Tin học cơ bản

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 323

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

Lƣu Thị Bích Hƣơng (Chủ biên)


Nguyễn Minh Hiền
Nguyễn Thị Quyên

GIÁO TRÌNH
TIN HỌC CƠ BẢN
(Lƣu hành nội bộ)

HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

Lƣu Thị Bích Hƣơng (Chủ biên)


Nguyễn Minh Hiền
Nguyễn Thị Quyên

GIÁO TRÌNH
TIN HỌC CƠ BẢN
(Tài liệu dùng cho môn học mã số TH101)

HÀ NỘI - 2016
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 1
PHẦN A. LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 3
Chƣơng 1: CĂN BẢN VỀ MÁY TÍNH .............................................................................. 3
1.1. Cơ bản về máy tính và mạng máy tính .................................................................. 3
1.1.1. Phần cứng (Hardware):....................................................................................... 5
1.1.2. Phần mềm (Software) ......................................................................................... 9
1.1.3. Hiệu suất máy tính ............................................................................................ 10
1.1.4. Mạng máy tính và truyền thông ....................................................................... 10
1.2. Các ứng dụng của Công nghệ Thông tin – Truyền thông ................................. 13
1.3. An toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng CNTT-TT................... 14
1.3.1. An toàn lao động .............................................................................................. 14
1.3.2. Bảo vệ môi trƣờng ............................................................................................ 16
1.4. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính ....................... 20
1.4.1 Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu ........................................... 20
1.4.2. Phần mềm độc hại (Malware)........................................................................... 20
1.5. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT .............. 22
1.5.1. Bản quyền ......................................................................................................... 22
1.5.2. Bảo vệ dữ liệu và máy tính ............................................................................... 23
1.6. Thông tin và xử lý thông tin ................................................................................. 24
1.7. MICROSOFT WINDOWS ................................................................................... 26
1.7.1. Cài đặt Microsoft Windows 8.1 ....................................................................... 26
1.7.2. Tổng quan về Windows .................................................................................... 34
1.7.3. Tập tin, thƣ mục, ổ đĩa, đƣờng dẫn .................................................................. 39
1.7.4. Quản lý và cấu hình của Windows ................................................................... 41
1.7.5. Windows Explorer ............................................................................................ 66
1.7.6. Một số tiện ích ................................................................................................. 70
1.7.7. Sử dụng tiếng việt ............................................................................................. 74
1.8. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................ 77
Chƣơng 2: XỬ LÝ VĂN BẢN ........................................................................................... 80
2.1. Khái niệm văn bản................................................................................................. 80
2.2. Giới thiệu một số phần mềm xử lý văn bản ........................................................ 81
2.2.1. Microsoft Word ................................................................................................ 81
2.2.2. LibreOffice Writer ............................................................................................ 81
2.2.3. AbiWord ........................................................................................................... 82
2.3. Microsoft Word 2010 ............................................................................................ 83
2.3.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 86
2.3.2. Khởi động, thoát khỏi Microsoft Word ............................................................ 87
2.4. Quản lý tài liệu ....................................................................................................... 88
2.4.1. Các thao tác cơ bản ........................................................................................... 88
2.4.2. Bảo vệ tài liệu ................................................................................................... 90
2.4.3. Chia sẻ nhanh tài liệu ....................................................................................... 92
2.4.4. Quản lý các tài liệu ........................................................................................... 93
2.4.5. In văn bản ......................................................................................................... 95
2.5. Các thao tác chính khi soạn thảo văn bản........................................................... 96
2.5.1. Thao tác với bàn phím ...................................................................................... 96
2.5.2. Thao tác nhanh trong văn bản với các phím tắt thông dụng ............................ 96
2.6. Các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản .................................................... 99
2.6.1. Kỹ năng soạn thảo ............................................................................................ 99
2.6.2. Định dạng văn bản .......................................................................................... 102
2.6.3. Kiểm tra lỗi chính tả và văn phạm ................................................................. 117
2.7. Các thao tác với trang văn bản .......................................................................... 118
2.7.1 Định dạng trang văn bản.................................................................................. 118
2.7.2. Chuyển đổi các cách xem tài liệu trong Word ............................................... 119
2.7.3. Hiển thị thƣớc trong Word ............................................................................. 120
2.7.4. Tách trang tài liệu để so sánh ......................................................................... 120
2.7.5. Hiển thị đồng thời nhiều cửa sổ...................................................................... 121
2.7.6. Phóng to – thu nhỏ trang văn bản ................................................................... 123
2.8. Chèn các đối tƣợng phi văn bản ......................................................................... 123
2.8.1. Chèn ký tự đặc biệt (Symbol) ......................................................................... 123
2.8.2. Chèn hình ảnh vào tài liệu .............................................................................. 124
2.8.3. Chèn đối tƣợng có sẵn, chữ nghệ thuật, SmartArt ......................................... 128
2.8.4. Chèn Text Box ................................................................................................ 131
2.8. 5. Bảng ............................................................................................................... 132
2.9. Câu hỏi ôn tập ...................................................................................................... 138
Chƣơng 3. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ ................................................................................ 141
3.1. Khái niệm bảng tính ............................................................................................ 141
3.2. Giới thiệu một số phần mềm bảng tính ............................................................. 141
3.3. Một số thao tác cơ bản khi sử dụng một phần mềm bảng tính cụ thể ........... 141
3.3.1. Một số khái niệm cơ sở .................................................................................. 141
3.3.2. Các thao tác cơ bản ......................................................................................... 143
3.4. Làm việc với bảng tính ........................................................................................ 149
3.4.1. Chọn ô, hàng, cột bảng tính ............................................................................ 149
3.4.2. Định dạng chung............................................................................................. 149
3.4.3. Định dạng số ................................................................................................... 150
3.4.4. Định dạng văn bản trong ô ............................................................................. 151
3.4.5. Định dạng ký tự trong ô.................................................................................. 152
3.4.6. Định dạng khung viền .................................................................................... 153
3.4.7. Hiệu ứng tô nền ô (Fill effect) ........................................................................ 154
3.4.8. Thay đổi kích thƣớc ô, hàng, cột .................................................................... 154
3.4.9. Xoá hàng, cột, bảng tính ................................................................................. 154
3.4.10. Chèn hàng, cột, bảng tính ............................................................................. 155
3.4.11. Ẩn, hiện hàng, cột, bảng tính........................................................................ 155
3.4.12. Đổi tên bảng tính .......................................................................................... 158
3.5. Dữ liệu bảng tính ................................................................................................. 158
3.5.1. Các kiểu dữ liệu .............................................................................................. 158
3.5.2. Các phép toán ................................................................................................. 159
3.5.3. Nhập dữ liệu ................................................................................................... 159
3.5.4. Các thao tác giúp nhập liệu nhanh .................................................................. 162
3.5.5. Sao chép dữ liệu ............................................................................................. 163
3.5.6. Sao chép công thức ......................................................................................... 163
3.5.7. Sao chép dạng (dùng nút Format Painter) ...................................................... 164
3.5.8. Hủy bỏ sao chép dạng..................................................................................... 164
3.5.9. Di chuyển dữ liệu ........................................................................................... 164
3.5.10. Sửa dữ liệu .................................................................................................... 164
3.5.11. Xóa dữ liệu ................................................................................................... 164
3.6. Các hàm thƣờng dùng trong Excel .................................................................... 164
3.6.1. Khái niệm ....................................................................................................... 164
3.6.2. Các hàm toán học ........................................................................................... 169
3.6.3. Các hàm thống kê ........................................................................................... 170
3.6.4. Các hàm logic ................................................................................................. 173
3.6.5. Các hàm chuỗi ký tự ....................................................................................... 175
3.6.6. Các hàm ngày tháng ....................................................................................... 176
3.6.7. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu ................................................................... 179
3.7. Cơ sở dữ liệu ........................................................................................................ 181
3.7.1. Khái niệm ....................................................................................................... 181
3.7.2. Sắp xếp dữ liệu ............................................................................................... 183
3.7.3. Lọc dữ liệu ...................................................................................................... 184
3.8. Câu hỏi ôn tập ...................................................................................................... 187
Chƣơng 4. SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU ........................................................................... 190
4.1. Khái niệm thuyết trình ........................................................................................ 190
4.2. Giới thiệu một số phần mềm trình chiếu ........................................................... 191
4.3. Một số thao tác cơ bản với bài trình chiếu ..................................................... 192
4.3.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 192
4.3.2. Khởi động PowerPoint ................................................................................... 192
4.3.3. Thoát khỏi PowerPoint ................................................................................... 194
4.3.4. Cấu trúc chung của một bài trình chiếu .......................................................... 194
4.3.5. Các bƣớc tạo bài trình chiếu ........................................................................... 194
4.4. Các thao tác cơ bản với Slide trình chiếu .......................................................... 195
4.4.1. Tạo file trình diễn mới .................................................................................... 195
4.4.2. Thêm mới hoặc xóa slide................................................................................ 196
4.4.3. Định dạng slide ............................................................................................... 196
4.4.4. Soạn thảo nội dung Slide ................................................................................ 198
4.4.5. Chọn mẫu màu nền cho slide.......................................................................... 200
4.4.6. Bổ sung màu nền cho Slide ............................................................................ 200
4.4.7. Các công cụ vẽ................................................................................................ 200
4.4.8. Tạo chữ nghệ thuật ......................................................................................... 200
4.5. Thao tác với các đối tƣợng đồ họa, âm thanh ................................................... 200
4.5.1. Thêm vào đối tƣợng đồ họa ............................................................................ 200
4.5.2. Định dạng các đối tƣợng đồ họa ..................................................................... 201
4.5.3. Tạo một album hình ảnh ................................................................................. 202
4.5.4. Thêm đoạn phim (video)/âm thanh (audio) vào slide .................................... 202
4.5.5. Liên kết và nhúng dữ liệu ............................................................................... 203
4.6. Thao tác trên bảng (Table) và biểu đồ (Charts) ............................................... 205
4.6.1. Bảng ................................................................................................................ 205
4.6.2. Biểu đồ............................................................................................................ 207
4.7. Thiết lập hiệu ứng và hoạt cảnh ......................................................................... 208
4.7.1. Chọn kiểu hiệu ứng ........................................................................................ 208
4.7.2. Các tùy chọn nâng cao cho hiệu ứng .............................................................. 208
4.7.3. Điều chỉnh trình tự xuất hiện các hiệu ứng .................................................... 209
4.7.4. Thiết lập hiệu ứng chuyển slide (Transitions) ................................................ 209
4.8. Chuẩn bị và trình chiếu ...................................................................................... 210
4.8.1. Lƣu một bài trình chiếu .................................................................................. 210
4.8.2. Chia sẻ một bài trình chiếu ............................................................................. 212
4.8.3. In một bài trình chiếu ..................................................................................... 213
4.8.4. Bảo mật một bài trình chiếu ........................................................................... 216
4.8.5. Trình chiếu...................................................................................................... 219
4.9. Câu hỏi ôn tập ...................................................................................................... 219
Chƣơng 5: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN ................................................................ 222
5.1. Kiến thức cơ bản về Internet .............................................................................. 222
5.1.1. Một số khái niệm/thuật ngữ thƣờng gặp......................................................... 222
5.1.2. An toàn và bảo mật trên Internet ................................................................... 228
5.2. Sử dụng trình duyệt Web.................................................................................... 234
5.2.1. Thao tác duyệt Web cơ bản ............................................................................ 234
5.2.2. Thiết lập cho trình duyệt................................................................................. 236
5.2.3. Chuyển hƣớng tới một trang web bất kỳ........................................................ 240
5.2.4. Đánh dấu trang web ....................................................................................... 241
5.3 Sử dụng Internet ................................................................................................... 244
5.3.1. Biểu mẫu và một số dịch vụ công cộng ......................................................... 244
5.3.2. Tìm kiếm trên Internet .................................................................................... 244
5.3.3. Lƣu trữ nội dung ............................................................................................ 246
5.3.4. In dữ liệu ........................................................................................................ 247
5.4. Sử dụng thƣ điện tử ............................................................................................. 248
5.4.1. Khái niệm và nguy cơ sử dụng thƣ điện tử..................................................... 248
5.4.2. Cách viết và gửi thƣ điện tử ........................................................................... 250
5.4.3. Nhận và trả lời thƣ điện tử .............................................................................. 253
5.4.4. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thƣ điện tử ........................................ 254
5.5. Một số dạng truyền thông số thông dụng ......................................................... 256
5.5.1. Dịch vụ nhắn tin tức thời (IM) ...................................................................... 256
5.5.2. Cộng đồng trực tuyến ..................................................................................... 257
5.6. Thƣơng mại điện tử và ngân hàng điện tử ........................................................ 258
5.6.1. Bán hàng trực tuyến ........................................................................................ 258
5.6.2. Thanh toán trực tuyến ..................................................................................... 258
5.6.3. Ngân hàng điện tử .......................................................................................... 261
5.6.4. Sử dụng các dịch vụ của ngân hàng điện tử ................................................... 262
5.7. Câu hỏi ôn tập ...................................................................................................... 271
PHẦN B. BÀI TẬP THỰC HÀNH ................................................................................. 275
Chƣơng 1: CĂN BẢN VỀ MÁY TÍNH .......................................................................... 275
Bài thực hành 1.1 ........................................................................................................ 275
Bài thực hành 1.2 ........................................................................................................ 275
Bài thực hành 1.3 ........................................................................................................ 276
Bài thực hành 1.4 ........................................................................................................ 276
Bài thực hành 1.5 ........................................................................................................ 277
Bài thực hành 1.6 ........................................................................................................ 278
Bài thực hành 1.7 ........................................................................................................ 278
Bài thực hành 1.8 ........................................................................................................ 279
Bài thực hành 1.9 ........................................................................................................ 279
Bài thực hành 1.10 ...................................................................................................... 279
Chƣơng 2: XỬ LÝ VĂN BẢN ......................................................................................... 281
Bài thực hành 2.1 ........................................................................................................ 281
Bài thực hành 2.2 ........................................................................................................ 282
Bài thực hành 2.3 ........................................................................................................ 282
Bài thực hành 2.4 ........................................................................................................ 284
Bài thực hành 2.5 ........................................................................................................ 284
Bài thực hành 2.6 ........................................................................................................ 286
Bài thực hành 2.7 ........................................................................................................ 287
Bài thực hành 2.8 ........................................................................................................ 287
Bài thực hành 2.9 ........................................................................................................ 288
Bài thực hành 2.10 ...................................................................................................... 290
Bài thực hành 2.11 ...................................................................................................... 291
Bài thực hành 2.12 ...................................................................................................... 291
Bài thực hành 2.13 ...................................................................................................... 292
Bài thực hành 2.14 ...................................................................................................... 293
Bài thực hành 2.15 ...................................................................................................... 295
Bài thực hành 2.16 ...................................................................................................... 296
Bài thực hành 2.17 ...................................................................................................... 296
Chƣơng 3: XỬ LÝ BẢNG TÍNH .................................................................................... 298
Bài thực hành 3.1 ........................................................................................................ 298
Bài thực hành 3.2 ........................................................................................................ 298
Bài thực hành 3.3 ........................................................................................................ 299
Bài thực hành 3.4 ........................................................................................................ 300
Bài thực hành 3.5 ........................................................................................................ 301
Bài thực hành 3.6 ........................................................................................................ 302
Bài thực hành 3.7 ........................................................................................................ 304
Bài thực hành 3.8 ........................................................................................................ 305
Bài thực hành 3.9 ........................................................................................................ 306
Bài thực hành 3.10 ...................................................................................................... 307
Bài thực hành 3.11 ...................................................................................................... 308
Bài thực hành 3.12 ...................................................................................................... 309
Chƣơng 4: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU .......................................................................... 311
Bài thực hành 4.1 ........................................................................................................ 311
Bài thực hành 4.2 ........................................................................................................ 313
Chƣơng 5: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN ................................................................ 314
Bài thực hành 5.1 ........................................................................................................ 314
Bài thực hành 5.2 ........................................................................................................ 314
Bài thực hành 5.3 ........................................................................................................ 314
Bài thực hành 5.4 ........................................................................................................ 314
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 315
LỜI NÓI ĐẦU
Từ nhiều năm nay, Tin học đƣợc giảng dạy hầu hết tại trƣờng Đại học và Cao đẳng ở
nƣớc ta với những mức độ khác nhau, và cũng có nhiều sách, giáo trình Tin học khác nhau
do nhiều tác giả biên soạn.Với sự phát triển nhanh chóng của ngành Tin học và yêu cầu đổi
mới trong chƣơng trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã biên soạn giáo
trình môn học TIN HỌC CƠ BẢN cho sinh viên các ngành của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2.
Với mục tiêu xây dựng cuốn tài liệu chuẩn tạo sự thuận lợi trong công tác giảng dạy và
học tập của giảng viên cũng nhƣ sinh viên, nhóm biên soạn đã bám sát Thông tƣ số
03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định
Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ Thông tin. Đây cũng là một tài liệu tham khảo cho cán
bộ, công chức, viên chức trong phần lớn các các cơ quan Nhà nƣớc hiện nay chƣa đạt chuẩn
kỹ năng sử dụng Công nghệ Thông tin cơ bản.
Nội dung giáo trình đƣợc chia làm hai phần: Lý thuyết và bài tập thực hành, mỗi phần
bao gồm 5 chƣơng tƣơng ứng với 6 mô đun của Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT.
Chƣơng 1: Căn bản về máy tính, tƣơng ứng với mô đun 01 và mô đun 02, trình bày cơ
bản về máy tính và mạng máy tính, các ứng dụng của Công nghệ Thông tin - Truyền thông,
các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính, virus máy tính và cách phòng
tránh, làm việc với hệ điều hành, máy in, giới thiệu một số phần mềm tiện ích...
Đặc biệt ở chƣơng này, các vấn đề về công thái học, những hiểu biết về an toàn lao
động và bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng Công nghệ Thông tin và truyền thông, một số
bệnh tật có liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài và cách phòng ngừa, các vấn đề an
toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính nhằm kiểm soát truy nhập và an toàn dữ
liệu, vấn đề về bản quyền, nhận diện một phần mềm có bản quyền, cách phân biệt các phần
mềm nhƣ: Phần mềm chia sẻ (shareware), phần mềm miễn phí (freeware), phần mềm mã
nguồn mở (open source software) và một số quy định cơ bản về luật pháp của Việt Nam liên
quan đến quyền bảo vệ dữ liệu,… đã đƣợc nhóm tác giả cập nhật, tìm hiểu kỹ lƣỡng và tập
trung biên soạn.
Chƣơng 2: Xử lý văn bản, tƣơng ứng với mô đun 03. Trình bày khái niệm văn bản,
cách soạn thảo và xử lý văn bản, giới thiệu một số phần mềm xử lý văn bản, các thao tác với
đối tƣợng trên màn hình Microsoft Word, các kỹ năng trình bày văn bản khi sử dụng
Microsoft Word, kết xuất và phân phối văn bản,...
Chƣơng 3: Bảng tính điện tử, tƣơng ứng với mô đun 04. Trình bày khái niệm bảng
tính, giới thiệu một số phần mềm bảng tính, các thao tác cơ bản khi sử dụng bảng tính, làm
việc với bảng tính, xử lý dữ liệu bảng tính, các hàm thƣờng dùng, làm việc với cơ sở dữ
liệu,... với phần mềm bảng tính Microsoft Excel.
Chƣơng 4: Sử dụng trình chiếu, tƣơng ứng với mô đun 05. Trình bày khái niệm thuyết
trình, trình chiếu, giới thiệu một số phần mềm trình chiếu, các thao tác cơ bản khi soạn thảo
nội dung trình chiếu nhƣ: chèn các đối tƣợng, tạo hiệu ứng trình chiếu, hiệu ứng chuyển
trang tự động, tạo liên kết giữa các đối tƣợng,… Sử dụng chƣơng trình PowerPoint để xây
dựng nội dung một bài thuyết trình hoàn chỉnh.
Chƣơng 5: Sử dụng internet cơ bản, tƣơng ứng với mô đun 06. Trình bày những kiến
thức cơ bản về internet, vấn đề an toàn và bảo mật trên internet, sử dụng và thiết lập trình
duyệt web, sử dụng internet, thƣ điện tử, một số dạng truyền thông số thông dụng, thƣơng
mại điện tử và ngân hàng điện tử,...

1
Với mục tiêu xây dựng giáo trình để tạo sự thuận lợi trong công tác giảng dạy và học
tập của giảng viên cũng nhƣ sinh viên, vì vậy trong quá trình biên soạn chúng tôi đã tham
khảo nhiều giáo trình của các tác giả ở một số trƣờng đại học trong nƣớc và một số cuốn
sách chuyên ngành, đồng thời cũng nhận đƣợc rất nhiều ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ về
nội dung kiến thức chuyên môn từ phía đồng nghiệp khoa Công nghệ Thông tin trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong khi biên soạn, nhƣng cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, chỉnh sửa để nội
dung cũng nhƣ hình thức của giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

2
PHẦN A. LÝ THUYẾT

Chƣơng 1: CĂN BẢN VỀ MÁY TÍNH


Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ có khả năng:
+ Hiểu cơ bản về máy tính và mạng máy tính;
+ Biết đƣợc các ứng dụng của CNTT - truyền thông;
+ Hiểu đƣợc các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính;
+ Biết đƣợc thế nào là virus máy tính và cách phòng tránh;
+ Thực hiện các thao tác cơ bản khi sử dụng máy tính: Làm việc với hệ điều
hành; Quản lý thƣ mục và tệp; Sử dụng máy in;
+ Sử dụng tiếng Việt trong Microsoft Windows.
1.1. Cơ bản về máy tính và mạng máy tính
Tài liệu này không tập trung vào phần cứng máy tính, tuy nhiên việc nắm rõ cơ bản
cấu hình máy tính hiện tại là điều quan trong giúp sinh viên có thể chọn lựa máy tính phù
hợp công việc của mình. Trƣớc khi mua máy tính nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia
về lĩnh vực này.
• Personal Computer: Còn đƣợc gọi là máy tính cá nhân. Đƣợc đặt trên bàn, bên cạnh
hoặc dƣới mặt bàn. Ít di chuyển, to, giá rẻ, cần nguồn điện lƣới, tốc độ cao, dễ nâng
cấp, sửa chữa. Thƣờng có hai loại:

PC

Notebook/Laptop: Còn gọi là máy tính xách tay. Di chuyển dễ dàng, mức tiêu thụ
điện thấp, sử dụng pin, tốc độ chậm hơn máy tính cá nhân, khó nâng cấp và sửa chữa. Tuy
nhiên, có thể mua thêm một số phụ kiện để tăng tính giải trí.

PC Notebook Mac Notebook

Netbook: Giống notebook nhỏ gọn và rẻ hơn nhƣng có cấu hình thấp, rẻ, thời gian sử
dụng pin dài, chỉ sử dụng các việc đơn giản nhƣ soạn văn bản và duyệt Web. Đƣợc thiết kế
dành cho những ngƣời cần liên lạc không dây hoặc cần truy cập Internet.

3
Tablet: Máy tính bảng. Giống notebook về khả năng cơ động và kết nối dữ liệu.
Màn hình có thể xoay hoặc gấp lại đƣợc. Sử dụng màn hình cảm ứng để nhập dữ liệu: Bằng
tay, bút chuyên dụng, hoặc bàn phím ảo tích hợp trong máy.

Thiết bị điện toán di động hoặc cầm tay:


Điện thoại di động hiện nay có thể thực hiện đƣợc rất nhiều chức năng nhƣ: Phát và
nghe nhạc, chụp hình, quay video, gửi tin nhắn văn bản, nhắn tin vô tuyến, nhận và gửi thƣ
điện tử, truy cập Internet, hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Chi phí tùy thuộc vào các chức
năng và khả năng của từng loại điện thoại.

Thiết bị kỹ thuật số trợ giúp cá nhân (PDA - Personal Digital Assistant): Có phần
mềm riêng để đặt lịch hẹn, lƣu danh mục các địa chỉ liên hệ, hoặc viết ghi chú. Rất phổ biến
nhờ tính cơ động và đƣợc trang bị các phần mềm cần thiết. Có thể đƣợc dùng nhƣ thiết bị
điện toán chính yếu. Tích hợp công nghệ màn hình cảm ứng.

MP3 đề cập đến loại định dạng tập tin dành cho âm nhạc đƣợc nhận diện bằng máy
nghe nhạc phù hợp. Thiết bị đa phƣơng tiện cho phép xem phim, video hoặc sách. Cung cấp
các khả năng về âm thanh, hình ảnh hoặc truy cập Internet.

4
Máy chơi trò chơi: Đƣợc gắn một con chíp cho phép một ngƣời chơi các trò chơi
tƣơng tác dùng công nghệ hình ảnh. Nhiều máy chơi trò chơi cho phép kết nối Internet.

Thiết bị đọc sách điện tử: Là một thiết bị điện toán đặc biệt đƣợc thiết kế với phần
mềm cho phép tải và xem bản sao điện tử của một ấn phẩm. Có thể tìm thấy phần mềm cung
cấp các tính năng đọc sách trên PDA hoặc thiết bị đa phƣơng tiện.
Máy tính điện tử cầm tay: Sử dụng loại chíp giống nhƣ trong máy tính để thực hiện
các phép toán tƣơng tự. Là loại máy tính hiện đại, cực lớn để thực hiện những tác vụ dựa
trên xử lý nhị phân các con số 1 và 0.
Các thiết bị điện toán khác
Thiết bị chẩn đoán trục trặc động cơ xe hơi; Máy rút tiền tự động (ATMs); Máy tính
tiền tại quầy; Hệ thống định vị toàn cầu (GPS); Thiết bị y tế; Đồ điện gia dụng nhỏ; Đồ điện
gia dụng lớn. Mỗi loại thiết bị đều có một con chíp máy tính gắn trong đó để có thể thực
hiện đƣợc một công việc cụ thể. Thông thƣờng cần phải đƣợc xác nhận về danh tính thông
qua một chiếc thẻ để mở kết nối đến cơ sở dữ liệu chứa thông tin. Khi thiết bị không hoạt
động, thông thƣờng cần phải thay thế hoặc khởi động lại.
Các dòng máy tính phù hợp cho mỗi loại công việc tùy theo mỗi ngƣời, và không thể
thay thế lẫn nhau.
Dựa trên tiêu chí sử dụng, máy tính đƣợc chia thành ba loại chính: máy tính văn
phòng, đồ họa và giải trí. Mỗi hệ thống đƣợc trang bị những phần cứng cơ bản là bo mạch
chủ (mainboard), thiết bị xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), đĩa cứng (hard disk); vỏ máy kèm bộ
nguồn (case), bàn phím (keyboard), chuột (mouse) và màn hình (monitor), và cài đặt phần
mềm tùy theo công việc. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu công việc có thể mua thêm modem,
máy in (printer), máy quét (scanner) và các loại ổ đĩa...
Mỗi loại máy tính có thể có hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau, tùy theo mục đích
sử dụng. Một cách tổng quát, máy tính điện tử là một hệ xử lý thông tin tự động gồm hai
phần chính: Phần cứng và phần mềm.
1.1.1. Phần cứng (Hardware):
Phần cứng có thể đƣợc hiểu đơn giản là tất cả các phần trong máy tính mà chúng ta
có thể thấy hoặc sờ đƣợc. Phần cứng bao gồm ba phần chính:
- Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit).
- Bộ nhớ (Memory).
- Thiết bị nhập/ xuất (Input/Output).

5
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Bộ xử lý trung tâm chỉ huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các
phép tính. CPU có ba bộ phận chính: Khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và
một số thanh ghi. Khối điều khiển (Control Unit) là trung tâm điều hành máy tính có
nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác
của máy tính theo yêu cầu của ngƣời sử dụng hoặc theo chƣơng trình đã cài đặt. Khối
tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit) thực hiện các phép tính số học (cộng,
trừ, nhân, chia,...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ
(so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau,...). Các thanh ghi (Registers) đóng vai trò bộ nhớ
trung gian, giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính.
Ngoài ra, CPU còn đƣợc gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung
nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Thƣờng thì đồng hồ
đƣợc gắn tƣơng xứng với cấu hình máy và có các tần số dao động (cho các máy Pentium 4
trở lên) là 2.0 GHz, 2.2 GHz,... hoặc cao hơn.
Hertz (Hz) đo tốc độ xung nhịp bên trong máy tính về tần suất hay số vòng xoay mỗi
giây. Bộ vi xử lý thông dụng hiện nay có các dòng Core I7 (Xử lý đa nhiệm bốn-hoặc tám-
luồng), Core I5 (Xử lý đa nhiệm bốn-hoặc tám-luồng), Core I3 (Xử lý đa nhiệm bốn-luồng).
Bộ nhớ
Bộ nhớ là thiết bị lƣu trữ thông tin, đƣợc chia làm hai loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ
ngoài.
Bộ nhớ trong gồm ROM và RAM
ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc, dùng lƣu trữ các chƣơng trình hệ
thống, chƣơng trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS: ROM-Basic Input/
Output System). Dữ liệu trên ROM không thể thay đổi, không bị mất ngay cả khi không có
điện.
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, đƣợc dùng để lƣu
trữ dữ liệu và chƣơng trình trong quá trình thao tác và tính toán. Dữ liệu lƣu trong RAM sẽ
mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Tốc độ RAM đƣợc đo bằng nano giây (ns). Dung lƣợng
bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thƣờng vào khoảng 2GB, 4GB, 8GB….
RAM đƣợc dùng trong card hình ảnh hoặc dùng làm bộ nhớ đệm thông tin gửi đến máy in.

6
Bảng 1.1. Một số Bộ vi xử lý
Bộ vi xử lý (CPU) MHz / GHz Typical RAM
8088 (XT) 4 đến 10 MHz 640KB
80286 (286 or AT) 8 đến 16 MHz 1 đến 2MB
80386SX/DX (386SX/DX) 16 đến 33 MHz 1 đến 8MB
80486 (486) 25 đến 100 MHz 4 đến 32MB
Pentium 60 đến 200 MHz 8MB +
6x86 120 đến 166 MHz 16MB +
Pentium (MMX) 166 đến 200 MHz 16 đến 32MB
Pentium PRO 150 đến 200 MHz 32MB +
Pentium II 200 đến 400 MHz 32MB +
Pentium III 500 MHz đến 1.2 GHz 64MB +
Pentium 4 or Pentium M 1.4 đến 3.2+ GHz 128MB +
Pentium 5 5 GHz đến 7 GHz 256MB +
Cơ chế hoạt động của bộ nhớ trong
1. ROM BIOS nắm quyền kiểm soát khi máy tính khởi động và tải hệ điều hành
2. Khi hệ điều hành nắm quyền kiểm soát, màn hình khởi động Windows xuất hiện
− Hệ điều hành kiểm tra việc “đăng ký” với Windows, xác định phần cứng
hay phần mềm nào đã đƣợc cài đặt
− Khi quá trình này hoàn tất, màn hình nền của Windows xuất hiện
3. Dung lƣợng RAM cần thiết đƣợc sử dụng để lƣu trữ mã chƣơng trình và dữ liệu
trong suốt quá trình thực thi
− Khi máy tính thực hiện một công việc cụ thể, một lƣợng RAM cần thiết sẽ
đƣợc sử dụng
− Khi khởi động một phần mềm hoặc một chƣơng trình ứng dụng,
máy tính yêu cầu sao chép chƣơng trình đó và đƣa sang RAM
− Đóng chƣơng trình ứng dụng khi không sử dụng để giải phóng RAM.
Bộ nhớ ngoài bao gồm các thiết bị lƣu trữ thông tin với dung lƣợng lớn, thông tin
không bị mất khi không có điện, có thể cất giữ và di chuyển độc lập với máy tính. Có
nhiều loại bộ nhớ ngoài phổ biến nhƣ:
- Đĩa cứng là nơi lƣu trữ sơ cấp của chƣơng trình và dữ liệu. Các chƣơng trình
phần mềm cần phải đƣợc cài đặt ở ổ đĩa cứng (Hard disk drive). Đĩa cứng lƣu trữ và truy
xuất thông tin với tốc độ cao. Tốc độ truyền dữ liệu của một đĩa cứng là biểu hiện của
tốc độ quay đĩa cứng (đƣợc đo bằng rpm) và số đầu đọc/ghi trên mỗi bề mặt đĩa. Tốc độ
quay càng cao và/hoặc số đầu đọc/ghi càng nhiều thì thời gian để tìm một mẩu dữ liệu
nào đó càng ngắn. Đĩa cứngcó dung lƣợng hiện nay khoảng 250 GB, 500 GB, 1TB, 2
TB... Cũng có thể sử dụng các ổ đĩa mạng có dung lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu lƣu trữ
dữ liệu của toàn bộ tổ chức/doanh nghiệp. Việc truyền dữ liệu khá nhanh tuy nhiên tốc
độ có thể bị hạn chế bớt do loại card giao tiếp mạng cài trên máy cùng số ngƣời dùng và
7
tác vụ mà máy chủ phải xử lý. Lƣu ý là đĩa cứng là loại bộ nhớ ngoài mặc dù chúng luôn
đƣợc gắn bên trong máy tính.

- Đĩa quang thƣờng lƣu trữ âm thanh, video đƣợc sử dụng trong các phƣơng tiện
đa truyền thông (multimedia). Đĩa quang thiết kế để đọc các đĩa tròn, dẹt, thƣờng đƣợc
gọi là đĩa nén (CD) hoặc đĩa số đa năng (DVD). Đĩa quang đƣợc đọc thông qua một thiết
bị laze hoặc đầu quang học có thể quay đĩa với vận tốc từ 200 vòng quay mỗi phút (rpm)
trở lên.
- Ổ đĩa CD-R là ổ đĩa chỉ đọc CD. CD-RW là ổ đĩa đọc và ghi CD. DVD-R là ổ
đọc DVD. DVD-RW hay combo là đọc và ghi DVD.
Các máy tính mới có một ổ đĩa quang có thể đƣợc mua rời, thƣờng gồm một ổ
DVD hoặc một ổ ghi CD/DVD.
- Các loại bộ nhớ ngoài khác nhƣ thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card),
USB Flash Drive có dung lƣợng phổ biến là 4GB, 8GB, 16 GB... hoặc đĩa cứngđặt ngoài
với dung lƣợng lƣu trữ lớn hơn 1 TB, 2 TB... Lợi thế của các loại bộ nhớ này là tính lƣu
động, dung lƣợng lớn, và khả năng chia sẻ dữ liệu.
Các thiết bị ngoại vi
Thiết bị ngoại vi là các thiết bị giúp máy tính kết nối, trao đổi dữ liệu với thế giới bên
ngoài. Thiết bị ngoại vi đƣợc chia làm hai nhóm là thiết bị nhập và thiết bị xuất tùy theo dữ
liệu đi vào hay đi ra máy tính.
Các thiết bị nhập gồm:
-Bàn phím (keyboard) là thiết bị nhập chuẩn, nhập dữ liệu hoặc lệnh thực hiện một
tác vụ trong một chƣơng trình ứng dụng thông qua một chuỗi các thao tác gõ phím. Loại
phổ biến chứa 104 phím chia làm 3 nhóm phím chính: nhóm phím đánh máy gồm các phím
chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^,&, ?,...); nhóm phím chức năng
gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím nhƣ ← ↑ → ↓ (phím di chuyển), phím PgUp (lên trang
màn hình), PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về
cuối); nhóm phím số (numeric keypad).
Một số bàn phím đƣợc thiết kế có dựa trên các kết quả nghiên cứu về lao động nhằm
tránh, giảm chấn thƣơng lên cổ tay. Một số bàn phím còn có thêm các phím hỗ trợ sử dụng
đa phƣơng tiện cho ngƣời dùng. Dù là loại bàn phím nào thì cũng có những phím giống
nhau dành cho việc xử lý văn bản. Những ngƣời nghiện game hoặc ngƣời tàn tật có thể mua
các bàn phím đặc biệt dành cho họ.

-Thiết bị xác định điểm (Pointing Device) nhƣ chuột (Mouse) để chọn một vị trí trên
màn hình, màn hình cảm ứng (Touch Screen): Cho phép lựa chọn hoặc kích hoạt một đối
8
tƣợng trên màn hình bằng cách đặt mũi tên con trỏ vào đối tƣợng đó và thực hiện một hành
động. Thiết bị xác định điểm truyền thống là chuột máy tính hay bảng cảm ứng.

-Thiết bị đọc: Có nhiều loại nhƣ đầu đọc quang học (Optical-mark reader) dùng ánh sáng
phản xạ để nhận thông tin đƣợc đánh dấu, thiết bị đọc mã vạch (Barcode reader) dùng ánh sáng
để đọc mã vạch, máy quét (Scanner), máy ảnh số (Digital camera), máy quay phim số (Digital
video camera)… Máy quét, máy ảnh, máy quay là các thiết bị số hóa thế giới thực.
Các thiết bị xuất bao gồm:
-Màn hình (Monitor): Thiết bị xuất chuẩn. Màn hình phổ biến hiện tại là màn hình
LCD với độ phân giải có thể đạt 1280 X 1024 pixel. Tƣơng tự với màn hình còn có máy chiếu
(Projector).
-Máy in (Printer): Chuyển những gì hiển thị trên màn hình sang dạng bản in bằng các
lựa chọn in khác nhau. Máy in phổ biến hiện tại máy in phun, máy in laser trắng đen.
- Loa: Phát đi âm thanh lƣu dƣới dạng các tập tin dạng số hóa. Có các định dạng âm
thanh khác nhau: Có thể dành riêng cho các phần mềm âm nhạc hoặc cũng có thể dùng
chung cho các thiết bị chơi nhạc trên máy tính; Định dạng tập tin đƣợc dùng để lƣu nhạc
quyết định chất lƣợng của tập tin âm thanh.
Một bộ loa có thể đƣợc gắn vào máy tính nhƣ là một thiết bị riêng rẽ hoặc đƣợc tích
hợp vào bên trong máy tính nhƣ với máy notebook. Có rất nhiều loại loa có chất lƣợng khác
nhau có thể đƣợc mua rời.
1.1.2. Phần mềm (Software)
Phần mềm là các chƣơng trình điều khiển hoạt động của máy tính nhằm thực hiện yêu
cầu xử lý công việc của ngƣời sử dụng. Phần mềm đƣợc chia làm hai loại: Hệ điều hành và
phần mềm ứng dụng.
Hệ điều hành (Operating System Software) chứa tập các câu lệnh để chỉ dẫn phần
cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với nhau. Không có hệ điều hành thì
máy tính không thể hoạt động đƣợc. Chức năng của hệ điều hành: Tổ chức giao tiếp giữa
ngƣời dùng và hệ thống; Cung cấp tài nguyên (Bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi, …) cho các
chƣơng trình và tổ chức thực hiện các chƣơng trình đó; Tổ chức lƣu trữ thông tin trên bộ
nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin; Kiểm tra và hỗ trợ bằng
phầm mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phiếm, màn hình, đĩa CD,…) để có thể khai
thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả; Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm
việc với đĩa, truy cập mạng…).
Một số hệ điều hành phổ biến là MS Windows (Windows 8.1, Windows 8, Windows
7, Vista, XP…), Linux (Ubuntu, Fedora), Mac, Unix…
Phần mềm ứng dụng (Application Software) rất phong phú và đa dạng tùy theo yêu
cầu xử lý công việc cho ngƣời sử dụng: Soạn thảo văn bản, tính toán, phân tích số liệu, đồ
họa, games. Phần mềm đƣợc các hãng sản xuất nâng cấp liên tục, tuy nhiên các tính năng
chính của phần mềm thƣờng đƣợc giữ lại nhằm tạo sự thân thiện cho ngƣời sử dụng.

9
Một số phần mềm ứng dụng đƣợc sử dụng rất phổ biến hiện nay nhƣ: MS Word (chế
bản điện tử), MS Excel (bảng tính), MS Access (cơ sở dữ liệu), Corel Draw, AutoCad,
Photoshop (đồ họa), Internet Explorer, Google Chrome, FireFox (trình duyệt web)…
1.1.3. Hiệu suất máy tính
Một số nguyên nhân làm giảm hiệu suất của máy tính:
- Nguồn tài nguyên của hệ thống quá thấp để xử lý công việc, đặc biệt là RAM.
- Đĩa cứngkhông còn chỗ trống để cài đặt chƣơng trình mới hoặc lƣu tập tin.
- Trên đĩa cứngkhông có đủ chỗ cho hệ điều hành xử lý nhiều chƣơng trình cùng một
lúc.
- Kích cỡ tập tin quá lớn và do vậy, không đóng hoặc mở nhanh chóng do tốc độ của
bộ vi xử lý.
- Cần nhiều thời gian để hiển thị nội dung tài liệu.
- Một thành phần của hệ điều hành, một phần mềm, hoặc một tập tin dữ liệu gây lỗi hệ
thống nhƣng vẫn tiếp tục chạy ẩn.
- Một linh kiện phần cứng hoặc chƣơng trình phần mềm mới đƣợc cài đặt và gây chậm
máy hoặc xung đột với các linh kiện hoặc phần mềm hệ thống khác.
1.1.4. Mạng máy tính và truyền thông
Ở mức độ cơ bản nhất mạng (network) bao gồm hai hay nhiều máy tính kết nối với
nhau bằng cáp (cable) và một số thiết bị ngoại vi khác nhƣ HUB, SWICH… sao cho chúng
có thể dùng chung và chia sẻ dữ liệu thì đó đƣợc gọi là một mạng máy tính.
Mạng máy tính phát sinh từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ liệu. Mạng máy
tính ra đời là một thành tựu lớn trong công nghệ truyền thông.
Tuỳ thuộc vào yếu tố chính đƣợc chọn làm chỉ tiêu phân loại nhƣ khoảng cách địa lí,
kỹ thuật chuyển mạch, kiến trúc mạng,… có các cách phân loại mạng máy tính. Cách phân
loại phổ biến nhất hiện nay là dựa vào khoảng cách địa lý, ngƣời ta chia mạng máy tính
thành các loại mạng phổ biến nhƣ: LAN, MAN, WAN, GAN.
Bảng 1.2. Phân loại mạng
Đƣờng kính mạng Vị trí của các máy tính Loại mạng
1m Trong 1m2 Mạng khu vực cá nhân
10 m Trong 1 phòng Mạng cục bộ, gọi tắt là mạng LAN
100 m Trong 1 tòa nhà (Local Area Network)
1 km Trong 1 khu vực
10 km Trong 1 thành phố Mạng thành phố, gọi tắt là mạng
MAN (Metropolitan Area Network)
100 km Trong 1 quốc gia Mạng diện rộng, gọi tắt là mạng
1000 km Trong 1 châu lục WAN (Wide Are Network)
10000 km Các lục địa Mạng toàn cầu GAN, (Global Are
Network)

Mạng cục bộ
Đây là mạng thuộc loại mạng quảng bá, sử dụng một đƣờng truyền có tốc độ cao, băng
thông rộng, có kiến trúc mạng (topology) đơn giản nhƣ mạng hình bus, mạng hình sao (Star
topology), mạng hình vòng (Ring topology).
Mạng thành phố
Mạng MAN đƣợc sử dụng để nối tất cả các máy tính trong phạm vi toàn thành phố. Ví
dụ nhƣ mạng truyền hình cáp trong thành phố.
Mạng diện rộng
10
Mạng LAN và mạng MAN thông thƣờng không sử dụng các thiết bị chuyển mạch,
điều đó hạn chế trong việc mở rộng phạm vi mạng về số lƣợng máy tính và khoảng cách.
Chính vì thế mạng diện rộng đƣợc phát minh.
Trong một mạng WAN, các máy tính (hosts) đƣợc nối vào một mạng con (subnet) hay
đôi khi còn gọi là đƣờng trục mạng (Backbone), trong đó có chứa các bộ chọn đƣờng
(routers) và các đƣờng truyền tải (transmission lines).
Các Routers thông thƣờng có nhiệm vụ lƣu và chuyển tiếp các gói tin mà nó nhận
đƣợc theo nguyên lý cơ bản sau: Các gói tin đến một router sẽ đƣợc lƣu vào trong một hàng
chờ, kế đến router sẽ quyết định nơi gói tin cần phải đến và sau đó sẽ chuyển gói tin lên
đƣờng đã đƣợc chọn.

