Bài tập và câu hỏi các chương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN PHÂN TÍCH THỰC PHẨM

1. Nêu cơ sở chung của kỹ thuật trích ly?


2. Nêu cơ sở lựa chọn dung môi trích ly? Hãy sắp xếp các dung môi sau theo thứ tự
tăng dần về độ phân cực: nước, petroleum cloroform, etanol, hexane, ether,
methanol?
3. Nêu cơ sở của phương pháp trích ly bằng vi sóng? Cho ví dụ minh hoạ?
4. Nêu cơ sở của phương pháp trích ly bằng siêu âm? Cho ví dụ minh hoạ?
5. Nêu cơ sở của phương pháp trích ly bằng áp lực cao? Cho ví dụ minh hoạ?
6. Nêu cơ sở của phương pháp trích ly bằng siêu tới hạn? Cho ví dụ minh hoạ?
7. Vì sao trong kỹ thuật siêu tới hạn, dung môi thường được sử dụng là CO2?
8. Nêu cơ sở của phương pháp trích ly pha rắn? Cho ví dụ minh hoạ?
9. Các bước thực hiện khi trích ly mẫu trong pha rắn? Cho ví dụ minh hoạ theo từng
bước thực hiện?
10. Một chất hữu cơ có trong dịch lỏng thực phẩm. Người ta trích ly chất hữu cơ này
bằng dung môi có hệ số phân bố K= 4. Cho rằng nồng độ ban đầu của chất hữu cơ
là 0,15M, thể tích dịch lỏng là 100ml. Tính % số mol còn lại trong hai trường hợp
sau:
a. Trích ly 1 lần với thể tích dung môi là 200ml.
b. Trích ly 2 lần với thể tích dung môi là 100ml.
11. Một chất tan X phân bố trong hai dung môi nước và benzen có K = 3. Cho ban đầu
nồng độ chất tan có trong 100ml nước là 0.1M. Tính % số mol còn lại trong hai
trường hợp sau:
a.Chiết 1 lần với thể tích dung môi là 500ml.
b.Chiết 5 lần với thể tích dung môi là 100ml.
c. So sánh hai quá trình chiết.
12. Một axit béo phân bố trong hai dung môi nước – cồn có K = 9. Cho ban đầu nồng
độ chất tan có trong 100ml nước là 0,1M.
a. Tính nồng độ axit béo trong nước khi cho vào đó 500ml cồn
b. Tính nồng độ axit béo trong nước sau khi trích ly 5 lần với mỗi lần là 100ml
cồn
c. Phải trích ly bao nhiêu lần để hàm lượng chất tan X còn lại trong nước nhỏ
hơn 0,05%. Với mỗi lần trích ly là 100ml cồn
13. Một acid hữu cơ có trong dịch lỏng thực phẩm có Ka = 4.10-2. Người ta trích ly
acid này bằng dung môi có hằng số phân bố K= 2,7. Cho rằng nồng độ ban đầu
của acid là 0,15M, thể tích dịch lỏng là 100ml. Tính % số mol (p) còn lại trong hai
trường hợp sau:
a. Trích ly 2 lần mỗi lần là 100ml ở pH= 1
b. Trích ly 1 lần với thể tích dung môi là 200ml ở pH=1
14. Một acid hữu cơ có trong dịch lỏng thực phẩm có K a = 2.10-2. Người ta trích ly
acid này bằng dung môi có hằng số phân bố K = 3,0. Cho rằng nồng độ ban đầu
của acid là 0,15M, thể tích dịch lỏng là 150ml. Tính % số mol còn lại trong hai
trường hợp sau:
a.Trích ly 2 lần mỗi lần là 100 ml ở pH= 1
b.Trích ly 1 lần với thể tích dung môi là 200ml ở pH= 1
15. Một bazo hữu cơ có trong dịch lỏng thực phẩm có K b = 2.10-3. Người ta trích ly
bazo này bằng dung môi có hằng số phân bố K= 4. Cho rằng nồng độ ban đầu của
bazo là 0,15M, thể tích dịch lỏng là 100ml. Tính % số mol còn lại trong hai trường
hợp sau:
a.Trích ly 2 lần mỗi lần là 50ml ở pH= 9
b.Trích ly 1 lần với thể tích dung môi là 100ml ở pH=11
c. So sánh hiệu quả của 2 trường hợp trên
16. Một bazo hữu cơ có trong dịch lỏng thực phẩm có K b = 2.10-3. Người ta trích ly
bazo này bằng dung môi có hằng số phân bố có K= 2,5. Cho rằng nồng độ ban đầu
của baz là 0,1M, thể tích dịch lỏng là 100ml. Tính % số mol còn lại trong hai
trường hợp sau:
a. Trích ly 2lần mỗi lần là 50ml ở pH= 10
b. Trích ly 1 lần với thể tích dung môi là 100ml ở pH=11
c. Tính số lần trích ly với VB= 50ml ở pH=11 để hiệu suất đạt được hơn 95%
17. Một acid hữu cơ có trong dịch lỏng thực phẩm có k a = 4.10-3. Người ta trích ly
acid này bằng dung môi có hằng số điện môi thích hợp có K= 2,5. Cho rằng nồng
độ ban đầu của acid là 0,1M, thể tích dịch lỏng là 100ml. Tính % số mol còn lại
trong hai trường hợp sau:
a. Trích ly 2 lần mỗi lần là 50ml ở pH= 2
b. Trích ly 1 lần với thể tích dung môi là 100ml ở pH=2
c. Tính số lần trích ly với VB= 50ml ở pH= 1 để hiệu suất đạt được hơn 90%

18. Nêu các trạng thái của nước trong thực phẩm? Từ những phương pháp xác định
hàm lượng nước, anh chị hãy cho biết phương pháp nào có thể xác định được cả
nước liên kết?
19. Nêu cơ sở của phương pháp khối lượng xác định hàm ẩm trong thực phẩm? Minh
họa?
20. Nêu 5 vấn đề gây sai số thường mắc phải khi thực hiện phương pháp sấy để xác
định hàm ẩm?
21. Nêu cơ sở, các bước tiến hành phương pháp xác định ẩm theo Karl Fischer? Ví dụ
cụ thể?
22. Trình bày phương pháp tỷ trọng để nội suy hàm lượng nước trong thực phẩm? Ví
dụ?
23. Trình bày phương pháp trích ly quang để nội suy hàm lượng nước trong thực
phẩm? Ví dụ?
24. Nêu nguyên tắc xác định độ cứng tạm thời? Viết phương trình phản ứng (nếu có).
25. Độ cứng tổng cộng là gì? Nêu nguyên tắc xác định độ cứng này? Viết các phương
trình phản ứng (nếu có)?
26. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng sắt trong nước? Viết phương trình phản ứng?
27. Nêu vai trò của từng chất khi xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp
Phenanthroline?
28. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng nitrite trong nước? Viết phương trình phản
ứng xảy ra?
29. Nêu vai trò của từng chất khi xác định hàm lượng nitrite mà anh chị đã học?
30. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng nitrate trong nước? Viết phương trình phản
ứng xảy ra?
31. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Kjeldahl? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
32. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Dumas? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
33. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng nito acid amin bằng phương pháp chuẩn độ
formol? Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
34. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng đạm NH3 bằng phương pháp Kjeldahl? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
35. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Biure? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
36. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Lowry? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
37. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Bicinchoninic?
Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
38. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Ultra-violet? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
39. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Bradford? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
40. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Ninhydrin? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
41. So sánh sự giống và khác nhau giữa hai phương pháp Lowry và BCA?
42. Mô tả quá trình xảy ra trong sơ đồ bên dưới:

