Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÃ KỲ PHÚ Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Số: 02/ĐA-UBND Kỳ Phú, ngày 20 tháng 06 năm 2023

ĐỀ ÁN
Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
xã Kỳ Phú đến năm 2025 và những năm tiếp theo

PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân xã Kỳ Phú được
nâng cao, theo đó lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều với thành
phần phức tạp, tạo ra áp lực cho môi trường sống. Để giải quyết vấn đề về chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn xã thời gian qua, Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 2016-2021 tại
kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 10/01/2019 phê chuẩn
Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã giai đoạn
2019 - 2021.
Thực hiện Thông báo số 301/TB-HU ngày 04/10/2022 Thông báo kết luận của
Thường trực huyện ủy về thực hiện thí điểm phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt theo cách làm mới. Đánh giá bước đầu đã phát huy hiệu quả, giảm
thiểu lượng rác thải phải xử lý, từng bước hình thành ý thức về phân loại, tập kết chất
thải sinh hoạt đúng quy định, từ đó cho thấy việc xây dựng, ban hành “Đề án phân
loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Kỳ Phú đến
năm 2025 và những năm tiếp theo” là rất cần thiết để giảm thiểu tối đa tác động do
chất thải rắn sinh hoạt gây ra, đưa hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt đi vào nề nếp, nhằm góp phần từng bước đưa xã Kỳ Phú nông
thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong những năm tới.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, được Quốc hội Nước CHXHCN
Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2022; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2025
và những năm tiếp theo;
- Nghị quyết số 73/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh về phân định các nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
- Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy
định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định 14/2021/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 về sửa
2

đổi, bổ sung Điều 1 và Phụ lục 01, Phụ lục 02 kèm theo Quyết định số 33/2017/QĐ-
UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh;
- Đề án số 2029/ĐA-UBND ngày 20/12/2022 của UBND huyện Kỳ Anh về phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
Theo số liệu thống kê khối lượng Rác thải được thu gom, vận chuyển, xữ lý tại
Nhà máy trên địa bàn xã từ năm 2020-2022 là: 2.428,2 tấn. (Trong đó năm 2020 là
799,9 tần; năm 2021 là 808,9 tấn; năm 2022 là 819,3 tấn). Bình quân 2,2 tấn/ngày; đạt
tỷ lệ 80% đến 85% khối lượng rác được thu gom.
Khối lượng rác chưa được thu gom chủ yếu Rác thải hữu cơ bằng 10% đến 15%
được xữ lý tại hộ gia đình có bể chứa. Riêng khối lượng rác thải xây dựng chưa xác
định được. Nguyên nhân địa bàn xã chưa bố trí được bải chứa rác thảy xây dựng theo
quy định của cấp trên, dẫn đến hàng năm lượng rác thảy xây dựng thải ra chưa kiểm
soát được, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan cuộc sống của người
dân.
Về thành phần chất thải rắn sinh hoạt khá đa dạng và phức tạp như: Rác thực
phẩm; gỗ vụn, phế thải; giấy; nhựa và các loại khác như kim loại, thủy tinh, sành sứ...
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN,
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
1. Kết quả thực hiện việc phân loại rác thải tại nguồn
Việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, duy trì hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt
việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ở các thôn vẫn còn nhiều tồn tại, bất
cập, đang mang nặng tính hình thức. Một số thôn, tổ chức, cá nhân chưa quan tâm đến
công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; còn dùng túi nilon để chứa
rác, chưa thực hiện nghiêm túc chủ trương “chống rác thải nhựa”; công tác phân loại
rác tại nguồn chưa triệt để, có nơi làm nơi không; tình trạng vứt rác, đổ rác bừa bãi
diễn ra khá phổ biến, các điểm trung chuyển, tập kết rác chưa được quản lý đúng quy
định gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như đời sống, sinh hoạt
của nhân dân. Bước đầu đã hình thành ý thức phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn, tỷ lệ số hộ phân loại đạt trên 75%, đặc biệt phân loại chất thải rắn có khả năng
tái chế, mô hình Ngôi nhà xanh đã phát huy hiệu quả tích cực.
2. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt
2.1. Mô hình và hình thức thu gom, vận chuyển, xử lý:
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn được các tổ
chức, cá nhân hộ gia đình thu gom nơi phát sinh rác đầu nguồn, sau khi được phân loại
chất thải rắn sinh hoạt. Rác được tập kết đến các điểm của tổ tự quản và các điểm BCS
thôn quy định, sau đó được HTX môi trường quản lý đô thị Kỳ Anh thu gom bằng xe
chuyên dụng và vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải; tần suất thu gom ở các thôn 1
tuần/lần. Mô hình này thực hiện tại 8/8 thôn trên địa bàn xã Kỳ Phú.
3

2.2. Phương tiện thu gom, vận chuyển:


Nhìn chung, thời gian qua Hợp tác xã môi trường và Quản lý đô thị huyện Kỳ
Anh, cơ bản đáp ứng được việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn Kỳ Phú nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường như đã cam kết, không để tình trạng ùn
ứ rác xẫy ra.
2.3. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn:
Cuối năm 2019 đến nay UBND xã Kỳ Phú đã ký hợp đồng và vận chuyển rác thải
về xử lý tại Nhà máy Hoành Sơn tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, do Công ty TNHH
MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn làm chủ đầu tư.
II. KINH PHÍ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
Nguồn kinh phí thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn:
- Tổng chi trả từ năm 2020-2022 là: 1.822,2 triệu đồng; Trong đó:
+ Nguồn ngân sách huyện: 460 triệu đồng, bằng 25%;
+ Nguồn ngân sách của xã: 331,2 triệu đồng, bằng 19%;
+ Nguồn nhân dân đóng góp:1.031,0 triệu đồng, bằng 56%;
Nguồn chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác trong thời gian qua được
tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 1. Tổng hợp nguồn ngân sách thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Tổng kinh phí Trong đó:
TT Nội dung (triệu đồng) Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Ngân sách huyện 460,0 240,0 75,0 145,0
2 Ngân sách xã 331,2 107,9 145,7 77,6
3 Nhân dân đóng góp 1.031,0 276,2 379,1 375,7
Tổng 1.822,2 624,1 599,8 598,3
(Nguồn: Huyện, xã, nhân dân)
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đạt được
Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được quan tâm
chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự tham gia tích cực của các
ban ngành đoàn thể cấp xã, sự vào cuộc của người dân, góp phần tích cực về bảo vệ
môi trường được nâng lên rõ rệt; công tác thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh
hoạt được sự quan tâm đúng mức, tổ chức thực hiện đạt được các kết quả đáng khích
lệ. Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt từng bước được khắc phục,
cảnh quan môi trường được cải thiện rõ rệt theo hướng xanh - sạch - đẹp, đáp ứng tiêu
chí môi trường trong xây dựng Nông thôn mới.
- Hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được hình thành,
từng bước đáp ứng yêu cầu; việc phân loại rác, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn đã được
4

