Tài liệu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1)Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí nào trong đời sống của

thực vật?

Những hoạt động, quá trình sinh lí mà nước tham gia vào trong đời sống của thực vật như:

- Tham gia cấu tạo tế bào, giúp ổn định hình dạng của tế bào.
- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.
- Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Tham gia điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.

2)Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Làm thế nào để nhận biết được
triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng?

Thực vật hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất
tan cao hơn với dịch trong đất (ưu trương hơn so với dịch trong đất) nên nước sẽ di chuyển từ đất
vào tế bào lông hút.

- Thực vật hấp thụ ion khoáng theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng
cao) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp).

+ Cơ chế chủ động: Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ
các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng.

- Để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng của cây trồng, có thể dựa vào các đặc điểm sau:
Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém với các triệu chứng điển hình như thay đổi màu sắc
lá; biến dạng lá, thân, quả; suy giảm kích thước lá, thân, rễ,…:+Cây khi thiếu các nguyên tố
khoáng đạm (N) thì lá vàng nhạt, cây cằn cỗi.
- Cây khi thiếu các nguyên tố khoáng lân (P) thì lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
- - Cây khi thiếu các nguyên tố khoáng Kali thì cây không có khả năng chống chịu sâu bệnh
hại,...
- - Cây khi thiếu các nguyên tố khoáng Ca sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ vững chắc của cây, rễ
bị thối, ngọn cây khô héo.

3. Thoát hơi nước vừa là tại hoạ vừa tất yếu?

+ “Tai họa” vì trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây phải mất đi một lượng nước quá
lớn như vậy nó cần phải hấp thu một lượng nước lớn hơn. Điều này không dễ dàng gì trong môi
trường luôn luôn biến đổi. Khi thiếu nước trong đất hay hạn hán thì thoát hơi nước là một thảm hoạ.

+ “Tất yếu” là vì thực vật cần phải thoát nước mới lấy được nước. Cây thoát ra hơi nước tạo động lực
trên để hút nước và muối khoáng, là động lực trên của quá trình hút nước và các ion khoáng; vận
chuyển, phân phối nước và các ion khoáng trong cây, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp,
hô hấp,...

4: Khi bón quá nhiều phân đạm cho một số loại cây ngũ cốc như lúa, ngô thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Giải thích.

Khi bón quá nhiều phân đạm cho một số loại cây ngũ cốc như lúa, ngô thì cây trồng sẽ bị thừa đạm
khiến cây sinh trưởng và phát triển quá mức, tán lá xum xuê, lá mỏng, cây yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu
bệnh tấn công, ức chế sự ra hoa.

5)Dựa vào sơ đồ Hình 2.9, kể tên các nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Cho biết thực vật có thể sử
dụng trực tiếp nitrogen tự do có trong không khí hay không?
- Các nguồn cung cấp nitrogen cho cây là:

+ Nguồn tự nhiên: Nitrogen tồn tại ở dạng N2 tự do trong khí quyển hoặc dạng hợp chất (vô cơ hoặc
hữu cơ).

+ Nguồn nhân tạo: Con người có thể bổ sung nguồn nitrogen cung cấp cho cây trồng thông qua việc
bón phân chứa đạm vô cơ hoặc hữu cơ.

You might also like