Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 34

ĐỀ CƯƠNG KTGK II

I. CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN


Câu 1: Xác định: Hành động mà môi trường thực hiện đối với sinh vật được gọi là?
A. Phản ứng B. Phản xạ C. Kích thích D. Phản công
Câu 2: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm
A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.
B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết.
D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết.
Câu 3: Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào ........... …………………………………
……………………………………được tạo ra từ các tế bào khác.
A. Tiếp nhận, xử lí
B. Tiếp nhận, xử lý và trả lời tín hiệu
C. Trả lời các tín hiệu , liên kết thông tin
D. Tiếp nhận, xử lý , liên kết thông tin và trả lời tín hiệu
Câu 4: Truyền tin giữa các tế bào là
A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
Câu 6: Hình thức nào sau đây là hình thức truyền tin qua kết nối trực tiếp?
A. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào
xung quanh.
B. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào máu để truyền tín hiệu cho các tế bào đích ở xa.
C. Các tế bào truyền tín hiệu cho nhau qua cầu sinh chất ở thực vật hoặc mối nối ở động vật.
D. Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh
và tế bào đích.
Câu 7: Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là
A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết.
B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích.
C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào.
D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa.
Câu 8: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình
thức truyền tin là
A. truyền tin cận tiết. B. truyền tin nội tiết.
C. truyền tin qua synapse. D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.
Câu 9: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là
A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.
B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.
C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.
D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.
Câu 10. Sự kiện nào sau đây luôn xảy ra ở giai đoạn tiếp nhận của quá trình truyền thông tin
giữa các tế bào?
A. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể
dẫn đến hoạt hóa thụ thể.
B. Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể nằm ở bên trong tế bào tạo thành phức
hợp tín hiệu – thụ thể.
C. Phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene
nhất định.
D. Tế bào đích xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay
giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất,…
Câu 11: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp
A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.
B. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.
C. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.
D. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.
Câu 12.Chu kì tế bào gồm các giai đoạn :
A. Kì trung gian và pha M B. Pha G1, G2 và pha S
C. Pha S và pha M D. Pha G1, S và pha G2
.Câu 13 Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ
quan sát nhất ở kỳ :
A. Đầu. B. Giữa . C. Sau. D. Cuối.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau II của giảm phân?
A. Phân li các NST đơn B. Phân li các NST kép, không tách tâm động
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào D. Tách tâm động rồi mới phân li
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở giảm phân 1 mà không có ở giảm phân 2 ?
A. Nhiễm sắc thể xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. NST di chuyển trên thoi phân bào đi về 2 cực của tế bào.
C. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào
D. Có sự co ngắn và đóng xoắn NST.
Câu 16: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành
A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.
B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.
C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.
D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.
Câu 17: Tại sao nói quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông
tin?
A. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường biểu hiện của
một gene tương ứng.
B. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin
bên trong tế bào.
C. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa hàng loạt các tế bào tại các vị trí
khác nhau của cơ thể.
D. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường trao đổi và
chuyển hóa các chất của cơ thể.
Câu 18: Sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) tạo ra hợp tử, gọi là quá
trình?
A. Phát triển cơ thể mới B. Thụ tinh C. Hợp bào D. Phân bào
Câu 19: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp.
B. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 20: Trong giảm phân II, ở kì giữa nhiễm sắc thể xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích
đạo
A. 2 hàng B. 3 hàng C. 1 hàng D. 4 hàng
Câu 21: Sinh vật đơn bào tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống để làm gì?
A. Đảm bảo sự tồn tại và sinh trưởng
B. Đảm bảo sự phát triển
C. Đảm bảo sinh sản của chúng
D. Đảm bảo sự tồn tại , sinh trưởng phát triển và sinh sản của chúng
Câu 21: Xác định kiểu truyền thông tin giữa các tế bào trong trường hợp sau đây: “Các phân tử
hoà tan trong bào tương được vận chuyển qua cầu sinh chất giữa hai tế bào thực vật”.

A.Tiếp xúc trực tiếp.