quan tâm, phát huy hiệu quả tích cực, nhất là sau khi thực hiện việc thu gom phân loại
rác đầu nguồn theo cách làm mới.
2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được quan
tâm giải quyết:
- Ý thức trách nhiệm và việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, đóng
nộp giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong một số bộ
phận người dân chưa cao.
- Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt ở các thôn vẫn
còn nhiều tồn tại, bất cập, đang mang nặng tính hình thức. Các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, hộ kinh doanh ăn uống, cá nhân chưa quan tâm đến công tác phân loại, thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải.
- Công tác thu gom, vận chuyển rác thải được giao khoán cho Hợp tác xã môi
trường và quản lý đô thị Kỳ Anh, việc thu gom, vận chuyển có lúc có nơi chưa triệt để
với nhiều lý do khác nhau, như một số rác chưa được phân loại, còn xẫy ra tình trạng
lẫn lộn với rác xây dựng, võ sành sứ, thủy tinh… dẫn đến kết quả chưa được như
mong muốn. Năm 2022 tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đúng quy định đạt
85%. Tuy nhiên, rác thải sinh hoạt sau khi phân loại còn được vận chuyển cùng một
phương tiện về nhà máy, làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của việc phân loại rác thải tại
nguồn.
- Kết quả thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn
bất cập; tỷ lệ thu nộp chưa đồng đều, một số ít các cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh
còn chưa tham gia thu nộp giá dịch vụ cho đơn vị chủ quản, dẫn đến thiếu hụt nguồn
chi.
IV. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Nguyên nhân khách quan.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng tăng, đa dạng về chủng loại khó xử
lý, trong khi công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý còn hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao;
- Nguồn thu ngân sách các cấp còn hạn chế nên kinh phí đầu tư cho công tác phân
loại, thu gom, xử lý rác thải chưa đáp ứng yêu cầu.
2. Nguyên nhân chủ quan.
- Cấp ủy, chính quyền đã quan tâm, nhưng thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo
công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; việc thực thi
xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền cấp xã chưa nghiêm,
đang còn nặng về hình thức, thiếu thực chất và đi vào thực tiễn.
- Nhận thức của một bộ phận người dân và người đứng đầu của các cơ quan đơn
vị, cở sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn về công tác bảo vệ môi trường và thu gom,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa thực sự phát huy
hiệu quả, còn nặng về hình thức, chưa gắn trách nhiệm của cộng đồng và người dân về
bảo vệ môi trường trong sinh hoạt cộng đồng, công tác kiểm tra giám sát chưa được
quan tâm đúng mức.
5

- Công tác quy hoạch hệ thống hạ tầng phục vụ công tác phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ.

Phần thứ hai


PHƯƠNG ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm chung.
Công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của chính quyền các cấp; phải có sự tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy
động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia chung tay và trách nhiệm của
toàn xã hội, của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã, đảm bảo đúng quy định của Luật
bảo vệ môi trường năm 2020;
Quản lý rác thải sinh hoạt phải thực hiện đảm bảo các nguyên tắc:“giảm thiểu
phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài
nguyên của chất thải”, “người sử dụng dịch vụ phải trả giá dịch vụ”.
Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải sinh hoạt trên địa bàn xã nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cảnh quan
sinh thái, sức khỏe người dân, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội bền vững. Thực hiện đấu thầu đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn khi đã triển khai đồng bộ, ổn định việc phân loại, thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng triệt để.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung:
Phấn đấu đến 2025, thực hiện cơ bản việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn xã; tận dụng tối đa rác có khả năng tái chế, tái sử dụng, giảm lượng chất thải
rắn sinh hoạt phải xử lý; nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo đồng bộ, triệt để, không để
phát sinh ô nhiễm; Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản
xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng xã đạt Nông
thôn mới kiểu mẫu.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đến 2025, tỷ lệ rác thải sinh hoạt trên địa bàn được phân loại, thu gom, xử lý
đúng quy định đạt trên 95%.
- Đến cuối năm 2023: 100% số thôn quản lý, thực hiện nghiêm túc việc phân loại,
thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng triệt để. Tỷ lệ khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt cần xử lý giảm do việc phân loại rác thải tại nguồn giảm từ 25% vào năm
2023, 35% năm 2024 và trên 40% vào năm 2025. Rác thải hữu cơ được phân loại triệt
để tại nguồn, tự xử lý tại nguồn hoặc được thu gom riêng, làm nguyên liện sản xuất
phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp tại hộ gia đình.
- Từ sau năm 2025, thực hiện đấu thầu đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn theo đề án của huyện.
6

- Phấn đấu huy động thu phí:‘‘Thu gom, vận chuyển, xữ lý rác thải’’ từ hộ dân và
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã đạt 70% kinh phí hàng năm.
II. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
1. Hoạt động phân loại và tự xử lý rác hữu cơ tại nguồn:
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và các biện pháp quản lý
nhà nước để thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác triệt để tại nguồn, sử dụng
phương pháp lưu chứa tại các gia đình, cá nhân phát sinh rác thải. Rác thải sinh hoạt
được chia thành 03 nhóm chính:
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế gồm các vật dụng, dụng cụ, đồ
dùng làm bằng nhựa, kim loại, giấy bị thải bỏ và các loại chất thải vô cơ có khả năng
tái sử dụng, tái chế khác.
+ Chất thải thực phẩm (rác hữu cơ) gồm thức ăn dư thừa, thực phẩm hết hạn sử
dụng, hư hỏng; các phần rau, củ, quả, thực phẩm thải bỏ từ việc sơ chế, chế biến; rác
làm vườn và các loại rác dễ phân hủy khác.
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác (rác khó phân hủy): Là các loại chất thải rắn còn lại
ngoài hai loại quy định trên, có đặc tính khó phân hủy và không có khả năng sử dụng
hoặc chế biến lại, bao gồm cả chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và rác thải xây
dựng, xà bần.
- Rác hữu cơ được xử lý tại hộ gia đình bằng hố ủ rác (đối với vườn hộ có diện
tích rộng) hoặc được chứa trong bao bì theo quy định (túi màu xanh) đưa ra điểm tập
kết để đơn vị thu gom đưa đi xử lý tại khu xử lý rác hữu cơ tập trung tại xã Kỳ Đồng.
Rác khó phân hủy chứa trong bao bì theo quy định (túi màu vàng) đưa ra điểm tập kết
để đơn vị thu gom đưa đi xử lý tại nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Kỳ Tân. Rác
vô cơ có thể tái chế được thu gom theo mô hình ngôi nhà xanh hoặc bán phế liệu.
Đối với rác thải từ hoạt động xây dựng, phải được loại bỏ thành phần gây ô
nhiễm trước khi vận chuyển đến điểm đổ thải của xã hoặc cụm xã được UBND tỉnh
chấp thuận, theo danh mục tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-
BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nơi phát sinh phải được lưu chứa
trong bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt chuyên biệt; thôn, đơn vị thu gom thống nhất
quy định thời gian, tuyến đường thu gom, điểm tập kết của các hộ gia đình, cá nhân;
thực hiện tần suất thu gom ít nhất một lần/tuần.