LAN WAN
Mạng toàn cầu GAN
Việc trao đổi thông tin giữa các lục địa ngày nay là không thể thiếu vì vậy một giải
pháp mạng mới cần phải đƣợc thiết lập từ đó khái niệm về mạng toàn cầu. Mạng toàn cầu
đƣợc thiết lập dựa vào rất nhiều các trạm truyền phát tín hiệu và sự đóng góp thông tin của
hàng tỷ máy tính trên toàn thế giới.
Mạng không dây
Nếu phân biệt mạng theo tiêu chí hữu tuyến hay vô tuyến thì có thêm các loại mạng
không dây sau:
+ Nối kết hệ thống (System interconnection): Mạng này nhằm mục đích thay thế hệ
thống cáp nối kết các thiết bị cục bộ vào máy tính nhƣ màn hình, bàn phím, chuột, phone,
loa,....
Mạng cục bộ không dây (Wireless LANs)
Tất cả các máy tính giao tiếp với nhau thông qua một trạm cơ sở (Base Station) đƣợc
nối bằng cáp vào hệ thống mạng.
Mạng diện rộng không dây (Wireless WANs)
Thông thƣờng mạng điện thoại di động số thuộc dạng này. Với các công nghệ mới cho
phép băng thông mạng có thể đạt đến 50 Mbps với khoảng cách vài kilomet.
Liên mạng (Internetwork)
Thông thƣờng một mạng máy tính có thể không đồng nhất (Homogeneous), tức có sự
khác nhau về phần cứng và phần mềm giữa các máy tính. Trong thực tế chỉ có thể xây dựng
đƣợc các mạng lớn bằng cách liên nối kết (interconnecting) nhiều loại mạng lại với nhau.
Công việc này đƣợc gọi là liên mạng (Internetworking).
Ví dụ:
+ Nối kết một tập các mạng LAN có kiểu khác nhau nhƣ dạng Bus với dạng vòng của
một công ty.
+ Nối các mạng LAN lại với nhau nhờ vào một mạng diện rộng, lúc đó mạng WAN
đóng vai trò là một Subnet.
11
+ Nối các mạng WAN lại với nhau hình thành mạng WAN lớn hơn. Liên mạng lớn
nhất hiện nay là mạng toàn cầu Internet.
Một hệ thống mạng tổng quát đƣợc cấu thành từ 3 thành phần:
- Đường biên mạng (Network Edge): Gồm các máy tính (Host) và các chƣơng
trình ứng dụng mạng (Network Application).
Quá trình trao đổi thông tin giữa hai máy tính trên mạng có thể diễn ra theo hai mô
hình: Mô hình khách/chủ (Client / server model) hay Mô hình ngang hàng (peer-to-peer
model).
Mô hình khách/chủ (client/server): Trong mô hình này một máy tính sẽ đóng vai trò là
client và máy tính kia đóng vai trò là server.
Máy tính client sẽ gởi các yêu cầu (request) đến máy tính server để yêu cầu server thực
hiện công việc gì đó. Chẳng hạn khi ngƣời dùng duyệt web trên mạng Internet, trình duyệt
web sẽ gởi yêu cầu đến web server đề nghị web server gởi về trang web tƣơng ứng.
Máy tính server khi nhận đƣợc một yêu cầu từ client gởi đến sẽ phân tích yêu cầu để
hiểu đƣợc client muốn điều gì, để thực hiện đúng yêu cầu của client. Server sẽ gởi kết
quả về cho client trong các thông điệp trả lời (reply). Ví dụ, khi web server nhận đƣợc
một yêu cầu gởi đến từ trình duyệt web, nó sẽ phân tích yêu cầu để xác định xem client
cần nhận trang web nào, sau đó mở tập tin html tƣơng ứng trên đĩa cứng cục bộ của nó
để gởi về trình duyệt web trong thông điệp trả lời.
Máy chủ có thể là một máy tính lớn hoặc một máy tính nhỏ, máy trạm Unix hoặc một
máy tính cá nhân có cấu hình mạnh, cần phải đƣợc cài đặt với các phần mềm cho máy chủ,
ngƣời sử dụng phải có quyền truy cập rõ ràng.
Máy khách có thể là bất kỳ máy tính nào với một card mạng và phần mềm thích hợp
để kết nối tới máy chủ.
Mạng Intranet: Dạng mạng riêng LAN sử dụng một giao thức mạng tƣơng tự nhƣ
mạng Internet nhƣng nó chỉ đƣợc thiết lập trong một công ty hay một tổ chức Thƣờng có
một máy chủ Web chứa các văn bản chung.
Tƣờng lửa (Firewall) giữa Intranet và Internet để ngăn chặn sự truy
cập bất hợp pháp từ bên ngoài vào mạng Intranet.
Mạng Extranet: Sử dụng công nghệ Internet cho phép một công ty có thể
chia sẻ thông tin với các công ty khác hoặc các tổ chức khác. Mức độ bảo mật của mạng
Extranet thấp hơn so với mạng Internet nhƣng cao hơn so với mạng Intranet.
Mục đích của việc thiết lập ra mạng Extrane nhằm giúp nhân viên các công ty khác
nhau có thể chia sẻ dữ liệu. Mạng Extranet thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng mạng máy tính
B2B.
Các lợi ích của mạng máy tính
Truyền thông
Gửi thông tin trực tiếp cho nhau mà không cần phải dùng đến các thiết bị lƣu trữ di
động. Tin nhắn có thể đƣợc lƣu trữ trên mạng mà không bị mất đi thậm chí khi ngƣời nhận
không kết nối mạng. Nhắn tin tức thời (Instant messaging - IM) cho phép tƣơng tác thời
gian thực (Real time interaction) bằng văn bản.
Hội thảo trực tuyến trên web (Web conferencing) cũng cho phép ngƣời dùng ở các địa
điểm khác nhau có thể cùng làm việc trong các dự án hay tổ chức các cuộc họp để có thể
chia sẻ thông tin cho tất cả mọi ngƣời cùng xem.
Chia sẻ các tài nguyên
Mạng máy tính chia sẻ những thiết bị giúp các công ty có thể tiết kiệm chi phí khi mua
bán trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì.
Các tập tin hoặc thƣ mục có thể đƣợc cài đặt để chia sẻ cho tất cả ngƣời dùng.
12
Nhóm làm việc (Workgroup) có thể chuyển hoặc lƣu trữ các thông tin tới một địa chỉ
chung hoặc trên máy chủ trung tâm, nhà quản lý mạng trong việc thiết lập quyền truy cập
hay thực hiện công tác bảo trì cho các nhóm làm việc này.
Các thiết bị chất lƣợng cao thƣờng đắt tiền, chúng có thể đƣợc chia sẻ nhiều ngƣời
nhằm giảm chi phí và dễ bảo quản.
Mạng cho phép nâng cao độ tin cậy
Khi sử dụng mạng, có thể thực hiện một chƣơng trình tại nhiều máy tính khác nhau,
nhiều thiết bị có thể dùng chung. Điều này tăng độ tin cậy trong công việc vì khi có máy
tính hoặc thiết bị bị hỏng, công việc vẫn có thể tiếp tục với các máy tính hoặc thiết bị khác
trên mạng trong khi chờ sửa chữa.
Mạng giúp cho công việc đạt hiệu suất cao hơn
Khi chƣơng trình và dữ liệu đã dùng chung trên mạng, có thể bỏ qua một số khâu đối
chiếu không cần thiết. Việc điều chỉnh chƣơng trình (nếu có) cũng tiết kiệm thời gian hơn
do chỉ cần cài đặt lại trên một máy.
Về mặt tổ chức, việc sao chép dữ liệu phòng hờ tiện lợi hơn do có thể giao cho chỉ một
ngƣời thay vì mọi ngƣời phải tự sao chép phần của mình.
Tiết kiệm chi phí
Việc dùng chung các thiết bị ngoại vi cho phép giảm chi phí trang bị tính trên số ngƣời
dùng. Về phần mềm, nhiều nhà sản xuất phần mềm cung cấp cả những ấn bản cho nhiều
ngƣời dùng, với chi phí thấp hơn tính trên mỗi ngƣời dùng.
Tăng cường tính bảo mật thông tin
Dữ liệu đƣợc lƣu trên các máy phục vụ tập tin (File server) sẽ đƣợc bảo vệ tốt hơn so
với đặt tại các máy cá nhân nhờ cơ chế bảo mật của các hệ điều hành mạng.
Việc phát triển mạng máy tính đã tạo ra nhiều ứng dụng mới
Một số ứng dụng có ảnh hƣởng quan trọng đến toàn xã hội: Khả năng truy xuất các
chƣơng trình và dữ liệu từ xa, khả năng thông tin liên lạc dễ dàng và hiệu quả, tạo môi
trƣờng giao tiếp thuận lợi giữa những ngƣời dùng khác nhau, khả năng tìm kiếm thông tin
nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới,...
1.2. Các ứng dụng của Công nghệ Thông tin – Truyền thông
Hiện nay các ứng dụng của Công nghệ Thông tin – Truyền thông đƣợc ứng dụng rất
nhiều trong đời sống thực tế. Các phƣơng thức truyền thông cho phép trao đổi dữ liệu với
ngƣời khác. Để đạt đƣợc trao đổi tốt hơn dữ liệu trong tƣơng lai, các tiêu chuẩn giao thức
truyền thông cần phải đƣợc phát triển và tôn trọng bởi các nhà sản xuất thiết bị, các nhà phát
triển phần mềm và các nhà cung cấp dịch vụ.
Mọi hình thức giao tiếp điện tử đều yêu cầu ngƣời gửi có định danh duy nhất. Khi sử
dụng điện thoại để liên lạc, số điện thoại sẽ giúp xác định ai đang gọi. Một số dịch vụ yêu
cầu phƣơng pháp xác thực bổ sung để nhận dạng khi đăng nhập.
Sau đây là một số phƣơng thức truyền thông điện tử hay sử dụng:
Thƣ điện tử (Electronic Mail): Thƣờng đƣợc gọi là e-mail và cần một địa chỉ chính
xác để gửi các thông điệp.
Tin nhắn nhanh (IM: Instant Messages): Giống một cuộc hội thoại của hai ngƣời trở
lên nhƣng ở dạng văn bản và mọi ngƣời tham gia hội thoại chỉ có thể nhận từng tin nhắn
một.
Tin nhắn văn bản (Text Messages): Tƣơng tự nhƣ tin nhắn IM nhƣng chúng đƣợc
tạo ra và gửi từ các máy điện thoại di động và số ký tự gửi trong mỗi tin nhắn bị hạn chế.

13
VoIP (Voice over Internet Protocol): Sử dụng định dạng kỹ thuật số đi kèm các giao
thức mạng Internet cho phép các cuộc hội thoại có âm thanh của hai hoặc nhiều ngƣời ở
những nơi khác nhau hoặc các nƣớc khác nhau.
Hội thảo trực tuyến (Online Conferencing): Cho phép mọi ngƣời có thể tổ chức
cuộc họp trực tuyến thông qua việc sử dụng Internet.
Phòng thảo luận (Chat Rooms): Có thể tham gia vào các cuộc thảo luận chính hoặc
có thể tới các phòng thảo luận riêng để thực hiện các cuộc thảo luận theo các chủ đề.
Các trang mạng xã hội (Social Networking Sites): Các trang Web có thể tham gia
để kết nối với những ngƣời quen biết hoặc để làm quen với những ngƣời mới. Tạo thông tin
cá nhân và đăng tải những bức ảnh, băng video, hoặc các bài viết về bản thân hoặc chơi
game.
Các trang nhật ký mạng (Blogs): Sử dụng nhƣ một trang báo nơi một ngƣời có thể
viết về các vấn đề cụ thể, và những ngƣời khác sẽ đăng tải nhận xét về bài báo đó.
Bảng tin (Message Boards/Newsgroups): Tƣơng tự nhƣ các trang tin nơi có thể đăng
tải những nhận xét về một chủ đề nào đó mặc dù có thể phải đăng ký vào nhóm tin.
Sử dụng các phương thức truyền thông điện tử có các lợi ích sau:
- Nói chung nhanh hơn để gửi tin nhắn đến một hoặc nhiều ngƣời thay vì sử dụng
điện thoại để liên hệ với họ.
- Có thể in bản sao của cuộc hội thoại nhƣ hồ sơ thông tin liên lạc.
- Có thể chia sẻ thông tin bằng cách gửi các tập tin hoặc file đính kèm e-mail, tin
nhắn tức thời, hoặc thông qua một tính năng trực tuyến.
- Có thể gửi tập tin khi tải về từ trang web.
- Có thể truy cập Email và mạng nội bộ của công ty hoặc trang web từ bất kỳ vị trí
nào.
- Sử dụng tin nhắn điện tử để thiết lập các cuộc họp hoặc thông báo cho ngƣời khác
về họ, và sau đó đáp ứng bằng cách sử dụng các chƣơng trình dựa trên web.
- Chi phí ban đầu có thể cao nhƣng chi phí để duy trì thấp.
- Bất kể phƣơng pháp giao tiếp điện tử, yêu cầu máy chủ cung cấp các dịch vụ và
thiết bị máy tính cho khách hàng sử dụng.
- Chia sẻ và giao tiếp với những ngƣời khác để có thể xây dựng ý thức cộng đồng.
1.3. An toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng trong sử dụng CNTT-TT
1.3.1. An toàn lao động
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động,
gây thƣơng tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho ngƣời lao động.
Công thái học (Ergonomics) là một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu về
con ngƣời trong môi trƣờng làm việc và cách thức ngăn ngừa chấn thƣơng tại nơi làm việc.
Khi sử dụng máy vi tính, ngƣời sử dụng đã ngồi đúng tƣ thế chƣa? Đã sử dụng chuột và
bàn phím đúng cách chƣa? Nếu đang làm sai các tƣ thế khi sử dụng những thiết bị trên thì
hậu quả lâu dài ảnh hƣởng đến cơ thể.
Các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe con ngƣời đƣa ra những bí quyết để ngƣời sử dụng
máy vi tính có thể phòng bệnh nhƣ: “Ngồi đúng tƣ thế trƣớc máy tính; Máy phải đƣợc đặt
đúng chiều cao của ngƣời sử dụng; Giữ khoảng cách thích hợp với màn hình; Tránh sử dụng
máy tính quá lâu…”.
Ghế ngồi đúng tƣ thế:
Chiều cao của mỗi ngƣời khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải biết điều chỉnh
chiều cao của ghế ngồi để phù hợp với chiều cao mặt bàn, cho đúng tƣ thế trong khi ngồi và
làm việc trên máy tính.

14
Minh họa ngồi đúng tư thế

- Điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế cho phù hợp để cánh tay khi đặt bàn tay lên gõ
phím, nháy chuột sẽ tạo thành một góc vuông ở khuỷu tay trong khi ngồi làm việc.
- Điều chỉnh chiều cao của ghế để gót chân thoải mái đặt trên sàn nhà.
- Điều chỉnh chỗ lƣng ghế tựa để giữ cho lƣng thẳng trong khi ngồi trƣớc máy tính. Sử
dụng ghế văn phòng cũng phải đúng tiêu chuẩn để các cơ bắp không bị mỏi khi ngồi
trên ghế trong nhiều giờ liên tục.
Vị trí màn hình phù hợp với góc nhìn của mắt:
Mắt bắt đầu có cảm giác mỏi sau khi sử dụng máy tính trong một thời gian dài. Duy trì
vị trí mắt thích hợp cũng giúp giảm ảnh hƣởng và mắt nhìn đƣợc tốt hơn.

Minh họa vị trí màn hình phù hợp với góc nhìn của mắt
- Không đặt màn hình hiển thị quá gần mắt. Nên duy trì ít nhất 50 cm khoảng cách
giữa mắt và màn hình.
- Bên cạnh khoảng cách, cũng cần điều chỉnh chiều cao của màn hình để tạo cảm giác
thoải mái khi sử dụng. Điều chỉnh màn hình sao cho chiều cao của nó bằng hoặc
thấp hơn tầm mắt.
- Điều chỉnh độ sáng màn hình cho thích hợp với điều kiện ánh sáng trong phòng. Nếu
màn hình hiển thị quá sáng, nó có thể làm mỏi mắt rất nhanh. Do đó, giảm độ sáng
màn hình là điều đƣợc khuyến khích.
Tƣ thế đúng vị trí của tay:
Việc sử dụng chuột và bàn phím làm cho cánh tay và bàn tay phải làm việc liên tục trên
máy tính. Do đó, giữ đúng vị trí cánh tay là điều quan trọng để loại trừ các cảm giác nhức
mỏi.

15
Minh họa tư thế đúng vị trí của tay
- Luôn giữ cho cánh tay tạo thành góc vuông ở khuỷu tay trong suốt thời gian sử dụng
bàn phím và chuột.
- Không để lòng bàn tay chạm vào bàn phím trong khi đánh máy, mà hãy giữ cho lòng
bàn tay ở phía trên bàn phím và nhẹ nhàng nhấn xuống trong khi các ngón tay gõ phím.
Điều này sẽ làm cho lòng bàn tay hoặc ngón tay không bị mỏi, ngay cả sau khi đánh máy
trong nhiều giờ.
Dùng bàn tay giữ trọn vẹn chuột máy tính trong khi di chuyển nó làm việc. Ngoài ra,
cũng không cần thiết phải sử dụng quá nhiều lực cho việc sử dụng chuột.
1.3.2. Bảo vệ môi trường
1.3.2.1. Tái chế
Nhu cầu không nhỏ của ngƣời tiêu dùng đối với những linh kiện nhỏ riêng rẽ của các
bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng đã góp phần tạo ra một thị
trƣờng, một xu hƣớng đi kèm với việc “mổ xẻ” thiết bị nhằm mục đích tái chế phần còn sử
dụng đƣợc. Những bộ phận trên, về cơ bản, đƣợc tách biệt, chia nhỏ hết sức có thể, sau đó
sẽ cân nhắc tái sử dụng và cải tạo tùy theo yêu cầu đƣợc đƣa ra.
Năm 2010, HP và Lavergne đã đồng phát triển máy tháo dỡ hộp mực in đầu tiên
trong ngành cho phép tách riêng các thành phần nhựa, xốp, mực và kim loại của các hộp
mực cũ hiệu quả hơn và giúp tái sử dụng nhiều hơn các cấu kiện của hộp mực. Hộp mực in
HP đƣợc thiết kế sử dụng tới 70% nguyên liệu tái chế và vẫn đáp ứng những yêu cầu về chất
lƣợng và độ tin cậy. Khách hàng và HP đã tận dụng khoảng 1,3 tỷ chai nhựa và hơn 210
triệu hộp mực in thay vì bỏ ngoài bãi rác. Năm 2010, HP đã sử dụng 6.000 tấn nhựa tái chế
từ các loại chai nhựa và hộp mực in để sản xuất ra các hộp mực mới. Điều này đồng nghĩa
với việc giữ cho 340 xe container chứa đầy nhựa không bị chở ra ngoài bãi rác.
Không thể phủ nhận sự phát triển tiên tiến của khoa học kỹ thuật trong thời đại hiện
nay, nhƣng điều đó cũng tỷ lệ thuận với độ nan giải trong việc tái chế những bộ phận của
máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng.
Việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng, đã tác
động xấu đến môi trƣờng. Một số công ty khi phục chế các thiết bị lại chối bỏ trách nhiệm,
“tống khứ hậu quả” sang các quốc gia khác, đồng thời gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi
trƣờng bằng những chất thải hóa học độc hại, ví dụ nhƣ thủy ngân rò rỉ từ màn hình máy
tính bỏ đi. Một vài thế hệ sản phẩm của cả một hệ sinh thái máy móc hiện nay đƣợc thiết kế
nguyên khối chặt chẽ, tạo ra những khó khăn nhất định trong việc xử lý, phục hồi. Theo
Kyle Wiens, chủ nhân website nổi tiếng iFixit, Apple chính là gƣơng mặt tiêu biểu.
“Chiếc iPad quen thuộc hằng ngày của chúng ta là một minh chứng rõ rệt. Để đảm
bảo độ mỏng của thân máy, họ sử dụng chất gắn kết chủ yếu là keo. Vì thế, nếu muốn tháo
rời các bộ phận, chúng phải được làm nóng trực tiếp bằng nhiệt độ từ bên ngoài, nhưng lại
chỉ ở một giới hạn nhất định nếu không màn hình LCD sẽ bị hỏng hóc”
Hơn nữa, cũng nhƣ bao sản phẩm khác, hậu quả phát sinh từ nguồn cung cấp điện
luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Một viên pin còn năng lƣợng có thể phát nổ, gây nên thƣơng

16
tổn hay thậm chí tƣớc đi cả mạng sống của ngƣời đang trực tiếp tiến hành tái chế. Do đó,
theo quy tắc, bắt buộc phải loại bỏ nguồn phát năng lƣợng trƣớc khi can thiệp sâu hơn.
1.3.2.2. Tiết kiệm năng lượng cho máy tính
Để tiết kiệm điện năng cho máy tính nên chuyển máy tính sang chế độ sleep hoặc
hibernate sẽ giảm bớt năng lƣợng mà máy sử dụng. Nếu để máy tính bật cả ngày, xem xét
việc kích hoạt chế độ sleep để tiết kiệm điện. Ví dụ, trên máy tính Windows 7, bấm vào nút
"Start", nháy chuột vào mũi tên bên cạnh "Shut down", sau đó nháy chuột vào "Sleep". Một
số ngƣời dùng tin rằng để máy tính bật cả ngày sử dụng ít điện hơn khi tắt máy và bật lại.
Đây là một quan niệm sai lầm. Tắt máy khi không sử dụng nó luôn luôn tiết kiệm điện, ngay
cả khi ngƣời sử dụng bật lại máy tính một vài lần nữa trong ngày.
Windows 8.1 cung cấp khá nhiều các tính năng mới giúp tiết kiệm pin cho thiết bị,
nhƣng chúng nằm rải rác khắp nơi trong hệ thống. Sau đây là một số tùy chọn giúp kéo dài
thời lƣợng pin trên các thiết bị tablet hoặc laptop đang chạy Windows 8.
Tắt Bluetooth: Theo mặc định, tính năng Bluetooth sẽ đƣợc bật một cách tự động
nếu thiết bị có trang bị thiết bị này. Nếu không sử dụng đến các thiết bị không dây đƣợc kết
nối qua Bluetooth, tắt nó đi để tiết kiệm pin. Để tắt Bluetooth, vào Settings trên thanh
Windows Charm, chọn Change PC settings, PC and devices, Bluetooth. Chuyển thanh
trang thái Bluetooth sang OFF.

Điều chỉnh lại độ sáng màn hình: Đèn màn hình của thiết bị tablet hoặc laptop
chiếm phần lớn thời lƣợng của pin, vì thế việc điều chỉnh giảm độ sáng là cách tốt nhất để
nhanh chóng tiết kiệm pin cho thiết bị. Nếu thiết bị không có trang bị phím tắt giúp điều
chỉnh độ sáng thì sử dụng tùy chọn có sẵn đƣợc cung cấp trong Windows 8 nhƣ sau.

17
Nháy chuột vào Windows Charm/Settings. Trong bản điều khiển Settings, vào biểu
tƣợng Brightness và tiến hành điều chỉnh theo ý mình.
Điều chỉnh lại thiết lập sử dụng nguồn điện: Ngƣời dùng Windows 8.1 có thể tự
động can thiệp và tùy chỉnh lại việc sử dụng nguồn điện cho các thiết bị phần cứng sao cho
tiết kiệm đƣợc thời lƣợng pin. Nếu không rành về các thiết lập này, có thể sử dụng các thiết
lập đƣợc Microsoft điều chỉnh sẵn bằng cách làm dƣới đây.

Truy cập vào Control Panel, Hardware and Sound, Power Options và vào một
trong các tùy chọn đƣợc cung cấp sẵn.
Điều chỉnh thời gian tắt màn hình và chuyển sang chế độ Sleep: Mặc định, trong
một khoảng thời gian xác định nếu không tác động gì vào thiết bị chạy Windows 8.1 thì
màn hình sẽ tắt và một khoảng thời gian kế nữa thì thiết bị sẽ tự động chuyển sang chế độ
Sleep để tiết kiệm pin.

18
Nhìn chung thì tính năng này khá hay và có thể hoàn toàn can thiệp vào để thiết lập
lại thời gian rỗi trƣớc khi thiết bị tắt màn hình và chuyển sang chế độ Sleep. Để thay đổi,
truy cập vào Control Panel, Hardware and Sound, Power Options, chọn lựa một trong
các tùy chỉnh về thiết lập nguồn điện và chọn Change plan settings.
Ngắt kết nối các thiết bị không sử dụng

Các thiết bị bên ngoài đƣợc kết nối vào thiết bị thông qua cổng USB cũng là nguyên
nhân làm ảnh hƣởng đến thời lƣợng pin của thiết bị. Vì thế, nếu không sử dụng, hãy ngắt kết
nối chúng với thiết bị để tiết kiệm pin.
Kích hoạt tính năng Airplane Mode (Chế độ máy bay): Khi kích hoạt chế độ
Airplane, thiết bị sẽ tiến hành việc ngắt các kết nối nhƣ Wi-Fi, Bluetooth hoặc bất kỳ các
kết nối mạng. Vì thế tính năng này khá hữu ích nếu đang làm việc trong môi trƣờng không
sử dụng đến bất cứ kết nối không dây nào.

Để bật tính năng này, vào Windows Charm và chọn Change PC settings, Network,
Airplane Mode, và gạt sang ON.
Tắt tính năng tự động cập nhật ứng dụng: Nếu muốn cập nhật ứng dụng theo cách
thủ công, có thể tắt tính năng tự động cập nhật ứng dụng của Windows Store. Để làm đƣợc
điều này, mở ứng dụng Windows Store lên, chọn Settings, App updates và gạt sang OFF
ở tùy chọn Automatically update my apps.

19
1.4. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính
1.4.1 Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
Tài khoản ngƣời dùng (User account) là một đối tƣợng quan trọng đại diện cho ngƣời
dùng trên mạng, chúng đƣợc phân biệt với nhau thông qua chuỗi nhận dạng username.
Chuỗi nhận dạng này giúp hệ thống mạng phân biệt giữa ngƣời này và ngƣời khác trên
mạng từ đó ngƣời dùng có thể đăng nhập vào mạng và truy cập các tài nguyên mạng mà
mình đƣợc phép.
Tài khoản ngƣời dùng cục bộ (local user account): Tài khoản đƣợc định nghĩa trên
máy cục bộ, chỉ có thể logon và sử dụng tài nguyên trên máy cục bộ.
Tài khoản ngƣời dùng miền (domain user account) là tài khoản ngƣời dùng đƣợc định
nghĩa trên Active Directory và đƣợc phép đăng nhập (logon) vào mạng trên bất kỳ máy trạm
nào thuộc vùng. Đồng thời với tài khoản này ngƣời dùng có thể truy cập đến các tài nguyên
trên mạng.
Yêu cầu về tài khoản ngƣời dùng
- Mỗi username phải có từ 1 đến 20 ký tự
- Không thể có hai username giống nhau
- Không chứa các ký tự sau: * / \ [ ] ; : | = , + “ ? < >
- Có thể chứa dấu chấm câu (.), gạch ngang, gạch nối.
1.4.2. Phần mềm độc hại (Malware)
Các phần mềm độc hại bao gồm: Virus, sâu máy tính, và phần mềm gián điệp. Có
nhiều công cụ có thể sử dụng để bảo vệ máy tính chống lại các mối đe dọa.
Virus tin học (hay còn gọi virus máy tính) là các chƣơng trình đặc biệt do con ngƣời
tạo ra, chạy ẩn, tự lây lan bằng cách nhân bản. Khi máy tính bị nhiễm virus thì có thể có
những biểu hiện bất thƣờng nhƣ khởi động chậm, thực thi chậm, không in đƣợc văn bản ra
máy in... nhƣng hiện nay các loại virus không gây biểu hiện khác thƣờng. Virus có thể làm
hỏng hệ điều hành, hỏng các phần mềm, phá hủy dữ liệu hay đánh cắp thông tin,
password…
Sâu máy tính thƣờng đƣợc coi là một nhánh của virus, nhƣng có một vài khác biệt cơ
bản. Sâu máy tính là một chƣơng trình tự sao chép, nhƣng không lây nhiễm tới các tập tin
trong máy tính nhƣ virus. Thay vào đó, nó sẽ tự cài vào máy tính chỉ một lần, sau đó tìm
cách lây lan sang máy tính khác.
Trong trƣờng hợp của virus, càng để lâu không phát hiện thì càng có thêm nhiều tập
tin trên máy tính bạn bị nhiễm virus. Sâu máy tính chỉ tạo ra một bản sao mã của chính nó,
ngoài ra, không nhƣ virus, mã của sâu máy tính là mã độc lập. Nói cách khác, sâu máy tính
là một tập tin hoạt động độc lập trong khi virus là một đoạn mã tự thêm vào tập tin có sẵn
trong máy tính.
Phần mềm gián điệp là chƣơng trình phần mềm đƣợc thiết kế để thu thập thông tin
đang truy cập trên Internet mà không cần sự cho phép. Mục đích thƣờng là để xác định mục
tiêu cho doanh số bán hàng của sản phẩm hoặc dịch vụ thƣờng là không có thật.
Tìm hiểu về các loại virus máy tính
- Tất cả các virus xâm nhập vào máy tính thông qua các tập tin chia sẻ trên mạng
hoặc Internet.
- Virus máy tính di chuyển từ máy tính đến máy tính bằng cách tự gắn nó với các tập
tin khác. Nói chung không có hại trực tiếp cho máy tính mặc dù một số rất tai hại và có thể
làm hỏng dữ liệu.

20
- Loại thông thƣờng xuất hiện nhƣ e-mail từ một ai đó với địa chỉ e-mail hợp lệ với
tập tin đính kèm. Mở tập tin đính kèm thực sự giải phóng virus sau đó sẽ gửi bản sao của
chính nó ra tất cả mọi ngƣời trên danh sách liên lạc.
- Các chƣơng trình virus mới đƣợc tạo ra thƣờng xuyên.
Một số loại virus đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Lây nhiễm hệ thống khi đọc từ đĩa khởi động bị nhiễm, virus ghi vào
Boot Sector master boot sector để tải vào bộ nhớ của máy tính

Program Một phần của tập tin đƣợc sử dụng để bắt đầu chƣơng trình nạp vào bộ
hoặc File nhớ của máy tính.

Giống nhƣ tập tin macro chạy trong chƣơng trình cụ thể, nhƣng thực sự
Macro gắn với thiết lập mặc định lây nhiễm tất cả các tập tin mới hoặc mở
bằng chƣơng trình đó.

Tƣơng tự nhƣ master boot sector hoặc chƣơng trình ngoại trừ nó lây
nhiễm cả hai lĩnh vực. Hai chƣơng trình độc hại phổ biến nhất loại:

Worms Tạo bản sao và gửi cho bất cứ ai trong danh sách
Multipartite liên lạc của ngƣời nhận.

Trojan Horses Vẫn còn "ẩn" và vô hại cho đến khi bị kích hoạt bởi
hành động cụ thể.

Cách phòng, chống virus, sâu máy tính, và phần mềm gián điệp
- Mua phiên bản mới nhất hay các bản dùng thử của chƣơng trình chống virus và cài
đặt trên máy.
- Khi chƣơng trình đƣợc cài đặt, trƣớc khi làm gì, hãy quét toàn bộ máy tính để diệt
những vius có thể còn ẩn trong các chƣơng trình.
- Đảm bảo là đăng ký với các chƣơng trình chống virus để nhận đƣợc những thông
báo mới nhất về các loại virus và những thông tin về phần mềm gián điệp.
- Lập lịch trình quét máy mỗi khi khởi động hệ thống.
- Lƣu lại tất cả các tập tin dữ liệu dữ liệu tải về từ Internet sang một thƣ mục riêng.
Sau đó hãy quét các tệp này trƣớc khi mở chúng.
- Cài đặt chƣơng trình chống virus để quét các thƣ điện tử trong hộp thƣ đến.
- Nếu chia sẻ tệp dữ liệu với ngƣời khác sử dụng các thiết bị lƣu trữ ngoài, hãy quét
các tệp nhận đƣợc và hãy làm tƣơng tự khi gửi dữ liệu.
Một số biểu hiện khi máy tính có virus, sâu máy tính, và phần mềm gián điệp
- Nhìn thấy những tin nhắn, lời nhắc, hay hình hiển thị chƣa từng thấy trƣớc đó.
- Nhận thấy máy tính hoạt động chậm hơn hay chƣơng trình gặp sự cố.
- Một số phần mềm cụ thể không hoạt động.
- Nghe thấy những phần nhạc hay âm thanh chƣa từng nghe thấy.
- Tên của các tập tin dữ liệu, ổ đĩa bị thay đổi khi không làm điều đó.
- Máy tính chứa nhiều tập tin dữ liệu hơn bình thƣờng.
- Các thông báo bị mất tập tin dữ liệu, thông thƣờng là dữ liệu chƣơng trình chạy.
- Nhận thƣ từ ngƣời không biết.
- Nhận đƣợc đƣợc thƣ từ ngƣời quen với những tệp đính kèm và phần tiêu đề có
dòng “RE:” hay “FW” thậm chí cả khi không hề gửi thƣ cho những ngƣời này.

21
Một số chú ý để phòng chống virus
- Khi cắm ổ nhớ ngoài hay đĩa CD vào máy tính, sử dụng chƣơng trình chống virus
để quét thiết bị, thậm chí cả khi không có chƣơng trình nào trong đó.
- Nếu nhận thƣ có phần đính kèm, không bao giờ mở phần đính kèm mà không quét
virus.
- Nếu nghi ngờ có virus trong chƣơng trình máy tính, hãy liên lạc với địa chỉ Web
của phần mềm diệt virus và chạy quét máy tính trực tuyến. Các địa chỉ web này có thể có
phiên bản mới nhất của chƣơng trình diệt virus và nó sẽ hữu ích để ngăn chặn tổn hại tới
máy tính nhƣng không bao gồm trong chƣơng trình chống virus.
- Cũng có thể mang máy tới chuyên gia máy tính để họ quét các ổ đĩa của máy xem
có virus không rồi đƣa ra giải pháp để xóa bỏ những virus đã đƣợc cách ly.
- Khi chƣơng trình chống virus chạy, nó quét các tập tin chọn. Khi nó tìm thấy virus
hoặc đe dọa, sẽ thông báo và cung cấp tùy chọn để cách ly hoặc loại bỏ. Nếu chọn cách ly,
tập tin nhiễm virus đƣợc đƣa vào khu vực cách ly, để ngăn ngừa lây nhiễm cho các tập tin
khác. Nếu chọn cách để loại bỏ tập tin, chƣơng trình chống virus vĩnh viễn xóa tập tin từ hệ
thống. Nếu tìm thấy virus không thể đƣợc gỡ bỏ, sẽ cách ly tập tin. Lƣu ý tên của virus và đi
đến trang web của chƣơng trình chống virus để tìm công cụ gỡ bỏ. Thỉnh thoảng xem lịch
sử virus, đi đến các tập tin cách ly và xóa đó.
1.5. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT
1.5.1. Bản quyền
Quyền tác giả tại Việt Nam đã đƣợc quy định chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2005,
Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị Định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và
quyền liên quan. Theo đó, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo hoặc sở hữu, bao gồm các quyền sau đây:
- Quyền nhân thân là quyền: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên
tác phẩm; đƣợc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đƣợc công bố, sử dụng; Công bố
tác phẩm hoặc cho phép ngƣời khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,
không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào
gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản là quyền: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trƣớc công
chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền
đạt tác phẩm đến công chúng bằng phƣơng tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử
hoặc bất kỳ phƣơng tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện
ảnh, chƣơng trình máy tính.
Tác phẩm đƣợc bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn
học, khoa học và nghệ thuật.
Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả. Nghĩa là sẽ đảm
bảo cho ngƣời sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm nhƣ:
ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi
hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự
chứng nhận cho sự sáng tạo của con ngƣời, bằng việc trao cho tác giả các phần thƣởng xứng
đáng, động viên tinh thần làm việc cho ngƣời sáng tạo.
Bản quyền phần mềm
Phần mềm nhƣ một dịch vụ (SaaS: Software as a Service) hoặc nhà cung cấp dịch vụ
ứng dụng (ASP: Application Service Provider) truy cập và sử dụng phần mềm của họ từ hệ
thống thông qua mạng nội bộ của công ty, hoặc mạng Internet bằng cách sử dụng ID và mã

22
bảo vệ thích hợp. Khi hợp đồng SaaS hết hạn, không còn truy cập chƣơng trình đƣợc nữa
cho đến khi gia hạn giấy phép.
Các phương thức khác về việc phân phối và mua phần mềm bao gồm:
- Phần mềm chia sẻ (Shareware) là bản sử dụng thử, có thể tải về miễn phí, nhƣng
thƣờng bản dùng thử bị hạn chế về tính năng và thời hạn sử dụng.
- Phần mềm miễn phí (Freeware) không yêu cầu ngƣời sử dụng phải trả phí và có thể
chia sẻ cho những ngƣời khác mà không mất phí.
- Phần mềm cũng có thể đƣợc đóng gói đi kèm (Bundled) theo khi mua máy tính.
- Phần mềm mã nguồn mở (Open Source software), tức phần mềm cung cấp mã lập
trình cho bất cứ ngƣời dùng nào tùy chỉnh phần mềm theo nhu cầu và chia sẻ phiên bản đó
với ngƣời khác không đƣợc phép thu phí.
Ngƣời sử dụng có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định về bản quyền nếu có.
Một số loại giấy phép:
Giấy phép phần mềm mã nguồn mở: Là một giấy phép phần mềm cho phép các kiểu
chữ (font) nguồn, các mã nhị phân đƣợc sửa đổi và đƣợc phân phát tự do mà không cần phải
trả tiền cho tác giả ban đầu, mặc dù có thể bao gồm một số những hạn chế nhất định.
Giấy phép phần mềm mã nguồn đóng: Là một giấy phép phần mềm mà trong đó các
chủ sở hữu thiết lập quyền sử dụng, phân phối, sao chép, sửa đổi và bất kỳ xem xét nào khác
nếu cần.
Miền công cộng: Các công trình có thể bị khai thác bởi bất cứ ai nhƣng luôn luôn tôn
trọng quyền tác giả cũng nhƣ những gì không còn quyền tác giả.
Giấy phép sử dụng cuối cùng: Là loại giấy phép mà chỉ duy nhất 1 ngƣời đƣợc sử
dụng (ngƣời mua).
Giấy phép của nhà phân phối: Với giấy phép này quyền hạn đƣợc giao cho 1 bên
trung gian là ngƣời bán sản phẩm và ngƣời này trả 1 khoản tiền thỏa thuận với nhà sản xuất.
1.5.2. Bảo vệ dữ liệu và máy tính
-Kẻ trộm (Theft):
+ Có thể mua các hệ thống khóa máy tính trong các tủ đặc biệt hoặc sử dụng cáp bền
để buộc chúng vào bàn.
+ Video camera giám sát là rất hiệu quả cho các khu vực với số lƣợng lớn các máy
tính nhƣ các văn phòng trung tâm và các phòng mạng.
+ Đừng để quên thiết bị di động bất cứ lúc nào khi ở các khu vực công cộng.
-Hư hại (Damage)
+Tránh đặt máy ở vị trí tạm bợ.
+ Đặt màn hình trên bàn làm việc ổn định và sắp đặt các loại dây một cách thích hợp.
+ Đảm bảo khối hệ thống đặt trên mặt phẳng với không gian rộng rãi phía sau và
xung quanh lƣu thông không khí.
+ Thƣờng xuyên loại bỏ bất kỳ sự tích tụ bụi trong máy tính và quạt của máy tính.
+ Sắp đặt các loại dây để mọi ngƣời không đi ngang qua chúng.
+ Không tiếp xúc với các thiết bị máy tính để quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc bị ẩm.
+ Hãy cẩn thận trong cách xử lý các thiết bị để không vô tình làm hƣ hỏng.
-Tổn thất dữ liệu (Data Loss)
+ Có thể bị mất dữ liệu do tin tặc, lỗi phần cứng, sốc điện, xóa tình cờ, hoặc nhân
viên bất mãn.
+ Nếu cung cấp dịch vụ quan trọng, cần phải có kế hoạch khẩn cấp để đối phó với
các sự cố gây ra mất mát lớn cho hệ thống.
+ Với các thiết bị cầm tay, luôn giữ thiết bị gần khi ở nơi công cộng.

23
+ Luôn luôn sử dụng mật khẩu để bảo vệ tài liệu hoặc dữ liệu, và giữ mật khẩu tại địa
điểm riêng biệt. Mật khẩu là đủ hợp lý để nhớ nhƣng không rõ ràng cho ngƣời khác đoán.
Mật khẩu không là biệt danh hoặc tên của vợ, chồng, con cái hoặc vật nuôi yêu thích. Mật
khẩu nên kết hợp các chữ cái và số. Sử dụng các mật khẩu khác nhau cho các tập tin bí mật
hoặc truy cập mạng hay Internet.
-Sao lưu (Backups)
+ Sao lƣu dữ liệu thƣờng xuyên, các bản sao lƣu trữ trong các địa điểm riêng biệt.
+ Chỉ cần sao lƣu các tập tin dữ liệu.
+ Mọi tổ chức cần phải có chiến lƣợc sao lƣu.
+ Dữ liệu nên đƣợc sao lƣu trên các thiết bị lƣu trữ di động.
+ Các dữ liệu càng quan trọng, càng sao lƣu thƣờng xuyên.
+ Nếu ngƣời sử dụng lƣu trữ các tập tin dữ liệu trên ổ đĩa địa phƣơng, khuyến khích
họ để thực hiện bản sao lƣu trên máy chủ hàng ngày hoặc tạo bản sao lƣu của riêng mình.
+ Khuyến khích ngƣời sử dụng lƣu các tập tin thƣờng xuyên để đảm bảo không mất
dữ liệu.
+ Cài đặt chƣơng trình sao lƣu nhƣ là một phần của kế hoạch phục hồi sự cố.
Nguồn điện (Power)
+ Máy tính dễ bị mất điện và tăng điện áp quá mức.
+ Trong trƣờng hợp bị cúp điện, máy tính tắt và không bị hƣ hỏng.
+ Thiết bị lƣu điện (UPS) cung cấp một số bảo vệ chống mất dữ liệu tổng do tăng
điện áp quá mức. Đây là một thiết bị đáng tin cậy và rất hữu ích cho việc bảo vệ máy tính.
+ Hãy chắc chắn để không cắm quá nhiều thứ vào UPS.
1.6. Thông tin và xử lý thông tin
Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới
vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v...hay nói rộng hơn bằng tất cả các phƣơng tiện
tác động lên giác quan của con ngƣời.
Dữ liệu (data) là một mô tả hình thức về thông tin hay hoạt động nào đó.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau
nhƣ kinh doanh, giáo dục, giải trí, hành chính, tiền tệ… Mỗi lĩnh vực lại có vô vàn các
thông tin khác nhau đƣợc sinh ra, đƣợc truyền đạt, bị mất đi hay đƣợc tái tạo… Tuy nhiên,
không phải thông tin nào cũng đƣợc coi là dữ liệu. Từ những thông tin đó có những sự kiện,
khái niệm, số liệu… đƣợc lọc ra và lƣu trữ tùy theo mục đích sử dụng, đó mới chính là dữ
liệu. Điều này cũng có nghĩa rằng: cùng là các thông tin nhƣ nhau nhƣng đối với cá nhân, tổ
chức này thì nó là dữ liệu trong khi với cá nhân, tổ chức khác thì không. Đơn giản là vì mỗi
cá nhân, tổ chức sử dụng các thông tin với mục đích khác nhau và không phải thông tin nào
cũng đƣợc sử dụng bởi tất cả mọi ngƣời.
Dữ liệu đƣợc mô tả dƣới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ nhƣ các ký tự, ký số, hình ảnh,
ký hiệu, âm thanh… Mỗi cách mô tả nhƣ vậy gắn chúng với một ngữ nghĩa nào đó.
Quá trình xử lý thông tin cơ bản nhƣ sau: Dữ liệu đƣợc nhập ở đầu vào (Input), sau
đó máy tính (hay con ngƣời) sẽ thực hiện xử lý nhận đƣợc thông tin ở đầu ra (Output). Lƣu
ý là dữ liệu có thể lƣu trữ ở bất cứ giai đoạn nào.

24
Ví dụ: Ngƣời ta tiến hành ghi nhận có dữ liệu từ camera các hình ảnh ở đƣờng phố, sau đó
tiến hành phân tích dữ liệu đó có thông tin về một số xe nào đó. Toàn bộ quá trình lƣu trữ
trên đĩa cứng máy tính.
Trong thời đại hiện nay, khi lƣợng thông tin đến với chúng ta càng lúc càng nhiều thì
con ngƣời có thể dùng một công cụ hỗ trợ cho việc lƣu trữ, chọn lọc và xử lý lại thông tin
gọi là máy tính điện tử (Computer). Máy tính điện tử giúp con ngƣời tiết kiệm rất nhiều thời
gian, công sức và tăng độ chính xác, giúp tự động hóa một phần hay toàn phần của quá trình
xử lý dữ liệu.
Cùng một thông tin có thể đƣợc biểu diễn bằng những dữ liệu khác nhau, ví dụ nhƣ
số 1 hay I. Tuy nhiên đối với máy tính, biểu diễn này phải là duy nhất để có thể sao chép mà
không mất thông tin. Máy tính biểu diễn dữ liệu bằng hệ đếm nhị phân. Tuy chỉ dùng hai ký
số là 0 và 1 (gọi là bit) nhƣng hệ nhị phân này giúp máy tính biểu diễn - xử lý đƣợc trên hầu
hết các loại thông tin mà con ngƣời hiện đang sử dụng nhƣ văn bản, hình ảnh, âm thanh,
video,...
Đối với máy tính, đơn vị nhỏ nhất dùng để biểu diễn thông tin gọi là bit (Binary
digit). Bit là một chữ số trong hệ thống số nhị phân, nó có thể có giá trị 0 hoặc 1. Trong bộ
nhớ máy tính, một bit là một công tắc điện nhỏ có thể bật (giá trị 1) hoặc tắt (giá trị 0).
Hệ nhị phân sử dụng hai ký số 0 và 1 để biểu diễn các số. Khi biểu diễn dữ liệu, bit
không biểu diễn độc lập mà đƣợc lập theo nhóm 8 bit, gọi là một byte, viết tắt là B. Do đó,
một Kilobyte của RAM = 1024 byte hoặc 8192 bit. Thực tế, ngƣời ta ít khi sử dụng đơn vị
bit mà dùng byte. Xem bảng bên dƣới để thấy các biểu diễn khác. Chẳng hạn, thẻ nhớ máy
chụp hình là 32GB, đĩa CDROM là 650MB, đĩa DVD là 4.3GB, ổ đĩa cứng là 1TB.

Tên gọi Ký hiệu Giá trị


Byte B 8 bit
KiloByte KB 210B =1024 B
MegaByte MB 1024 KB = 220 B
GigaByte GB 1024 MB = 230B
TeraByte TB 1024GB = 240B
Petabyte PB 1024 TB = 250B
ExaByte EB 1024 PB = 260B
ZettaByte ZB 1024 EB = 270B
YottaByte YB 1024 ZB = 280B

Lƣu ý 1: Khi đề cập đến dung lƣợng lƣu trữ, ngƣời ta sử dụng một Kilo tƣơng ứng
với 1024, sử dụng K viết hoa, và thƣờng đề cập đến byte (Ví dụ 1KB=1024Byte). Nhƣng
khi đề cập đến tốc độ truyền dữ liệu, ngƣời ta sử dụng Kilo tƣơng ứng 1000, sử dụng k viết
thƣờng, và đề cập đến bit (ví dụ: 1 kbit/s = 1000 bits per second).
Lƣu ý 2: Vào năm 1998, tổ chức IEC (International Electrotechnical Commission)
đã công bố bảng quy đổi đơn vị thông tin theo quyết định IEC 60027-2. Theo đó, đơn vị
mới gọi là bit dùng cho hệ nhị phân khi chuyển đổi. Ví dụ 1 kibit tƣơng ứng với 1024, trong
khi 1 Kilo tƣơng ứng với 1000. Ví dụ: 1kibibit=1024bit, và 1Kbit=1000bit; 1kibibyte =
25
1024byte và 1KB=1000Byte. Tuy vậy, một số các nhà sản xuất công nghiệp vẫn tính toán
và hiển thị theo đơn vị ban đầu.