B.Qua mối nối giữa các tế bào.
C.Truyền tin cục bộ.
D.Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn.
Câu 22: Đâu là kiểu truyền thông tin giữa các tế bào ở xa?
A. Tiếp xúc trực tiếp.
B. Qua mối nối giữa các tế bào.
C. Truyền tin cục bộ.
D. Vận chuyển thông tin nhờ hệ tuần hoàn.
Câu 23. Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào ?
A. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật,
thực vật.
B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền tế bào.
C. Công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật
D. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật
24.Công nghệ tế bào là :
A. Một lĩnh vực của công nghệ sinh học gồm nuôi cấy mô , tế bào trong ống nghiệm(in vitro)
nhằm duy trì và tăng sinh tế bào , mô từ đó sản xuất các sản phẩm khác nhau để phục vụ đời
sống con người.
B. Một lĩnh vực của công nghệ sinh học, gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo nuôi cấy mô, tế bào
trong ống nghiệm(in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm
để phục vụ đời sống con người.
C. Một lĩnh vực của công nghệ sinh học, gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo nuôi cấy mô, tế bào
(động vật và thực vật ) trong ống nghiệm(in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó
sản xuất các sản phẩm đa dạng để phục vụ đời sống con người.
D. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
Câu 15: Cho các thành tựu sau:
(1) Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật
(2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
(3) Nhân bản vô tính ở động vật
Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm
A. (1) và (2). B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (3).
Câu 16. Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào ?
A. Tính toàn năng của tế bào B. Khả năng biệt hóa của tế bào
C. Khả năng phân bào giảm nhiễm D. Khả năng phản biệt hóa của tế bào
Câu 17. Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành
A. mô sẹo. B. mô biểu bì. D. mô sinh sản. C. mô sinh dưỡng.
Câu 18: So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu
điểm nào sau đây?
A. Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.
B. Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.
C. Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
D. Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.
Câu 19: Cho các đặc điểm sau:
(1) Có kích thước nhỏ bé, thường không nhìn thấy bằng mắt thường.
(2) Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.
(3) Có khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh.
(4) Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Số đặc điểm chung của vi sinh vật là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Vi khuẩn thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới?
A. Giới Nấm B. Giới Khởi sinh C. Giới Thực vật D. Giới Nguyên
sinh
Câu 21. Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO 2 thì sẽ có kiểu
dinh dưỡng là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa
tự dưỡng.
Câu 22. Những đại diện nào sau đây sử dụng hình thức dinh dưỡng hóa tự dưỡng:
1) Vi khuẩn Nitrat hóa 2) Nấm men 3) Vi khuẩn lam
4) Trùng roi 5) Vi khuẩn oxy hóa hydrogen
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 23. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh thuộc kiểu dinh dưỡng nào?
A. quang dị dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. hóa tự dưỡng. D. hóa
dị dưỡng.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học
đang tập trung khai thác?
A. Có kích thước rất nhỏ.
B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài.
C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.
D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.
23. Xác định thứ tự đúng của các sự kiện xảy ra trong quá trình tương tác của một tế bào với
một phân tử tín hiệu:
I.Thay đổi hoạt động của tế bào đích II.Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể
III. Phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào tiết IV. Truyền tin nội bào
A. I -> II -> III -> IV B. II -> III -> I -> IV
C. III -> II -> I -> IV D. IV -> II ->I -> III
24. Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào ?
A. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật ,
thực vật.
B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền tế bào.
C. Công nghệ vi sinh vật , công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật
D. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật
25. Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào ?
A. Tính toàn năng của tế bào B. Khả năng biệt hóa của tế bào
C. Khả năng phản biệt hóa của tế bào D. Khả năng phân bào giảm nhiễm
26. Sắp xếp nào dưới đây theo tứ tự giảm dần về tính toàn năng của các dòng tế bào là đúng?
A. Dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô mềm.
B. Dòng tế bào mô phân sinh bên , dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô mềm
C. Dòng tế bào mô mềm, dòng tế bào mô phân sinh bên, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh
D. Dòng tế bào mô mềm, dòng tế bào mô phân sinh đỉnh, dòng tế bào mô phân sinh bên.
27. Nguyên liệu nào sau đây không làm nguyên liệu đầu vào của công nghệ vi nhân giống cây
trồng?
A. Mô phân sinh đỉnh B. Lá cây C. Thân cây D. Mô bần
28. Câu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật ?
A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được
B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ
C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.
29. Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật ?
A. Cơ thể quá nhỏ bé , chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào
30. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải vi sinh vật ?
A. Vi khuẩn B. Rêu C. Tảo đơn bào D. Nguyên sinh động vật
31. Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là :
A. Nguồn năng lượng và khí CO2 B. Nguồn năng lượng và nguồn khí CO2
C. Nguồn năng lượng và nguồn carbon D. Ánh sáng và nguồn carbon
32. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là :
A. Ánh sáng B. Hóa học C. Chất hữu cơ D. Ánh sáng và hóa học
33. Cho các vi sinh vật :vi khuẩn lam , vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, nấm , tảo lục đơn bào . Vi
sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?
A. Nấm B. Tảo lục đơn bào C. Vi khuẩn lam D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
34. Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất
hữu cơ từ các hợp chất vô cơ ?
A. Vi sinh vật hóa tự dưỡng B. Vi sinh vật hóa dị dưỡng
C. Vi sinh vật quang tự dưỡng D. Vi sinh vật quang dị dưỡng
35. Trong hình thức hóa dị dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn carbon từ :
A. Chất vô cơ và chất hữu cơ B. Chất vô cơ là CO2
C. Chất hữu cơ và chất vô cơ D. Chất hữu cơ là CO2
36.Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon và nguồn năng lượng là :
A. Chất hữu cơ và năng lượng ánh sáng B. CO2 và năng lượng ánh sáng
C. Chất hữu cơ và năng lượng hóa học D. CO2 và năng lượng hóa học
37. Vi khuẩn có kích thước :
A. 1 – 10 micromet B. 0,5 – 10 micromet
C. 10 – 100 micromet D. 10 – 50 micromet
38. Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới?
A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật.

B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.

C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.

D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật.

Câu 39: Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lactic, nấm men, trùng roi, trùng giày, tảo silic, cây rêu,
giun đất. Số vi sinh vật trong các sinh vật trên là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 40: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kích thước nhỏ bé, thường không nhìn thấy bằng mắt thường.

