(Quân) Diễn án nhóm 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BỘ TƯ PHÁP

HỌC VIỆN TƯ PHÁP


KHÓA ĐÀO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ
---o0o---

BÀI VIẾT THU HOẠCH


HỒ SƠ ĐTC – HC/11

Khởi kiện Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Hải Quan

Họ và tên: ĐINH ÁNH NGỌC


SBD: 40
Ngày sinh: 29/09/1996
Lớp: ĐTC6.1B Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Luật sư khoá 6. 1 B năm 2022 (Lớp thứ 7, chủ nhật)
Giảng viên hướng dẫn:
VVai diễn: Thư ký

Hà Nội, tháng 09 năm 2023


3

MỤC LỤC

1. TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP VÀ YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN
ĐƠN.................................................................................................................................................2

1.1. Tóm tắt nội dung tranh chấp..........................................................................................2

1.2. Yêu cầu khởi kiện............................................................................................................3

2. CÁC VẤN ĐỀ TỐ TỤNG.....................................................Error! Bookmark not defined.

2.1. Đối tượng khởi kiện.......................................................Error! Bookmark not defined.

2.2. Tư cách đương sự...........................................................Error! Bookmark not defined.

2.3. Điều kiện khởi kiện........................................................Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Chủ thể và quyền khởi kiện...................................Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Thời hiệu khởi kiện.................................................Error! Bookmark not defined.

2.3.3. Thẩm quyền.............................................................Error! Bookmark not defined.

3. KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TÒA.....................................................................................4

3.1. Hỏi BỊ ĐƠN (ông Trần Ngọc Minh ủy quyền cho ông Dương Văn Thành, chức vụ
Phó chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)..........................................................4

3.2. Hỏi NGUYÊN ĐƠN (bà Nguyễn Thị Tuyết)...............Error! Bookmark not defined.

3.3. Hỏi người làm chứng (gồm: ông Nguyễn Văn Thường; ông Phan Văn; bà Nguyễn
Thị Lành; bà Nguyễn Thị Thùy).............................................Error! Bookmark not defined.

4. LUẬN CỨ BẢO VỆ NGUYÊN ĐƠN....................................................................................5

PHẦN NHẬN XÉT DIỄN ÁN.....................................................Error! Bookmark not defined.

1
I. NỘI DUNG TRANH CHẤP VÀ CÁC YÊU CẦU CỦA ĐƯƠNG SỰ

I.1. Về tư cách đương sự

(i) Người khởi kiện

Bà Hoàng Thị Nhường, sinh năm 1960


Địa chỉ: Lô 11Q2 Khóm Đông Thịnh 6 phường Bình Thủy, thành phố X.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Đinh Ánh Ngọc, sinh năm 1996
Địa chỉ: Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
(Theo Giấy ủy quyền ngày 24/03/2017 do UBND phường Bình Thủy – TP X
chứng thực).

(ii) Người bị kiện

Chủ tịch UBND thành phố X;


Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn Chiến, Đội trưởng đội quản lý
trật tự đô thị thành phố X (theo Văn bản số 1055/UBND-NC ngày 13/05/2017)

(iii) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ông Nguyễn Văn Tuân – Cán bộ kiểm tra Đội QLTTĐT Tp. X
Ông Nguyễn Văn Hồ – Phó trưởng khóm Đông Thịnh 6 phường Bình Thủy, thành
phố X

I.2. Tóm tắt nội dung tranh chấp

Ngày 01/02/2016, cơ sở mộc gia dụng Hoàng Sơn do bà Hoàng Thị Nhường đứng tên sở
hữu được cấp Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường số 15/GXN-TNMT.

Ngày 11/11/2016, đoàn thanh tra của đội quản lý trật tự đô thị thành phố X (“QLTTĐT”)
tiến hành lấy mẫu tại cơ sở mộc Hoàng Sơn.

Ngày 15/11/2016, Trung tâm quan trắc và kỹ thuật tài nguyên môi trường thông báo kết
quả phân tích theo mẫu phân tích thu được tại cơ sở mộc Hoàng Sơn.

