Buổi thứ tư, thứ năm, vấn đề: Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con Quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình I. Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

Buổi thứ tư, thứ năm, vấn đề: Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con

Quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình


I. Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau:

1. Phân tích nguyên tắc và căn cứ xác định con chung của vợ chồng.

- Cơ sở pháp lý: Điều 88 Luật HNGĐ năm 2014.

- Nguyên tắc xác định: suy đoán pháp lý.

- Căn cứ xác định: thời kỳ hôn nhân (là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng hợp
pháp, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân (như ly hôn,
một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên là chết).

+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân: Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp của vợ, chồng; Con được sinh ra do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân hợp
pháp của vợ, chồng; con được cha, mẹ cùng nhận nuôi trong thời kỳ hôn nhân cũng
được coi là con chung của vợ, chồng.

+ Con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân: Khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 quy định nếu con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời
điểm chấm dứt hôn nhân thì được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn
nhân.

Quy định này xuất phát từ thực tế khoa học đã chứng minh thời kỳ mang thai của
người phụ nữ thường là 9 tháng 10 ngày, pháp luật quy định giới hạn trong 300 ngày
để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ và con được sinh ra đồng
thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ có thời gian sinh con muộn
hơn so với thời gian trung bình.

Việc quy định có tính nguyên tắc về vấn đề xác định con chung của vợ, chồng như
trên tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm giữa vợ và chồng trong việc sinh con và buộc
họ phải chịu trách nhiệm về mối quan hệ của mình trong thời kỳ hôn nhân, ngăn chặn,
phòng ngừa các hành vi từ chối, đùn đẩy trách nhiệm, nghĩa vụ đối với con.

Ngoài ra, luật cũng quy định cha, mẹ có quyền không thừa nhận con nhưng họ phải có
trách nhiệm chứng minh và phải do Tòa án xác định thông qua việc chấp nhận hay
không chấp nhận yêu cầu của người không thừa nhận con.

+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận: Khoản 1 Điều
88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nếu con được sinh ra trước ngày
đăng ký kết hôn của cha, mẹ và được chính cha, mẹ thừa nhận là con chung của vợ,
chồng thì người con đó được coi là con chung của vợ chồng. Trên thực tế, có nhiều
trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
và có con với nhau trước khi đăng ký kết hôn. Pháp luật quy định con được sinh ra
trước khi đăng ký kết hôn và được cha, mẹ thừa nhận là con chung thì sẽ là con chung
của vợ, chồng vì thời điểm mà chính cha, mẹ thừa nhận đứa trẻ sinh ra khi chưa đăng
ký kết hôn là con chung của mình tức là cha, mẹ đã đứng ra đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp cho con.

Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận nhưng có chứng cứ để Tòa án căn cứ
ra quyết định xác định là con của vợ, chồng thì cũng là con chung của vợ chồng.

2. Trình bày các hình thức và thủ tục xác định con sinh ra do sinh đẻ. Quan
điểm của bạn về pháp luật thực định với việc bảo đảm quyền được khai
sinh của trẻ em?
- Hình thức xác định:
+ Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch
- Thủ tục xác định con sinh ra do sinh đẻ: căn cứ theo Điều 101 Luật HNGĐ
năm 2014
+ Bằng thủ tục hành chính, qua cơ quan đăng ký hộ tịch, theo pháp luật về hộ
tịch: các bên còn sống, tự nguyện, không tranh chấp.
+ Bằng thủ tục tư pháp, qua Tòa án theo thủ tục tố tụng: có tranh chấp hoặc
người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hoặc trong trường hợp có
yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết
- Quan điểm về việc bảo đảm quyền được khai sinh của trẻ em:
+ Quyền được khai sinh và có quốc tịch là một trong những quyền đầu tiên của
trẻ em được ghi nhận tại khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 2004 của nhà nước ta: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc
tịch”, cũng như được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế, chẳng hạn tại khoản
1 Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về quyền của trẻ em có quy định như
sau: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền
có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền
được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”; và theo Nguyên tắc 3
trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ
em sinh ra có quyền được khai sinh”.
+ Hiện nay, đối với vấn đề pháp lý trên được điều chỉnh của các văn bản quy
phạm pháp luật sau đây:
+ Việc ghi nhận quyền được khai sinh và có quốc tịch được quy định chung tại
Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể như sau: “Trẻ em có quyền được khai
sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính
theo quy định của pháp luật.”
+ Ngoài Luật trẻ em năm 2016, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quan hệ
nhân thân và tài sản, cũng dành riêng hai Điều luật để quy định về quyền này,
cụ thể quyền được khai sinh được quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều
30 như sau: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh; Trẻ em sinh ra
mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và
khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và
khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu; Việc khai sinh do pháp luật
về hộ tịch quy định.”
+ Quyền đối với quốc tịch được quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự 2015 như
sau: “Cá nhân có quyền có quốc tịch; Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại
quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định; Quyền của người
không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo
luật.”
Có thể thấy quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân quan trọng của
trẻ em không chỉ được luật quốc tế quy định và bảo vệ mà pháp luật nước ta cũng thể
chế hóa quyền khai sinh này. Quyền khai sinh của cá nhân được quy định trong Bộ
luật dân sự là việc khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước đối với giá trị của quyền khai
sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân
có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch;
quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Ngoài
ra việc ghi nhận quyền đối quốc tịch đối với trẻ em nói riêng và cá nhân nói chung tạo
nên cơ sở pháp lý để cá nhân được bảo vệ tốt nhất, nhà nước phải có quyền và nghĩa
vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại, công dân cũng phải có quyền và
nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.

3. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của việc nhận nuôi con nuôi?

*về khái niệm

Theo khoản 1 Điều 3 luật con nuôi 2010, nuôi con nuôi được định nghĩa với nội dung
cụ thể như sau: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người
nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.”

Việc nuôi con nuôi được hình thành và đưa ra quy định cụ thể để nhằm mục đích xác
lập mối quan hệ giữa cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của các chủ
thể là người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trong môi trường gia đình mới.

Hiện nay, nuôi con nuôi bao gồm: Nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài
*về mục đích

Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về mục đích của việc nuôi con nuôi là:

“ Nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người
được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trong môi trường gia đình”.