Hình 1. Mẫu bao bì rác thải khó phân hủy. - Hình 2. Mẫu bao bì rác thải hữu cơ
- Tổ chức việc thu gom, vận chuyển riêng biệt các loại rác sau phân loại bằng
phương tiện chuyên chở đáp ứng yêu cầu quy định; sử dụng phương tiện vận chuyển
7

có ký hiệu nhận biết bằng màu sắc, âm thanh để hình thành ý thức, thói quen trong
việc thu gom, vận chuyển rác thải; quy ước xe chở rác hữu cơ sơn màu xanh lá cây, xe
chở rác khó phân hủy sơn màu vàng; thời gian thu gom tại các địa bàn khu dân cư cố
định khung giờ các ngày trong tuần kèm theo tiếng nhạc nhận biết.
- Kiểm soát chặt chẽ việc phân loại rác thải tại nguồn, bao bì đựng rác tại các
điểm tập kết phải ghi rõ chủ nguồn thải, tổ chức thu gom chịu trách nhiệm kiểm tra
việc phân loại rác thải, có quyền từ chối thu gom vận chuyển đối với các trường hợp
phân loại không đạt yêu cầu.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phân loại không đảm bảo, tổ chức thu gom
cung cấp danh sách cho UBND xã, ban cán sự các thôn để nhắc nhở trực tiếp hoặc trên
hệ thống truyền thông của thôn, sau 03 lần nhắc nhở, UBND xã tiến hành xử lý vi
phạm hành chính theo quy định.
3. Xử lý rác thải sau phân loại:
- Rác thải khó phân hủy sau khi phân loại phải được xử lý triệt để tại nhà máy
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định.
- Rác thải hữu cơ sau phân loại được xử lý tại nguồn hoặc vận chuyển đến khu
xử lý rác hữu cơ tập trung tại xã Kỳ Đồng theo quy hoạch của huyện để phục vụ sản
xuất nông nghiệp tại địa phương. Khu xử lý rác hữu cơ tập trung tại xã Kỳ Đồng do
UBND huyện đầu tư hạ tầng, đơn vị thu gom, vận chuyển quản lý, vận hành.
4. Lộ trình thực hiện
- Phân loại, thu gom rác thải theo cách làm mới từ tháng 10/2022
- Bắt đầu từ tháng 1/2023 trở đi thực hiện phân loại rác triệt để, xử lý rác thải
hữu cơ tại nguồn; chỉ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải khó phân hủy tại các thôn.
Do làm tốt công tác phân loại rác đầu nguồn trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm được
khối lượng rác rất khả quan ≥ 10 tấn/tháng.
III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ:
1. Chính sách hỗ trợ:
Tổng kinh phí thực hiện đề án giai đoạn 2023-2025 dự kiến: 1.668,0 triệu đồng:
Trong đó:
+ Ngân sách huyện hỗ trợ 100% kinh phí mua bao đựng rác để phân loại rác tại
nguồn cho mỗi hộ gia đình (Mỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ một lần).
+ Ngân sách huyện hỗ trợ 70% kinh phí thu gom, vận chuyển, xữ lý rác hữu cơ tại
điểm Kỳ Đồng.
+ Ngân sách xã hỗ trợ 30% kinh phí thu gom, vận chuyển, xữ lý rác hữu cơ tại
điểm Kỳ Đồng.
+ Ngân sách xã hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm sinh học để xử lý rác hữu cơ
thành phân bón hữu cơ tại hộ gia đình có bể chứa rác (nếu có)
+ Ngân sách xã hỗ trợ hàng năm từ 10% - 15% kinh phí thu gom, vận chuyển, xữ
lý rác vô cơ tại nhà máy.
8

+ Nguồn nhân dân đóng góp từ 85% - 90% kinh phí thu gom, vận chuyển, xữ lý
rác vô cơ tại nhà máy.
IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế, đô thị hóa tăng nhanh dẫn đến
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn ngày một tăng. Dự báo khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỷ lệ tăng từ năm 2024 đến 2025 là
3% đến 5%/năm.
- Qua số liệu quyết toán khối lượng rác thải rắn sinh hoạt năm từ 2020-2022.
UBND xã tiếp tục thực hiện tốt Đề án phân loại rác đầu nguồn được huyện thí điểm 3
xã tại (Kỳ Phú; Kỳ Đồng; Kỳ Xuân). Phấn đấu giảm tỷ lệ rác thải trong năm 2023 từ
25% đến 35% hàng năm.
2. Kinh phí tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.1. Đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Thực hiện theo Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND
tỉnh Hà Tĩnh, về quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xữ lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh Hà Tĩnh sửa
đổi, bổ sung Điều 1.QĐ số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Hà
Tĩnh, về quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xữ lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể như sau:
- Đơn giá thu gom từ nguồn phát sinh đến điểm trung chuyển:
+ Đối với hộ gia đình không kinh doanh: Hộ từ 1-2 người, thu 9.000
đồng/hộ/tháng;
+ Đối với hộ gia đình không kinh doanh: Hộ từ 3-4 người thu 21.000
đồng/hộ/tháng.
+ Đối với hộ gia đình không kinh doanh: Hộ từ 5 người trở lên thu 30.000
đồng/hộ/tháng.
+ Hộ gia đình kinh doanh tạp hóa, kinh doanh ăn uống gắn với hộ gia đình:
- Dưới 0,5 m3 thu 50.000 đồng/hộ/tháng.
- Trên 0,5 m3 dưới 1 m3 thu 75.000 đồng/hộ/tháng
+ Khối trường học: 168.000 đồng/tháng (thu 9 tháng/năm).
+ Trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thu: 113.000 đồng/tháng;
+ Trạm y tế (không kể chất thải nguy hại) thu: 50.000 đồng/tháng;
+ Rác thải tại các chợ thu 168.000 đồng/tháng.
+ Các đối tượng khác thu 168.000 đồng/tháng.
- Đơn giá vận chuyển rác thải từ điểm tập kết rác đến Nhà máy xử lý:
+ Áp dụng đơn giá cụ thể cho giá vận chuyển xe ép rác loại xe < 5 tấn, với đơn
giá từ 182.000 đồng/tấn (Kỳ Phú; Kỳ Đồng; Kỳ Khang)
- Đơn giá xử lý rác:
9

+ Áp dụng chung cho địa bàn toàn huyện, theo đơn giá Xử lý rác thải sinh hoạt tại
Công ty TNHH-MTV chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn xã Kỳ Tân huyện Kỳ Anh.
Đơn giá 386.500 đồng/tấn (đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi theo quy định mới của cơ quan có
thẩm quyền).
- Đơn giá thu gom rác:
+ Áp dụng riêng địa bàn xã Kỳ Phú theo sự thỏa thuận của HTX môi trường và QL đô
thị Kỳ Anh tại thời điểm hiện này 12 triệu đồng/tháng; bình quân 210.000 đồng/tấn.
(đơn giá thu gom chất thải rắn sinh hoạt sẽ được điều chỉnh khi có sự thay đổi theo
quy định mới của cơ quan có thẩm quyền, hoặc có sự điều chỉnh thỏa thuận của 2
bên).
2.2. Bố trí kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải vô cơ tại nhà máy được bố trí từ
nguồn nhân dân đóng góp 85%; Ngân sách xã hỗ trợ 15%. Kinh phí hằng năm dự kiến
như sau:
Bảng 2: Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện đề án (ngàn đồng)
Trong đó:
TT Nội dung Tổng cộng
Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025
A Khối lượng rác (tấn/năm) 2.145,5 688,6 709,2 744,7
B Thành tiền (triệu đồng/năm) 1.668,0 536,0 552,2 579,8
1 Ngân sách xã 250,2 80,4 82,8 87,0
2 Nhân dân đóng góp 1.417,8 455,6 469,4 492,8