(2) Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.

(3) Có khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh.

(4) Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.

Số đặc điểm chung của vi sinh vật là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 41: Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là

A. môi trường đất, môi trường nước.

B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.

D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

Câu 42. Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học
đang tập trung khai thác?

A. Có kích thước rất nhỏ.

B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài.

C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh.

D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.

Câu 43: Căn cứ vào nguồn năng lượng, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm

A. tự dưỡng và dị dưỡng. B. quang dưỡng và hóa dưỡng.

C. quang dưỡng và dị dưỡng. D. hóa dưỡng và tự dưỡng.
Câu 44: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO 2 thì sẽ có
kiểu dinh dưỡng là

A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hóa tự dưỡng.

Câu 45: Tảo, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là

A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng.

Câu 46: Mục đích của phương pháp phân lập là

A. tách riêng từng loại vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

B. tạo ra chủng vi sinh vật mới từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

C. thống kê số lượng vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

D. nhân nhanh sinh khối vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

Câu 47: Để nghiên cứu hình thái vi sinh vật thường phải làm tiêu bản rồi đem soi dưới kính
hiển vi vì

A. vi sinh vật có kích thước nhỏ bé. B. vi sinh vật có cấu tạo đơn giản.

C. vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh. D. vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh.

Câu 48: Cho các bước sau:

(1) Chuẩn bị mẫu vật

(2) Quan sát bằng kính hiển vi

(3) Thực hiện phản ứng hoá học để nhận biết các chất có ở vi sinh vật

(4) Pha loãng và trải đều mẫu trên môi trường đặc

Các bước trong phương pháp nghiên cứu đặc điểm hoá sinh của vi sinh vật là

A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).

49. Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau là đặc trưng chung của vi sinh vật:
1) Tốc độ trao đổi chất nhanh
2) Sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn thực vật và động vật
3) Cấu tạo cơ thể phức tạp
4) Tốc độ trao đổi chất chậm
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 50 : Vi sinh vật có phạm vi phân bố rộng hơn rất nhiều so với những nhóm sinh vật khác
nhờ đặc điểm nào?
A. Vì có kiểu dinh dưỡng đặc trưng là quang tự dưỡng, trao đổi chất nhanh, quá trình sinh
trưởng và sinh sản nhanh, vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài
tự nhiên.
B. Vì có đa dạng kiểu dinh dưỡng, trao đổi chất nhanh, quá trình sinh trưởng và sinh sản chậm,
vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài tự nhiên.
C. Vì có đa dạng kiểu dinh dưỡng, trao đổi chất nhanh, quá trình sinh trưởng và sinh sản nhanh,
vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài tự nhiên.
D. Vì có đa dạng kiểu dinh dưỡng, trao đổi chất chậm, quá trình sinh trưởng và sinh sản nhanh,
vi khuẩn có thể dễ dàng thích nghi với các điều kiện môi trường ngoài tự nhiên.
Câu 51 : Khuẩn lạc là gì?
A. Khuẩn lạc một tế bào lớn được nuôi trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt
thường.
B. Khuẩn lạc là tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và
không thể quan sát được bằng mắt thường.
C. Khuẩn lạc là tập hợp các tế bào được sinh ra từ nhiều tế bào khác nhau ban đầu trên môi
trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường.
D. Khuẩn lạc là tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và
có thể quan sát được bằng mắt thường.
Câu 52 : Vi sinh vật được chia thành các nhóm:
A. Vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực B. Vi khuẩn, nấm, và tảo
C. Sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào D. Chỉ có một nhóm vi sinh vật nhân sơ
Câu 53. Trong vi sinh vật quang dị dưỡng thì nguồn năng lượng là :
A. Ánh sáng B. Phản ứng hóa học C. Hóa tự dưỡng D. CO2
Câu 54. Trong vi sinh vật hóa dị dưỡng thì nguồn năng lượng là :
A. Ánh sáng B. Phản ứng hóa học C. Hóa tự dưỡng D. CO2
Câu 55. Trong vi sinh vật hóa dị dưỡng thì nguồn carbon là :
A. Chất vô cơ B. Chất hữu cơ C. Phản ứng hóa học D. CO2
Câu 56. Trong vi sinh vật quang tự dưỡng thì nguồn carbon là :
A. Chất vô cơ B. Chất hữu cơ C. Phản ứng hóa học D. CO2
Câu 57. Có những phương pháp nghiên cứu vi sinh vật theo thứ tự nào sau đây ?
A. Phân lập -> nghiên cứu đặc điểm hóa sinh -> nghiên cứu hình thái
B. Nghiên cứu đặc điểm hóa sinh -> nghiên cứu hình thái -> phân lập
C. Phân lập -> nghiên cứu hình thái -> nghiên cứu đặc điểm hóa sinh
D. Nghiên cứu hình thái -> phân lập -> nghiên cứu đặc điểm hóa sinh
Câu 58. Phương pháp phân lập vi sinh vật có các bước là :
A. Pha loãng và trải điều mẫu
B. Chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi
C. Chuẩn bị mẫu vật và thực hiện phản ứng hóa học
D. Chuẩn bị mẫu vật , pha loãng và trải điều mẫu
Câu 59. Phương pháp nghiên cứu hình thái vi sinh vật có các bước là :
A. Pha loãng và trải điều mẫu
B. Chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi
C. Chuẩn bị mẫu vật và thực hiện phản ứng hóa học
D. Chuẩn bị mẫu vật , pha loãng và trải điều mẫu
60. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hóa sinh của vi sinh vật có các bước là :
A. Pha loãng và trải điều mẫu
B. Chuẩn bị mẫu vật và quan sát bằng kính hiển vi
C. Chuẩn bị mẫu vật và thực hiện phản ứng hóa học
D. Chuẩn bị mẫu vật , pha loãng và trải điều mẫu
61: Mục đích của phương pháp nghiên cứu hình thái là :

