Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 3: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC

Định nghĩa chức năng nhà nước:

Trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm khác nhau về chức năng nhà nước.

- Chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, những mặt hoạt động chủ
yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

- Chức năng nhà nước là hoạt động nhà nước cơ bản nhất, mang tính thường xuyên, liên
tục, ổn định tương đối, xuất phát từ bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến
lược, mục tiêu cơ bản của nhà nước và có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển
của nhà nước. Chức năng của nhà nước do bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội, nhiệm vụ
chiến lược và mục tiêu lâu dài của nhà nước quyết định.

� Như vậy, hầu hết các quan điểm đều hướng đến lý giải chức năng nhà nước là những
hoạt động cơ bản và chủ yếu của nhà nước để thực hiện vai trò tổ chức quản lý xã hội,
trước hết bảo vệ địa vị cho giai cấp thống trị trong xã hội.

II. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ NƯỚC

● Nhà nước và xã hội

Nhà nước và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Xã hội là khái niệm có nội hàm rộng hơn khái niệm nhà nước. Cơ cấu của xã hội bao gồm cả nhà
nước và các giai cấp, tầng lớp có địa vị xã hội khác nhau.

Nhà nước cũng được hình thành một cách khách quan nhưng cơ cấu của nhà nước bao gồm các
giai cấp, liên minh các giai cấp để bảo vệ lợi ích của mình.

Tuy nhiên, nhà nước và xã hội có sự thống nhất với nhau. Nhà nước chỉ xuất hiện, tồn tại và
phát triển trong xã hội có giai cấp. Ngược lại, xã hội có giai cấp có được sự ổn định, trật tự và
phát triển thì cần có nhà nước.

Nhà nước và xã hội có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau:

- Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển
của nhà nước.
- Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

● Nhà nước và pháp luật

Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Nhà nước ban hành pháp luật và quản lí xã hội bằng pháp luật.

● Nhà nước với cơ sở kinh tế

Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước.

Cơ sở kinh tế đóng vai trò quan trọng không chỉ trong quá trình hình thành nhà nước mà còn
tác động sâu sắc đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nhà nước có sự tác động trở lại đối với nền kinh tế. Cũng như đối với xã hội, nhà nước có thể
tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế.

● Nhà nước trong hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị bao gồm nhà nước, các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội có mối liên hệ
chặt chẽ, thống nhất với nhau để cùng thực hiện quyền lực chính trị. Tuy nhiên, nhà nước chính
là xương sống của cả hệ thống chính trị. Bởi lẽ nhà nước có những ưu thế mà các thiết chế khác
không có được.

Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỨC NĂNG VỚI NHIỆM VỤ, BẢN CHẤT VÀ BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC

● Mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ của nhà nước

Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà nhà
nước cần giải quyết.

Nhiệm vụ là cơ sở xác định:

- Số lượng các chức năng của nhà nước.

- Nội dung, tính chất các chức năng của nhà nước.

- Hình thức thực hiện chức năng của nhà nước.


Nhiệm vụ của nhà nước bao gồm:

- Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược.

- Nhiệm vụ cụ thể, trước mắt, cấp bách.

Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ của nhà nước:

- Một chức năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ.

- Một nhiệm vụ có thể được thực hiện bởi nhiều chức năng.

- Chức năng ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

● Mối quan hệ giữa chức năng và bản chất

Bản chất nhà nước thay đổi thì chức năng nhà nước thay đổi.

Đúng. Vì bản chất là nội dung, chức năng là hình thức nội dung quyết định hình thức.

Bản chất nhà nước không thay đổi thì chức năng nhà nước không thay đổi.

Sai. Do sự thay đổi của nhiệm vụ nhà nước tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng thời điểm kinh tế
xã hội → chức năng vẫn có thể thay đổi.

● Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước là cơ sở để hình thành các chức năng của nhà nước.

IV. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG

You might also like