43. So sánh phương pháp KjelDahl và Dusma khi xác định hàm lượng Protein?
44. Khi xác định hàm lượng protein có trong mẫu thịt heo có khối lượng 1kg và hàm
ẩm 68%, anh chị hãy đưa ra những phương pháp nhằm xác định chỉ tiêu này? Giải
thích?
45. Trình bày nguyên tắc và viết các phản ứng xảy ra trong xác định đường khử bằng
phương pháp Bertrand
46. Giải thích những điểm dưới đây khi tiến hành phương pháp Bertrand:
a. Dung dịch kết tủa phải có màu xanh
b. Không được để bề mặt kết tủa khô
c. Môi trường chuẩn độ phải là môi trường axit
d. Dung dịch sắt III phải pha từ muối sulphat không pha từ muối clorua
hay nitrat
47. Trình bày nguyên tắc và các điều kiện xác định đường khử bằng phương pháp
Anthrone
48. Trình bày nguyên tắc và các điều kiện xác định đường khử bằng phương pháp
DNS
49. Viết quy trình xác định hàm lượng lượng đường khử trong trái cây bằng phương
pháo Bertrand? So sánh về mặt phương pháp giữa hai quá trình xác định đường
khử bằng phương pháp Bertrand và Luff Schoorl
50. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp vi lượng
Rodzevich? Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
51. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng đường sacharose? Viết phương trình phản ứng
xảy ra (nếu có)
52. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng đường lactose trong sữa? Viết phương trình
phản ứng xảy ra (nếu có)
53. Nêu nguyên tắc xác định fructozo trong dung dịch có lẫn đường khác? Viết
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
54. Nêu nguyên tắc xác định glucid bằng phân cực kế? Viết phương trình phản ứng
xảy ra (nếu có)
55. Nêu nguyên tắc xác định hàm lượng tinh bột? Viết phương trình phản ứng xảy ra
(nếu có)
56. Viết quy trình xác định hàm lượng amylose trong tinh bột?
57. Viết quy trình xác định hàm lượng Xơ tổng bằng hướng pháp thủy phân enzyme?
58. Trình bày nguyên tắc và những yếu tố ảnh hưởng khi xác định hàm lượng xơ thô?
59. Trình bày nguyên tắc và những yếu tố ảnh hưởng khi xác định hàm lượng xơ tổng?
60. Nêu định nghĩa chỉ số axit? Viết quy trình xác định chỉ số axit? Nêu công tính?
61. Nêu định nghĩa chỉ số Hydroxyl? Viết quy trình xác định chỉ số Hydroxyl? Nêu
công tính?
62. Nêu định nghĩa chỉ số peroxyl? Viết quy trình xác định chỉ số peroxyl? Nêu công
tính?
63. Nêu định nghĩa chỉ số xà phòng hóa? Viết quy trình xác định chỉ số xà phòng hóa?
Nêu công tính?
64. Nêu định nghĩa chỉ số Iod? Viết quy trình xác định chỉ số Iod? Nêu công tính?
65. Chỉ số iod là gì? Nêu nguyên tắc xác định chỉ số iod? Viết phương trình phản ứng
(nếu có)
66. Chỉ số peroxyt là gì? Nêu nguyên tắc xác định chỉ số peroxyt? Viết phương trình
phản ứng (nếu có)
67. Chỉ số acid là gì? Nêu nguyên tắc xác định chỉ số acid? Viết phương trình phản
ứng (nếu có)
68. Chỉ số xà phòng hoá là gì? Nêu nguyên tắc xác định chỉ số xà phòng hoá? Viết
phương trình phản ứng (nếu có)
69. Chỉ số este là gì? Nêu nguyên tắc xác định chỉ số este? Viết phương trình phản ứng
(nếu có)
70. Trình bày cơ sở xác định hàm lượng nước trong dầu mỡ bằng phương pháp
Karlfisher?
71. Trình bày cơ sở xác định Lipid bằng phương pháp có sự thủy phân trong môi
trương axit?
72. Trình bày cơ sở xác định Lipid bằng phương pháp Soxhlet
73. Nêu cơ sở của phương pháp Soxhlet để xác định hàm lượng lipid có trong thực
phẩm? Ưu nhược điểm của phương pháp?
74. Nêu cơ sở của phương pháp Goldfisch để xác định hàm lượng lipid có trong thực
phẩm? Ưu nhược điểm của phương pháp?
75. Khi xác định hàm nước bằng phương pháp KarlFisher trong sữa đặc. Người ta tiến
hành hai thí nghiệm, một thí nghiệm xác định hệ số Titer và một thí nghiệm xác
định hàm lượng nước có trong mẫu.
- Ở TN 1: Với mẫu nước chuẩn là 0,0478 gam, thể tích thuốc thử tiêu tốn là
0,675ml.
- Ở TN 2: Thể tích mẫu sữa xác định là 4,45ml, lượng thể tích thuốc thử tiêu tốn
cho quá trình chuẩn là 7,755ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính % hàm lượng nước có trong sữa đặc, cho d = 2.576 g/ml
76. Khi xác định hàm lượng nước trong dầu tinh luyện bằng phương pháp Karl
Fischer, người ta chuẩn 50ml dầu tiêu tốn một điện lượng Q = 950 C. Tính hàm
lượng nước có trong dầu (g/L)?
77. Khi xác định hàm nước bằng phương pháp KarlFisher trong dầu ăn. Người ta tiến
hành hai thí nghiệm, một thí nghiệm xác định hệ số Titer và một thí nghiệm xác
định hàm lượng nước có trong mẫu.
Ở TN 1: Với mẫu nước chuẩn là 0,0278 gam, thể tích thuốc thử tiêu tốn là
0,575ml.
Ở TN 2: Thể tích mẫu dầu 10ml, lượng thể tích thuốc thử tiêu tốn cho quá
trình chuẩn là 5,755ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính số ml nước/ lít dầu ăn
78. Độ cứng toàn phần của nước được xác định như sau: mẫu sau khi đồng nhất hóa
được hút 100ml, thêm vào 5ml NH 4OH 10%, 10ml đệm amoni, nửa hạt bắp chỉ thị
ETOO. Tiến hành chuẩn bằng dung dịch EDTA 0,05N cho đến khi có màu xanh
dương. Giả sử thể tích EDTA tiêu tốn là 22,10ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra?
b. Tính độ cứng của nước theo đơn vị mg CaCO3
79. Độ cứng tạm thời của nước được xác định như sau: mẫu sau khi đồng nhất hóa
được hút 100ml, chuẩn bằng HCl 0,05N, thể tích tiêu tốn là 22,5ml. Cùng mẫu
nước trên sau khi đã đun sôi lấy 50ml chuẩn bằng HCl 0,02N, thể tích tiêu tốn là
5,75ml. Tính độ cứng tạm thời theo đơn vị mg CaCO3
80. Tính lượng hóa chất để pha 1 lít nước có độ cứng theo CaCO 3 là 500 mg, từ CaCl2.
6H2O và MgCl2.7H2O. Biết rằng tỷ lệ số mđlg của Ca2+ và Mg2+ là 3:5.
81. Để xác định hàm lượng nitrate có trong nước ngầm, người ta lấy 100ml nước,
thêm 2ml Al(OH)3 để lắng 5 phút, lọc nhằm loại bỏ chất lơ lửng có trong mẫu,
thêm 2 giọt NaAsO2 0,5% để khử Clo. Sau đó tiến hành xác định hàm lượng
nitrate trong mẫu bằng cách cho phản ứng với Brucine, đo quang ở bước sóng
410nm. Quá trình xác định được tiến hành 2 lần để thu kết quả chính xác, thu được
kết quả như bảng sau:
STT 1 2 3 4 5 M1 M2
NO3- 50ppm,
0 1 2 3 4 0 0
(mL)
Mẫu (mL) 0 0 0 0 0 4 4
H2SO4 đđ (mL) 3
Brucine (mL) 1
Lắc đều, đặt tất cả trong bóng tối, đợi 10 phút