1.7. MICROSOFT WINDOWS


Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau nhƣ Microsoft Windows (MS Windows),
Linux, Mac... trong đó phổ biến hơn cả là MS Windows do hãng Microsoft sản xuất. Phiên
bản Windows 8.1 (gọi tắt là Win 8.1) là phiên bản đƣợc sử dụng cho toàn bộ giáo trình này.
MS Windows chia làm hai dòng sản phẩm: Dòng desktop cho ngƣời dùng cuối, và dòng
server dùng để phục vụ và quản lý hệ thống mạng. Dòng desktop có nhiều phiên bản nhƣ: Win
3.1, Win 95, Win 97, Win 98, Win Me, Win XP, Win Vista, Win 7, Win 8.0, Win 8.1. Giao
diện đồ họa đẹp mắt và thân thiện, dễ sử dụng, chƣơng trình ứng dụng phong phú giúp
Windows chiếm thị phần lớn so với các hệ điều hành của các hãng khác.
Với giao diện đồ họa Metro, Windows 8.1 tạo sự mƣợt mà và đẹp mắt trong các dòng
Windows, với các cửa sổ 3D và trong suốt tạo sự thích thú cho ngƣời dùng.
Ngoài ra Windows 8.1 cho phép nhận 4GB RAM, điều mà Windows XP không thể làm
đƣợc do XP chỉ sử dụng 32 bit. Nếu máy tính có 4GB RAM thì sẽ lãng phí nếu sử dụng XP, do
XP không thể sử dụng hết 4GB RAM.
Windows 8.1 đƣợc chia làm hai dòng 32 bit và 64 bit, có nhiều phiên bản khác nhau:
Windows 8.1 RT, Windows 8.1, Windows 8.1 Pro, Windows 8.1 Enterprise. Chúng ta có
thể nghiên cứu thêm sự khác biệt giữa các phiên bản ở website sau đây để có chọn lựa đúng
khi sử dụng Windows 8.1:
http://www.microsoft.com/vi-vn/windows/enterprise/compare.aspx
1.7.1. Cài đặt Microsoft Windows 8.1
Khi sử dụng máy tính, ngƣời dùng có thể lựa chọn các phiên bản hệ điều hành, nền
tảng phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, với giao diện thân thiện, bắt mắt, dễ sử dụng, hỗ trợ
trên nhiều thiết bị (PC, Laptop, Table,..) thì Microsoft Windows 8/8.1 đang thống lĩnh thị
trƣờng hệ điều hành. Với nhu cầu sử dụng Windows để phục vụ cho công việc, giải trí của
ngƣời dùng ngày càng cao, trong giáo trình này sẽ giới thiệu cách cài đặt mới Windows
8/8.1 trên một máy tính.
1.7.1.1. Tải mã nguồn cài đặt từ Microsoft DreamSpark
Một trong những ƣu đãi của Microsoft dành cho các tổ chức giáo dục đó là
DreamSpark. DreamSpark là một kho phần mềm/ứng dụng của Microsoft dành riêng cho
tổ chức giáo dục đó và hoàn toàn miễn phí. Để cài đặt Windows 8/8.1, cần phải có mã
nguồn cài đặt từ Microsoft. Để có đƣợc mã nguồn cần đăng nhập vào một để tải mã nguồn
về cài đặt.

26
Bƣớc 1: Sau khi đăng nhập thành công vào DreamSpark, chọn phần Operating
Systems nhƣ hình.

Bƣớc 2: Chọn Windows muốn cài đặt để tiến hành tải về (Trong giáo trình này là
Windows 8.1)
Bƣớc 3: Chọn phiên bản hệ điều hành mong muốn và chọn Add To Card.
Lưu ý: Ứng với hệ điều hành 32Bit thì tải x86, 64bit thì tải x64

Bƣớc 4: Chọn Check Out để tiến hành thanh toán (Hoàn toàn miễn phí)

27
Bƣớc 5: Chọn I Accept để tiến hành nhận Key và chƣơng trình tải về mã nguồn cài
đặt windows

Bƣớc 6: Chọn Start Download để tiến hành cài đặt chƣơng trình tải mã nguồn về
máy.

+ Bƣớc 6.1: Download File SDM về cài đặt vào máy tính
+ Bƣớc 6.2: Download file .SDX về và mở lên. Phần mềm sẽ yêu cầu chọn nơi lƣu
mã nguồn (nếu ổ C không còn đủ vùng nhớ có thể lƣu nơi khác). Nháy chuột vào Download
để tiến hành tải về.
1.7.1.2. Ghi mã nguồn cài đặt ra USB/DVD
Trên thực tế, để cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows vào máy tính, ngƣời dùng
sẽ có rất nhiều cách. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ghi mã nguồn cài đặt ra USB hoặc
28
DVD để cài đặt. Đối với ngƣời mới cài đặt lần đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chính vì thế
Microsoft cung cấp luôn cho ngƣời dùng công cụ Windows 7 USB/DVD Download Tool
(hỗ trợ từ windows 7 trở đi) dành riêng cho việc ghi mã nguồn Windows ra USB/DVD để
cài đặt. Trong giáo trình này sử dụng công cụ trên để cài đặt một Windows 8/8.1 hoàn toàn
mới.
Bƣớc 1: Tải phần mềm Windows 7 USB/DVD Download Tool trên Website của
Microsoft :
http://www.microsoftstore.com/store/msusa/html/pbPage.Help_Win7_usbdvd_dwnTool
Bƣớc 2: Cài đặt Windows 7 USB/DVD Download Tool và mở lên khi hoàn tất.
Bƣớc 3: Nháy nút Browse và chọn File ISO mã nguồn đã tải ở phần trƣớc. Sau đó
chọn Next.

Bƣớc 4: Chọn USB device nếu muốn ghi vào USB – DVD nếu muốn ghi đĩa DVD.

Bƣớc 5: Chọn ổ đĩa USB (nếu ghi DVD thì chọn đầu ghi) tƣơng ứng. Chọn Begin
copying để tiến hành ghi ra USB.

29
Lưu ý: USB tối thiểu phải 4GB đối với Windows 8.1
Bƣớc 6: Hoàn tất quá trình ghi USB. Tiến hành cài windows từ màn hình DOS.

1.7.1.3. Cài đặt windows 8.1


Khi khởi động máy tính, thay vì khởi động bằng HDD nhƣ bình thƣờng hãy vào
menu Boot và chọn USB (hoặc DVD, trong giáo trình này là USB).

Màn hình boot windows 8.1


Bƣớc 1: Thiết lập ngôn ngữ, định dạng thời gian, bàn phím tƣơng ứng với quốc gia
của ngƣời sử dụng.

30
Bƣớc 2: Chọn Install now để tiến hành cài đặt windows
Bƣớc 3: Chọn I accept the license terms. Sau đó nháy chuột Next

Bƣớc 4:

31
+ Chọn Upgrade: Install…. nếu muốn nâng cấp từ windows cũ hơn (8->7….)
+ Chọn Custom: Install…. nếu cài đặt mới hay Recovery

Bƣớc 5: (Trong giáo trình này là cài mới hoàn toàn)

32
Chọn phân vùng cài đặt hệ điều hành. Thông thƣờng ta chọn phân vùng thứ nhất. Sau
đó format, sẽ tự sinh ra một phân vùng system (Chứa boot, recovery…)
Bƣớc 6: Tiến hành cài đặt. Sau khi hoàn tất máy sẽ tự khởi động lại Windows.
1.7.1.4. Thiết lập cho windows 8.1 khi mới cài đặt
Sau khi cài đặt xong. Lần đầu tiên đăng nhập vào Windows, Windows sẽ yêu cầu
thiết lập cấu hình ban đầu của máy tính. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà ngƣời dùng thiết lập
theo ý muốn hay cá nhân hóa windows.
- Thiết lập Tên PC và chọn tông màu chính cho Windows:

- Thiết lập tài khoản Microsoft (nếu muốn): Nếu trƣớc đó đã đăng nhập trên một máy
tính sử dụng windows 8/8.1 khác, khi đăng nhập vào máy này thì windows tự động thiết lập
cá nhân hóa theo máy trƣớc đó.

33
- Nếu không sử dụng tài khoản Microsoft (hay chƣa có) có thể bỏ qua bƣớc trên bằng
cách nháy chuột vào Create a local account trong khi thiết lập tài khoản.

1.7.2. Tổng quan về Windows


1.7.2.1. Khởi động, thoát khỏi Windows
Windows 8.1 đƣợc tự động khởi động sau khi bật máy. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập
vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của ngƣời dùng (nếu có thiết lập tài
khoản). Thao tác này gọi là đăng nhập (Logging on).
Đóng Windows 8.1: Khi muốn thoát khỏi Windows 8.1, di chuyển chuột vào góc phải
trên cùng màn hình máy tính: Chọn Setting (Windows + I)/ Power/ Shutdown để tắt máy.
Lƣu ý: Trƣớc khi Shutdown, nên đóng tất cả các cửa sổ đang mở để đảm bảo sao lƣu các công
việc đang làm.

34
Bên cạnh nút Shutdown có Restart: Khởi động lại máy tính; Sleep: Lƣu lại các phiên
làm việc, đƣa máy tính về chế độ tiết kiệm năng lƣợng và cho phép hệ thống hoạt động lại
một cách nhanh chóng.
1.7.2.2. Màn hình Windows
Sau khi khởi động, màn hình Start với giao diện Metro sẽ đƣợc Windows 8.1 hiển thị nhƣ
dƣới đây:

Tất cả các chƣơng trình máy tính đều hiển thị trong màn hình Start ở trên.
Để hiển thị màn hình làm việc Desktop nháy chuột vào biểu tƣợng số 1, muốn mở
các chƣơng trình khác thì tại mục số 2 di chuyển thanh cuộn sang phải màn hình để máy
tính hiển thị tiếp các chƣơng trình đang bị che khuất.
Màn hình Desktop:
Chứa các biểu tƣợng: Computer: Biểu tƣợng này
cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính; Recycle
Bin: Nơi lƣu trữ tạm thời các tập tin và các đối tƣợng đã bị
xoá. (Nháy chuột phải vào Recycle Bin rồi chọn Empty
Recycle Bin hoặc Restore để xóa hoàn toàn hoặc phục hồi
các đối tƣợng). Ngoài ra, trên Desktop còn có các Biểu
tƣợng chƣơng trình khác là các Shortcut giúp truy nhập
nhanh một đối tƣợng nào đó bằng cách nháy đúp chuột vào
biểu tƣợng đó.
35
Thanh Taskbar:
Chứa Start Menu, các biểu tƣợng chƣơng trình và bản thu nhỏ các chƣơng trình đang
thực thi, cùng với khay hệ thống hiển thị ngày giờ, thiết lập âm thanh…

1.7.2.3. Sử dụng chương trình trong Windows


 Tìm kiếm dữ liệu
Chức năng tìm kiếm trong Windows 8 giúp tìm hầu nhƣ tất cả những gì có trên PC
một cách nhanh chóng và dễ dàng. Có nhiều cách để tìm kiếm, ngƣời dùng có thể sử dụng
Search box ở màn hình Start, Search box trong thƣ mục hay thƣ viện…
 Tìm kiếm bằng Search box ở màn hình Start
Menu (Bấm phím Windows)
Tại màn hình Start, gõ ký tự bất kỳ để tìm kiếm,
kết quả sẽ đƣợc xuất trực tiếp trong màn hình Start.
Apps: Tìm theo ứng dụng
Settings: Tìm theo cấu hình
Files: Tìm theo tập tin
 Tìm kiếm bằng Search box ở thƣ mục
Mở ổ đĩa, thƣ mục hay thƣ viện nơi muốn tìm
kiếm, nhập vào Search box từ hay cụm từ cần tìm, sử dụng chức năng này rất nhiều (có thể
bổ sung điều kiện tìm bằng cách chọn Date modified hay Size):

Chức năng tìm kiếm


Trong quá trình tìm kiếm có thể kết hợp dấu ? (đại diện cho một ký tự bất kỳ) và dấu
* (đại diện cho nhiều ký tự bất kỳ).
 Khởi động một chƣơng trình

36
Có nhiều cách để khởi động một chƣơng trình từ Windows: Từ màn hình Start, kéo
thanh cuộn, chọn tên chƣơng trình ứng dụng. Hoặc từ màn hình Start, gõ tên phần mềm bất
kỳ, chƣơng trình sẽ tự động tìm ra tên phần mềm phù hợp, chọn chƣơng trình từ danh sách
tìm thấy. Hoặc nháy đúp chuột vào Shortcut ở màn hình Desktop (nếu có) để khởi động các
chƣơng trình.

Tìm chương trình


Trong màn hình Start, gõ tên chƣơng trình bất kỳ thì máy tính sẽ hiển thị ô cửa sổ tìm
kiếm nhƣ mục số 1, các chƣơng trình tƣơng ứng sẽ đƣợc liệt kê ở mục số 2, chọn chƣơng
trình đúng nhƣ mong muốn để khởi động.
Để thoát khỏi chƣơng trình ứng dụng: Tổ hợp phím Alt + F4, hoặc nháy chuột vào
nút Close ở góc phải trên cùng màn hình ứng dụng.
 Tự động chạy ứng dụng khi khởi động Windows
Có thể thiết lập chƣơng trình khởi động cùng với Windows 8 cho User đăng nhập
hiện tại hoặc toàn bộ User trong hệ thống máy tính.
Mở màn hình Command Run lên bằng cách gõ tổ hợp phím Windows + R:

Màn hình Run


Để thiết lập Startup cho User hiện tại, từ màn hình trên nhập shell:Startup rồi OK,
tùy vào User đăng nhập mà có đƣờng dẫn khác nhau, ví dụ trƣờng hợp này có đƣờng dẫn:
C:\Users\thanhle\AppData\Roaming\Microsoft\Windows\Start Menu\Programs\Startup
Trong đƣờng dẫn này sao chép Shortcut hoặc chƣơng trình vào đây, muốn tạo Startup cho
toàn bộ User thì ta thay thế bằng lệnh shell:Common Startup
C:\ProgramData\Microsoft\Windows\Start Menu\Programs\StartUp
Trƣờng hợp toàn bộ user thì phải mở Run với Administrator.

37
 Cửa sổ chƣơng trình
Ngƣời sử dụng giao tiếp với các chƣơng trình thông qua các cửa sổ, một cửa sổ
chƣơng trình gồm các thành phần sau:

Cửa sổ Windows Explorer


Ribbon: Chứa các danh sách các tab chức năng, mỗi tab chứa nhiều lệnh riêng lẻ.
Title Bar: Hiển thị tên chƣơng trình.
Quick Access Toolbar (QAT): Chứa các lệnh thƣờng sử dụng dƣới dạng các công
cụ.
Status Bar: Thanh trạng thái, hiển thị thông tin trong cửa sổ.
Scroll Bar: Thanh cuộn, dùng để xem phần nội dung bị che khuất.
Các nút Minimize, Maximize, Close: Phóng to, thu nhỏ, đóng cửa sổ chƣơng trình.
 Các thao tác trên một cửa sổ
-Di chuyển cửa sổ: Giữ chuột trái tại Title và đồng thời di chuyển cửa sổ đến vị trí
mới.
-Thay đổi kích thƣớc của cửa sổ: Di chuyển con trỏ chuột đến cạnh hoặc góc cửa sổ,
khi con trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai chiều thì di chuyển (drag) cho đến khi đạt
đƣợc kích thƣớc mong muốn.
-Phóng to cửa sổ ra toàn màn hình: Nháy chuột vào nút Maximize (hoặc nháy đúp
chuột vào Title).
-Phục hồi kích thƣớc trƣớc đó của cửa sổ: Nháy chuột vào nút Restore (hoặc nháy đúp
chuộ vào Title).
-Thu nhỏ cửa sổ thành biểu tƣợng trên Taskbar: Nháy chuột vào nút Minimize.
- Chuyển đổi giữa các cửa sổ của các ứng dụng đang mở: Để chuyển đổi giữa các
ứng dụng bấm tổ hợp phím Alt + Tab hoặc chọn ứng dụng tƣơng ứng trên thanh Taskbar.
- Thao tác với thanh Ribbon: Thu nhỏ/ phóng to, chuyển tab.
38
- Thao tác với thanh Quick Access Toolbar: Nháy chuột phải vào vị trí bất kỳ trên
thanh Ribbon:

- Add to Quick Access Toolbar: Đƣa lệnh lên thanh QAT.


- Show Quick Access Toolbar below the Ribbon: Đƣa thanh QAT xuống dƣới Ribbon.
- Minimize the Ribbon: Thu nhỏ Ribbon.
- Để tháo bỏ các lệnh khỏi QAT: Nháy chuột phải vào lệnh bất kỳ trên QAT:

-Remove from Quick Access Toolbar: Gỡ bỏ lệnh ra khỏi QAT


 Sao chép dữ liệu giữa các ứng dụng
Trong Windows việc sao chép dữ liệu trong một ứng dụng hoặc giữa các ứng
dụng đƣợc thực hiện thông qua bộ nhớ đệm (Clipboard). Tại một thời điểm, bộ nhớ đệm
chỉ chứa một thông tin mới nhất. Khi một thông tin khác đƣợc đƣa vào bộ nhớ đệm thì
thông tin trƣớc đó sẽ bị xoá. Khi thoát khỏi Windows thì nội dung trong bộ nhớ đệm
cũng bị xoá.
Các bƣớc sao chép dữ liệu:
- Chọn đối tƣợng cần sao chép.
- Chọn Tab Home, Copy (hoặc CTRL+C).
- Chọn vị trí cần chép tới.
- Chọn Tab Home, Paste (hoặc CTRL+V) để chép dữ liệu từ Clipboard vào vị trí cần
chép.
1.7.3. Tập tin, thư mục, ổ đĩa, đường dẫn
1.7.3.1. Tập tin
Tập tin (hay còn đƣợc gọi là tệp, tệp tin, file) là một tập hợp của các dữ liệu theo một
cấu trúc nào đó, mỗi tập tin đƣợc lƣu trên thiết bị lƣu trữ và đƣợc đặt cho một cái tên.
Tên tập tin gồm có hai phần: Phần tên và phần mở rộng, giữa phần tên và phần mở rộng
phải có dấu chấm. Ví dụ:
- DOCX, TXT, PDF: Đây là phần mở rộng của tập tin văn bản.
- EXE, COM: Đây là phần mở rộng của tập tin chƣơng trình.
- BMP, GIF, JPG: Đây là phần mở rộng của tập tin hình ảnh.
- MP3, MP4, DAT… Đây là phần mở rộng của tập tin âm thanh.
Tùy theo hệ điều hành mà có các qui ƣớc về tên tập tin khác nhau.
Độ dài của tên tập tin tùy thuộc vào hệ thống tập tin. Tùy thuộc vào hệ thống tập tin
và hệ điều hành sẽ có một số ký tự không đƣợc dùng cho tên tập tin. Trên hệ điều hành

39
Microsoft Windows, không đƣợc dùng các ký tự sau trong tên tập tin: “/ : * ? " < > |” , tên
tệp không quá 255 ký tự.
1.7.3.2. Đĩa, thư mục, đường dẫn
Ổ đĩa là một thiết bị sử dụng để đọc và ghi dữ liệu.
Thƣ mục (Folder) là nơi lƣu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó.
- Cũng giống nhƣ tập tin, thƣ mục có thể đƣợc đặt tên tùy ý nhƣng không cần phải
có phần mở rộng, độ dài của tên cũng có thể đặt tên có dấu tiếng Việt.
- Một thƣ mục có thể chứa vô số tập tin và các thƣ mục khác gọi là thƣ mục con,
mỗi thƣ mục con lại chứa các thƣ mục con khác, tập hợp cấu trúc các thƣ mục
đƣợc gọi là cây thƣ mục.
Đƣờng dẫn:
- Đƣờng dẫn là cách chỉ ra tới ổ đĩa, thƣ mục, tập tin muốn tìm.
- Ví dụ: C:\Program Files\Microsoft Office\Office16\Winword.exe
Ý nghĩa của đường dẫn trên: Đường dẫn chỉ tới tập tin Winword.exe nằm trong
thư mục Office16, nằm trong thư mục Microsoft Office, nằm trong thư mục Program
files và nằm trong thư mục gốc ổ đĩa C.
1.7.3.3. Thiết lập hiển thị tập tin, thư mục ẩn
Chọn thƣ mục, tập tin cần ẩn sau đó vào tab View chọn Hide Selected items trong
nhóm lệnh Show/hide (Hoặc nháy chuột phải tại thƣ mục/tập tin/Properties/ Tích chọn
hide):

Màn hình xác nhận thay đổi thuộc tính


+ Apply changes to this folder only: Chỉ thay đổi thuộc tính cho thƣ mục hiện tại
này.
+ Apply changes to this folder, subfolders and files: Thay đổi thuộc tính cho toàn
bộ thƣ mục hiện tại, thƣ mục con và các tập tin bên trong nó.
 Item check boxes: Hiển thị ô Checkbox cho các đối tƣợng.
40
 File name extensions: Hiển thị phần mở rộng của tập tin.
 Hidden Items: Ẩn hay không ẩn các thƣ mục đƣợc chọn ẩn ở trên.
1.7.4. Quản lý và cấu hình của Windows
Control Panel là nơi quản lý cấu hình của hệ thống máy tính, di chuyển chuột vào
góc phải dƣới cùng màn hình, chọn Settings, Control Panel. Thƣờng thì màn hình Control
Panel hiển thị dƣới dạng Category (ở mục View by). Ngƣời dùng có thể chọn dạng Large
icons/Small icons. Trong mục này ngầm hiểu là đang mở sẵn cửa sổ Control Panel. Tự tìm
các chức năng mô tả sau bằng cách sử dụng chức năng tìm kiếm.
1.7.4.1. Quản lý Font chữ
Dùng chức năng Fonts để cài đặt thêm hoặc loại bỏ các font không sử dụng. Chọn
các font cần xóa, bấm phím Delete để xóa font. Để thêm font chữ mới: Copy font cần thêm
vào và Paste trong folder Fonts.
Hoặc nháy chuột phải vào font chữ để cài đặt:

Chọn font chữ để cài đặt


Một cửa sổ nhỏ sẽ xuất hiện thể hiện quá trình cài đặt font. Sử dụng font này sau khi
quá trình cài đặt hoàn tất.

Đang cài đặt font chữ


Hay có thể sử dụng tính năng “kéo và thả” (Drag and Drop) để cài font.

41
Để cài đặt font chữ mới, vào Control Panel và mở mục Fonts lên. Sau đó, dùng trình
quản lý file (nhƣ Windows Explorer, Computer,…) mở folder chứa các font mới muốn cài
đặt. Bây giờ, chỉ việc chọn font rồi dùng trỏ chuột “kéo” thả vào cửa sổ Fonts. Windows sẽ
tiến hành cài đặt font mới.

Cài đặt font chữ bằng cách kéo thả


Để xóa Font chữ khỏi hệ thống: Trong màn hình Fonts, nháy chuột phải vào font chữ
muốn xóa, chọn Delete:

Xóa font chữ khỏi hệ thống

42
1.7.4.2. Thay đổi thuộc tính màn hình
Mở màn hình Personalization (hoặc nháy chuột phải trên Desktop, chọn Personalize).

Thuộc tính của màn hình Desktop


Từ màn hình này có thể thay
đổi:
Desktop Background: Ảnh nền
cho Desktop bằng cách chọn ảnh có sẵn
hoặc chọn nút Browse để chọn tập tin
ảnh khác.
Screen Saver: Thiết lập chế độ
bảo vệ màn hình, đồng thời có thể cài
Password để bảo vệ phiên làm việc hiện
hành.
Color: Thay đổi màu sắc, Font
chữ và cỡ chữ của các Tab, Shortcut,
Title bar, …
Sounds: Cho phép thiết lập âm
thanh phát ra khi Windows thực thi đóng/mở của sổ, tắt/khởi động hệ thống.
Themes: Một tập hợp những yếu tố tạo nên giao diện cho máy tính gồm các hiệu ứng đồ
họa, âm thanh, màu sắc, con chuột, hình nền.. Tức là thay vì thay đổi từng mục Desktop
Background, Color, Sounds…, chúng ta có thể chọn theme có sẵn đƣợc thiết lập theo các chủ đề.
1.7.4.3. Thay đổi độ phân giải, chế độ màu
Để thay đổi độ phân giải màn hình trong Windows 8 thực hiện theo hƣớng dẫn sau:
Trên màn hình Desktop, nháy chuột phải lên vùng trống, xuất hiện menu ngữ cảnh, chọn
Screen Resolution.

43
Cửa sổ Screen Resolution xuất hiện

Cửa sổ Screen Resolution


Nháy chuột tại mục Resolution: Xuất hiện cửa sổ nhỏ với thanh trƣợt và tỷ lệ độ phân
giải màn hình đƣợc định sẵn, kéo thanh trƣợt lên hoặc xuống tƣơng ứng với độ phân giải
màn hình mong muốn.

Màn hình thay đổi độ phân giải


Khi đã chọn đƣợc độ phân giải màn hình thích hợp, chọn Apply, màn hình máy tính sẽ
tối đi khoảng một giây và sáng trở lại.
Xuất hiện cửa sổ Display Settings, chọn Keep Changes nếu muốn giữ nguyên thay đổi,
hoặc chọn Revert nếu muốn thay đổi lại độ phân giải màn hình cũ.

Màn hình chờ thời gian thay đổi độ phân giải

44
1.7.4.4. Loại bỏ chương trình
Để gỡ bỏ phần mềm khỏi hệ thống máy tính vào Control panel, chọn Uninstall a
Program:

Màn hình chọn Uninstall a program


Sau khi chọn Uninstall a program, màn hình lƣu trữ toàn bộ phần mềm đã cài đặt sẽ
xuất hiện nhƣ dƣới đây:

Màn hình gỡ bỏ phần mềm khỏi máy tính


Chọn chƣơng trình cần gỡ bỏ, chọn Uninstall.
1.7.4.5. Cấu hình ngày, giờ hệ thống
Để xem chi tiết ngày giờ hệ thống, cách nhanh nhất là nháy chuột vào biểu tƣợng
ngày giờ ở góc phải thanh Task Bar:

45
Màn hình xem chi tiết ngày giờ hệ thống
Để thiết lập cấu hình ngày giờ hệ thống/ chọn Change Date and time Settings…

Màn hình Date and Time


Tại màn hình Date and Time, để thay đổi ngày giờ hệ thống: Chọn Change date and
time…

Màn hình thay đổi ngày giờ


Trong màn hình thay đổi ngày giờ, muốn thay đổi ngày tháng hiệu chỉnh trong vùng
Date, muốn thay đổi giờ giấc hiệu chỉnh trong vùng Time.
Một số trƣờng hợp phải thay đổi cách hiển thị ngày tháng năm, chọn “Change
calendar settings”:

46
Thay đổi định dạng ngày tháng
Thƣờng ở Việt Nam sử dụng định dạng “dd/MM/yyyy”, là định dạng ngày tháng
năm, nếu muốn hiển thị tháng/ngày/năm thì ta phải đổi thành “MM/dd/yyyy”.
 Để định dạng giờ giấc, ta vào tab “Time”:

47
Thay đổi định dạng giờ giấc
Máy tính cũng bị lệ thuộc vào múi giờ khi cài đặt hệ điều hành, thông thƣờng thì
trong quá trình cài đặt nó tự lấy múi giờ mặc định nào đó, múi giờ này không đúng với quốc
gia sở tại. Để thay đổi múi giờ hệ thống: Chọn Change time zone…

Chọn múi giờ cho đúng với Việt Nam


1.7.4.6. Thay đổi thuộc tính của chuột
Để thay đổi trạng thái làm việc cho nút chuột: Vào Control Panel, chọn Hardware and
Sound

48
Màn hình chọn Hardware and Sound
Sau đó chọn Mouse nhƣ hình dƣới đây:

Màn hình chọn Mouse

49
Màn hình Mouse Properties
 Trên tab Buttons: Thiết lập nút nháy chuột, tốc độ di chuyển chuột.
 Chuyển đổi vị trí cho tay thuận của ngƣời sử dụng là tay phải hay tay trái
bằng cách nhấp chuột chọn Switch primary and secondary buttons
 Di chuyển thanh trƣợt để thiết lập tốc độ di chuyện chuột ở mục Speed
 Khi thực hiện xong các thay đổi trong thiết lập cho Chuột, chọn OK để lƣu
các thiết lập này.
 Trên tab Pointers: Thiết lập kiểu dáng chuột
Muốn thay đổi kiểu dáng chuột ta nhấp chuột vào nút Browes và tìm kiểu thích hợp.

50
Màn hình Pointers

Màn hình chọn hình dáng chuột


 Trên tab Pointer Options: Thiết lập hay thay đổi các tùy chọn nhƣ bên dƣới:

51
Màn hình Pointer Options
 Select a pointer speed: Tốc độ di chuyển của con trỏ chuột
 Enhance pointer precision: Gia tăng độ chính xác của con trỏ khi di
chuyển trong khoảng ngắn.
 Snap to: Cấu hình chuột để nó tự động di chuyển tới nút mặc định trong
hộp thoại để thuận tiện cho các hộp thoại có nút cần chọn nhanh.
 Display pointer trails: Thiết lập chiều dài của bóng con trỏ.
 Hide pointer while typing: Ẩn con trỏ chuột khi gõ văn bản.
 Show location of pointer when I press the CTRL key: Chọn vị trí con trỏ
chuột trên màn hình bằng cách bấm phím Ctrl.
1.7.4.7. Thay đổi thuộc tính vùng miền (Regional Setting)
Để thay đổi các thuộc tính nhƣ định dạng tiền tệ, hiển thị ngày giờ, đơn vị đo lƣờng,..
theo khu vực sử dụng, chọn mục Region and Language.

52
Màn hình chọn Region trong control panel

Màn hình Region


Thẻ Formats: Cho phép định dạng hiển thị các thông số ngày tháng, tiền tệ, số theo
vùng miền (quốc gia),…. Ngƣời dùng có thể chọn nút Additional settings để tùy ý thay đổi
thiết lập về:

53
 Number: Thay đổi định dạng số, với các mục cơ bản: Decimal symbol (ký hiệu
phân cách hàng thập phân); No. of digits after decimal (số các số lẻ ở phần thập
phân); Digit grouping symbol (ký hiệu phân nhóm hàng ngàn); Digit grouping (số ký
số trong một nhóm (mặc định là 3); Measurement system: (hệ thống đo lƣờng nhƣ
cm, inch).
 Currency: Thay đổi định dạng tiền tệ ($,VND,...).
 Time: Thay đổi định dạng thời gian theo chế độ 12 giờ hay 24 giờ.
 Date: Thay đổi định dạng hiển thị ngày tháng.
Thẻ Location: Thay đổi thuộc tính vùng, việc chọn một vùng nào đó sẽ kéo theo sự
thay đổi thuộc tính của Windows.
Thẻ Administrative: Thực thi định dạng hiện hành cho các tài khoản khác hoặc tài
khoản mới.
1.7.4.8. Gadgets
Một trong những tính năng đƣợc quan tâm trong Windows 8 là khả năng bổ sung
thêm các Gadget vào màn hình desktop để trang trí cho desktop. Có nhiều ứng dụng nhỏ trợ
giúp việc hiển thị thông tin và cho phép ngƣời sử dụng tƣơng tác với máy tính của mình khi
không cần khởi chạy các chƣơng trình khác.
Trƣớc khi đƣa thêm thật nhiều Gadgets lên desktop để tăng sự hấp dẫn thì ngƣời sử
dụng nên nhớ rằng nếu số lƣợng Gadget hiển thị quá lớn sẽ khiến máy tính khởi động
chậm. Do vậy, cần chú ý đƣa số lƣợng Gadget lên desktop vừa phải và thay đổi sau mỗi
khoảng thời gian thì mới là tối ƣu, vừa giúp desktop
mới lạ mỗi ngày mà máy vẫn chạy vi vu. Dƣới đây là
một số Gadget nổi bật để ngƣời sử dụng có thể tham
khảo và đƣa vào kho Gadget ƣa thích của mình.
Đem Gadget ra ngoài desktop.
Nháy chuột phải vào Desktop sau đó chọn Gadgets,
Chọn Gadget thích hợp sau đó kéo thả chuột Gadget ra ngoài màn hình desktop hoặc nhấp
chuột phải vào Gadget, chọn Add

Màn hình Gadgets


Gỡ bỏ Gadget ngoài desktop

54
Chọn Gadget cần gỡ bỏ, Gadget xuất
Hoặc nháy chuột phải vào Gadget cần
hiện các nút chọn phía bên phải, sau
bỏ và chọn Uninstall
đó nhấp chuột vào nút close để bỏ.

Nếu máy tính có internet thì có thể bổ sung thêm nhiều tiện ích bằng cách chọn liên
kết Get more Gadgets online.
1.7.4.9. Máy in
Có một số chƣơng trình xử lý văn bản, bảng tính, đồ họa... đòi hỏi hệ thống phải có
cài đặt máy in thì mới cho phép sử dụng chức năng xem trƣớc (Preview, Print
Preview). Nếu không có máy in có thể cài một máy in ảo, tức chỉ cài chƣơng trình điều
khiển (Driver) máy in.
Các bƣớc cài đặt máy in ảo

Màn hình chọn View devices and printers

Màn hình Add a printer

55
 Sau khi chọn Add a printer thì màn hình Searching for available printers hiển thị
ra:

 Chọn The printer that I want isn‟t listed:

Màn hình chọn local printer


 Tại màn hình này ta chọn Add a local printer or network printer with manual
settings rồi chọn Next.

Màn hình chọn cổng cho máy in


56
Chọn Port rồi Next

Màn hình chọn cài driver máy in


Tại màn hình Add Printer chọn driver máy in và nháy Next, máy tính sẽ tiến hành cài đặt
driver

Màn hình đặt tên cho máy in


Đặt tên cho máy in rồi chọn Next

57
Màn hình thiết lập chia sẻ máy in
Ở màn hình Printer Sharing, có thể cấu hình cho phép chia sẻ máy in để các máy
trong cùng mạng có thể sử dụng chung máy in. Sau khi thiết lập xong các thông số chọn
Next:

Cài đặt thành công driver máy in

 Tới đây có thể sử dụng máy in để Print preview đƣợc.


1.7.4.10. Taskbar và Start Menu
Taskbar là thanh tác vụ thƣờng xuyên sử dụng, có thể hiệu chỉnh thanh taskbar.

58
 Thay đổi kích thƣớc và di chuyển thanh taskbar: Ta mở khóa thanh
Taskbar và dễ dàng thao tác, nháy chuột phải lên Taskbar và bỏ Lock the Taskbar.

Bỏ khóa Taskbar
 Sau khi mở khóa, dễ dàng di chuyên thanh Taskbar ra 4 góc của màn hình
(trên, dƣới, trái, phải) bằng cách nháy chuột trái xuống thanh Taskbar và rê chuột đến các
góc màn hình mong muốn.
 Để thay đổi kích thƣớc của thanh Taskbar: Đặt con trỏ chuột lên bìa trên của
thanh Taskbar cho tới khi trỏ chuột biến thành mũi tên hai đầu, kéo cạnh để thay đổi kích
thƣớc.

 Thiết lập thuộc tính cho thanh Taskbar: Để thiết lập thuộc tính cho thanh
Taskbar, nháy chuột phải lên thanh taskbar rồi chọn Properties:

Chọn Properties cho Taskbar

59
Màn hình Properties của Taskbar
 Lock the taskbar: Khóa và mở khóa taskbar
 Auto – hide the taskbar: Thiết lập tự động ẩn/hiển thanh taskbar
 Use small taskbar buttons: Sử dụng biểu tƣợng nhỏ cho taskbar
 Đôi khi số lƣợng các biểu tƣợng nằm trên thanh taskbar quá nhiều gây khó khăn cho
thao tác, có thể cấu hình vùng Taskbar buttons:
o Always combine, hide labels: Luôn luôn gom nhóm biểu tƣợng trên taskbar
o Combine when taskbar is full: Gom nhóm biểu tƣợng khi số lƣợng quá lớn
o Never combine: Không bao giờ gom nhóm
1.7.4.11. Backup & Restore
Sao lƣu dữ liệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà bất kỳ ngƣời dùng
nào cũng không nên bỏ qua, để kích hoạt vào Control panel/ chọn Recovery.

60
Màn hình chọn Windows Recovery
 Trong Recovery nhấp vào liên kết Create a recovery drive.

Màn hình chọn Create a recovery drive


Windows sẽ tìm kiếm một ổ đĩa thích hợp để lƣu trữ các bản sao lƣu hoặc ngƣời sử
dụng cũng có thể chọn một vị trí trên mạng để sao lƣu.

61
Trong hộp thoại "Select where you want to save your backup”, chọn một vị trí muốn
lƣu backup. Lƣu ý rằng có thể lƣu backup của mình vào ổ DVD, đĩa cứng ngoài hoặc đĩa
cứng trong. Tốt nhất là nên sử dụng một ổ đĩa ngoài có định dạng NTFS với tối thiểu không
gian trống cho image hệ thống hiện hành.

Màn hình chọn nơi lưu backup


 Sau khi chọn ổ đĩa, nhấp nút Next để tiếp tục
Trong hộp thoại “What do you want to back up?” sử dụng tùy chọn mặc định Let
Windows choose nếu muốn backup các file dữ liệu trong các thƣ viện, các thƣ mục
Windows mặc định, desktop và tạo image hệ thống. Chọn Let me choose để tự chọn các thƣ
viện và thƣ mục muốn backup và có tạo image hệ thống hay không.
 Nhấp nút Next để tiếp tục.

Xem lại các thiết lập backup. Nhấp nút Save Settings và Run Backup để bắt đầu quá
trình backup.
Sau khi chọn xong, chọn nút Next, xem lại những công việc cần sao lƣu đã chính xác
chƣa và chắc chắn rằng tất cả mọi thứ đã hoàn tất.

62
Để thực hiện Restore: Từ mục Backup and Restore, chọn file backup, Restore my files.
1.7.4.12. Đổi mật khẩu đăng nhập, tạo thêm/ xóa tài khoản người dùng
Khi sử dụng máy tính thì đa phần thông tin cần đƣợc bảo mật, để tránh máy tính bị
truy cập trái phép khi chƣa có sự đồng ý của chủ nhân thì cần thiết lập mật khẩu bảo vệ máy
tính. Đồng thời cũng có thể tạo nhiều tài khoản sử dụng cho máy tính. Có nhiều cách để cấu
hình, tài liệu hƣớng dẫn cách đơn giản và nhanh nhất:
- Nháy chuột phải vào Computer/ chọn Manage / Chọn nhóm Local Users and
Groups:

Màn hình thao tác tài khoản người sử dụng


 Để thay đổi thông tin tài khoản nháy chuột phải vào tài khoản:

 Set Password: Thiết lập mật khẩu cho tài khoản


 Delete: Xóa tài khoản này khỏi máy tính
 Rename: Đổi tên tài khoản
 Để tạo mới tài khoản cho máy tính nháy chuột phải vào Users/ chọn New User…:

63
Màn hình Tạo mới tài khoản sử dụng
 Tại màn hình New User, nhập các thông số cần thiết nhƣ hình trên rồi chọn Create để
tạo mới tài khoản.
1.7.4.13. Cách sử dụng wifi, mạng có dây, cách ngắt/mở card mạng
Đối với Laptop sử dụng Windows 8 thì thƣờng card Wifi đƣợc cài đặt sẵn trong
máy tính, ở góc phải dƣới cùng thanh Taskbar có biểu tƣợng Wifi nháy chuột vào nó để tiến
hành kết nối. Chú ý là máy tính đôi khi dùng phím cứng để thiết lập, phải chắc chắn là Wifi
đã đƣợc kích hoạt.

Màn hình kết nối Wifi


Khi nháy chuột vào biểu tƣợng WIFI, máy tính sẽ tìm ra những Wifi sẵn sàng kết
nối, chọn Wifi cần kết nối/ chọn Connect/ nhập mật khẩu rồi Next.
 Đối với mạng có dây: Phải đảm bảo card mạng đã đƣợc kích hoạt, dây cắm mạng
kết nối tốt, thông thƣờng khi cắm dây thì máy tính tự động kết nối ra internet, đôi khi không
kết nối đƣợc có thể do lỏng dây hoặc card mạng đã bị tắt. Để kiểm tra card mạng làm nhƣ
sau:
 Nháy chuột phải vào biểu tƣợng Network, chọn Properties, chọn Change adapter
settings

64
Màn hình kiểm tra card mạng có dây
 Nếu nhƣ có dấu chéo đỏ nhƣ trên tức là chƣa cắm dây, nếu không có chéo đỏ mà
biểu tƣợng bị mờ thì card mạng bị tắt cần kích hoạt: Nháy chuột phải vào card mạng/ chọn
enable

Màn hình kích hoạt card mạng

1.7.4.14. Tùy chỉnh các chương trình khi khởi động HĐH
Để tùy chỉnh ta hiển thị Task Manager bằng cách nháy chuột phải vào Taskbar/
chọn Task Manager:

Màn hình chọn Task Manager

65
Màn hình Task Manager
 Trong cửa sổ Task Manager, máy tính cung cấp chi tiết các chƣơng trình đang chạy:
Xử lý CPU, bộ nhớ, không gian lƣu trữ, mạng…
 Processes: Các chƣơng trình đang đƣợc thực thi
 Performance: Thống kê quá trình xử lý máy tính
 App history: Lịch sử các ứng dụng đƣợc thực thi
 Startup: Danh sách các chƣơng trình, dịch vụ đƣợc thực thi cùng lúc khi máy
tính khởi động. Tắt bớt để giúp tăng tốc khởi động máy tính (Nháy chuột phải/
Disable):

 Users: Danh sách các tài khoản đang sử dụng trên máy tính
 Details: Chi tiết các chƣơng trình đƣợc thực hiện
 Services: Danh sách các dịch vụ trong máy tính, để tắt dịch vụ ta chọn Stop, để
kích hoạt chọn Start:

1.7.5. Windows Explorer


1.7.5.1. Giao diện chính
Windows Explorer giúp quản lý tài nguyên máy tính nhƣ tập tin, thƣ mục, ổ đĩa….
và những tài nguyên trong hệ thống mạng. Với Windows Explorer, các thao tác nhƣ sao
chép, xóa, đổi tên thƣ mục và tập tin,... đƣợc thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.

66
Để khởi động Explorer, có thể nháy đúp chuột trên Computer, hoặc tìm từ mục
Search, hoặc nháy chuột phải lên ô Start, chọn File Explorer hoặc dùng tổ hợp phím
Windows + E.
Cửa sổ làm việc của Windows Explorer gồm các phần:

Màn hình Windows Explorer


 Thanh tiêu đề: Hiển thị tên đối tƣợng, di chuyển cửa sổ bằng cách kéo di chuyển
chuột trên thanh tiêu đề. Góc phải thanh tiêu đề có 3 nút thu nhỏ, phóng to, đóng cửa sổ.
 Thanh Ribbon: Chứa 4 tab chính File, Home, Share, View. Mỗi tab có các tính năng
chuyên biệt. File: Hiển thị hệ thống, điều hƣớng nhanh tới thƣ mục trƣớc đó; Home: Thao
tác sao chép, cắt dán, xóa, đổi tên, tạo thƣ mục…, Share: Chia sẻ; View: Cách hiển thị thƣ
mục, tập tin, cấu hình một số thông số quan trọng khác.
 Cửa sổ trái (Folder): Trình bày cấu trúc thƣ mục của các đĩa cứng và các tài nguyên
kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD... Những đối tƣợng có dấu
mũi tên ngang ở phía trƣớc cho biết đối tƣợng đó còn chứa những đối tƣợng khác trong
nó nhƣng không đƣợc hiển thị, có thể mở rộng khi nháy chuột vào.
 Cửa sổ giữa: Liệt kê nội dung của đối tƣợng đƣợc chọn tƣơng ứng bên cửa sổ trái.
 Cửa sổ phải (Preview pane): Hiển thị nhanh nội dung tập tin đƣợc chọn. Có thể tắt
hiển thị cửa sổ này.
 Thanh địa chỉ (Address): Cho phép nhập đƣờng dẫn thƣ mục/tập tin cần tới hoặc để
chọn đƣờng dẫn hiện hành.
Có thể thay đổi cách cách hiển thị của Explorer bằng cách chọn mục View, với các
tùy chọn: Extra Large Icons /Large Icons /Medium Icons /Small icons /List /Details/ Tiles
/Content. Đối với tùy chọn Details, xem chi tiết Name, Size, Type, Date Modified của
file/folder. Thay đổi thứ tự sắp xếp bằng cách
chọn mục View/ Sort By (Sắp xếp theo) với các
tùy chọn: Name, Date modified, Type, Size,
theo kiểu Ascending/Descending (Tăng dần/
Giảm dần).