Ngày 14/01/2017, Đội QLTTDDT do ông Nguyễn Văn Tuân – Cán bộ kiểm tra Đội
QLTTĐT Tp. X chỉ đạo tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB-VPHC tại
nhà riêng của bà Hoàng Thị Nhường về các vi phạm về môi trường liên quan đến hoạt động
của cơ sở mộc Hoàng Sơn, bao gồm:

2
(i) Không thực hiện các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường;

(ii) Thải khí bụi vượt ngưỡng theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 05:
2009/BTNMT;

(iii) Gây tiếng ồn vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 26:
2010/BTNMT.

Ngày 27/01/2017, UBND thành phố X ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số
44/QĐ-XPHC (“QĐXPHC”) với tổng mức phạt là 14.500.000 VNĐ đối với các vi phạm
do Đoàn thanh tra đề xuất theo BBVPHC ngày 14/01/2017. Người ký quyết định xử phạt là
Phó chủ tịch UBND thành phố X, ông Đỗ Văn Sơn.

Không đồng ý với BBVPHC và QĐXPHC nói trên, ngày 21/03/2017, bà Hoàng Thị
Nhường gửi Đơn khởi kiện yêu cầu TAND thành phố X tuyên hủy Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC của ông Đỗ Văn Sơn do có những sai phạm nghiêm
trọng, cơ bản về hình thức và nội dung, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
bà Nhường.

I.3. Yêu cầu của Người khởi kiện

Nguyên đơn bà Hoàng Thị Nhường yêu cầu TAND thành phố X tuyên hủy Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC của ông Đỗ Văn Sơn do có những sai phạm
nghiêm trọng, cơ bản về hình thức và nội dung, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của bà Nhường.

I.4. Chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện của Người khởi kiện

Các chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp bao
gồm:

(i) Giấy phép kinh doanh của cơ sở mộc Hoàng Sơn;

(ii) Giấy CMND của bà Hoàng Thị Nhường (bản photo) - chứng minh tư cách đương
sự;

(iii) Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường số 15/GXN-TNMT;

(iv) Biên bản lấy mẫu tại cơ sở mộc Hoàng Sơn ngày 11/11/2016;

(v) Kết quả phân tích theo mẫu phân tích thu được tại cơ sở mộc Hoàng Sơn ngày
15/11/2016 của Trung tâm quan trắc và kỹ thuật tài nguyên môi trường;
3
(vi) Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB-VPHC ngày 14/01/2017;

(vii) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017.

II. KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TÒA

Mục đích của phần chuẩn bị kế hoạch hỏi tại phiên tòa là để làm sáng rõ các yếu tố quan
trọng của nội dung tranh chấp, đồng thời chứng minh yêu cầu của Người khởi kiện – bà
Hoàng Thị Nhường là có căn cứ và hợp pháp.

II.1. Hỏi Người khởi kiện

II.1.1. Hỏi bà Hoàng Thị Nhường

(i) Bà hãy trình bày cho HĐXX biết, bà đã được thông báo bằng văn bản hay hình thức
nào khác về kết quả phân tích theo mẫu phân tích thu được tại cơ sở mộc Hoàng
Sơn ngày 15/11/2016 của Trung tâm quan trắc và kỹ thuật tài nguyên môi trường
không?

(ii) Vào lúc 8 giờ 50’ ngày 14/01/2017, bà đang ở cơ sở mộc hay ở nhà riêng?

(iii) Trước và cho đến khi lập BBVPHC ngày 14/01/2017, ông Tuân có yêu cầu bà đến
cơ sở mộc để lập biên bản không?

II.1.2. Hỏi người làm chứng – ông Nguyễn Văn Hồ

(i) Ông hãy cho HĐXX biết, tại sao ông lại được nhắc tên là người chứng kiến trong
BBVPHC ngày 14/01/2017?

(ii) Việc lập BBVPHC của ông Nguyễn Văn Tuân được thực hiện tại địa điểm nào?

(iii) Ông có biết việc sau khi lập BBVPHC thì ông Tuân đã di chuyển đến địa chỉ của
người quản lý cơ sở mộc là bà Hoàng Thị Nhường không?