Như vậy, ta nhận thấy, việc nuôi con nuôi nhằm mục đích chính là để xác lập mối
quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, từ đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của người được nhận nuôi và người nhận nuôi dựa trên nguyên tắc tự nguyện,
bình đẳng của các bên.

*về ý nghĩa

Ta nhận thấy, hiện nay, việc nhận nuôi con nuôi của các chủ thể đã thể hiện tính nhân
đạo sâu sắc, tình yêu thương, tinh thần, trách nhiệm và mối quan hệ tương thân, tương
ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Việc các chủ thể nhận nuôi con
nuôi đã trở thành một biện pháp tích cực giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa có mái
ấm gia đình, được chăm sóc và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Không những thế,
việc nuôi con nuôi còn giảm được gánh nặng về tài chính, kinh tế cho Nhà nước ta
trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Phân tích các điều kiện nhận nuôi con nuôi và căn cứ chấm dứt việc nuôi
con nuôi theo Luật NCN năm 2010.
*Điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp pháp:
- Đối với người được nhận làm con nuôi (Điều 8 Luật Nuôi con nuôi số
52/2010/QH12):
+ Tuổi: trẻ em dưới 16 tuổi, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
được cha dượng, mẹ kế nhận nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác
ruột nhận nuôi.
+ Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc
của cả hai người là vợ chồng.
+ Tự nguyện.
- Đối với người nhận con nuôi hợp pháp (Điều 14 Luật Nuôi con nuôi
52/2020/QH12)
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên
+ Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm cho việc chăm
sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con nuôi.
+ Tư cách đạo đức tốt.
+ Không thuộc trường hợp cấm tại khoản 2 Điều 14 LNCN
52/2020/QH12).

5. Các nghĩa vụ và quyền nhân thân của cha mẹ đối với con?
- CSPL: khoản 1 Điều 70 Luật HNGĐ năm 2014
* Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc yêu thương, trông nom, chăm sóc con.
- Đây là quyền và nghĩa vụ mang tính tuyệt đối, thể hiện ở chỗ: việc yêu thương, trông
nom, chăm sóc của cha mẹ đối với con là đương nhiên, là ưu tiên so với các chủ thể
khác. Tuy nhiên, tính tuyệt đối của quyền này không đồng nghĩa là vô biên, không có
sự hạn chế, không tính đến các lợi ích của người con và của xã hội.
- Sự yêu thương, chăm sóc, trông nom của cha mẹ tạo nên những tiền đề quan trọng
cho sự phát triển toàn diện của con, giúp con trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
- Sự trông nom, chăm sóc của cha mẹ với con được hiểu là sự trông nom, chăm sóc
toàn diện cuộc sống của người con chưa thành niên, cụ thể như: trông nom, chăm sóc
sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của con.

* Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc giáo dục con, chăm lo, tạo điều kiện cho
con học tập.
- Đối với những nội dung cụ thể của nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc giáo
dục con, LHNGĐ không xác định chi tiết, pháp luật chỉ nêu những hướng chính hay
nói cách khác là mục đích mà cha mẹ cần đạt được trong việc giáo dục con như: con
phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức; trở thành người con hiếu thảo của
gia đình, công dân có ích của xã hội.
- Cha mẹ được quyền tự do lựa chọn phương tiện, cách thức giáo dục con để việc giáo
dục con có thể đạt kết quả tốt, tuy nhiên cũng cần xác định rõ: pháp luật nghiêm cấm
cha mẹ bạo hành, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa
thành niên; không được xúi giục con làm những việc trái pháp luật và đạo đức xã
hội…
- Pháp luật xác định cha mẹ được quyền ưu tiên trước nhất so với các chủ thể khác
trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con của mình.
Cha mẹ bị chỉ bị hạn chế những quyền nêu trên trên cơ sở quyết định của Tòa án;
không được chuyển giao cho người khác cũng như từ chối thực hiện quyền và nghĩa
vụ yêu thương, chăm sóc, giáo dục con mình cho người khác.
- Bên cạnh nghĩa vụ và quyền giáo dục con, cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo tạo điều kiện
cho con học tập. Đó chính là xác định trách nhiệm cao nhất của gia đình với việc học
tập của con. Cha mẹ có quyền chọn trường, chọn hệ đào tạo cho trẻ. Luật quy định cha
mẹ phải đảm bảo điều kiện cho con học chương trình bậc tiểu học, đó là nghĩa vụ của
cha mẹ.
- Cha mẹ không được cản trở việc phát triển thể chất, trí tuệ của con; không được
ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con khi thực hiện việc giáo dục con. Pháp luật nghiêm
cấm cha mẹ xúi giục con cái thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo
đức
- Con cái chịu sự chi phối đương nhiên của cha mẹ trong chế định pháp lý về nhân
thân: họ tên, quốc tịch, tôn giáo, chỗ ở, nơi thường trú của con… Tất cả những chế
định pháp lý về nhân thân trên của con hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ.

* Nhóm nghĩa vụ và quyền nhân thân thứ ba của cha mẹ đối với con được thể hiện
dưới khía cạnh cha mẹ có nghĩa vụ và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
con
- Người chưa thành niên là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, Điều này
đồng nghĩa với việc người chưa thành niên không ở trong tình trạng có thể độc lập bảo
vệ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 69 Luật HNGĐ năm 2014
quy định : “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha mẹ thực hiện việc giám hộ
hoặc đại diện theo quy định của BLDS cho con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự”. Chính vì cha mẹ là người đầu tiên có trách nhiệm
chính trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên nên dựa
trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự, Luật HNGĐ một lần nữa khẳng định cha mẹ
là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự, trừ trường hợp có người khác làm giám hộ hoặc người khác đại
diện theo pháp luật.
- Cha mẹ thường thực hiện thẩm quyền đại diện theo pháp luật cho con trong phạm vi
những vụ việc quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và cả khi xem
xét giải quyết việc trẻ vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự.
6. So sánh quan hệ cha, mẹ con phát sinh do sự kiện sinh và quan hệ cha, mẹ
con phát sinh do sự kiện nhận nuôi con nuôi.