67
1.7.5.2. Thao tác với file và folder
+Tạo folder mới: Chọn vị trí chứa folder cần tạo, bấm lệnh New Folder trong tab
home (hoặc nháy chuột phải, New, Folder). Nhập tên thƣ mục mới, bấm Enter.
+Sao chép thƣ mục/tập tin: Chọn các thƣ mục và tập tin cần sao chép, sau đó thực
hiện copy vào clipboard (bấm Ctrl + C hoặc nháy chuột phải và chọn Copy), sau đó paste
vào nơi cần chép (bấm Ctrl + V hoặc nháy chuột phải và chọn Paste). Có thể dùng cách giữ
phím Ctrl và kéo thả chuột folder vào nơi cần chép.
+Di chuyển thƣ mục và tập tin: Chọn các thƣ mục và tập tin cần di chuyển, sau đó
cắt đối tƣợng vào clipboard (bấm Ctrl + X hoặc nháy chuột phải và chọn Cut), sau đó paste
vào nơi chuyển đến. Lƣu ý: Đối với ngƣời mới bắt đầu nên hạn chế việc dùng chuột kéo thả
khi di chuyển trong Expoler vì nếu dùng chuột không chuẩn, có thể làm folder bị thả đến
một folder nào đó.
+Xóa thƣ mục và tập tin: Chọn thƣ mục và tập tin cần xóa, bấm phím Delete (hoặc
nháy chuột phải và chọn Delete). Lƣu ý: Tùy theo cấu hình thiết lập mà file/folder bị xóa có
thể đƣợc lƣu trong Recycle Bin. Chúng ta phải cẩn thận trƣớc khi đồng ý xóa.
+Đổi tên thƣ mục và tập tin: chọn đối tƣợng muốn đổi tên, nháy chuột phải trên đối
tƣợng và chọn Rename (hoặc bấm phím F2), nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.
+Thay đổi thuộc tính thƣ mục và tập tin: Nháy chuột phải trên file/folder, chọn
Properties. Thực hiện thay đổi các thuộc tính, sau đó bấm Apply để xác nhận thay đổi.
Lƣu ý: Với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể
thực hiện đƣợc. Nên sử dụng tối đa các công cụ đƣợc hỗ trợ sẵn trong thanh Ribbon.
+ Tìm kiếm tập tin, thƣ mục: Chức năng vô cùng quan trọng của Windows, dùng các
ký hiệu “?” và “*” để hỗ trợ đặc lực cho việc tìm kiếm với công cụ Search Tools:

Dấu “?”: Đại diện cho một ký tự bất kỳ; dấu “*”: Đại diện cho nhiều ký tự bất kỳ. Ví
dụ muốn tìm tất cả các tập tin có ký tự thứ hai là b và phần mở rộng là .txt: ?b*.txt, Ta có
thể yêu cầu máy tính lọc kỹ hơn bằng cách gõ: file:?b*.txt vào ô Search box.
Nên chọn Computer để tìm kiếm (tìm trong
toàn bộ tài nguyên máy tính).
Hiện nay có rất nhiều phần mềm tiện ích giúp
nén dung lƣợng tập tin: Zip (hỗ trợ sẵn trong
Windows), Winrar (cài đặt ngoài). Nháy chuột phải
vào tập tin (thƣ mục) chọn Add to… để nén:
Để giải nén, nháy chuột phải vào tập tin vừa đƣợc nén chọn Extract … (tập tin nén sẽ có
đuôi là .rar):

68
Chương trình nén tập tin Winrar
Sử dụng phần mềm nén sẵn có của Windows (Nháy chuột phải vào tập tin, thƣ mục,
chọn Send to/ compressed, phần mở rộng sẽ là .zip):

1.7.5.3. Thao tác với shortcut


Shortcut là một biểu tƣợng dùng để khởi động nhanh một chƣơng trình hoặc một tập
tin/folder trên máy. Shortcut có thể đƣợc đặt trong một Folder hoặc ngay trên màn hình nền.
Shortcut chỉ lƣu đƣờng dẫn (hoặc trỏ) đến đối tƣợng, vì thế có thể xoá nó mà không ảnh
hƣởng đến chƣơng trình ứng dụng.
+Tạo Shortcut: Nháy chuột phải
lên vị trí cần tạo Shortcut, chọn New,
Shortcut. Trong mục Type the location
of the item, nhập đƣờng dẫn của tập tin
cần tạo Shortcut (hoặc bấm Browse để
tìm tập tin). Chọn Next để qua bƣớc kế
tiếp để nhập tên cho Shortcut cần tạo,
chọn Finish để hoàn thành.
Lƣu ý: Có thể tạo shortcut từ file gốc trong Explorer hoặc (file sau khi tìm thấy sử
dụng chức năng Search) bằng cách Copy, và nháy chuột phải vào nơi muốn tạo Shortcut,
chọn Paste Shortcut).
+Thay đổi thuộc tính cho Shortcut: cũng nhƣ file/folder, shortcut cũng có thể thay
đổi thuộc tính. Từ cửa sổ Properties của Shortcut, chọn thẻ Shortcut. Chúng ta có thể thay
đổi Target (đƣờng dẫn file gốc của shortcut); Change icon (thay đổi biểu tƣợng của
Shortcut); Shortcut key (Gán phím nóng cho Shortcut, ví dụ: Bấm phím A nếu muốn đặt
phím nóng cho Shortcut là Ctrl + Alt + A hoặc bấm tổ hợp phím gần gán. Khi muốn mở đối
tƣợng chỉ cần bấm tổ hợp phím vừa gán); Run(chọn chế độ hiển thị khi mở là bình thƣờng/
thu nhỏ/ phóng to).
1.7.5.4. Thao tác với đĩa
+Định dạng đĩa (Format): Định dạng đĩa là chuyển một đĩa thành một dạng phù hợp
với những tiêu chuẩn của hệ điều hành. Để format đĩa: Nháy chuột phải vào tên của ổ đĩa,
chọn mục Format. Từ cửa sổ Format, thiếp lập nhãn cho đĩa (Volumn label), chọn mục
Quick Format nếu muốn định dạng nhanh – khi chắc chắn đĩa không có lỗi. Nháy chuột nút
Start để tiến hành định dạng.
Chú ý: Dữ liệu trong đĩa sẽ bị xoá hoàn toàn, không thể phục hồi đƣợc.

69
Minh họa định dạng ổ đĩa (Nháy chuột phải vào ổ đĩa/ chọn Format)
- File System: Chọn NTFS
- Volume label: Đặt tên cho ổ đĩa
- Nháy chuột vào Start chờ cho tới khi máy tính định dạng xong là thành công.
+Hiển thị thông tin của đĩa: Nháy chuột phải vào tên của ổ đĩa cần hiển thị thông
tin, chọn mục Properties. Từ của sổ này, xem dung lƣợng đĩa (Capacity), đã sử dụng bao
nhiêu (Used space), còn lại bao nhiêu (Free space) từ thẻ General.
Chú ý: Thẻ Tools: Cung cấp công cụ kiểm tra đĩa (Error-checking), và chống phân
mảnh đĩa (Defragment). Việc chống phân mảnh đĩa giúp máy tính chạy nhanh hơn sau một
thời gian sử dụng.

Minh họa xem cấu hình ổ đĩa

1.7.6. Một số tiện ích


1.7.6.1. Libraries
Có thể xem nhƣ Libraries là thƣ mục ảo giúp tổ chức và tìm kiếm nhanh chóng các
file/folder tƣơng đồng nằm rải rác trên máy tính. Chúng ta có thể tạo mới, thêm các
70
folder/file vào Libraries. Cần phân biệt
rõ giữa My Documents (hay My
Pictures) và Libraries, My Documents là
folder chứa dữ liệu, còn Libraries không
chứa dữ liệu gì, dữ liệu của chúng ta vẫn
ở vị trí ban đầu, và Libraries giúp quản
lý theo nhóm cho tiện dụng. Ngoài ra,
My Documents đƣợc Windows tạo sẵn
cố định với tính năng lập chỉ mục để
tăng tốc cho việc tìm kiếm, còn
Libraries do ngƣời dùng định nghĩa.
Lấy ví dụ nhƣ, chúng ta có 3 folder, mỗi folder chứa một môn học gồm 3 file: Bài
giảng, bài tập, khóa luận. Chúng ta tạo một Library tên là khóa luận nộp, và đƣa 3 khóa luận
vào Library này. Nhƣ vậy, 3 file khóa luận vẫn ở vị trí cũ, và khi muốn nộp bài, chúng ta chỉ
việc truy xuất đến Library khóa luận này. Việc xóa Libraries không ảnh hƣởng gì đến các
file gốc.
Để tạo mới một Library, từ màn hình Explorer, nháy chuột phải trên mục Libraries,
chọn New-Library, nhập tên cho Library và bấm Enter. Để import một folder vào Library
vừa tạo, chọn Library vừa tạo ra, nháy chuột nút Include new folder, và chọn folder muốn
import vào Library. Nhƣ vậy, sau này có thể truy xuất nhanh chóng đến Library.

1.7.6.2. Bitlocker
Bitlocker là tính năng đƣợc phát triển từ
Windows 7 (hỗ trợ đầy đủ nhất ở bản Ultimate) giúp
mã hóa và bảo vệ dữ liệu cho một ổ đĩa hay partition,
đặt biệt là đĩa USB với khả năng đánh mất là rất cao.
Ngƣời dùng phải có đúng mật khẩu mới có thể truy
xuất ổ đĩa đƣợc bảo vệ, nên tránh tối đa việc lộ thông
tin.
Từ Control Panel, mở mục Bitlocker Drive
Encryption.
Vào mục Turn On Bitlocker ở đĩa cần bảo vệ.
71
Chọn mục Use a password to unlock the drive và nhập mật khẩu (hai lần). Nháy chuột vào
Next để tiến hành mã hóa. Lần sau, mỗi khi truy nhập đĩa bảo vệ, chúng ta phải nhập mật
khẩu.
Để tắt chức năng Bitlocker, chúng ta cũng vào Control Panel - mục Bitlocker Drive
Encryption, và chọn Turn off Bitlocker.
1.7.6.3. Snipping Tool
Snipping Tool dùng để chụp một
phần hay toàn bộ màn hình dƣới dạnh
hình chữ nhật hay dạng bất kỳ, sau đó cho
phép ghi chú, vẽ, hightlight và gởi email
đi ngay từ tiện ích này.
Sau khi khởi động Snipping Tool,
chọn New, sau đó chọn vào mũi tên gần
nút New và tùy chọn hình cắt để chụp:
Free-form Snip (chụp với hình bao bất kỳ
tự vẽ); Rectangular Snip (chụp với hình
bao chữ nhật), Window Snip (chụp một
cửa sổ); Full-screen Snip (chụp toàn bộ
màn hình).
Sau đó dùng các công cụ trên toolbar để vẽ hay ghi chú cho hình chụp.
1.7.6.4. Wordpad
WordPad là tiện ích nhỏ đƣợc tích
hợp trong Windows dùng để soạn thảo
văn bản đơn giản nhanh chóng và dể sử
dụng. Thay vì mở MS Word để thực
hiện những điều chỉnh đơn giản, sử dụng
WordPad có thể tiết kiệm rất nhiều thời
gian. Trong Windows 8, Microsoft đã
cập nhật nó với một giao diện mới
kiểu Ribbon giống nhƣ các chƣơng trình
trong Microsoft Office 2007, 2010,
2013. Về tính năng chƣa đƣợc đầy đủ
nhƣng có phần mở rộng hơn so với
phiên bản Windows trƣớc đó. Đôi khi
Wordpad còn có tác dụng sao chép văn
bản trên mạng sau đó mới chuyển qua
Microsoft Word đƣợc.
1.7.6.5. Paint
Paint là chƣơng trình đồ họa cơ bản giúp vẽ và xử lý các hình ảnh bitmap. Với giao
diện ribbon, Paint nâng khá nhiều về chức năng cọ vẽ (brushes). Paint hỗ trợ tốt cho màn
hình đa điểm cảm ứng, nên là một chọn lựa tuyệt vời khi sử dụng với Table PC.
Vẽ đƣờng (line): Có nhiều chức năng cho phép vẽ line trong Paint, chúng ta phải
chọn công cụ vẽ và quyết định hình dạng của nét vẽ. Môt số công cụ vẽ là: Pencil tool,
Brushes, Line tool, Curve tool.

72
Vẽ hình hình học
(shape): Có thể vẽ nhiều
loại shape: đƣờng cong,
mũi tên, tam giác, elip,
chữ nhật, tròn, vuông...
Chúng ta có thể bổ
sung text (nút lệnh chữ
A) và format cho text, có
thể chọn (select tool) một
phần hình ảnh để copy,
xóa. Có thể xoay ảnh,
resize kích thƣớc ảnh, sử
dụng công cụ để tẩy điểm ảnh.
Các chức năng đồ họa của Paint hiển thị ở thẻ Home,
nên lần lƣợt thử từng công cụ một để thấy sự khác biệt giữa
các công cụ vẽ của Paint.
1.7.6.6. Connect to Project
Việc kết nối máy tính với Projector ngày nay trở
nên phổ biến đến tất cả sinh viên. Tùy theo mỗi máy có
các phím tắt khác nhau (hoặc tùy theo driver màn hình)
nên gây ra sự lúng túng cho ngƣời diễn thuyết, đặt biệt
khi đứng trƣớc số đông ngƣời. Windows 8 cung cấp
chức năng Connect to Projector thuộc nhóm Accessories
trợ giúp nhanh chóng cho việc kết nối này. Chúng ta có
các chọn lựa:
Vào charm / Devices / Project (Hoặc bấm tổ hợp
phím Windows + P )
- PC screen only: Chỉ hiển thị ở máy tính- khi
không muốn cho ngƣời xem thấy chúng ta đang chuẩn
bị gì trên máy.
- Duplicate: Hiển thị đồng thời trên máy tính và
projector giống nhau.
- Extend: Hiển thị khác nhau giữa máy tính và
projector, rất hữu dụng khi trình chiếu PowerPoint, ngƣời xem nhìn phần trình chiếu, còn
chúng ta nhìn thấy ghi chú (note) để nhắc bài trên máy tính.
- Second Screen Only: Chỉ hiển thị trên projector, tắt màn hình laptop để tiết kiệm pin
cho những lúc trình chiếu dài.
1.7.6.7. Math Input Panel
Việc soạn thảo công thức toán học là việc rất cần thiết đối với học sinh, sinh viên và
những ngƣời làm công tác kỹ thuật. Chúng ta có thể soạn thảo với Equation (xem chi tiết ở
phần WinWord), nhƣng Windows 8 cung cấp một công cụ mới sử dụng rất tiện lợi và nhanh
chóng là Math Input Panel thuộc nhóm Accessories.

73
Ngƣời dùng chỉ cần dùng chuột hay bút vẽ viết công thức toán vào vùng 3, công thức
sẽ đƣợc dịch và hiển thị ở vùng 1. Vùng 4 cung cấp các công cụ để hiệu chỉnh công thức.
Sau khi soạn thảo công thức kết thúc, chọn nút 5 để copy công thức vào clipboard, và dán
vào MS Word.
1.7.6.8. Internet Explorer
Mặc định khi cài hệ điều hành Win 8, trên thành Task bar sẽ có biểu tƣợng internet
explorer (biểu tƣợng hình chữ e bên dƣới), nháy chuột vào nó để mở trang web bất kỳ:

1.7.7. Sử dụng tiếng việt


1.7.7.1. Bảng mã, Font chữ, kiểu gõ
Mỗi font chữ sẽ đi kèm với một bảng mã tƣơng ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt,
phải chọn bảng mã phù hợp với font chữ đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì các từ
nhập vào sẽ không đƣợc hiển thị nhƣ ý muốn. Các bộ font chữ thông dụng hiện nay là:
 Unicode: Là bộ mã chuẩn quốc tế đƣợc thiết kế để dùng làm bộ mã duy nhất cho tất
cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, kể cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự tƣợng hình phức
tạp nhƣ tiếng Trung, tiếng Thái... Vì điểm ƣu việt đó, Unicode đã và đang từng bƣớc thay
thế các bộ mã truyền thống, kể cả bộ mã tiêu chuẩn ISO 8859 và hiện đang đƣợc hỗ trợ trên
rất nhiều phần mềm cũng nhƣ các trình ứng dụng.
 TCVN3: Bảng mã theo tiêu chuẩn (cũ) của Việt Nam. Các font chữ trong bảng mã
này có tên bắt đầu bằng .Vn . Ví dụ: .VnTime. Ngày nay TCVN đã quy định sử dụng font
Unicode trong soạn thảo văn bản.
 VNI: Bảng mã do công ty VNI (Vietnam-International) sở hữu bản quyền. Các font
chữ trong bảng mã VNI có tên bắt đầu bằng VNI-. Ví dụ: VNI-Times
Ba bảng mã Unicode, TCVN3, VNI là ba bảng mã thông dụng nhất. Ngoài ra còn có
các bảng mã nhƣ: BK. HCM, Vietware, VIQR... tổng cộng khoảng mƣời bốn bảng mã tiếng
Việt khác nhau.
Mỗi kiểu gõ tiếng Việt đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhất định, hai kiểu gõ
thông dụng nhất là kiểu gõ Telex và VNI. Kiểu TELEX dùng các phím chữ để gõ dấu còn
kiểu VNI dùng các phím số để gõ dấu.
Kiểu gõ không liên quan gì đến việc hiển thị chữ tiếng Việt, ngƣời sử dụng có thể chọn
kiểu gõ nào tùy theo ý thích của mình.
74
Qui tắc gõ các tổ hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI :
Dấu Sắc Huyền Hỏi Ngã Nặng
Kiểu Telex s f r x j
Kiểu VNI 1 2 3 4 5

Ký tự â ê ô ƣ ơ ă đ
Kiểu Telex aa ee oo uw; [ uw; ] aw dd
Kiểu VNI a6 e6 o6 u7 o7 a8 d9
Thiết lập kiểu gõ bằng cách mở Unikey và chọn kiểu gõ thích hợp.

1.7.7.2. Sử dụng Unikey


Khởi động chƣơng trình Unikey, vì phần mềm này rất thông dụng nên khi cài đặt
máy tính ngƣời ta sẽ cài sẵn phần mềm này vào máy tính và đƣa ra màn hình desktop:

75
 Nháy chuột vào biểu tƣợng để khởi động:

Chọn bảng mã để đổi mã, chọn kiểu gõ TELEX hoặc VNI tùy thuộc vào ngƣời sử
dụng, chú ý phải có biểu tƣợng chữ V ở dƣới thanh Task bar thì mới gõ đƣợc tiếng việt

1.7.7..3. Chuyển đổi bảng mã


Unikey có chức năng chuyển đổi bảng mã rất tiện lợi, dùng chức năng này sẽ đỡ mất
thời gian soạn thảo lại khi font chữ bị sai. Ví dụ có một nội dung viết bằng VNI- TIMES khi
mở bằng Times New Roman sẽ bị bể font chữ, không thể đọc đƣợc. Copy toàn bộ nội dung
ở bên trong tập tin viết bằng VNI-TIMES rồi thực hiện thao tác dƣới đây:
Từ màn hình Unikey ở trên, chọn nút “Mở rộng”:

 Chọn mục “Công cụ…(CS+F6)”:

76
 Nguồn: Chọn VNI Windows
 Đích: Chọn Unicode
 Rồi chọn nút “Chuyển mã”, chƣơng trình sẽ lƣu dữ liệu đƣợc chuyển mã vào bộ nhớ,
chỉ cần dán (Ctrl +V) vào tập tin mong muốn, lúc này sẽ đọc đƣợc dữ liệu.
Có thể chuyển đổi bằng tập tin, bằng cách bỏ lựa chọn “Chuyển mã clipboard”, lúc
này chọn tập tin nguồn và tập tin đích rồi chọn “Chuyển mã”.

1.8. Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Máy tính trong hình bên là ….?
A. Apple notebook
B. PC desktop
C. PC notebook
D. Mac desktop

Câu 2: Thiết bị nào thƣờng cho phép chơi nhạc, sử dụng điện thoại, thực hiện các phép tính,
sử dụng Internet và sử dụng mạng?
A. Máy tính B. PDA
C. Máy chơi nhạc MP3 D. Hệ thống trò chơi điện tử
Câu 3: Hai thành phần đƣợc sử dụng trong một mạng lƣới ứng dụng điển hình? (Chọn hai)
A. Máy chủ (Server) B. Điện thoại di động (Cellphone)
C. Palm cầmtay (Palm-held) D. Máykhách (Client)
Câu 4: Mục đích của bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) là cho phép các máy tính:
A. Lƣu dữ liệu lâu dài
B. Lƣu trữ thông tin hiện đang sử dụng
C. Tổ chức dữ liệu trên ổ cứng hiệu quả
D. Khởi động máy tính và thực hiện chẩn đoán
Câu 5: Khi tăng loại bộ nhớ nào sẽ có ảnh hƣởng lớn đến hiệu suất máy tính?
A. Ram B. Rom
C. Bộ nhớ lƣu trữ dự phòng D. Bộ nhớ lƣu trữ đĩa cứng.
Câu 6: Thành phần nào quyết định việc khởi động máy tính?
77
A. ROM BIOS B. RAM
C. CPU D. POWER
Câu 7: Tại sao RAM lại đƣợc coi là bốc hơi?
A. Nó biến mất khi máy tính tắt hoặc khởi động lại
B. Nó không ổn định
C. Nội dung của nó không thể thay đổi
D. Dung lƣợng của RAM không thể thay đổi đƣợc
Câu 8: Thành phần bên trong nào thực hiện các tính toán và các phép toán logic?
A. Bộ vi xử lý
B. ROM BIOS
C. Các chip RAM
D. Bo mạch chủ
Câu 9: Ghép nối các thiết bị sau vào đúng vị trí: Bàn phím, Màn hình, Máy in, Chuột,
Chuột cảm ứng, Màn hình cảm ứng, Ổ cứng, Chíp, RAM.
A. Thiết bị nhập
B. Thiết bị xuất
C. Thiết bị vừa nhập, vừa xuất
D. Không phải thiết bị nhập xuất
Câu 10: Thiết bị nào đƣợc dùng làm thiết bị lƣu trữ chính cho dữ liệu và các chƣơng trình
trên một máy tính để bàn?
A. Đĩa mạng
B. Đĩa quang
C. Flash
D. Đĩa cứng
Câu 11: Ba chức năng chính của một thiết bị nhập/xuất là gì?
A. Tự động tải nội dung từ Internet
B. Hiển thị thông tin từ máy tính
C. Giao tiếp giữa các máy tính
D. Tự động chỉ hƣớng cho những văn bản gõ vào máy in
E. Gửi thông tin vào máy tính
Câu 12: Khi bật máy tính, hệ thống sẽ hiển thị cái gì trƣớc tiên?
A. Kết nối mạng
B. Chƣơng trình phần mềm đƣợc cài đặt
C. Hệ điều hành
D. Kết nối điện
Câu 13: Một byte bằng :
A. 6 bit B. 8 bit
C. 7 bit D. 5 bit
Câu 14: Tập tin nào sẽ cài đặt ứng dụng có tên Contract.
A. Contract.hlp C. Contract.dll
B. Contract.png D. Contract.exe
Câu 15: Ý nghĩa của một “đƣờng dẫn” là gì?
78
A. Cho biết các “tuyến đƣờng” chính xác cần phải đi qua đến đƣợc vị trí của một tập tin
B. Cho biết tên đăng nhập và mật khẩu hiện đang đƣợc sử dụng
C. Cho thấy nơi các tập tin chƣơng trình đƣợc lƣu trữ trên hệ thống
D. Nó thiết lập các kết nối Internet cho các thông tin đăng nhập
Câu 16: Đang làm việc với hệ điều hành Microsoft Window 8.1. Muốn tạo thƣ mục mới có
tên Reports trên desktop, nhƣng đã có sẵn một thƣ mục khác có cùng tên trên desktop. Điều
gì sẽ xảy ra khi cố tính tạo thƣ mục Reports.
A. Một thông báo xuất hiện. Báo rằng có thƣ mục khác có cùng tên nhƣ thế, nhƣng vẫn
cho phép tạo thƣ mục đó.
B. Hệ điều hành tự động xóa thƣ mục trên desktop và cho phép tạo một thƣ mục mới.
C. Một thông báo xuất hiện báo rằng đã có một thƣ mục cùng tên với thƣ mục đang tạo
và hỏi có muốn ghép nối hai thƣ mục này lại hay không.
D. Không sao cả. Có thể có nhiều thƣ mục khác nhau với tên trùng nhau trên desktop
Câu 17: Tính năng nào của Control Panel dùng để thay đổi chủ đề (theme) trên màn hình
Windows desktop?
A. User Accounts
B. Display
C. Default Programs
D. Personalization
Câu 18: Nên đặt tay nhƣ thế nào để tránh nguy cơ chấn thƣơng
A. Đặt tay nghiêng 450
B. Chọn bàn làm việc có độ cao cố định
C. Màn hình máy tính cảm ứng
D. Màn hình máy tính có kích thƣớc 18” đến 28”
Câu 19: Phát biểu nào về chức năng của thùng rác (Rycycle Bin) là đúng?
A. Lƣu các tập tin bị xóa từ ổ đĩa cứng và ổ đĩa mạng đƣợc đặt ở nơi khác
B. Chỉ lƣu trữ các tệp tin bị xóa từ ổ đĩa cứng và các thiết bị lƣu trữ di động
C. Lƣu trữ tất cả các tập tin bị xóa bởi ngƣời dùng
D. Chỉ lƣu các tập tin bị xóa từ ổ đĩa cứng
Câu 20: Loại hình truyền thông đƣợc thể hiện dƣới đây?
A. E-mail
B. Weblog (blog)
C. Mạng xã hội
D. Tin nhắn tức thì

79
Chƣơng 2: XỬ LÝ VĂN BẢN
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ có khả năng:
- Hiểu đƣợc khái niệm văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản;
- Biết đƣợc một số phần mềm xử lý văn bản;
- Thực hiện các thao tác với đối tƣợng trên màn hình Microsoft Word;
- Biết cách kết xuất và phân phối văn bản;
- Vận dụng các kỹ năng soạn thảo và trình bày văn bản khi sử dụng Microsoft
Word để soạn thảo một văn bản cụ thể.

2.1. Khái niệm văn bản


Văn bản là một loại phƣơng tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay
một loại ký hiệu) nhất định.
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết. Văn bản
thƣờng là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, có
tính liên kết chặt chẽ và hƣớng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định.
Theo nghĩa rộng, văn bản đƣợc hiểu là vật mang tin đƣợc ghi bằng ký hiệu hoặc
ngôn ngữ, nghĩa là bất cứ phƣơng tiện nào dùng để ghi nhận, truyền đạt thông tin từ chủ thể
này đến một chủ thể khác.
Theo nghĩa hẹp, văn bản đƣợc hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ đƣợc hình thành trong
giai đoạn hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế. Theo
nghĩa này, các loại giấy tờ dùng để quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức
nhƣ chỉ thị, thông tƣ, nghị quyết, quyết định, đề án công tác, báo cáo… đều đƣợc gọi là văn
bản. Ngày nay, khái niệm văn bản sử dụng một cách rộng rãi trong các hoạt động của các cơ
quan, tổ chức.
Việc soạn thảo văn bản giống nhƣ một ngƣời thƣ ký. Để có thể soạn thảo văn bản
đƣợc tốt, ngƣời thƣ ký cần phải nắm vững các điều cơ bản nhƣ sau:
- Khái niệm hệ thống văn bản Nhà nƣớc, bao gồm: Văn bản pháp quy là văn bản
chứa các quy tắc chung để thực hiện văn bản luật, do cơ quan quản lý hành chính ban hành;
Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nƣớc. Nó cụ thể hóa
việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.
- Hình thức văn bản pháp quy:
+ Nghị định: Do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của
ngƣời dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
+ Nghị quyết: Do Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành về các nhiệm
vụ kế hoạch, chủ trƣơng chính sách và những công tác khác.
+ Quyết định: Do Thủ trƣởng các cơ quan thuộc Nhà nƣớc hoặc Hội Đồng nhân dân
các cấp ban hành. Quyết định để điều hành các công việc cụ thể trong đơn vị về các mặt tổ
chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch, dự án hoặc bãi bỏ các quyết định của cấp dƣới.
+ Chỉ thị: Do Thủ trƣởng các cơ quan thuộc Nhà nƣớc ban hành hoặc Hội đồng nhân
dân các cấp ban hành. Chỉ thị dùng để đề ra chủ trƣơng, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ
đạo công việc, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dƣới quyền.

80
+ Thông tƣ: Để hƣớng dẫn giải thích các chủ trƣơng chính sách và đƣa ra biện pháp
thực hiện các chủ trƣơng đó.
+ Thông cáo: Thông báo của chính phủ đến các tầng lớp nhân dân về một quyết định
phải thi hành hoặc một sự kiện quan trọng khác.
- Hình thức văn bản hành chính:
+ Công văn: Là giấy tờ giao dịch về công việc của cơ quan đoàn thể, ví dụ nhƣ: Công
văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu,
công văn kiến nghị, công văn chất vấn.
+ Báo cáo: Dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc, ví dụ nhƣ: Báo cáo tuần,
báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo
chuyên đề, báo cáo hội nghị.
+ Thông báo: Báo cho mọi ngƣời biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị
bằng văn bản.
+ Biên bản: Bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để
làm chứng về sau. Ví dụ: Biên bản hội nghị, biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên
bản bàn giao.

2.2. Giới thiệu một số phần mềm xử lý văn bản


2.2.1. Microsoft Word
Soạn thảo văn bản là công việc đƣợc sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, xí nghiệp
cũng nhƣ nhu cầu của bất kỳ cá nhân nào hiện nay. Việc soạn thảo những văn bản bằng máy
tính đã trở thành những công việc rất bình thƣờng cho bất kỳ ai biết sử dụng máy tính. Một
trong những phần mềm máy tính đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Microsoft Word
của hãng Microsoft.
Ra đời từ cuối những năm 1980, đến nay phần mềm Microsoft Word đã đạt đƣợc tới
sự hoàn hảo trong lĩnh vực soạn thảo văn bản cũng nhƣ trong lĩnh vực văn phòng của bộ
phần mềm Microsoft Office nói chung. Có thể liệt kê các đặc điểm nổi bật của phần mềm
này nhƣ sau:
- Cung cấp đầy đủ nhất các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản đa dạng, dễ sử
dụng;
- Khả năng đồ hoạ đã mạnh dần lên, kết hợp với công nghệ OLE (Objects Linking
and Embeding) có thể chèn đƣợc nhiều hơn những gì ngoài hình ảnh và âm thanh lên tài
liệu word nhƣ: Biểu đồ, bảng tính,…
- Có thể kết xuất, nhập dữ liệu dƣới nhiều loại định dạng khác nhau. Đặc biệt khả
năng chuyển đổi dữ liệu giữa Word với các phần mềm khác trong bộ Microsoft Office đã
làm cho việc xử lý các ứng dụng văn phòng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
- Dễ dàng kết chuyển tài liệu thành dạng HTML để chia sẻ dữ liệu trên mạng nội bộ,
cũng nhƣ mạng Internet.
2.2.2. LibreOffice Writer
LibreOffice Writer là phần mềm soạn thảo văn bản thuộc bộ phần mềm LibreOffice
đƣợc phát triển bởi cộng đồng mã nguồn mở, do Quỹ tài liệu (The Document Foundation)
quản lý.
LibreOffice Writer có thể chạy trên nhiều hệ điều hành và hỗ trợ đa ngôn ngữ.
LibreOffice Writer có tính năng tƣơng tự về mặt giao diện và cách sử dụng nhƣ Microsoft

81
Office Word, dễ học và dễ sử dụng. LibreOffice Writer ngày càng đƣợc ƣa chuộng và sử
dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả cao trong công việc.
2.2.3. AbiWord
AbiWord là một chƣơng trình xử lý văn bản miễn phí tƣơng tự nhƣ Microsoft Word.
Nó rất phù hợp cho một loạt các tác vụ xử lý văn bản khác nhau.
AbiWord đang nhanh chóng trở thành một trình soạn thảo và xử lý văn bản mạnh mẽ
với rất nhiều tính năng hữu ích để phục vụ các công cụ soạn thảo hàng ngày cũng nhƣ nhu
cầu cá nhân. Bên cạnh đó, AbiWord còn cho phép cộng tác với nhiều ngƣời trên một tài liệu
cùng một lúc. Nó đƣợc tích hợp chặt chẽ với dịch vụ web AbiCollab.net, cho phép lƣu trữ
dữ liệu trực tuyến, dễ dàng chia sẻ tài liệu với bạn bè và thực hiện chuyển đổi định dạng một
cách trực tiếp.
Hỗ trợ đa nền tảng
Hãy tận hƣởng trình xử lý văn bản miễn phí này trên hệ điều hành đang sử dụng - có
thể là Windows, Linux, QNX, FreeBSD hoặc Solaris.
AbiWord đƣợc thiết kế để có thể tích hợp hoàn toàn với hệ điều hành mà nó chạy trên
đó. Nó sẽ tận dụng ƣu thế của những chức năng đƣợc cung cấp bởi hệ thống nhƣ chức năng
tải và in ảnh.
Khả năng cộng tác
AbiWord có khả năng đọc và ghi tất cả dạng tài liệu tiêu chuẩn nhƣ tài liệu
OpenOffice, tài liệu Microsoft Word, WordPerfect, Rich Text Format, HTML và nhiều hơn
nữa.
Bố cục tài liệu đƣợc cải tiến
AbiWord cung cấp cho tài liệu một cái nhìn chuyên nghiệp, khoa học và dễ dàng đọc
bằng cách cung cấp các tùy chọn sắp xếp tài liệu đƣợc cải tiến. Sử dụng bảng biểu, bullet,
danh sách, hình ảnh, chú thích, phong cách để cải thiện cách hiển thị tài liệu.
Quốc tế hóa
Bởi vì không phải tất cả mọi ngƣời trên thế giới đều nói cùng một ngôn ngữ, do đó
AbiWord hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. AbiWord có sẵn trong các ngôn ngữ từ phổ
biến nhất cho tới ít phổ biến nhất. Tài liệu không chứa lỗi chính tả bằng cách sử dụng tính
năng kiểm tra chính tả của Abiword. Từ điển tồn tại trong hơn 30 ngôn ngữ.
Hợp nhất mail
Với tính năng Mail Merge của AbiWord, cho phép AbiWord tự động hóa công việc.
Các lĩnh vực đặc biệt đƣợc chèn vào một tài liệu mẫu có thể tự động đƣợc thay thế bằng dữ
liệu xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Cơ sở dữ liệu liên quan, các tập tin văn bản
đƣợc ngăn cách nhau bằng dấu phẩy hoặc các tập tin văn bản đƣợc gắn thẻ. Để tạo điều kiện
dễ dàng sử dụng AbiWord trong một môi trƣờng máy chủ, một giao diện dòng lệnh mạnh
mẽ cho AbiWord luôn có sẵn. Điều này cho phép tạo các ký tự mẫu, in tài liệu hoặc chuyển
đổi tài liệu sang bất cứ định dạng file nào mà AbiWord hỗ trợ - tất cả từ dòng lệnh.
Tiết kiệm tài nguyên hệ thống
Chƣơng trình soạn thảo văn bản này rất nhỏ gọn và yêu cầu ít tài nguyên hệ thống để
chạy. Bên cạnh đó, hệ thống plugin đƣợc thiết kế để cung cấp cho AbiWord tất cả những
chức năng mong đợi từ một trình soạn thảo Word hiện đại. Rất nhiều plugin có thể đƣợc sử
dụng để mở rộng các chức năng của Abiword từ việc nhập tài liệu cho tới việc nhập ảnh và
tóm tắt văn bản.

82
2.3. Microsoft Word 2010
Kể từ khi Microsoft ra mắt Office 2010, Word là ứng dụng đƣợc quan tâm và sử dụng
nhiều nhất. Chính vì vậy từ mục này chúng tôi sẽ sử dụng Microsoft Word 2010 để minh
họa.
Sau đây là những điểm mới trong Microsoft Word 2010.
 Tùy biến thanh Ribbon
Lần đầu xuất hiện trong bản Office 2007, thanh công cụ với giao diện Ribbon sớm trở
thành chủ đề tranh cãi giữa ngƣời dùng. Một số ngƣời dùng rất ƣa thích giao diện Ribbon
mới này, trong khi số khác lại cho rằng giao diện menu cũ tiện lợi hơn. Bởi vậy các nhà phát
triển thứ ba đã ngay lập tức cho ra mắt những chƣơng trình có khả năng trả về giao diện
menu cũ quen thuộc, ví dụ nhƣ Classic Menu từ Addintools.
Thanh Ribbon vẫn tiếp tục xuất hiện trong phiên bản Office 2010 này, thậm chí nó đã
đƣợc bổ sung vào tất cả các ứng dụng của bộ Office bao gồm cả Outlook và OneNote. Tuy
nhiên, khác biệt lớn nhất so với phiên bản trƣớc chính là khả năng tùy biến thanh Ribbon.
Có thể quyết định xem tính năng nào đƣợc xuất hiện trên mỗi tab, thậm chí nếu muốn, có
thể thêm đƣợc tab mới và đặt những tính năng ƣa dùng lên tab đó.
Để tùy biến thanh Ribbon, nháy chuột phải vào nó, chọn Customize The Ribbon. Trong
hộp thoại mới hiện ra, có thể tự do tạo tab mới hoặc thêm / bớt tính năng trên mỗi tab.

Thanh Ribbon trong các ứng dụng của phiên bản Office 2010.
 Chụp ảnh màn hình tiện lợi hơn
Đây là một điểm mới trong Word 2010. Có thể chụp ảnh màn hình ngay trong ứng dụng
và chèn vào văn bản bằng cách nháy chuột vào Screenshot đã đƣợc bổ sung vào
tab Insert trên thanh Ribbon.

83
Chèn ảnh chụp màn hình vào Word
Khi nháy chuột vào nút lệnh này một menu hiện ra cho phép chụp ảnh một ứng dụng
đang chạy hay một cửa sổ đang đƣợc mở để chèn vào ngay tại vị trí con trỏ. Khi bức ảnh
đƣợc chèn vào, công cụ chỉnh sửa ảnh tự động xuất hiện cho phép thực hiện thao tác căn
chỉnh một cách tiện lợi.
 Biên tập ảnh chuyên nghiệp
Công cụ chỉnh sửa ảnh đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều trong bản Office 2010. Có thể
thêm các hiệu ứng nghệ thuật cho bức ảnh - tƣơng tự nhƣ tính năng có trong các chƣơng
trình biên tập ảnh chuyên nghiệp của hãng thứ ba - ngay trong Word và đƣợc xem trƣớc để
hình dung ra bức ảnh sau khi thêm hiệu ứng sẽ thế nào.

Thêm hiệu ứng cho các bức ảnh

 Sắp xếp văn bản dễ dàng


Một trong những tính năng tuyệt vời nhất trong Word 2010 đó là tính năng cho phép sắp
xếp lại văn bản bằng thao tác kéo - thả vô cùng thuận tiện. Để sử dụng tính năng này, chọn
tab View trên thanh Ribbon, sau đó trên khu vực Show đánh dấu kiểm vào ô Navigation
Pane.

84
Ví dụ muốn di chuyển toàn bộ Phần 5 của văn bản lên trên Phần 2 mà không cần phải thực
hiện thao tác copy – paste, bằng cách: Kéo đề mục của nó lên vị trí mong muốn trong
ô Navigation Pane nằm bên trái cửa sổ làm việc.

 Mở tài liệu ở chế độ bảo vệ


Khi mở một tài liệu lần đầu tiên trong Word 2010 thì không thể chỉnh sửa đƣợc gì cả và
thấy thanh công cụ Ribbon đã ẩn đi. Thực ra đó là vì tài liệu đã đƣợc mở ở chế độ bảo vệ.

Lần đầu mở một tài liệu trong Word 2010 sẽ ở chế độ bảo vệ
Thanh màu đỏ phía trên tài liệu nhắc nhở đang ở chế độ bảo vệ và tài liệu này có nguồn
gốc từ mạng Internet. Từ đó cân nhắc xem nó có đủ an toàn để mở hay không. Nếu nháy

85
chuột vào nút Enable Editing, tài liệu sẽ đƣợc tải về máy, thanh Ribbon sẽ xuất hiện và có
thể thao tác chỉnh sửa nhƣ bình thƣờng.
 Chỉnh sửa đồng thời
Trong các phiên bản Office trƣớc, nếu đang mở tài liệu trên một máy tính, lúc sau lại cần
mở và làm việc với tài liệu đó trên một máy tính khác, sẽ gặp bảng thông báo “Tài liệu
đang được sử dụng”. Khi đó đƣợc cung cấp ba lựa chọn: Mở bản sao chỉ đƣợc phép đọc,
tạo bản sao trên máy rồi sẽ ghép vào tài liệu gốc sau, hoặc nhận thông báo khi tài liệu gốc
đã sẵn sàng để mở. Với Office 2010, sự bất tiện đó không còn nữa.
Office 2010 cho phép làm việc với tài liệu dù nó đang đƣợc mở trên một máy tính khác,
hoặc cho phép hai ngƣời chỉnh sửa tài liệu cùng lúc. Một dòng thông báo trên thanh trạng
thái cho biết ai là ngƣời đang chỉnh sửa tài liệu và vị trí đang đƣợc chỉnh sửa.
Word 2010 còn lƣu một bản cache đối với những tài liệu chia sẻ giúp ngƣời sử dụng dễ
dàng làm việc dù không kết nối mạng. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng đƣợc tự động cập nhật
với tài liệu gốc trên máy chủ khi vào mạng.
2.3.1. Các khái niệm cơ bản
- Kí tự (Character): Là đơn vị cơ sở của văn bản, kí tự đƣợc nhập trực tiếp từ bàn phím
và lệnh Insert/ Symbol.
- Từ (Word): Nhiều kí tự (kí tự trắng không phải là từ) liền nhau có nghĩa.
- Câu (Sentence): Câu tập hợp các từ kết thúc bằng dấu ngắt câu (. ? : ! ;).
- Đoạn văn bản (Paragraph): Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ
nghĩa. Trong văn bản đoạn đƣợc kết thúc bằng phím Enter.
- Trang (Page): Vùng văn bản đƣợc thiết lập khổ giấy, lề, viền,…
- Phân đoạn (Section): Là tập hợp các đoạn có cùng định dạng.
- Dòng (Line): Tập các kí tự trên cùng một đƣờng cơ sở (Baseline) từ bên trái sang bên
phải màn hình soạn thảo.
- Xuống dòng: Tự động và bằng tay (Shift+Enter).
Lưu ý:
- Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để xuống dòng. Phím Enter chỉ dùng để kết
thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh.
- Giữa các từ chỉ dùng một dấu khoảng trắng để phân cách. Không sử dụng dấu khoảng
trắng đầu dòng cho việc căn chỉnh lề.
- Các dấu ngắt câu nhƣ chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phẩy (;), chấm than (!), hỏi
chấm (?) phải đƣợc gõ sát vào từ đứng trƣớc nó, tiếp theo là một dấu khoảng trắng nếu
sau đó vẫn còn nội dung.
Ví dụ
Sai:
Hôm nay , trời nóng quá chừng!
Hôm nay,trời nóng quá chừng!
Hôm nay ,trời nóng quá chừng!
Đúng:
Hôm nay, trời nóng quá chừng!
- Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải đƣợc hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp
theo phải viết sát vào bên trái của các dấu này. Tƣơng tự, các dấu đóng ngoặc và đóng
nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và đƣợc viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của
từ bên trái.
86
Ví dụ
Sai:
Thƣ điện tử ( Email ) là phƣơng tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thƣ điện tử (Email ) là phƣơng tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thƣ điện tử ( Email) là phƣơng tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thƣ điện tử(Email) là phƣơng tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thƣ điện tử(Email ) là phƣơng tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Đúng:
Thƣ điện tử (Email) là phƣơng tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
- Gõ xong toàn bộ văn bản mới thực hiện hiệu chỉnh và định dạng văn bản.
2.3.2. Khởi động, thoát khỏi Microsoft Word
Có rất nhiều cách để khởi động phần mềm Word. Tuỳ vào mục đích làm việc, sở
thích hoặc sự tiện dụng có thể chọn một trong những cách sau để khởi động:
Cách 1: Start/Program/Microsoft Office/Microsoft Office Word 2010
Cách 2: Nháy đúp chuột trái lên biểu tƣợng của chƣơng trình Microsoft Word 10 trên
màn hình nền
Sau khi khởi động xong, màn hình làm việc của Word có dạng nhƣ sau:

- Thanh công cụ truy cập nhanh (Quick Acsess Tools): Nằm trên cùng của cửa sổ, chứa
các lệnh thao tác nhanh.
- Menu Ribbon: Chứa nhiều lệnh thao tác với chƣơng trình, chúng đƣợc phân chia thành
các nhóm khác nhau.
- Màn hình soạn thảo: Nơi để ngƣời dùng soạn thảo nội dung của văn bản.
- Thanh thước (Ruler): Để canh lề và chỉnh kích thƣớc văn bản. Cóhaithanh thƣớc:
Thanh thƣớc dọc và thanh thƣớc ngang.
- Thanh cuộn (Scroll bar): Dùng để di chuyển vùng hiển thị của văn bản trên màn hình.
Cóhaithanh cuộn: Thanh cuộn ngang và thanh cuộn dọc
- Thanh trạng thái (Status bar): Nằm dƣới cùng cửa sổ, hiển thị các thông tin trạng thái
hiện tại nhƣ thứ tự trang, tổng số trang, vị trí con trỏ, tình trạng của bàn phím
(CapsLock).

87
Để thoát khỏi word, ta làm nhƣ sau:
Cách 1: Nháy chuột vào nút Close ở góc trên cùng bên phải cửa sổ làm việc của
Word.
Cách 2: Vào menu File/Exit
Cách 3: Ấn tổ hợp phím Alt+F4
Lưu ý: Nếu chƣa ghi tệp vào ổ đĩa thì xuất hiện một hộp thoại, chọn:
 Save: Ghi tệp trƣớc khi thoát
 Don‟t Save: Thoát không ghi tệp
 Cancel: Huỷ lệnh thoát.

2.4. Quản lý tài liệu


2.4.1. Các thao tác cơ bản
2.4.1.1. Tạo mới văn bản
Thông thƣờng sau khi khởi động Word, một màn hình trắng xuất hiện. Đó cũng là tài
liệu mới mà Word tự động tạo ra. Tuy nhiên để tạo một tài liệu mới, sử dụng một trong
những cách sau:
- Cách 1: Bấm tổ hợp phím Ctrl + N.
- Cách 2: Nháy chuột vào Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn New, nháy
đúp chuột vào mục Blank document.
Lưu ý:
- Ngoài mục Blank document, chọn một mẫu khác, nháy đúp chuột để tạo một tài liệu
mới từ mẫu đã chọn.
- Trƣớc khi soạn thảo văn bản nên thiết lập một số thông số: Font, căn lề, kích thƣớc lề.
2.4.1.2. Mở một tập tin văn bản
Để mở một tài liệu Word đã có trên đĩa, chọn một trong các cách sau đây:
- Cách 1: Bấm tổ hợp phím Ctrl + O.
- Cách 2: Nháy chuột vào Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn Open
Chọn vị trí lƣu trữ tập tin cần mở, chọn tệp tài liệu, cuối cùng nháy nút lệnh open để
tiếp tục. Tệp tài liệu sẽ đƣợc mở ra trên màn hình Word.
2.4.1.3. Tập tin mẫu - Template
Thƣờng khi soạn thảo tài liệu, thƣờng chỉ sử dụng một trang Word trống, sau đó định
dạng theo ý mình. Nhƣng có một số trƣờng hợp, cần một mẫu để áp dụng cho nhiều tài liệu,
hay một mẫu công văn để xin việc, hay mẫu đơn,….
Word 2010 có rất nhiều mẫu tài liệu cần thiết cho ngƣời sử dụng, hay có thể tự tạo cho
mình một mẫu để áp dụng cho những tài liệu phục vụ công việc.

