Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Câu 1

Câu 2
Bộ tiết chế (voltage regulator) một số xe có công tắc điều chỉnh theo mùa vì một số bộ
tiết chế có đặc tính nhiệt độ: thông thường, điện áp ra sẽ giảm đi khi nhiệt độ tăng lên (ví
dụ vào mùa hè nhiệt độ tăng cao, vào mùa đông thì giảm xuống). Do đó cần phải trang bị
công tắc điều chỉnh để giúp ta có nguồn điện áp ra phù hợp.
Câu 3:
Khi ta bật khóa điện, dòng điện từ (+) ắc quy chia làm 2 nhánh: Nhánh 1 đi qua cuộn
giữ về âm nguồn. Nhánh 2 qua cuộn hút, phần ứng của mô tơ đề về âm nguồn làm mô tơ
quay với tốc độ chậm. từ trường do hai cuộn sinh ra sẽ hút pittông sang phía trái làm
công tắc chính đóng lại, đồng thời đẩy bánh răng trục dẫn (lắp trên cùng một trục với
pittông) vào ăn khớp với vành răng trên bánh đà. Sau khi công tắc chính đóng lại, cuộn
hút sẽ bị mất dòng điện chạy qua do lúc này dòng điện đi từ (+) ắc quy qua công tắc
chính đến phần ứng mô tơ đề về âm nguồn. Do không có sự sụt áp trên cuộn hút nên lúc
này mô tơ đề sẽ tăng tốc độ làm động cơ khởi động. Cuộn giữ duy trì trạng thái đóng của
tiếp điểm chính.
Vậy cuộn giữ và cuộn hút ban đầu có vai trò hút pitton làm công tắc chính đóng đẩy bánh
răng ăn khớp với bánh đà. Sau đó cuộn giữ có vai trò giữ lõi không cho lõi bung ra.
Nếu đứt cuộn giữ thì khi khởi động thì không đủ lực hút để thắng lực lò xo bên trong lõi
dẫn đến không hút lõi được khiến xe không hoạt động

Sơ đồ hệ thống đề khiểu bằng ECU bảo vệ chống khởi động khi động cơ đang hoạt động.

Câu 4: Hiện tượng tự phóng điện:


- Ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra phản ứng dưới dây làm chì và oxít chì biến thành sunfat chì:
Pb + H2 SO4 => PbSO4 + H2 ↑ 2PbO2 + 2H2 SO4 = 2PbSO4 + 2H2 O + O2 ↑
Dòng điện cục bộ trên các tấm bản cực do sự hiện diện của các ion kim loại, hoặc do sự
chênh lệch nồng độ giữa lớp dung dịch lên trên và bên dưới ắc quy, cũng làm giảm dung
lượng ắc quy. Do hiện tượng tự phóng điện, ắc quy để lâu không sử dụng cũng sẽ dần dần
hết điện.
Đối với ắc quy đã qua thời gian sử dụng dài thì các nguyên nhân sau có thể làm cho ắc
quy bị mất điện (tự phóng) nhanh dẫn đến hiện tượng khó khởi động:
- Ắc quy ở trạng thái được nạp yếu
- Ắc quy bị chạm nhẹ
- Ắc quy bị suy giảm chất lượng sau một thời gian dài sử dụng
- Ắc quy bị suy giảm chất lượng do bị quá nạp trong sử dụng và bảo dưỡng.
- Ắc quy đã bị sulphat hóa.
- Đối với điều kiện môi trường lưu giữ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự
phóng điện của ắc quy, nếu nhiệt độ càng cao thì độ tự phóng càng lớn. Vì vậy, ắc quy
tiếp xúc với nắng thường xuyên thì khả năng tự phóng sẽ rất lớn (do nhiệt độ tăng cao).
Nên ta cần:
+ Lưu giữ ắc quy ở nơi thoáng mát.
+ Khi ngưng sử dụng, trước khi đưa vào lưu giữ một thời gian dài ắc quy phải được nạp
no và mực nước giữ ở vị trí UPPER.
+ Định kỳ hàng tháng ắc quy phải được kiểm tra và nạp bổ sung để bù lại dung lượng bị
tự phóng để tránh sulphat hóa.
- Pin Lithium, hay còn gọi là pin Li-on, hoặc pin Lithi-on, viết tắt là LIB, thuộc loại
pin sạc. Pin Lithium thường được dùng cho các thiết bị điện di động các ứng dụng của
phương tiện di chuyển chạy bằng điện và kĩ thuật hàng không. pin Lithium được kì vọng
sẽ thay thế cho ắc quy chì - thường được sử dụng trong ô tô, xe máy và các loại xe điện
trước đây. Nó không chỉ mang lại hiệu suất hoạt động cao, mà còn hứa hẹn về việc đảm
bảo môi trường sạch (vì hạn chế thải ra kim loại nặng), cũng như nâng cao việc sử dụng
an toàn (vì tránh dùng dung dịch điện ly chứa axit).
Loại pin này sử dụng điện cực - được làm từ các hợp chất có cấu trúc tinh thể dạng
lớp. Khi pin đang trong trạng thái sạc và xả, thì các ion Li sẽ xâm nhập, điền đầy khoảng
trống giữa các lớp này. Chính vì thế mà phản ứng hóa học xảy ra và cung cấp năng lượng
cho thiết bị hoạt động.
+ Trong quá trình sạc, các ion Li chuyển động từ cực dương sang cực âm.
+ Trong quá trình xả (gọi là quá trình sử dụng), các ion Li chuyển động từ cực âm sang
cực dương.
Cực dương được làm bằng hợp chất ô xít kim loại chuyển tiếp và Li (như
LiMnO2, LiCoO2,… còn cực âm được làm bằng graphite. Ngoài ra, dung dịch điện ly
của pin (nghĩa là môi trường cho phép các ion Li chuyển dịch từ điện cực này sang điện
cực kia) phải có độ dẫn ion tốt cũng là chất cách điện tốt.
Pin Lithium Ắc quy chì