Quan hệ cha, mẹ con Quan hệ cha, mẹ con


phát sinh do sự kiện sinh phát sinh do sự kiện
nhận nuôi con nuôi
Cơ sở pháp lý Điều 88 Luật HNGĐ năm Khoản 1 Điều 3, Điều 4,
2014. Điều 8, Điều 14, Điều 21,
Điều 24 Luật nuôi con
nuôi năm 2010; khoản 2
Điều 67 HNGĐ năm 2000.
Đặc điểm Đây là sự kiện mang tính Thông qua hành vi của
chất tự nhiên thông qua một chủ thể hoặc là chủ
việc mang thai và sinh nở thể (nếu họ là vợ chồng)
của người mẹ, đứa trẻ ra có đủ điều kiện nuôi con
đời, sẽ làm phát sinh quan nuôi theo luật định nhận
hệ pháp luật giữa đứa trẻ một người khác làm con
với cha mẹ của chúng. nuôi. Khi việc nhận nuôi
con nuôi được đăng ký
trước với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, sẽ
làm phát sinh quan hệ cha
con; quan hệ mẹ con.
Điều kiện - Cha mẹ tồn tại - Cần thoả mãn điều
hôn nhân hợp kiện người nhận
pháp: con sinh ra nuôi và người được
trong thời kỳ hôn nhận nuôi.
nhân, hoặc do - Phát sinh khi có
người vợ có thai quyết định cho
trong thời kỳ hôn nhận nuôi.
nhân là con chung
của vợ chồng; con
được sinh ra trong
thời hạn 300 kể từ
thời điểm hôn nhân
chấm dứt được coi
là con do người vợ
có thai trong thời
kỳ hôn nhân.
- Sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh
sản: người vợ sinh
con bằng phương
pháp hỗ trợ sinh
sản thì xác định
theo Điều 88 Luật
hôn nhân và gia
đình năm 2014;
người phụ nữ độc
thân sinh con thì
người phụ nữ đó là
mẹ.
- Mang thai hộ vì
mục đích nhân
đạo: con chung của
vợ chồng nhờ mang
thai hộ kể từ thời
điểm con được sinh
ra.
- Cha mẹ không tồn
tại hôn nhân hợp
pháp: về mặt pháp
lý khi sinh ra không
biết ai là cha;
trường hợp không
có tranh chấp: áp
dụng thủ tục hành
chính xác định cha
con; trường hợp có
tranh chấp thì giải
quyết theo thủ tục
tư pháp (Điều 101
Luật HNGĐ năm
2014)

7. Giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ
nhân thân và tài sản nào? Nêu căn cứ phát sinh các quyền và nghĩa vụ đó.
- Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của cha dượng, mẹ kế đối với con
riêng: Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình. Cơ sở pháp lý:
khoản 1 Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014.
- Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ: Cơ sở pháp lý: Điều 69 Luật HNGĐ năm 2014.
+ Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo
dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành
người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
+ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình
trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc
trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng: Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền
ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình. Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 71 Luật HNGĐ
năm 2014.
- Nghĩa vụ và quyền giáo dục con: Cơ sở pháp lý: Điều 72 Luật HNGĐ năm
2014
+ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện
cho con học tập.
+ Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm
ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với
nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
+ Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền
tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
+ Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện
việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

- Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của con riêng đối với cha dượng, mẹ
kế: cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 79 Luật HNGĐ năm 2014. Con riêng có quyền
và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với
mình.
- Quyền và nghĩa vụ của con: Cơ sở pháp lý: Điều 70 Luật HNGĐ năm 2014
+ Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp
pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập
và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
+ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha
mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
+ Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc.
+ Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi
và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
+ Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học
tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng
của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công
việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống
chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia
đình phù hợp với khả năng của mình.
+ Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài
sản của gia đình.
- Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng: Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 71
Luật HNGĐ năm 2014. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha
mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết
tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ.
- Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Cơ sở pháp lý: Điều 654
BLDS năm 2015. Con riêng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế
như cha còn, mẹ con thì được thừa kế di sản cha dượng, mẹ kế và còn được
thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này. Theo
đó, để được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì
pháp luật quy định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con.
Các trường hợp con riêng được nhận tài sản thừa kế từ bố dượng, mẹ kế là
+ Người có di sản để lại di chúc cho con riêng: khi để lại di sản thừa kế,
người lập di chúc hợp pháp để tài sản của mình cho con riêng thì người
con riêng được quyền hưởng thừa kế.
+ Khi cha dượng, mẹ kế chung sống với con riêng: Cơ sở pháp lý: Điều
654 BLDS năm 2015. Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có
quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di
sản của nhau và được thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật
Dân sự 2015.

8. Phân tích nội dung cơ bản của chế định hạn chế quyền cha mẹ đối với con
chưa thành niên và nêu quan điểm cá nhân về mặt tích cực, hạn chế của
chế định này.
- Chế định hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên được quy định
trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo Điều 85 của Luật này, cha
mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

1. Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
2. Phá tán tài sản của con.
3. Có lối sống đồi trụy.
4. Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Đây là một biện pháp chế tài của luật hôn nhân và gia đình.. Pháp luật quy định
cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục,
làm gương tốt cho con về mọi mặt. Khi cha mẹ có hành vi nghiêm trọng đối
với con chưa thành niên hoặc có lối sống đồi trụy…thì cha mẹ sẽ bị áp dụng
chế tài đối với hành vi vi phạm, đó là hạn chế một số quyền đối với con chưa
thành niên thông qua một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là
Tòa án. Việc này thể hiện thái độ của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của
con chưa thành niên.
Ngoài ra, đây là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con
chưa thành niên. Về mặt sinh học con chưa thành niên còn đang trong độ tuổi
hình thành, phát triển về thể chất và nhân cách. Vì vậy, các em cần được sống
trong một môi trường an toàn, lành mạnh có sự chăm sóc, giáo dục, nuôi
dưỡng, của cha mẹ. Tuy nhiên, khi cha mẹ có hành vi xâm phạm đến quyền và
lợi ích của con chưa thành niên thì hạn chế quyền cha mẹ là cần thiết. Theo các
nhà tâm lý đối với con chưa thành niên mà được sống trong tình yêu thương,
chăm sóc của cha mẹ vẫn là môi trường sống lý tưởng nhất để các em phát triển
tốt tâm sinh lý. Nên việc hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên
như thế nào trong thời gian bao lâu cũng cần có sự cân nhắc để bảo vệ quyền
lợi tốt nhất của các con chưa thành niên.
Tuy nhiên, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên chỉ làm hạn
chế một số quyền của cha mẹ chứ không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha
mẹ và con.