V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP


1. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo, trách nhiệm của hệ thống chính trị
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên về công tác phân loại, thu gom
xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao
nhận thức của người dân, khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự xử lý chất thải hữu
cơ để giảm thiểu lượng rác thải đưa về Nhà máy. Tăng cường việc phân loại rác tái
chế, tái sử dụng, đổ rác thải sinh hoạt đúng giờ, đúng nơi quy định, tạo điều kiện tối đa
cho phương tiện, người thực hiện thu gom. Có chính sách khuyến khích đối với các hộ
gia đình, tổ chức thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn như động viên, kích lệ, biểu
dương trước nhân dân, hỗ trợ chế phẩm trong trường hợp ủ rác hữu cơ thành phân vi
sinh, hỗ trợ xây dựng hố ủ phân từ rác hữu cơ… Bên cạnh đó cần có biện pháp xử phạt
đối với các hộ gia đình không thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn, như phê
bình trên các phương tiện thông tin của thôn, xóm, tổ dân phố, không được bầu chọn
gia đình văn hóa và lập biên bản đề xuất UBND xã xữ phạt theo từng mức độ vi phạm.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính
trị, chính trị xã hội các cấp theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc vi
phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.
10

- Giao cho Hội phụ nữ xã chủ trì, phối hợp với công chức địa chính, công chức tư
pháp, Ban công an, hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, đội thiếu niên các trường học
tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân, học sinh; trực tiếp đến tại các hộ gia
đình để hướng dẫn người dân nhận diện, phân biệt các loại rác thải, phân loại rác tại
nguồn triệt để.
- Tổ giám sát môi trường phối hợp ban cán sự thôn kiểm tra giám sát công tác
phân loại, thu gom rác thải của người dân, thống kê cụ thể sau mỗi cuộc kiểm tra để
lấy kết quả trong công tác bình xét gia đình văn hóa, định kỳ 3 tháng/lần, tuyên dương
những hộ gia đình thực hiện tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn trên phương tiện
truyền thông của thôn, đồng thời có chế độ đãi ngộ, khen thưởng kịp thời.
2. Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt nơi công cộng
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du
lịch, đền chùa, miếu mạo, khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm, khu kinh doanh, dịch vụ
tập trung, chợ, và khu vực công cộng khác, có trách nhiệm sau:
a) Lắp đặt đầy đủ thiết bị để phân loại chất thải rắn sinh hoạt, có nắp đậy đảm
bảo không rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường; có dán nhãn ký hiệu riêng;
b) Lựa chọn vị trí đặt thùng lưu động chứa chất thải rắn sinh hoạt ở vị trí thuận
tiện cho việc thải bỏ rác của du khách, đảm bảo cứ cách 300m có bố trí 01 cụm thiết bị
lưu chứa chất thải gồm chất thải tái chế, chất thải thực phẩm và chất thải khác;
c) Gắn biển tuyên truyền về giảm thiểu, thu gom, phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại những khu vực thường phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
d) Bố trí nhân lực, đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát việc thực hiện
bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng trong khuôn
viên phạm vi quản lý; định kỳ 01 tháng 01 lần tổ chức ra quân vệ sinh môi trường tại
khu vực mình quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân đến khu vực công cộng có trách nhiệm phân loại, thu gom
chất thải rắn sinh hoạt vào thiết bị lưu chứa tại nơi công cộng; nghiêm cấm hành vi xả
thải chất thải rắn sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu vực công cộng.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khu vực
công cộng phải thực hiện các trách nhiệm sau:
a) Ký cam kết với Ban quản lý khu vực công cộng chấp hành nghiêm túc quy
định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và bảo vệ môi trường tại khu vực công cộng.
b) Bố trí đủ thiết bị lưu chứa chất thải đảm bảo cho việc phân loại tại các điểm
phát sinh trong khu vực kinh doanh dịch vụ của mình; thiết bị phải được dán nhãn
phân biệt các loại chất tái chế, chất thải thực phẩm và chất thải khác.
c) Chủ động thực hiện và hướng dẫn khách mua hàng hóa, dịch vụ thực hiện
việc phân loại và thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
d) Vệ sinh khu vực kinh doanh dịch vụ của mình sau mỗi ngày làm việc.
e) Thực hiện các trách nhiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy chế của
Ban quản lý khu vực công cộng và các trách nhiệm bảo vệ môi trường khác theo quy
định.
11

3. Giải pháp quản lý chất thải nhựa trong sinh hoạt


1. Quản lý chất thải nhựa tại hộ gia đình:
Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân giảm thiểu chất thải nhựa bằng các cách
thức sau:
a) Mang bao bì, vật dụng thân thiện với môi trường từ nhà để đựng sản phẩm,
hàng hóa khi đi mua sắm thay cho việc sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy và sản
phẩm nhựa dùng một lần từ nơi bán sản phẩm, hàng hóa.
b) Sử dụng túi ni lông dễ phân hủy sinh học thay thế túi ni lông khó phân hủy
sinh học.
c) Sử dụng các đồ dùng gia dụng bằng các vật liệu khác như gỗ, tre, inox, thủy
tinh, sành, sứ thay thế cho các đồ dùng gia dụng làm bằng nhựa.
2. Quản lý chất thải nhựa tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ:
Các cửa hàng, chợ dân sinh, nhà hàng, quán nước, quán café, quán ăn vỉa hè, cơ
sở kinh doanh du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các nội dung
sau:
a) Ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã về giảm thiểu rác thải nhựa, hạn chế
việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy sinh học;
b) Thay thế dần túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần bằng
túi ni lông dễ phân hủy hoặc các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiến tới chấm dứt
việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần sau năm 2025.
c) Treo khẩu hiệu, pano và tuyên truyền trực tiếp cho khách mua hàng tại cơ sở
kinh doanh dịch vụ của mình về việc giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng túi ni
lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần;
d) Khuyến khích khách hàng đưa túi, dụng cụ đựng hàng hóa, sản phẩm từ nhà
nhằm khi đến mua hàng để hạn chế sử dụng dụng cụ túi ni lông khó phân hủy và sản
phẩm nhựa dùng một lần do cơ sở kinh doanh, dịch vụ cung cấp.
đ) Không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần cho khách sử dụng dịch vụ ăn
uống ngay tại cơ sở kinh doanh dịch vụ của mình, trừ trường hợp khách sử dụng loại
thực phẩm, đồ uống đã đóng gói sẵn.
e) Đối với những hàng hóa dạng khô phải sử dụng túi giấy, túi vải hoặc túi ni
lông dễ phân hủy hoặc các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế dần cho túi ni
lông khó phân hủy.
ê) Đối với các loại thực phẩm, rau củ phải sử dụng túi ni lông dễ phân hủy để
đựng hàng hóa thay thế dần cho túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng
một lần; sau năm 2026 chấm dứt việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy để đựng hàng
hóa.
g) Các cửa hàng tiện ích không cấp phát miễn phí túi ni lông khó phân hủy cho
khách hàng; niêm yết công khai giá bán túi ni lông khó phân hủy cho khách hàng.
h) Từ 01/01/2026 không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần
và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các cơ sở kinh doanh cá thể (trừ các sản
phẩm, hàng hóa đóng gói sẵn bằng bao bì nhựa khó phân hủy của nhà sản xuất).
3. Quản lý chất thải nhựa trong cơ quan, văn phòng, công sở
12