H2O (mL) 6 5 4 3 2 2
2
Mật độ quang 0 0,173 0,337 0,502 0,655 0,301 0,296
(Am)

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?


b. Xác định hàm lượng NO3- có trong mẫu trên?

82. Để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải, người ta lấy 100ml nước, rồi
thêm 2ml Al(OH)3 để lắng 5 phút, lọc nhằm loại bỏ chất lơ lửng có trong mẫu. Sau
đó tiến hành xác định hàm lượng nitrite trong mẫu bằng phương pháp DIAZO, đo
ở bước sóng 520nm. Quá trình xác định được tiến hành 2 lần để thu kết quả chính
xác.
STT 0 1 2 3 4 M1 M2
NO2- 5ppm, mL 0 1 2 3 4 0 0
Mẫu, mL 0 0 0 0 0 8 8
EDTA, mL 0,5
Sulfanilic, mL 0,5
Đợi 10 phút
Naphthylamine,
0,5
mL
Đệm acetate, mL 0,5
Đợi 20 phút
H2O, mL 8 7 6 5 4 0 0
Sau khi đo quang ở bước sóng 410nm thu được kết quả sau
Mật độ quang
0 0,173 0,337 0,502 0,655 0,301 0,296
(Am)

a. Xác định hàm lượng NO2- có trong mẫu trên?


b. Tính lượng NO2- có trong 5m3 nước thải trên (g)?
Biết phương trình đường chuẩn có dạng: y = 0,327x + 0,005 (R² = 0,999)
83. Hàm lượng Mg có trong nước được xác định như sau: mẫu sau khi đồng nhất hóa
được hút 100ml, thêm vào 5ml NH 4OH 10%, 10ml đệm amoni, nửa hạt bắp chỉ thị
ETOO. Tiến hành chuẩn bằng dung dịch EDTA 0,05N
cho đến khi có màu xanh dương. Giả sử thể tích EDTA tiêu tốn là 22,10ml.
Cùng với mẫu nước trên hút 100ml cho vào 2-3ml NaOH 2N, ½ hạt bắp chỉ thị
murexit, rồi chuẩn bằng EDTA 0,05N như trên. Giả sử thể tích EDTA tiêu tốn
là 12,10ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra?
b. Tính hàm lượng g/lít Ca và g/lít Mg có trong nước.
84. Hàm lượng Fe có trong nước được xác định như sau: mẫu sau khi đồng nhất được
hút 100ml, thêm 1ml HNO3 đậm đặc, 5ml CH3COOH 1M, 5ml đệm pH = 3, 5 giọt
chỉ thị H2SSal. Tiến hành chuẩn bằng dung dịch EDTA 0,05N, cho thể tích EDTA
tiêu tốn là 7,55ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính hàm lượng ppm Fe có trong nước.
85. Hàm lượng NO2- có trong nước thải được xác định bằng phương pháp Diazoni với
những thông số như bảng dưới đây. Cho Vbd= 50ml, Vđm= 200ml.
STT bình định mức 1 2 3 4 5 M1 M2
-
Chuẩn NO2 10ppm 0 1 2 3 4
Mẫu (ml) 1 1
EDTA 0,5
DD Sulfanilic 0,5
DD Naphthylamin 0,5
DD đệm Acetat 0.5
H2O (ml) 8 7 6 5 4 7 7

a. Tính số gam KNO2 để pha 500ml có CNO2- = 500ppm


b. Tính số ml NO2-500ppm để pha 100ml NO2-10ppm
c. Tính C0, C1, C2, C3, C4
d. Cho A0=0, A1=0,135, A2=0,280, A3=0,401, A4=0,556, AM1= 0,782, AM2=
0,778. Tính ppm NO2- có trong nước thải
86. Hàm lượng NO3- có trong nước thải được xác định bằng phương pháp Brucine với
những thông số như bảng dưới đây. Cho Vbd= 10ml, Vđm= 200ml.
STT bình định mức 1 2 3 4 5 M1 M2
Chuẩn NO3- 10ppm 0 1 2 3 4
Mẫu (ml) 4 4
DD H2SO4 đậm đặc 3
Thuốc thử Brucine 1
H2O (ml) 6 5 4 3 2 2 2