- Theo quan điểm cá nhân của tôi, chế định này có tính tích cực trong việc bảo
vệ quyền lợi và sự phát triển của con.
- Nhưng từ thực tiễn giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
chưa thành niên tại Tòa án và nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành,
tôi nhận thấy có những vướng mắc sau cần được hướng dẫn:

Thứ nhất, về cơ quan có quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em:
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em theo quy định hiện nay có thể
là ở trung ương hoặc ở địa phương. Vậy cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
và trẻ em nào có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
chưa thành niên ?

Thứ hai, cần hướng dẫn rõ ràng hơn về những hành vi của cha, mẹ có thể bị
hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
Hiện nay những trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014. Những hành vi này có thể xảy ra hàng ngày ở nhiều nơi. Tuy nhiên, thế
nào là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con”, thế nào là “Phá tán tài sản của con” và thế nào là “Có lối sống đồi
trụy” thì cần được hướng dẫn cụ thể. Tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn
đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên, thậm chí là không đúng quy định pháp luật. Đáng lẽ, tính chất mức độ
hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hoặc chưa thể coi là phá tán tài sản
của con… nhưng Tòa án ra quyết định hạn chế quyền trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của con.. hoặc
ngược lại nhưng Tòa án không chấp nhận yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ
đối với con chưa thành niên.

Thứ ba, về thời hạn Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành
niên và trình tự thủ tục xét rút ngắn thời gian:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, căn
cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định ra quyết định không cho cha, mẹ
trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện
theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể
xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Như vậy, khoảng thời gian từ 01 đến 05
năm là rất rộng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cùng tính chất, mức độ của
hành vi nhưng mỗi Tòa án lại có quyết định thời hạn khác nhau. Cha, mẹ có thể
có một hoặc nhiều hành vi quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 nên theo tác giả, vấn đề thời hạn Tòa án ra quyết định hạn chế
quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo hướng phân biệt trường
hợp có một hành vi có thể là từ 01 đến 03 năm nhưng với trường hợp có 02
hành vi trở lên thì có thể tối đa là 05 năm. Ngoài ra, điều kiện, trình tự, thủ tục
xét rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
cũng như điều kiện để Tòa án xét rút ngắn thời hạn này cũng cần được hướng
dẫn cụ thể hơn.

9. Phân tích các điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên
gia đình.
Các nghĩa vụ về cấp dưỡng là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên
trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm. Trên tất cả, việc quy định
về cấp dưỡng giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với
gia đình và xã hội. Tại Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi
nhận:“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản
khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà
có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó
là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo
quy định của Luật này”.

Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ
hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Theo đó, tại khoản 1 Điều 107 Luật
HN và GĐ năm 2014 đã xác định rõ: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện
giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà
ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng
theo quy định của Luật này”. Các chủ thể này có thể là thành viên trong gia
đình hoặc không phải là thành viên trong gia đình nhưng vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng. Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật HN và GĐ năm
2000, Luật HN và GĐ năm 2014 vẫn quy định đầy đủ về vấn đề cấp dưỡng
giữa các thành viên trong gia đình như: Khái niệm cấp dưỡng, điều kiện phát
sinh nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật HN và GĐ năm 2014 cũng đã mở
rộng phạm vi quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu,
bác ruột và cháu ruột (Điều 114), đây là quy định mới so với các văn bản Luật
HN và GĐ trước đó.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con:


Điều kiện cha, mẹ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con: Pháp luật quy định
độ tuổi và khả năng của con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha,
mẹ đối với con. Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Theo
quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, người chưa thành niên
là người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp cha, mẹ ly hôn khi con chưa đủ 18 tuổi,
người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải chi trả tiền cấp dưỡng để đảm
bảo quyền lợi cho con về tài sản cho đến khi con trưởng thành. Điều 110 Luật
HN và GĐ năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa
thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung
với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Vấn đề đặt ra là, pháp luật
HN và GĐ cũng như Luật trẻ em năm 2016, được sửa đổi, bổ sung năm 2018
không đưa ra khái niệm cụ thể về “nuôi dưỡng” cũng như các tiêu chí để xác
định một đứa trẻ sẽ được đảm bảo nuôi dưỡng đáp ứng các điều kiện vật chất
tối thiểu để phát triển bình thường. Không có khả năng lao động có thể là do
già yếu, mất sức lao động, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự... Tuy nhiên,
không có khả năng lao động phải đi kèm với điều kiện không có tài sản để tự
nuôi mình. Thực tế, có rất nhiều trường hợp con không có khả năng lao động
nhưng vẫn có tài sản để tự nuôi mình. Vấn đề là, khi nào một người được coi là
tình trạng “không có khả năng lao động” và “không có tài sản để tự nuôi
mình”. Thực tế hiện nay, việc nhận định “không có khả năng lao động” tùy
thuộc vào sự đánh giá của Thẩm phán, Hội đồng xét xử. Vấn đề này Luật HN
và GĐ năm 2000 không quy định rõ ràng và đến Luật HN và GĐ năm 2014
cũng chưa quy định cụ thể. Có thể thấy, sự thiếu vắng các quy định hướng dẫn
làm cho việc giải quyết các vụ việc như thế này trên thực tế gặp lúng túng và
thiếu thống nhất. Trong thời gian tới, nhóm em nghĩ rằng cần có những nghiên
cứu và đánh giá để đưa ra các hướng dẫn phù hợp nhằm áp dụng thống nhất các
quy định của pháp luật trên thực tế.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ:


