Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

PHÂN TÍCH BÁO CÁO DOANH NGHIỆP

Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT – HOSE: FRT

Nhóm ngành: Bán lẻ

Nhóm: BigBlack – Hoài Thư, Thanh Tâm, Tuyết Ngân

NỘI DUNG

I. Tổng quan doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (gọi tắt là FPT Retail) được thành lập từ năm 2012.
FRT sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop và F.Studio By FPT. Ngày 17/04/2018, FPT Retail
chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã
chứng khoán là FRT và chính thức giao dịch vào ngày 26/04/2018.

Sau 10 năm hoạt động, FPT Retail đã phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng trên toàn quốc ở 63
tỉnh thành, tạo dựng được niềm tin khách hàng khi là nhà bán lẻ đứng đầu về thị phần máy
tính xách tay tại Việt Nam, đứng thứ 2 về thị phần điện thoại và là nhà bán lẻ Apple chính
hãng tại Việt Nam với đầy đủ các chuẩn cửa hàng từ cấp độ cao nhất.

1. Lịch sử hình thành:

Năm 2012: CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, gọi tắt là FPT Retail (hay FRT) thành lập vào
tháng 03/2012 là một trong 07 công ty trực thuộc Công ty Cổ phần FPT; với VĐL được ghi
nhận vào ngày 08/03/2012 là 88.500.000.000 đồng.

Năm 2013: Tháng 12/2013, FPT Shop chính thức đạt mốc 100 cửa hàng.

Năm 2014: FPT Shop đạt mốc 200 cửa hàng trên khắp 63 tỉnh thành; trở thành nhà nhập
khẩu trực tiếp của iPhone chính hãng.

Năm 2015: VĐL nâng lên 200.000.000.000 đồng.

1
Năm 2016: FPT Shop đạt mốc 385 cửa hàng trên khắp 63 tỉnh thành. Khai trương 80 khu trải
nghiệm Apple corner trên toàn quốc.

Năm 2017: Trở thành công ty đại chúng từ tháng 6/2017 Tại 31/12/2017, Công ty có 473 cửa
hàng trên toàn quốc (bao gồm cả FPT Shop và F.Studio). Tháng 12/2017, VĐL nâng lê
400.000.000.000 đồng.

Năm 2018: Trong quý 3, FPT Retail đã thành lập công ty con là Dược phẩm FPT Long Châu
với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó FPT Retail đóng góp 75% vốn điều lệ. Ngày
24/5/2018, VĐL của FRT được nâng lên 680.000.000.000 đồng.

Năm 2019: VĐL nâng lên 789.817.920.000 đồng.

Năm 2020: Ngày 22/10/2020, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT lọt Top 10 Công ty
uy tín năm thứ tư liên tiếp.

Năm 2021: Kết thúc năm, FPT Retail đạt doanh thu 22.495 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt
554 tỷ đồng

Hiện nay, FRT là nhà bán lẻ hiệu quả nhất Việt Nam (Theo Euromonitor và Retail Asia
Publishing, với doanh thu 15.717 USD /m2). Được vinh danh Thương hiệu mạnh Việt
Nam liên tiếp trong 8 năm 2013 – 2021 (Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức).

2. Cơ cấu cổ đông

2
Hiện cổ đông lớn nhất của FRT là Công ty Cổ phần FPT nắm giữ 55.131.000 cổ phần tương
đương với tỷ lệ sở hữu 46,53%.
Cổ đông nội bộ nắm giữ khoảng 1.748.946 cổ phần tương đương với tỷ lệ sở hữu là 1,49%.
Trong đó:
- Nguyễn Bạch Diệp (Chủ tịch HĐQT FRT, đồng thời là chủ tịch HĐQT FPT
Pharma): 586.500 cổ phần tương đương với tỷ lệ sở hữu 0,5%
- Nguyễn Việt Anh (Phó tổng giám đốc): 815.946 cổ phần tương đương với tỷ lệ sở
hữu 0,69%
- Trịnh Hoa Giang (Thành viên HĐQT): 346.500 cổ phần tương đương với tỷ lệ sở
hữu 0,3%
- Còn lại, các cổ đông khác với tỷ lệ sở hữu 51,98%.