a) Yêu cầu các cơ quan, văn phòng, công sở hạn chế tối đa việc sử dụng nước
uống đóng chai nhựa, cốc, ống hút và các sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt
động thường nhật và trong các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn, ngày lễ, ngày kỷ
niệm và các chương trình, sự kiện khác do cơ quan tổ chức.
b) Sử dụng túi giấy, cặp giấy để đựng tài liệu hội họp thay thế cho túi cúc dùng
một lần.
c) Không sử dụng băng rôn, áp phích, maket, khẩu hiệu làm bằng chất liệu nhựa
trong cơ quan, công sở trừ trường hợp thực sự cần thiết.
d) Bố trí đủ các thiết bị đựng chất thải có khả năng tái chế (bao gồm chất thải
rắn sinh hoạt) phân biệt riêng với các thiết bị lưu chứa chất thải rắn khác; thiết bị phải
được dán nhãn, ký hiệu riêng, để ở vị trí phù hợp để thuận tiện cho việc thu gom, phân
loại.
đ) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn sinh hoạt lồng
ghép vào quy chế bảo vệ môi trường trong cơ quan, văn phòng, công sở. Truyền thông,
tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt.
4. Quản lý chất thải nhựa trong trường học
a) Chất thải nhựa phát sinh trong trường học chủ yếu là bao ni lông bọc sách vở,
bút bi, bút mực bằng nhựa, túi cúc nhựa, các dụng cụ học tập làm bằng nhựa khác bị
thải bỏ và vỏ kẹo, bánh, ly nhựa, hộp nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa dùng một lần…
b) Yêu cầu các trường học đưa nội dung giáo dục, tuyên truyền về tác hại của
chất thải rắn sinh hoạt và việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt vào Tài liệu giáo dục địa phương của các cấp học.
c) Các trường học ở tất cả các cấp học từ mầm non đến trường nghề phải xây
dựng nội quy quản chất thải rắn sinh hoạt trong trường học lồng ghép vào quy chế
quản lý và vệ sinh môi trường; tuyên truyền đến từng giáo viên, học sinh, sinh viên và
cán bộ làm việc trong trường để thực hiện nghiêm túc; đưa chỉ tiêu về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt thành một trong các tiêu chí để bình xét, đánh giá chất lượng rèn luyện
của các lớp, các trường.
Các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: hằng năm phải xây dựng và tổ
chức thực hiện chương trình “Kế hoạch nhỏ” (thu gom chất thải có khả năng tái chế).
d) Hạn chế tối đa các hoạt động phát thải chất thải rắn sinh hoạt trong các
chương trình, lễ hội, sự kiện tổ chức tại các trường như: thả bóng bay, treo băng rôn,
khẩu hiệu, pano bằng nhựa, sử dụng bao ni lông, chai nhựa, áo mưa tiện lợi và các sản
phẩm nhựa dùng một lần trong các chương trình lễ hội, các hoạt động ngoại khóa do
trường tổ chức.
đ) Các trường học tuyên truyền, khuyến khích và yêu cầu giáo viên, học sinh,
sinh viên thực hiện các nội dung sau:
- Từ năm học 2024-2025, yêu cầu bọc sách vở bằng các loại giấy/bìa giấy không
làm từ chất liệu nhựa; chấm dứt việc bọc sách, vở bằng ni lông.
13

- Khi thải bỏ dụng cụ học tập, giảng dạy bằng nhựa phải để đúng nơi quy định,
phân loại riêng với chất thải khác.
- Không sử dụng nước uống đóng chai nhựa trong các cuộc họp phụ huynh hoặc
các chương trình hội họp, lễ hội khác trong nhà trường.
e) Nghiêm cấm việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt trong
hoặc xung quanh trường học.
5. Quản lý chất thải nhựa trong các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch:
a) Hạn chế việc sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích làm bằng nhựa,
thả bóng bay trong các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh trừ trường
hợp thực sự cần thiết.
b) Kết thúc các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, các cơ quan chủ trì sự kiện
phải có trách nhiệm tổ chức thu gom chất thải phát sinh từ hoạt động tổ chức sự kiện,
phân loại những sản phẩm còn có khả năng tái sử dụng cho sự kiện khác; các chất thải
còn lại phải được thu gom, phân loại riêng chất thải tái chế (bao gồm cả chất thải rắn
sinh hoạt) với chất thải khác và chuyển giao chất thải tái chế cho cơ sở có chức năng
tái chế chất thải.
4. Hoàn thiện mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Trong năm 2023 vẫn duy trì và sử dụng mạng lưới thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt cho các hợp tác xã như sau:
+ Rác vô cơ sẽ được vận chuyển về Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Hoành Sơn
tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh.
+ Tiếp tục hợp đồng Hợp tác xã môi trường và Quản lý đô thị huyện Kỳ Anh, về
việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho các thôn.
- Rà soát, đề xuất đầu tư bổ sung phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải phù
hợp cho các tổ đội vệ sinh môi trường bổ sung phương tiện thu gom, vận chuyển rác
hữu cơ đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, không rò rỉ chất thải trong quá trình vận
chuyển, đồng thời phương tiện vận chuyển phải đồng bộ với trang thiết bị thu gom và
với hệ thống xử lý ở các khu xử lý tập trung và phải đảm bảo đáp ứng quy định trong
đăng ký, đăng kiểm, hoạt động của phương tiện.
5. Về bố trí nguồn lực tài chính thực hiện
- Đối với kinh phí thu từ giá dịch vụ: Bao gồm giá dịch vụ thu gom rác, vận
chuyển và xử lý rác thải của các đối tượng phát sinh rác thải trên địa bàn theo đúng các
quy định. Các cơ quan, đơn vị, thôn xóm thu đúng, thu đủ theo quy định thông qua
hợp đồng dịch vụ giữa HTX môi trường và cơ quan, đơn vị và các cơ sở sản xuất kinh
doanh theo đúng các quy định hiện hành. Hướng đến năm 2025 và những năm tiếp
theo nguồn kinh phí xữ lý, thu gom, vận chuyển rác thải rắn trên địa bàn toàn huyện do
người dân đảm nhiệm từ 80% đến 85% kinh phí.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
14

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan,
đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải trên địa bàn; xử lý nghiêm túc kịp thời đối với các trường hợp thực hiện việc thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải không đúng quy định, không chấp hành giá dịch vụ
thu, gom vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn; phát huy vai trò trách nhiệm của
các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ dân và các tổ chức, cá nhân trong việc xã
hội hóa bảo vệ môi trường; đưa công tác bảo vệ môi trường và thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trở thành tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng của các
thôn, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
- Đối với những hộ gia đình phân loại, thu gom rác thải không đúng quy định nếu
bị phát hiện thì sẽ bị thông báo nhắc nhở trên loa của thôn; sẽ nhắc nhở tối đa 03 lần,
nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định
45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022;
- Tăng cường vai trò giám sát cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện đối với các
cơ quan, tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có việc giám sát thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải của đơn vị thực hiện hợp đồng.
- UBND xã sẽ bố trí cân theo từng thôn để kiểm tra khối lượng rác thải trước khi
vận chuyển đến Nhà máy rác Hoành Sơn và khu xử lý rác thải hữu cơ tại xã Kỳ Đồng.
Tỷ lệ chênh lệch giữa rác thải trước khi kiểm tra và sau khi đưa đến xử lý tại Nhà máy
cho phép tối đa 10%. Trong trường hợp khối lượng xử lý vượt quá 10% thì đơn vị thu
gom, vận chuyển tự chịu trách nhiệm về khối lượng chênh lệch đó. UBND xã có trách
nhiệm chủ trì kiểm tra, giám sát khối lượng này.
15