Trong quan hệ giữa con với cha, mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối với
con đã thành niên và không sống chung với cha, mẹ. Tương tự, điều kiện đối
với bên được nhận cấp dưỡng là cha, mẹ không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình.
Tuy nhiên, nghĩa vụ này chỉ đặt ra khi con có khả năng về kinh tế, đủ đảm bảo
được cuộc sống của chính mình; do đó, về nguyên tắc, nghĩa vụ cấp dưỡng cho
cha, mẹ chỉ đặt ra đối với con đã thành niên. Tuy nhiên, Luật HN và GĐ năm
2014 cũng quy định “con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có
nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập” (khoản 2 Điều 75). Trong thực tế,
nhiều trường hợp cha, mẹ túng thiếu, không có khả năng lao động và không có
đủ tài sản để tự nuôi mình mà người con đã từ 15 tuổi trở lên có tài sản riêng
nhưng không sống chung với cha, mẹ. Nên chăng pháp luật cần quy định trong
trường hợp này, con cũng có nghĩa vụ đóng góp vào nhu cầu sống thiết yếu của
cha, mẹ, nhằm đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ hơn giữa các điều luật, đồng
thời ràng buộc hơn trách nhiệm của con đối với cha, mẹ.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn và khi còn đang chung
sống:
Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là một bên
có khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng. Vấn đề
là, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, không có tiêu
chí cụ thể để xác định thế nào là khó khăn, túng thiếu và lý do thế nào được coi
là chính đáng. Do vậy, khi giải quyết các tình huống trên thực tế, người áp
dụng pháp luật sẽ gặp khó khăn do thiếu căn cứ pháp lý, nên trong nhiều
trường hợp, người có yêu cầu cấp dưỡng tự do yêu cầu việc cấp dưỡng và việc
xét xử trong nhiều vụ án mặc dù có tình tiết tương tự nhưng lại không nhất
quán. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng có thể phát sinh ngay cả khi hôn
nhân đang tồn tại, khi có những điều kiện sau:
- Khi vợ, chồng không sống cùng và sống xa nhau, vì nhiều ý do như điều kiện
công tác, mâu thuẫn về tình cảm nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở
riêng (hình thức ly thân), do đó, xin chia tài sản chung...

- Trong điều kiện sống xa nhau mà một bên vợ hoặc chồng lâm vào tình trạng
túng thiếu, khó khăn do bị tai nạn, mất sức lao động, ốm đau, sinh đẻ... Sự túng
thiếu, khó khăn đó phải có lý do chính đáng thì mới có cơ sở buộc người kia
phải cấp dưỡng.

- Tài sản chung của vợ, chồng không có hoặc có nhưng không đủ để đảm bảo
cuộc sống bình thường của người túng thiếu, khó khăn. Trong khi đó, người vợ
hoặc người chồng có tài sản riêng. Ví dụ: Sau khi chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân, toàn bộ tài sản chung được chia hết, hai vợ chồng ở riêng. Người
vợ bị bệnh hiểm nghèo phải sử dụng hết số tiền được chia nhưng vẫn không đủ,
do phải điều trị lâu dài. Trong trường hợp này, người chồng phải có nghĩa vụ
cấp dưỡng.

Do đó, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng vẫn có thể phát sinh khi đang tồn
tại quan hệ hôn nhân chứ không nhất thiết chỉ khi ly hôn. Tuy nhiên, trong Luật
HN và GĐ năm 2014 lại chưa quy định cụ thể. Việc cấp dưỡng giữa vợ và
chồng khi hôn nhân đang tồn tại tuy ít khi xảy ra vì vợ, chồng đã trực tiếp chăm
sóc nhau bằng tài sản chung nhưng trong trường hợp đặc biệt như đã phân tích,
sự cấp dưỡng cho một bên vợ hoặc chồng ở xa, gặp khó khăn lại là cần thiết.
Do đó, khi hướng dẫn thi hành Luật HN và GĐ năm 2014, cần có những quy
định cụ thể và đầy đủ hơn về vấn đề này để thống nhất giải quyết trong thực
tiễn xét xử.

10. Phân tích một số câu nhận định.


II. Tình huống
2.1 Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha của bé trai
mà chị Linh sinh ra.
- Theo khoản 1 Điều 57 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân
chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp
luật”. Do đó, thời điểm chấm dứt hôn nhân giữa chị Linh và anh Thành là ngày
10/8/2007.
- Do đứa bé sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa chị Linh và anh Quân nên đứa
bé là con anh Quân.
- Nếu anh Quân không nhận đứa bé thì có quyền nộp chứng cứ chứng minh và
yêu cầu Tòa án xác định đó là con anh Thành.
2.2 Hãy xác định cơ quan có thẩm quyền và đường lối giải quyết của cơ quan đó
trước yêu cầu của ông Hiệp trên cơ sở pháp luật, biết rằng:
i) Bà Duy thống nhất với yêu cầu của ông Hiệp, thừa nhận ông Hiệp là cha ruột
của cháu An;
ii) Ông Lãm không thể hiện ý kiến (bằng văn bản) theo yêu cầu của cơ quan chức
năng trước yêu cầu thừa nhận cháu An là con của ông Hiệp.
-Căn cứ theo khoản 1 Điều 101 Luật HNGĐ năm 2014 quy định:
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của
pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.”
=>Do bà Duy đã có sự thống nhất với yêu cầu của ông Hiệp và thừa nhận ông Hiệp là
cha ruột của cháu An. Vì thế ở đây không có sự tranh chấp trong việc xác định
cha,mẹ, con nên thẩm quyền sẽ thuộc về Cơ quan đăng ký hộ tịch theo như quy định
tại Điều khoản trên.
-Đường lối giải quyết của Cơ quan đăng ký hộ tịch như sau: ưu tiên xác định dựa trên
nguyên tắc suy đoán pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật HNGĐ năm
2014: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con
chung của vợ chồng" nên là mặc dù cháu An sinh ra trước thời điểm ông Hiệp và bà
Duy đăng ký kết hôn nhưng cháu An đều được ông Hiệp và bà Duy thừa nhận là con
chung của vợ chồng và thông qua kết quả xét nghiệm ADN thì cháu An chính là con
đẻ của ông Hiệp. Từ những căn cứ trên mà Cơ quan đăng ký hộ tịch có thể xác định
và thừa nhận rằng ông Hiệp là cha ruột của cháu An.
Và căn cứ theo khoản 1,2 Điều 102 Luật HNGĐ năm 2014 quy định:
“Điều 102. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu
cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa
án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều
101 của Luật này”. Vì cơ quan chức năng đã có yêu cầu ông Lãm được thể hiện ý
kiến của mình trước việc thừa nhận cháu An là con nuôi của ông Hiệp nghĩa là có
quyền trong việc yêu cầu xác định con dù trong trường hợp có xảy ra tranh chấp hay
không tranh chấp nhưng ông Lãm lại không thể hiện ý kiến của mình (bằng văn
bản) .Nên vì thế có thể thấy rằng việc không thể hiện ý kiến của ông Lãm được xem là
đã thừa nhận yêu cầu của ông Hiệp về việc nhận cháu An là con ruột của mình và
không xảy ra bất cứ tranh chấp nào trong việc xác định cha,con.