Giao dịch được hoàn tất trong phiên 9/11/2022, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital công bố đã
mua vào 300.000 cổ phiếu cổ phiếu của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT. Sau giao dịch, tổng
lượng sở hữu của nhóm quỹ Dragon Capital tại FRT đã tăng lên 6,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ
5,23%) và trở thành cổ đông lớn của công ty. Tạm tính theo giá đóng cửa phiên 9/11 là
74.800 đồng/cp, quỹ ngoại này đã chi ra khoảng 22 tỷ đồng để gia tăng sở hữu.

3. Quá trình tăng vốn

Khi thành lập công ty với số vốn là 200 tỷ đồng và cho đến thành điểm tháng 7/2022 lên
1,184 tỷ đồng. Qua 15 năm hình thành và phát triển, công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ 6
lần.

3
- Tháng 3/2012: 88.500.000.000 đồng
- Tháng 5/2015: 200.000.000.000 đồng
- Tháng 12/2017: 400.000.000.000 đồng
- Tháng 6/2018: 680.000.000.000 đồng
- Tháng 3/2020: 789.800.000.000 đồng
- Tháng 7/2022: 1,184.000.000.000 đồng

4. Mô hình hoạt động FPT

FPT Retail

F.Studio FPT
FPT Shop
by FPT Pharma

Tại thời điểm bán niên năm 2022 công ty FPT Retail đang sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop
và F.Studio By FPT và 1 công ty con là FPT Pharma (Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT
Long Châu). Hiện công ty cổ phần FPT là công ty liên kết với FRT với tỷ lệ sở hữu là
46,53%.

Ngày 7/11/2022, Hội đồng quản trị CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT vừa thông qua nghị quyết
về việc góp thêm vốn vào công ty con – CTCP Dược phẩm FPT Long Châu. Cụ thể, FPT
Retail quyết định tăng vốn góp tại Long Châu từ 225 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở
hữu từ 85,07% lên 89,93%. Hình thức góp vốn là mua 22,5 triệu cổ phiếu với giá 10.000
đồng/cp.

5. Lĩnh vực kinh doanh

Mảng ICT

4
- Hệ thống bán lẻ FPT Shop là chuỗi chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số di động
bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, phụ kiện và dịch vụ công nghệ…
FPT Shop là hệ thống bán lẻ đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, FPT Shop là chuỗi bán lẻ lớn
thứ 2 trên thị trường bán lẻ hàng công nghệ. Với tỷ lệ sở hữu là 46,53%
- Hệ thống F.Studio By FPT là chuỗi cửa hàng được ủy quyền chính thức của Apple tại
Việt Nam ở cấp độ cao cấp nhất, chuyên kinh doanh các sản phẩm chính hãng của
Apple. FPT Retail là công ty đầu tiên có chuỗi bán lẻ với mô hình cửa hàng chuẩn của
Apple, bao gồm: AAR (Apple Authorised Reseller) và iCorner, mang đến cho khách
hàng không gian tuyệt vời để trải nghiệm những sản phẩm công nghệ độc đáo, tinh tế
của Apple cùng dịch vụ bán hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cao cấp và thân
thiện nhất.

Mảng dược phẩm

- Hệ thống Dược phẩm FPT Long Châu: Sở hữu chuỗi nhà thuốc Long Châu chuyên
kinh doanh dược phẩm, dụng cụ y khoa, thực phẩm chức năng chính hãng thuộc Hệ
thống Bán lẻ FPT Retail. Với ưu thế về giá cả cạnh tranh, chất lượng sản phẩm đạt
chuẩn cùng đội ngũ dược sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, nhà
thuốc Long Châu là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy cho sức khỏe của khách hàng. Tỷ lệ
sở hữu 89,93%.

