triển
công nghệ mới. R&D của các công nghệ mới có thể đòi hỏi các khoản đầu tư tương

6
đối lớn, nhưng điều này là quan trọng để đảm bảo một tương lai phát triển của
tập đoàn.

Lưu ý rằng mỗi loại công nghệ hoạt động trên các mạng di động riêng biệt. Do
đó, điện thoại Công nghệ 2 không thể hoạt động trong cơ sở hạ tầng mạng của
Công nghệ 1.

Bạn nên theo dõi các dự báo về vùng phủ sóng (network coverage) trên trang
nhu cầu (Demand page) trước khi bạn lập kế hoạch R&D vì những thông tin này
cho biết khi nào các công nghệ khác nhau có hiệu quả kinh tế sẽ được giới thiệu
ra thị trường.

TÍNH NĂNG SẢN PHẨM (FEATURES)

Nền tảng công nghệ của các loại thiết bị di động mà các công ty đang cạnh tranh
trên thị trường thực chất không khác biệt nhiều so nhau, vì vậy các tính năng của
mỗi loại sản phẩm sẽ là cơ sở so sánh sản phẩm. Ví dụ như thiết kế, cover, kích
thước màn hình, tốc độ xử lý, các ứng dụng cụ thể, v.v. Trong game mô phỏng
này, bạn sẽ đưa quyết định về số lượng tính năng. Số lượng tính năng tối thiểu là
một và tối đa là mười cho mỗi công nghệ. Nhu cầu thực tế về tính năng sản phẩm
sẽ khác nhau trong các khu vực thị trường khác nhau.

VẬN TẢI (TRANSPORTATION AND LOGISTICS)

Công tác vận chuyển hàng hoá đến thị trường xuất khẩu được xử lý bởi một công
ty vận tải hàng hóa độc lập và chi phí dịch vụ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự các
nhóm chơi. Tổng chi phí hậu cần trên mỗi đơn vị được tính bằng chi phí vận chuyển
+ thuế quan. Chi phí hậu cần không phát sinh trong trường hợp hàng hóa được
sản xuất và bán trong cùng một khu vực.

7
THUẾ QUAN QUỐC TẾ (INTERNATIONAL TAXATION)

Thuế quốc tế và giá chuyển nhượng là vấn đề nhạy cảm. Hệ thống vận hành mà
tập đoàn đã tạo ra cho phép mưc độ linh hoạt nhất định nhằm giảm tác động chi
phí của chi phí R&D. Các bộ phận R&D được đặt tới vị trí liên kết dễ dàng đến các
cơ sở sản xuất và chi phí được phân bổ trên báo cáo P&L theo các nguyên tắc sau:

Giả sử rằng chúng ta có 10 nhà máy ở Mỹ và 2 nhà máy ở châu Á, tức là, tổng
cộng có 12 nhà máy. Tổng chi phí R & D của chúng ta trong giai đoạn này là 200
triệu USD. Tương ứng, 10/12 x 200 triệu USD được kê khai trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh (P&L) của Hoa Kỳ và 2/12 x 200 triệu USD được phân bổ
cho P & L châu Á.

Trong khi xác định giá chuyển nhượng, hệ số (từ 1 đến 2) được áp dụng cho biến
chi phí sản xuất trực tiếp. Trong thực tế điều này có nghĩa là biến chi phí sản xuất
trực tiếp có thể được nhân với một số từ 1 đến 2, ra kết quả là giá chuyển nhượng.
Khi được sử dụng một cách khôn ngoan, hệ số nhân này cũng có thể được sử
dụng để hưởng lợi từ sự khác biệt về thuế suất doanh nghiệp ở các khu vực khác
nhau. Ít nhất thì tập đoàn nên sử dụng hệ số nhân để hưởng lợi từ bất kỳ khoản
lỗ lũy kế nào đó sẽ phát sinh trong tương lai.

TÀI CHÍNH (FINANCE)

Ngoài tài trợ thu nhập, tập đoàn có thể có nhận hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu
tư cổ phần và các tổ chức cho vay. Đối với các công ty được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán, việc tài trợ vốn cổ phần hiệu quả sẽ được thực hiện bằng
cách phát hành cổ phiếu. Các cổ đông kỳ vọng hưởng lợi nhuận từ vốn sở hữu
được đầu tư dưới dạng cổ tức và lãi vốn.

Trong vài năm qua, ngành công nghiệp này đang trong giai đoạn tăng trưởng
nhanh chóng, và các cổ đông đã chưa thể hưởng lợi từ giá trị cổ tức lớn. Mặt khác,
việc tăng giá cổ phiếu là rất đáng chú ý và tập đoàn chúng ta đã hoạt động vượt
trội hơn so với Nasdaq Composite Index trong vài năm qua.