II.2. Hỏi Người bị kiện – Ông Nguyễn Văn Chiến, Đội trưởng đội quản lý trật tự đô thị
thành phố X (theo Văn bản số 1055/UBND-NC ngày 13/05/2017)

(i) Ông hãy trình bày cho HĐXX biết ai là người có thẩm quyền ký QĐXPHC?

4
(ii) Ông có thể trình bày cho HĐXX và các đương sự văn bản xác định thẩm quyền ký
QĐXPHC không?

(iii) Ông có theo dõi sát sao và kịp thời đối với quy trình phân tích mẫu của Trung tâm
quan trắc và kỹ thuật tài nguyên môi trường hay không?

(iv) Ông đã bao giờ thông báo cho bà Nhường biết về kết quả phân tích lấy mẫu của
Trung tâm quan trắc và kỹ thuật tài nguyên môi trường chưa?

(v) Ông đã bao giờ hẹn trước với bà Nhường về thời điểm lập BBVPHC tại cơ sở mộc
Hoàng Sơn chưa?

(vi) Tại sao ông lại lập BBVPHC tại nhà riêng của bà Nhường vào sáng ngày thứ bảy
(14/01/2017) thay vì một ngày hành chính thông thường, tại cơ sở mộc nơi xảy ra
hành vi mà ông cho là vi phạm hành chính về môi trường?

III. LUẬN CỨ BẢO VỆ NGƯỜI KHỞI KIỆN

“KHIẾU KIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH”


5
GIỮA:

BÀ HOÀNG THỊ NHƯỜNG


(Người khởi kiện)

– và –

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ X


(Người bị kiện)

BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ NGƯỜI KHỞI KIỆN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BẢN LUẬN CỨ

Kính thưa: - Hội đồng xét xử


- Vị đại diện Viện Kiểm sát
- Toàn thể quý vị đang có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay

Kính thưa HĐXX, thưa đại diện VKS và thưa quí LS đồng nghiệp! Tôi là LS Đinh Ánh Ngọc
hiện đang công tác tại văn phòng Luật sư Ánh Ngọc & Cộng Sự thuộc Đoàn LS TP Hà Nội. Hôm
6
nay tôi tham gia phiên tòa với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hoàng Thị
Nhường – người khởi kiện trong vụ án hành chính sơ thẩm số 03/2017/TLST-HC về “Khiếu kiện
quyết định xử phạt vi phạm hành chính” do TAND TP X thụ lý ngày 07/04/2017. Trên cơ sở
nghiên cứu hồ sơ vụ án và theo dõi diễn biến của phiên tòa ngày hôm nay tôi xin đại diện, trình
bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là bà Hoàng Thị Nhường.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, trao đổi với các đương sự và theo dõi diễn biến phiên tòa ngày
hôm nay, tôi xin đưa ra quan điểm để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người
khởi kiện là bà Hoàng Thị Nhường. Chúng tôi xin khẳng định, các yêu cầu bà Hoàng Thị
Nhường đưa ra là hoàn toàn có căn cứ và hợp pháp.

I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỐ TỤNG

Tòa án nhân dân thành phố X đã đảm bảo đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong
quá trình giả quyết vụ án cho đến thời điểm diễn ra phiên tòa ngày hôm nay, không phát sinh các
tình tiết tố tụng làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án.

II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG VỤ ÁN

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 có hàng
loạt sai phạm về mặt thủ tục

(i) Quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền

Theo quy định của Điều 38 và Điều 54 của Luật Xử lý vi phạm hành chính
(“LXLVPHC”), thẩm quyền ra XPVPHC không có Phó chủ tịch UBND tỉnh. Trong các tài
liệu Người Bị Kiện cung cấp cũng không hề có Giấy ủy quyền của Chủ tịch UBND Tp. X
cho cấp phó. Cụ thể:

“Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24
của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử
phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều
28 của Luật này.
7
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24
của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền
phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản
1 Điều 28 của Luật này.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

“Điều 54. Giao quyền xử phạt

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3,
4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44;
các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4
Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho
cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ
việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn
giao quyền.