2.3 Hỏi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết quyền nhận nuôi con của
anh Thụy theo thủ tục như thế nào cho phù hợp tinh thần pháp luật?
Trong trường hợp này vì có sự đồng ý của anh Trung nên Tòa sẽ chấp nhận giải
quyết quyền nhận con của anh Thụy. Nhưng bởi vì anh Thụy là người Việt Nam định
cư tại Liên Bang Nga nên Tòa sẽ giải quyết quyền nhận con của của anh Thụy theo
Điều 43. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con và Điều 44. Thủ tục đăng ký nhận
cha, mẹ, con của Luật hộ tịch năm 2014.
2.4 Căn cứ vào pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự, anh (chị) hãy
xác định di sản của ông Lưu và đối tượng được hưởng di sản của ông biết rằng:
i) Sau khi chia tài sản chung, ông Lưu sử dụng tiền được chia gửi ngân hàng. Tại
thời điểm ông Lưu chết, tổng số tiền gốc và lãi được xác định là 1 tỷ 200 triệu
đồng; ông Lưu, bà Tâm không có thỏa thuận khác khi chia tài sản trong thời kỳ
hôn nhân;
- Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014 (hoặc khoản 1 Điều 10
Luật HNGĐ năm 2000) quy định về trường hợp cấm kết hôn: “Cấm người
đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ”. do ông Lưu và bà Tuý kết hôn trong
khi ông Lưu chưa ly hôn với bà Tuý nên bà Tâm vẫn xem là vợ hợp pháp của
ông lưu
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
-Số tiền 1tỷ2 của ông Lưu là tài sản riêng nên được chia theo hàng thừa kế thứ
nhất gồm: bà Tâm, con nuôi chung của bà Tâm và ông Lưu là Mỹ Yến và mẹ đẻ của
ông Lưu (nếu bà còn sống) được hưởng di sản của ông Lưu
ii) Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc, tài sản được định giá như sau: Nhà
diện tích 140 m2 tại xã HN, huyện B, tỉnh KL trị giá 1 tỷ 200 triệu đồng; nhà 52A
tại số 2 NNT, phường H, quận G, thành phố K diện tích 120m2 trị giá 4 tỷ đồng.
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014 (hoặc khoản 1 Điều 10 Luật
HNGĐ năm 2000) quy định về trường hợp cấm kết hôn: “Cấm người đang có vợ, có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ
hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có
chồng, có vợ”. Theo đó, ông Lưu và bà Tâm kết hôn năm 1983 nên bà Tâm là vợ hợp
pháp của ông Lưu. Năm 2013, ông Lưu cưới bà Túy trong khi chưa ly hôn với bà Lưu.
Do đó quan hệ giữa ông Lưu và bà Túy là không công nhận quan hệ vợ chồng.
- Do quan hệ của ông Lưu và bà Túy là không công nhận quan hệ vợ chồng nên
tài sản sẽ được chia theo khoản 1 Điều 16 Luật HNGĐ năm 2014. Do ông Lưu
chết không để lại di chúc, lúc sống cả 2 cũng không có thỏa thuận và căn nhà
số 52A là tài sản chung theo phần nhưng do không xác định được mức đóng
góp nên sẽ chia đôi. Và bà Túy không được hưởng di sản của ông Lưu do
không phải là vợ hợp pháp nên không phải là hàng thừa kế thứ nhất của ông
Lưu.
- Về ngôi nhà diện tích 140m2 là ông Lưu được tặng cho riêng (mẹ đẻ ông Lưu
lập “văn tự” tặng cho ông Lưu) nên theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật
HNGĐ năm 2014 ngôi nhà này là tài sản riêng của ông Lưu.
- Do đó, di sản của ông Lưu gồm 1 ngôi nhà diện tích 140m2 trị giá 1 tỷ 200
triệu đồng và 2 tỷ (nếu bà Túy lấy ngôi nhà số 52A) hoặc ngôi nhà số 52A (nếu
đưa cho bà Túy 2 tỷ).
- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
b) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Do đó, bà Tâm, con nuôi chung của bà Tâm và ông Lưu là Mỹ Yến và mẹ đẻ
của ông Lưu (nếu bà còn sống) được hưởng di sản của ông Lưu.
2.5 Hãy giải quyết tranh chấp sở hữu TS và thừa kế trong vụ án trên (nêu rõ cơ
sở pháp lý).

Tóm tắt bản án:


Nguyên đơn: Bà Sắc
Bị đơn: Bà Liễu
Nội dung bản án:
Ông Tuấn và bà Sắc kết hôn năm 1980, có một con chung là Thy, thời gian kết hôn có
một tài sản chung là 110m2 đất tại xã Trung Hiệp, huyện VL, tỉnh Vĩnh Long được
cha mẹ ông Tuấn tặng cho hai vợ chồng ông Tuấn bà Sắc. Do có mâu thuẫn nên bà
Sắc về sống cùng mẹ đẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, ông Tuấn cùng bà Liễu
chung sống như vợ chồng, cùng sử dụng số tiền 100 triệu đồng được tặng cho chung
ông Tuấn bà Liễu xây nhà trên phần đất hai vợ chồng ông Tuấn đang đứng tên sở hữu.
Năm 2009 Tòa Vĩnh Long giải quyết cho ông Tuấn và bà Sắc ly hôn, án sơ thẩm
không phân chia tài sản vì các bên không yêu cầu. Năm 2019 sau khi ông Tuấn chết
không để lại di chúc, bà Sắc khởi kiện đòi chia ½ trị giá căn nhà và mảnh đất và phần
di sản thừa kế của ông Tuấn.