II. Địa bàn kinh doanh

FRT sở hữu tổng cộng 1.406 cửa hàng, phủ khắp 63 tỉnh thành Doanh thu Long Châu
tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của FRT

Nhà thuốc Long Châu: Cuối năm 2021 FTP Long Châu sở
hữu hơn 400 cửa hàng trên 50 tỉnh thành. Hiện nay có 872
cửa hàng đang hoạt động trên 63 tỉnh thành.

Trong năm 2021 khi toàn thể người dân bị ảnh thưởng thì
công ty đã nâng cấp website Long Châu để có thể phục vụ
tốt nhu cầu mua thuốc online tăng cao, nhờ đó, số lượng
đơn hàng online tăng gấp 10 lần trong suốt mùa dịch Covid-19.

5
Dược phẩm là mặt hàng có nhu cầu cao trong giai đoạn
bùng phát dịch Covid, nhưng việc mở rộng quy mô chuỗi
nhà thuốc trong thời gian đó là thách thức không nhỏ.
Dịch bệnh cũng giúp cho Long Châu có cơ hội tìm kiếm
mặt bằng phù hợp dễ dàng hơn.

Trên quan điểm hợp tác các bên cùng có lợi, Long Châu đã nhanh chóng tìm thuê nhiều mặt
bằng trong suốt mùa dịch. Nhờ đó, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát thì chuỗi nhà thuốc
Long Châu đã nhanh chóng hoàn tất xây dựng, đưa thêm nhiều nhà thuốc vào hoạt động và
đánh dấu nhà thuốc thứ 400 ngay trong tháng 12/2021.

FPT SHOP: Cửa hàng FPT SHOP có 938 cửa hàng. FPT Shop là
hệ thống bán lẻ trải khắp 63 tỉnh thành luôn luôn mở rộng để phục
vụ khách hàng trên toàn quốc.
FPT Shop cung cấp các dịch vụ bán hàng và phục vụ hàng đầu:

● Sản phẩm đa dạng cho khách hàng có nhu cầu về giá, hãng

sản xuất.. với nhiều ưu đãi khuyến mãi cho sản phẩm

● FPT Shop là nhà phân phối hàng Apple chính hãng

● Khách hàng thoải mái trải nghiệm sản phẩm và hot nhất thị trường

● Nhân viên tư vấn nhiệt tình giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và phù

hợp nhất

● FPT Shop có bán trả góp với các đơn vị tài chính uy tín: FE Credit, Home Credit, HD

SaiSon, Shinhan finance, Mirae asset. Các bên triển khai một số hình thức để thu hút
khách hàng như:
o Đối với Mirae asset : Gói trả góp 0% trong kỳ hạn 6 tháng hoặc dài hơn lên
đến 12 tháng cho các sản phẩm điện thoại Samsung. Ngoài ra, khi chọn mua
trả góp tại FPT Shop, khách hàng mới được nhận thêm ưu đãi như: nâng cao
tỷ lệ duyệt hồ sơ thành công, được tài trợ 100% chi phí thu hộ trả góp hằng
tháng và nhận thêm phiếu mua hàng trị giá 20.000 đồng để mua phụ kiện, sim
số, phần mềm… khi đến đóng tiền trả góp.

6
o Đối với Shinhan Finance: kết hợp triển khai các chương trình ưu đãi hỗ trợ
khách hàng dễ dàng tiếp cận các khoản vay trả góp khi mua các sản phẩm dịch
vụ tại các kênh phân phối của FPT Retail trên toàn quốc.

Các công ty tài chính khác cũng hỗ trợ khách hàng các dịch vụ tương tự như: chiết khấu khi
mua trả góp tại các cửa hàng của FPTShop, nhận các voucher khi mua trả góp thanh toán
bằng dịch vụ của công ty tài chính,...

III. Hoạt động kinh doanh chính

Hoạt động kinh doanh chính của FRT là bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số di động, chuỗi cửa
hàng được ủy quyền chính thức của Apple và kinh doanh dược phẩm, dụng cụ y khoa, thực
phẩm chức năng chính hãng thuộc Hệ thống Bán lẻ FPT Retail.

Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh với doanh
thu quý III đạt 7.709 tỷ đồng, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt
21.708 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ, hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu năm
2022. Trong đó, doanh thu chuỗi Long Châu đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với cùng
kỳ năm 2021. Chuỗi FPT đem về 15.233 tỷ doanh thu, đóng góp 70% vào tổng doanh thu và
tăng 32% so với 9 tháng năm ngoái.

7
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng đạt 369 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái, hoàn
thành 51% kế hoạch lợi nhuận năm. Lãi ròng ba quý là 296 tỷ. Tính riêng quý III, lãi ròng
của FPT Retail đạt 84,5 tỷ, tăng 80% so với quý III/2021. Doanh thu online 9 tháng đầu năm
2022 đạt 3.958 tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 18% tổng doanh
thu hợp nhất.

IV. Phân tích chỉ số

Chỉ số thanh toán hiện hành FRT giai đoạn


2019 - 2021
1.22
1.20
1.20 1.19
1.18

1.16

1.14
1.12
1.12

1.10

1.08
2019 2020 2021

Khả năng thanh toán hiện hành của FRT đảm bảo trong quá trình thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn. Năm 2019, các khoản PTNH và HTK chiếm 74% tài sản ngắn hạn, HTK nhiều
ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của công ty khó có thể chuyển đổi thành tiền mặt thì
các khoản nợ ngắn hạn sẽ gặp rắc rối. Năm 2021, các khoản PTNH và HTK chiếm 68% tài
sản ngắn hạn. Chỉ số thanh toán hiện hành của năm 2021 giảm so với năm 2020, một phần do
vay ngắn hạn tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, đầu năm tại ngày 1/1/2021 là
2,485 tỷ đồng phát sinh thêm trong kỳ là 14,976 tỷ đồng và cuối kỳ ngày 31/12/2021 là 6,047
tỷ đồng.

Luỹ kế năm 2020, FPT Retail ghi nhận doanh thu đạt 14.666,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
đạt 10,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 11,8% và 95% so với thực hiện trong năm 2019. Cụ thể, lợi
nhuận sau thuế năm 2019 là 203,874 tỷ đồng. Năm 2020 giảm tận 95% là do chi phí bán hàng

8
Biên lợ i nhuậ n gộ p
14.50

14.01
14.00 13.92

13.50

13.00
12.69
12.50

12.00
2019

(chi phí nhân viên, chi phí thuê cửa hàng, chi phí bán hàng khác). Trong đó chi phí nhân viên
phát sinh 62,75 tỷ đồng, chi phí thuê mặt bằng tăng 74 tỷ đồng.

Doanh thu năm 2020 thấp hơn năm 2019 nhưng biên lợi nhuận gộp lại cao hơn với lí do chi
phí giá vốn hàng bán của năm 2020 thấp.

Doanh thu và lợi nhuận gộp năm 2021 đều tăng dẫn đến biên lợi nhuận gộp cũng tăng theo.

Chỉ số thanh toá n nhanh


0.80 0.75
0.70
0.60 0.58
0.53
0.50
0.40
0.30
0.20
0.10
0.00
2019 2020 2021

Tỷ số thanh toán nhanh này nhỏ hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp không đủ đảm bảo
thanh toán nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao. Vào năm 2020, doanh
nghiệp đã cải thiện được chỉ tiêu này, tài sản ngắn hạn sau khi đã loại bỏ đi khoản mục HTK

9
đã nâng tỷ số lên 0.75 lần và vẫn thấp hơn so với mức 1 nên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp vẫn chưa đảm bảo.

Tuy nhiên cần phải chú ý, tỷ số thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1, trong khi tỷ số thanh toán
ngắn hạn đều lớn hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn. Những năm 2019, 2020 và
năm 2021 là những năm dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới; đã gián tiếp ảnh hưởng đến
việc bán hàng của FRT. Mặc dù doanh thu online năm 2021 tăng cao, nhưng chi phí bán hàng
và HTK cũng tăng đáng kể do đó chỉ số thanh toán nhanh vẫn ở mức rủi ro cho các khoản nợ
ngắn hạn.