a.Tính số gam KNO3 để pha 500ml có CNO3-= 750ppm


b. Tính số ml KNO3 có CNO3-= 750ppm để pha 100ml NO3-10ppm
c.Tính C0, C1, C2, C3, C4
d. Cho phương trình đường chuẩn là y= 0,352x, A M1= 0,782, AM2= 0,778.
Tính ppm NO3- có trong nước
87. Hàm lượng NH3 có trong nước thải được xác định bằng phương pháp Nessler với
những thông số như bảng dưới đây. Cho Vbd= 10ml, Vđm= 100ml.
STT bình định mức 1 2 3 4 5 M1 M2
Chuẩn NH3 10ppm 0 1 2 3 4
Mẫu (ml) 6 6
KOH 30% (ml) 1
Nessler (ml) 1
H2O (ml) 8 7 6 5 4 2 2

a. Tính số gam NH4Cl để pha 500ml có CNH3= 750ppm


b. Tính số ml NH3 750ppm để pha 100ml NH3 10ppm
c. Tính C0, C1, C2, C3, C4
d. Cho phương trình đường chuẩn là y= 0,352x, A M1= 0,782, AM2= 0,778. Tính
ppm NH3 có trong nước thải.
88. Hàm lượng NO2- có trong nước thải được xác định bằng PP Diazoni có những
thông số như bảng dưới đây. Cho Vbd= 20ml, Vđm= 250ml.
STT bình định mức 1 2 3 4 5 M1 M2
Chuẩn NO2- 5ppm 0 1 2 3 4
Mẫu (ml) 2 2
EDTA 0.5
DD Sulfanilic 0,5
DD Naphthylamin 0,5
DD đệm Acetat 0.5
H2O (ml) 8 7 6 5 4 6 6

a. Tính số gam KNO2 để pha 500ml có CNO2= 750ppm


b. Tính số ml NO2- 750ppm để pha 100ml NO2-5ppm
c. Tính C0, C1, C2, C3, C4
d. Cho phương trình đường chuẩn là y= 0,352x, A M1= 0,782, AM2= 0,778.
Tính ppm NO2- có trong nước thải.
89. Hàm lượng sắt có trong nước thải được xác định bằng phương pháp tạo phức với
1,10 Phenantrolin với những thông số như bảng dưới đây. Cho V bd= 15ml, Vđm=
250ml.
STT bình định mức 1 2 3 4 5 M1 M2
Chuẩn Fe2+ 10ppm 0 1 2 3 4
Mẫu nước (ml) 3 3
HCl đậm đặc 0,5
Hydroxylamin 1
DD NaOH 30% 0,5
Amoniacetat 3
Phenatrolin 1
H2O (ml) 4 3 2 1 0 1 1

`
a. Tính số gam FeSO4.7H2O để pha 500ml có CFe2+= 750ppm
b. Tính số ml Fe2+ 750ppm để pha 100ml Fe2+10ppm
c. Tính C0, C1, C2, C3, C4
d. Cho phương trình đường chuẩn là y= 0,452x + 0.005, A M1= 0,982, AM2=
0,978. Tính ppm Sắt có trong nước thải.
90. Để xác định hàm lượng protein trong đậu phộng, tiến hành cân chính xác 2g mẫu
cho vào bình Kjeldahl với 30ml H 2SO4đđ, 2g hỗn hợp CuSO4:K2SO4 3:1. Đậy bình
bằng phễu nhỏ và để nghiêng 1 góc 45o, gia nhiệt từ từ đến 400oC trong khoảng 10
giờ cho đến khi dung dịch trong suốt có màu xanh lơ thì để nguội.
Chuẩn bị bình hứng chứa 50ml dung dịch H 2SO4 0,1N vào erlen 250ml với 3
giọt chỉ thị MR 1%, sau đó chuyển dung dịch đã vô cơ hóa vào hệ thống chưng
cất, cho 3 giọt PP 1% và dùng NaOH 30% để chỉnh về pH kiềm yếu, sau đó
cho thêm dư 2ml NaOH 30%, khóa phễu và tiến hành chưng cất nhằm đuổi hết
NH3 vào bình hứng. Cuối cùng, định lượng H 2SO4 0,1N dư bằng NaOH 0,1N
cho đến khi dung dịch chuyển thành màu vàng nhạt, V NaOH 0,1N tiêu tốn = 15ml.
Tiến hành xác định mẫu trắng với các bước tương tự như trên, V NaOH tiêu tốn =
48ml.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b. Xác định hàm lượng protein thô có trong mẫu, tính theo khối lượng khô biết
mẫu có hàm ẩm là 16%, hệ số chuyển K=5,46
91. Để xác định hàm lượng acid amin trong nước mắm, lấy 1ml mẫu cho vào bình
định mức 100ml, dùng nước cất tráng rửa và chuyển vào bình định mức sao cho
khoảng 50ml, đậy và lắc trong vòng 10 phút. Thêm 3 giọt PP, cho từng giọt
Ba(OH)2 cho đến hồng nhạt, và dư 3ml, đun sôi 1 phút và lọc rữa kết tủa bằng
nước cất nóng. Dùng HCl 0,1N trung hòa mẫu cho đến không màu rồi tiếp tục cho
từng giọt NaOH 0,01N đến hồng nhạt. Định mức bằng nước cất đến 100ml. Đây là
dịch lọc. Lấy 25ml dich lọc cho vào erlen 250ml, thêm 20ml formol trung tính,
50ml nước cất, 2 giọt PP lắc đều trong 5 phút. Chuẩn độ bằng NaOH 0,05N cho
đến khi dung dịch chuyển thành màu hồng nhạt, V NaOH 0,05N tiêu tốn = 19ml. Tiến
hành xác định mẫu trắng với các bước tương tự như trên, VNaOH tiêu tốn = 0,5ml.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b. Xác định hàm lượng nitơ acid amin có trong nước mắm?
92. Để xác định hàm lượng NH3 trong nước mắm, tiến hành hút 50ml H2SO4 0,1N và 3
giọt MR 1% cho vào erlen 250ml và đặt dưới ống sinh hàn. Tiếp đó, hút 10ml mẫu
nước mắm cho vào hệ thống chưng cất cùng với 3 giọt PP 1%, dùng NaOH 30%
để chỉnh về pH kiềm yếu và cho dư thêm 2ml NaOH 30%. Tiến hành chưng cất
khoảng 1h, sau đó dùng giấy quỳ để xác định đã đuổi hoàn toàn NH 3 sang bình
hứng. Tiến hành định phân với NaOH 0,1N để xác định lượng H 2SO4 dư. VNaOH
tiêu tốn = 25ml. Tiến hành xác định mẫu trắng với các bước tương tự như trên,
VNaOH tiêu tốn = 49ml
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b. Xác định hàm lượng đạm NH3 có trong nước mắm?
93. Để xác định hàm lượng protein còn sót lại trên vỏ tôm trong quá trình chế biến
chitosan, tiến hành trích ly 10g vỏ tôm với 40ml NaOH 3% trong 8 giờ ở 70 oC,
đưa về pH trung tính và định mức thành 100ml bằng nước cất. Dịch thuỷ phân
protein được xác bằng phương pháp Bicinchoninic, thu được kết quả sau:
Ống 0 Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4 Ống 5 Mẫu
Protein chuẩn (BSA 4g/L) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 0
Mẫu 0 0 0 0 0 0 1
Nước cất 2 1,8 1,6 1,4 1,2 1 1
Thuốc thử BCA 2 2 2 2 2 2 2
Độ hấp thu quang (AM) 0 0,134 0,225 0,357 0,488 0,547 0,423