Hướng giải quyết:


Theo nội dung bản án, ta có các dữ kiện:
- 110m2 đất là tài sản chung của ông Tuấn và bà Sắc vì được tặng cho chung
trong giai đoạn hôn nhân.
- Trong thời kỳ hôn nhân với và Sắc, ông Tuấn và bà Liễu sống chung như vợ
chồng và cùng sử dụng số tiền 100 triệu đồng được tặng cho chung để xây nhà
trên diện tích đất đứng tên ông và vợ hợp pháp là bà Sắc.
- Ông Tuấn mất sau khi đã ly hôn với bà Sắc, không để lại di chúc, sau khi ông
mất thì bà Liễu quản lý, sử dụng căn nhà và diện tích đất.

Về giải quyết tranh chấp tài sản:


- Vì căn nhà được xây từ 100 triệu đồng là tài sản được tặng cho chung của ông
Tuấn và bà Liễu, nằm trên diện tích đất mà ông Tuấn và bà Sắc cùng đứng tên
chung nên theo quy định tại Điều 16 LHNGĐ năm 2014 thì tài sản chung của
ông Tuấn và bà Liễu sẽ được chia (theo quy định tại Điều 219 BLDS năm
2015) → Ông Tuấn sẽ sở hữu một nửa giá trị của căn nhà, bà Liễu sẽ sở hữu
một nửa giá trị của căn nhà, mà giá trị của căn nhà được định giá vào thời điểm
tranh chấp là 900 triệu đồng, vậy bà Liễu sẽ được hưởng 450 triệu đồng, ông
Tuấn hưởng 450 triệu đồng.
- Ông Tuấn và bà Sắc không yêu cầu Tòa phân định tài sản, nên quyền sử dụng
đối với diện tích đất 110m2 vẫn là tài sản chung của hai người. Theo quy định
tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016, vợ, chồng khi ly hôn có
quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có phân chia tài
sản chung vợ, chồng. Việc phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền của hai
người. Hai người có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải
quyết. Do đó, nếu có yêu cầu, dù là khi đã ly hôn nhiều năm thì vẫn có quyền
yêu cầu Tòa án ly hôn. Vì thế, bà Sắc vẫn có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản
do là tài sản được tặng cho chung nên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều
59 LHNGĐ năm 2014 thì quyền sử dụng diện tích đất sẽ được chia đôi. Vậy
diện tích đất được bà Sắc đứng tên sẽ là 110m2/2=55m2.
Về giải quyết thừa kế:
- Ngày 18/04/2019 ông Tuấn chết không để lại di chúc nên các trường hợp thừa
kế sẽ là thừa kế theo pháp luật:
+ Thời điểm ông Tuấn chết, bà Sắc đã không còn là vợ của ông Tuấn vì
Tòa đã giải quyết cho bà Sắc ly hôn với ông Tuấn trước khi ông Tuấn
chết. Vậy theo Điều 651 BLDS năm 2015 thì bà Sắc không phải là một
trong các đối tượng là người thừa kế theo pháp luật → Bà Sắc không
được hưởng phần di sản thừa kế của ông Tuấn.
+ Bà Liễu sống chung như vợ chồng với ông Tuấn trong lúc ông Tuấn vẫn
đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với bà Sắc. Theo khoản 2
Điều 4 LHNGĐ năm 2000 thì bà Liễu đã vi phạm trường hợp cấm người
đã có vợ/chồng kết hôn hoặc chung sống như kết hôn với người khác.
Vậy nên bà Liễu không phải là vợ hợp pháp của ông Tuấn và không
thuộc vào nhóm đối tượng thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651
BLDS 2015 → Bà Liễu không được hưởng phần di sản của ông Tuấn để
lại.
+ Thy là con ruột của ông Tuấn và bà Sắc nên Thy thuộc nhóm đối tượng
thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông Tuấn để lại.
→ Bà Sắc và bà Liễu đều không nhận được thừa kế từ phần di sản của ông Tuấn. Thy
là con ruột ông Tuấn, sẽ được thừa kế toàn bộ di sản để lại của ông Tuấn là 450 triệu
đồng và quyền sử dụng một nửa diện tích đất 110m2 tại xã Trung Hiệp, huyện VL,
tỉnh Vĩnh Long.

III. Đọc Bản án, Quyết định, tình huống thực tiễn và trình bày quan điểm
1. Đọc hai Bản án
- Bản án số 29/2020/HNGĐ-ST
- Bản án số 72/2019/HNGĐ-ST
Dựa vào tình tiết vụ việc thể hiện trong các bản án và trên cơ sở quy
định của pháp luật, hãy cho biết:
i) Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Thái Bình thụ lý giải quyết yêu cầu của Anh
Phạm Trung K (theo tình huống ghi nhận trong Bản án số 29/2020/HNGĐ-ST) có
đúng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự
về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con?
Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Thái Bình thụ lý giải quyết yêu cầu của anh K là đúng
theo quy định của pháp luật HNGĐ nhưng không đúng theo pháp luật tố tụng dân sự
về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con.
- Trước hết, căn cứ vào khoản 2 Điều 101 Luật HNGĐ năm 2014:
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có
tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp
quy định tại Điều 92 của Luật này.”
Trong vụ việc tại Bản án số 29/2020, có tranh chấp trong việc xác định cha cho cháu
A nên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
- Tiếp theo, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
“ Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của
Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”
và khoản 4 Điều 28:
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.”
Vậy nên, việc xác định cha cho con phải thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện;
Tòa án nhân dân huyện V xác định như trên là phù hợp.
- Tuy nhiên, điểm t khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định như
sau:
“2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như
sau:
t) Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu
tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình”
Tòa án nhân dân huyện V nhận định rằng Tòa có thẩm quyền giải quyết vì Chị Đào
Thị H - bị đơn - cư trú tại huyện V, tỉnh Thái Bình là không đúng theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự. Bởi lẽ, phải căn cứ vào nơi cư trú, làm việc của anh K -
người yêu cầu giải quyết để xác định thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án
theo lãnh thổ, cụ thể ở đây phải là Tòa án nhân dân huyện K tỉnh Thái Bình.
Vì vậy, Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Thái Bình thụ lý giải quyết yêu cầu của anh K
là đúng theo quy định của pháp luật HNGĐ nhưng không đúng theo pháp luật tố tụng
dân sự về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con.