88
Ví dụ: Muốn tìm một mẫu Sơ yếu lý lịch: Tab File, New, Sample templates,
Adjacency Resume, Create.
2.4.1.4. Lưu một tập tin
Để ghi tài liệu đang làm việc vào ổ đĩa, chọn một trong những cách sau:
- Cách 1: Bấm tổ hợp phím Ctrl + S.
- Cách 2: Nháy chuột vào Microsoft Office Button (hoặc Tab File), chọn Save.
- Cách 3: Chọn biểu tƣợng Save trên thanh Quick Access Toolbar.
Sau đó chọn vị trí muốn lƣu tập tin, đặt tên và chọn Save.

Lưu ý:
- Mặc định, tài liệu của Word 2010 đƣợc lƣu với định dạng là *.DOCX. Với định dạng
này, sẽ không thể mở đƣợc trên Word 2003 trở về trƣớc nếu không cài thêm bộ
chuyển đổi. Để tƣơng thích khi mở trên Word 2003 mà không phải cài thêm chƣơng
trình, tại mục Save as type, chọn Word 97-2003 Document (*.doc), chọn Save.
- Ngoài các định dạng đƣợc hỗ trợ bởi MS Office các phiên bản trƣớc đó nhƣ Doc,
Docx… thì Office 2010 cũng hỗ trợ lƣu file dƣới định dạng PDF và XPS.
- Nếu tệp đã đƣợc ghi trƣớc từ trƣớc thì lần ghi tệp hiện tại sẽ ghi lại sự thay đổi kể từ
lần ghi trƣớc (có cảm giác là Word không thực hiện việc gì).
- Nếu tệp chƣa đƣợc ghi lần nào sẽ xuất hiện hộp thoại Save As, chọn nơi ghi tệp trong
khung Save in, gõ tên tệp cần ghi vào khung File name, ấn nút Save.
89
Ghi tệp vào ổ đĩa với tên khác (Save As)
- Khi ghi tệp với một tên khác thì tệp cũ vẫn tồn tại, tệp mới đƣợc tạo ra có cùng nội
dung với tệp cũ.
- Vào menu File/Save As các bƣớc tƣơng tự nhƣ lần ghi đầu.
2.4.2. Bảo vệ tài liệu
Một số tài liệu chia sẻ công khai, nhƣng có những tài liệu muốn bảo mật, hay chỉ
muốn chia sẻ nhƣng vẫn bảo đảm toàn vẹn dữ liệu không bị chỉnh sửa thay đổi. Microsoft
Word có đầy đủ các công cụ để hỗ trợ giải quyết vấn đề này.
2.4.2.1. Đánh dấu tài liệu
Trƣớc khi muốn chia sẻ tài liệu với những ngƣời khác, có thể đánh dấu kết thúc tài
liệu, để ngăn chặn bất cứ ai làm thay đổi nó. Đánh dấu kết thúc một tài liệu có kết quả nhƣ
sau:
- Tài liệu này đƣợc thay đổi để chỉ đọc, và một số nút trên Ribbon là không có.
- Một đánh dấu kết thúc tài liệu sẽ có biểu ngữ xuất hiện ở trên cùng của tài liệu.
- Một lá cờ trên trang thông tin của Backstage chỉ ra rằng các tài liệu đã đƣợc đánh dấu
nhƣ là cuối cùng.
- Một đánh dấu kết thúc tài liệu sẽ có biểu tƣợng xuất hiện trên thanh trạng thái.
Bất cứ sự thay đổi nào trên tài liệu của sẽ không thực hiện đƣợc. Để thực hiện thao tác
này, chọn Tab File, chọn Info, chọn Protect Document, chọn Mark as Final

90
Để bỏ chức năng đánh dấu Mark Final:
- Chọn Edit Anyway trên thanh Banner của Mark final.
- Vào Tab File, chọn Info, chọn Protect Document, chọn Mark as Final.
2.4.2.2. Hạn chế quyền định dạng và chỉnh sửa tài liệu
Có những tài liệu khi chia sẻ cho nhiều ngƣời cùng sử dụng, nhƣng không muốn thay
đổi một số định dạng và chỉnh sửa nội dung, có thể thiết lập hạn chế quyền trên tài liệu chia
sẻ.

2.4.2.3. Tạo mật khẩu bảo quản tài liệu


Trong những tài liệu soạn thảo, có những tài liệu mật, không muốn chia sẻ cũng nhƣ
không muốn bị ngƣời khác xem, có thể thiết lập mật khẩu cho tài liệu.

91
Để tạo mật khẩu cho tài liệu, thực hiện nhƣ sau: Chọn Tab File, chọn Info, chọn
Protect Document, chọn Encry with Password. Sau đó nhập mật khẩu và xác nhận lại mật
khẩu.

Để xóa mật khẩu cho tài liệu đã thiết lập, thực hiện nhƣ sau: Chọn Tab File, chọn Info,
chọn Protect Document, chọn Encry with Password, xóa mật khẩu cũ đi.

2.4.3. Chia sẻ nhanh tài liệu


Trong công việc cũng nhƣ học tập, sẽ có những tài liệu làm việc nhóm, để thuận tiện
và nhanh chóng, dùng hình thức chia sẻ tài liệu, để những thành viên trong nhóm có thể
cùng chỉnh sửa, hoàn thành tài liệu cho nhóm khi không thể gặp trực tiếp.
Thực hiện nhƣ sau: Menu File/ Save & Send, chọn dạng chia sẻ của tài liệu.
Trong giáo trình này giới thiệu dạng chia sẻ qua Email.
Để chia sẻ của tài liệu qua Email, chọn Send Using E-mail, chọn dạng tập tin chia sẻ
nhƣ kẹp file, gửi đƣờng link, PDF, XPS, hay Fax, sau đó nhập địa chỉ và nội dung cần gửi.
Nếu chƣa cài OutLook thì chƣơng trình sẽ yêu cầu cài, sau đó sẽ mở màn hình soạn
thƣ đã đính kèm tập tin.

92
Đó là gởi trực tiếp tập tin Word hiện tại, ngoài ra có thể gởi tập tin của mình định dạng
là “.pdf”, hay “.xps”

2.4.4. Quản lý các tài liệu


Cũng nhƣ những phần mềm Office khác, khi soạn thảo thiết lập chế độ lƣu tự động sau
một khoảng thời gian. Nhƣng có một số trƣờng hợp chƣa kịp lƣu hay bị sự cố thì hãy yên
tâm vì Word đã có chức năng lƣu lại các tập tin trong những trƣờng hợp đó.

93
Để thiết lập thời gian sao lƣu tự động, thực hiện nhƣ sau: Chọn Tab File, chọn Option,
chọn Save Document, Check vào ô Save AutoRecover information every, chọn thời gian
sao lƣu tự động – đơn vị là phút.

Để hiển thị bản sao lƣu cuối cùng của tập tin hiện hành, làm nhƣ sau: Chọn Tab File,
chọn Info, chọn Version, chọn tập tin muốn hiển thị.

Để tìm những tập tin mà chƣa đƣợc lƣu, làm nhƣ sau: Chọn Tab File, chọn Info, chọn
Version, chọn Recover Unsaved Document.

94
2.4.5. In văn bản
Để tiến hành in văn bản làm nhƣ sau:
Bƣớc 1: Vào File \Print hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + P, Hộp thoại hiện ra:

Bƣớc 2: Thiết lập in với các tùy chọn:


Copies: Số lƣợng in, nếu muốn in một bộ thì chọn 1.
Printer: Tên máy in muốn sử dụng.
Print All Pages: In tất cả các trang có trong tài liệu.
Pages: Trang cụ thể để in.
Collated: Tƣơng tự tùy chọn pages, nhƣng có thể chọn số lƣợng bản in.
Portrait Orientation: Lựa chọn khổ (dọc, ngang)
A4: Khổ giấy in (A3/A4/A5)
95
Margins: Tính năng căn lề cũng đƣợc tích hợp sẵn tại đây.
1 Page Per Sheet: Số trang in trên cùng một khổ giấy.
Bƣớc 3: Nháy chuột vào Print để bắt đầu in.

2.5. Các thao tác chính khi soạn thảo văn bản
2.5.1. Thao tác với bàn phím
2.5.1.1. Các phím di chuyển con trỏ
- Phím ↑: Di chuyển con trỏ lên một dòng
- Phím ↓: Di chuyển con trỏ xuống một dòng
- Phím →: Di chuyển con trỏ sang phải một ký tự
- Phím ←: Di chuyển con trỏ sang trái một ký tự
2.5.1.2. Các phím xoá ký tự
- Phím Delete: Xoá ký tự tại ví trí con trỏ (bên phải con trỏ).
- Phím Backspace: Xoá ký tự liền trái vị trí con trỏ.
- Phím Insert: Để chuyển đổi giữa chế độ chèn (Insert) và thay thế (Overwrite)
ký tự.
2.5.1.3. Các phím điều khiển
- Phím Home: Chuyển vị trí con trỏ về đầu dòng văn bản chứa con trỏ.
- Phím End: Chuyển vị trí con trỏ về cuối dòng văn bản chứa con trỏ.
- Phím Page Up: Chuyển vị trí con trỏ lên trên một trang màn hình.
- Phím Page Down: Chuyển vị trí con trỏ xuống dƣới một trang màn hình.
- Về đầu văn bản: Ấn đồng thời Ctrl+Home.
- Về cuối văn bản: Ấn đồng thời Ctrl+End.
2.5.2. Thao tác nhanh trong văn bản với các phím tắt thông dụng
Phím tắt Tác dụng
Ctrl+1 Giãn dòng đơn (1)
Ctrl+2 Giãn dòng đôi (2)
Ctrl+5 Giãn dòng 1,5
Ctrl+0 (zero) Tạo thêm độ giãn dòng đơn trƣớc đoạn
Ctrl+L Căn dòng trái
Ctrl+R Căn dòng phải
Ctrl+E Căn dòng giữa
Ctrl+J Căn dòng chữ dàn đềuhaibên, thẳng lề
Ctrl+N Tạo file mới
Ctrl+O Mở file đã có
Ctrl+S Lƣu nội dung file
Ctrl+P In ấn file
F12 Lƣu tài liệu với tên khác

96
Phím tắt Tác dụng
F7 Kiểm tra lỗi chính tả tiếng Anh
Ctrl+X Cắt đoạn nội dung đã chọn (bôi đen)
Ctrl+C Sao chép đoạn nội dung đã chọn
Ctrl+V Dán tài liệu
Ctrl+Z Bỏ qua lệnh vừa làm
Ctrl+Y Khôi phục lệnh vừa bỏ (ngƣợc lại với Ctrl+Z)
Ctrl+Shift+S Tạo Style (heading) -> Dùng mục lục tự động
Ctrl+Shift+F Thay đổi phông chữ
Ctrl+Shift+P Thay đổi cỡ chữ
Ctrl+D Mở hộp thoại định dạng font chữ
Ctrl+B Bật/tắt chữ đậm
Ctrl+I Bật/tắt chữ nghiêng
Ctrl+U Bật/tắt chữ gạch chân đơn
Ctrl+M Lùi đoạn văn bản vào một tab (mặc định 1,27cm)
Ctrl+Shift+M Lùi đoạn văn bản ra lề một tab
Ctrl+T Lùi những dòng không phải là dòng đầu của đoạn văn
bản vào một tab
Ctrl+Shift+T Lùi những dòng không phải là dòng đầu của đoạn văn
bản ra lề một tab
Ctrl+A Lựa chọn (bôi đen) toàn bộ nội dung file
Ctrl+F Tìm kiếm ký tự
Ctrl+G (hoặc F5) Nhảy đến trang số
Ctrl+H Tìm kiếm và thay thế ký tự
Ctrl+K Tạo liên kết (link)
Ctrl+] Tăng một cỡ chữ
Ctrl+[ Giảm một cỡ chữ
Ctrl+W Đóng file
Ctrl+Q Lùi đoạn văn bản ra sát lề (khi dùng tab)
Ctrl+Shift+> Tăng hai cỡ chữ
Ctrl+Shift+< Giảm hai cỡ chữ
Ctrl+F2 Xem hình ảnh nội dung file trƣớc khi in
Alt+Shift+S Bật/Tắt phân chia cửa sổ Window

97
Phím tắt Tác dụng
Ctrl+enter Ngắt trang
Ctrl+Home Về đầu file
Ctrl+End Về cuối file
Alt+Tab Chuyển đổi cửa sổ làm việc
Start+D Chuyển ra màn hình Desktop
Start+E Mở cửa sổ Internet Explore, My computer
Ctrl+Alt+O Cửa sổ MS word ở dạng Outline
Ctrl+Alt+N Cửa sổ MS word ở dạng Normal
Ctrl+Alt+P Cửa sổ MS word ở dạng Print Layout
Ctrl+Alt+L Đánh số và ký tự tự động
Ctrl+Alt+F Đánh ghi chú (Footnotes) ở chân trang
Ctrl+Alt+D Đánh ghi chú ở ngay dƣới dòng con trỏ ở đó
Ctrl+Alt+M Đánh chú thích (nền là màu vàng) khi di chuyển chuột
đến mới xuất hiện chú thích
F4 Lặp lại lệnh vừa làm
Ctrl+Alt+1 Tạo heading 1
Ctrl+Alt+2 Tạo heading 2
Ctrl+Alt+3 Tạo heading 3
Alt+F8 Mở hộp thoại Macro
Ctrl+Shift++ Bật/Tắt đánh chỉ số trên (X2)
Ctrl++ Bật/Tắt đánh chỉ số dƣới (H2O)
Ctrl+Space (dấu cách) Trở về định dạng font chữ mặc định
Esc Bỏ qua các hộp thoại
Ctrl+Shift+A Chuyển đổi chữ thƣờng thành chữ hoa (với chữ tiếng
Việt có dấu thì không nên chuyển)
Alt+F10 Phóng to màn hình (Zoom)
Alt+F5 Thu nhỏ màn hình
Alt+Print Screen Chụp hình hộp thoại hiển thị trên màn hình
Print Screen Chụp toàn bộ màn hình đang hiển thị

98
2.6. Các kỹ năng soạn thảo và định dạng văn bản
2.6.1. Kỹ năng soạn thảo
2.6.1.1. Chọn khối văn bản (bôi đen)
Để chọn khối văn bản, thực hiện nhƣ sau:
- Cách 1: Ấn Shift + phím mũi tên
- Cách 2: Ấn Shift + Nháy chuột trái
- Cách 3: Nháy, giữ chuột trái + rê chuột
Chọn các dòng liền nhau: Đƣa con trỏ vào vị trí đầu tiên của đoạn văn bản sau đó
giữ trái chuột và rê đến vị trí muốn dừng.
Chọn các dòng không liền nhau: Chọn dòng đầu tiên sau đó giữ phím Ctrl chọn các
dòng tiếp theo.
Chọn toàn bộ văn bản: Đƣa con trỏ chuột vào vị trí bất kỳ trong văn bản, sau đó bấm
Ctrl + A.
2.6.1.2. Một số thao tác với khối văn bản
Sao chép/di chuyển văn bản (Copy/Move)
Để sao chép hoặc chuyển đoạn văn bản làm nhƣ sau:
Bƣớc 1: Chọn đoạn văn bản cần sao chép/ di chuyển
- Nếu sao chép: Ấn Ctrl+C (bấm nút Copy, tab Home, nhóm Clipboard,
chọn Copy)
- Nếu chuyển: Ấn Ctrl+X (bấm nút Cut, tab Home, nhóm Clipboard, chọn
Cut)
Bƣớc 2: Đặt con trỏ tại nơi muốn dán văn bản
Bƣớc 3: Ấn Ctrl+V (bấm nút Paste, tab Home nhóm Clipboard)
Xóa văn bản: Chọn đoạn văn bản cần xóa, sau đó bấm phím delete
2.6.1.3. Gõ chỉ số trên, dưới
- Gõ chỉ số trên: Ctrl + Shift + „=‟ để tắt chế độ ấn lại tổ hợp phím một lần nữa;
Ví dụ: Để gõ x2 thứ tự gõ phím nhƣ sau:
x, Ctrl+Shift+=, 2
- Gõ chỉ số dƣới: Ctrl + „=‟ để tắt chế độ ấn lại tổ hợp phím một lần nữa;
Ví dụ để gõ x1 thứ tự gõ phím nhƣ sau:
x, Ctrl+=, 1
2.6.1.4. Tìm kiếm và thay thế văn bản
Trong khi soạn thảo một đoạn văn, văn bản có những từ hay cụm từ muốn tìm kiếm
hay thay thế nó bằng một từ, cụm từ khác. Rất đơn giản với vài thao tác, chọn Tab Home,
nhóm Editing

99
Tìm kiếm
Tìm kiếm một từ hay cụm từ, điều này giúp ích rất nhiều khi phải làm việc trên một
số lƣợng trang văn bản rất lớn (một giáo trình, một báo cáo dài chẳng hạn).
Cách thực hiện nhƣ sau: Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm, nếu không lựa chọn
một vùng văn bản, Word sẽ thực hiện tìm kiếm trên toàn bộ tài liệu, chọn Tab Home, nhóm
Editing, chọn Find hoặc bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + F, gõ từ hay cụm từ muốn tìm vào ô
Search document (Find what trong Advance Find)

Các kết quả tìm đƣợc sẽ đƣợc tô vàng trong đoạn văn bản.

Thay thế
Tính năng này giúp tìm ra những cụm từ trên văn bản, đồng thời có thể thay thế cụm
từ tìm đƣợc bởi một cụm từ mới. Để thực hiện tính năng này, làm nhƣ sau:
Chọn vùng văn bản muốn tìm kiếm; chọn tab Home, nhóm Editing chọn Replece
hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + H hộp thoại Find and Reaplace xuất hiện.

100
Tính năng Find và Replace trong Word giúp tìm kiếm văn bản, đồng thời giúp thay
thế một cụm từ bởi một cụm từ mới.
2.6.1.5. Sao chép định dạng
Một trong những công cụ định dạng hữu ích nhất trong Word là Format Painter (nút
hình cây cọ trên Tab Home). Có thể dùng nó để sao chép định dạng từ một đoạn văn bản
này đến một hoặc nhiều đoạn khác.
Cách thực hiện: Chọn khối văn bản có định dạng cần sao chép, chọn Tab Home, nhóm
Clipboard, chọn Format Painter

Kết quả:

Chú ý:
Nếu muốn sao chép định dạng cho nhiều đoạn, nhấp kép vào chức năng Format
Painter. Sau khi đã sao chép định dạng, bấm phím Esc để thoát khỏi chức năng đó.

101
2.6.2. Định dạng văn bản
2.6.2.1. Định dạng ký tự
Thanh công cụ chính để định dạng Font: Tab Home, nhóm Font

Định dạng Font chữ mặc định trong Word khi mở một trang soạn thảo mới là Font
Calibri, nhƣng cũng có thể thay đổi bất cứ khi nào theo ý mình.
Để thay đổi định dạng font mặc định, mở một trang Word trống, chọn Font và một số
định dạng cần bằng cách: Chọn Tab Home, nhóm Font, mở cửa sổ Font

Để định dạng Font chữ: Chọn khối văn bản cần định dạng

102
Hoặc định dạng trên nhóm công cụ Font của Tab Home:

Định dạng Font: Nháy , chọn Font muốn định dạng.


Chọn kích thƣớc chữ: , chọn kích cỡ theo danh sách có sẵn, hoặc tự nhập.
Tăng kích thƣớc:
Giảm kích thƣớc:
Change Case: , chuyển đổi từ chữ hoa sang chữ thƣờng, ngƣợc lại, …

Chữ in đậm: , chọn khối văn bản, (Ctrl+B) / nháy biểu tƣợng
Chữ in nghiêng: , chọn khối văn bản, (Ctrl+I) / nháy biểu tượng
Chữ gạch dƣới: , chọn khối văn bản, (Ctrl+U) / nháy biểu tƣợng

103
Gạch giữa từ:
Chỉ số trên:  ax2+bx=c
Chỉ số dƣới:  H2 O
Hiệu ứng font:

Một số hiệu ứng cho font chữ, tô nền, viền chữ (Outline ), đổ bóng (Shadow), hiệu
ứng gƣơng (Reflection), phát sáng (Glow), định dạng số (Number Style), các chữ ghép
(Ligatures).
Tô nền font:

Tô màu font:

104
Xóa định dạng: , Xóa định dạng  Xóa định dạng
Ngoài ra, có thể thay đổi khoảng cách giữa các từ, vị trí từ trong hàng,… mở cửa sổ
font, chọn Tab Advance

2.6.2.2. Định dạng đoạn văn bản trong tài liệu


Định dạng paragraphs cho phép thay đổi cách nhìn trên toàn bộ tài liệu. Truy cập vào
các công cụ của định dạng Paragraphs bằng cách chọn Tab Home, chọn nhóm Paragraph.

Canh lề trong Paragraph: Canh lề cho phép thiết lập cách văn bản xuất hiện. Để thay
đổi lề thực hiện nhƣ sau:
Chọn đoạn văn bản, rồi nhấp vào tab Home, rồi chọn nút thích hợp cho việc canh lề
trên nhóm Paragraph:
- Align Left (Ctrl+L): Văn bản đƣợc canh lề sang mép bên trái.
- Center (Ctrl+E): Văn bản đƣợc căn giữa các lề.
105
- Align Right (Ctrl+R): Văn bản đƣợc canh lề sang mép bên phải.
- Justify (Ctrl+J): Văn bản đƣợc dàn đều cả hai bên trái và phải.
Thụt lề đoạn: Thụt lề đoạn cho phép chọn văn bản trong một đoạn canh lề khác nhau.
Có một số tùy chọn cho việc thụt lề:

- First Line: Điều khiển đƣờng biên bên trái cho dòng đầu tiên của đoạn.
- Hanging: Điều khiển đƣờng biên trên trái với tất cả các dòng trong một đoạn
ngoại trừ dòng đầu tiên.
- Left: Điều khiển đƣờng biên bên trái với mọi dòng trong một đoạn.
- Right: Điều khiển đƣờng biên bên phải với mọi dòng trong một đoạn.
Tạo khoảng cách giữa các dòng: Trong văn bản kỹ thuật dàn trang giúp trình bày văn
bản rõ ràng và đẹp mắt. Nếu nhƣ trƣớc đây thƣờng tạo khoảng cách bằng phím Enter để
xuống dòng thì giờ đây sẽ sử dụng các công cụ có sẵn trong chƣơng trình soạn thảo MS
Word để làm việc này.
Chọn các dòng cần định dạng khoảng cách cho chúng.
Chọn chức năng Line and Paragraph Spacing

Thay đổi các thông số trong phần Spacing để tạo khoảng cách giữa các dòng.
Thêm đƣờng viền và hiệu ứng tô bóng: Thêm đƣờng viền và tô bóng cho các đoạn
văn bản và toàn trang. Để tạo một đƣờng viền bao quanh một đoạn hoặc các đoạn, thực hiện
nhƣ sau:
- Lựa chọn vùng văn bản nơi muốn có đƣờng viền hay hiệu ứng tô bóng.
- Nhấp nút Borders trên nhóm Paragraph, chọn Border and Shading.

106
Kẻ khung

Tô bóng
Trong cửa sổ Borders and Shading, chọn Tab Shading

107
Bullets and Numbering
Có một đoạn tài liệu liệt kê dạng danh sách, để tài liệu đƣợc định dạng một cách
nhanh chóng và đẹp mắt, sử dụng công cụ định dạng Bullet and Numbering.
 Chọn đoạn tài liệu cần định dạng.
 Chọn Tab Home, nhóm Paragraph, chọn Bullets hoặc Numbering

Các dạng Bullets:

108
Các dạng Numbering

Dạng phân cấp - Multilevel List


Có những đoạn tài liệu có nhiều phân cấp, không cần phải chọn từng dạng
Numbering và Bullets, Word 2010 sẽ giúp định dạng nhanh chóng chỉ cần một lần cho tất cả
các cấp.

109
 Chọn đoạn tài liệu muốn định dạng.

 Vào Tab Home, nhóm Paragraph, Multilevel List, Define New Multilevel List

Sau khi OK để hoàn thành thì đoạn văn bản sẽ chạy cấp đầu tiên, để cho các cấp
còn lại theo ý mình, chỉ cần chọn các đối tƣợng và bấm phím Tab trên bàn phím. Để lùi ra
một Tab thì sử dụng tổ hợp phím Shift + Tab.

110
2.6.2.3.Chia cột đoạn văn bản:
Vào Tab Page Layout, nhóm Page Setup, chọn Column

+ One: Đƣa đoạn văn về một cột


+ Two: Chia đoạn văn thành hai cột bằng nhau
+ Three: Chia đoạn văn thành ba cột bằng nhau
+ Left: Chia đoạn văn thành hai cột, lệch trái
+ Right: Chia đoạn văn thành hai cột, lệch phải
+ Number of column: Chọn số cột muốn chia.
+ Width and spacing: Thiết lập độ rộng và khoảng các của các cột.
2.6.2.4. Tạo nền cho trang tài liệu
Sau khi soạn thảo xong tài liệu, in ra, hay gởi lên Web, để tài liệu đẹp mắt hơn, hay
muốn dữ liệu hiển thị trên từng trang tài liệu, Word sẽ hỗ trợ trong việc này với những
Background đa dạng, phong phú.
Để tạo nền cho tài liệu, vào Tab Page Layout, nhóm Page Background
 Watermark: Hiệu ứng tạo ảnh mờ. Watermark là một dấu hiệu đƣợc gắn chìm vào
tài liệu để tạo nên nét đặc trƣng, bảo vệ bản quyền tác giả hoặc nhằm mục đích nào
đó của ngƣời tạo tài liệu.
+ Chọn Tab Page Layout, nhóm Page Background, chọn Watermark

111
+ Picture watermark
 Select Picture…: Chọn hình ảnh từ tài nguyên máy tính
 Scale: Chọn tỉ lệ cho hình ảnh chèn vào.
 Washout: Làm mờ, làm bay màu của hình ảnh chèn vào.

+ Text watermark: Chèn một văn bản nào đó vào tài liệu.
 Language: Chọn ngôn ngữ để tạo văn bản chèn
 Text: Nhập văn bản muốn làm hiệu ứng
 Font: Thiết lập font chữ
 Size: Kích cỡ chữ hiển thị
 Color: Chọn màu cho văn bản
 Layout: Chọn dạng hiển thị: ngang, xiên.
 Page Color: Chọn nền màu cho trang tài liệu. Vào tab Page Layout, nhóm Page
Background, chọn Page Color
 Page Borders: Kẻ khung viền cho trang tài liệu. Tab Page Layout, nhóm Page
Background, chọn Page Borders.

112
2.6.2.5. Thiết lập Header and Footer cho tài liệu
Khi soạn thảo tài liệu, giáo trình, tiểu luận, muốn trên mỗi trang sẽ hiển thị tên tài
liệu, tác giả, số trang,… Chức năng Header and Footer trong MS Word sẽ giúp giải quyết
vấn đề này.
 Vào Tab Insert, nhóm Header & Footer.
 Chọn Header hoặc Footer để thiết kế.
Tab Design của Header hiển thị khi thiết kế.
 Nhóm Insert: Chèn ngày, giờ, thông tin tài liệu, hình ảnh,….
 Nhóm Navigation: Di chuyển giữa Header và Footer, các setion.
 Nhóm Options: Chọn kiểu hiển thị.
 Nhóm Postion: Canh lề vị trí hiển thị.
 Nhóm Close: Đóng Header & Footer.
Thông thƣờng khi tạo Header & Footer sẽ hiển thị trên toàn bộ các trang của tài liệu.
Nhƣng thật ra, trên mỗi tài liệu thƣờng có nhiều phần, muốn tạo mỗi phần là một Header &
Footer khác nhau, thực hiện nhƣ sau:
 Đến cuối mỗi phần hoặc chƣơng, chọn Tab Page Layout, nhóm Page Setup, trong
Breaks chọn Next Page

113
 Khi sang trang mới, mở Header & Footer, tab Design của Header & Footer, thấy
có dòng Same as Previous, vào nhóm Navigation, bỏ chọn Link to Previous, mất
dòng Same as Previous.

 Sau đó chỉnh lại Header & Footer cho phần hoặc chƣơng tiếp theo.
Các phần còn lại làm tƣơng tự.
2.6.2.6. Thiết lập Tab
Để đặt điểm dừng Tab cho một văn bản, có thể đặt Tab trực tiếp trên Tab Selector,
hoặc mở cửa sổ Tab để thiết kế.
Đặt trực tiếp trên thước

Các loại Tab:


 Left tab : Đặt vị trí bắt đầu của đoạn text mà từ đó sẽ chạy sang phải khi nhập
liệu.
 Right tab : Nằm ở phải cuối đoạn text. Khi nhập liệu, đoạn text sẽ di chuyển sang
trái kể từ vị trí đặt tab.
114
 Center tab : Đặt vị trí chính giữa đoạn text. Đoạn text sẽ nằm giữa vị trí đặt tab
khi nhập liệu.
 Decimal tab : Khi đặt tab này, những dấu chấm phân cách phần thập phân sẽ nằm
trên cùng một vị trí.
 Bar tab : Loại tab này không định vị trí cho text. Nó sẽ chèn một thanh thẳng
đứng tới vị trí đặt tab.
Để đặt Tab, chọn Tab từ Tab Selector, Nháy chuột trái trên thanh thƣớc ngang tại
vị trí muốn đặt tab.

Đặt qua Cửa sổ Tab


Để mở cửa sổ thiết lập Tab, chọn:
 Tab Home, nhóm Paragraph, Paragraph setting

 Đặt một tab bất kỳ trên thƣớc ngang, kích đúp chuột trên biểu tƣợng tab đó:

 Cửa sổ thiết lập Tab:

115
Sau khi đã thiết lập tất cả các thuộc tính cho các Tab, để thực hiện Tab cho mỗi vị
trí, chỉ cần bấm phím Tab trên bàn phím.

Kết quả:

2.6.2.7. Tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản


Để tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn bản, hãy làm theo các bƣớc sau:

116
Bƣớc 1: Bôi đen chữ đầu tiên của đoạn.
Bƣớc 2: Vào Insert chọn Drop Cap. Hộp thoại
hiện ra:
Trong đó:
- Mục Position: Chọn kiểu chữ cần đặt
+ None: Không (mặc định)
+ Dropped: Chữ to đầu dòng; chọn
kiểu phông và số dòng trải xuống
+ In margin: Toàn đoạn sẽ thụt vào
trong chữ to.
- Hộp Font: Chọn Font cho chữ cái này
- Mục Line to drop: Thiết lập số dòng văn
bản làm chiều cao cho chữ
Mục Distance from text: Gõ vào khoảng
cách từ chữ cái lớn này đến ký tự tiếp theo nó.
Cuối cùng, OK để hoàn tất.
2.6.3. Kiểm tra lỗi chính tả và văn phạm
Khi soạn thảo tài liệu, Word tự động kiểm tra lỗi chính tả và văn phạm cho văn bản
đó, với những đƣờng màu gạch dƣới.

Nhƣng chức năng này chỉ phù hợp với các văn bản tiếng Anh, còn với tiếng Việt hiện
tại chƣa đƣợc update.

Vì vậy khi soạn thảo tài liệu thì những đƣờng kiểm tra lỗi lại gây phiền toái, nên
thƣờng muốn bỏ nó đi. Để loại bỏ những chức năng kiểm tra lỗi này, vào Tab File, chọn
Option, Proofing, When correcting spelling and grammar in Word, bỏ chọn các chức
năng kiểm tra lỗi.

117
2.7. Các thao tác với trang văn bản
2.7.1 Định dạng trang văn bản
Khi viết một tài liệu, không chỉ để xem và lƣu trữ, mà có những văn bản cần phải in ra
để báo cáo, hay để lƣu trữ lại. Thì chức năng Page Layout trong Word sẽ giải quyết vấn đề
này.

Canh lề trang in: Vào Tab Page Layout, nhóm Page Setup, chọn Margins

118
Chọn hƣớng cho trang: Vào Tab Page Layout, nhóm Page Setup, chọn Orientation

Chọn kích cỡ giấy in: Vào Tab Page Layout, nhóm Page Setup, chọn Size

2.7.2. Chuyển đổi các cách xem tài liệu trong Word
Trong Word, có thể hiển thị một tài liệu trong một loạt các cách hiển thị khác nhau,
mỗi dạng phù hợp với một mục đích cụ thể. Các cách hiển thị bao gồm: Print Layout (mặc

119
định), toàn màn hình – Full Screen Reading, giao diện web – Web Layout, dạng nhìn
Outline, và dự thảo - Draft.
Để chuyển đổi giữa các cách hiển thị:
Cách 1: Chọn Tab View, nhóm Document Views, chọn dạng muốn hiển thị tài liệu.

-
Cách 2: Bên phải trên thanh Status Toolbar, chọn dạng hiển thị:

2.7.3. Hiển thị thước trong Word


Để hiển thị /ẩn thanh thƣớc ngang và thƣớc dọc trong cửa sổ soạn thảo, chọn Tab
View, nhóm Show, check Ruler:

2.7.4. Tách trang tài liệu để so sánh


Khi soạn thảo một văn bản khá dài, hàng trăm trang, và có những phần muốn so sánh
với nhau nhƣng lại nằm trên những vị trí xa nhau. Ví dụ nhƣ muốn so sánh mở đầu và kết
luận của một bài tiểu luận để có thể viết tốt hơn. Split Window trong Word sẽ giúp giải
quyết vấn đề đó.

120
Cách thực hiện nhƣ sau:
- Tab View, nhóm Window, chọn Split

- Để trở lại màn hình nhƣ ban đầu, chọn Tab View, nhóm Window, chọn Remove
Split:

2.7.5. Hiển thị đồng thời nhiều cửa sổ


Khi làm việc trên nhiều tập tin tài liệu khác nhau, thật là bất tiện khi phải mở từng
tập tin, Word cho phép hiển thị cùng lúc trên màn hình nhiều cửa sổ làm việc, hay mở đồng
thời một tập tin trên hai cửa sổ.

121
Khi muốn hiển thị trang tài liệu thành hai cửa sổ song song để dễ nhìn và chỉnh sửa,
chọn các chế độ Window trên Tab View.

Kết quả sau khi ta chọn lệnh:

Khi làm việc, soạn thảo mà cần phải tham chiếu nhiều tài liệu Word khác nhau, có thể
mở đồng thời tất cả các tài liệu cùng hiển thị đồng thời.
- Mở các tài liệu cần xem, Tab View, nhóm Window, chọn Arrange All

122
2.7.6. Phóng to – thu nhỏ trang văn bản
Khi mở hay làm việc với cửa sổ Word, có thể phóng to – thu nhỏ trang Word để dễ
làm việc hơn.
- Cách 1: Chọn Tab View, nhóm Zoom, chọn Zoom:

- Cách 2: Sử dụng công cụ trên thanh Status Bar

2.8. Chèn các đối tƣợng phi văn bản


2.8.1. Chèn ký tự đặc biệt (Symbol)
• Bước 1: Đặt con trỏ chuột tại nơi muốn chèn.
• Bước 2: Insert/nhóm Symbols/Symbol/More Symbols…
123
2.8.2. Chèn hình ảnh vào tài liệu
Khi soạn thảo tài liệu, để làm cho văn bản trở nên hay, sống động, thực tế hơn
thƣờng chèn vào đó một số hình ảnh minh họa. Để chèn hình ảnh:
 Để con trỏ tại vị trí muốn chèn, Tab Insert, nhóm Illustrations, chọn Pictures
 Chọn hình ảnh muốn chèn từ thƣ viện ảnh, Insert

Điều chỉnh hình ảnh


 Sau khi hình đƣợc chèn vào, có thể chỉnh sửa, định dạng, di chuyển đến những vị trí
cần.
 Tab Format của Picture, có đầy đủ các chức năng để định dạng cho hình ảnh

 Nhóm Adjust: Điều chỉnh độ sáng tối, màu, thay đổi hình ảnh
+ Remove Backgroud: Xóa những vùng không cần trên hình ảnh.

124
+ Corrections: Chỉnh độ sáng tối cho hình ảnh.
+ Color: Chỉnh màu cho hình ảnh để phù hợp với nền trang tài liệu.

+ Artistic Effect: Một số hiệu ứng nghệ thuật, hình ảnh sống động và đẹp hơn.

+ Compress Pictures: Đƣa hình ảnh trở về kích thƣớc ban đầu.
+ Change Picture: Đổi hình ảnh khác.
+ Reset Picture: Bỏ hết tất cả những hiệu ứng vừa thiết lập, đƣa hình ảnh trở về
dạng ban đầu khi chèn.
 Picture Style: Điều chỉnh và tạo hiệu ứng cho hình ảnh.

+ Picture Border: Định dạng khung và đƣờng viền cho hình ảnh: Để hình ảnh
tạo điểm nhấn hơn, có thể đƣa ảnh vào khung hình.
+ Picture Effects: Tạo hiệu ứng cho hình ảnh với những hiệu ứng đẹp mắt: đổ
bóng, 3-D, phản chiếu gƣơng,…
125
+ Picture Layout: Ngoài ra còn có thể chuyển hình ảnh vào các lƣợc đồ
SmartArt.

 Arrange: Di chuyển và sắp xếp hình ảnh.

+ Wrap Text: Chọn cách đặt ảnh và có thể di chuyển hình ảnh đến vị trí mong
muốn.

126
- In Line with Text: Hình và chữ cùng nằm trên một hàng.
- Square: Chữ bao quanh hình theo hình vuông.
- Tight: Chữ bao quanh hình theo đƣờng viền của hình.
- Through: Chữ bao quanh xuyên suốt hình.
- Top and Bottom: Chữ canh theo lề trên và lề dƣới của hình.
- Behind Text: Hình nằm dƣới chữ tạo hình nền.
- In Front of Text: Hình nằm trên bề mặt chữ.
- Edit Wrap Points: Thiết lập giới hạn chữ đè lên hình.
- More Layout Options...: Mở màn hình Layout.
+ Các chức năng khác:
- Position: Thiết lập vị trí của đối tƣợng trên trang.
- Rotate: Thiết lập góc xoay cho các đối tƣợng.
- Align: Canh lề cho đối tƣợng hai các đối tƣợng với nhau.
- Group (Ungroup): Gộp nhóm (bỏ gộp nhóm) cho các đối tƣợng.
- Bring Forward: Thiết lập vị trí nằm trên hay nằm dƣới giữa các đối
tƣợng.
- Send Backward: Thiết lập đối tƣợng nằm dƣới đối tƣợng khác.
- Selection Pane: Hiển thị các đối tƣợng dạng danh sách giúp dễ dàng
chọn lựa và thực thi các hiệu chỉnh trên đối tƣợng.
Lƣu ý: Canh lề cho các đối tƣợng với nhau hay gộp nhóm chỉ thực hiện đƣợc khi
chọn nhiều đối tƣợng cùng lúc bằng cách ấn và giữ phím Ctrl kết hợp Nháy chuột chọn các
đối tƣợng.
 Group Size:
 Cho phép thiết lập chiều rộng hay chiều cao của đối tƣợng.

127
Lƣu ý: Mở rộng Size, Wrap Text, Position cũng cho các chức năng tƣơng tự nhƣ
trên.
 Chức năng cắt xén hình ảnh:

- Crop: Cắt bỏ những phần không cần thiết của hình ảnh.
- Crop to Shape: Cắt theo hình đƣợc gợi ý từ Auto Shape.
- Aspect Ratio: Cắt theo tỷ lệ.
- Fill: Cắt bỏ những vùng không đƣợc chọn.
- Fit: Cắt bỏ những vùng đƣợc chọn.
2.8.3. Chèn đối tượng có sẵn, chữ nghệ thuật, SmartArt
2.8.3.1. Chèn biểu tượng được xây dựng sẵn (Shapes)
Để chèn một số hình ảnh có sẵn trong Word, vào Tab Insert, nhóm Illustrations,
chọn Shapes

Chọn hình ảnh bất kỳ và vẽ vào nơi cần, và chỉnh sửa với Tab Format của Shapes:

128
2.8.3.2. Chèn chữ nghệ thuật WordArt
Công cụ tạo chữ nghệ thuật trong văn bản, WordArt đƣợc xử lý nhƣ một hình ảnh
chèn vào văn bản.
Chèn WordArt
 Chọn Tab Insert, nhóm Text, chọn WordArt.

 Chọn kiểu WordArt và nhập nội dung

Chú ý: Chọn font thích hợp để hiển thị đƣợc Tiếng Việt.
Hiệu chỉnh WordArt: Chọn đối tƣợng, vào Tab Format

Group Shape Styles: Chọn đối tƣợng WordArt thực hiện mở rộng Shape Styles, chọn
hiệu ứng tƣơng ứng.

Các chức năng khác:


+ Shape Fill: Tạo màu nền cho WordArt.
129
+ Shape Outline: Tạo màu viền cho WordArt.
+ Shape Effects: Tạo hiệu ứng cho WordArt nhƣ là bóng, phản chiếu, 3D…
Nhóm WordArt Style:

 Text Fill : Màu nền chữ WordArt.


 Text Outline : Màu đƣờng viền chữ WordArt.
 Text Effect : Hiệu ứng chữ WordArt.
 More : Mở rộng WordArt Styles.
Hiệu ứng cho WordArt:
Ngoài các hiệu ứng nhƣ bóng, phản chiếu, 3D… ngƣời dùng có thể thay đổi hình
dạng của WordArt bằng chức năng Transform.

2.8.3.3. Chèn hình ảnh SmartArt


SmartArt là một dạng biểu thị trực quan về các thông tin và ý tƣởng. Tạo SmartArt
bằng cách chọn một trong số nhiều bố trí để truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng, dễ
dàng và hiệu quả. SmartArt đƣợc kết hợp đặc biệt cùng với các tính năng khác nhƣ chủ đề,
sơ đồ tổ chức giúp tạo ra các hình minh họa có chất lƣợng nhƣ sản phẩm của nhà thiết kế.
Đặt con trỏ tại vị trí muốn chèn, vào Tab Insert, nhóm Illustrations, chọn SmartArt

130
Hiệu chỉnh SmartArt
 Để hiệu chỉnh SmartArt sau khi chèn vào nhóm SmartArt Tools trong Tab
Design

 Nhóm Create Graphic: Tạo một số đồ họa cho SmartArt, thêm Shape, Bullet, di
chuyển vị trí trái- phải – trên – dƣới.
 Nhóm Layouts: Chọn lại dạng lƣợc đồ khác.
 Change Color: Đổi màu cho các lƣợc đồ.
 SmartArt Style: Đổi dạng hiển thị cho các đối tƣợng trong lƣợc đồ.
 Reset: Đƣa lƣợc đồ về dạng ban đầu.
2.8.4. Chèn Text Box
Text Box là các ô cho phép ngƣời dùng nhập dữ liệu vào Text Box và đƣợc đặt bất
cứ đâu trong tài liệu.
 Thực hiện: Tab Insert, nhóm Text, chọn Text Box.

131
Ngƣời dùng có thể chọn Text Box mẫu mà Word 2010 cung cấp hay tự thiết kế Text
Box riêng cho mình bằng cách chọn Draw Text Box.
Điều chỉnh và đƣa Text vào với thanh công cụ Format của Text Box.

2.8.5. Bảng
2.8.5.1. Tạo bảng
Đặt con trỏ tại vị trí cần chèn bảng, chọn tab Insert, chọn Tables

132
Chèn bảng:

Vẽ trong bảng
Tự thiết kế bảng với những cột và dòng, có thể chọn đƣờng kẻ bảng theo ý riêng.

133
Nhúng bảng từ cửa sổ MS Excel:

Quick Table
Ngoài ra cũng có thể chọn một mẫu Table có sẵn, sau đó sẽ thay đổi dữ liệu với
Quick Table

134
2.8.5.2. Di chuyển trong bảng
Sử dụng chuột: Muốn di chuyển tới ô nào trong bảng, chỉ cần Nháy chuột vào ô đó.
Sử dụng bàn phím:
Phím Chức năng
Đƣa con trỏ lên hàng trên
Đƣa con trỏ xuống hàng dƣới
Đƣa con trỏ tới ô trƣớc đó
Đƣa con trỏ tới ô tiếp theo
Shift + Tab Đƣa con trỏ đến ô trƣớc đó
Alt + Home Đƣa con trỏ về ô đầu tiên trong hàng
Alt + End Đƣa con trỏ về ô cuối cùng trong hàng
Alt + Page Up Đƣa con trỏ về ô trên cùng cua cột
Alt + Page Dn Đƣa con trỏ đến ô cuối cùng của cột

2.8.5.3. Chỉnh sửa cấu trúc bảng và định dạng bảng


Các công cụ để định dạng và chỉnh sửa cấu trúc bảng:

Chọn đối tƣợng muốn định dạng:


 Chọn ô: Nháy chuột vào ô cần chọn

 Chọn cột: Nháy chuột lên cột cần chọn

135
 Chọn hàng: Nháy chuột lên hàng ở đầu hàng cần chọn.

 Chọn cả bảng: Nháy chuột lên góc trên của bảng

Thao tác thêm, xóa hàng và cột


 Nháy chuột vào trong bảng, chọn tab Layout, nhóm Rows & Column:

+ Insert Above: Thêm một hàng ở phía trên hàng chứ con trỏ.
+ Insert Below: Thêm một hàng ở phía dƣới hàng chứ con trỏ.
+ Insert Left: Thêm cột bên trái cột chứ con trỏ.
+ Insert Right: Thêm cột bên phải cột chứ con trỏ.
 Các thao tác xóa bảng, hàng, cột: Chọn bảng, hàng, cột cần xóa.
+ Delete Cells: Xóa ô.