Lắc, ủ các ống nghiệm ở 60oC trong 15 phút hoặc 37oC trong 30 phút hoặc
25oC trong 2 giờ đến qua đêm.
Cuối cùng, đưa mẫu về nhiệt độ phòng, lắc đều và đo quang ở bước sóng
562nm
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b. Tính hàm lượng protein có trong vỏ tôm trên, tính theo khối lượng khô, biết
rằng độ ẩm có trong mẫu bằng 13%?
Biết phương trình đường chuẩn: y = 0,561x + 0,011 (R² = 0,991)
94. Để xác định hàm lượng Protein có trong sữa tươi, người ta định lượng bằng
phương pháp Kjeldahl. Kết quả thu được những thông số quá trình như sau: Vbđ=
10 ml, Vđm= 100ml, Vxđ= 50ml, VNaOHBlank= 48,75ml,
VNaOH thực = 22,45ml, NNaOH= 0,089N.
a. Viết các phản ứng xảy ra ?
b. Tính % protein cho d = 1,45gam/ml
95. Để xác định hàm lượng Protein có trong cá hộp, người ta định lượng bằng phương
pháp Kjeldahl. Kết quả thu được những thông số quá trình như sau: mbđ= 4,55gam,
Vđm= 100ml, Vxđ= 50ml, VNaOHBlank= 24,75ml,
VNaOH thực = 12,45ml, NNaOH= 0,079N.
a. Viết các phản ứng xảy ra?
b. Tính % protein
96. Khi xác định hàm lượng protein bằng phương pháp Dumas. Chuẩn được chọn
Disodium etylendiamintetracetat có độ tính kiết là 99,5%. Số liệu quá trình thu
đuợc như sau:
Chuẩn 1 A 1= 0.0942 g S1 = 27500
Chuẩn 2 A 2= 0.1927 g S2 = 53720
Chuẩn 3 A 3= 0.2794 g S3 = 82429
Chuẩn 4 A 4= 0.3599 g S4 =103299
Chuẩn 5 A 5= 0.4512 g S5 = 136942
Mẫu A = 0.1153 g Sx= 40.500
Cho MEDTA= 398 tính % Protein
97. Khi xác định hàm lượng protein trong thực ăn gia súc bằng phương pháp Dumas.
Chuẩn được chọn Orthotolidine có độ tính kiết là 99,7%. Số liệu quá trình thu
đuợc như sau:
Chuẩn 1 A 1= 0,1142 g S1 = 27500
Chuẩn 2 A 2= 0,2227 g S2 = 53720
Chuẩn 3 A 3= 0,3394 g S3 = 82429
Chuẩn 4 A 4= 0,4499 g S4 =103299
Chuẩn 5 A 5= 0,5512 g S5 = 136942
Mẫu A = 0,2153 g Sx= 40,512
Cho MOrthotolidine=212,29. Tính % Protein
98. Khi xác định hàm lượng protein trong bột huyết bằng phương pháp Dumas. Chuẩn
được chọn diphenylamin có độ tính kiết là 99,1%. Số liệu quá trình thu đuợc như
sau:
Chuẩn 1 A 1= 0,0442 g S1 = 17500
Chuẩn 2 A 2= 0,0927 g S2 = 33720
Chuẩn 3 A 3= 0,1294 g S3 = 52429
Chuẩn 4 A 4= 0,1599 g S4 =67299
Chuẩn 5 A 5= 0,2051 g S5 = 85942
Mẫu A = 0,1153 g Sx= 40,500
Cho Mdiphenylamin = 169,23. Tính % Protein
99. Hàm lượng NH3 có trong nước mắm được xác định bằng phương pháp Nessler có
những thông số như bảng dưới đây. Cho Vbd= 10ml, Vđm= 100ml.
STT bình định mức 1 2 3 4 5 M1 M2
Chuẩn NH3 10ppm 0 1 2 3 4
Mẫu (ml) 6 6
KOH 30% (ml) 1
Nessler (ml) 1
H2O (ml) 8 7 6 5 4 2 2