ii) Dựa vào đâu để cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch ghi nhận thông tin về cha
đẻ của cháu Trần Đào Ngọc A - trên Giấy khai sinh của cháu - có mẹ đẻ là Đào
Thị H, bố đẻ là anh Trần Văn H (trong Bản án số 29/2020/HNGĐ-ST)? Nêu rõ
căn cứ pháp lý.

iii) Quan điểm của anh (chị) về đường lối của Tòa án nhân dân huyện V trong
việc áp dụng nguyên tắc và căn cứ xác định cha cho con theo vụ việc ghi nhận
trong Bản án số 29/2020/HNGĐ-ST?

iv) So sánh việc viện dẫn nguyên tắc và căn cứ xác định cha cho con theo vụ việc
ghi nhận trong Bản án số 29/2020/HNGĐ-ST và Bản án số 72/2019/HNGĐ-ST
của các Tòa án có thẩm quyền. Căn cứ pháp luật hiện hành, cho biết quan điểm
của anh (chị) về đường lối của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (thể hiện trong
Bản án số 72/2019/HNGĐ-ST) về việc áp dụng nguyên tắc và căn cứ xác định cha
cho con theo hồ sơ vụ án.
*Việc viện dẫn nguyên tắc và căn cứ xác định cha con trong Bán án số
29/2020/HNGĐ-ST:
- Thứ nhất, căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì người yêu cầu
đăng ký nhận cha, mẹ, con phải nộp tờ khai và chứng cứ chứng minh quan hệ
cha mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch, Tòa án căn cứ theo Kết luận giám
định của Viện khoa học Hình sự rằng anh K và chị H là cha đẻ, mẹ đẻ của cháu
A.
- Thứ hai, anh K và chị H có quen biết nhau từ trước, có nảy sinh tình cảm và
quan hệ sinh lý với nhau nhiều lần do đó xác định là chị H hoàn toàn tự nguyện
với anh K
- Thứ ba, anh K, chị H và anh H đều cùng thừa nhận cháu A là con đẻ của anh K
và chị H, phù hợp với quy định tại Điều 91 Luật HNGD năm 2014.
* Việc viện dẫn nguyên tắc và căn cứ xác định cha con trong Bán án số
72/2019/HNGĐ-ST:
- Thứ nhất, căn cứ vào việc thừa nhận của chị H, anh Huang Chi J và anh K đều
thừa nhận chị H có quan hệ tình cảm và mang thai với anh Huang Chi J khi anh
K và chị H đang trong giai đoạn ly thân nhưng chưa ly hôn.
- Thứ hai, căn cứ vào kết quả xét nghiệm ADN của Trung tâm phân tích ADN và
công nghệ di truyền xác nhận cháu T là con của anh Huang Chi J.

*So sánh việc viện dẫn nguyên tắc và căn cứ xác định cha cho con theo vụ việc
ghi nhận trong Bản án số 29/2020/HNGĐ-ST và Bản án số 72/2019/HNGĐ-ST
của các Tòa án có thẩm quyền

2. Đọc tình huống thực tiễn và căn cứ cơ chế pháp lý (có đối chiếu quy định
của pháp luật hiện hành) hãy cho biết, với những quan điểm giải quyết vụ
việc thể hiện trong tình huống thì nhóm quan điểm nào phù hợp với tình
thần pháp luật?

● Thể Phụng:
Theo nhóm, quan điểm thứ hai là quan điểm giải quyết vụ việc phù hợp với tinh thần
pháp luật.
- Thứ nhất, theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 15 năm 2015/TT-BTP thì các
minh chứng có thể là một trong những loại giấy tờ sau đây: Văn bản của cơ
quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước
hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trường hợp
không có các văn bản nêu trên , thì phải có thư từ, phim ảnh, băng dĩa, đồ dùng,
vật dụng khác chứng minh quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam
đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai
người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
→ Như vậy, anh D không thể nhận làm cha của cháu C vì không đưa ra được hai
người thân thích làm chứng cho văn bản nhận con chung của anh và chị A vì nếu
không có người làm chứng thì không chứng minh được tính trung thực của văn bản
ấy.
- Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 63 LHNGĐ năm 2000 thì cháu C cũng
đã được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa chị A và anh B nên vẫn được xác
định là con chung của chị A và anh B.
- Thứ ba, căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày
16/11/2015 của Bộ tư pháp quy định: “Trường hợp con do người vợ sinh ra
trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin
về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm
thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ
sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của
người con”. Việc hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con , bổ sung hộ tịch trong
một số trường hợp đặc biệt tại Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cần được
hiểu một cách chính xác là được áp dụng trong các trường hợp là các mối quan
hệ cha ruột- con, mẹ ruột - con tương đối rõ ràng và chỉ cần các thủ tục pháp lý
để hợp pháp hóa mối quan hệ đó. Việc loại bỏ các loại giấy tờ chứng minh quy
định trong Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT- BTP nhằm giảm thiểu các thủ tục
hành chính không cần thiết cho các trường hợp đặc biệt nêu trên, tránh rườm
rà, gây phiền hà cho người dân chứ không phải áp dụng Thông tư trên với mục
đích xác nhận mối quan hệ cha con giữa những người không cùng huyết thống.

3. Đọc Bản án số: 10/2017/DSST ngày 30 tháng 5 năm 2017 của TAND thành
phố Việt Trì (đính kèm sau); chỉ rõ các đoạn trích và trên cơ sở pháp lý,
cho biết quan điểm người đọc về tiêu chí xác định quyền được hưởng
(hoặc không được hưởng) di sản thừa kế của con riêng thể hiện trong Bản
án của Tòa án. Đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành về xác định
thẩm quyền thừa kế của con riêng đối với di sản của cha dượng, mẹ kế.

You might also like