A. tách riêng từng loại vi sinh vật từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

B. tạo ra chủng vi sinh vật mới từ hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật khác nhau.

C. Để nhận biết nhóm vi sinh vật

D. Để nhận biết các chất cấu tạo trong cơ thể vi sinh vật.

62. Bước quan sát dưới kính hiển vi thì mẫu vi khuẩn và nấm men sẽ :

A. Không được làm vết bôi B. Được làm vết bôi

C. Có thể hoặc không cần làm vết bôi D. Được nhỏ hóa chất vào

63. Cho biết: Phương pháp nào sau không tạo ra được nguồn biến dị di truyền?
A. Cấy truyền phôi.
B. Cho các cá thể cùng loài có kiểu gen khác nhau lai với nhau.
C. Dung hợp tế bào trần khác loài.
D. Chuyển gen từ loài này sang loài khác.
64. Chọn ý đúng: Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để nhân bản
là?
A. Tế bào động vật B. Tế bào tuyến sinh dục
C. Tế bào tuyến vú D. Tế bào sinh dưỡng ban đầu
Câu 65: Cho biết: Khi nói về hoạt động nhân bản vô tính ở động vật, phát biểu nào đúng?
A. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào xôma.
B. Nhân bản vô tính động vật là quá trình tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống
nhau về mặt di chuyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu
C. Người ta lai 2 tế bào xôma với nhau.
D. Người ta lai tế bào xôma và tế bào trứng.
Câu 66: Đâu là thành tựu của công nghệ tế bào động vật?
A. Tạo mô, cơ quan thay thế
B. Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
C. Nhân bản vô tính ở động vật , tạo giống cây trồng mới, tạo dòng tế bào và động vật chuyển
gene
D. Tạo mô , thay thế cơ quan, tạo dòng động vật chuyển gen , nhân bản vô tính ở động vật
Câu 67: Hãy cho biết: Con cừu được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính có tên là gì?
A. A-my. B. Lo-li-ta C. Dolly D. Ma-ry
Câu 68: Hãy cho biết: Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người là thành tựu nhờ?
A. Công nghệ tạo động vật biến đổi gen.
B. Công nghệ tạo thực vật biến đổi gen.
C. Công nghệ tạo ra các chủng vi sinh vật mới
D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
Câu 69: Chọn ý đúng: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về?
A. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.
C. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.
D. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
Câu 70: Hãy xác định: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính ?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
Câu 71: Công nghệ tế bào là:
A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
C. Các quy trình kỹ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm nhằm duy trì và
tăng sinh tế bào, mô
D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.
Câu 72: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên
C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Câu 73: Cừu Dolly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :
A. Cừu cho nhân B. Cừu cho trứng
C. Cừu cho nhân và cho trứng D. Cừu mẹ
Câu 74: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn B.Nuôi cấy mô tế bào
C. Cấy truyền phôi D. Nhân bản vô tính
Câu 75: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?
A. Biệt hóa và phản biệt hóa. B. Nguyên phân liên tục.
C. Duy trì sự sống vĩnh viễn. D. Giảm phân liên tục.
Câu 76: Biệt hóa là gì?
A. Là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới
B. Là quá trình một tế bào có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó phân hóa thành
các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể
C. Là quá trình một tế bào phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể
D. Là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và
chức năng; từ đó phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể
Câu 77. Công nghệ tế bào là :
A. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong môi trường sinh vật nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống con người.
B. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong môi trường nước nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống con người.
C. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong môi trường cạn nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm
phục vụ đời sống con người.
D. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế
bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản
phẩm phục vụ đời sống con người.
Câu 78: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là
A. tính toàn năng của tế bào.
B. khả năng biệt hoá của tế bào.
C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.
D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.
Câu 79: Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành
A. mô sẹo. B. mô biểu bì. C. mô sinh sản. D. mô sinh dưỡng.
Câu 80: Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một
số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là
nguyên lí để thực hiện kĩ thuật này?
A. Tính toàn năng.
B. Khả năng biệt hoá.
C. Khả năng phản biệt hoá.
D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.
Câu 81: Cho các bước tiến hành sau:
(1) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo
(2) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc các tế bào lá non của cây mẹ
(3) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con hoàn chỉnh
(4) Đem cây con trồng ngoài thực địa
(5) Đem cây con trồng trong vườn ươm
Trình tự các bước của quy trình vi nhân giống là
A. (2) → (3) → (1) → (5) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (4) → (5).
C. (2) → (1) → (3) → (5) → (4). D. (2) → (1) → (3) → (4) → (5).
Câu 82: Tế bào trần là loại tế bào thực vật đã được loại bỏ
A. thành tế bào. B. nhân tế bào. C. ti thể. D. lục lạp.
Câu 83: Ưu điểm của công nghệ phản biệt hóa tế bào sinh dưỡng thành tế bào gốc để tái tạo các
mô, cơ quan tự thân nhằm thay thế mô, cơ quan bị tổn thương ở người bệnh là
A. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép.
B. giúp hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.
C. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép đồng thời hạn chế được hiện tượng đào thải
mô, cơ quan ở người bệnh.