a. Viết các phản ứng xảy ra


b. Cho phương trình đường chuẩn là y= 0,252x, A M1= 0,682, AM2= 0,678. Tính
g NH3 /lít nước mắm.
100. Hàm lượng đạm amin có trong thức ăn gia súc được xác định bằng phương
pháp Formaldehyde có những thông số quá trình như sau:
mbđ= 2,456gam, Vđm= 100ml, Vxđ= 20ml, NNaOH= 0,055N, VNaOHbl = 1,55ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Cho % axit amin = 70%. Tính VNaOH thưc
101. Hàm lượng đạm amin có trong bột huyết được xác định bằng phương pháp
Formaldehyde có những thông số quá trình như sau:
mbđ= 3,456gam, Vđm= 250ml, Vxđ= 25ml, NNaOH= 0,085N, VNaOHbl = 0,55ml,
VNaOHthuc= 12,75ml
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Cho % axit amin = 70%. Tính VNaOH thưc
102. Hàm lượng đạm NH3 có trong nước mắm được xác định bằng phương pháp
chưng cất có những thông số quá trình như sau: V bđ= 10ml, , NH2SO4= 0,085N.
VH2SO450ml, VNaOH= 32,75ml, NNaOH= 0,088N
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính g/lít NH3
103. Để xác định hàm lượng đường có trong một dịch syrup A, người ta đưa dịch
syrup về 20oC và tiến hành đo tỷ trọng thu được kết quả là 1,14, biết mối quan hệ
giữa tỷ trọng và nồng độ syrup là y = 0,0043x + 1 (R² = 0,9993)
Từ kết quả trên, hãy xác định lượng nước có trong 5m3 dịch syrup?
104. Cân 10g mận, nghiền cẩn thận và trích ly mẫu nhiều lần trong nước cất nóng
70-800C. Dịch mẫu sau khi trích ly được khử tạp chất bằng 1mL kaliferocyanua
15% và 5mL kẽm acetat 30%. Lọc kết tủa bằng giấy lọc băng vàng, rửa tạp bằng
nước nóng cho sạch, chỉnh pH về trung tính và định mức dịch lọc thành 250ml.
Hút 10ml mẫu cho phản ứng với fehling A và B ở nhiệt độ khoảng 100 oC trong
vòng 3-5 phút, lọc và thu kết tủa Cu 2O. Hoà tan kết tủa bằng dung dịch 20ml
Fe2(SO4)3 5%, và chuẩn độ lại lượng Fe2+ với KMnO4 trong môi trường acid,
thể tích KMnO4 tiêu tốn là 6,3ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định hàm lượng đường glucose có trong nguyên liệu biết rằng V KMnO4=
6,3ml tương ứng với lượng gluco là 20mg
105. Để xác định lượng đường saccharose trong sản phẩm nước ép táo A có dung
tích 1L. Hút 10ml nước ép, khử tạo chất bằng 1mL kaliferocyanua 15% và 5mL
kẽm acetat 30%. Lọc kết tủa bằng giấy lọc băng vàng, rửa tạp bằng nước nóng cho
sạch, chỉnh pH về trung tính và định mức dịch lọc thành 100ml (dịch 1)
Hút 10ml dịch 1 cho phản ứng với fehling A và B ở nhiệt độ khoảng 100 oC
trong vòng 3-5 phút, lọc và thu kết tủa Cu2O. Hoà tan kết tủa bằng dung dịch
20ml Fe2(SO4)3 5%, và chuẩn độ lại lượng Fe 2+ với KMnO4 trong môi trường
acid, thể tích KMnO4 tiêu tốn là 6,60ml
Hút 50ml dịch 1, tiến hành thuỷ phân trong HCl 1N ở 70 oC trong 5 phút, chỉnh
pH về trung tính và định mức thành 100ml (dịch 2). Hút 10ml dịch 2 cho phản
ứng với fehling A và B ở nhiệt độ khoảng 100 oC trong vòng 3-5 phút, lọc và
thu kết tủa Cu2O. Hoà tan kết tủa bằng dung dịch 20ml Fe 2(SO4)3 5%, và chuẩn
độ lại lượng Fe2+ với KMnO4 trong môi trường acid, thể tích KMnO 4 tiêu tốn là
8.41ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác lượng đường saccharose có trong sản phẩm trên?
Biết rằng VKMnO4= 6.60ml tương ứng với lượng đường khử là 21mg
VKMnO4= 8.41ml tương ứng với lượng đường khử là 27mg
106. Xác định lượng đường lactose có trong sản phẩm sữa bột X có khối lượng
500g. Cân chính xác 10g mẫu, hoàn nguyên và định mức thành 100ml bằng nước
cất. Hút 25ml dịch mẫu, khử tạo chất bằng 1mL kaliferocyanua 15% và 5mL kẽm
acetat 30%. Lọc kết tủa bằng giấy lọc băng vàng, rửa tạp bằng nước nóng cho
sạch, chỉnh pH về trung tính và định mức dịch lọc thành 100ml. Hút 10ml dịch cho
phản ứng với fehling A và B ở nhiệt độ khoảng 100 oC trong vòng 3-5 phút, lọc và
thu kết tủa Cu2O. Hoà tan kết tủa bằng dung dịch 20ml Fe 2(SO4)3 5%, và chuẩn độ
lại lượng Fe2+ với KMnO4 trong môi trường acid, thể tích KMnO4 tiêu tốn là 6,6ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Tính lượng đường lactose có trong sản phẩm trên, biết rằng V KMnO4= 6,6ml
tương ứng với lượng đường khử là 21mg
107. Để xác định lượng đường frutose có trong sản phẩm nước đào có dung tích
1L. Hút 10ml nước ép, khử tạo chất bằng 1mL kaliferocyanua 15% và 5mL kẽm
acetat 30%. Lọc kết tủa bằng giấy lọc băng vàng, rửa tạp bằng nước nóng cho
sạch, chỉnh pH về trung tính và định mức dịch lọc thành 100ml
Hút 20ml mẫu, trung hoà đến pH 6.5 – 7.0, thêm 5ml dd iode 0.2N và 2.5ml
NaOH 0.2N, giữ 15 phút ở nhiệt độ phòng. Acid hoá dung dịch bằng 2ml
H2SO4 5% và loại iode dư bằng Na2S2O3 5% (cho thêm từng giọt đến khi nào
dung dịch mất màu vàng). Thêm vài giọt MR và trung hoà bằng NaOH 5%.
Định mức thành 50ml.
Hút 10ml dịch 1 cho phản ứng với fehling A và B ở nhiệt độ khoảng 100 oC
trong vòng 3-5 phút, lọc và thu kết tủa Cu2O. Hoà tan kết tủa bằng dung dịch
20ml Fe2(SO4)3 5%, và chuẩn độ lại lượng Fe 2+ với KMnO4 trong môi trường
acid, thể tích KMnO4 tiêu tốn là 3,50ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác lượng đường frutose có trong sản phẩm trên?
Biết rằng VKMnO4= 3,50ml tương ứng với lượng đường fructose là 11mg

108. Để xác định hàm lượng đường khử có trong 1 lô mận có khối lượng 1 tấn.
Tiến hành lấy mẫu, đồng nhất mẫu xay nhuyễn và cân 10g mẫu, trích lý mẫu nhiều
lần trong nước cất nóng 70-800C. Dịch mẫu sau khi trích ly được khử tạp chất bằng
1mL kaliferocyanua 15% và 5mL kẽm acetat 30%. Lọc kết tủa bằng giấy lọc băng
vàng, rửa tạp bằng nước nóng cho sạch, chỉnh pH về trung tính và định mức dịch
lọc thành 250ml. Tiến hành xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp
DNS, đo mẫu 2 lần để thu được kết quả chính xác, thu được các kết quả sau:
Ống nghiệm 0 1 2 3 4 M1 M2
Gluco 50ppm (ml) 0 1 2 3 4 0 0
Dịch mẫu (ml) 0 0 0 0 0 2 2
DNS (ml) 1 1 1 1 1 1 1
Nước cất (ml) 9 8 7 6 5 7 7
Mật độ quang 0 0,337 0,572 0,801 1,035 0,567 0,577