Độ Khoảng 1 năm
Khoảng 4 - 5 năm
bền

Mật độ 32 Wh/kg, chỉ chịu được dòng xả


20 Wh/kg, chịu được dòng xả lớn
năng nhỏ và khả năng chịu tải kém.
dạng xung (trong thời gian ngắn)
lượng
sạc - xả và chịu tải cao.

Chậm, 6 - 8 tiếng.
Nhanh, 3 - 4 tiếng, thậm chí vài Nếu bị xả quá 50% mà không được sạc
Thời phút. đầy, thì ắn quy dễ bị hỏng sau 1 - 2
gian Sử dụng hết pin (gọi là xả), không tháng sử dụng.
sạc lo bị hỏng pin sau một thời gian Nếu bị xả tới tận đáy sẽ xuất hiện
sử dụng. PbSO4 gây hỏng bản cực và chết

Khối Khá nặng, 12 - 15 kg


Nhẹ, khoảng 3 - 4 kg
lượng

Khả không
năng

chống
nước

Bảo Tùy nhà sản xuất (thời gian ngắn)


Tùy nhà sản xuất (thời gian lâu)
hành

Khả
năng
chống Cao Thấp
cháy
nổ

Ảnh Ít, vì được cấu tạo bởi những cell Nhiều, vì được cấu tạo bởi chì và
hưởng rắn lithium, không có chì hoặc axit.
môi
trường axit.

Sau khi so sánh về các yếu tố giữa pin Lithium và ắc quy chì, chúng ta thấy rằng
việc sử dụng pin Lithium có nhiều ưu điểm và dĩ nhiên độ bền của loại pin này cao hơn
ắc quy chì rất nhiều.
Pin Lithium mang lại hiệu suất hoạt động trên 90%, cho tốc độ sạc nhanh và giảm
tải cho bộ phận nạp điện của thiết bị điện khi sử dụng. Độ bền của pin Lithium có thể kéo
dài đến 4 - 5 năm, trong khi ắc quy chì chỉ khoảng 1 năm.
Việc thay thế pin lithium chủ yếu phụ thuộc vào bài toán kinh tế, khi hầu hết động
cơ đều sử dụng bình axit chì quá phổ biến. việc thay đổi yêu cầu sự đồng bộ để có thể dễ
dàng bảo trì sửa chữa phục vụ nhu cầu người sử dụng.

Câu 5:
Câu 6 :
Plasma là trạng thái thứ 4 của vật chất bên cạnh các trạng thái khí, lỏng và rắn. Bugi
plasma kích thích các phân tử hòa khí ở gần phóng thích các điện tử để trở thành các ion.
Quá trình ion hóa kích thích hỗn hợp hòa khí trong buồng đốt khiến chúng bắt lửa và tốc
độ cháy lan rộng nhanh chóng. Nhiệt độ của plasma cực cao, cho dù hỗn hợp nghèo nhiên
liệu cũng có thể cháy được dễ dàng tạo ra hiệu suất nhiên liệu cao, động cơ cháy sạch hơn

Thay vì một điểm mồi, quá trình ion hóa có thể trong đường kính 30 mm hoặc 40 mm. Vị
trí phát cháy có thể ở khắp nơi trong buồng đốt. Điều này mở ra những khả năng mới về
việc thiết kế buồng cháy nhằm nâng cao hiệu suất nhiên liệu. Hệ thống có thể tăng 25%
mức tiết kiệm xăng.

