Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Hóa 10 – THPT An Dương Vương

Đề cương chung khối 10: CHƯƠNG HALGOGEN


Bài 1: So sánh các nguyên tố halogen về các mặt sau: cấu hình electron, độ âm điện, trạng thái và màu sắc,
tính phi kim, số oxi hóa có thể có của các nguyên tố.
Bài 2: Giải thích:
- Vì sao các nguyên tố halogen không tồn tại ở trạng thái tự do trong tự nhiên?
- Vì sao trong các hợp chất, flo luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác, ngoài số oxi hóa âm còn có số
oxi hóa dương?
Bài 3: Cho các chất: Fe, Mg, Zn, Cu, Ag, Na, O2, Na2O, CuO, H2, NaOH, Fe3O4, FeO, Al(OH)3, NaOH,
Ca(OH)2(dd). Chất nào tác dụng được với khí clo. Viết phương trình phản ứng.
Bài 4: Khi hòa tan clo vào nước ta thu được nước clo có màu vàng nhạt, nước clo có những chất gì?
Bài 5: Cho các chất: Fe, Cu, CuO, KMnO4, NaOH, Fe3O4, FeO, Al(OH)3, CaCO3, NaHCO3, AgNO3. Chất
nào tác dụng được với axit clohidric? Viết phương trình phản ứng.
Bài 6: So sánh tính oxi hóa của F2;Cl2; Br2; I2. Dẫn ra phương trình hóa học để minh họa
Bài 7: Phản ứng của các đơn chất halogen với nước xảy ra như thế nào? Viết ptpư
Bài 8: Sắp xếp các dãy acid sau đây theo thứ tự giảm dần tính acid.
a. HCl, HBr, HI, HF b. HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
Bài 9: Sắp xếp các ion sau theo thứ tự giảm dần tính khử: F-,Cl-,Br-, I-.
Bài 10: Vì sao có thể điều chế HCl bằng phương pháp sunfat nhưng không điều chế HBr, HI bằng pp đó.
Bài 11: Viết các phương trình phản ứng trong các chuỗi phản ứng sau:
1. MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → FeCl3 2. CaCO3 → CaCl2 → NaCl → NaOH → NaClO

3. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl Cl2 → FeCl3 → AgCl → Cl2 → H 2 SO4

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)


4. KMnO4 ⎯⎯ → Cl2 ⎯⎯ → HCl ⎯⎯ → FeCl3 ⎯⎯ → AgCl ⎯⎯ → Cl2 ⎯⎯ → Br2 ⎯⎯ → I2

Nước Javel
(2)
(1) (3) (4) (5)
5. NaCl ⎯⎯⎯
ñpnc
→ Cl2 ⎯⎯ → HCl ⎯⎯ → AgCl ⎯⎯ → Ag 6. CaF2 → HF → F2 → HF → SiF4
KClO3 → KCl → KOH → KClO
7. Cl2 → HCl → CuCl2 → Cu(OH )2 8.  
 Cl2 KNO3
HCl  NaCl → Cl2

Bài 12: Viết các phương trình hóa học của các phản ứng dùng để điều chế nước Javel từ các chất: NaCl,
KMnO4, NaOH, H2O, dd H2SO4 đặc.
Bài 13: Cho các chất sau: NaCl(rắn), KMnO4, H2SO4 (đặc), nước. Viết phương trình phản ứng điều chế khí clo
và axit clohydric.
Bài 14: Giải thích và viết phương trình phản ứng:
1. Axit flohydric được sử dụng để khắc thủy tinh?
2. Không thể điều chế clo bằng phương pháp tương tự brom, iot (dùng halogen mạnh đẩy halogen yếu ra
khỏi muối)?
3. Khi điện phân dd muối ăn để điều chế khí clo, trong bình điện phân phải có màng ngăn?
Bài 15: Nhận biết các lọ mất nhãn sau:
1. Các dd: KOH, NaCl, HCl. 4. Các dd: NaOH, NaCl, HCl, NaNO3.
2. Các dd: NaOH, HCl, NaBr, KI. 5. Các dd: NaOH, HCl, CuSO4, HI (không chỉ thị màu).
3. Các chất rắn: KNO3, NaCl, BaSO4, CaCO3. 6. Các bình khí: HCl, Cl2, O2, N2.
Bài 16: Chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất, nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau (không được dùng chất chỉ
thị màu):
1. KI, HCl, NaNO3 2. HCl, KBr, AgNO3, NaNO3 3. NaF, NaCl, NaI.
Chương halogen 1
Hóa 10 – THPT An Dương Vương
BÀI TẬP CƠ BẢN
Bài 17: Cho 8,4g sắt tác dụng với dd HCl loãng, dư. Tính khối lượng muối và thể tích khí thu được.
Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 8,4 g bột sắt vào 200ml dd HCl 2M (d=1,2g/ml) thu được dd A. Tính nồng độ %
các chất trong dd sau phản ứng.
Bài 19: Hoà tan hoàn toàn 6 gam CuO vào lượng vừa đủ 400ml dd HCl. Tính nồng độ mol dd axit đã dùng?
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
Bài 20: Cho m (g) sắt tác dụng với dd HCl loãng, dư thu được (m + 5,112) gam muối. Vậy nếu cho m(g) sắt
trên phản ứng với khí clo dư, khối lượng muối thu được là bao nhiêu?