136
+ Delete Columns: Xóa cột.
+ Delete Rows: Xóa hàng.
+ Delete Table: Xóa bảng.
Trộn hoặc tách các ô
 Chọn các ô cần trộn, chọn Tab Layout, nhóm Merge có các chức năng sau:

+ Merge Cells: Trộn các ô đang chọn thành một ô duy nhất.
+ Split Cells: Tách thành nhiều ô.
+ Split Table: Tách thành hai bảng khác nhau.
Canh lề cho dữ liệu trong ô
 Chọn các ô cần canh lề dữ liệu, Tab Layout, nhóm Alignment

+ Text Direction: Thay đổi hƣớng của dữ liệu trong ô.


+ Cell Margins: Thiết lập khoảng cách giữa dữ liệu và lề ô.
Định dạng bảng
Chọn đối tƣợng cần định dạng, Tab Design

2.8.5.4. Tạo tiêu đề cho các trang sau của bảng


Một bảng biểu thƣờng có hàng đầu mô tả nội dung của các cột trong bảng, khi bảng
dài quá một trang thì phần nội dung của bảng ở trang sau sẽ không có hàng tiêu đề, rất bất
tiện và khó quan sát thông tin trong bảng. Có thể thực hiện theo các bƣớc sau:
+ Bƣớc 1: Chọn hàng đầu tiên của bảng.
+ Bƣớc 2: Trên tab Layout của Table, nhóm Data, chọn Repeat Header Rows
2.8.5.5. Sắp xếp tính toán trên bảng
a. Sắp xếp
- Đặt con trỏ vào trong bảng
- Trên tab Layout của Table, nhóm Data, chọn Sort, xuất hiện hộp thoại
- Chọn cột làm căn cứ sắp xếp và thứ tự sắp xếp
b. Tính toán trên bảng
- Đặt con trỏ vào ô kết quả
- Vào tab Layout của Table, nhóm Data, chọn Formular
137
- Lựa chọn hàm cần tính toán và phạm vi
Ví dụ: Có bảng cần tính nhƣ sau:
STT Họ và tên Toán Lý Hóa Tổng
1. Nguyễn Văn An 4 5 6
2. Đỗ Lan Anh 10 9 7
3. Nguyễn Thị Mai 6 8 5
4. Phạm Thị Mận 5 6 6
Để tính cột Tổng ta làm nhƣ sau:
Bước 1: Đặt con trỏ vào ô cần tính
Bước 2: Vào tab Layout của Table, nhóm Data, chọn Formular
Bước 3: Gõ hàm cần tính vào Formula.

Bước 4: OK
2.9. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Điều gì xảy ra khi bạn nhấn Ctrl + N trong một chƣơng trình Office?
A. Xuất hiện màn hình tạo một file mới
B. Một tập tin mới để trống đƣợc tạo
C. Một phiên làm việc mới của chƣơng trình đƣợc bắt đầu
D. Màn hình lƣu trữ một tài liệu mới xuất hiện
Câu 2: Lựa chọn nào đúng với mô tả hành động của những nút sau:
A. Thay đổi khoảng cách giữa các dòng trong văn bản
B. Căn lề đều hai lề của văn bản
C. Tăng hoặc giảm khoảng cách của văn bản so với lề
D. Sắp xếp văn bản theo thứ tự từ điển và sắp xếp dữ liệu số
Câu 3: Để hiện trợ giúp trong word sử dụng phím:
A. F12 B. F1 C. F8 D. F2
Câu 4: Nhóm nào tại Ribon của thẻ Home trong Microsoft Word cho phép tạo và chỉnh sửa
danh sách liệt kê?
A. Clipboard B. Paragraph
C. Font D. Editing
Câu 5: Mở một văn bản có sẵn trong Word:

138
A. Ctrl + O, chọn đƣờng dẫn tới file cần mở
B. Chọn File\Open\ Đƣờng dẫn tới file cần mở
C. Cả hai phƣơng án trên đều sai
D. Cả hai phƣơng án trên đều đúng
Câu 6: Nhóm nào tại Ribon của thẻ Home trong Microsoft Word để thay đổi các định dạng
cơ bản của văn bản nhƣ kích thƣớc, mầu sắc và/hoặc kiểu dáng.
A. Clipboard B. Paragraph
C. Font D. Editing
Câu 7: Phím nào dùng để chọn các đoạn văn bản không liền kề nhau?
A. Alt
B. Ctrl
C. Fn
D. Shift
Câu 8: Tại sao muốn tùy chỉnh một phong cách trình bày dấu hoa thị cho một danh sách
A. Để thụt lề trái cho danh sách
B. Để thay đổi phong cách danh sách từ dấu hoa thị thành đánh số
C. Để tạo ra một hình thức trình bày khác cho tài liệu
D. Để thay đổi phong cách danh sách từ đánh số sang dấu hoa thị
Câu 9: Ghép nối loại lỗi và mô tả
A. Đƣờng lƣợn sóng màu đỏ 1. Lỗi về ngữ pháp
B. Đƣờng lƣợn sóng màu xanh lá cây 2. Lỗi chính tả
C. Đƣờng lƣợn sóng màu xanh da trời 3. Lỗi ngữ cảnh
Câu 10: Để chèn ngắt trang thủ công, bạn sẽ:
A. Nhấn Ctrl + Enter
B. Nhấn Enter cho đến khi bạn sang trang mới
C. Trên thẻ Insert, trong nhóm Pages, chọn Page Break
D. A hoặc C
Câu 11: Phím nóng Ctrl + Shift + =, có chức năng gì?
A. Bật hoặc tắt gạch dƣới nét đôi
B. Bật hoặc tắt chỉ số dƣới
C. Bật hoặc tắt chỉ số trên
D. Trả về dạng mặc định
Câu 12: Làm thế nào để có thể kích hoạt đƣợc tính năng thay thế (Replace)
A. Trên thẻ Home, trong nhóm Editing, chọn Replace
B. Nhấn Ctrl + H
C. Nhấn Ctrl + F
D. A hoặc B
Câu 13: Những loại hình ảnh nào có thể chèn vào tài liệu Word?
A. Các ảnh Clip Art
B. Ảnh chụp
C. Ảnh đƣợc quét
D. A hoặc B
E. Bất kỳ đáp án nào ở trên
139
Câu 14: Để chèn một tệp tin video đã đƣợc lƣu trên ổ đĩa cứng vào trong tài liệu, lệnh nào
sẽ đƣợc sử dụng?
A. Insert Clip Art
B. Insert Picture
C. Insert Shape
D. Insert Symbol
Câu 15: Làm thế nào để có thể kích hoạt đƣợc tính năng tìm kiếm (Find)
A. Trên thẻ Home, trong nhóm Editing, chọn Find
B. Nhấn Ctrl + H
C. Nhấn Ctrl + F
D. A hoặc C
Câu 16: Chỉ in một trang trong một đoạn văn bản trong Word:
A. Nhấn Ctrl + P. Trong Page chọn trang cần in/OK
B. Chọn File/Print. Trong Page chọn trang cần in/OK
C. Tất cả các phƣơng án đều sai
D. Cả 2 phƣơng án đều đúng
Câu 17: Để thay đổi đơn vị đo của thƣớc, chọn:
A. File / Options /Advanced
B. File / Options /General
C. File / Options /Add-Ins
D. File / Options /Proofing

140
Chƣơng 3. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ có khả năng:
- Hiểu đƣợc khái niệm bảng tính;
- Biết đƣợc một số phần mềm bảng tính;
- Thực hiện đƣợc các thao tác cơ bản khi sử dụng bảng tính;
- Biết cách xử lý dữ liệu bảng tính;
- Biết cách sử dụng các hàm thƣờng dùng trong excel;
- Thực hiện các thao tác cơ bản với cơ sở dữ liệu trong excel.
3.1. Khái niệm bảng tính
Chƣơng trình bảng tính là phần mềm đƣợc thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông
tin dƣới dạng bảng, thực hiện các chƣơng trình tính toán cũng nhƣ xây dựng các biểu đồ
biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.
Bảng tính đƣợc ứng dụng rất rộng rãi trong các công việc: Văn phòng, hành chính; kế
toán; quản lý; phân tích và thiết kế; …
3.2. Giới thiệu một số phần mềm bảng tính
Có nhiều phần mềm bảng tính nhƣ:
- Acccel Spreadsheet: Cung cấp các công cụ cần thiết cho việc tính toán, báo cáo,
tổng hợp và phân tích dữ liệu.
- Gnumeric for Linux: Cung cấp các chức năng tính toán và thống kê, là bảng tính
tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay với độ chính xác cao và nhanh chóng, có khả năng đọc
nhiều định dạng bảng tính khác nhau.
- Excel: Có khả năng thực hiện các tính toán, phân tích dữ liệu, tích hợp thông tin từ
các chƣơng trình khác nhau và đặc biệt ứng dụng trong công tác quản lý, kế toán, thống
kê,…
3.3. Một số thao tác cơ bản khi sử dụng một phần mềm bảng tính cụ thể
Microsoft Excel (gọi tắt là Excel) là một chƣơng trình xử lý bảng tính nằm trong bộ
Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft đƣợc sử dụng hầu hết trong lĩnh vực văn
phòng trên toàn thế giới. Excel đã trải qua rất nhiều phiên bản nhƣ: Excel 5.0 / 97 / 2000 /
2003 / 2007 / 2010 /2013 / 2015 và hiện tại là Excel 2016. Tuy nhiên ở phần tài liệu này,
chúng tôi giới thiệu về Excel 2010 vì hiện nay phiên bản này đƣợc sử dụng phổ biến ở hầu
hết các cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học,… ở Việt Nam. Excel 2010 là nơi lý tƣởng để
chia sẻ, quản lý và phân tích các thông tin dạng số với giao diện mới kiểu Ribbon, tạo sự dễ
dàng cho việc điều hƣớng, vì vậy có thể lựa chọn công cụ một cách dễ dàng thay vì ẩn nó đi
trong các trình đơn bảng tính.
Làm việc trên Excel là làm việc trên các tập tin bảng tính Workbook, hay còn gọi là
Book – sổ bảng tính. Theo mặc định, các tài liệu Excel từ phiên bản 2003 trở về trƣớc có
phần mở rộng là .xls, từ phiên bản 2007 trở về sau là .xlsx.
3.3.1. Một số khái niệm cơ sở
 Workbook: Workbook (còn gọi là Book) là sổ tính hay là một tập tin bảng tính mà
Excel tạo ra khi khởi động để ngƣời sử dụng có thể làm việc nhƣ: tính toán, vẽ biểu đồ,…và
lƣu trữ dữ liệu. Một workbook có thể chứa nhiều worksheet (còn gọi là Sheet), hay

141
chartsheet (sheet chỉ chứa biểu đồ) tùy thuộc và bộ nhớ của máy tính. Do vậy có thể tổ
chức, lƣu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với nhau chỉ trong một tập tin.
 Worksheet: Worksheet (còn gọi là Sheet) là trang tính hay bảng tính, dùng để nhập
dữ liệu và thực hiện những thao tác tính toán, tạo biểu mẫu, tạo lập cơ sở dữ liệu, thống
kê,…. Mỗi bảng tính đƣợc đặt tên mặc định là Sheet1, Sheet2,…bao gồm các cột (Column)
và các hàng (Row), vùng giao nhau giữa cột và hàng là các ô (Cell).

Một bảng tính của Excel 2010 có tất cả 16.384 cột, đƣợc đặt tên theo thứ tự: A, B, C,…,
XFD và 1.048.576 hàng, thứ tự từ 1, 2, 3,…, 1.048.576 (phiên bản cũ chỉ chứa đƣợc 256 cột
và 65.536 hàng). Mỗi ô đều có một địa chỉ riêng đƣợc xác định bằng tên của cột và tên của
hàng tạo ra ô đó, ví dụ: ô B2. Nhiều ô đứng liền nhau tạo thành một miền (vùng). Địa chỉ
của miền đƣợc xác định bởi địa chỉ của ô cao nhất bên trái và của ô thấp nhất bên phải, ngăn
cách bởi dấu hai chấm, ví dụ: miền C4:E8.
 Chartsheet: Cũng là một sheet trong Workbook nhƣng chỉ chứa một biểu đồ bên
trong, giúp cho việc quản lý từng biểu đồ riêng lẻ.
 Địa chỉ ô và miền trong EXCEL
Địa chỉ ô và địa chỉ miền chủ yếu đƣợc dùng trong các công thức để lấy dữ liệu tƣơng
ứng. Địa chỉ ô bao gồm:
- Địa chỉ tƣơng đối:
Có dạng: CỘT HÀNG (Ví dụ: A15, C8,…)
Là loại địa chỉ mà khi sao chép hay di chuyển công thức đến nơi khác nó sẽ tự động
thay đổi địa chỉ tƣơng đối so với vị trí sao chép.
- Địa chỉ tuyệt đối:
Có dạng: $CỘT$HÀNG (Ví dụ: $A$15, $C$8,…).
Là loại địa chỉ mà khi sao chép hay di chuyển công thức đi nơi khác nó vẫn không
bao giờ thay đổi địa chỉ.
- Địa chỉ hỗn hợp:
Có hai dạng sau:
 Địa chỉ tuyệt đối cột, tƣơng đối hàng, có dạng: $CỘT HÀNG Ví
dụ: $A15, $C8,…
 Địa chỉ tƣơng đối cột, tuyệt đối hàng, có dạng: CỘT$HÀNG Ví
dụ: A$15, C$8,…
Miền là một nhóm ô liền kề nhau. Địa chỉ miền đƣợc khai báo theo cách sau:
Địa chỉ ô cao trái : Địa chỉ ô thấp phải
Ví dụ:
142
B2:D5

3.3.2. Các thao tác cơ bản


Trong giáo trình này không trình bày tất cả các thao tác của Excel mà chỉ nêu ra một số
thao tác chính để làm quen với ứng dụng.
 Khởi động Excel
Có nhiều cách có thể khởi động phần mềm Excel, thông thƣờng nên chọn hai cách sau:
Cách 1: Vào menu Start / All Programs / Micrsoft Office 2010 / Mcrosoft Excel
2010.
Cách 2: Nháy đúp vào biểu tƣợng Microsoft Excel 2010 trên màn hình Desktop.
Excel 2010 cung cấp rất nhiều mẫu bảng tính để có thể sử dụng tùy theo mục đích. Ở
mức cơ bản, sẽ tạo mới (tạo trống) bảng tính bằng cách chọn mẫu Blank workbook, sau đó
Nháy chọn Create.
 Giới thiệu màn hình Excel 2010

Excel 2010 thay đổi giao diện ngƣời dùng từ việc sử dụng các thanh thực đơn truyền
thống (từ Excel 2003 trở về trƣớc) thành các cụm lệnh dễ dàng truy cập, đƣợc trình bày
ngay trên màn hình gọi là Ribbon. Có các nhóm Ribbon chính nhƣ Home, Insert, Page
Layout, Formulas, Data, Review, View. Ngoài ra, Excel cho phép hiển thị/ẩn nhóm
Ribbon Developer và Add-Ins.

143
Có các nhóm Ribbon chính sau:
- Home: Chứa các nút lệnh đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhƣ cắt, dán, sao chép, định
dạng, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay xóa dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…
- Insert: Chèn các loại đối tƣợng vào bảng tính nhƣ: bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ, ký
hiệu,…
- Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn.
- Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi công
thức, điều khiển việc tính toán của Excel,…
- Data: Chứa các nút lệnh trao đổi dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách, phân
tích dữ liệu,…
- Review: Các nút lệnh kiểm tra lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các ô,
các thiết lập bảo vệ bảng tính.
- View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính nhƣ: phóng to, thu nhỏ, chia màn
hình,…
- Developer: Tab này mặc định đƣợc ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình viên,
những ngƣời có hiểu biết về VBA. Để mở nhóm này, chọn File > Options > Popular >
Show Developer tab in the ribbon.
Lưu ý: Thanh Ribbon của Office 2010 chiếm không gian khá lớn trên màn hình khiến
gặp nhiều khó khăn khi xử lý văn bản. Vì vậy, có thể ẩn/hiện thanh Ribbon bằng cách nháy
đúp vào tab Home (hoặc bất kỳ tab nào).
 Thoát khỏi Excel
Để thoát khỏi Excel, có thể thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Chọn File / Exit
Cách 2: Ấn tổ hợp phím Alt + F4
Cách 3: Nháy chuột vào biểu tƣợng close ở góc trên bên phải của thanh tiêu đề.
Lưu ý: Khi thoát khỏi Excel mà có các thay đổi trong bảng tính chƣa đƣợc ghi lại thì sẽ
xuất hiện thông báo:

Nếu muốn ghi lại những thay đổi đó thì chọn “Save”, không muốn ghi thì chọn “Don‟t
Save”, muốn huỷ bỏ lệnh thoát thì chọn “Cancel”.
 Mở tập tin bảng tính mới (New)
Để mở một bảng tính mới, thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Nếu không ở chế độ làm việc của Excel, nháy chuột phải từ một chỗ trống bất kỳ
tên màn hình Desktop, chọn New, chọn Micrsoft Excel Worksheet, sau đó đặt tên cho tập
tin, enter để chấp nhận, enter lần nữa để mở tập tin này.

144
Cách 2: Nếu đang làm việc ở chƣơng trình Excel mà chƣa có tài liệu nào đƣợc mở, kích
chọn File / New hoặc Nháy chuột vào biểu tƣợng New trên thanh lệnh truy cập nhanh,
xuất hiện hộp thoại:

Dƣới vùng Available Templates, chọn Blank workbook. Ở khung Blank


workbook, chọn nút Create.
 Mở tập tin bảng tính có sẵn trong máy
Tƣơng tự nhƣ trong Word, để mở một bảng tính đã có trong máy, thực hiện một
trong các cách sau:
Cách 1:
Vào File / Open, hoặc ấn tổ hợp Ctrl + O, hoặc nháy chuột vào biểu tƣợng Open
trên thanh lệnh truy cập nhanh

Xuất hiện hộp thoại Open


+ Chọn nơi lƣu trữ tập tin
+ Chọn tập tin cần mở, ấn nút Open (hoặc ấn enter) để mở.
Cách 2:
+ Chọn File
+ Chọn danh sách Recent
+ Nháy đúp tập tin cần mở trong danh sách

145
Cách 3:
+ Dùng trình quản lý tập tin Windows Explorer
+ Tìm đến nơi lƣu giữ tập tin
+ Nháy đúp chuột lên tập tin cần mở
 Lƣu tập tin bảng tính (Save)
Khi làm việc trên máy tính với bất kỳ phần mềm nào, cần phải thực hiện lệnh lƣu tập
tin để tránh bị mất dữ liệu trong trƣờng hợp bị ngắt điện đột ngột hoặc hỏng máy. Chọn một
trong những cách sau để lƣu tập tin workbook:
Cách 1: Vào File / Save
Cách 2: Nháy chuột vào biểu tƣợng Save trên thanh lệnh truy cập nhanh

Cách 3: Ấn tổ hợp phím Ctrl + S


- Nếu tập tin đã đƣợc lƣu trƣớc đó thì Excel sẽ lƣu tiếp phần cập nhật
- Nếu tập tin đƣợc lƣu lần đầu, sẽ xuất hiện hộp thoại Save As
- Trong hộp thoại Save as, chọn nơi lƣu giữ tập tin
+ Đặt tên cho tập tin tại ô File name
+ Chọn kiểu tập tin tại ô Save as type
+ Chọn nút Save (hoặc ấn enter) để lƣu trữ.

146
 Lƣu tập tin bảng tính với tên khác (Save As)
- Khi lƣu tệp với một tên khác, tệp cũ vẫn tồn tại, tệp mới đƣợc tạo ra có cùng nội
dung với tệp cũ.
- Vào menu File / Save As, xuất hiện hộp thoại Save As, sau đó thực hiện các thao tác
ghi tên tệp mới tƣơng tự nhƣ ghi tệp lần đầu.
Lưu ý:
- Trong quá trình lƣu, nếu cần tạo một thƣ mục mới thì ấn chọn New folder, gõ vào
tên thƣ mục mới và ấn enter.
- Thao tác ghi tệp với tên khác còn đƣợc dùng khi muốn ghi lại tệp với một định dạng
khác, bằng cách chọn định dạng cần lƣu trong ô Save as type.
 Đặt mật mã để bảo vệ bảng tính
Để bảo mật tập tin, chúng ta có thể gán mật mã bảo vệ. Khi đó cần phải biết mật mã
mới đƣợc phép mở tập tin. Cách thực hiện nhƣ sau:
- Chọn File > Save as, hộp thoại Save as hiện ra,
- Chọn Tools > General Options, hộp thoại General Options hiện ra,

+ Nhập mật mã để mở và để hiệu chỉnh workbook, (hai mật mã này nên khác
nhau để tăng mức độ bảo mật). Ấn chọn OK
+ Xác nhận lại mật mã bảo vệ workbook, ấn chọn OK
- Ấn chọn nút Save để hoàn tất
 Định dạng trang in và in bảng tính
- Các chế độ hiển thị trang:

Normal Page Layout Page Break Preview

147
+ Normal: Là chế độ sử dụng thƣờng xuyên trong quá trình nhập liệu, tính toán
trên bảng tính và là chế độ mặc định của Excel.
+ Page Layout: Là chế độ xem trƣớc khi in, trong chế độ này vẫn có thể tính toán
và nhập liệu.
+ Page Break Preview: Hiển thị bảng tính Excel với các dấu phân trang, tại đây
chia lại trang bằng cách kéo thả các đƣờng phân cách trang.
- Thiết lập thông số cho trang in: Trong nhóm Page Layout chọn Page Setup

Tab Page: Chọn hƣớng trang in, khổ giấy


+ Portrait: Hƣớng trang dọc
+ Landscape: Hƣớng trang xoay ngang
+ Pape size: Chọn khổ giấy
Tab Margins: Thiết lập các lề cho trang in
+ Top: Lề trên
+ Bottom: Lề dƣới
+ Left: Lề trái
+ Right: Lề phải
+ Header: Lề tiêu đề đầu trang
+ Footer: Lề tiêu đề chân trang
+ Horizontally: Canh giữa trang theo chiều ngang
+ Vertically: Canh giữa trang theo chiều dọc
Ấn chọn OK
- Thiết lập thông số hộp thoại Print: Chọn File , Print

148
Số bản in của 1
trang
Chọn để in

Chọn loại máy in

In từ trang…đến
trang…

Chọn hƣớng trang in


Chọn khổ giấy in

3.4. Làm việc với bảng tính


3.4.1. Chọn ô, hàng, cột bảng tính
 Chọn ô: Nháy chuột vào ô cần chọn. Để chọn một nhóm ô liền nhau (miền), nháy
chuột vào ô đầu tiên sau đó ấn giữ và kéo thả chuột đến ô cuối cùng rồi thả chuột. Muốn
chọn nhiều miền rời nhau: ấn giữ phím Ctrl trong khi chọn các ô, miền khác nhau.
 Chọn hàng: Nháy chuột vào tên hàng.
 Chọn cột: Nháy chuột vào tên cột.
 Chọn bảng tính: Nháy chuột vào phần giao giữa tên cột và tên hàng.
3.4.2. Định dạng chung
Các nút định dạng thông dụng của Excel nằm ở thẻ Home trên thanh Ribbon. Trong quá
trình soạn thảo, tính toán, khi cần định dạng đơn giản chỉ cần chọn các nút định dạng phù
hợp nhƣ hình dƣới:
Căn lề Căn lề
Các loại
Phóng trên dƣới
Thu định dạng
to chữ Căn Xoay chữ số chữ
Font chữ nhỏ giữa
Cỡ chữ chữ Wrap Text Dạng số
%

Căn trái Căn phải Dạng số Giảm số


Chữ đậm Kẻ khung
(kế toán) thập phân
Chữ nghiêng Căn giữa Nối ô
Chữ gạch Tô nền Giảm thụt đầu Dạng số
chân Màu chữ các dòng (tiền tệ) Tăng số
Tăng thụt đầu thập phân
các dòng
149
Nhƣng khi cần định dạng phức tạp hơn, cần phải truy cập vào hộp thoại Format Cells nhƣ
sau:
Cách 1: Chọn Home, Format (nhóm Cells), Format Cells, …

Cách 2: Ấn tổ hợp phím tắt Ctrl + 1 (phím số 1)


Cách 3: Nháy phải chuột vào ô cần định dạng, chọn Format Cell từ thực đơn ngữ cảnh:

3.4.3. Định dạng số


• Chọn văn bản trong ô cần định dạng
• Ấn tổ hợp phím Ctrl + 1, chọn tab Number, xuất hiện hộp thoại:

150
- Category: Danh sách các loại định dạng số, giá trị
- Sample: Hiển thị định dạng của giá trị trong ô hiện hành theo các định dạng chọn
+ Decimal places: Tối đa có thể có 30 số sau dấu thập phân, chỉ áp dụng cho dạng
Number, Currency, Accounting, Percentage, và Scientific
+ Use 1000 Separator (,): Chọn ô này nếu muốn có dấu phân cách giữa hàng nghìn,
triệu, tỷ…chỉ áp dụng cho dạng Number
+ Negative numbers: Chọn loại định dạng thể hiện cho số âm, chỉ áp dụng cho dạng
Number và Currency
+ Type: Chọn kiểu hiển thị phù hợp cho giá trị, chỉ áp dụng cho các dạng Date,
Time, Fraction, Special, và Custom.
- Chọn OK
3.4.4. Định dạng văn bản trong ô
• Chọn văn bản trong ô cần định dạng
• Ấn tổ hợp phím Ctrl + 1, chọn tab Alignment, xuất hiện hộp thoại Format Cells
- Tại ô Horizontal: Có các lựa chọn dùng để canh chỉnh nội dung theo chiều ngang
của ô, bao gồm các lựa chọn sau:
+ General: Bình thƣờng không căn
+ Left: Căn dữ liệu sang bên trái ô, hoặc ấn tổ hợp Ctrl + L
+ Right: Căn dữ liệu sang bên phải ô, hoặc ấn tổ hợp Ctrl + R
+ Center: Căn vào giữa ô, hoặc ấn tổ hợp Ctrl + E
+ Justifield: Căn đều hai bên, hoặc ấn tổ hợp Ctrl + J
+ Fill: Tự động điền dữ liệu giống nhau.
+ Center Across selection: Căn dữ liệu vào chính giữa các ô đƣợc lựa chọn.

151
- Tại ô Vertical: Cho phép căn dữ liệu theo chiều dọc cuả ô, gồm một trong các lựa
chọn sau:
+ Top: Căn sát lề trên của ô
+ Bottom: Căn sát lề dƣới của ô
+ Center: Căn vào giữa của ô
- Muốn tạo chế độ xuống dòng cho ô thì tích vào ô Wraptext.
- Muốn liên kết (trộn) nhiều ô thì tích vào ô Merge cells, hoặc nháy chuột vào biểu
tƣợng Merge and Center trong nhóm Alignment.
- Muốn tạo góc quay cho văn bản, nháy chuột vào chữ TEXT trong ô Orientation sau
đó chọn góc cần quay cho văn bản.
- Chọn OK
3.4.5. Định dạng ký tự trong ô
- Chọn văn bản trong ô cần định dạng
- Ấn tổ hợp phím Ctrl + 1, chọn tab Font, xuất hiện hộp thoại Format Cells:
+ Font: Chọn kiểu Font cho các ô, font mặc định là Calibri
+ Font style: Chọn kiểu thƣờng, in nghiêng, in đậm… của Font chữ, kiểu mặc định là
Regular
+ Size: Kích thƣớc font chữ , từ cỡ 1 đến 1638 và mặc định là cỡ chữ 11 point
+ Underline: Chọn kiểu gạch chân cho văn bản trong danh sách, mặc định là None
+ Color: Chọn màu cho văn bản, mặc định là Automatic (do Excel tự chọn màu)
+ Effects Strikethrough: Có thêm đƣờng gạch ngang văn bản
 Superscript: Làm cho văn bản co lại và đẩy lên trên
 Subscript: Làm cho văn bản co lại và đẩy xuống dƣới
+ Preview: Xem trƣớc kết quả định dạng vừa chọn
152
+ Chọn OK

3.4.6. Định dạng khung viền


- Chọn hàng, cột hay toàn bảng cần kẻ.
- Ấn tổ hợp phím Ctrl + 1, chọn tab Border, xuất hiện hộp thoại:

+ Tại ô: Presets: gồm một trong ba lựa chọn:


- None: Bình thƣờng không kẻ bảng.
- Outline: Kẻ viền ngoài cho bảng.
- Inside: Kẻ đƣờng trong cho bảng.
+ Tại ô Style: Chọn các kiểu đƣờng nét.
+ Tại ô: Color: Chọn màu cho đƣờng nét.
+ Tại ô: Border: Cho phép bỏ hoặc tạo các đƣờng kẻ cho bảng (Nháy chuột vào
đƣờng cần kẻ trong khung).

153
- Chọn OK.
Lưu ý:
Kẻ bảng nhanh bằng cách bôi đen vùng dữ liệu cần kẻ. Sau đó nháy chuột vào biểu
tƣợng Borders trên nhóm Home, chọn các đƣờng cần kẻ.
3.4.7. Hiệu ứng tô nền ô (Fill effect)
- Chọn vùng cần tô nền
- Ấn tổ hợp phím Ctrl + 1, chọn tab Fill, xuất hiện hộp thoại:

+ Background Color: Chọn màu nền cho các ô. Fill Effects cung cấp các hiệu ứng tô màu
nền
+ More Colors: Bổ sung thêm các màu và công cụ pha chế màu
+ Pattern Color: Các mẫu màu nền
+ Pattern Style: Các kiểu mẫu tô nền ô. Xem trƣớc kết quả chọn màu và kiểu mẫu tại
Sample.
- Chọn OK
3.4.8. Thay đổi kích thước ô, hàng, cột
Để thay đổi kích thƣớc hàng hoặc cột, đƣa trỏ chuột lên đầu mỗi hàng hoặc cột, khi
chuột biến thành mũi tên hai chiều thì thực hiện ấn giữ và kéo thả chuột đến kích thƣớc cần
thiết sau đó thả chuột.
Lưu ý: Muốn cho một số cột / hàng liền nhau có độ rộng / độ cao bằng nhau, chọn
các cột / hàng, sau đó thực hiện thay đổi độ rộng / độ cao của cột / hàng nhƣ đã làm ở trên.
3.4.9. Xoá hàng, cột, bảng tính
Nháy chuột phải vào tên hàng / cột cần xóa, chọn Delete.
154
Để xóa bảng tính, nháy chuột phải vào tên bảng tính, xuất hiện bảng chọn, chọn
Delete.
3.4.10. Chèn hàng, cột, bảng tính
 Chèn hàng: Nháy chuột phải vào tên hàng, chọn Insert sẽ thêm một hàng mới ở phía
trên hàng đã chọn (hoặc vào menu Insert / Rows).
 Chèn cột: Nháy chuột phải vào tên cột, chọn Insert sẽ thêm một cột mới ở bên trái
cột đã chọn (hoặc vào menu Insert / Columns).
 Chèn bảng tính: Nháy chuột phải vào tên bảng tính, chọn Insert

Chọn Worksheet, chọn OK, bảng tính mới sẽ chèn vào bên trái bảng tính đã chọn.
3.4.11. Ẩn, hiện hàng, cột, bảng tính
 Ẩn hàng/cột: Nháy chuột phải vào tên hàng/cột, chọn Hide

Hoặc chọn hàng/cột, sau đó từ thẻ Home, trong nhóm Cells chọn Format, xuất hiện
hộp thoại.
155
Chọn Hide & Unhide từ menu ngữ cảnh, chọn Hide Rows/Hide Columns để ẩn
hàng/cột.

 Để hiện lại hàng/cột, nháy chuột phải vào phần ranh giới tên hàng/cột có hàng/cột bị
che ở giữa (đến khi trỏ chuột biến thành mũi tên hai chiều có hai sọc ở giữa), chọn
Unhide.

Hoặc chọn hai hàng/cột, nơi có hàng/cột bị che ở giữa, từ Home chọn nhóm Cells, xuất
hiện hộp thoại:
Chọn Hide & Unhide từ menu ngữ cảnh, chọn Unhide Rows/Unhide Columns để hiện
lại hàng/cột.

156
 Ẩn / hiện bảng tính
Để ẩn bảng tính, nháy chuột phải vào tên bảng tính, chọn Hide

Để hiện lại bảng tính đã bị ẩn, nháy chuột phải vào tên một bảng tính bất kỳ, chọn
Unhide, xuất hiện hộp thoại chứa danh sách bảng tính đã bị ẩn.

157
- Chọn bảng tính cần hiện lại
- Chọn OK.
3.4.12. Đổi tên bảng tính
Bảng tính có tên mặc định là Sheet1, Sheet2,… Muốn thay đổi tên bảng tính, nháy
đúp chuột vào tên Sheet cần đặt tên (ở góc dƣới màn hình) hoặc nháy chuột phải vào tên
Sheet, chọn Rename, sau đó gõ vào tên cần đặt cho bảng tính.
3.4.13. Đánh số tự động
- Nhập hai giá trị đầu tiên của dãy vào hai ô đầu của phạm vi.
- Chọn hai ô vừa nhập.
- Đƣa con trỏ tới góc dƣới bên phải ô thứ hai, khi chuột biến thành dấu cộng đặc (+)
thì thực hiện ấn giữ và kéo thả chuột cho đến cuối phạm vi rồi nhả chuột.
3.5. Dữ liệu bảng tính
3.5.1. Các kiểu dữ liệu
Một workbook trong Excel có thể chứa nhiều worksheet, mỗi worksheet lại chứa tới
hơn 17 triệu ô. Mỗi ô có thể chứa bất kỳ một trong 4 kiểu dữ liệu sau:
 Dữ liệu kiểu dãy kí tự (Text)
Là loại dữ liệu đƣợc nhập vào bắt đầu bằng các ký tự chữ cái (hoa hoặc thƣờng) từ A
đến Z, hay dữ liệu số lẫn chữ nhƣ mã nhân viên: 01A, 02B... hoặc nếu trong quá trình nhập
có sử dụng các ký tự canh biên nhƣ: „,”,\ ^. Dữ liệu kiểu này dùng để tạo các giá trị cho
những cột dữ liệu nhƣ: họ tên nhân viên, địa chỉ, ghi chú,…hoặc tạo tiêu đề cột cho các
bảng. Dữ liệu kiểu văn bản mặc định căn trái trong ô.
Lưu ý: Đối với những dữ liệu bắt đầu bằng số, sau đó là chuỗi thì Excel xem đó nhƣ
là một chuỗi, vì vậy không thể sử dụng giá trị này vào các biểu thức tính toán sau đó.
 Dữ liệu kiểu số (Number)
Là loại dữ liệu đƣợc nhập vào gồm các các số từ 0 đến 9 hoặc các dấu cộng (+), dấu
trừ (-) đằng trƣớc các con số. Các giá trị kiểu số biểu thị các đại lƣợng nhƣ doanh thu, số
lƣợng nhân viên, điểm số,…Đặc biệt trong Excel, các giá trị ngày, giờ (date, time) vẫn
thuộc dữ liệu kiểu số. Dữ liệu kiểu số mặc định căn phải trong ô.
 Dữ liệu kiểu Logic
Chỉ gồm hai giá trị TRUE (đúng), FALSE (sai). Nó đƣợc dùng để ƣớc lƣợng giá trị
của một mệnh đề logic và có ba cách thể hiện cho mỗi giá trị nhƣ sau:
 True (T) hoặc Yes (Y) hoặc số 1
 False (F) hoặc No (N) hoặc số 0
 Dữ liệu kiểu công thức (Formula)
Công thức tính toán là thế mạnh của Excel nói riêng và các phần mềm bảng tính nói
chung. Khi nhập một công thức vào ô, kết quả trả về sẽ hiển thị trong ô, Khi thay đổi những
tham số liên quan, công thức sẽ tính lại và kết quả sẽ tự động cập nhật trong ô. Công thức có
thể là các phép tính toán đơn giản nhƣ +, -, *, /,…nhƣng cũng có thể chứa các hàm xây
dựng sẵn trong Excel.
Lưu ý: Trong một tệp bảng tính, mỗi ô có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau, nhƣng
dữ liệu trong một ô là duy nhất, nghĩa là chỉ một kiểu dữ liệu. Kiểu dữ liệu trong một ô phụ
thuộc vào ký tự đầu tiên đƣa vào trong ô.

158
3.5.2. Các phép toán
Trong Excel thƣờng sử dụng các phép toán sau:
Phép cộng (+). Phép > Lớn hơn
Phép trừ (-) Phép < Nhỏ hơn Lƣu ý: Dấu () để đƣa vào
Phép nhân ( * ) Phép = Bằng chế độ ƣu tiên trong quá
Phép chia (/) Phép <> Khác trình tính toán.
Phép lũy thừa (^) Phép >= Lớn hơn hoặc bằng Ví dụ: 10 + 5/5 = 11
hay (10+5)/5= 3
Phép nối hai chuỗi (&) Phép <= Nhỏ hơn hoặc bằng
Để tính toán cho một ô nào đó, đặt con trỏ tại ô cần tính sau đó gõ vào dấu = hoặc dấu
+, tiếp đó là nhập vào công thức cần tính, xong ấn Enter để nhận kết quả.
3.5.3. Nhập dữ liệu
 Các bƣớc cơ bản khi nhập liệu
 Trên worksheet, chọn ô cần nhập liệu
 Nhập dữ liệu vào ô
 Ấn enter (ô hiện hành sẽ xuống dƣới) hoặc Tab (ô hiện hành chuyển sang
phải) để kết thúc.
Lưu ý: Để xuống hàng trong ô, ấn tổ hợp phím Alt + Enter
 Nhập dữ liệu cho một ô
Bước 1: Chọn ô cần nhập, nhập dữ liệu vào
Bước 2: Ấn Enter (hoặc Shift + Enter, Page Up/Page Down, Tab/Shift + Tab,
Ctrl + Enter) để hoàn thành nhập liệu.
 Enter hoặc Shift + Enter: để nhập theo cột
 Tab hoặc Shift + Tab: để nhập theo hàng
 Ctrl + Enter: để nhập theo khối / vùng ô đã chọn (các ô trong vùng sẽ có
cùng giá trị)
 Nhập cùng dữ liệu cho khối ô
Bước 1: Chọn khối ô cần nhập (các ô không nhất thiết phải liền kề nhau), nhập dữ
liệu vào một ô
Bước 2: Ấn Ctrl + Enter để hoàn thành nhập liệu
 Thực hành nhanh: Nhập dấu “x” vào cột Nữ trong một danh sách sinh viên
như hình dưới (giả sử các sinh viên Dung, Bích, Liễu, Nga, Hương là nữ)
- Bước 1: Chọn các ô E4, E5, E8, E11, E12 (chọn một ô rồi ấn giữ phím Ctrl trong
khi tiếp tục chọn các ô khác)
- Bước 2: Khi chọn đến ô cuối cùng (E12) thì nhả phím Ctrl và nhập vào chữ “x”
- Bước 3: Ấn Ctrl + Enter để hoàn thành nhập liệu cho các ô này.

159
 Nhập dữ liệu kiểu dãy kí tự
 Nhập tƣơng tự các bƣớc cơ bản
 Trƣờng hợp chuỗi nhập vào là các số, nhập chuỗi bắt đầu bằng dấu nháy đơn
(‟)
 Nếu chiều dài của chuỗi nhập vào nhỏ hơn hoặc bằng độ rộng của ô, chuỗi dữ
liệu sẽ đƣợc hiển thị đầy đủ trong ô
 Nếu chiều dài của chuỗi nhập vào lớn hơn độ rộng của ô, chuỗi dữ liệu sẽ tràn
sang các ô bên phải và bị che khuất bởi các ô đó (nếu các ô đó có dữ liệu), nhƣng thực
chất dữ liệu vẫn nằm trong ô nhập vào
 Để hiển thị đầy đủ chuỗi dữ liệu bị che khuất, chỉ cần thay đổi độ rộng của
cột.
 Khi nhập dữ liệu kiểu số, ngày, giờ không đúng quy định, Excel tự động
chuyển sang kiểu dãy kí tự.
 Nhập dữ liệu kiểu số
Dữ liệu kiểu số đƣợc chia làm 3 loại: Trị số (Value), ngày (Date), giờ (Time)
 Kiểu Value: gồm các số từ 0 đến 9, dấu chấm (nếu là số thập phân), dấu trừ (nếu là
số âm) và một vài ký tự đặc biệt khác nhƣ dấu phảy phân cách hàng ngàn,...
 Khi chiều dài của số nhỏ hơn bề rộng của ô thì dạng thức số sẽ đƣợc thể hiện bình
thƣờng căn sang bên phải ô.
 Khi chiều dài của số lớn hơn hoặc bằng bề rộng của ô thì Excel sẽ tự động chuyển
sang dạng scientific hoặc dạng ##### trong ô. Để hiển thị đầy đủ số bị che khuất, chỉ cần
thay đổi độ rộng của cột.
 Từ dạng số thƣờng (General), thay đổi thành nhiều dạng số khác nhau bằng lệnh:
Format/ Format cells (hoặc nháy chuột phải ô, chọn Format cells)

160
Chọn tab Number và lựa chọn dạng số (nhƣ hƣớng dẫn trong mục 3.4.3 ở trên)
 Kiểu Date: Khi nhập cần chú ý những điểm sau:
 Dạng nhập: Có thể dùng dấu / hoặc - để phân cách theo hai dạng thức: dd/mm/yy
hoặc dd-mm-yy
 Ngày và thời gian nhập vào ô phải cùng quy định dạng ngày mặc định trong Control
Panel > Regional and Language Options (dd/mm/yy hoặc mm/dd/yy hoặc yy/mm/dd)
 Khi nhập không đúng với những dạng thức đã quy định thì Excel sẽ hiểu sai và tự
động chuyển sang dạng chuỗi.
 Muốn nhập ngày hiện tại, ấn Ctrl + ;
 Mặc dù hiển thị theo dạng nào, cũng có thể định dạng lại theo kiểu hiển thị muốn
bằng cách vào Format, Format Cells, chọn Tab Number, Date, xuất hiện hộp thoại:

- Chọn kiểu thích hợp trong danh sách Type, nếu không có thì chọn Custom, sau đó
nhập vào kiểu mới (ví dụ kiểu dd/mm/yy)
161
- Chọn OK
 Kiểu Time:
 Dạng quy ƣớc: hh:mm:ss
 Các dạng khác đƣợc chỉ định trong Format/ Format cells/ Number/ Time
 Khi nhập thời gian và muốn định dạng theo chuẩn mƣời hai giờ thì thêm A hoặc P
vào sau thời gian nhập vào, ví dụ 10:30 AM hoặc 3:30 PM, nếu không Excel tự hiểu là AM.
Muốn nhập thời gian hiện tại, ấn Ctrl + Shift + ;
3.5.4. Các thao tác giúp nhập liệu nhanh
 Để gõ địa chỉ tuyệt đối của ô và miền trong công thức, dùng phím F4.
Ví dụ: cần gõ địa chỉ $A$5:$C$10, dùng chuột chọn miền A5:C10, sau đó bấm phím F4.
 Nhập vào dãy dữ liệu giống nhau
Gõ dữ liệu vào ô đầu tiên, sau đó đƣa chuột vào góc dƣới bên phải của ô đến khi trỏ
chuột biến thành dấu + thì thực hiện ấn giữ và kéo thả chuột đến cuối ô cần nhập liệu.
 Nhập nhanh dữ liệu
- Có thể nhập dữ liệu nhanh bằng thao tác: chọn miền, sau đó để nhập theo từng hàng,
ấn phím Tab sau mỗi lần gõ dữ liệu vào một ô. Để nhập theo từng cột, bấm phím Enter sau
mỗi lần gõ dữ liệu vào một ô.
- Nhập chuỗi ngày, tháng tăng: Nhập dữ liệu ngày, tháng, năm vào ô, đƣa trỏ chuột
vào góc dƣới bên phải của ô đến khi trỏ chuột biến thành dấu +, thực hiện ấn giữ và kéo thả
chuột đến cuối ô cần nhập liệu rồi nhả chuột, xuất hiện một menu:

162
 Chọn Fill Days để tăng một ngày.
 Chọn Fill Months để tăng một tháng.
 Chọn Fill Years để tăng một năm.
- Nhập số tự động: Nhập hai số cách đều vào hai ô liên tiếp (kề nhau trên một hàng
hoặc cột). Chọn hai ô này sau đó di chuột đến ô bên phải hoặc ô phía dƣới đến khi trỏ chuột
biến thành dấu +, thực hiện ấn giữ và kéo thả chuột đến cuối ô cần nhập liệu rồi nhả chuột.
3.5.5. Sao chép dữ liệu
- Chọn vùng dữ liệu cần sao chép.
- Nháy chuột phải trong vùng dữ liệu cần sao chép, sau đó chọn Copy, hoặc ấn tổ hợp
Ctrl + C.
- Đƣa con trỏ đến vị trí cần sao chép, nháy chuột phải, chọn Paste, hoặc ấn tổ hợp Ctrl
+ V.
Lưu ý: Để sao chép công thức đến các ô còn lại, đƣa con chuột vào góc bên phải phía
dƣới của ô chứa công thức, khi con chuột biến thành dấu + thì thực hiện ấn giữ và kéo
thả chuột đến ô cuối cùng cần sao chép, sau đó thả chuột.
3.5.6. Sao chép công thức
 Sao chép một ô chứa công thức:
- Chọn công thức ở ô cần sao chép
- Đƣa trỏ chuột vào góc dƣới bên phải của ô đến khi trỏ chuột biến thành dấu +, thực
hiện ấn giữ và kéo thả chuột đến cuối ô cần sao chép rồi nhả chuột.
 Sao chép miền chứa công thức:
- Chọn miền chứa công thức cần sao chép
- Di chuyển trỏ chuột đến các đƣờng viền của miền chọn đến khi trỏ chuột biến thành
dạng mũi tên
- Ấn phím Ctrl trong khi kéo thả miền chọn vào cạnh dƣới hoặc bên phải của vị trí cần
sao chép đến (đích)
- Tại vị trí đích, ấn phím Shift và nhả nút chuột.