Để có thể điều chỉnh ngọn lửa ấy và hạn chế tình trạng lượng nhiên liệu cháy không sạch,
người ta dùng phương pháp Plasma Ignition nhằm làm cho ngọn lửa tăng lên gấp bội lần.

Phương pháp 1: Bugi điều chỉnh trụ

Ở cách Bugi điều chỉnh tụ Xuất hiện nhiều chùm tia lửa điện (tia plasma) tăng lên
rất cao. Cách này để tăng lửa (độ chế) khi đã canh xăng hết cỡ mà bugi vẫn đen là do
nhiên liệu đốt không sạch vì lửa yếu. Việc điều chỉnh ngọn lửa này có giới hạn bởi vì nếu
lạm dụng sẽ làm cho chấu/chân bugi nóng chảy. Một phần vật liệu thiết kế bugi không
thể chịu được đến nhiệt độ đó. Vì thế, cách làm này có thể gây cháy xupap, cháy miệng
Piston. Cách làm này người ta mắc nối tiếp 3 tụ 220pf/15kV. Nếu muốn tăng lửa hơn
nữa, ta cần mắc song song 3-4 dàn tụ trên. Khi mắc đến chuỗi thứ 4, bugi bị chảy và hư
hỏng .

Phương pháp 2: Low-Temp Plasma Ignition (đánh lửa Plasma ở nhiệt độ thấp thay thế
cuộn dây và bugi):

Đó là sử dụng cáp kết nối TPS nối với Ignition Module (Plasma Plugs). Tất cả sẽ
được điều chỉnh bởi 1 hộp đen TPS Power Supply dành riêng cho hệ thống đánh lửa, việc
điều chỉnh được quyết định bởi hộp ECU của động cơ. Phương pháp đánh lửa này không
làm nhiệt độ buồng đốt tăng cao, nhiệt độ bốc cháy chỉ ở mức dưới 600 độ C, nhưng bù
lại sự lan truyền ngọn lửa nhanh hơn nhiều lần so với bugi truyền thống. Do đó, lượng
hoà khí bên trong xy lanh được đốt cháy triệt để hơn. Khí NOx sinh ra sẽ ít hơn và hình
thành muội than gần như không đáng kể. Phương pháp này được biết đến như cách làm
phá vỡ cấu trúc và thu nhỏ hạt NOx giống như 02. Từ đó, nhiệt toả ra ít hơn, hiệu suất
nhiệt phanh được cải thiện, giảm lượng khí thải CO và NOx , và khả năng chạy nhiều
tuần hoàn khí thải.

Phương pháp 3: Ionfire Plasma Ignition:

Ionfire là một bộ khuếch đại tia lửa điện áp cao DC xung, được thiết kế để hoạt
động với bất kỳ hệ thống đánh lửa ô tô hiện nay.

Tia lửa điện đánh lửa thông thường là một tia plasma mỏng được tạo thành từ các phân tử
không khí bị ion hóa chạy vòng quanh các điện cực của bugi. Thông thường, tia lửa điện
cao thế này có dòng điện cực đại khoảng 200 miliampe. Hệ thống Ionfire bao gồm một
module điều khiển năng lượng tạo ra một xung dòng điện cao khoảng 135 ampe qua khe
hở tia lửa mỗi khi tia lửa điện áp cao đi đến qua các bugi. Do đó, nó sẽ khuếch đại năng
lượng của tia lửa ban đầu từ 12 đến 25 watt thành tia lửa khuếch đại dòng điện xung
plasma có công suất cực đại qua khe hở tia lửa điện (tính bằng megawatts). Hệ thống này
tương thích với bất kỳ hộp CDI (Capacitive Discharge Ignition - Đánh lửa kiểm soát bằng
tụ điện). Ở hệ thống này có thể tăng làm tăng mã lực và công suất, thích hợp cho các xe
đua, xe cơ bắp hay xe sử dụng nhiên liệu CNG. Điểm khác biệt của Ionfire Plasma là ở số
vòng quay động cơ càng cao, chất lượng chùm tia lửa càng cao và tia lửa càng nhiều. Số
vòng quay động cơ tối thiểu để có thể hiệu quả ở phương pháp đánh lửa này là 3000
RPM trở lên.

You might also like