8
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết
định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người
được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.”

Do đó, QĐXPVPHC không được ban hành đúng thẩm quyền, là vi phạm nghiêm trọng thủ
tục ra quyết định xử phạt hành chính.

(ii) Biên bản vi phạm hành chính được lập không đúng địa điểm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Biên bản vi phạm
hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Tuy nhiên, ông Tuân
lại lập biên bản tại nhà riêng của bà Nhường là trái quy định pháp luật. Cụ thể:

“2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ,
tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên,
địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi
phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật,
phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có
người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ,
tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người
vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố
tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có
chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng
kiến…”

Do đó, BBVPHC trong trường hợp này đã không được lập tại địa điểm theo quy định pháp
luật, là vi phạm nghiêm trọng thủ tục ra quyết định xử phạt hành chính.

(iii) Biên bản vi phạm hành chính không có chữ ký của Người khởi kiện

Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Biên bản VPHC phải
được lập thành ít nhất 02 bản và phải có chữ ký của người vi phạm. Trường hợp không ký
thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01
người chứng kiến xác nhận việc không ký của người vi phạm. Tuy nhiên BBVPHC không
hề có chữ ký của bất kỳ ai ngoài những thành viên của đoàn thanh tra ngày hôm đó là trái
quy định của pháp luật. Cụ thể:

“3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập
biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm
không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ
chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì
những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi
phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức
bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
9
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm
quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có
thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha
mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Ngoài ra, theo Điều 64 LXLVPHC, khi có kết quả thu được bằng thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng thông báo bằng
văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm. Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Sơn không hề thông báo
bằng văn bản tới bà Hoàng Thị Nhường là trái quy định pháp luật. Cụ thể:

“Điều 64. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm
hành chính.

1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông
và bảo vệ môi trường.

2. Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và
lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;

b) Tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

c) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận
bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;

d) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định.

3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính.”

Bên cạnh đó, Điều 111 LBVMT 2014 cũng quy định kết quả điều tra về mức độ ô nhiễm
môi trường phải được công khai. Tuy nhiên, bà Nhường không hề được biết về kết quả
giám định của đoàn thanh tra và ngay tại BBVPHC cũng không hề thể hiện những kết quả
này. Cụ thể:

“Điều 111. Xác định thiệt hại do sự cố môi trường

1. Nội dung điều tra, xác định thiệt hại do sự cố môi trường gồm:

a) Phạm vi, giới hạn khu vực bị ô nhiễm do sự cố môi trường;


10
b) Mức độ ô nhiễm;

c) Nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan;

d) Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;

đ) Thiệt hại đối với môi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, sự cố phải bồi
thường.

2. Trách nhiệm điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra
được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố
môi trường gây ra trên địa bàn;

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức, điều tra, xác
định phạm vi ô nhiễm, thiệt hại do sự cố môi trường gây ra trên địa bàn liên tỉnh.

3. Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường
phải được công khai.”

Những căn cứ trên cho thấy BBVPHC đã vi phạm nghiêm trọng về thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính liên quan đến chữ ký và nội dung trên BBVPHC, gây ảnh hưởng đến nội dung
và tính hợp pháp của quyết định xử phạt.

(iv) Thời hạn lập Biên bản vi phạm hành chính không đúng quy định pháp luật

Theo Điều 3 và Điều 58 LXLVPHC quy định tính kịp thời là nguyên tắc cơ bản của việc xử
lý VPHC và BBVPHC phải được lập một cách kịp thời. Cụ thể:

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm
minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định
của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan,
đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm,
đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy
định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.


11
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị
xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần
thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân,
tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh
mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02
lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng
quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;

b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này;

c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất,
mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng
nặng;

d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi
phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc
thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.”

