Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Luật hình sự

1. Đối tượng điều chỉnh


Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối
quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể, đó
là Nhà nước và người phạm tội. Trong đó, quyền của chủ thể này, tương ứng sẽ là
nghĩa vụ của chủ thể còn lại. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu
TNHS về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu TNHS, chịu bị
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước
truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
2. Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng.
- Người phạm tội phải tuân thủ, chịu trách nhiệm hình sự, chịu hình phạt - các
biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước đã áp dụng với họ
3. Các chế định (chương) chính của luật hình sự
3.1 Tội phạm
3.1.1 Khái niệm đặc điểm của tội phạm
- Khái niệm: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
- Đặc điểm:
 Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nên có đặc điểm chung của
vi phạm pháp luật đó là: Hành vi của con người
 Bên cạnh đặc điểm chung thì tội phạm còn được phân biệt bởi các
đặc điểm riêng, đó là: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính
trái pháp luật hình sự và tính chịu hình phạt.

3.1.2 Phân loại tội phạm


*Bộ luật hình sự phân loại tội phạm thành bốn nhóm: Tội phạm ít nghiêm trọng,
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.
3.1.3 Đồng phạm
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
Như vậy, đồng phạm đòi hỏi phải có từ hai người trở lên (những người này
có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm) cùng thực hiện tội phạm (việc thực
hiện này là cố ý). Mỗi người đồng phạm này có thể tham gia với một hành
vi hoặc nhiều hành vi khác nhau, có thể tham gia từ đầu song cũng có thể
tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Các loại người đồng phạm bao gồm: Người thực hành, người tổ chức, người
xúi giục, người giúp sức.
 Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm
 Người tổ chức:
 là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
 Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác
thực hiện tội phạm
 Người giúp sức: tạo ra điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc
thực hiện tội phạm

3.1.4 Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự


- Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả cho xã hội trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
- Phòng vệ chính đáng
- Tình thế cấp thiết
- Gây thiệt hài trong khi bắt giữ người phạm tội
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công
nghệ
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên.

3.2 Hình phạt


3.2.1 Khái niệm
- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
- Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do tòa án quyết định.

3.2.2 Hệ thống hình phạt


Hệ thống hình phạt là tổng thể các hình phạt do nhà nước quy định trong luật
hình sự và được sắp xếp theo một trình tự nhất định tùy thuộc và mức độ
nghiêm khắc của mỗi hình phạt.
*Hình phạt chính
- Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập và mỗi tội phạm chỉ có thể bị
tuyên một hình phạt chính.
- Các hình phạt chính bao gồm:
 Cảnh cáo: là sự khiển trách công khai của nhà nước do tòa án áp
dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt.
 Phạt tiền: là hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền nhất
định sung công quỹ nhà nước.
 Cải tạo không giam giữ: là hình phạt chính có thời hạn từ 6 tháng
đến 3 năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng, có
nơi làm việc ổn định hặc nơi thường trú rõ ràng.
 Trục xuất: người bị trục xuất có nghĩa vụ phải rời khỏi lãnh thổ
Việt Nam đúng thời hạn được ghi trong quyết định của tòa án.
 Tù có thời hạn: là buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội
trong thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo.
 Tù chung thân: là hình phạt tù không thơì hạn được áp dụng với
người phạm tội
 Tử hình: là hình phạt đặc biệt, đây là hình phạt nghiêm khắc nhất
trong hệ thống hình phạt.
*Hình phạt bổ sung
- Là hình phạt không thể tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm với hình phạt chính
đối với mỗi tội phạm.
- Các hình phạt bổ sung bao gồm:
 Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
 Cấm cư trú
 Quản chế
 Tước một số quyền công dân
 Tịch thu tài sản

3.2.3 Các biện pháp tư pháp


- Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được bộ luật hình sự quy
định do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm
cho xã hội có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.
- Các biện pháp tư pháp vào tính chất hỗ trợ cho hình phạt như trong các
trường hợp nhất định người mắc bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi các biện pháp tư pháp đóng vai trò thay thế cho
hình phạt loại bỏ nguyên nhân điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội và
thể hiện nội dung cao của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
- Các biện pháp tư pháp bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc xin lỗi công
khai, buộc chữa bệnh.
- Các hình phạt sẽ tùy theo các đối tượng và hành vi.
- Mục đích của biện pháp này là nhằm phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho
trật tự an toàn xã hội của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây rối
loạn hoạt động tâm thần đồng thời nó thể hiện tính nhân đạo của luật hình
sự.
3.2.4 Quyết định hình phạt
- Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể
trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.

- Quyết định hình phạt chỉ là giao đối với các trường hợp người phạm tội
không được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt tòa án sẽ chọn một số các
hình phạt chính và xác định mức hình phạt cụ thể trong khung quy định hoặc có thể
lựa chọn nhiều loại hình phạt bổ sung mà pháp luật quy định có thể kèm theo hình
phạt.
- Khi quyết định hình phạt tòa sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự cân nhắc
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội nhân thân người
phạm tội các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

3.2.5 Chấp hành hình phạt


Để đảm bảo cho hình phạt đã tuyên được áp dụng trên thực tế, có tính đến
tinh thần nhân đạo của nhà nước đối với người bị kết án, Bộ luật hình sự
quy định về việc chấp hành hình phạt. Những quy định về chấp hành hình
phạt bao gồm: Thời hiệu thi hành bản án; Miễn chấp hành hình phạt; Giảm
thời hạn chấp hành hình phạt; án treo; Hoãn tạm đình chỉ chấp hành hình
phạt từ; Xóa án tích

3.3 Các tội phạm cụ thể


- Các tội phạm an ninh quốc gia
- Các tội xâm hại tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự con người
- Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
- Các tội xâm phạm sở hữu
- Ccas tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
- Các tội xâm phạm về môi trường
- Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
- Các tội phạm về chức vụ
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
- Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh
-

You might also like