Đảng ủy, chính quyền Bước 1: Tuyên truyền, phổ biến Hội LH phụ nữ;Hội
cấp xã, Ban cán sự hướng dẫn cách phân loại, lưu giữ Nông dân; Chi hội
thôn, Tổ trưởng tổ liên và vận chuyển rác ra điểm tập kết phụ nữ; Tổ chức
gia công đoàn; Hội CCB

Bước 2: Hộ gia đình, cá nhân, tổ


chức thực hiện phân loại rác thải,
phương pháp lưu chứa

Rác tái chế

Ngôi nhà xanh Nơi thu mua


phế liệu

Hố ủ rác hữu cơ
hộ gia đình
UBND xã, thôn, đơn
vị thu gom quy định
thời gian, tuyến
Bước 3: Tổ chức tập kết rác ra điểm UBND xã, Hội LH phụ
đường thu gom, điểm
nữ; Chi hội phụ nữ; Tổ
tập kết của các hộ gia tập kết tại cụm dân cư
chức công đoàn; Hội
đình (có danh sách
CCB, Tổ trưởng tổ liên
hộ gia đình theo mỗi
gia phối hợp kiểm soát
điểm)
rác thải mỗi loại của
hộ gia đình (thông qua
Bước 4: Tổ chức thu gom, vận chuyển rác đi tên hộ trên bao bì,…)
xử lý

Rác thải phân loại không triệt để


Rác thải phân loại đạt

Rác khó phân Rác thải hữu Từ chối không nhận rác Thu gom về khu xử lý
hủy cho lên cơ cho lên
xe màu vàng xe màu xanh
chở về nhà chở về khu UBND xã phối hợp HTX quy HTX tự chịu trách nhiệm
máy xử lý xử lý định điểm tập kết để nhận rác và chi phí phân loại rác.
sau khi phân loại đạt yêu cầu

Bước 5: Xử lý vi phạm trong quá trình phân loại, thu gom

Đối với hộ gia đình, cá nhân phân loại không đảm Đối với HTX môi trường sẽ bị xử phạt nếu không đào
bảo phải được nhắc nhớ trên hệ thống truyền thông, tạo nghiệp vụ cho công nhân thu gom; từ chối thu gom
sau tháng 12, xã lập quy chế thu gom và tiến hành rác thải không báo chính với quyền địa phương theo
xử phạt theo Điểm c Khoản 2 Điều 25 của Nghị Điểm a, khoản 5 điều 26 của Nghị định 45/2022 (mức
định 45/2022 (mức phạt từ 500.000đ đến 1.000.000đ phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ)
16

Quy trình thực hiện phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện:
Bước 1: Tổ chức tuyên truyền phổ biến hướng dẫn cách phân loại, lưu giữ và vận
chuyển rác ra bãi tập kết.
+ Đối tượng tuyên truyền: Là tất cả người dân, các doanh nghiệp, tiểu thương,
chợ, cơ quan hành chính, trường học.. trên địa bàn xã.
- Đối với các hội viênRác đoànthảithể,
khócán bộ huyện, cán
phân bộ hữu
Rác thải xã, cơban(thức
cánănsự thôn, tổ
trưởng tổ liên gia: phải được hủytuyên tuyền,bỉm,
(túi nilon, phổ biến trước
thừa; vì
rau,đây là đối
củ, quả tượng
hỏng, bã chính
thực hiện công tác tuyên truyền, vậnquần
hộp sữa, độngáođến
cũ, từng hộ trà,
dân,lá hướng dẫn,vào
cây,...) (cho giám
túi sát nhân
dân thực hiện đề án. hộp xốp,...) (cho vào màu xanh)
túi màu vàng)
- Đối với các hộ gia đình: Đối tượng tuyên truyền chính trong gia đình là các bà
nội trợ và những người thường xuyên bỏ rác trong gia đình, vì đây là những người có
trách nhiệm dọn dẹp, thu gom và đổ rác tại gia đình.
- Đối với học sinh: tuyên truyền cho các em học sinh có thói quen phân loại rác
thải ngay tại trường học và gia đình. Không vứt rác dọc các tuyến đường.
- Đối với các cơ quan, doanh nghiệp: Lượng rác thải do các doanh nghiệp thải ra
không nhiều, tuy nhiên thành phần rác thải độc hại và thải chung với rác sinh hoạt. Vì
vậy, cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức các doanh nghiệp trên địa bàn xã để có
trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ môi trường, tiến hành phân loại rác thải thành
các thành phần riêng biệt, góp phần giảm thiểu tác hại đến môi trường.
- Đối với các tiểu thương kinh doanh tại các chợ: Nâng cao nhận thức về môi
trường cho các tiểu thương và người dân khu vực xung quanh chợ, phân loại rác tốt tại
khu vực họp chợ.
- Đối với Trạm y tế và các cơ sở y tế: Cần có nội quy, quy định về phân rác tại
nguồn ở cơ sở trước khi đưa ra điểm tập kết.
Cần nâng cao vai trò các tổ chức chính trị, phụ nữ và học sinh, sinh viên trong
công tác tuyên truyền đề án. Thông qua các tổ chức, hội đoàn thể như Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên và các trường học, thường xuyên tổ chức các
buổi tập huấn quy trình, cách thức phân loại rác thải, tổ chức các hội thi liên quan đến
phân loại và tái chế rác thải...
+ Hình thức tuyên truyền:
Hình thức tuyên truyền đề án phải phong phú, mới lạ, kết hợp nhiều nội dung
nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của tất cả các cá nhân, tổ chức trên địa bàn
huyện.Công tác tuyên truyền đề án phải thực hiện bằng nhiều hình thức, kết hợp việc
tuyên truyền đề án với các nội dung bảo vệ môi trường trên địa bàn xã thông qua các
cuộc thi về môi trường giữa các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã, kết hợp giữa các
phương thức thực hiện tuyên truyền như Trường học xanh, thôn thân thiện môi trường,
mô hình Sống Xanh của Hội Liên hiệp Phụ nữ....Kết hợp với thực hiện tiêu chí môi
trường trong xây dựng nông thôn mới.
- Tuyên truyền thông qua loa truyền thanh xã, thôn. Đây được xem là những
phương tiện truyền thông, tuyên truyền rất tích cực phục vụ Đề án. Loa truyền thanh
xã, thôn sẽ tham gia thường xuyên và tích cực đưa tin, bài viết về Đề án.
17