“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền
đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên
bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật,
nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được
tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền
trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng,
nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ,
tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên,
địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi
phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật,

12
phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có
người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ,
tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người
vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố
tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có
chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập
biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm
không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ
chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì
những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi
phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức
bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm
quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có
thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha
mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”

Do đó, nếu có kết quả xác nhận có vi phạm, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành lập biên
bản vi phạm hành chính ngay lập tức để đảm bảo tính kịp thời. Nếu không, căn cứ để tiến
hành lập biên bản vi phạm sẽ không có tính khách quan và đủ độ tin cậy để xác nhận hành
vi vi phạm.

Để làm rõ và nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản này của LXLVPHC, Điều 12 của Nghị định
118/2021/ND-CP quy định rằng BBVPHC được phát hiện bằng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
phải được lập trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng
thiết bị kỹ thuật. Cụ thể:

“Điều 12. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Lập và chuyển biên bản vi phạm hành chính:

a) Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính
phải lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi
phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm
quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và
chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;

13
b) Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật,
phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩm quyền đang thi hành công
vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc.

Biên bản làm việc quy định tại các điểm a và b khoản này là một trong những căn cứ để lập
biên bản vi phạm hành chính;

c) Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ,
thì địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58
Luật Xử lý vi phạm hành chính;

d) Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để lập biên bản vi phạm hành chính và ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh
mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ
liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân tổ chức cung cấp để phát hiện vi
phạm hành chính.

2. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát
hiện vi phạm hành chính;

b) Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

c) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm
định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương
tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương
tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;

d) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng
tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển,
tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;

đ) Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có
hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định
giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh
tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ
việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị

14
tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết
liên quan.

3. Lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể:

a) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một
lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà
cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý
thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phủ hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết
định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng
nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối
với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợp
nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương
ứng có quy định và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết
định xử phạt;

b) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau
trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính,
trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm;

c) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính
trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi
phạm hành chính đối với từng cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp giá trị tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền phải ghi rõ giá trị
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của từng cá nhân, tổ chức vi phạm;

d) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác
nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên
bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức;

đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần, thì người có thẩm quyền lập
một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm và từng lần vi
phạm.

4. Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;

b) Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;

c) Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;

đ) Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;

e) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

15
g) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc
đại diện theo ủy quyền);

h) Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu
có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi
phạm hành chính (nếu có);

i) Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ
quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu
cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;

k) Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải
quyết vụ việc;

l) Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực
tiếp.

5. Ký biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập
biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được
lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi
phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị
thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp
biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;

b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc
cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có
mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối
tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi
xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi
phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã
hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

6. Giao biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên
bản, thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt
trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản;

b) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biên bản còn được gửi cho
cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản
vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ

16
chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thì việc giao biên bản vi phạm hành chính
được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc gửi quyết
định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.

7. Biên bản vi phạm hành chính được lập, gửi bằng phương thức điện tử theo quy định tại
khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại nghị định quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, phù hợp với tính chất
của từng lĩnh vực.

8. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu
có lỗi trong việc chuyển biên bản vi phạm hành chính hoặc hồ sơ vụ vi phạm không đúng
thời hạn dẫn đến quá thời hạn ra quyết định xử phạt, thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật.”

Tuy nhiên, kết quả phân tích được lập vào ngày 15/11/2016 nhưng phải đến 14/01/2017
mới có BBVPHC là trái với quy định pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung
và tính hợp pháp của QĐXPVPHC.

(v) Thời hạn ra quyết định XPVPHC không đúng quy định pháp luật

Theo khoản 1 Điều 66 LXPVPHC thì thời hạn ra QĐXPVPHC trong trường hợp phải
chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn xử phạt là 07 ngày kể từ ngày
lập BBVPHC. Cụ thể:

“1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ
việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc
thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì
thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp
giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có
thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ
việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn
phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.”