BÀI TẬP HỖN HỢP


Bài 21: Cho 8,8g hỗn hợp Fe, Cu vào dd HCl loãng, dư. Sau phản ứng, thu được 12,7g muối. Tính % khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 22: Hòa tan hoàn toàn m (gam) hh Cu, CuO vào dd HCl loãng, dư. Sau phản ứng thu được 3,2 gam chất
rắn không tan và dd chứa 6,75 g muối.
Bài 23: Dung dịch A chứa đồng thời axit HCl và H2SO4. Để trung hòa 40 ml dd A cần dùng vừa hết 60ml dd
NaOH 1M. Cô cạn dd sau khi trung hòa, thu được 3,76 g hỗn hợp muối khan. Tính nồng độ CM của 2 axit.
Bài 24: Cho dung dịch chứa 10g hỗn hợp KF và NaI tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch AgNO3 0,08M.
Tính khối lượng kết tủa thu được và % về khối lượng từng muối trong hỗn hợp đầu.
Bài 25: Cho dung dịch chứa 25 gam hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl
2M thu được 14,35 gam kết tủa. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng và % về khối lượng từng muối trong
hỗn hợp đầu.
Bài 26: Hòa tan 10,55 gam hỗn hợp Zn và ZnO vào một lượng vừa đủ dd HCl 10% thu được 2,24 lít H2 đktc.
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu được.
Bài 27: Hòa tan 31,2 gam hỗn hợp A gồm Na2CO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí
(đktc). Tính khối lượng từng chất trong A.
Bài 28: Hòa tan hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp 2 oxit MgO và ZnO vào dd HCl 1,5M (dư 20% so với lượng
cần thiết). Sau phản ứng thu được 11,83g muối khan. Tính khối lượng mỗi oxit và thể tích dd HCl đã dùng.
Bài 29: Hòa tan hoàn toàn m (g) hỗn hợp Mg, Fe ( n Fe :n Mg =2:1 ) vào dd HCl loãng, dư. Sau phản ứng thu được
12,215g muối. Tính m.
Bài 30: Cho 15,36g Mg tác dụng vừa đủ với hỗn hợp 2 khí clo và oxi thu được 38,8g chất rắn. Hòa tan hoàn
toàn chất rắn trên vào 300ml dd HCl 3M thu được dd A. Tính số mol mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Tính
CM của các chất trong dd A.
Bài 31: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp T gồm Mg, Al
thu được 42,34 gam chất rắn A. Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp Z và hỗn hợp T.
Bài 32: Để trung hòa 10 ml dd A, chứa 2 axit HCl và HNO3 ta cần dùng 30ml dd NaOH 1M. Nếu cho dd
AgNO3 dư vào 100ml dd A thu được 14,35g kết tủa trắng và dd B. Tính CM từng axit trong A.

BÀI TẬP XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ


Bài 33: Cho 5,4g kim loại X hóa trị III tác dụng hoàn toàn với 100g dd HCl a %, sau phản ứng thu được dd
A và 6,72 lít khí (đktc) thoát ra. Xác định tên kim loại X và a; Tính C% chất trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 34: Hòa tan 16g oxit của kim loại M hóa trị III cần dùng 109,5g dung dịch HCl 20%. Tìm M.
Bài 35: Cho 31,2g hỗn hợp kim loại hóa trị II và oxit của nó tác dụng vừa đủ với 250ml dd HCl 4M. Sau phản
ứng thu được 6,72 lít (đktc) khí. Xác định tên kim loại và tính % khối lượng hỗn hợp đầu.
Bài 36: Cho 1,03 gam muối halogenua của một kim loại kiềm thuộc chu kì 3 tác dụng với AgNO3 dư thì thu
được một kết tủa, biết khối lượng của bạc chứa trong kết tủa này là 1,08 gam. Xác định tên kim loại và tên
muối A.
Bài 37: Cho một lượng halogen tác dụng hoàn toàn với magie thì thu được 9,2g muối A. Nếu lấy gấp đôi
lượng halogen trên tác dụng với natri thì thu được 20,6 gam muối B. Xác định tên và xác định vị trí của
halogen trong bảng tuần hoàn.
Bài 38: Cho 28,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat với dd HCl dư, sau phản ứng cô cạn dd thì thu được 31,7g muối
khan. Xác định tên 2 kim loại và gọi tên các muối. (biết 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp nhóm IIA)
Bài 39: Cho dd chứa 13,2g muối NaX và NaY (X và Y là 2 halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) tác dụng với lượng
dư dd AgNO3 thu được 28,4g kết tủa. Xác định X và Y
Bài 40: Hòa tan 5,1 gam oxit của một kim loại cần dùng ít nhất 300ml dd acid HCl 1M. Xác định kim loại