8
Bạn có thể trả cho các nhà đầu tư của mình dưới dạng cổ tức hoặc mua lại cổ
phần. Giá cổ phiếu và cố phiế mua lại được thực hiện theo định giá thị trường vào
đầu mỗi vòng.

Các tổ chức cho vay cung cấp các khoản vay ngắn và dài hạn với lãi suất tùy
thuộc vào điều kiện tài chính của công ty. Nợ ngắn hạn được coi là biện pháp cuối
cùng, tức là tài trợ khẩn cấp, và nó luôn mang một khoản phí bảo hiểm so với lãi
suất cho vay dài hạn.

Bạn cũng có thể chuyển tiền giữa các quốc gia khác nhau bằng các khoản vay nội
bộ (thông qua Tổ chức tài sẽ Quốc tế). Bạn có thể muốn sử dụng các khoản vay
nội bộ nếu bạn đã tích lũy dự trữ tiền mặt đáng kể ở châu Á hoặc châu Âu để
chuyển về và phân phối cho chủ sở hữu, hoặc nếu bạn cần tài trợ cho một số
khoản đầu tư nhà máy ở châu Á.

9
THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

MỸ CHÂU ÂU CHÂU Á
Mỹ là thị trường nội địa của Các công ty đã xuất khẩu Theo dự đoán, tiềm năng
Mobilé và đồng thời cũng là sản phẩm sang châu Âu tăng trưởng cao nhất trên
thị trường lớn nhất của nó. trong một vài năm vừa thực tế sẽ xảy ra ở châu Á.
Mỹ thường được biết đến là qua. Hiện tại thị trường tăng
một quốc gia đi đầu trong trưởng ở mức 20%, nhưng
các ngành công nghệ cao Các cơ sở sản xuất sẽ triển vọng tăng trưởng dài
nhưng trong lĩnh vực không được thành lập ở hạn rất khó thực hiện.
wireless, vị trí dẫn đầu này châu Âu vì chi phí lao
lại chưa được thể hiện rõ do động cao. Thị trường khá phân cực
sự tồn tại của vô số các công giữa hai nhóm khách hàng
nghệ mạng khác nhau. Tăng trưởng thị trường chính: (1) người có thu
dự kiến sẽ rơi vào khoảng nhập cao, và luôn theo
Các tính năng sản phẩm hiện 10% mỗi năm và nhu cầu đuổi những công nghệ mới
ít được thị trường này coi dự kiến sẽ tăng trưởng nhất và (2) nhóm khách
trọng như là ở châu Âu, tuy đều đặn trong vài năm hàng ‘chấp nhận muộn’
vậy quảng cáo (advertising) tới. (late adopters) hài lòng
luôn có hiệu quả tốt. với các thiết bị cũ của
Hiện tại, thị trường này mình. Nhìn chung, người
Nhu cầu dự kiến sẽ tăng đều dường như là nơi đón tiêu dùng Châu Á hiện ít
đặn khoảng 5-10% hàng nhận và phản ứng nhanh phản ứng với các công
năm trong ít nhất 2-3 năm nhất với các tính năng nghệ và tính năng mới hơn
tới, và sự phát triển này sản phẩm mới được tung so với các đối tác của họ ở
dường như sẽ không dừng lại ra. Mỹ và Châu Âu. Ngoài ra,
cả ngay sau đó. Thậm chí, khả năng mức độ phản
theo một số dự đoán, trong ứng lại với giá cả nhìn
một vài năm với sự ra đời của chung cao hơn những nơi
các công nghệ mới, nhu cầu khác.
có thể đạt mức tăng trưởng
cao nhất lên tới 15- 20% mỗi
năm.

10
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu chính của tập đoàn là tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Trong trường
hợp này, lợi nhuận cho cổ đông được đo bằng một thuật ngữ gọi là tổng lợi
nhuận tích luỹ cho cổ đông (Cummulativce shareholder return). Hệ số này bao
quát cả cổ tức được trả cũng như sự phát triển của giá cổ phiếu theo thời gian.
Con số này sau đó được tính theo từng năm để đánh giá hiệu quả hoạt động hàng
năm của công ty. Lưu ý rằng giá cổ phiếu tỉ lệ thuận với lợi nhuận và tăng trưởng
của công ty. Cổ tức được coi là có giá trị khoảng 8-9% lợi tức cổ đông mỗi năm
sau khi được thanh toán.

11

You might also like