Do đó, việc BBVPHC lập vào ngày 14/01/2017 nhưng phải đến 27/01/2017 mới có
QĐXPVPHC là trái quy định pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội dung và tính
hợp pháp của QĐXPVPHC.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 44/QĐ-XPHC ngày 27/01/2017 có hàng
loạt sai phạm về mặt nội dung

(i) BBVPHC áp dụng sai quy chuẩn xác định ngưỡng độ bụi cho phép

17
Tại Báo cáo kết quả kiểm tra cơ sở mộc số 23/BC-TNMT, đoàn kiểm tra kết luận cơ sở
mộc có độ bụi vượt mức cho phép trên cơ sở áp dụng Quy chuẩn 05:2009/BTNMT về bụi.
Tuy nhiên, bộ quy chuẩn này đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi Quy chuẩn
05:2013/BTNMT. Do đó, việc áp dụng sai bộ quy chuẩn là sai lầm nghiêm trọng về mặt nội
dung, làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc.

Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng chỉ lấy mẫu không khí tại vị trí trước cơ sở và không đưa
ra được bất kì thông số nào đối với mẫu không khí tại các vị trí khác bên trong xưởng mộc.
Do đó, không thể kết luận độ bụi trong mẫu không khí là do từ trong xưởng mộc phát tán ra
bên ngoài chứ không phải xuất phát từ một nguồn khác trong khu vực thanh tra.

(ii) BBVPHC áp dụng sai phương pháp lấy mẫu

Kết quả phân tích lập ngày 15/11/2016 (bút lục 39) thể hiện đoàn thanh tra lấy mẫu theo
Trường quy kỹ thuật của Bộ Y tế - 1993. Tuy nhiên, bộ trường quy kỹ thuật của Bộ Y tế
1993 đã hết hiệu lực và không có giá trị áp dụng tại thời điểm năm 2016. Bên cạnh đó,
LBVMT 2014 chỉ quy định Bộ Y tế có thẩm quyền triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ
môi trường trong hoạt động y tế, hoạt động xử lý chất thải của cơ sở y tế. Đối với các cơ sở
sản xuất kinh doanh khác thì cần phải áp dụng bộ quy chuẩn của các chuyên ngành liên
quan mới có thể có đánh giá chính xác và khách quan, cụ thể trong trường hợp này là
phương pháp lấy mẫu theo Quy chuẩn QCVN 26:2010 mới đúng quy định pháp luật.

(iii) QĐXPVPHC áp dụng sai căn cứ xử phạt

QĐXPHC áp dụng Nghị định 155/2016/NĐ-CP để làm căn cứ xử phạt. Tuy nhiên, Nghị
định 155/2016/NĐ-CP phải đến ngày 01/02/2017 mới có hiệu lực. Do đó, QĐXPVPHC đã
viện dẫn một văn bản pháp luật chưa có hiệu lực pháp lý để xử phạt. Đây là vi phạm
nghiêm trọng và cơ bản về mặt nội dung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của Người khởi kiện là bà Hoàng Thị Nhường.

3. QĐXPVPHC cần phải bị hủy theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật XLVPHC, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm
phát hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính do cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp
thời hủy bỏ quyết định sai sót đó. Cụ thể:

“…Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi
phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình
hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành
quyết định mới theo thẩm quyền.”

Tuy nhiên, ông Lê Văn Phước – Chủ tịch UBND thành phố X không trực tiếp giải quyết
đơn khiếu nại số 604/CV-UBND ngày 21/02/2017, cụ thể là phải hủy QĐXPHC trái pháp

18
luật, mà vẫn để cấp phó là ông Nguyễn Văn Sơn ký thay là trái với quy định pháp luật, làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Người khởi kiện.

Từ những phân tích và dẫn chứng nêu trên, cho thấy các yêu cầu của nguyên đơn hoàn toàn
có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét hủy bỏ QĐXPHC do
những vi phạm nghiêm trọng và cơ bản về mặt nội dung, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của Người khởi kiện là bà Hoàng Thị Nhường.

Trên đây là toàn bộ luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tôi – bà Hoàng Thị
Nhường. Tôi xin cảm ơn Hội đồng xét xử, những người tham gia tố tụng và tham gia phiên tòa đã
chú ý lắng nghe ý kiến của tôi.

19

You might also like