Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

PHÒNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC ĐẾN


KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỌC VIÊN: PHẠM HOÀNG PHÚC

GVHD: TS. LÊ CHI LAN


LỚP: NVSP KHÓA 70

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021


2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


……………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ……. tháng …… năm ……

Ký tên
3

1. Lý do chọn đề tài:

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày
càng gia tăng. Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần
phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp, trong đó có hoạt động tự học.
Tự học là một nhu cầu thiết thực đối với bản thân sinh viên. Tự học là tự giác,
chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn
thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi
nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. Tự học đóng một vai trò rất
quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Để đối mặt với nền kinh tế
tri thức sinh viên cần phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn nữa dưới sự hướng
dẫn của thầy cô giáo, thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy là rất cần thiết. Mỗi
sinh viên học tập những chuyên ngành khác nhau tại những ngôi trường khác
nhau đều đặt ra những yêu cầu tự học khác nhau, cho ra các kết quả học tập
khác nhau. Kết quả học tập là sự phản ánh chân thực quá trình học và tự học ở
mỗi sinh viên.
Trên cơ sở nền tàng là kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Luật
tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy cần thiết
nghiên cứu quá trình tự học của sinh viên trên các kết quả học tập đã qua để
thấy những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp hoạt động tự học. Qua đó, chúng ta
sẽ làm sáng tỏ yếu tố “tự học” ảnh hưởng như thế nào thông qua các yếu tố
khách quan và chủ quan đối với kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành
Luật tại trường. Để tìm hiểu các cơ sở, tình hình thực tế và đưa ra các giải pháp
phù hợp cho bản thân trong quá trình giải dạy kết hợp việc tự học của sinh viên
góp phần nâng cao kết quả học tập đối với một sinh viên Luật, tác giả đã chọn
nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của hoạt động tự học đến kết quả học tập của
sinh viên ngành Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài làm rõ bản chất quá trình tự học của một sinh viên
Luật diễn ra như thế nào để đạt được kết quả học tập tốt khi có nhiều tác động từ
4

các yếu tố liên quan. Mục tiêu này góp phần đạt được mục đích chung cho toàn
quá trình nghiên cứu, những nội dung và vấn đề có liên quaan được tìm hiểu,
vận dụng và sử dụng nhầm đi đến mục tiêu cuối cùng của vấn đề hỗ trợ nghiên
cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài là trình bày được tổng quan bối
cảnh vấn đề “tự học” của sinh viên chuyên ngành Luật tại trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở lý luận dẫn đến vấn đề. Bên cạnh đó, tác
giả xác định thực trạng cụ thể ảnh hướng của hoạt động tự học đến kết quả học
tập của sinh viên chuyên ngành Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh. Từ đó, tác giả nhận thấy hoạt động giảng dạy của người giảng viên đứng
lớp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Mặt khác, quá trình tự quản lý
bản thân của sinh viên cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Sinh viên có phương pháp học tập phù hợp và động cơ học tập là cơ sở cho kết
quả học tập hiệu quả.

3. Câu hỏi nghiên cứu:

Đề tài sẽ giúp người nghiên cứu trả lời các vấn đề: Người giảng viên
đứng lớp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập từ quá trình tự học cả sinh
viên? Sinh viên tự quản lý bản thân như thế nào để đạt được kết quả học tập cao?
Sự cân đối vấn đề tự học với các công việc khác tỏng thời gian không đến lớp
được sinh viên vận dụng như thế nào? Thười gian tự học của sinh viên là bao
nhiêu/ngày? Sinh viên cần làm gì để có phương pháp học tập và động cơ học tập
phù hợp để có kết quả học tập hiệu quả?
Từ đó, tác giả xây dựng các câu hỏi dựa trên quá trình nghiên cứu trên
thực tế. Các câu hỏi nghiên cứu được đăt ra tùy theo nhu cầu thực tế của sinh
viên chuyên ngành Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Giả thuyết nghiên cứu:

Đề tài này, tác giả sẽ đưa ra các giả thuyết:


- Để đạt kết quả học tập tốt từ hoạt động tự học sinh viên đã có phương
pháp tự học như thế nào?
5

- Kết quả học tập của sinh viên nói lên quá trình tự học, tự nghiên cứu
của sinh viên ra sao?
- Người dạy cần làm như thế nào để tạo động cơ và phương pháp tự học
có hiệu quả?
- Sinh viên đã làm gì để tự quản lý thời gian tự học của bản thân?
Như vậy, việc xây dựng các giả thuyết khác nhau với các yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan để nghiên cứu vấn đề.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

Khách thể của nghiên cứu là chất lượng kết quả học tập của sinh viên sau
mỗi học kỳ, mỗi năm học; các phương thức và động cơ học tập có hiệu quả; quá
trình giảng dạy của giảng viên. Trên cơ sở đó, khách thể nghiên cứu giúp tác giả
các cách nhìn đúng đắn trong quá trình thực hiện đề tài.
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của hoạt động tự học đến kết quả
học tập của sinh viên ngành Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh. Việc nghiên cứu này, giúp người nghiên cứu nhìn nhận đúng đắn về đối
tượng nghiên cứu để tránh xa rời vấn đề.

6. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2015 - 2020 đối với sinh viên
chuyên ngành Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh; tập trung
nghiên cứu về quá trình tự học của sinh viên chuyên ngành Luật sau giờ học tại
lớp; đánh giá, tổng hợp kết quả học tập đạt được của sinh viên sau quá trình tự
học đó. Từ đó, tác giả định hướng xây dựng đúng nội dung nghiên cứu về hoạt
động tự học của sinh viên và kết quả học cụ thể để đánh giá sức ảnh hưởng của
việc tự học trong quá trình học đại học đến kết quả toàn khóa. Việc nghiên cứu
này, đòi hỏi tác giả áp dụng đầy đủ các phạm vi về không gian và thời gian
nhưng vẫn bám sát vào nội dung chung của đề tài về hoạt động tự học của sinh
viên Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phương pháp nghiên cứu:


6

Tác giả sử dụng Phương pháp phân tích khoa học luật mang tính chuyên
ngành đặc thù riêng để giải quyết các nội dung của đề tài. Đó là vận dụng các
nội dung và phương pháp trong việc xử lý một vấn đề pháp lý trên cơ sở pháp
luật vào tình huống đặc trưng của vấn đề tự học để áo dụng tương tự, đưa ra kết
quả nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài sẽ kết hợp các phương pháp khác nhau trong toàn bộ
đề tài để bổ sung và phục vụ cho việc nghiên cứu có hiệu quả:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam: dựa trên những lý
luận đã được thừa nhận và thực chất áp dụng chung của xã hội Việt
Nam;
- Phương pháp tổng hợp quy nạp và diễn dịch (kết hợp hai bước nhuần
nhuyễn để nghiên cứu hoạt động tự học có phân tích, đánh giá);
Phương pháp khảo sát: dùng số liệu thông qua sinh viên thực tế tại
khoa Luật;
- Phương pháp phỏng vấn: áp dụng nhiều đối tượng khác nhau để dẫn
đến kết quả nghiên cứu mang tính khách quan;
- Phương pháp chuyên gia: dùng các kết luận, sự đánh giá của chuyên
gia trên các công trình khoa học trước đó;
- Phương pháp thống kê: sử dụng dữ liệu các kết quả học tập của sinh
viên theo từng học kỳ, từng năm học để đánh giá hoạt động nghiên
cứu;
Trong quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu có thể dùng các
phương pháp ngiên cứu khác để bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu khi
cần thiết. Việc này được người nghiên cứu dùng xuyên suốt kết hợp tất cả các
phương pháp theo tùy giai đoạn, nội dung phù hợp để làm sáng tỏ bản chất hoạt
động tự học và kết quả học tập của sinh viên cũng như các ảnh hưởng khác
nhau.
7

8. Những đóng góp mới của đề tài:

Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước đó, đề tài sẽ góp phần hệ
thống hóa những lý thuyết đi trước kết hợp các nội dung lý thuyết mới được tác
giả bổ sung để đưa ra các nhìn đúng chính xác về nội dung được nghiên cứu.
Mặt khác, sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu đa dạng (Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng
cộng sản Việt Nam; Phương pháp tổng hợp quy nạp và diễn dịch; Phương pháp
khảo sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp chuyên gia,…) kết hợp sử dụng
phương pháp mới trong lĩnh vực pháp lý - phương pháp phân tích khoa học luật
để nâng cao giá trị công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận mới mẻ hơn.
Cùng với đó, vấn đề thực tiễn được nghiên cứu đối với sinh viên khoa
Luật trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là cách tiếp cận thực trạng tại
đơn vị mới, phong phú và giàu điều kiện nghiên cứu tại một môi trường nâng
động và sáng tạo giúp giá trị đề tài được nâng bật lên so với thực tiễn các công
trình khác. Những giá trị mà đề tài mang lại chắc chắn sẽ đặt thêm viên gạch
mới cho nhóm lĩnh vực đề tài cùng nghiên cứu.

9. Bố cục dự kiến:

Phần Mở Đầu
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận hoạt động tự học của sinh viên
1.1. Tổng quan về hoạt động tự học của sinh viên
1.1.1. Tình hình tự học của sinh viên các nước phát triển trên thế giới
1.1.2. Tình hình tự học của sinh viên Việt Nam
1.1.3. Tình hình tự học của sinh viên chuyên ngành Luật tại trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động tự học của sinh viên
1.2.1. Khái niệm hoạt động “tự học” và “tự học của sinh viên”
1.2.2. Kết quả học tập sinh viên được đánh giá như thế nào?
1.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động tự học đến kết quả học tập của sinh viên
8

Chương 2: Thực trạng hoạt động tự học và kết quả học tập của sinh viên chuyên
ngành Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên chuyên ngành Luật tại trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Mặt ưu điểm
2.1.2. Mặt hạn chế
2.2. Thực trạng kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Luật tại trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 - 2020
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên chuyên ngành
Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Yếu tố khác quan
2.3.2. Yếu tố chủ quan
2.4. Tự học - một kỹ năng thực hành quan trọng của sinh viên Luật
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hoạt động tự học của sinh viên chuyên
ngành Luật tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị của tác
giả
3.1. Nâng cao nâng lực công tác giảng dạy của giảng viên
3.2. Hệ thống hóa động cơ và phương pháp tự học của sinh viên
3.2.1. Giải pháp tăng cường động cơ tự học
3.2.2. Xây dựng phương pháp tự học có hiệu quả phù hợp
3.3. Xây dựng ý thức tự quản lý bản thân của sinh viên
3.4. Những kiến nghị của tác giá nhằm tác động tích cực đến quá trình tự
học của sinh viên Luật
3.4.1. Đổi mới và hoàn thiện hóa các phương pháp giảng dạy đến hoạt
động tự học của sinh viên Luật
3.4.2. Tạo lập môi trường sống tích tác động vào ý thức bản thân của sinh
viên Luật
Phần Kết Luận

You might also like