Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN


TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BA LÒNG, HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH
QUẢNG TRỊ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:


Phạm Thị Tiên An PGS. TS. Mai Văn Xuân
Lớp: K19C1 QLKT
Niên khoá: 2018 - 2020

HUẾ, 2019
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Lao động và giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mối
quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Đối với một nước đang trong thời kì hội nhập và
phát triển như Việt Nam thì vấn đề này lại là một trong những mục tiêu cơ bản, hàng
đầu trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra.

Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ, dồi dào, đây được coi là một lợi thế.
Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là lao động ở
nông thôn, phần lớn lực lượng lao động ở đây vẫn chưa qua đào tạo. Do vậy rất khó
khăn cho các đơn vị tuyển dụng, bởi tình trạng thiếu lao động vẫn diễn ra trong khi đó
lực lượng lao động của chúng ta lại không đáp ứng đủ điều kiện. Theo kết quả Tổng
điều tra dân số 2019 của Tổng cục Thống kê thì dân số khu vực thành thị ở Việt Nam
năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%, ở khu vực nông thôn là 63.149.249
người, chiếm 65,6%. Từ kết quả trên ta thấy, tỷ lệ dân cư sống ở các vùng nông thôn
còn rất cao. Để có thể đưa đất nước ta phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội thì việc giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung, lao động nông thôn
nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy hoàn thành Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, cũng là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho từng
ngành, từng địa phương, gia đình.

Ba Lòng là một xã thuộc huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Với địa hình
chủ yếu là đồi núi xen kẽ thung lũng, mùa mưa thường xảy ra tình trạng lũ lụt lớn,
không mấy thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp
cũng kém phát triển, do đó việc phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn.
Dân cư chủ yếu có trình độ dân trí thấp, thu nhập từ việc làm chưa cao và thiếu ổn
định. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Ba Lòng không chỉ đơn
thuần nhằm đảm bảo đời sống cho người dân nông thôn, miền núi mà còn là nhiệm vụ
vô cùng quan trọng, liên quan đến phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần bảo
đảm an ninh, chính trị của khu vực.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và để tìm hiểu rõ hơn thực trạng lao động
và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn. Từ đó đề xuất một số giải

2
pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, ổn định
cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, tôi đã chọn đề tài
“Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Ba Lòng, huyện
Đakrông, tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận về và thực tiễn về việc làm cho lao động
nông thôn trên địa bàn xã Ba Lòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động và giải quyết việc
làm cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng.

- Đánh giá thực trạng tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa
bàn xã Ba Lòng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên
địa bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến lao động và giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi về không gian:

Luận văn được thực hiện trên địa bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị.

3.2.2. Phạm vi thời gian:

3
Luận văn nghiên cứu các vấn đề về lao động và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn xã Ba Lòng, huyện Đakrông trong phạm vi thời gian từ năm 2017-2019 (đối
với số liệu thứ cấp) và trong năm 2019 (đối với số liệu sơ cấp thu thập từ các hộ gia
đình).

3.2.3. Phạm vi nội dung:

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng lao động và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại xã Ba Lòng huyện Đakrông, tìm ra những tồn tại, khó khăn,
nguyên nhân trên cơ sở đó đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động
nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu
thứ cấp:

4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghị quyết, các đề án, kế hoạch, báo cáo
tổng kết của Huyện Đakrông, xã Ba Lòng. Trong đó chủ yếu được thu thập và phân
tích từ niên giám thống kê huyện Đakrông qua các năm 2017, 2018, 2019; Số liệu tổng
hợp từ các cuộc điều tra cung - cầu lao động hàng năm của Phòng LĐTB&XH huyện
Đakrông; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội các năm 2017, 2018,
2019 của UBND xã Ba Lòng… và một số nguồn thông tin khác.

4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp bao gồm toàn bộ số liệu thu thập được từ số liệu điều tra phỏng
vấn 80 hộ trên địa bàn nghiên cứu theo mẫu phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn.

- Xác định số mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra gồm 80 mẫu, trong đó: thôn Mai
Sơn (20 phiếu), thôn Hà Lương (20 phiếu), thôn Đá Nổi (20 phiếu), thôn Tân Xá (20
phiếu). Mỗi thôn chọn ra những hộ khác nhau một cách ngẫu nhiên trong danh sách
không trùng lặp dựa trên danh sách hộ của mỗi thôn.

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích


4
Luận văn được tổng hợp, phân tích dựa trên các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của
mẫu điều tra thu thập được (độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, …) thông qua việc
tính toán các tham số thống kê như phần trăm, giá trị trung bình của các biến quan sát,
sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Phương pháp so sánh sự tăng giảm đối với các chỉ tiêu liên quan đến tình hình
lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thứ cấp được sử dụng phân nhóm theo từng nội dung của đề tài nhằm làm
rõ từng nội dung cụ thể. Các số liệu thứ cấp đều có nguồn gốc trích dẫn cụ thể.

- Số liệu sơ cấp được thu thập từ các hộ điều tra, tổng hợp và xử lý thông qua phần
mềm excel, SPSS.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn bao gồm 3
chương:

Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn

Chương II. Thực trạng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông

Chương III. Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

5
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ LAO ĐỘNG VÀ GIẢI


QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1. Tổng quan về lao động và việc làm cho lao động nông thôn

1.1.1. Những lý luận chung về lao động và việc làm

1.1.2. Đặc điểm của lao động nông thôn

1.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.2.1. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.2.2. Nội dung cơ bản về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn

1.2.4. Tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Huyện Triệu Phong,
Tỉnh Quảng Trị

1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Huyện Hướng Hóa,
Tỉnh Quảng Trị

1.3.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Huyện Tuyên Hóa,
Tỉnh Quảng Bình

1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số địa phương đối với vấn đề giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BA LÒNG, HUYỆN
ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với tình hình việc làm
cho lao động nông thôn

6
2.2. Thực trạng về lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
xã Ba Lòng, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Thực trạng về lao động nông thôn xã Ba Lòng, huyện Đakrông

2.2.2. Thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã Ba Lòng, huyện
Đakrông

2.3. Kết quả điều tra về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa
bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông

2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

2.3.2. Đánh giá mức độ hài lòng về các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn xã Ba Lòng, huyện Đakrông

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Thuận lợi

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BA LÒNG, HUYỆN
ĐAKRÔNG

3.1. Định hướng, mục tiêu

3.1.1. Định hướng

3.1.2. Mục tiêu

3.2. Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Ba Lòng,
huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực, trình độ cho người lao động

3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, gắn đào tạo nghề với sử dụng
lao động

3.2.4. Nhóm giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm

3.2.5. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh

3.2.6. Nhóm giải pháp liên quan đến trách nhiệm chính quyền các cấp và các chính
sách liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động

7
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với chính quyền các cấp

3.2.2. Đối với cơ sở kinh tế

3.2.3. Đối với bản thân người lao động

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

You might also like