Chương halogen 2
Hóa 10 – THPT An Dương Vương
BÀI TẬP HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
Bài 41: Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách cho thuốc tím tác dụng với dung dịch acid
clohidric đặc.
1. Tính thể tích khí clo thu được biết đã dùng 31,6g thuốc tím và hiệu suất phản ứng là 80%.
2. Tính khối lượng thuốc tím đã dùng biết hiệu suất phản ứng là 80% và lượng khí clo thu được là 11,2 lít
(đktc).
3. Cho hiệu suất phản ứng là 80% và đã dùng 63,2g thuốc tím và 800g dung dịch acid clohidric 18,25%.
4. Nếu dùng 23,7g thuốc tím thì thu được 6,72 lít khí clo (đktc). Tính hiệu suất phản ứng.
5. Tính hiệu suất của phản ứng biết nếu dùng 23,7g thuốc tím tác dụng với 240g dung dịch acid clohidric
18,25% thì thu được 6,72 lít khí clo (đktc).
Bài 42: Từ 1 tấn muối ăn có chứa 10,5% tạp chất, người ta điều chế được 1250 lít dung dịch HCl 37% (d =
1,19g/ml) bằng phương pháp sunfat. Tính hiệu suất của quá trình điều chế trên (giả sử chỉ tạo thành muối natri
sunfat).

BÀI TẬP THÊM


Bài 1: Dẫn khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra; giải thích hiện tượng bằng phương trình
Bài 2: Thêm dần nước clo vào dung dịch KI có sẵn hồ tinh bột, nêu hiện tượng có thể quan sát được và giải
thích.
Bài 3: Cho một luồng khí clo qua dung dịch KBr trong một thời gian dài, có thể xảy ra những phản ứng nào?
Bài 4: Nêu những phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho khí flo đi qua dung dịch kali bromua trong nước.
Bài 5: Cho khí clo qua dung dịch natri bromua, ta thấy dung dịch có màu sẫm dần; tiếp tục cho khí clo đi qua,
thấy dung dịch mất màu; lấy vài giọt dung dịch nhỏ lên giấy quì tím thì giấy quì tím hóa đỏ. Giải thích hiện
tượng và viết phương trình.
Bài 6: Người ta có thể điều chế Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2 tác dụng với muối
clorua, bromua, iotua? Viết phương trình phản ứng? Giải thích tại sao không dùng phương pháp này để điều
chế F2.
Bài 7: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
NaCl + H2SO4 → Khí (A) + (B)
(A) + MnO2 → Khí (C) + rắn (D) + (E)
(C) + NaBr → (F) + (G)
(F) + NaI → (H) + (I)
(G) + AgNO3 → (J) + (K)
(A) + NaOH → (G) + (E)
Bài 8: Cho m (g) Mg tác dụng HCl loãng, dư thu được 6,272 lít khí (đktc). Tính m.
Bài 9: Cho m (g) Na2O tác dụng vừa đủ với 100g dd HCl x% thu được dd sau phản ứng chứa 1 chất tan duy
nhất, có nồng độ 5,674%. Tính m và x.
Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 10,08 g Fe vào lượng vừa đủ 200ml dd HCl x% (d=1,1g/ml). Tính x; CM và C%
chất trong dd sau phản ứng.
Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng dd HCl 0,5M (d = 1,2 g/ml). Tính khối lượng muối thu được.
Tính thể tích dd HCl cần dùng và nồng độ % dd thu được sau phản ứng.
Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 9,28 gam Fe3O4 vào lượng vừa đủ dd HCl 1,6M (d = 1,25 g/ml). Tính thể tích dd
HCl đã dùng. Tính CM và C% của các chất tan trong dd thu được sau phản ứng.
Bài 13: Cho 2,1 g hỗn hợp Al, Mg tác dụng vừa đủ với 100 ml dd HCl 8,03% (d = 1g/ml) thu được dd A.
Tính CM và C% các chất trong A.
Bài 14: Cho 19,05g hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu đươc 6,72 lít khí (đtkc).
Xác định thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối.
Bài 15: Cho 24g hỗn hợp Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí ở đkc.
Tính % khối lượng từng chất.
Bài 16: Hòa tan hoàn toàn 34 gam hỗn hợp MgO và Zn vào dung dịch HCl thu được 73,4g hỗn hợp muối.
Tính % khối lượng từng chất ban đầu.