D. giúp tạo ra nguồn mô, cơ quan cấy ghép một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí
cho người bệnh.
Câu 84: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình
A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số
tế bào sinh dưỡng ban đầu.
B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số
tế bào sinh dưỡng ban đầu.
C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số
tế bào sinh dục chín ban đầu.
D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số
tế bào sinh dục chín ban đầu.
Câu 85: Quan sát quy trình nhân bản vô tính cừu Dolly dưới đây:
Cừu Dolly sẽ có vật chất di truyền giống với
A. cừu cho nhân. B. cừu cho nhân và cừu cho trứng.
C. cừu cho nhân và cừu mang thai hộ. D. cừu cho trứng và cừu mang thai hộ.
Phần 123. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân
Câu 86: Chu kì tế bào được kiểm soát chặt chẽ bởi những điểm kiểm soát là
A. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát M.
B. điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.
C. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G2, điểm kiểm soát M.
D. điểm kiểm soát S, điểm kiểm soát G1, điểm kiểm soát G2.
Câu 87: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm
kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang
A. pha S.
B. pha G2.
C. phân chia nhân của pha M.
D. phân chia tế bào chất của pha M.
Câu 88: Vai trò của các điểm kiểm soát trong trong chu kì tế bào là
A. giúp tăng tốc độ phân chia của tế bào.
B. giúp giảm tốc độ phân chia của tế bào.
C. giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào.
D. giúp đảm bảo sự tiến hóa của chu kì tế bào.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Các điểm kiểm soát có vai trò giúp đảm bảo sự chính xác của chu kì tế bào. Nếu cơ chế kiểm
soát phát hiện ra các sai sót (bên trong tế bào hoặc ngoài tế bào) thì chúng sẽ chặn chu kì tế bào
tại điểm kiểm soát và ngăn không cho tế bào tiến vào giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào đến
khi các sai sót được sửa chữa xong.
Câu 89: Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm
sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở
A. kì đầu.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì cuối.
Câu 90: Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?
A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại.
B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.
C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép.
D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào.
Câu 91: Chu kì tế bào là
A. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành
đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
B. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành
đến khi tế bào đạt kích thước tối đa.
C. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành
đến khi tế bào già và chết đi.
D. một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào trưởng thành
đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.
Câu 92: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thời gian chu kì tế bào?
A. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh vật.
B. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các loại tế bào khác nhau của cùng một cơ thể sinh
vật.
C. Thời gian chu kì tế bào là khác nhau ở các tế bào cùng loại của cùng một cơ thể sinh vật.
D. Thời gian chu kì tế bào là giống nhau ở các tế bào cùng loại của các cơ thể khác nhau.
Câu 93 Trình tự các pha trong chu kì tế bào là
A. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M.
B. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2.
C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M.
D. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S.
Câu 94: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở pha S của chu kì tế bào?
A. Tế bào ngừng sinh trưởng.
B. DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi.
C. Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.
D. Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của tế bào.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tại pha S của chu kì tế bào, DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2
chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng.
Câu 95: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở
tâm động xuất hiện ở
A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa).
B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).
C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối).
D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi nhiễm sắc thể diễn ra ở pha S của kì trung gian, sự phân chia
nhiễm sắc thể diễn ra ở kì sau của pha M. Do đó, trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở
trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính ở tâm động xuất hiện ở pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì
giữa).
Câu 96: Hai tế bào mới sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau là nhờ
A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.
B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.
C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.
D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ sự nhân
đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST: Sự nhân đôi chính xác DNA ở pha S
của kì trung gian giúp tăng gấp đôi lượng vật chất di truyền trong nhân. Sau đó, nhờ sự phân li
đồng đều của các NST ở kì sau của nguyên phân giúp chia đều vật chất di truyền cho các tế bào.
Câu 97: Tại sao có sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế
bào thực vật?
A. Vì tế bào động vật có lysosome.
B. Vì tế bào động vật có trung thể.
C. Vì tế bào thực vật có lục lạp.
D. Vì tế bào thực vật có thành tế bào.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vì tế bào thực vật có thành tế bào cứng chắc nên sự phân chia tế bào chất ở thực vật diễn ra theo
hình thức hình thành vách ngăn chứ không thể diễn ra theo hình thức hình thành eo thắt như ở tế
bào động vật.
Câu 98: Cho các vai trò sau:
(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.
(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.