- Tuyên truyền thông qua cộng tác viên tuyên truyền, tờ rơi. Khi triển khai thực
hiện đề án phân loại rác thải tại nguồn, ở mỗi thôn sẽ thành lập một đội cộng tác viên
tuyên truyền. Đội cộng tác viên tuyên truyền này sẽ bao gồm đại diện Hội phụ nữ, Hội
Nông dân, hội người cao tuổi, Cán bộ hưu trí, Ban cán sự thôn, Đoàn thanh niên...
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã để huy động một cách đầy đủ nguồn lực phục
vụ cho công tác tuyên truyền.
Ký bản cam kết thực hiện phân loại rác thải đối với hộ gia đình. Bản cam kết này
nhằm nhắc nhở các hộ gia đình tuân thủ việc phân loại trong một thời gian dài.
- Tuyên truyền thông qua các tổ chức hội, chính quyền địa phương: Lồng ghép
công tác tuyên truyền thông qua quá trình sinh hoạt của các tổ chức hội như: Hội cựu
chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội Nông dân để nâng cao
nhận thức về công tác bảo vệ môi trường nói chung và phân loại rác tại nguồn nói
riêng. Lồng ghép tuyên truyền phân loại rác tại nguồn tại các buổi sinh hoạt thôn, các
hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương, sơ tổng kết các tổ chức đoàn thể.
- Tuyên truyền phân loại rác tại nguồn trong trường học: Thông qua các buổi sinh
hoạt ngoại khóa tại nhà trường xoay quanh chủ đề về bảo vệ môi trường và phân loại
rác tại nguồn trên địa bàn xã sẽ góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh
về tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn xã cũng như cách thức
thực hiện phân loại rác.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác thải
tại nguồn, tái chế rác thải...trong nhà trường và giữa các trường trên địa bàn toàn xã.
- Tuyên truyền thông qua Pano, Apphích qua đường: sẽ thực hiện dáng các Pano,
Apphích cổ động cho chương trình. Pano, apphich phải có nội dung ngắn gon, xúc tích
như những câu châm ngôn để mang lại hiệu quả tích cực từ hình thức tuyên truyền
này.
- Tuyên truyền và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn cho các tiểu thương ở chợ:
Lực lượng tuyên truyền chính cho đối tượng này là Ban quản lý chợ và Hội phụ nữ vì
đa số các tiểu thương trong chợ đều là chị em phụ nữ. Tổ chức các buổi tập huấn,
tuyên truyền cách phân loại rác tại nguồn cho các tiểu thương trong chợ.
Cải thiện các điểm tập kết rác ở chợ, đặt thêm thùng rác công cộng, tổ thu
gom và quét rác. Xây dựng quy định chặt chẽ về việc giữ vệ sinh môi trường trong
chợ.
+ Nội dung tuyên truyền:
Sẽ xây dựng nội dung tuyên truyền đa dạng, hình thức phong phú, nội dung dễ
hiểu, gần gũi với người dân để người dân thấy được lợi ích và thực hiện tốt việc phân
loại rác thải tại nguồn. Một số nội dung cần tuyên truyền như:
- Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn
xã. Các cơ chế, chính sách về quản lý rác thải trong đó có phân loại rác tại nguồn của
huyện và tỉnh.
- Tuyên truyền về việc ban hành, nội dung của đề án phân loại rác thải tại
nguồn trên địa bàn xã. Phổ biến, hướng dẫn cách thức phân loại rác cho từng đối
tượng, phương pháp thu gom, lịch thu gom, phương pháp xử lý rác thải sau khi phân
loại...
18

- Kết hợp giữa thực hiện đề án phân loại rác với thu gom rác thải theo giờ, các
tiêu chí để bình chọn “Thôn/xóm không rác”, “Gia đình văn hóa”..., tiến hành ký bản
cam kết thực hiện phân loại rác thải đối với hộ gia đình cũng như các tổ chức, doanh
nghiệp trên địa bàn xã.
- Xây dựng các chuyên đề về công tác quản lý, phân loại, phương thức thu
gom chất thải rắn, những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường khi thực hiện đề
án.
+ Thời gian tuyên truyền:
Việc tuyên truyền đề án có thể lồng ghép trong các hoạt động bảo vệ môi
trường của UBND huyện và UBND các xã. Do đó, thời gian tuyên truyền còn phụ
thuộc vào kế hoạch hoạt động môi trường của năm. Tuy nhiên, khi đề án được ban
hành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cụ thể đến từng khu dân cư, thôn, xóm, hộ
gia đình, trường học...và phải thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình triển khai
đề án.
- Thông qua các phương tiện truyền thông như: loa phát thanh xã, thôn, xóm để
tuyên truyền cách phân loại rác thải tại nguồn.
Bước 2: Thực hiện phân loại rác tại nguồn và phương pháp lưu chứa:
Chia thành 3 nhóm rác thải: rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái chế, tái sử
dụng và rác thải còn lại.
+ Rác hữu cơ: dễ phân huỷ, khó phân huỷ, rác tái chế là các chất thải có chứa các
hợp chất hữu cơ, có khả năng/dễ dàng phân hủy sinh học, bao gồm:
- Các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật: rau, đậu, hoa quả, củ, hạt,cơm
thừa, cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng..
- Các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật như: tôm, cá, thịt, vỏ trứng, xác
động vật, phân gia súc, côn trùng, nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, rác
sân vườn như cành cây…
- Các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được.
Rác hữu cơ sẽ được xử lý tại hộ gia đình bằng hố ủ rác hoặc đưa ra bãi tập kết để
đơn vị thu gom đưa đi xử lý tại bãi xử lý rác thải hữu cơ tại xã Kỳ Đồng.
+ Rác vô cơ không tái chế: là rác khó phân huỷ, chất thải rắn vô cơ không có khả
năng sử dụng hoặc chế biến lại như giấy lau đã sử dụng, thủy tinh (bóng đèn, cốc
vỡ…), quần áo cũ, xĩ than, xương động vật, vỏ sò, vỏ trứng... Sẽ được đưa ra bãi tập
kết để đơn vị thu gom đưa đi xử lý tại Nhà máy xử lý rác thải Hoành Sơn.
+ Rác vô cơ có thể tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực
tiếp hoặc chế biến lại như vỏ hộp, chai, lọ, túi nhựa, chai nhựa, giấy báo, bìa carton,
kim loại… sẽ được đưa về ngôi nhà xanh hoặc bán phế liệu.
* Phương thức lưu chứa rác đã phân loại:
Tùy theo cách thức xác định nhóm chất thải cần được phân loại, chúng ta sẽ lựa
chọn phương án lưu giữ chất thải phù hợp tại từng hộ gia đình, các khu vực đặc thù
như cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, trường học, công sở...
Chẳng hạn, khi lựa chọn phân loại rác thải thành 2 nhóm chính là hữu cơ (rác dễ
phân hủy) và vô cơ (rác khó phân hủy) thì số lượng thùng rác cần trang bị gồm có 02
19

