Bai 2. Ban Chat Nha Nuoc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 2: BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

Là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ, những quy luật bên trong quyết định đặc điểm và
khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước.

Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội quyết định những đặc điểm cơ bản và xu hướng
phát triển của nhà nước.

II. NỘI DUNG BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC

1. Tính giai cấp của nhà nước

Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách quy định sở hữu đối với các
tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội (rừng, biển, đất đai, sông ngòi,...) và quyền thu thuế.

Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công vụ bạo lực vật chất
như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị).

Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư
tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục
tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống
trị.

2. Tính xã hội của nhà nước

Ngoài ý chí của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải ghi nhận và phản ánh ý chí của các tầng
lớp, giai cấp khác trong xã hội.

Nhà nước còn phải giải quyết những công việc vì lợi ích chung của xã hội, thể hiện vai trò của
nhà nước trong sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.

● Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước

Đây là mối quan hệ biện chứng, là hai mặt cùng thuộc về bản chất của nhà nước.

Trong xã hội có giai cấp và có nhà nước thì tính giai cấp và tính xã hội luôn cùng song song tồn
tại trong bản chất nhà nước. Không thể có nhà nước chỉ có tính giai cấp mà không có tính xã hội
và ngược lại.

● Có nhiều khái niệm khác nhau về Nhà nước:


Nhà nước là tổ chức mà đứng đầu là chính phủ, quản lý công việc chung của một nước.

Nhà nước là bộ máy tổ chức chính trị do giai cấp nắm chính quyền thành lập, nhằm duy trì
quyền lợi, địa vị của mình.

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện
mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

III. ĐẶC TRƯNG NHÀ NƯỚC

Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.

Nhà nước quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.

Nhà nước có chủ quyền quốc gia.

Nhà nước ban hành pháp luật và quản lí xã hội bằng pháp luật.

Nhà nước thu thuế.

Vì sao nói quyền lực nhà nước mang tính công cộng đặc biệt?

Quyền lực công cộng là quyền lực chung của bất kì cộng đồng xã hội nào, là nhu cầu tất yếu
khách quan trong đời sống của con người khi đã tập hợp thành xã hội.

Nhà nước là một loại cộng đồng rộng lớn, trong đó có nhiều thành phần giai cấp, ổn định, sống
trong 1 vùng lãnh thổ được khẳng định chủ quyền, không chỉ mang tính chất công cộng mà là
mang tính chất công cộng rộng lớn bao trùm toàn xã hội.

Quyền lực nhà nước:

- Công cộng:

+ Đối tượng: Cư dân: Công dân; Người nước ngoài; Không có quốc tịch.

+ Phạm vi: Lãnh thổ.

- Đặc biệt:

+ Độc quyền: quân đội; Tòa án; nhà tù → cưỡng chế.

Vì sao nhà nước cần quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ?

Tránh sự hạn chế khả năng kiểm soát của chính quyền trung ương đối với các không gian lãnh
thổ quốc gia.
Tính hạn chế về nhận thức đối tượng quản trị: số lượng, dân tộc, tôn giáo, dân trí.

Việc xác lập điều chỉnh các lãnh thổ hành chính có tính tới các yếu tố phát triển của kinh tế-xã
hội.

Chủ quyền quốc gia là gì? VD về hành vi xâm hại chủ quyền quốc gia.

Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể
tách rời khỏi quốc gia.

VD: TQ năm 1956 lấy đông Hoàng Sa, 1974 lấy tây Hoàng Sa, 1988 lấy đảo Gạc Ma, 2014 kéo
giàn khoan vào biển Đông.

Nhà nước ban hành pháp luật thì nhà nước có cần tuân thủ pháp luật hay không? Vì sao?

Có.

Vì pháp luật là quy định chung là mọi chủ thế để hạn chế những hành vi bị cấm.

Vì quyền lực nhà nước mang tính công cộng áp dụng lên mọi chủ thể.

Pháp luật không chỉ quản lý xã hội mà còn là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước.

Nộp thuế là sự kêu gọi đóng góp tài chính cho quốc gia là đúng hay sai? Vì sao?

Sai. Kêu gọi là sự tự nguyện còn thuế là trách nhiệm mang tính bắt buộc.

Ổn định ngân sách.

Khoản thu từ thuế phục vụ cho lợi ích của công dân.

Công cụ quan trọng để điều tiết thị trường.

You might also like