Biết phương trình đường chuẩn có dạng y = 0,050x + 0,042 ( với R² = 0,993)
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b. Xác định hàm lượng đường có trong lô mận trên, tính theo khối ướt (biết
mẫu có hàm ẩm 80%)
109. Hàm lượng đường tổng có trong trái cây được xác định bằng phương pháp
Bertrand như sau: mẫu sau khi đồng nhất được cân 5gam đem đi thủy phân trong
môi trường axit HCl 2%, sau đó cho Zn(CH 3COOH)2 30% và K4[Fe(CN)6] vào để
loại tạp, rồi định mức thành 250ml. Hút 20ml dung dịch sau khi định mức cho vào
10ml Fehling A (dung dịch CuSO4), 10ml Fehling B (dung dịch kalinatritactrat)
đun nóng cho đến khi kết tủa Cu2O xuất hiện hoàn toàn. Lọc, rữa kết tủa, đem hòa
tan bằng một lượng dư Fe2(SO4)3 5%. Chuẩn lượng Fe2+ sinh ra bằng KMnO4 0,1N.
Thể tích KMnO4 0,1N tiêu tốn là 15,50ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra?
b. Giả sử khi tra bảng thể tích 15,50ml KMnO 4 0,1N tương ứng với 22,30 mg.
Tính % đường tổng
110. Hàm lượng đường khử có trong trái cây được xác định bằng phương pháp
Bertran như sau: mẫu sau khi đồng nhất được cân 4,25gam đem đi thủy phân trong
môi trường cồn, sau đó cô khô và rồi định mức thành 100ml. Hút 20ml dung dịch
sau khi định mức cho vào 10 Fehling A (dung dịch CuSO4), 10ml Fehling B (dung
dịch kalinatritactrat) đun nóng cho đến khi kết tủa Cu2O xuất hiện hoàn toàn. Lọc,
rữa kết tủa, đem hòa tan bằng một lượng dư Fe 2(SO4)3 5%. Chuẩn lượng Fe2+ sinh
ra bằng KMnO4 0,1N. Thể tích KMnO4 0,1N tiêu tốn là 8,50ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra?
b. Giả sử khi tra bảng thể tích 8,50ml KMnO4 0,1N tương ứng với 12,10 mg.
Tính % đường khử
111. Khi xác định hàm lượng đường lactose trong sữa tươi, trong tiến trình thực
hiện người ta thu được những thông số sau:
Vbđ= 10ml, Vđm= 100ml, Vxđ= 15ml, NKMnO4= 0,095N, VKMnO4= 15ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính gam/lít latose trong sữa tươi
112. Khi xác định hàm lượng đường lactose trong sữa tươi, trong tiến trình thực
hiện người ta thu được những thông số sau:
Vbđ= 15ml, Vđm= 250ml, Vxđ= 15ml, NKMnO4= 0,091N, VKMnO4= 17ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính % latose trong sữa tươi cho d = 1.25gam/ml
113. Khi xác định đường saccharose trong nước giải khát, người ta thự hiện hai thí
nghiệm. Thí nghiệm 1 để xác định hàm lượng đường khử, thí nghiện hai để xác
định đường tổng. Thông số thu đường từ hai thí nghiệm như sau:
TN1: Vbđ= 5ml, Vđm= 100ml, Vxđ= 10ml, NKMnO4= 0,095N, VKMnO4= 12ml
TN2: Vbđ= 5ml, Vđm= 250ml, Vxđ= 10ml, NKMnO4= 0,095N, VKMnO4= X ml
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Cho % Saccharose = 50% tính X
114. Khi xác định đường saccharose trong nước giải khát, người ta thự hiện hai thí
nghiệm. Thí nghiệm 1 để xác định hàm lượng đường khử, thí nghiệm 2 để xác
định đường tổng. Thông số thu đường từ hai thí nghiệm như sau:
TN1: Vbđ= 10ml, Vđm= 250ml, Vxđ=15, NKMnO4= 0,090N, VKMnO4= 15.5ml
TN2: Vbđ= 8ml, Vđm1= 1000ml, Vxđ= 15ml, NKMnO4= 0,090N, VKMnO4= X ml
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Cho % Saccharose = 50% tính X cho d= 1,25g/ml
115. Khi xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp DNS. Quá trình xây
dựng đường chuẩn và xác định mẫu như sau: mmẫu= 5,55gam, Vđm= 100ml.
Ống nghiệm 0 1 2 3 4 M1 M2

Chuẩn glucose 50ppm 0 1 2 3 4

Dịch xác định 2 2

Dung dịch DNS 1


Nước cất 9 8 7 6 5 7 7

a.Viết các phản ứng xảy ra


b.Tính số mg Glucose để pha 500ml dung dịch có nồng độ ppm= 1000ppm
c.Tính số ml dung dịch glucose 1000ppm để pha 100ml glucose 50ppm
d.Kết quả đo độ hấp thu tại λ= 540nm như sau: A0= 0; A1= 0,056; A2 = 0,
120; A3= 0, 180; A4= 0,21; AM1= 0,098; AM2= 0,92. Tính % đường khử
116. Khi xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp DNS. Quá trình xây
dựng đường chuẩn và xác định mẫu như sau: mmẫu= 10,55gam, Vđm= 250ml.
Ống nghiệm 0 1 2 3 4 M1 M2
Chuẩn glucoza 100ppm 0 1 2 3 4
Dịch xác định 2 2
Dung dịch DNS 1 1 1 1 1 1 1
Nước cất 9 8 7 6 5 7 7

a. Viết các phản ứng xảy ra


b. Tính số mg Glucose để pha 500ml dung dịch có nồng độ 1000ppm
c. Tính số ml dung dịch glucose 1000ppm để pha 100ml dung dịch glucose
100ppm
d. Kết quả đo độ hấp thu tại λ= 540nm như sau: A0= 0; A1= 0,156;
A2 = 0, 370; A3= 0, 470; A4= 0,710; AM1= 0,198; AM2= 0,192. Tính %
đường khử
117. Khi xác định hàm lượng đường khử trong dịch ép trái cây bằng phương pháp
Anthrone, các thông số quá trình như sau: Chuẩn gluco 10mg/100ml, m mẫu=
10,15gam, Vđm= 100ml, Vxđ= 4ml, Vđo= 20ml, phương trình đường chuẩn thu
được y= 0,782x + 0,034, AM1= 0,452, AM2= 0,460.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính gam/kg đường khử.
118. Khi xác định hàm lượng tinh bột trong dịch sữa đậu nành: Thể tích mẫu ban
đầu là 15ml, được thủy phân trong môi trường cồn 90 0, tinh bột được lọc và tiến
hành thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit HCl 5% sau đó trung hòa và định
mức 250ml . Quá trình xác định bằng phương pháp Bertrand với các thông số như
sau: Vxđ1= 10ml, Vđm1= 100ml, Vxđ2=20ml, NKMnO4= 0,090N, % tinh bột= 60%, d dịch
sữa = 1,45g/ml.