(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.
(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.
Số vai trò của quá trình nguyên phân là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 99. Khối u ác tính là hiện tượng?
A. tế bào không lan rộng đến vị trí khác.
B. tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa.
C. tế bào không lan rộng nhưng xâm lấn sang các mô lân cận.
D. tế bào phân chia một cách bình thường.
Câu 100: Bệnh ung thư xảy ra là do
A.sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.
B.sự giảm tốc độ phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.
C. sự mất khả năng phân chia bất bình thường của một nhóm tế bào trong cơ thể.
D. sự tăng cường số lượng các điểm kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.
Câu 101: Cho các biện pháp sau:
(1) Khám sức khoẻ định kì.
(2) Giữ môi trường sống trong lành.
(3) Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…
(4) Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện hợp lí.
Số biện pháp có tác dụng phòng tránh ung thư là
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 102: Chu kì tế bào là
A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.
B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế
bào con.
C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.
D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.
Câu 103: Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới
A. bệnh đãng trí. B. bệnh di truyền. C. bệnh ung thư. D. tật di truyền
Câu 104: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân.
C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 105. Kết quả của nguyên phân từ 1 tế bào ban đầu 2n sẽ tạo ra
A. 4 tế bào con giống nhau và có 1n nhiễm sắc thể.
B. 2 tế bào con giống nhau và có 2n nhiễm sắc thể.
C. 2 tế bào con giống nhau và có 1n nhiễm sắc thể.
D. 3 tế bào con giống nhau và có 1n nhiễm sắc thể.
Câu 106: Quá trình phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở loại tế bào:
A. Vi khuẩn và virus. B. Tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng.
C. Giao tử. D. Tế bào sinh dưỡng.
Câu 107: Quá trình phân chia nhân trong một chu kỳ nguyên phân bao gồm
A. Một kỳ B. Ba kỳ C. Hai kỳ D. Bốn kỳ
Câu 108: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa. B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối.
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.
Câu 109: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn
Câu 110: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở
A. Kì giữa B. Kì sau C. Kì đầu D. Kì cuối
Câu 111: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ
quan sát nhất ở kỳ
A. Đầu. B. Giữa . C. Sau. D. Cuối.
Câu 112: Ở sinh vật nhân thực, một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân có hiện tượng
A. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.
B. Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
C. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một cực của tế bào.
D. Mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra thành hai nhiễm sắc tử, mỗi nhiễm sắc tử tiến về một cực của
tế bào và trở thành nhiễm sắc thể đơn.
Câu 113: Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích
đạo ?
A. 4 hàng B. 3 hàng C. 2 hàng D. 1 hàng
Câu 114: Ở kì giữa nguyên phân, các NST:
A. Tiếp hợp với các NST tương đồng của chúng
B. Di chuyển về các trung thể
C. Xếp thẳng hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào
D. Tháo mở xoắn và trở nên ìt kết đặc hơn
Câu 115: Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. Kéo dài màng tế bào.
C. Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. Tạo thành Xenlulozo tại mặt phẳng xích đạo
Câu 116: Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân
tạo ra:
A. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ.
B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác tế bào mẹ.
C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n.
D. Nhiều cơ thể đơn bào.
Câu 117: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
118. Vận dụng cao
Câu 1: Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số
lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong
tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là ?
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
k k
Hướng dẫn : 2 . 4 ( tt) . n = : 2 . 4 ( tt) . 39 = 19968
2k = 128 suy ra k = 7 ( lần)
Câu 119. Có 4 tế bào sinh dưỡng đều nguyên phân 3 lần , đã nhận của môi trường nguyên phân
tương đương 1680 NST . Các tế bào con có chứa 1920 NST . Xác định số NST 2n và số tế bào
con được tạo ra của mỗi tế bào mẹ?
A.2n=30, 32 tế bào con
B.2n=30, 64 tế bào con
C. 2n=60, 32 tế bào con
D.2n=60, 64 tế bào con
Tóm tắt:
Ta có:
2n. 4.(2³-1)=1680
→ 2n= 60
Vậy, bộ NST 2n=60.
-Số tế bào con :
1920÷ 60=32(tế bào)
Câu 120. Ở đậu Hà Lan có bộ NST 2n=14. Tính số tế bào con được tạo ra từ 1 tế bào và số lần
nguyên phân của tế bào đó trong trường hợp môi trường tế bào cung cấp 434 NST đơn mới
tương đương.
A.5 lần, 32 tế bào con
B.6 lần, 64 tế bào con
C.5 lần, 64 tế bào con
D.6 lần, 32 tế bào con
Tóm tắt:
- Số NST đơn tương đương môi trường cung cấp cho k lần nguyên phân:
2n . (2k - 1) = 434
<=> 14 . (2k - 1) = 434
<=> 2k - 1 = 31
<=> 2k = 32
ta có: 25 = 32 = 2k
→k=5
→ Số tế bào con tạo ra: 25 = 32
Câu 121 :Ở 1 loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 10. Người ta quan sát thấy có 5 tế bào sinh dưỡng
tiến hành phân bào 3 đợt liên tiếp. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, tính:
a. Số tế bào con được tạo ra sau 3 đợt phân bào.
b. Số NST do môi trường nội bào cung cấp cho 3 đợt phân bào trên.
GiẢI
a. Số tế bào = 5 . 2x = 5.23 = 5.8 = 40 TB
b. Số NST do mtcc = 2n.(2x -1).5 = 10.35 = 350 NST
GIẢM PHÂN
Câu 122: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào giao tử.
C. Tế bào sinh dục chín.
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 123: Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trải qua
A. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
B. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
C. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
D. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
Câu 124: Các giao tử được hình thành qua giảm phân có bộ nhiễm sắc thể
A. đơn bội (n).
B. lưỡng bội (2n).
C. tam bội (3n).
D. tứ bội (4n).
Câu 125: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm
phân?
A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì đầu II.
D. Kì giữa II.
Câu 126: Giảm phân I làm cho
A. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
B. số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
C. số lượng nhiễm sắc thể được giữ nguyên nhưng tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
D. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa nhưng không tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
Câu 127: Trong giảm phân, kì sau I và kì sau II đều xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Các chromatid tách nhau ra ở tâm động.
B. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng.
C. Các nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào.
D. Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng.
Câu 128: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp.
B. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 129: Giảm phân có thể tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do
A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các
NST ở kì sau II.
B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các
NST ở kì sau I.
C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các
NST ở kì sau I.
D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các
NST ở kì sau II.
Đáp án đúng là: C
Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do sự trao đổi đoạn giữa
các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
Câu 130: Giao tử là
A. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở
sinh vật đa bào.
B. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử
ở sinh vật đa bào.
C. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh
tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.
D. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh
tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.
Câu 131: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra
A. 4 tinh trùng.
B. 1 tinh trùng.
C. 2 tinh trùng.
D. 3 tinh trùng.
Câu 132: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra
A. 4 tế bào trứng.
B. 2 tế bào trứng và 2 thể cực.
C. 1 tế bào trứng và 3 thể cực.
D. 3 tế bào trứng và 1 thể cực.
Câu 133: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là
AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Đáp án đúng là: C
Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân có thể tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
Câu 134: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ
A. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân.
B. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và thụ tinh.
C. sự phối hợp của quá trình giảm phân và thụ tinh.
D. sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Đáp án đúng là: D
Sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinhlà cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm
sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.
Câu 135: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa
ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n = 62.
B. 2n = 64.
C. 2n = 63.
D. 2n = 126.
Đáp án đúng là: C
Con la phát triển từ hợp tử được hình thành do sự kết hợp giao tử của ngựa (mang n = 64 : 2 =
32 nhiễm sắc thể) và giao tử của lừa (mang n = 62 : 2 = 31 nhiễm sắc thể) → Con la sẽ có 32 +
31 = 63 nhiễm sắc thể.
Câu 136: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
A. Nhiệt độ. B. Hormone sinh dục. C. Chất dinh dưỡng. D. Căng thẳng thần kinh.
Câu 137. Sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) tạo ra hợp tử, gọi là quá
trình?
A. Phát triển cơ thể mới B. Thụ tinh C. Hợp bào D. Phân bào
Câu 138 : Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở giảm phân 1 mà không có ở giảm phân 2 ?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo.
B. NST di chuyển trên thoi phân bào đi về 2 cực của tế bào.
C. Có sự phân chia nhân và phân chia của tế bào chất.
D. Có sự co ngắn và đóng xoắn NST.
Câu 139. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là:
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể B. Có một lần phân bào
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội
Câu 140: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?
A. Phân li các NST đơn B. Phân li các NST kép, không tách tâm động
C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào D. Tách tâm động rồi mới phân li
Câu 141: So sánh sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân về đặc điểm thì số lần phân bào
của giảm phân là :
A. 1 lần B. 4 lần C. 2 lần D. 3 lần
142. Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành
A. mô sẹo. B. mô biểu bì. D. mô sinh sản. C. mô sinh dưỡng.
Câu181: Nguyên lí của công nghệ tế bào động vật là nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường
A. thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào giống nhau.
B. tự nhiên và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.
C. tự nhiên và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào giống nhau.
D. thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.
Câu 143: So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm
nào sau đây?
A. Tiến hành dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhân giống.
B. Tiến hành trong môi trường tự nhiên, không tốn công sức.
C. Tạo ra số lượng lớn cây giống đồng nhất về mặt di truyền.
D. Tạo ra cây giống thích nghi với nhiều điều kiện môi trường.
Câu 144. Cho các thành tựu sau:
(1) Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật
(2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
(3) Nhân bản vô tính ở động vật
Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm
A. (1) và (2). B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (3).
II. PHẦN CÂU HỎI ĐÚNG SAI (1 ĐIỂM -1 CÂU ) học sinh trả lời 1 câu . Trong mỗi ý a), b), c), d) ,
học sinh chọn đúng hoặc sai .