thùng (hoặc 02 túi) với 02 màu sắc khác nhau để phân biệt từng loại rác thải cần phân
loại.
Kích cỡ của thùng được chia làm 2 loại: Đối với các hộ dân cư, mỗi hộ dân
sẽ được trang bị 2 thùng (hoặc 02 túi), mỗi thùng (túi) có dung tích 12 lít dùng để đựng
rác dễ phân huỷ và để đựng rác khó phân huỷ.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ tuỳ vào quy mô mà trang bị thùng
chứa cho phù hợp.Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, phát sinh
ít chất thải thì trang bị thùng với dung tích chứa khoảng 20 lít. Riêng đối với các đơn
vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở quy mô lớn thì sẽ tự trang bị thùng cho mình, phải
đảm bảo có 2 loại thùng chứa 2 loại rác thải dễ phân huỷ và rác thải khó phân huỷ
riêng biệt.
Bước 3: Tổ chức thu gom và vận chuyển rác sau khi phân loại
* Lịch thu gom, vận chuyển sau khi phân loại:
- Rác của các hộ dân được thu gom hằng tuần, có hai xe đi song song để thu gom
rác hữu cơ và rác vô cơ.
Lịch thu gom, vận chuyển có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm và địa
điểm triển khai thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.
* Giải pháp xử lý rác thải sau khi phân loại
+ Rác thải phân loại đạt sẽ được xử lý như sau:
- Rác khó phân hủy cho lên xe màu vàng chở về nhà máy xử lý;
- Rác thải hữu cơ cho lên xe màu xanh chở về khu xử lý tại bãi rác Kỳ Đồng.
+ Rác thải phân loại không triệt để:
- Từ chối không nhận rác đối với các hộ dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ
quan/tổ chức phân loại không triệt để và yêu cầu phân loại lại, sau đó HTX môi trường
sẽ tiến hành thu gom vào đợt tiếp theo;
- Nếu không xác định được khối lượng rác phân loại không triệt để tại bãi tập kết
thì HTX tự chịu trách nhiệm và chi phí phân loại rác.
Bước 4: Xử lý vi phạm trong quá trình phân loại, thu gom
- Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức phân loại không đảm bảo và vứt rác bừa
bải thì Ban cán sự thôn, các tổ chức đoàn thể phải ghi lại danh sách củ thể, sau đó tiến
hành nhắc nhở trên hệ thống truyền thông, nếu tái phạm, xã lập quy chế thu gom và
tiến hành xử phạt theo Điểm c Khoản 2 Điều 25 của Nghị định 45/2022 (mức phạt từ
500.000đ đến 1.000.000đ);
- Đối với HTX môi trường sẽ bị xử phạt nếu không đào tạo nghiệp vụ cho công
nhân thu gom; từ chối thu gom rác thải không báo chính với quyền địa phương theo
Điểm a, khoản 5 điều 26 của Nghị định 45/2022 (mức phạt từ 5.000.000đ đến
10.000.000đ).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4. UBND xã
Xây dựng đề án và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn; chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, vận
20

động các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt có hiệu quả các nội dung của đề án nhằm nâng
cao nhận thức, trách nhiệm cho người dân trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ
môi trường, thu gom rác thải, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên
địa bàn; chủ trì lập, phê duyệt và thực hiện bộ kế hoạch thu giá dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo thu đúng đối tượng, đủ
mức thu theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra và giám sát, có biện pháp xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn theo
thẩm quyền và phối hợp với UBND huyện Kỳ Anh thực hiện Đề án đảm bảo đúng các
quy định hiện hành.
1. Cán bộ địa chính tài nguyên môi trường
Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quan hướng dẫn về mặt chuyên môn
về phân loại, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn trên địa bàn; theo dõi,
giám sát tình hình ô nhiễm môi trường; phối hợp các ban ngành thực hiện việc kiểm
tra, giám sát việc tổ chức thực hiện; tham mưu UBND xã bổ sung quy hoạch sử dụng
đất vị trí quy hoạch khu xử lý rác thải hữu cơ trên địa bàn; cơ quan thường trực của Ủy
ban nhân dân xã về việc đôn đốc, kiểm tra, tham mưu tổ chức thực hiện Đề án.
2. Ban Văn hóa - Thông tin
Chủ trì phối hợp với cán bộ địa chính tài nguyên môi trường, các ban, ngành liên
quan xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
cộng đồng, ý thức chấp hành của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong việc
thực hiện Đề án và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trên địa bàn đảm bảo đúng quy
định.
Loa truyền thanh xã dành thời lượng để tuyên truyền về bảo vệ môi trường nói
chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại địa phương; kịp thời phát hiện
các tổ chức, cá nhân, mô hình hay, điển hình và thiết thực để phổ biến, tuyên truyền
nhân rộng.
3. Ban Công an xã
Theo chức năng nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành, các đơn vị, UBND các xã để tuần tra,
kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
Đồng thời áp dụng chế tài xử phạt theo quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP
ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định; Tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có hoạt động thải bỏ, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
9. Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể
Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các thôn xóm, chi hội,
trong việc tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân tham gia việc thực hiện công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Theo chương trình phối
hợp giữa UBND với UBMTTQ và các đoàn thể; quán triệt chỉ đạo các Hội viên, Đoàn
21

viên, Đội viên của mình gương mẫu làm nòng cốt trong hoạt động tổ chức tuyên
truyền và tham gia các đợt phát động ra quân làm vệ sinh môi trường trên địa bàn đảm
bảo đúng quy định.
Hội Liên hiệp phụ nữ chủ trì công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập
huấn từ cán bộ chi hội đến từng chi hội tại các thôn xóm về cách phân loại rác tại
nguồn. Thành lập các mô hình, CLB, ngôi nhà xanh, hoạt động thiết thực để tổ chức
thực hiện từ trong nhân dân. Thường xuyên kiểm tra giám sát hàng ngày về việc thực
hiện phân loại rác trước khi mang ra điểm tập kết rác để HTX MT chỏ.
10. Các cơ quan và trường học, doanh nghiệp, HTX các nhà hàng kinh
doanh trên địa bàn
Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường liên
quan đến chất thải rắn và tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong các cấp học. Quán triệt,
chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn chấp hành nghiêm túc các nội dung của Đề
án và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn theo quy định.
Các trường cần đưa nội dung giáo dục, tuyên truyền về tác hại của chất thải rắn
sinh hoạt và việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phân loại
rác tại hộ gia đình vào Tài liệu giáo dục địa phương của các cấp học. Tăng cường
tuyên truyền phong trào “Chống rác thải nhựa”, giảm thiểu sử dụng các vật dụng, đồ
dùng bằng nhựa, đặc biệt là bao nilông, ống hút nhựa, đồ nhựa dùng một lần. Tổ chức
tập huấn phân loại xử lý rác thải tại nguồn đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh
và nhân viên về phân loại rác đầu nguồn và ý thức bảo vệ môi trường.
11. Các thôn:
Tổ chức rà soát lập danh sách số hộ, số khẩu , số hộ kinh doanh, các cơ sở buôn
bán trên địa bàn thôn để tổng hợp thu kinh phí rác theo đúng quy định
Triển khai tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân qua các buổi họp
thôn, xóm, tổ liên gia, sơ tổng kết các đoàn thể, cụ thể bằng các phong trào, các mô
hình hoạt động thiết thực như: “Xách giỏ đi chợ, phong cách của người nội trợ”,
“Ngày Chủ nhật xanh”, “Du lịch không rác thải nhựa”, “Không túi nilong, bảo vệ môi
trường”, “Nói không với túi nilông và sản phẩm nhựa dùng một lần”, “sử dụng bao bì
thân thiện để bao gói thực phẩm”, “Thùng rác thân thiện”, “Phụ nữ chống rác thải
nhựa"./.

Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN


- UBND huyện Kỳ Anh; CHỦ TỊCH
- Phòng TN&MT Huyện Kỳ Anh;
- TT Đảng ủy – HĐND-UBMTTQ xã;
- Chủ tịch, PCT.UBND xã;
- Các vị đại biểu HĐND xã;
- Các ban, ngành, đoàn thể cấp xã;
- Ban cán sự 8 thôn;
- Cơ quan, trường học đóng trên địa bàn;
- Lưu: VT. Nguyễn Kiên Quyết
22

You might also like