163
3.5.7. Sao chép dạng (dùng nút Format Painter)
- Chọn ô chứa dạng cần sao chép (vùng dạng nguồn)
- Tại nhóm Clipboard của thẻ Home, chọn Format Painter , con trỏ
chuột biến thành dạng cây cọ sơn, đồng thời xuất hiện một khung có đƣờng viền chạy quanh
vùng dạng nguồn
- Dùng chuột quét vùng đích cần đƣợc sao chép dạng
3.5.8. Hủy bỏ sao chép dạng
- Chọn ô bất kỳ chƣa định dạng (không chứa dạng thức)
- Chọn nút Format Painter trong nhóm Clipboard của thẻ Home
- Chọn vùng cần xóa dạng thức
3.5.9. Di chuyển dữ liệu
- Chọn vùng dữ liệu cần di chuyển.
- Nháy chuột phải trong vùng bôi đen sau đó chọn Cut, hoặc ấn tổ hợp Ctrl + X.
- Đƣa con trỏ đến vị trí cần di chuyển, nháy chuột phải, chọn Paste, hoặc ấn tổ hợp
Ctrl + V.
3.5.10. Sửa dữ liệu
Nháy đúp chuột vào ô cần chỉnh sửa hoặc ấn phím F2 để vào chỉnh sửa.
3.5.11. Xóa dữ liệu
Chọn vùng dữ liệu cần xoá, sau đó ấn phím Delete.
Để khôi phục lại dữ liệu sau khi xóa: Nháy chuột vào biểu tƣợng Undo hoặc Redo trên
thanh công cụ chuẩn, hoặc ấn tổ hợp Ctrl + Z.
3.6. Các hàm thƣờng dùng trong Excel
3.6.1. Khái niệm
Hàm (Function) là công cụ xử lý dữ liệu đắc lực trong Excel. Dùng hàm để tính toán dữ
liệu nhanh chóng, tính một lần cho kết quả ở nhiều dòng dữ liệu. Hàm sẽ thao tác trên dữ
liệu, dữ liệu này đƣợc biểu diễn bằng địa chỉ tƣơng ứng trong Excel. Mỗi hàm có một cú
pháp riêng, khi sử dụng trong công thức chỉ việc ghi tên hàm kèm theo các đối bên trong
ngoặc tròn, nếu có từ hai đối trở lên phải cách nhau dấu phẩy. Sử dụng các hàm có sẵn của
Excel hoặc có thể viết hàm mới.
Excel có trên 300 hàm và đƣợc phân loại thành từng nhóm:
Nhóm hàm (Category) Mô tả
1. Statistical Nhóm hàm thống kê
2. Date & Time Nhóm hàm về ngày giờ
3. Text Nhóm hàm xử lý chuỗi
4. Logic Nhóm hàm logic
5. Lookup & Reference Nhóm hàm dò tìm
6. Math & Trig Hàm toán và lƣợng giác
7. Information Nhóm hàm xử lý thông tin
8. Financia Nhóm hàm tài chính
9. Database Nhóm hàm cơ sở dữ liệu
10. Engineering Hàm dùng trong kỹ thuật
164
Khi gọi thi hành một hàm, hàm sẽ trả về một kết quả là: Giá trị số, một giá trị kiểu ngày,
giờ, giá trị dãy kí tự, giá trị kiểu logic: TRUE (đúng), FALSE (sai) hoặc một thông báo lỗi
tùy theo hàm thuộc nhóm nào hoặc có lỗi cú pháp nào không.
 Thiết lập công thức có ứng dụng hàm
Công thức có ứng dụng các hàm bên trong Excel đều có dạng cú pháp tổng quát nhƣ
sau:
Cú pháp:
=TÊN HÀM([<đối 1>,<đối 2>,…<đối n>])
Trong đó:
- Dấu (=) là thành phần bắt buộc phải có trong mọi công thức
- Tên hàm: tên hàm đƣợcc sử dụng tùy thuộc vào từng tình huống xử lý cụ thể và phải
thực hiện dung theo các quy ƣớc của Excel.
- Các <đối 1>, <đối 2>,…,<đối n> có thể là: hằng, chuỗi, biểu thức, biểu thức logic,
địa chỉ ô, địa chỉ miền, hàm khác (trong trƣờng hợp hàm lồng nhau). Các đối đƣợc đặt trong
dấu ngoặc vuông thể hiện rằng: hàm có thể có đối hoặc không có đối. Ví dụ:
+ Hàm TODAY() cho kết quả là ngày hiện tại trong hệ thống máy tính. Hàm này
không có đối.
+ Hàm Len(“Excel 2010”) cho kết quả độ dài của chuỗi là mƣời. Hàm có một đối.
+ Hàm Sum(B2,C5,8) cho kết quả là tổng các số trong các ô B2, C5 và hằng số.
Lƣu ý:
- Trƣờng hợp dùng một hàm để làm đối cho hàm khác (hàm lồng nhau) thì không cần
viết dấu bằng trƣớc tên hàm đó.
- Tên hàm không phân biệt chữ hoa, chữ thƣờng.
- Trong hàm không đƣợc có dấu cách.
- Các đối có thể có hoặc không nhƣng phải đặt trong cặp dấu ngoặc tròn () và cách
nhau bởi dấu phẩy (nhƣ trong tài liệu này) hoặc bởi dấu ngăn cách nào đó (ví dụ dấu chấm
phẩy) tùy theo khai báo trong Control Panel > Regional Settings trong máy tính. Trong
một hàm có thể chứa tối đa 30 đối nhƣng không đƣợc vƣợt quá 1024 ký tự.
- Trong hàm có xử lý các hằng ký tự hoặc hằng chuỗi ký tự thì chúng phải đƣợc đặt
trong cặp dấu nháy kép “ ”.
 Nhập hàm
Có nhiều cách để nhập hàm vào bảng tính, thông thƣờng sử dụng những cách sau:
 Nhập từ bàn phím
 Sử dụng công cụ AutoSum
 Sử dụng chức năng Function Library
 Nhập từ bàn phím
Khi nhập công thức từ bàn phím, có thể nhập trực tiếp tại địa chỉ ô cần lập công thức
hoặc nhập trên thanh công cụ Formula.

165
Bƣớc 1: Chọn ô cần nhập công thức, gõ dấu bằng (=) hoặc dấu @
Bƣớc 2: Nhập tên hàm và đối từ bàn phím theo đúng cú pháp
Bƣớc 3: Ấn Enter hay nút trên thanh công thức để xuất ra kết quả.
Khi gõ vào chữ cái đầu tiên của tên hàm sẽ xuất hiện một danh sách các hàm có tên
giống ký tự vừa nhập, chọn đúng tên hàm rồi bấm phím Tab (hoặc Enter) để nhập hàm.
Minh họa ví dụ tính tổng nhƣ hình dƣới:

 Sử dụng công cụ AutoSum


Công cụ AutoSum (trong nhóm Editing của thẻ Home, hoặc nhóm Function
Library của thẻ Formulas) cung cấp các hàm thƣờng xuyên sử dụng.

Bƣớc 1: Chọn ô cần nhập công thức


Bƣớc 2: Chọn menu Formulas, chọn dấu mũi tên tại công cụ AutoSum
166
Bƣớc 3: Chọn hàm cần thực hiện cho phép tính.
 Sử dụng chức năng Function Library
Giúp dễ dàng thực hiện việc nhập hàm và các đối số bên trong, hỗ trợ tốt khi ngƣời
sử dụng không chắc chắn các hàm cần dùng và muốn duyệt qua sự lựa chọn đó. Tùy theo
trƣờng hợp có thể chọn hàm cần sử dụng trong từng nhóm hàm khác nhau. Các bƣớc thực
hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1: Trên thanh Ribbon, chọn Formulas
Bƣớc 2: Trong nhóm Function Library, chọn hàm cần sử dụng

Bƣớc 3: Nếu nhóm hàm cần sử dụng không có trên thanh Formulas: chọn More
Functions, chọn nhóm hàm cần thiết.

 Sử dụng chức năng Insset Function trên thanh Formulas


Chọn biểu tƣợng hoặc bấm Shift + F3 để gọi hộp thoại Insert Function một cách
nhanh chóng.
Ví dụ với trường hợp sau:

167
Tại cột Kết quả, lập công thức theo yêu cầu sau: Nếu tổng điểm 3 môn Toán, Lý,
Hóa từ 15 điểm trở lên thì Kết quả xuất ra là “Đỗ”, ngƣợc lại nếu nhỏ hơn 15 điểm
thì Kết quả là “Trƣợt”.
Bƣớc 1: Chọn biểu tƣợng trên thanh Formulas hoặc bấm Shift+F3
Bƣớc 2: Xuất hiện hộp thoại sau:

Bƣớc 3: Chọn nhóm hàm trên danh sách Or select a category


Bƣớc 4: Chọn hàm muốn sử dụng trên danh sách Select a function
Bƣớc 5: Chọn OK, xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác định các đối số của hàm:

168
Bƣớc 6: Chọn đối số của hàm bằng cách:
- Đặt trỏ chuột vào khung nhập đối số
- Gõ vào từ bàn phím hay dùng chuột chọn vào biểu tƣợng bên phải hộp chọn
để chọn địa chỉ trên bảng tính. Nếu đối số lại là một hàm khác thì chọn tại hộp danh sách
hàm
Bƣớc 7: Chọn OK
3.6.2. Các hàm toán học
 Hàm ABS
Dạng hàm:
=ABS(<biểu thức>)
Hàm trả về trị tuyệt đối của biểu thức truyền vào
Ví dụ:

 Hàm INT
Dạng hàm:
= INT(<biểu thức>)
Hàm trả về kết quả của phép chia lấy phần nguyên của biểu thức truyền vào (phần
thập phân bị cắt bỏ không làm tròn).
Ví dụ:

 Hàm MOD
169
Dạng hàm:
= MOD(<biểu thức 1>,<biểu thức 2>)
Hàm trả về phần dƣ của phép chia <biểu thức 1> cho <biểu thức 2>
Ví dụ:

 Hàm ROUND
Dạng hàm:
= ROUND(<biểu thức>,<vị trí làm tròn>)
Hàm trả về giá trị đƣợc làm tròn của <biểu thức> tại <vị trí làm tròn>.
Ví dụ:

3.6.3. Các hàm thống kê


 Hàm tính tổng
Dạng hàm:
= Sum(<số thứ 1>,<số thứ 2>,...)
Trong đó: <số thứ 1>,<số thứ 2>,... là các giá trị số cần tính tổng, hoặc là địa chỉ ô,
địa chỉ miền.
Ví dụ:

Lưu ý: Tính tổng nhanh bằng cách: Đặt con trỏ vào ô cần tính tổng, sau đó nháy đúp chuột
vào biểu tƣợng Auto Sum () trên thanh công cụ.
 Hàm tính giá trị trung bình
Dạng hàm:
= Average (<số thứ 1>,<số thứ 2>,...).
Trong đó: <số thứ 1>,<số thứ 2>,… là các giá trị số cần tính, hoặc là địa chỉ ô, địa
chỉ miền.
Ví dụ:

170
Lưu ý: Tính giá trị trung bình nhanh bằng cách:
Đặt con trỏ vào ô cần tính, sau đó nháy chuột vào nút mũi tên của biểu tƣợng Auto
Sum () trên thanh công cụ, sau đó chọn tên hàm Average và nhập vào các giá trị hoặc là
địa chỉ của ô hay miền cần tính.
 Hàm tìm giá trị lớn nhất
Dạng hàm:
= Max(<số thứ 1>,<số thứ 2>,...)
Trong đó: <số thứ 1>,<số thứ 2>,... là các giá trị số cần tìm, hoặc là địa chỉ ô, địa chỉ
miền.
Ví dụ:

Lưu ý: Tìm giá trị lớn nhất nhanh bằng cách:


Đặt con trỏ vào ô cần tìm, sau đó nháy chuột vào nút mũi tên của biểu tƣợng Auto
Sum () trên thanh công cụ, sau đó chọn tên hàm Max và nhập vào các giá trị cần tìm hoặc
là địa chỉ ô, địa chỉ miền.
 Hàm tìm giá trị nhỏ nhất
Dạng hàm:
= Min(<số thứ 1>,<số thứ 2>,...)
Trong đó: <số thứ 1>,<số thứ 2>,... là các giá trị số cần tính, hoặc là địa chỉ ô hay
miền.
Ví dụ:

Lưu ý: Tìm giá trị nhỏ nhất nhanh bằng cách:


Đặt con trỏ vào ô cần tính, sau đó nháy chuột vào nút mũi tên của biểu tƣợng Auto
Sum () trên thanh công cụ, sau đó chọn tên hàm Min và nhập vào các giá trị cần tìm hoặc
là địa chỉ ô hay miền.
 Hàm đếm
Dạng 1:
= Count(<miền đếm>)
Trong đó: <miền đếm> là phạm vi khối ô cần đếm.
Dùng để đếm số ô chứa trị số trong phạm vi đƣợc chỉ ra và mỗi ô đếm đƣợc tính là 1.
Dạng 2:

171
= Counta(<miền đếm >)
Dùng để đếm số ô chứa giá trị trong phạm vi đƣợc chỉ ra và mỗi ô đếm đƣợc tính là
1.

Ví dụ 1 Ví dụ 2
 Hàm SUMIF
Hàm trả về một giá trị là tổng của một dãy ô trong hàm thoả mãn điều kiện.
Dạng hàm:
= SUMIF(<miền điều kiện>,<điều kiện>,<miền tính tổng>)
Trong đó:
Ví dụ:

 Hàm COUNTIF
Dùng để đếm số ô trong <miền đếm> thỏa mãn <điều kiện>.
Dạng hàm:
= COUNTIF(<miền đếm>,<điều kiện>)
Ví dụ:

172
 Hàm xếp thứ hạng RANK
Hàm này trả về thứ hạng của một số trong dãy ô cho trƣớc.
Dạng hàm :
= RANK(<giá trị xếp>,<bảng giá trị>,<tiêu chuẩn xếp>)
Trong đó:
<giá trị xếp> là giá trị cần xếp thứ hạng.
<bảng giá trị> là một mảng, địa chỉ ô hay dãy ô có chứa giá trị muốn xếp thứ
hạng.
<tiêu chuẩn xếp>: Đối này có giá trị số 0 hoặc 1, quy định cách xếp thứ hạng.
Nếu là 1: Excel sẽ sắp xếp thứ hạng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Nếu là 0: Excel sẽ sắp xếp thứ hạng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
Ví dụ:

Khi thứ tự xếp thứ bằng 1 Khi thứ tự xếp thứ bằng 0
3.6.4. Các hàm logic
 Khái niệm về điều kiện
Điều kiện là một biểu thức logic. Biểu thức logic là biểu thức chỉ nhận một trong hai
giá trị đúng (True) hoặc sai (False).
Nếu điều kiện nhận giá trị kiểu văn bản hoặc kiểu ngày, thì điều kiện đó phải đƣợc
đặt trong ngoặc kép, ngƣợc lại nếu nhận kiểu số thì điều kiện đó không cần đặt trong ngoặc
kép.
Trong khi tính toán, điều kiện có thể là biểu thức đại số hoặc là địa chỉ ô cần tính hay
là một hàm nào đó tuỳ theo yêu cầu của bài toán phải nhập vào điều kiện cho phù hợp với
hàm đang tính.
 Hàm OR
Là hàm logic, chỉ sai khi tất cả các điều kiện đều sai, và đúng trong các trƣờng hợp
còn lại.
Dạng hàm:
= OR(<biểu thức logic1>,<biểu thức logic2>,...)
Trong đó: <biểu thức logic1>, <biểu thức logic2>,... là các điều kiện cần tính.
Ví dụ:

173
 Hàm AND
Là hàm logic, chỉ đúng khi tất cả các điều kiện đều đúng, và sai trong trƣờng hợp còn
lại.
Dạng hàm:
= AND (<biểu thức logic1>,<biểu thức logic2>,...)
Trong đó: <biểu thức logic1>, <biểu thức logic2>,... là các điều kiện cần tính.
Ví dụ:

 Hàm NOT
Là hàm logic, nếu điều kiện đúng thì hàm NOT sẽ cho giá trị là sai, và ngƣợc lại.
Dạng hàm:
= NOT(<biểu thức logic>)
Trong đó: <biểu thức logic> là những giá trị, điều kiện đặt ra.
Ví dụ1:

Ví dụ 2:

 Hàm TRUE
Dạng hàm:
=TRUE()
174
Là hàm logic, trả về giá trị đúng.
 Hàm FALSE
Dạng hàm:
=FALSE()
Là hàm logic, trả về giá trị sai.
 Hàm IF
Dạng hàm:
= IF(<biểu thức logic>,<giá trị đúng>,<giá trị sai>)
Trong đó:
<biểu thức logic>: Là điều kiện cần tính
<giá trị đúng>: Là giá trị nhận đƣợc khi điều kiện đúng
<giá trị sai>: Là giá trị nhận đƣợc khi điều kiện sai.
Ví dụ:

Lưu ý:
Trong khi tính toán nếu có hơn hai điều kiện trở lên thì phải dùng hàm if lồng nhau.
Ví dụ:

3.6.5. Các hàm chuỗi ký tự


 Hàm LEFT
Dạng hàm:
= LEFT(“chuỗi ký tự”,n)
Hàm trả về n ký tự bên trái của chuỗi.
Ví dụ:
175
 Hàm RIGHT
Dạng hàm:
= RIGHT(“chuỗi ký tự”,n)
Hàm trả về n ký tự bên phải của chuỗi.
Ví dụ:

 Hàm MID
Dạng hàm:
= MID(“chuỗi ký tự”,m,n)
Hàm trả về n ký tự tính từ vị trí m của chuỗi.
Ví dụ:

 Hàm LEN
Dạng hàm: =LEN(“chuỗi ký tự”)
Hàm trả về số ký tự có trong “chuỗi ký tự”.
Ví dụ:

 Hàm VALUEchuyển chuỗi ký tự dạng số thành dữ liệu kiểu số


Dạng hàm : =VALUE(“chuỗi ký tự số”)
Hàm chuyển chuỗi ký tự dạng số thành dữ liệu kiểu số.
Ví dụ:

3.6.6. Các hàm ngày tháng


 Hàm NOW
Dạng hàm:
176
=Now()
Hàm trả về giá trị ngày và giờ hiện tại của hệ thống
Ví dụ:

 Hàm TODAY
Dạng hàm:
=Today()
Hàm trả về giá trị ngày hiện tại của hệ thống
Ví dụ:

 Hàm DAY
Dạng hàm:
=Day(<tham số kiểu ngày>)
Hàm trả về giá trị ngày trong tháng dựa trên các tham số truyền vào
Ví dụ:

 Hàm MONTH
Dạng hàm:
=Month(<tham số kiểu ngày>)
Hàm trả về giá trị tháng trong năm dựa trên các tham số truyền vào
Ví dụ:

 Hàm YEAR
Dạng hàm:
=Year(<tham số kiểu ngày>)
Hàm trả về giá trị năm (dạng 4 chữ số) dựa trên các tham số truyền vào.
Ví dụ:

177
Hàm YEAR thƣờng dùng để tính tuổi khi biết năm sinh.
Ví dụ:

 Hàm DATE
Dạng hàm:
=Date(<năm>,<tháng>,<ngày>)
Hàm trả về giá trị kiểu ngày dựa trên các tham số truyền vào
Ví dụ:

 Hàm TIME
Dạng hàm:
=Time(<giờ>,<phút>,<giây>)
Hàm trả về giá trị kiểu giờ dựa trên các tham số truyền vào
Ví dụ:

 Hàm HOUR
Dạng hàm:
=Hour(<tham số kiểu giờ>)
Hàm trả về giá trị giờ dựa trên các tham số truyền vào.
Ví dụ:

 Hàm MINUTE
Dạng hàm:
=Minute(<tham số kiểu giờ>)
Hàm trả về giá trị phút dựa trên các tham số truyền vào.
Ví dụ:

178
 Hàm SECOND
Dạng hàm:
=Second(<tham số kiểu giờ>)
Hàm trả về giá trị giây dựa trên các tham số truyền vào.
Ví dụ:

3.6.7. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu


 Cách tạo vùng tham chiếu
Để sử dụng hàm tìm kiếm theo cột hay theo hàng, trƣớc tiên phải tạo vùng tham
chiếu bằng cách:
Sao chép tiêu đề cột/hàng cần tìm kiếm và tiêu đề chứa các giá trị cần truy tìm xuống
vị trí mới, thƣờng đặt ở phía dƣới bảng tính, sau đó nhập vào (hoặc sao chép) các giá trị cần
tìm kiếm hoặc tham chiếu.
 Hàm tìm kiếm và tham chiếu theo cột
Dạng hàm:
=Vlookup(<trị tra cứu>,<bảng tra cứu>,<cột lấy dữ liệu>,[0]/[1])
Trong đó:
<trị tra cứu>: là giá trị sẽ đƣợc tìm kiếm trên cột đầu tiên của <bảng tra cứu>.
<bảng tra cứu>: là nơi chứa giá trị cần tìm viết thành cột (dùng địa chỉ tuyệt đối).
<cột lấy dữ liệu>: là thứ tự cột (trong vùng tham chiếu) sẽ lấy giá trị trả về nếu tìm
thấy.
[0]/[1]: là cách truy tìm, trong đó:
- Nhận giá trị 0 khi cột đầu tiên trong vùng tham chiếu không đƣợc sắp xếp.
- Nhận giá trị 1 khi cột đầu tiên trong vùng tham chiếu đƣợc sắp xếp.
Lưu ý:
Cột đầu tiên trong vùng tham chiếu phải là cột chứa giá trị cần tìm.
Ví dụ: Một công ty có 5 loại xe: a, b, c, d, e cho thuê với giá mỗi ngày tƣơng ứng là: 100,
200, 300, 400, 500. Hãy dùng hàm điền vào cột Giá ngày ở Bảng chi tiết thuê xe.
Cách làm nhƣ sau:
- Trƣớc hết, tạo vùng tham chiếu bằng cách lập bảng phụ về giá thuê của mỗi loại xe.
- Tiếp theo dùng hàm VLOOKUP để tìm kiếm trong vùng tham chiếu. Cụ thể, tại ô
C3 gõ công thức:
=VLOOKUP(A3,$B$12:$C$16,2,1)

179
 Hàm tìm kiếm và tham chiếu theo hàng
Dạng hàm:
=Hlookup(<trị tra cứu>,<bảng tra cứu>,<hàng lấy dữ liệu>,[0]/[1]))
Hàm này tƣơng tự hàm VLOOKUP nhƣng tham chiếu theo hàng.
<trị tra cứu>: là giá trị sẽ đƣợc tìm kiếm trên hàng đầu tiên của <bảng tra cứu>.
<bảng tra cứu>: là nơi chứa giá trị cần tìm viết thành hàng (dùng địa chỉ tuyệt đối).
<hàng lấy dữ liệu>: là thứ tự hàng (trong vùng tham chiếu) sẽ lấy giá trị trả về nếu
tìm thấy.
[0]/[1]: là cách truy tìm, trong đó:
- Nhận giá trị 0 khi hàng đầu tiên trong vùng tham chiếu không đƣợc sắp xếp.
- Nhận giá trị 1 khi hàng đầu tiên trong vùng tham chiếu đƣợc sắp xếp.
Ví dụ: Làm lại ví dụ trên bằng cách dùng hàm HLOOKUP nhƣ sau:
Tại ô C3 gõ công thức:
=HLOOKUP(A3,$B$11:$F$12,2,1)

180
3.7. Cơ sở dữ liệu
3.7.1. Khái niệm
 Cơ sở dữ liệu (CSDL)
Vùng dữ liệu trong Excel thoả mãn điều kiện sau đƣợc coi là CSDL:
- Dòng đầu tiên trong vùng dữ liệu dùng để ghi tiêu đề của từng cột, các cột khác nhau
không đƣợc trùng tên.
- Trong vùng dữ liệu không có cột trống, mỗi cột đƣợc gọi là một trƣờng.
- Mỗi dòng (gọi là bản ghi) chứa các dữ liệu cần khai thác.
Trên một CSDL dạng bảng của EXCEL, có thể:
 Sắp xếp (Sort)
 Trích lọc (Filter)
 Xóa (Delete)
 Rút trích (Extract) những dòng dữ liệu thỏa mãn một tiêu chuẩn nào đó.
Để thực hiện các thao tác này, cần phải tạo ra các vùng sau:
 Vùng dữ liệu (Database): Là vùng CSDL gồm ít nhất hai dòng (Row): dòng đầu
chứa các tiêu đề cột (Field name), các dòng còn lại chứa dữ liệu gọi là mẩu tin (Record).
 Vùng tiêu chuẩn (Criteria): Là vùng chứa điều kiện để tìm kiếm, xóa, rút trích hay
trích lọc. Vùng này gồm ít nhất hai dòng: Dòng đầu chứa tiêu đề, các dòng còn lại chứa điều
kiện.
 Vùng rút trích (Extract): Là vùng trích dữ liệu chứa các mẩu tin của vùng dữ liệu
thỏa mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn. Vùng này cũng có dòng đầu tiên chứa các tiêu đề
cần rút trích, các dòng còn lại chứa dữ liệu đã rút trích đƣợc.
Ví dụ:

181
 Các dạng tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn số: Ô điều kiện có kiểu số
Ví dụ: Xây dựng vùng tiêu chuẩn để lọc ra danh sách những cán bộ có phụ cấp 500.000
đồng trong công ty.

- Tiêu chuẩn chuỗi: Ô điều kiện có kiểu dãy kí tự, có thể chứa các kí tự gộp:
*: Thể hiện cho nhóm kí tự
?: Thể hiện cho một kí tự bất kỳ
Ví dụ: Xây dựng vùng tiêu chuẩn để lọc ra danh sách cán bộ là nhân viên trong công
ty.

Ví dụ: Xây dựng vùng tiêu chuẩn để lọc ra danh sách cán bộ họ Nguyễn trong công
ty.

- Tiêu chuẩn so sánh: Ô điều kiện chứa phép so sánh (<, >, <=, >=, <>) kèm với giá trị
so sánh.
Ví dụ: Xây dựng vùng tiêu chuẩn để lọc ra danh sách cán bộ có phụ cấp dƣới
500.000đ trong công ty.

-Tiêu chuẩn công thức: ô điều kiện có kiểu công thức, cần lƣu ý hai điểm sau:
• Ô tiêu đề của vùng tiêu chuẩn phải khác với tất cả tiêu đề của vùng dữ liệu.
• Trong ô điều kiện, phải lấy địa chỉ của ô trong mẩu tin đầu tiên trong vùng dữ liệu để
so sánh. Giá trị trả về tùy thuộc vào điều kiện chọn (thƣờng là giá trị logic).

182
Ví dụ: Xây dựng vùng tiêu chuẩn để lọc ra danh sách nhân viên và bảo vệ trong công
ty.

- Tiêu chuẩn liên kết: Liên kết các tiêu chuẩn lại với nhau, khi đó những tiêu chuẩn
lọc trên cùng một dòng đƣợc hiểu là liên kết AND, khác dòng là liên kết OR.
Ví dụ: Xây dựng vùng tiêu chuẩn để lọc ra danh sách nam cán bộ có phụ cấp từ
300.000đ trở lên.

Ví dụ: Xây dựng vùng tiêu chuẩn để lọc ra danh sách nhân viên và bảo vệ trong công ty.

3.7.2. Sắp xếp dữ liệu


Để sắp xếp dữ liệu cho bảng tính, phải chọn khóa. Trong CSDL, trƣờng quy định
cách sắp xếp đƣợc gọi là khóa. Có thể định tối đa 3 khóa. Các bản ghi cùng giá trị ở khoá
thứ nhất đƣợc xếp thứ tự theo khoá thứ hai; cùng giá trị ở khoá thứ hai đƣợc xếp thứ tự theo
khoá thứ 3.
Các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
- Chọn bảng cần sắp xếp
- Trên thanh Ribbon chọn Data
- Trong nhóm Sort & Filter chọn Sort, xuất hiện hộp thoại sau:

183
+ Tại ô Sort by: Chọn cột chính (chứa khóa) cần sắp xếp
+ Tại ô Order chọn thứ tự sắp xếp:
- Smallest to Largest: Sắp xếp theo chiều tăng dần.
- Largest to Smallest: Sắp xếp theo chiều giảm dần
- Custom List: Sắp xếp theo thứ tự khác (không có trong danh sách Order)
+ Chọn Add Level sẽ xuất hiện thêm dòng Then By

+ Tại dòng Then by, chọn cột sắp xếp phụ, thứ tự sắp xếp tƣơng tự nhƣ trên
+ Để xóa dòng Then By, nháy chuột chọn nút Delelte Level
- Chọn OK.
3.7.3. Lọc dữ liệu
 Lọc tự động (Auto Filter)
Trong bảng tính Excel khi lọc sử dụng chức năng lọc tự động đó là Auto Filter. Khi
đó chỉ những bản ghi thoả mãn điều kiện mới đƣợc hiện ra còn ngƣợc lại chúng bị che dấu
đi.
Cách tiến hành lọc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Chọn vùng dữ liệu cần lọc
Bƣớc 2: Trên thanh Ribbon chọn Data, trong nhóm Sort & Filter chọn Filter, khi
đó ở đầu bảng tính xuất hiện mũi tên trỏ xuống. Ví dụ nhƣ bảng tính sau:

184
- Để lọc theo một điều kiện nào đó, nháy chuột vào mũi tên ở đầu cột cần lọc, sau đó
chọn điều kiện cần lọc.
Ví dụ: Để lọc ra tên hàng là “sữa bột”, nháy chuột vào mũi tên đầu cột tên hàng,
chọn điều kiện cần lọc là “sữa bột”. Khi đó có đƣợc danh sách tên hàng là “sữa bột” nhƣ
sau:

Lưu ý: Muốn lọc theo các điều kiện là Và (AND) hay Hoặc (OR), nháy chuột vào
mũi tên đầu cột cần lọc > Number Filter > chọn Custom Filter
Xuất hiện hộp thoại Custom AutoFilter
Chọn (And) hay (Or) và nhập vào các điều kiện tại các ô có mũi tên xuống dƣới để
tiến hành lọc. Khi đã lọc đƣợc các bản ghi, nếu cần lƣu giữ lại, phải Copy sang vùng khác.
- Muốn trở về bảng tính ban đầu, nháy chuột vào mũi tên cột đã lọc, sau đó chọn
Select All.
- Muốn bỏ mũi tên ở đầu các cột, chọn Data, chọn Filter.

185
 Lọc nâng cao (Advanced Filter)
Trong bảng tính Excel, nếu muốn lọc theo nhiều điều kiện khác nhau và khi lọc xong
sẽ xuất dữ liệu thoả mãn điều kiện ra một bảng tính riêng thì có thể chọn chức năng lọc là
Advanced Filter (lọc nâng cao).
Các bƣớc thực hiện nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tạo vùng tiêu chuẩn cần lọc xuống một vị trí mới (thƣờng để phía dƣới
bảng tính).
Ví dụ có các vùng điều kiện lọc sau:
* Điều kiện đơn.
Khu vực
A

* Điều kiện Và (AND).


Tên hàng Số lƣợng
Sữa bột <=200

* Điều kiện Hoặc (OR).


Chức vụ Phụ cấp CV
Nhân viên
>0
Bƣớc 2:
- Đặt con trỏ bất kỳ vị trí nào trong bảng tính.
- Trên thanh Ribbon chọn Data, trong nhóm Sort & Filter chọn Advanced Filter,
xuất hiện hộp thoại sau:

+ Tại ô List range: Nhập vào địa chỉ vùng CSDL bảng tính (thƣờng dùng chuột chọn
cả bảng tính)
+ Tại ô Criteria range: Nhập vào địa chỉ của vùng điều kiện
186
+ Chọn vào ô Copy to another location để lọc dữ liệu thỏa mãn điều kiện ra vùng
Copy to
+ Tại ô Copy to: Nhập vào địa chỉ nơi xuất dữ liệu đã đƣợc lọc xuống vị trí mới
(thƣờng chọn một ô phía dƣới bảng tính).
- Chọn OK.
3.8. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Phân biệt trang tính (Sheet – Bảng tính) và một sổ tính (Book)?
A. Sổ tính là thuật ngữ đƣợc sử dụng khi bạn dùng nhiều hơn một trang tính trong một
file
B. Sổ tính có thể đƣợc chia sẻ tự động bởi những ngƣời khác
C. Sổ tính là toàn bộ tập tin có chứa các trang tính
D. Trang tính có thể đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình bảng tính khác
Câu 2: Cách khởi động nào đúng đối với Microsoft Excel 2010?
a. Start/ Programs/ Microsoft Excel 2010
b. Start/ Microsoft Office/ Microsoft Excel 2010
c. Start/ All Programs/Microsoft Office 2010/ Microsoft Excel 2010
d. Start/ All Programs/ Microsoft Excel 2010
Câu 3: Một ô là:
A. Một trƣờng bên dƣới Ribbon để hiển thị tham chiếu
B. Các hộp màu xám nằm ở vị trí trên hoặc bên trái trang tính để chỉ ra các cột và các
dòng
C. Giao của một cột và một dòng
D. A hoặc C
Câu 4: Làm cách nào để có thể điều chỉnh đƣợc độ rộng của một cột?
A. Trên thẻ Home, trong nhóm Cells, nhấp chuột vào Format, chọn Column Width
B. Trên thẻ Home, trong nhóm Cells, nhấp chuột vào Format, chọn Row Height
C. Nhấp chuột và kéo đƣờng kẻ ở bên phải tiêu đề cột
D. A hoặc C
Câu 5: Địa chỉ tuyệt đối trong Excel:
A. Có thể cố định chỉ một thành phần của địa chỉ thành tuyệt đối, nửa còn lại vẫn cho
phép biến đổi tuỳ theo vị trí mới
B. Không cho phép thay đổi dù là di chuyển, sao chép đến vị trí khác
C. Đƣợc thay đổi phù hợp mỗi khi sao chép, di chuyển công thức đến vị trí mới.
D. Cả 3 phƣơng án đều sai
Câu 6: Tại sao nên đổi tên bảng tính?
a. Để cho phù hợp với tên của sổ tính
b. Để trợ giúp cho việc xác định các nội dung
c. Để có thêm một màu sắc cho bảng tính tiếp sau nó
d. Để giúp xác định bảng tính này nhƣ một sổ tính 2010
Câu 7: Tùy chọn nào dùng để thiết lập mặc định cách ngày tháng đƣợc hiển thị trong
Excel?
A. Định dạng ngày mặc định trong Format Cells
B. Mục Advanced trong Excel Options
187
C. Cài đặt mặc định thông qua việc cài đặt Office
D. Region and Language trong Control Panel
Câu 8: Phím Home có tác dụng:
A. Về ô A1 B. Về đầu dòng C. Về cuối dòng
Câu 9: Hàm DAY("10-DEC-96") trong Excel cho giá trị:
A. DEC B. 10 C. 12 D. 96
Câu 10: Hàm: If(and(3=2,1=1),"true") cho kết quả:
A. Báo lỗi B. 0
C. True D. False
Câu 11: Hàm Not(3=2) trả về kết quả:
A. True B. Cả True và False C. False

Câu 12: Tổ hợp phím tắt Ctrl + ";" trong Excel có nghĩa:
A. Cho biết giờ hệ thống B. Cho biết ngày hệ thống
C. Cả 2 đáp án đều sai
Câu 13: Muốn mở hộp thoại Find and Replace và lựa chọn Replace chỉ bằng cách sử dụng
bàn phím?
A. Ctrl + F B. Ctrl + H
C. Ctrl + K D. Ctrl + B
Câu 14: Để mở danh sách Font chữ ta sử dụng phím tắt:
A. Ctrl+F B. Ctrl+Shift+E C. Ctrl+Shift+F D. Shift+E
Câu 15: Nếu muốn đƣa ra một xu hƣớng liên tục, kiểu biểu đồ nào sẽ đƣợc tạo ra?
A. Cloumn (Cột) C. Line (Đƣờng)
B. Bar D. Pie (Hình bánh)
Câu 16: Tại sao bạn muốn xem trang tính trƣớc khi nó đƣợc in ra?
A. Để quan sát nó xuất hiện nhƣ thế nào trƣớc khi đƣợc in
B. Để tránh lãng phí giấy nếu cần phải thay đổi
C. Đê xác định khi nào thì cần có những thay đổi về bố cục báo cáo
D. Bất kỳ các đáp án nào ở trên.
Câu 17: Tại sao phải tích vào ô “My data has headers” trong hộp thoại sắp xếp?
a. Để xác định số thứ tự của các hàng nơi mà các tiêu đề cột đƣợc nhập
b. Để chèn một ngắt trang trƣớc các tiêu đề cột
c. Để loại bỏ các dòng tiêu đề khỏi danh sách đƣợc sắp xếp sau đó
d. Để giúp cho Excel hiểu rằng dữ liệu có tiêu đề cột và dựa vào đó để xác định dữ liệu.

Câu 18: Lệnh nào sẽ lọc ra danh sách bán hàng mà có số tiền bán là $ 40,000 hoặc nhiều
hơn?
a. Equals
b. Greater Than
c. Greater Than or Equal To
d. Less Than

188
189
Chƣơng 4. SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU
Mục tiêu
Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ có khả năng:
- Hiểu đƣợc khái niệm thuyết trình, trình chiếu;
- Biết đƣợc một số phần mềm trình chiếu;
- Thực hiện đƣợc các thao tác chèn các đối tƣợng vào trang trình chiếu;
- Sử dụng chƣơng trình PowerPoint để xây dựng nội dung một bài thuyết trình
hoàn chỉnh;
- Thực hiện đƣợc các thao tác về chuẩn bị, trình chiếu và in bài thuyết trình.

4.1. Khái niệm thuyết trình


Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuyết trình, sau đây là một số khái niệm đƣợc
nhiều ngƣời chia sẻ:
Theo Wikipedia, thuyết trình là trình bày một cách có hệ thống và sáng rõ một vấn đề
trƣớc đông ngƣời.
Theo Byrne (1989), thuyết trình là hoạt động do giáo viên tổ chức nhằm yêu cầu học
sinh thể hiện khả năng giao tiếp tốt nhất.
Thuyết trình là trình bày bằng lời nói trƣớc nhiều ngƣời về một vấn đề nào đó nhằm
cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hƣởng đến ngƣời nghe (Kỹ năng thuyết trình
– Chủ biên PGS.TS Dƣơng Thị Liễu).
Thuyết trình là trình bày một vấn đề một cách bài bản, hệ thống trƣớc một nhóm hay
nhiều ngƣời để nhằm cung cấp thông tin, tri thức cần thiết cho đối tƣợng nghe.
Ví dụ: Giáo viên thuyết trình trƣớc lớp để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Một ngƣời có hiểu biết sâu rộng và có khả năng diễn đạt tốt bằng lời nói thì có thể giáo
dục, thuyết phục và động viên ngƣời khác hoạt động theo mong muốn của họ. Khả năng
thuyết trình tốt sẽ mang lại cho nhà điều hành, kinh doanh hay nhà khoa học thành công.
Bởi lẽ tạo ra một sản phẩm hay công trình khoa học thì việc trình bày chúng tại các hội
nghị, hội thảo là rất cần thiết.
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng và lợi hại, một thế
mạnh cạnh tranh của con ngƣời trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào.
Đối với sinh viên, thuyết trình là một hoạt động không thể thiếu bởi sinh viên thƣờng
xuyên đƣợc yêu cầu tra cứu tài liệu và trình bày trƣớc lớp. Có đƣợc những bài thuyết trình
thành công trƣớc lớp hay trƣớc đám đông sẽ góp phần giúp sinh viên thành công trong học
tập ở trƣờng. Kỹ năng này cũng rất cần thiết cho sinh viên khi trình bày các công trình
nghiên cứu, khóa luận, báo cáo khoa học… trong và ngoài trƣờng. Sau khi tốt nghiệp, kỹ
năng thuyết trình sẽ giúp sinh viên tự tin, thành công hơn ở nơi làm việc.
Thuyết trình là trình bày trƣớc ngƣời khác về một vấn đề, chủ đề nào đó một cách có hệ
thống. Ví dụ: Sinh viên trình bày khóa luận tốt nghiệp trƣớc hội đồng, nhân viên kinh doanh
thuyết trình về sản phẩm, giám đốc trình bày về chiến lƣợc kinh doanh trƣớc toàn thể công
ty.
Bài thuyết trình của diễn giả luôn diễn ra trong một tình huống cụ thể, cho một đối
tƣợng cụ thể và nhằm một mục đích cụ thể. Để có một bài thuyết trình thành công cần có sự
chuẩn bị kĩ càng cũng nhƣ nỗ lực trong cả buổi thuyết trình.
Để hỗ trợ cho bài thuyết trình đƣợc tốt thông thƣờng ngƣời ta sẽ sử dụng kết hợp với
trình chiếu để tăng sức thuyết phục.

190
4.2. Giới thiệu một số phần mềm trình chiếu
Với tiến độ hiện nay, việc áp dụng các hình thức trình bày khi thuyết trình trong giáo
dục, công nghiệp, hay bất cứ một sự kiện nào đã là một điều không thể thiếu để truyền tải ý
tƣởng của mình tới ngƣời nghe. Chính vì tầm quan trọng của những phần trình bày nhƣ thế
này, nó sẽ giúp ngƣời thuyết trình nổi bật lên trong mắt ngƣời khác cùng lớp, đồng nghiệp
hay khán giả trong chƣơng trình. Giờ đây, việc trình bày một cách hiệu quả và bắt mắt đang
là nhu cầu đáng quan tâm khi nhắc tới công việc trình bày một chủ đề nào đó.
Microsoft PowerPoint là phần mềm hỗ trợ ngƣời dùng tạo các trang trình chiếu bài
thuyết trình. Ngƣời dùng có thể tạo các bài thuyết trình hữu dụng và chuyên nghiệp với bất
kỳ chủ đề nào mình muốn. Đây là chƣơng trình phổ biến nhất trong số các ứng dụng có
cùng tính năng, với hàng triệu ngƣời sử dụng trên khắp thế giới. Hiện nay, phần lớn các bài
thuyết trình trên thế giới đều đƣợc tạo bằng PowerPoint. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi không
chỉ trong trƣờng học, mà còn trong doanh nghiệp, quân đội, và thậm chí nhƣ là một phƣơng
tiện nghệ thuật.
Microsoft PowerPoint rất dễ học, sử dụng, cũng nhƣ thao tác thành thạo. Giao diện trực
quan và đơn giản giúp cho việc tạo bài trình chiếu dễ dàng. Chƣơng trình có rất nhiều tính
năng hữu ích. Các hiệu ứng có thể thêm vào bài thuyết trình gồm có hiệu ứng âm thanh,
biến dạng chữ, thay đổi phông chữ, hiệu ứng chuyển đổi, thêm hoạt ảnh,... Các bài thuyết
trình tạo bằng PowerPoint có thể đƣợc in ra, hiển thị trên nhiều thiết bị khác nhau, hay trình
chiếu cho đông ngƣời xem bằng máy chiếu.
Bên cạnh PowerPoint đã bắt đầu xuất hiện rất nhiều phần mềm khác có thể đảm nhiệm
công việc này. Với khả năng quản lý hình ảnh, âm thanh cũng nhƣ phim và ảnh động, sau
đây là một số phần mềm trình chiếu giúp thuyết trình với ngƣời nghe bất kể là trong một bài
giảng, một cuộc họp hay là một buổi trình bày ý tƣởng.
Impress là phần mềm trình chiếu nằm trong bộ ứng dụng miễn phí OpenOffice.org, nó
cũng có các tính năng tƣơng tự PowerPoint trong bộ Microsoft Office. Impress cung cấp
cho ngƣời dùng các slide và layout, hình động, hiệu ứng chuyển,… đẹp và mạnh mẽ. Nó
hoàn toàn có thể thay thế PowerPoint. Bên cạnh đó với giao diện đƣợc Việt hóa dễ dàng sử
dụng cho nhiều đối tƣợng ngƣời dùng.
Mới xuất hiện gần đây, nhƣng Prezi nhanh chóng chiếm vị trí cao trong danh sách
những công cụ trình bày. Khác với công cụ truyền thống, Prezi là một công cụ trình bày với
phong cách mới lạ là phóng to các slide. Thiết kế và trình bày ý tƣớng của mình trên một
bức hình lớn và có khả năng zoom vào từng điểm nhỏ để trình bày slide. Và hơn thế nữa, có
thể sắp xếp các slide của mình trên phông ảnh đó theo sự dẫn truyện của riêng mình và sự
chuyển đổi giữa các slide cũng sẽ sống động hơn. Prezi hiện đang hỗ trợ cho Cloud, desktop
và iOS. Prezi hoàn toàn miễn phí với điều kiện các slide show phải đƣợc công khai và giới
hạn 100MB trên cloud của Prezi. Đặc biệt Prezi tích hợp nhiều chức năng, hiệu ứng hỗ trợ,
thƣ viện các template độc đáo để có thể trình bày ý tƣởng của mình. Tạo các trình chiếu 3D
trực tuyến hoặc offline, chèn thêm các hình ảnh hoặc Video, lƣu trữ trên đám mây để nhiều
ngƣời cùng chỉnh sửa.
Google Docs Presentation là phần mềm tạo, chỉnh sửa... các bản trình chiếu miễn phí.
Chỉ cần tạo một tài khoản đăng nhập là có thể sử dụng ứng dụng, giống nhƣ Prezi có thể
chỉnh sửa và tạo các trình chiếu ở bất cứ đâu, chỉ cần có kết nối Internet.
SlideRocket là một trong những ứng dụng trình chiếu trên Web, ứng dụng trực tuyến,
SlideRocket cung cấp cho ngƣời dùng các hình động và hiệu ứng di chuyển đẹp mắt. Có thể
tạo và thêm mới các slide trình chiếu một cách nhanh mọi lúc và mọi nơi và không cần phải
cài đặt vào máy tính. Nó là một ứng cử viên thay thế PowerPoint.