a. Viết các phản ứng xảy ra


b. Tính VKMnO4 tiêu tốn
119. Để xác định hàm lượng lipid thô có trong mẫu thức ăn gia súc bằng phương
pháp Soxhlet. Cân chính xác 5g mẫu đã được nghiền mịn và được gói trong giấy
lọc đã được sấy đến khối lượng không đổi (khối lượng giấy lọc m 1= 0,4742g). Sau
thời gian trích ly khoảng 8 giờ, kiểm tra và nhận thấy rằng đã trích hết lipid, ngừng
quá trình trích. Lấy mẫu kèm giấy lọc sấy khô đến khối lượng không đổi, được m 2
= 4,8952g. Xác định hàm lượng lipid có trong mẫu, biết mẫu có hàm ẩm 15%.
120. Xác định chỉ số peroxyt trong dầu cải đã qua sử dụng, cân chính xác 2g dầu
vào erlen 100ml nút nhám, thêm 10ml cloroform khan, lắc tròn để hòa tan chất
béo, thêm 5ml thuốc thử Wijs, lắc đều, đậy nắy erlen lại, để vào trong chỗ tối
chừng 30 phút, thêm tiếp 5ml dung dịch KI 15%, lắc đều, thêm 10ml nước cất, lắc
kỹ. Định phân lượng iod bằng dung dịch Na2S2O3 0,1N đến màu vàng nhạt, thêm
vài giọt hồ tinh bột, dung dịch có màu xanh, định phân tiếp đến khi mất màu.
VNa2S2O3= 3,2 ml. Tiến hành song song với mẫu trắng, VNa2S2O3= 0,2ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b. Xác định chỉ số peroxyt của dầu cải trên?
121. Xác định chỉ số iod có trong dầu phộng, cân chính xác 5g dầu cho vào erlen
nút nhám 250mL, thêm vào 10mL hỗn hợp cloroform – Acid acetic, lắc đều. Thêm
tiếp 2mL dung dịch KI bão hoà, đậy nắp, lắc hỗn hợp cẩn thận trong 1 phút, để yên
10 phút trong bóng tối.
Thêm vào hỗn hợp khoảng 20mL nước cất, định phân iod bằng dung dịch
Na2S2O3 0,01N cho tới khi thấy ánh vàng, cho 2-3 giọt chỉ thị hồ tinh bột, tiếp
tục chuẩn độ cho tới khi dung dịch mất màu hoàn toàn,VNa2S2O3 tiêu tốn= 1,2ml
Làm thí nghiệm như trên nhưng không có mẫu để lấy kết quả cho mẫu trắng,
VNa2S2O3 tiêu tốn= 3,4ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định chỉ số iod trong dầu trên?
122. Để xác định chỉ số xà phòng hoá của dầu phộng, lấy 1g chất béo cho vào bình
cầu, thêm vào 10ml KOH 0,5N và 50ml cồn, lắp ống sinh hàn và đun sôi trong 1h
để thực hiện quá trình xà phòng hóa (dung dịch trở nên trong suốt). Thêm vài giọt
PP vào bình, chuẩn độ bằng HCl 0,5N. Thể tích HCl tiêu tốn là 7,8ml. Thực hiện
tương tự với mẫu trắng, thể tích HCl tiêu tốn là 9,2ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định chỉ số xà phòng hoá trong dầu trên?
123. Để xác định chỉ số acid của dầu béo, cho vào bình cầu 5g chất béo, thêm vào
đó 50ml hỗn hợp cồn:eter 3:1 để hòa ta chất béo, lắc cẩn thận, nếu chất béo chưa
tan hết có thể đun nhẹ hỗn hợp trên nồi cách thủy, lắc đều và làm nguội. Cho 2 giọt
chỉ thị PP và chuẩn độ hỗn hợp bằng KOH 0,1N trong cồn cho đến màu hồng. Thể
tích KOH tiêu tốn 2,8ml. Thực hiện tương tự với mẫu trắng, thể tích KOH tiêu tốn
0,2ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định chỉ số acid trong dầu trên?
124. Để xác định chỉ số este trong một mẫu dầu phộng, tiến hành lấy 1g chất béo
cho vào bình cầu, thêm vào 10ml KOH 0,5N và 50ml cồn, lắp ống sinh hàn và đun
sôi trong 1h để thực hiện quá trình xà phòng hóa (dung dịch trở nên trong suốt).
Thêm vài giọt PP vào bình, chuẩn độ bằng HCl 0,5N. Thể tích HCl tiêu tốn là
8,5ml. Thực hiện tương tự với mẫu trắng, thể tích HCl tiêu tốn là 9,5ml
Cân chính xác 2g chất béo cho vào bình cầu, thêm vào đó 50ml hỗn hợp
cồn:eter 3:1 để hòa ta chất béo, lắc cẩn thận, nếu chất béo chưa tan hết có thể
đun nhẹ hỗn hợp trên nồi cách thủy, lắc đều và làm nguội. Cho 2 giọt chỉ thị PP
và chuẩn độ hỗn hợp bằng KOH 0,1N trong cồn cho đến màu hồng. Thể tích
KOH tiêu tốn 2,2ml. Thực hiện tương tự với mẫu trắng, thể tích tiêu tốn 0,2ml
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b. Xác định chỉ số este trong dầu trên?
125. Chỉ số este của chất béo X là số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết
lượng triglistearit có trong 1 gam chất béo. Khi xà phòng hóa hoàn toàn 100g chất
béo có chỉ số axit bằng 7 cần a gam dung dịch NaOH 25%, thu được 9,43gam
glyxerol và b gam muối natri. Tìm giá trị của a và b
126. Khi xác định chỉ số xà phòng hóa của một loại dầu, các thông số quá trình thu
được như sau: mbđ= 2,79g, Vbl = 48,55ml, Vth= 34,45ml, NHCl= 0,045N.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính chỉ số xà phòng hóa
127. Khi xác định chỉ số Iod của một loại dầu các thông số quá trình thu được như
sau: Chỉ số Iod = 2,5, Vbl = 18,55ml, Vth= 12,45ml, NNàS2O3= 0,08N.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính khối lượng mẫu ban đầu
128. Khi xác định chỉ số Iod của một loại dầu các thông số quá trình thu được như
sau: mbđ = 1,55g , Vbl = 22,55ml, Vth= x ml, NNàS2O3= 0,08N. Cho chỉ số Iod là 10
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính x ml Na2S2O3 mẫu thực
129. Khi xác định chỉ số Hydroxyl của một loại dầu các thông số quá trình thu
được như sau: Chỉ số Hydroxyl= 40, V bl = 28,55ml, VKOH(CS axit) = 3,45ml, VKOH
(axetylat) = x ml. mCS axit= 4,45g, NKOH=0,45N

a. Viết các phản ứng xảy ra


b. Tính khối lượng mẫu dùng cho phản ứng1 axetylat
130. Khi xác định chỉ số peroxyl của một loại dầu các thông số quá trình thu được
như sau: mbđ = 2,55g, Vth =10,55ml, Vbl = 5,50ml, NNàS2O3= 0,089N.
a. Viết các phản ứng xảy ra
b. Tính chỉ số peroxyl của mẫu dầu

You might also like