Câu 1.Quan sát hình dưới đây :


Cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính vào năm 1996. Sau đó hàng loạt các
động vật khác được nhân bản vô tính thành công từ tế bào soma ( sinh dưỡng ). Các dòng tế bào
gốc phôi được tạo ra từ nhân bản vô tính được ứng dụng trong nuôi cấy in vitro tạo mô, cơ quan
thay thế để điều trị bệnh hoặc làm mô hình sàng lọc thuốc
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về phương pháp nhân giống vô tính này ?
a). Cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính vào năm 1996 bằng tế bào trứng
đã loại bỏ nhân và lấy nhân của tế bào tuyến vú ghép vào
b).Cừu Dolly có đặc điểm giống với cừu mẹ mang thai
C. Các động vật như dê, lợn được nhân bản vô tính từ tế bào trứng của con dê, lợn mẹ.
D. Các dòng tế bào gốc phôi được tạo ra từ nhân bản vô tính được ứng dụng trong nuôi cấy in
vitro tạo mô, cơ quan và cá thể mới khi cần thiết
Câu 2. Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tụy tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi
nồng độ glucose trong máu tăng do tiêu hóa thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở
tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose
ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm
lượng glucose trong máu.

- Insulin giúp kích thích các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng
sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu..
-Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin, nên thụ thể insulin
được hoạt hóa thấp hoặc không có, dẫn đến ít/ không kích thích được các túi protein vận chuyển
glucose ra ngoài tế bào, do đó, lượng glucose trong máu nhiều và được thải thông qua đường
nước tiểu.

Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về insulin và bệnh tiểu đường ?
a).Insulin là hormone được tiết ra từ tuyến tụy có vai trò điều tiết hàm lượng glucose trong máu.
b).Insulin từ tụy sẽ trực tiếp tác động đến kênh protein trên màng sinh chất giúp tăng vận chuyển
glucose từ máu đến tế bào
c).Quá trình truyền thông tin ở insulin là quá trình truyền tin cận tiết
d). Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin
Câu 3. Một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n=4 được kí hiệu là AaBb thì
có thể tạo ra các loại giao tử là AB, Ab,aB, ab. Sự thụ tinh có thể tạo ra các tổ hợp của bộ nhiễm
sắc thể ở thế hệ con như sau: 1AABB; 2AABb; 2AaBB; 4AaBb; 1aaBB; 2aaBb; 2aaBb; 1aaBB;
1aabb.
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về giảm phân và thụ tinh ở loài sinh vật này ?
a). Sinh vật này khi giảm phân tạo giao tử thì trong giao tử có 2 nhiễm sắc thể kép
b). Sinh vật này khi giảm phân tạo ra được 4 loại giao tử khác nhau
c). Sinh vật này khi thụ tinh tạo ra khoảng 16 tổ hợp khác nhau của bộ nhiễm sắc thể ở thế hệ
con
d). Sinh vật này khi thụ tinh tạo ra Sinh vật này khi thụ tinh tạo ra 9 cá th Sinh vật này khi thụ
tinh tạo ra 9 cá thể con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau .
Câu 4. Trong phương pháp nghiên cứu hình thái của vi sinh vật gồm 2 bước là :chuẩn bị mẫu
và quan sát bằng kính hiển vi. Mẫu vi khuẩn và nấm men sẽ làm vết bôi, nhuộm với xanh
metylene hoặc fuchsin sau đó quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 100x, mẫu nấm mốc và
nguyên sinh vật có thể quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi ở vật kính 10x hoặc 40x. Mỗi nhận
định sau đây là đúng hay sai về phương pháp nghiên cứu này ?
a). Phương pháp nghiên cứu hình thái vi khuẩn gồm 2 bước là chuẩn bị mẫu và quan sát bằng
kính hiển vi .
b). Nấm mốc được quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi ở vật kính 40x.
c). Vi khuẩn được quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi ở vật kính 100x.
d). Khi nhuộm màu nấm men phải đun nóng cho nước trong thuốc nhuộm bốc hơi .
Câu 5. Bên cạnh việc cung cấp nguồn carbon và năng lượng phù hợp , sinh trưởng và phát triển
của vi sinh vật cũng cần nhiều nguyên tố khác . Do đó các nhà khoa học đã tạo ra môi trường
chứa các chất dinh dưỡng phù hợp để nuôi vi sinh vật .
Ví dụ
-Môi trường để nuôi nấm mốc thì sử dụng môi trường Czapek- Dox gồm các thành phần: 30g
sucrose; 2g NaNO3; 1g K2HPO4; 0,5g MgSO4; 0,5g KCl; 0,01g FeSO4; 1 lít nước
-Môi trường nuôi nấm men thì sử dụng thạch rau câu , nước trích thịt bò .
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về các loại môi trường này ?
a). Môi trường nuôi nấm mốc là môi trường tự nhiên
b). Môi trường nuôi nấm men là môi trường nhân tạo ( tổng hợp )
c). Sử dụng môi trường Czapek- Dox để làm bước trải đều mẫu trên môi trường đậm đặc trong
phương pháp phân lập vi sinh vật.
D. Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật ngoài nhu cầu nguồn carbon và nguồn năng lượng
còn cần một số nguyên tố khác.
II. ĐÁP ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG SAI Điểm tối đa của 1 câu là 1 điểm

-Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm
- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm
- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm
- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm

Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án
(Đ/S) (Đ/S) (Đ/S)
a Đ a Đ a S
1 b S 2 b S 3 b Đ
c S c S c S
d S d Đ d Đ

Câu Lệnh hỏi Đáp án Câu Lệnh hỏi Đáp án


(Đ/S) (Đ/S)
a Đ a S
4 5
b Đ b S
c S c S
d S d Đ

You might also like