Chương halogen 3
Hóa 10 – THPT An Dương Vương
Bài 17: Cho m (gam) hh Fe, Fe2O3 tác dụng với 162 gam dd HCl 0,5M (d = 1,08 g/ml) thu được tổng khối
lượng muối là 4,3425 g. Tính m.
Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 9,84g hỗn hợp Fe, FeO vào 200ml HCl 1M (d=1,2 g/ml) thu được dd A chứa
19,05g muối. Tính CM và C% các chất trong dd sau phản ứng.
Bài 19: Cho 12,24g hỗn hợp Na2CO3 và CaCO3 tan hoàn toàn trong 400ml dd HCl 1M (d=1,05g/ml) thu được
2,688 lít khí (đktc). Tính C% các chất trong dd sau phản ứng.
Bài 20: Cho m (g) hỗn hợp FeO và Fe2O3, có tỷ lệ số mol 2 chất là 2 : 1 tác dụng vừa đủ với dd HCl 7,3% (d
= 1,1 g/ml) thu được dd A. Thêm vào dd A lượng dư dd NaOH thu được 19,7 g kết tủa. Tính m và thể tích dd
HCl đã dùng.
Bài 21: Cho 3,42 g hỗn hợp Zn, Mg tác dụng với khí clo dư. Hòa tan hoàn toàn sản phẩm rắn sau phản ứng
vào nước được dd A. Cho dd A tác dụng với AgNO3 dư thu được 27,552 g kết tủa; tính % khối lượng mỗi
kim loại trong hỗn hợp đầu.
Bài 22: Cho m (g) hỗn hợp gồm Cu và Mg tác dụng vừa đủ với 12,992 lít khí clo (đktc) thu được chất rắn Y
nặng 66,3 gam. Hòa tan Y vào nước, rồi thêm vào đó lượng dư dd AgNO3 thu được a gam kết tủa. Tính m và
a.
Bài 23: Cho 18,8 gam hỗn hợp Mg, Cu phản ứng hoàn toàn với khí clo dư. Chất rắn sau phản ứng được hòa
tan vào 500 ml nước thu được dd A. Khi cho 40 ml dd A tác dụng với dd AgNO3 dư, thu được 16,072g kết
tủa. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 24: Cho 1,2 gam kim loại X hóa trị II tác dụng hết với khí clo, sau phản ứng thu được 4,75 gam gam muối
khan. Xác định tên kim loại X.
Bài 25: Cho một lượng halogen tác dụng hoàn toàn với magie thì thu được 19 (g) muối A. Cũng lượng halogen
đó tác dụng với nhôm thì thu được 17,8g muối B. Xác định tên và xác định vị trí của halogen trong bảng tuần
hoàn, đọc tên muối A, B.
Bài 26: Cho 8,1g nhôm phản ứng vừa đủ với 45,3g hỗn hợp 2 halogen thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần
hoàn. Xác định tên 2 halogen và tên 2 muối.
Bài 27:
1. Điện phân 500ml dd NaCl 2M thu được 8,96 lít khí màu vàng lục. Tính hiệu suất phản ứng.
2. Điện phân 2 lít dd NaCl 24,57% (1,5g/ml), với H = 95%. Tính thể tích khí clo và C% các chất trong dd
sau phản ứng.
3. Điện phân 300ml dd NaCl 4M với H=97%. Tính thể tích khí clo và CM của dd thu được sau phản ứng (coi
Vdd không đổi sau phản ứng).
4. Tính thể tích dd NaCl 25% (d = 1,404 g/ml) cần dùng để điều chế 17,92 lít khí clo, biết H = 98%.
Bài 28: Để sản xuất được 1 tấn brôm cần phải dùng hết 0,6 tấn clo. Tính hiệu suất phản ứng.
Bài 29: Lấy 3 lít clo, tác dụng với 2 lít khí hidro, hiệu suất phản ứng là 90%. Tính thể tích hỗn hợp thu được
(biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Bài 30: Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5kg dung dịch acid flohidric nồng độ 40%. Biết hiệu
suất phản ứng là 80%.
Bài 31: Cho 10 lít khí H2 và 6,720 lít Cl2 (đkc) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,4 gam nước
thu được dung dịch A. Lấy 50g dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175g kết
tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.

Chương halogen 4

You might also like