Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài tập nhóm buổi 4: Pháp luật về các mô hình tổ chức kinh doanh

Câu 1: Ông A đứng ra thành lập DNTN Đại Nam kinh doanh ở lĩnh vực điện tử với số
vốn đầu tư ban đầu là 300 triệu đồng. Ông A có người bạn thân là B rất am hiểu lĩnh
vực KD này nên A đã mời B đến làm việc và giao cho chức vụ giám đốc thay A điều
hành DN. Sau một khoảng thời gian kinh doanh, DNTN Đại Nam bị thua lỗ phát sinh
số nợ 500 triệu đồng.
a. Trách nhiệm về việc thanh toán các khoản nợ của DNTN thuộc về ai ? Vì sao?
b. Trường hợp B làm trái với sự phân công của A thì trách nhiệm thanh toán thuộc về
ai ?
Câu 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Y cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
DNTN Hoàng Nhật chuyên kinh doanh xây dựng dân dụng do ông Phạm Văn X làm
chủ.
1. Tình huống 1: Ông X đã thuê ông Nguyễn Văn Long làm giám đốc, thay ông X
quản lý, điều hành doanh nghiệp. Điều này có phù hợp với quy định của pháp luật?
2. Tình huống 2: Một năm sau ngày thành lập, ông X đã bán doanh nghiệp cho ông Lê
Văn C - Chủ tịch UBND quận 10, TP.HCM. Điều này có phù hợp với quy định của
pháp luật?
3. Tình huống 3: Ông X cho bà Hoàng Nhật M thuê DNTN. Trong thời gian bà Mai
thuê, DNTN Hoàng Nhật bị xử phạt 50 triệu về hành vi buôn bán hàng giả. Trách
nhiệm của các bên như thế nào?
4. Ông X không muốn bán DNTN Hoàng Nhật mà muốn thành lập thêm DNTN Hoàng
Linh kinh doanh vật liệu xây dựng tại tỉnh X được không?

Trả lời:
Câu 1:
a.
• Cơ sở pháp lí: Theo khoản 2 điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu rõ: “Chủ
doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tư nhân.’’.
• Kết luận, người chịu trách nhiệm về việc thanh toán khoản nợ 500 triệu đồng của
DNTN Đại Nam thuộc về ông A. Thứ nhất là vì ông là chủ doanh nghiệp, chủ
doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thứ 2 là vì ông B chỉ được thuê để quản lí doanh nghiệp thay nên không
phải chịu trách nhiệm thanh toán số nợ theo quy định của Pháp luật.
b.
• Cơ sở pháp lí:
- Theo khoản 1 điều 188 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
- Theo khoản 2 điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu rõ: “Chủ doanh nghiệp
tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh

1
nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tư nhân.’’
- Căn cứ vào các điều khoản liên quan đến hợp đồng lao động được kí kết trong
Bộ luật Dân sự 2015.

• Kết luận, dù ông B có làm trái với phân công của ông A dẫn đến phát sinh các
khoản nợ thì ông A vẫn phải chịu trách nhiệm thanh toán số tiền nợ của doanh
nghiệp vì ông là chủ doanh nghiệm và có trach nhiệm vô hạn với mọi vấn đề của
doanh nghiệp (theo khoản 1 điều 188 và khoản 2 điều 190 Luật Kinh doanh
2020). Nhưng ông B sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vấn đề liên quan
đến vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại đến doanh nghiệp.

Câu 2:
1.
• Tình huống : Ông X đã thuê ông Nguyễn Văn Long làm giám đốc, thay ông X
quản lý, điều hành doanh nghiệp.
• Cơ sở pháp lý: Theo Khoản 2 Điều 190 của Luật Doanh Nghiệp: “Chủ doanh
nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ
doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tư nhân.”.
• Kết luận: ông X là chủ doanh nghiệp tư nhân Hoàng Nhật nên việc thuê người
khác - ông Nguyễn Văn Long làm giám đốc điều hành doanh nghiệp của chủ
doanh nghiệp - ông X là việc làm phù hợp với quy định của pháp luật.
2.
• Tình huống: Một năm sau ngày thành lập, ông X đã bán doanh nghiệp cho ông
Lê Văn C - Chủ tịch UBND quận 10, TP.HCM.
• Cơ sở pháp lý:
- Theo Khoản 1 Điều 192 của Luật Doanh Nghiệp: “Chủ doanh nghiệp tư nhân
có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.”
- Theo Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh Nghiệp: “Tổ chức, cá nhân sau đây
không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: Cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức”
- Theo Khoản 2 Điều 4 của Luật cán bộ, công chức: “Công chức là công dân
Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi
chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.”

2
• Kết luận: ông Lê Văn C - Chủ tịch UBND quận 10, TP.HCM, thuộc diện là
công chức theo Luật cán bộ, công chức nên ông C không được quyền thành lập
hay quản lý doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, Ông X bán doanh nghiệp tư nhân của
mình cho ông Lê Văn C là việc làm không phù hợp với quy định của pháp luật vì
đối tượng mua không có quyền quản lý doanh nghiệp tư nhân.
3.
• Tình huống: Ông Phạm Văn X làm chủ DNTN Hoàng Nhật chuyên kinh doanh
xây dựng dân dụng. Ông X cho bà Hoàng Nhật M thuê DNTN đó. Trong thời
gian bà Mai thuê, DNTN Hoàng Nhật bị xử phạt 50 triệu về hành vi buôn bán
hàng giả
• Cơ sở pháp lý:
- Theo Khoản 1 Điều 188 của Luật Doanh Nghiệp: “Doanh nghiệp tư nhân là
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
- Theo Điều 191 Luật Doanh Nghiệp: “Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh
nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở
hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và
người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy
định trong hợp đồng cho thuê.”
• Kết luận: Ông Phạm Văn X là chủ DNTN Hoàng Nhật và có trách nhiệm vô hạn
với doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình nên ông sẽ phải chịu trách
nhiệm nộp 50 triệu tiền phạt cho cơ quan chức năng. Còn bà M sẽ có thể chịu
trách nhiệm dân sự nếu có vi phạm các nghĩa vụ và trách nhiệm quy định trong
hợp đồng cho thuê.
4.
• Tình huống: Ông Phạm Văn X đang làm chủ DNTN Hoàng Nhật và không
muốn bán đi. Nhưng ông cũng muốn đồng thời thành lập thêm DNTN Hoàng
Linh kinh doanh vật liệu xây dựng tại tỉnh X.
• Cơ sở pháp lý:
- Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh
nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
- Cũng tại khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được
đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”
• Kết Luận: Ông Phạm Văn X không được phép thành lập thêm DNTN Hoàng
Linh vì ông đã thành lập DNTN Hoàng Nhật.

3
(Gửi tặng thầy chiếc meme ạ ^^ )

You might also like