V. Cập nhật 6 tháng đầu năm 2022

6T2021 6T2022 Chênh lệch giá trị %YoY

Doanh thu thuần 9,024 13,998 4.974 55%

LNST 61.16 216.13 154.97 253%

Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 đạt 216 tỷ đồng tăng 253%, nguyên
nhân chủ yếu là do doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 tăng 31% so với cùng kì năm trước,
tương đương 2.360 tỷ đồng. Trong đó doanh thu ngành hàng laptop tăng trưởng 35% so với
cùng kỳ, do 6 tháng đầu năm 2021 ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 đến hoạt động kinh
doanh đã giảm đi đáng kể. Ngoài ra, Long Châu ghi nhận doanh thu tăng trưởng tốt, gấp 3 lần
so với cùng kỳ 2021 do Long Châu đã mở thêm 410 cửa hàng mới với thời điểm kết thúc 6
tháng năm 2021.

10
VI. Định giá (Quý 3 – 2022)

Tổng tài sản Vốn hóa EPS


Tên công ty MCK P/E
(Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (đồng)

CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT FRT 9,926 7,511 6,968 10.52

Sang Q3/2022 kết quả kinh doanh tốt, hoàn thành 51% kế hoạch lợi nhuận năm 2022. Đây là
hiệu ứng mua sắm sau khi kết thúc giãn cách xã hội, quay trở lại cuộc sống thường nhật. FRT
đã tận dụng để đẩy HTK của các kỳ trước, chính vì thế đã giúp FRT có được lợi nhuận lũy kế
8 tháng đầu năm ấn tượng. Nhất là doanh thu từ chuỗi cửa hàng FPT Long Châu (6.562 tỷ
đồng) tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước, với sự gia tăng doanh thu do nhu cầu về
thuốc/sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cao khi dịch COVID-19 sự bùng phát. Hơn nữa, đầu
năm 2022, Long Châu được phép phân phối 1 triệu viên thuốc giúp điều trị bệnh Covid-19 ra
thị trường. FPT Retail triển khai nhiều kế hoạch mở rộng thị trường, tăng thị phần sản phẩm,
đa dạng hóa các mẫu mã và tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng và
thu hút những nhóm khách hàng tiềm năng khác, đặc biệt hướng đến tăng trưởng doanh thu
trong tương lai.

- Cụ thể, FPT Shop đã mở thêm 70 trung tâm laptop để duy trì thị phần, 100 cửa hàng
FPT Shop được mở rộng trong các khu vực đông dân cư. Hơn thế nữa, các sản phẩm
về Gaming cũng được bổ sung thêm vào các hệ thống trên cả nước.
- Chuỗi nhà thuốc Long Châu cũng tiếp tục mở thêm 278 cửa hàng mới. Không những
vậy, Long Châu còn hợp tác với Boehringer Ingelheim Việt Nam triển khai dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho người già. Quá trình phát triển ứng dụng Nhà thuốc Long
Châu rất tốt, đến nay đã cán mốc 1.5 triệu người sử dụng.

Ngoài ra, FRT tiếp tục nâng cao, hoàn thiện cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng. Tăng hiệu suất vận hàng giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Về tình hình tài chính, quy mô tài sản của doanh nghiệp đạt 9.926 tỷ đồng cuối quý III.
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là hàng tồn kho với 5.458 tỷ tại ngày

11
30/9 và đã được trích lập dự phòng 47 tỷ.

Cuối quý, công ty có 90 tỷ phải thu về cho vay với Tập đoàn FPT (Mã: FPT), giảm mạnh so
với con số 895 tỷ ngày 30/6 và 1.560 tỷ đầu năm.

- Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn cuối tháng 9 là 2.312 tỷ đồng.
Khoản tiền gửi, tiền cho vay cũng đem về cho FPT Retail 120 tỷ ba quý đầu năm.
- Tổng nợ phải trả tại ngày 30/9 là 7.985 tỷ, trong đó nợ đi vay là 4.900 tỷ, hoàn toàn là
vay ngắn hạn từ ngân hàng. 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp tốn 156 tỷ đồng chi phí
lãi vay.
- Chính nghiệp vụ huy động vốn lãi suất thấp và gửi lại tiền tại các ngân hàng với lãi
suất cao hơn đã giúp FPT Retail chỉ tốn 36 tỷ tiền lãi vay sau khi trừ đi khoản lãi tiền
gửi.

Tình hình dòng tiền:

- Trong quý III/2022, FRT ghi nhận dòng tiền từ kinh doanh khoảng - 960 tỷ đổng.
Nguyên nhân từ việc công ty đã tăng mạnh lượng HTK trong kỳ. Dòng tiền kinh
doanh âm cho thấy hoạt động kinh doanh không quá tích cực.
- Với hoạt động đầu tư, FRT đã thu về 1,447 tỷ đồng. Dòng tiền vào phần lớn từ việc
thu hồi và bán lại các công cụ nợ mà FRT đã đầu tư. Về hoạt động tài chính, FRT đã
cho ròng 1,186 tỷ đồng. Trong đó công ty chi phần lớn cho việc trở nợ gốc vay của
mình.
- Tuy nhiên cần lưu ý về tỷ trọng vay nợ ngắn hạn cao, FRT áp lực về lãi vay trong
ngắn hạn tăng cao. Trong chỉ số thanh toán nhanh của các kỳ trước đã thể hiện và
FRT có thể gặp khó khăn về tiền mặt trong ngắn hạn.

Bước sang quý 4/2022, thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung đều bước vào
giai đoạn khó khăn với nhiều rủi ro khó lường, do ảnh hưởng từ lạm phát, lãi suất tăng và
biến động tỷ giá. Điều này gây ảnh hưởng đến chi phí đẩy và dẫn đến sức mua giảm. FRT
nhận định đây là giai đoạn quan trọng và nhiều thách thức. Do đó, công ty sẽ cần cố gắng tối
đa để hoàn thành cao nhất kế hoạch năm dựa trên nền kết quả doanh thu rất cao đã đạt trong
quý 4/2021 và trong điều kiện thị trường vô cùng khó khăn. Đây là những nhận định về cổ
phiếu FPT các tháng cuối năm 2022. Trong dài hạn, FRT còn nhiều tiềm năng phát triển về
mảng dược phẩm, mã cổ phiếu này vẫn sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, mức

12
tăng trưởng sẽ không quá mạnh mẽ. Nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư trung và dài hạn với
mã cổ phiếu này, không nên đầu tư lướt sóng để hạn chế rủi ro.

VII. Kế hoạch 2023


Nhìn về 2023, áp lực lạm phát ở một số sản phẩm cộng với tình hình kinh tế thế giới bất ổn
có thể ảnh hưởng sức mua của người tiêu dùng, mặc dù tác động có thể khác nhau ở các phân
khúc người tiêu dùng và nhóm sản phẩm khác nhau. Với giả định 300 cửa hàng mới được mở
trong năm 2023, rằng Long Châu vẫn là động lực tăng trưởng của công ty với mức tăng
trưởng doanh thu và LNST kỳ vọng là 47% năm và 81% năm. Biến động tỷ giá hối đoái
có thể không tác động đáng kể đến các khoản nợ của FRT vì nợ bằng ngoại tệ chỉ chiếm 6%
tổng nợ vay ngân hàng của công ty. Tuy nhiên, những biến động này có khả năng tác động
bất lợi lên biên lợi nhuận gộp của chuỗi FPT Shop do phần lớn sản phẩm được nhập khẩu ,
không chắc liệu công ty có thể chuyển toàn bộ phần tăng trong giá vốn hàng bán sang cho
người tiêu dùng hay không trong bối cảnh nhiều lo ngại cho rằng sức mua có thể yếu hơn.

13

You might also like