191
Flair là một ứng dụng giúp ngƣời dùng trình chiếu các Slide đƣợc thiết kế, xây dựng và
cung cấp bởi Wildform. Ngoài ra Flair hỗ trợ ghi video, audio và template trực tuyến giúp
tạo các Slide đẹp mắt.
4.3. Một số thao tác cơ bản với bài trình chiếu
PowerPoint là một công cụ trình chiếu đồ họa trực quan cho phép tạo ra các bài trình
chiếu theo nhiều cách khác nhau. PowerPoint giúp ngƣời sử dụng định hƣớng nội dung trình
bày cho các buổi báo cáo, họp nhóm, trao đổi thƣơng mại, giới thiệu thông tin sản phẩm hay
các buổi diễn giả.
Từ mục này chúng tôi sẽ minh họa các thao tác cơ bản với bài, trang trình chiếu cũng
nhƣ thiết kế bài trình chiếu, thiết lập hiệu ứng và chuẩn bị trình chiếu bằng phần mềm
PowerPoint 2010.
4.3.1. Giới thiệu chung
Microsoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một chƣơng trình ứng dụng trong bộ
phần mềm Microsoft Office dựng để tạo ra một loạt các công cụ trình chiếu có minh họa
trên màn hình. Đây là một trong những phần mềm ứng dụng của gói ứng dụng văn phòng
Microsoft Office rất mạnh trong lĩnh vực trình chiếu thông tin. Khi muốn trình bày một vấn
đề nào đó trƣớc đám đông, khi muốn trình bày báo cáo công việc của mình trƣớc đồng
nghiệp, khi muốn trình bày những ý tƣởng, những công trình nghiên cứu của mình trong
diễn đàn, những cuộc hội thảo,… và trong nhiều hoàn cảnh khác nữa, khi những sinh viên
muốn trình bày nội dung bài tập lớn, khóa luận tốt nghiệp trƣớc hội đồng bảo vệ,…
PowerPoint sẽ giúp làm những công việc đó một cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả.
Làm việc trên PowerPoint là làm việc trên các tệp trình chiếu (có phần mở rộng là
.pptx). Cấu trúc của PowerPoint gồm 3 phần chính: Phần ứng dụng (PowerPoint
Application), phần khuôn mẫu (Templates), và phần nội dung.
PowerPoint đã trải qua nhiều phiên bản dành cho hệ điều hành Windows nhƣ:
PowerPoint 2.0, 3.0, 4.0, 2000, 2002, 2003, 2007, 2010, 2013 và hiện vẫn tiếp tục đƣợc cập
nhật thƣờng xuyên. Tuy nhiên phiên bản Powerpoint 2010 vẫn đƣợc sử dụng phổ biến ở hầu
hết các tổ chức, cơ quan, trƣờng học,… ở Việt Nam bởi những tính năng dễ học, dễ dùng,
không đòi hỏi cấu hình máy tính quá cao. Vì vậy ở phần tài liệu này, chúng tôi giới thiệu về
PowerPoint 2010.
Một số thuật ngữ thƣờng gặp
Presentation: Một file PowerPoint.
Slide: Một bản (trang) trình chiếu.
Blank Presentation: Một bài trình chiếu trắng không chứa định dạng.
Blank Slide: Slide trắng.
Slide Show: Lệnh trình chiếu.
Layout: Cách bố trí các văn bản, hình ảnh, âm thanh và các thành phần khác trên slide.
Design Template: Các mẫu thiết kế sẵn của chƣơng trình PowerPoint.
Animation: Tạo hiệu ứng.
Slide Transition: Cách thức chuyển từ slide này sang slide khác.
Master slide: Là slide chính mà khi thay đổi các định dạng thông tin trên slide này thì
toàn bộ định dạng thông tin tƣơng ứng trên tệp trình chiếu đang mở cũng thay đổi theo nó.
4.3.2. Khởi động PowerPoint
Có nhiều cách có thể khởi động phần mềm PowerPoint, thông thƣờng nên chọn hai
cách sau:
Cách 1: Vào menu Start/All Programs/Micrsoft Office/Microsoft PowerPoint 2010.

192
Cách 2: Nháy đúp vào biểu tƣợng Microsoft PowerPoint 2010 trên màn hình Desktop.

Xuất hiện màn hình của PowerPoint nhƣ sau:

Menu bar
File tab
Ribbon

Slide
pane

Slide tab Notes pane Status bar

Hình 4.1. Giao diện màn hình chính

- File tab: Cho phép thực hiện các thao tác trong việc quản lý dữ liệu và tập tin nhƣ: tạo mới
(New) , lƣu (Save/Save As), in ấn(Print) và điều chỉnh các tùy chọn (Options).
- Slide tab: Cho phép xem các slide đƣợc tạo ở dạng thu nhỏ, thứ tự các slide này cũng
chính là thứ tự hiển thị.
- Status bar: Chứa các tùy chọn cho phép xem slide ở các chế độ khác nhau nhƣ: normal,
slide sorter, reading view, slide show và các chế độ phóng to thu nhỏ slide.
- Notes pane: Cho phép ngƣời trình chiếu thêm các chú thích cho slide.
- Slide pane: Đây là vùng chính để nhập nội dung hiển thị để trình chiếu.
- Menu bar, Ribbon: Mỗi tab trong menu bar cho phép mở ra nhóm các công việc con
tƣơng ứng ở từng Ribbon.
Bảng 4.1. Giới thiệu các tab menu bar (Ribbon)
The Ribbon Chức năng

FILE Thực hiện các chức năng nhƣ mở, lƣu và in ấn tài liệu

HOME Thay đổi Font, Paragraph, Heading styles và các tùy chọn

Chèn số trang(pages number), bảng(table), các minh họa, liên kết (link),
INSERT
header & footer, text và symbols

193
Thay đổi page layout, chọn slide themes, colors, fonts và effects, cũng
DESIGN
nhƣ background styles và graphics

TRANSITIONS Thiết lập hiệu ứng di chuyển giữa các slide

ANIMATIONS Thiết lập các hiệu ứng cho từng đối tƣợng trên các slide

Xem trƣớc các chế độ view, ghi nhận thời gian trình chiếu (rehearse
SLIDE SHOW
timing), thay đổi thiết lập hiển thị màn hình

Cho phép thực hiện các lệnh liên quan đến bảo mật và so sánh tài liệu,
REVIEW
thay đổi các track

Thay đổi màn hình hiển thị, ẩn và hiện các thumbnails, xem và lƣu các
VIEW
macro

4.3.3. Thoát khỏi PowerPoint


Cách 1: Nháy chuột vào nút Close ở góc trên cùng bên phải cửa sổ làm việc của
PowerPoint.
Cách 2: Từ menu File, chọn Exit
Cách 3: Ấn tổ hợp phím Alt+F4
Lưu ý: Nếu chƣa ghi tệp vào ổ đĩa thì xuất hiện một Message Box, chọn:
Save: Ghi tệp trƣớc khi thoát,
Don‟t Save: Thoát không ghi tệp,
Cancel: Huỷ lệnh thoát

Hình 4.2. Message Box


4.3.4. Cấu trúc chung của một bài trình chiếu
Khi xây dựng một bài trình chiếu gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần mở đầu cần đạt đƣợc mục đích: Thu hút sự chú ý của ngƣới nghe; Tóm lƣợc
các nội dung liên quan (đã đƣợc trình bày, đƣợc đa số ngƣới nghe biết rõ).
Phần nội dung: Vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc ...; Ý tƣởng và giải pháp;
Cung cấp bằng chứng; Lợi ích khi áp dụng giải pháp; Chƣơng trình hành động/các việc làm
cụ thể.
Phần kết luận: Tóm tắt các nội dung đã đƣợc trình bày và kết luận cuối cùng.
4.3.5. Các bước tạo bài trình chiếu
Để tạo đƣợc một bài trình chiếu thực hiện các bƣớc nhƣ sau:

194
- Tạo một tệp (file) trình chiếu mới: Định dạng Slide Master và layout; Thêm các
slide; Thêm các Text box, nhập nội dung và định dạng; Chèn các đối tƣợng: Hình
ảnh, phim, chữ nghệ thuật…, định dạng và căn chỉnh; Tạo các hiệu ứng cho các đối
tƣợng trong các Slide; Tạo các hiệu ứng khi chuyển Slide.
- Duyệt lại bài trình chiếu.
4.4. Các thao tác cơ bản với Slide trình chiếu
4.4.1. Tạo file trình diễn mới
4.4.1.1. Trình tự thực hiện
- Trên tab File, chọn New, cửa sổ New Presentation xuất hiện với tùy chọn Blank
Presentation đƣợc tô sáng. Chọn Create để tạo mới slide.
- Nếu muốn áp dụng các Themes của PowerPoint, nháy chuột Tab Design để hiển thị
Ribbon các Themes. Design Themes là các mẫu slide có định dạng sẵn với font chữ, màu
sắc, hiệu ứng,… Chọn Theme tùy thích để áp dụng cho slide.

Hình 4.3. Tab DESIGN


4.4.1.2. Thay đổi Slide Layout
Slide layout dùng để thiết lập cấu trúc hiển thị nội dung cho mỗi slide. Trình tự thực
hiện:
- Chọn slide muốn thay đổi cấu trúc
- Chọn Home trên thanh thực đơn
- Ở nhóm Slides, chọn Layout
- Từ dropdown list, chọn cấu trúc slide mong muốn.

Hình 4.4. Thiết lập cấu trúc Slide

195
4.4.2. Thêm mới hoặc xóa slide
4.4.2.1. Thêm slide
Để chèn thêm một Slide vào tệp trình chiếu đang mở, chọn một trong những cách sau:
Cách 1: Bấm tổ hợp phím Ctrl + M.
Cách 2: Nháy chuột vào biểu tƣợng New Slide trên thanh công cụ chuẩn.
Cách 3: Nháy chuột phải vào Slide trong danh sách các Slides bên trái màn hình, chọn
New Slide.
Cách 4: Từ menu Home trên Ribbon, nhóm Slides, chọn New Slide
Khi đó một slide với cấu trúc mặc định sẽ đƣợc thêm vào file trình diễn. Nếu muốn
chọn cấu trúc slide khác, chọn từ dropdown list của New Silde.
4.4.2.2. Tùy chọn khác khi thêm mới slide
- Duplicate Slide: Thêm slide có nội dung, cấu trúc và định dạng giống slide đang
chọn.
4.4.2.3. Thay đổi vị trí các Slide
- Vào menu View, Slide Sorter.
- Nháy chuột và kéo Slide muốn di chuyển đến vị trí mới, khi đó các Slide khác sẽ tự
động thay đổi lại số thứ tự.
4.4.2.4. Xóa slide
Để xóa một (hoặc nhiều) slide cần xóa trong danh sách các Slide bên trái màn hình, sau
đó chọn một trong những cách sau để xóa:
Cách 1: Bấm phím Delete.
Cách 2: Nháy chuột phải vào Slide, chọn Delete Slide.
Cách 3: Nháy chuột phải vào Slide, chọn Cut trên tab Home, nhóm Clipboard
4.4.2.5. Sao chép Slide
Để sao chép Slide sang vị trí khác, thực hiện nhƣ sau:
- Chọn Slide cần sao chép trong danh sách Slide bên trái màn hình.
- Nháy chuột phải, chọn Copy (hoặc bấm Ctrl+C).
- Đặt con trỏ đến vị trí cần sao chép tới.
- Nháy chuột phải, chọn Paste (hoặc bấm Ctrl+V).
4.4.2.6. Ẩn slide
Cho phép ẩn slide trong bài trình chiếu nhƣng không xóa đi: Nháy chuột phải trên slide
cần che giấu, chọn Hide slide.
4.4.3. Định dạng slide
4.4.3.1. Chọn và thay đổi Themes
- Menu Design, nhóm Themes, chọn Themes tùy ý
- Thay đổi màu nền, font chữ cho Themes bằng cách chọn từ dropdown list.
4.4.3.2. Định dạng nền
PowerPoint cho phép thay đổi nền (background) của slide theo các tùy chọn khác
nhau. Nền của slide có thể là một màu chọn từ bảng màu, hoặc một nền đƣợc phối nhiều
màu từ bảng màu, hoặc nền là một hình ảnh chọn từ ổ đĩa…
Trình tự thực hiện: Nháy chuột trái trên slide bất kỳ, chọn Format Background. Màn
hình xuất hiện với các tùy chọn:

196
- Solid fill: Đây là tùy chọn không có ảnh hƣởng nhiều đến nền của slide, tập trung
vào điều chỉnh độ trong suốt của hình ảnh(Transparency).
- Gradient fill: Thay đổi màu sắc hình nền từ sáng sang tối và ngƣợc lại.
- Picture or texture fill: Thay đổi nền slide là một hình ảnh.
- Pattern fill: Chọn mẫu màu sẵn có
- Hide backround graphics: Ẩn hình nền.
4.4.3.3. Thêm nội dung Footer
Nội dung Footer là nội dung sẽ xuất hiện ở cuối mỗi slide, thƣờng có nội dung giống
nhau cho tất cả slide. Những nội dung thƣờng chèn vào ở Footer:
- Ngày tháng năm (Date and time)
- Số thứ tự slide (Slide number)
- Nội dung tùy chọn (Custom text)
Trình tự thực hiện:
- Từ tab Insert, trong Text chọn Header & Footer
- Trong hộp thoại Header and Footer, mục Include on slide, chọn tùy chọn mong
muốn và hiệu chỉnh nếu cần thiết.
- Chọn Apply để thêm Footer cho slide hiện hành, hoặc chọn Apply to all để thêm
Footer cho tất cả slide.
4.4.3.4. Định dạng từ Slide Masters
Việc định dạng cho từng slide có thể làm mất nhiều thời gian để soạn một bài trình
chiếu. Slide Master cho phép thực hiện các công việc định dạng trên toàn bộ slide, trên các
cấu trúc của slide và sử dụng cho tất cả các slide con của bài trình chiếu.
Do đó, chỉ cần thay đổi một định dạng của slide master, định dạng của các slide con sẽ
thay đổi theo. Slide master không chứa nội dung, chỉ chứa các đối tƣợng để định dạng.
Công việc định dạng trên slide master thực hiện tƣơng tự nhƣ định dạng từng slide đơn.
Trình tự thực hiện:
- Tab View, trong Master Views chọn Slide Master
- Thực hiện việc định dạng nhƣ:
 Chọn theme, màu chữ, font chữ hoặc các ảnh hƣởng khác trên văn bản.
 Chọn background color, texture, và graphics
 Chọn lại vị trí thích hợp cho các ô giữ chỗ trên slide
 Chọn hiệu ứng (animations) cho các ô nội dung
 …

Hình 4.5. Menu Slide Master


197
- Sau khi thực hiện xong việc định dạng, chọn Normal để nhập nội dung cho từng
slide.
4.4.4. Soạn thảo nội dung Slide
4.4.4.1. Nhập dữ liệu
Các mẫu thiết kế đều có khung sẵn, vào khung và nhập dữ liệu (Tƣơng tự Word).
Với mỗi một mẫu thiết kế đều có một font chữ riêng, trong PowerPoint thƣờng sử dụng
bảng mã Unicode.
Sau khi khởi động PowerPoint, cửa sổ làm việc của PowerPoint xuất hiện, nháy chuột
vào từng Text Box và gõ thông tin vào.

Hình 4.6. Nhập dữ liệu


Lưu ý:
- Để soạn thảo nội dung các Slides bằng Tiếng Việt, cần phải khởi động phần mềm gõ
Tiếng Việt, chọn Font chữ và bảng mã hệt nhƣ sử dụng chúng trong phần mềm Microsoft
Word.
- Không nên soạn thảo quá nhiều nội dung trên một Slide mà chỉ nên tóm tắt những ý
cần trình bày bằng các Bullet.
- Có thể thêm các đối tƣợng văn bản khác bằng cách chọn biểu tƣợng Text Box từ
menu Insert trong Text của thanh Ribbon.
4.4.4.2. Định dạng văn bản
- Cách định dạng Font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và căn lề tƣơng tự nhƣ trong phần mềm
Microsoft Word.
- Thay đổi khoảng cách dòng, khoảng cách đoạn:
 Chọn văn bản.
 Từ tab Home, nhóm Paragraph, chọn mũi tên mở rộng, xuất hiện hộp thoại:

198
Hình 4.7. Hộp thoại Paragraph
 Thay đổi khoảng cách giữa đoạn đƣợc chọn với đoạn trƣớc (Before) và đoạn
sau (After) trong mục Spacing.
 Thay đổi khoảng cách giữa các dòng trong mục Lice Spacing.
 Nháy chuột chọn OK để xác nhận những thay đổi đó.
- Định dạng kiểu danh sách
 Chọn văn bản.
 Từ tab Home, nhóm Paragraph, chọn Bullets and Numbering, xuất hiện
hộp thoại Bullets and Numbering:

Hình 4.8. Hộp thoại Bullets and Numbering

 Chọn một kiểu Bullet thích hợp


 Bấm chọn OK.
Lưu ý: Nháy chuột chọn None để bỏ Bullet and Numbering.

199
4.4.5. Chọn mẫu màu nền cho slide
Để chọn mẫu màu nền cho slide vào tab Design, nhóm Themes và chọn mẫu màu
nền cho các Slide.
Để thay đổi mẫu màu nền cho Slide, thực hiện nhƣ sau:
- Chọn Slide cần thay đổi nền.
- Từ tab Design, nhóm Themes, chọn Colors
- Chọn màu thích hợp hoặc Create New Theme Colors để có nhiều sự lựa
chọn. Nháy chuột phải, chọn Apply to All Slides: Áp dụng cho tất cả Slide;
Apply to Selected Slides: Chỉ áp dụng cho Slide đƣợc chọn.
4.4.6. Bổ sung màu nền cho Slide
Để bổ sung màu nền cho Slide vào tab Design, nhóm Background, chọn
Background styles, nháy chuột vào phần mũi tên đổ xuống và chọn.
4.4.7. Các công cụ vẽ
Để vẽ một hình khối vào Slide, phải dùng công cụ vẽ Shapes tƣơng tự nhƣ trong
Word. Cách thực hiện:
 Tab Insert, nhóm Illustrations, chọn Shapes.
 Chọn đối tƣợng cần tạo. Đƣa chuột tới vị trí cần vẽ, nháy chuột và kéo thả chuột để
tạo, khi ƣng ý thả tay.
+ Fill color: Màu nền
+ Line color: Màu đƣờng viền
 Thay đổi kích thƣớc hình vẽ: Đƣa chuột tới các nút trên hình vẽ, khi trỏ chuột xuất
hiện mũi tên hai chiều, nháy và rê chuột đến kích thƣớc mong muốn rồi thả tay ra.
Thay đổi thứ tự đối tƣợng: Chọn đối tƣợng thay đổi thứ tự, tab Format, nhóm Arrange:
 Bring to Front: Chuyển lên trên cùng
 Bring Forward: Chuyển lên một đối tƣợng
 Send Backward: Chuyển xuống một đối tƣợng
 Send to Back: Chuyển xuống dƣới cùng
Nhóm đối tƣợng:
 Chọn các đối tƣợng bằng cách giữ phím Shift (Ctrl) và nháy chuột vào các đối tƣợng.
 Nháy phải chuột/ Group
+ Group: Nhóm
+ Ungroup: Huỷ nhóm
+ Regroup: Nhóm lại
4.4.8. Tạo chữ nghệ thuật
Tạo chữ nghệ thuật đẹp và ấn tƣợng vào Slide bằng WordArt nhƣ sau: Từ tab
Insert, nhóm Text, chọn WordArt, chọn kiểu chữ cần chèn trong danh sách.
Cách hiệu chỉnh, định dạng, sửa,… chữ nghệ thuật thực hiện tƣơng tự nhƣ trên phần
mềm Microsoft Word.
4.5. Thao tác với các đối tƣợng đồ họa, âm thanh
4.5.1. Thêm vào đối tượng đồ họa
- Chọn Insert, nhóm Illustrations, chọn:
o Shapes: Các hình vẽ cơ bản
o SmartArt: Biểu đồ cấu trúc tùy chỉnh
o Chart: Biểu đồ
- Chọn Insert, nhóm Images, chọn:
o Picture: Chèn hình ảnh đƣợc lƣu trữ trong máy tính
200
o Clip Art: Chèn hình ảnh từ thƣ viện có sẵn
o ScreenShot: Chèn hình đƣợc chụp trực tiếp từ màn hình
o Photo Album: Album hình ảnh
- Chọn Insert, nhóm Text, chọn:
o Text Box: Chèn đối tƣợng để nhập văn bản
o Header & Footer: Chèn tiêu đề chân trang và đầu trang
o WordArt: Chèn chữ nghệ thuật
4.5.2. Định dạng các đối tượng đồ họa
Tất cả các đối tƣợng đồ họa nhƣ textbox, picture, wordart, shape, clipArt… đều có
chung một cửa sổ Format để tùy chỉnh các định dạng. Để mở cửa sổ này, thực hiện nháy
chuột phải trên đối tƣợng và chọn Format Shape...

Hình 4.9. Cửa sổ Format Shape


Các định dạng có thể tùy chỉnh gồm:
- Fill: Tô màu cho đối tƣợng
o No fill: Mặc định, không tô màu.
o Solid fill: Điều chỉnh độ trong suốt của hình ảnh (Transparency).
o Gradient fill: Thay đổi màu sắc từ sáng sang tối và ngƣợc lại
o Picture or texture fill: Thay đổi nền là một hình ảnh
o Pattern fill: Chọn mẫu màu pha trộn sẵn có
- Line Color: Kẻ đƣờng viền cho đối tƣợng
o No line: Không có đƣờng viền
o Solid line: Có đƣờng viền. Khi chọn tùy chọn này, nhóm các thuộc tính đi kèm sẽ
xuất hiện ở menu con để điều chỉnh màu sắc, dạng đƣờng, kiểu đƣờng….
o Gradient line: Tùy chỉnh độ sáng tối cho đƣờng viền. Khi chọn tùy chọn này,
nhóm các thuộc tính đi kèm sẽ xuất hiện ở menu con để điều chỉnh các tính chất
khác.
- Shadow: Chọn đổ bóng cho đối tƣợng
- Reflection: Độ tƣơng phản hình ảnh
- Glow and Soft Edges: Độ sáng hình ảnh và tinh chỉnh cạnh biên của hình ảnh
- 3-D Format: Định dạng hình 3D
- Size: Thay đổi kích thƣớc hình
- Position: Thay đổi vị trí hình ảnh
201
- Text Box: Định dạng cho text box nhƣ hƣớng chữ, canh lề
- Alt Text: Dòng ghi chú thêm cho đối tƣợng hình ảnh
4.5.3. Tạo một album hình ảnh
Để tạo một trình chiếu với nội dung mỗi slide là một hình ảnh có sẵn, thực hiện nhƣ sau:
Menu Insert, Photo Album, New Photo Album, hộp thoại xuất hiện:

1. Chọn các hình ảnh cần


tạo album

2. Nếu muốn thêm vào các text


slide

3. Tạo Photo
Album

Hình 4.10. Hộp thoại Photo Album

4.5.4. Thêm đoạn phim (video)/âm thanh (audio) vào slide


4.5.4.1. Thêm video
- Cách thực hiện: Tab Insert, Media, Video, chọn một trong các lựa chọn sau:
o Video from file: Sử dụng các file video có sẵn để thêm vào slide.
o Video from Web Site: Thêm vào liên kết đến các video trên website.
o Clip Art video: Thực chất là video đƣợc biên tập từ các hình ảnh đồ họa
trong powerpoint.
- Khi chọn Video from Web Site, làm nhƣ sau:
o Mở video muốn chèn, Copy embed html
o Mở slide muốn chèn video, trên tab Insert, Media,Video, Video from Web
Site
o Xuất hiện hộp thoại Insert Video from Web Site, chọn textbox bấm
Ctrl+V, Insert để chèn

202
Hình 4.11. Hộp thoại Insert Video from Web Site
4.5.4.2. Thêm audio
Cách thực hiện: Tab Insert, Media, Audio, chọn một trong các lựa chọn sau:
o Audio from File: Là dạng tập tin audio lƣu trữ một đoạn diễn thuyết hay
một bài phỏng vấn.
o Clip Art Audio: Các audio hiển thị trong Clip Art. Có thể tải các audio
khác từ Office online.
o Record Audio: Ghi lại âm thanh trên slide show.
4.5.5. Liên kết và nhúng dữ liệu
4.5.5.1. Tạo liên kết dữ liệu
Có thể sử dụng các đối tƣợng đồ họa hay văn bản để tạo một liên kết đến các tập tin có
sẵn/ các địa chỉ website/địa chỉ Email/các slide trên cùng một bài trình chiếu.
- Tạo liên kết đến các tập tin có sẵn hay trang web:
o Chọn văn bản hoặc hình ảnh cần tạo liên kết
o Tab Insert, nhóm Links, Hyperlink, hộp thoại xuất hiện:

2 1

Hình 4. 12. Hộp thoại Insert Hyperlink 1


o Trong Existing File or Web Page chọn Current Folder hoặc Browsed
Pages hoặc Recent Files.
o Chọn thƣ mục chứa tập tin (1), chọn tập tin (2), chọn OK (3)
o Nếu muốn liên kết một trang web, nhập địa chỉ trang tại Address.
203
- Tạo liên kết đến địa chỉ Email:
o Chọn văn bản hoặc hình ảnh cần tạo liên kết
o Tab Insert, nhóm Links, Hyperlink, hộp thoại xuất hiện:

2. Nhập địa chỉ


Email cần liên kết

3. Nhập tiêu đề

1. Chọn Email 3. Chọn OK


Address

Hình 4. 13. Hộp thoại Insert Hyperlink 2


- Tạo liên kết slide trong cùng một bài trình chiếu:
o Chọn văn bản hoặc hình ảnh cần tạo liên kết
o Tab Insert, nhóm Links, chọn Hyperlink, hộp thoại xuất hiện:

2.Chọn slide
liên kết

1.Chọn Email
Address 3.Chọn OK

Hình 4. 14. Hộp thoại Insert Hyperlink 3


4.5.5.2. Tạo nút lệnh (Action)
Nếu nhƣ chức năng Hyperlink đơn thuần cho phép ngƣời dùng liên kết các tập tin/địa
chỉ web site hay các slide khác thì nút lệnh cho phép ngƣời dùng tạo liên kết linh hoạt hơn
dựa trên thao tác nháy chuột hay di chuyển chuột qua (Mouse click or mouse over).
Cách thực hiện:
- Đƣa chuột vào vị trí cần chèn nút lệnh
- Tab Insert, nhóm Links, chọn Action, hộp thoại xuất hiện:

204
Hình 4. 15. Hộp thoại Action Settings
- Chọn Hyperlink to nếu muốn tạo liên kết đến slide nào đó hay đến một file trình
chiếu khác hay đến một địa chỉ URL….
- Chọn Run program nếu muốn mở một chƣơng trình có sẵn.
- Chọn Run macro hoặc Object action nếu muốn thực thi một macro hay một hành
động cho một đối tƣợng nào đó.
- Ngoài ra, có thể thêm âm thanh cho hành động tƣơng ứng bằng cách chọn Play
Sound.
4.6. Thao tác trên bảng (Table) và biểu đồ (Charts)
4.6.1. Bảng
4.6.1.1. Tạo mới bảng
Cách 1:
o Tại vị trí cần chèn, chọn Insert Table, xuất hiện hộp thoại, trong hộp thoại
Insert Table nhập số dòng và số cột, OK
o Nhập nội dung hoặc copy-paste nội dung vào bảng.
Cách 2:
o Tab Insert, nhóm Tables, chọn Table
o Tại lƣới, chọn các ô theo dòng và cột mong muốn
o Nhập nội dung hoặc copy-paste nội dung vào bảng
4.6.1.2. Thay đổi cấu trúc bảng
- Thêm cột/dòng: Chọn vị trí cần thêm, nháy phải chuột, xuất hiện:

205
Thêm cột bên trái/ bên
phải cột đƣợc chọn

Thêm dòng phía trên/


phía dƣới dòng đƣợc
chọn

Hình 4. 16. Thêm dòng hoặc cột


- Xóa cột/dòng: Chọn dòng/cột cần xóa, nháy chuột phải, chọn Delete Rows/Delete
Column
- Gộp nhiều ô thành một ô: Chọn các ô cần gộp, nháy chuột phải, chọn Merge Cells.
- Chia một ô thành nhiều ô: Chọn ô cần thao tác, nháy chuột phải, chọn Split cell, hộp
thoại Split Cells xuất hiện, nhập vào số dòng và số cột, OK.
- Thay đổi kích thƣớc dòng (Rows)/cột (Columns)/bảng (Table)
o Cách 1:
 Nháy chuột tại vị trí dòng/cột/bảng cần thay đổi kích thƣớc
 Kéo chuột đến vị trí mong muốn
o Cách 2:
 Định dạng từ tab Layout:

Hình 4.17. Tab Layout


 Nhóm Cell size: Thay đổi khoảng cách dòng/cột.
 Nhóm Table size: Thay đổi độ rộng, độ cao của bảng.
 Nhóm Rows &Columns: Thêm/xóa dòng/cột trong bảng
 Nhóm Alignment: Canh chỉnh vị trí chữ.
4.6.1.3. Định dạng bảng
Định dạng văn bản trong bảng tƣơng tự nhƣ trong định dạng văn bản thông thƣờng.
Ngoài ra, có một số định dạng riêng cho bảng nhƣ:
- Thiết lập hƣớng chữ: Chọn ô dữ liệu cần thay đổi hƣớng chữ, tab Layout, nhóm
Alignment, Text Direction, chọn hƣớng chữ theo gợi ý.
- Canh lề văn bản trong ô: Chọn nội dung các ô, tab Layout, nhóm Alignment, chọn
Align, chọn vị trí mong muốn.
- Áp dụng các định dạng (styles) có sẵn, tô màu, kẻ đƣờng viền và các hiệu ứng chữ:

206
o Chọn bảng cần định dạng, tab Design, nhóm Table Styles, chọn style tùy
thích.
o Tô màu cho bảng/dòng/cột/ô:
 Chọn bảng/dòng/cột/ô cần tô màu, tab Design/ nhóm Table Styles,
chọn Shading, chọn màu tùy ý.
 Chọn nền của bảng/dòng/cột/ô là các đối tƣợng khác nhƣ Picture,
Gradient, Texture… hoặc tự phối màu tùy ý (More Fill Colors).
4.6.2. Biểu đồ
Đối với biểu đồ trong PowerPoint, chọn dạng biểu đồ trƣớc và hiệu chỉnh, cập nhật
số liệu biểu đồ trong worksheet của excel rồi xem kết quả hiển thị tƣơng ứng ở cửa sổ slide.
Cách thực hiện: Insert, Chart, hộp thoại xuất hiện:

Hình 4.18. Hộp thoại Insert Chart


- Chọn dạng biểu đồ và chọn OK. Cửa sổ worksheet xuất hiện đồng thời với dạng biểu
đồ trên màn hình

Hình 4.19. Cửa sổ worksheet và biểu đồ


- Nhập số liệu và hiệu chỉnh nhãn dữ liệu tƣơng ứng với Category và Series.
- Thay đổi dạng biểu đồ bằng cách: Chọn biểu đồ, nháy chuột phải chọn Change
Chart Type, chọn dạng biểu đồ mới, OK.

207
- Hiệu chỉnh số liệu biểu diễn cho biểu đồ: Nhập số liệu cần biểu diễn cho biểu đồ
cùng với các nhãn chú thích số liệu tƣơng ứng. Nếu cửa sổ excel đóng, mở lại để thêm dữ
liệu bằng cách nháy chuột phải trên biểu đồ, chọn Edit Data.

4.7. Thiết lập hiệu ứng và hoạt cảnh


Hiệu ứng và hoạt cảnh trên slide là các tính năng nhằm nhấn mạnh các thông tin cung
cấp trên slide và điều khiển dòng thông tin cần truyền tải cho ngƣời nghe. Mục đích là giúp
cho bài thuyết trình sôi động, lôi cuốn ngƣời nghe. Việc áp dụng hiệu ứng và hoạt cảnh này
có thể trên từng slide riêng lẻ hoặc trên slide master. Thực hiện áp dụng hiệu ứng trên slide
master sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn.
PowerPoint cung cấp nhiều hiệu ứng và có bốn dạng chính:
- Entrance: Các đối tƣợng áp dụng hiệu ứng sẽ hiện trên slide hoặc di chuyển từ ngoài
vào slide.
- Exit: Các đối tƣợng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide hoặc di chuyển ra khỏi
slide.
- Emphasis: Các đối tƣợng áp dụng hiệu ứng sẽ đƣợc tô đậm/đổi màu chữ/thay đổi
kích thƣớc chữ….
- Motion Paths: Các đối tƣợng áp dụng hiệu ứng sẽ di chuyển theo một đƣờng đi
đƣợc định sẵn.
Các đối tƣợng tham gia áp dụng hiệu ứng có thể là: text, hình ảnh, shape, chart, smart
art, slide…
Trình tự áp dụng hiệu ứng cho một đối tƣợng:
Bƣớc 1: Chọn đối tƣợng cần tạo hiệu ứng
Bƣớc 2: Chọn kiểu hiệu ứng (thuộc một trong bốn dạng ở trên)
Bƣớc 3: Thiết lập mức độ áp dụng hiệu ứng: áp dụng cho từng đối tƣợng riêng lẻ hay
cho cả nhóm
Bƣớc 4: Thiết lập thời điểm, tốc độ và số lần lặp của hiệu ứng.
Bƣớc 5: Điều chỉnh trình tự hiển thị của các đối tƣợng theo dòng chảy nội dung.
4.7.1. Chọn kiểu hiệu ứng
- Chọn đối tƣợng cần tạo hiệu ứng
- Chọn tab Animations, nhóm Animations, chọn hiệu ứng mong muốn
- Hoặc chọn Add Animation từ nhóm Advanced Animation, chọn hiệu ứng mong
muốn.
Khi chọn một dạng hiệu ứng, trên Ribbon sẽ xuất hiện Effects Option tƣơng ứng với
hiệu ứng đã chọn. Tại đây, chọn các tùy chỉnh cho:
o Direction: Hƣớng chuyển động của hiệu ứng
o Sequence: Trình tự hiển thị các đối tƣợng
Tùy thuộc vào hiệu ứng mà trong Effects Option sẽ có thêm định dạng Shapes để
tùy chọn hình ảnh xuất hiện của đối tƣợng.
4.7.2. Các tùy chọn nâng cao cho hiệu ứng
Để thiết lập thời gian, tốc độ và số lần lặp hiệu ứng của một đối tƣợng, thực hiện nhƣ
sau: Chọn Tab Animations, nhóm Animation, chọn mở rộng của ribbon, xuất hiện hộp
thoại Fade, với các tùy chỉnh:

208
- Tab Effect:
o Sound: Chọn âm thanh xuất hiện cùng với chuyển động của hiệu ứng nếu muốn.
o After animation: Chọn hành động cho đối tƣợng sau khi thực hiện xong hiệu ứng.
o Animate text: Thiết lập phạm vi ảnh hƣởng của hiệu hiệu ứng trên văn bản: all at
once (cả dòng), by word (từng từ), by letter (từng ký tự)
- Tab Timing. Start: Chọn sự kiện để bắt đầu một hiệu ứng. On Click: Chờ nháy chuột,
With Previous: Khởi động đồng thời với hiệu ứng trƣớc đó, After Previous: Khởi động
sau một hiệu ứng nào đó.
- Tab Text Animation:
o Group text: Thiết lập cấp độ hiệu ứng cho văn bản trong text box hay ô giữ chỗ.
o Automatically after: Là thời gian delay đã chọn
o Animate Attached shape: Thiết lập khi văn bản nằm trong một shape. Trƣờng hợp
này shape sẽ hiển thị trƣớc rồi mới đến văn bản.
o In reserve order: Các hiệu ứng thực thi theo trình tự ngƣợc lại.
4.7.3. Điều chỉnh trình tự xuất hiện các hiệu ứng
Chọn tab Animations, nhóm Advanced Animation, chọn Animation Pane. Hộp
thoại xuất hiện:

Hình 4. 20. Hộp thoại Animation Pane


- Delay: Thiết lập thời gian chờ trƣớc khi hiệu ứng xảy ra.
- Duration: Thời gian hiện thực hiệu ứng hay tốc độ (Very Fast, Fas, Medium, Slow, Very
slow).
- Repeat: Chọn số lần lặp lại cho hiệu ứng.
- Rewind when done playing: Đối tƣợng đƣợc trả về nơi xuất phát sau khi thực hiện.
4.7.4. Thiết lập hiệu ứng chuyển slide (Transitions)
Đây là một thiết lập trên toàn bộ các slide để tạo hiệu ứng chuyển tiếp từ slide này đến
slide khác. Trình tự thực hiện:
- Chọn Transitions, chọn dạng chuyển tiếp (hiệu ứng)

209
Hình 4.21. Menu Transitions
- Chọn một dạng hiệu ứng, Effect Options sáng lên, chọn ảnh hƣởng tƣơng ứng
(tƣơng tự Effect Option của Animation)
- Nhóm Timing
o Sound: Kèm âm thanh khi thực hiện hiệu ứng
o Duration: Thời gian thực thi hiệu ứng chuyển từ slide này sang slide khác
o On Mouse Click: Chuyển sang slide khác khi nhắp chuột
o After: Nhập khoảng thời gian tự động chuyển tiếp slide.
4.8. Chuẩn bị và trình chiếu
4.8.1. Lưu một bài trình chiếu
4.8.1.1. Lưu lần đầu với định dạng PowerPoint (.pptx)
Vào menu File, chọn Save, hộp thoại xuất hiện:

1. Chọn ổ đĩa/thƣ
mục cần lƣu

2. Nhập tên tập tin

3. Định dạng tập tin mặc định

4. Nhấn Save

Hình 4.22. Hộp thoại Save As

210
4.8.1.2. Lưu với định dạng khác

Lặp lại bƣớc 1 và 2


tƣơng tự nhƣ lƣu định
dạng .pptx, chọn định
dạng muốn lƣu.

Hình 4.23. Lƣu với định dạng khác


Các dạng định dạng đƣợc thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các kiểu định dạng của tệp tin mà PowerPoint hỗ trợ

Phần mở Định dạng Chú thích


rộng
.pptx PowerPoint Mở bằng Powerpoint của office 2013,
Presentation 2010 hoặc 2007
.pptm PowerPoint Macro- Cho phép lƣu mã Macro và VBA
Enables Presentation
.ppt PowerPoint 97-2003 Định dạng với phiên bản office 97, 2000,
XP, 2003.
.pdf PDF Lƣu dạng PDF
.xps XPS Tƣơng tự PDF nhƣng đây là định dạng của
Microsoft
.potx Powerpoint Template Tập tin định dạng mẫu
.potm PowerPoint Macro- Tập tin định dạng mẫu có lƣu thêm mã
Enabled Template Macro và VBA
.pot PowerPoint 97-2003 Tập tin định dạng mẫu PowerPoint 97,
Template 2000, XP, 2003

211
.thmx Office Theme Giống Template và có chứa các thiết lập
định dạng nhƣ fonts, màu sắc và hiệu ứng

.ppsx PowerPoint Show Lƣu slide ở chế độ slide show, phân phối
cho ngƣời dùng
.ppsm PowerPoint Macro- Lƣu slide ở chế độ slide show nhƣng có
Enabled show thêm mã Macro và VBA
.ppam PowerPoint Add-in Tập tin Add-In của PowerPoint có chứa
các lệnh tạo thêm bằng VBA
.ppa PowerPoint 97-2003 Tập tin Add-In của PowerPoint có chứa
Add-in các lệnh tạo thêm bằng VBA và có thể mở
ở phiên bản 97-2003.
.mht, Single File Web Page Lƣu toàn bộ bài trình diễn vào một file và
.mhtml mở bằng trình duyệt web.
.htm, .html Web Page Lƣu tập tin dạng html

4.8.2. Chia sẻ một bài trình chiếu


Bài trình chiếu đƣợc chia sẻ cho nhiều ngƣời bằng cách: Menu File, Save & Send,
chọn dạng chia sẻ bài trình chiếu.

Hình 4.24. Giao diện chia sẻ bài trình chiếu


Trong giáo trình này giới thiệu dạng chia sẻ qua Email

212
Để chia sẻ một bài trình chiếu qua Email, chọn Send Using E-mail, chọn dạng tập tin
chia sẻ nhƣ kẹp file, gửi đƣờng link, PDF, XPS, hay Fax, sau đó nhập địa chỉ và nội dung
cần gửi.

Hình 4.25. Chia sẻ qua Email

4.8.3. In một bài trình chiếu


Việc in ấn trên PowerPoint gần giống nhƣ trên Word, phải định dạng trang in rồi mới
thực hiện in ấn.
4.8.3.1. Định dạng trang in
Định dạng trang in bằng cách vào tab Design, nhóm Page Setup, chọn Page Setup,
xuất hiện hộp thoại Page Setup:

Hình 4.26. Hộp thoại Page Setup


- Slides sized for: Chọn khổ giấy in (thƣờng là A4).
- Width và Height: Nhập vào chiều rộng và chiều cao khổ giấy in (chỉ sử dụng mục
này khi khổ giấy in của không nằm trong danh sách Slides sized for).
- Orientation: Thiết lập hƣớng in cho các Slide (phần Slides), hay hƣớng in cho phần
chú thích đi kèm trong các Slide (phần Notes, handouts & outline). Portrait – in theo
hƣớng dọc, Landscape – in theo hƣớng ngang.
- Chọn OK để xác nhận thiết lập trang in.

213
4.8.3.2. In ấn thông thường
In các Slide thuyết trình là một công việc khá phổ biến trong Power Point. Tuy nhiên,
cấu trúc của Power Point là các slide và trong một bài thuyết trình thì số lƣợng slide khá
nhiều. Vì vậy khi in ấn với Power Point cần chú ý các tùy chỉnh trƣớc khi in.
Để in các Slide, từ menu File, Print (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + P), xuất hiện hộp
thoại:

Hình 4.26. Hộp thoại Print


- Mục Copies: Số bản in (tƣơng tự trong Word).
- Mục Printer: Chọn loại máy in.
- (1) Chọn slide cần in:
o Print All Slides: In tất cả slides
o Print Current Slides: In slide hiện hành
o Custom range: Nhập số thứ tự slide cần in. Ví dụ: 1,3,6 hoặc 7-12
- (2) Chọn Layout cần in: Note pages, Outlines, Full pages; Chọn Handout: số slide
trên một trang.
- Chọn Print để in.
4.8.3.3. In ấn nâng cao
Trong các buổi thuyết trình có sử dụng máy chiếu, diễn giả hay ngƣời báo cáo sẽ phát
cho ngƣời xem một tập tài liệu về các bài báo cáo sắp diễn ra để họ đọc trƣớc. PowerPoint
cung cấp rất nhiều tùy chọn để tạo nên các tài liệu một cách nhanh chóng và rất chuyên
nghiệp. Nhƣ vậy khi in bài thuyết trình sẽ có hai dạng đối tƣợng: In bài thuyết trình cho diễn
giả và In bài thuyết trình cho khán giả.
214
a. In tài liệu dành cho diễn giả
In ấn tài liệu dạng Notes Pages hoặc Outline thƣờng đƣợc sử dụng dành cho ngƣời
thuyết trình. Các bản in này chứa nội dung trên slide và các ghi chú của slide cũng đƣợc in
kèm theo. Ngƣời thuyết trình có thể đọc nhanh các trang in này để xác định ý chính cần
trình bày. Cần tùy chỉnh Notes Master để có đƣợc bản in phù hợp. Mặc dù có thể chỉnh
sửa, định dạng các Notes Page riêng biệt trong chế độ màn hình Notes Page, nhƣng việc
làm này rất thủ công và mất thời gian. Vào chế độ màn hình Notes Master để thực hiện các
tùy chỉnh và các thay đổi này sẽ có tác dụng cho tất cả các slide trong bài thuyết trình.
Các bƣớc thực hiện tùy chỉnh Notes Master:
Bƣớc 1: Mở bài thuyết trình cần điều chỉnh Notes Master.
Bƣớc 2: Vào tab View, nhóm Master Views, chọn Notes Master. Cửa sổ Notes Master
xuất hiện.
Bƣớc 3: Tại nhóm Placeholders, có thể thiết lập cho ẩn hoặc hiện các placeholder trên
trang Notes Page bằng cách bỏ chọn hoặc chọn vào các hộp kiểm.
Bƣớc 4: Tại nhóm Edit Theme, có thể chọn lại bộ màu sắc, font chữ và hiệu ứng cho các
placeholder.
Bƣớc 5: Tại nhóm Background, có thể thêm nền cho các Notes Page. Ví dụ, chọn Style 2
tại Background Styles.
Bƣớc 6: Trong vùng Notes Page: Di chuyển và tùy chỉnh các thành phần cho phù hợp với
yêu cầu quan sát của ngƣời thuyết trình.
Bƣớc 7: Chuyển qua tab Notes Master và chọn nút Close Master View để hoàn tất.
Thực hiện in ấn Notes Pages
Sau khi thực hiện các công đoạn tùy chỉnh cho Notes Page, tiến hành in ấn ra giấy để
sử dụng khi thuyết trình. Các bƣớc thực hiện:
- Mở bài thuyết trình cần in Notes Pages.
- Vào File, chọn Print
- Thực hiện các tùy chọn sau:
+ Tại Copies: Thiết lập số lƣợng bản in
+ Tại Printer: Chọn máy in từ danh sách, có thể thiết lập các tùy chọn cho máy
in bằng cách nháy chuột vào Printer Properties.
+ Tại Settings: Thiết lập số lƣợng slide sẽ in từ danh mục: Print All Slides,
Print Selection, Print Current Slide, Custom Range.
+ Chọn kiểu Layout cần in: Chọn kiểu Notes Page, và tùy chọn thêm Frame
Slides, Scale to Fit Paper, High Quality, Print Comments and Ink Markup
+ Thiết lập chế độ in: Print One Sided, Print on Both Sides, Print on Both Sides,
+ Thiết lập chế độ sắp giấy khi in nhiều bản: Collated, Uncollated
+ Thiết lập chiều trang in: Portrait Orientation, Landscape Orientation
+ Thiết lập màu sắc cho bản in: nên sử dụng Grayscale: In với tông màu xám,
các màu nền sẽ không đƣợc in ra, các màu sắc sẽ đƣợc
+ PowerPoint điều chỉnh sao cho bản in ra đẹp và rõ ràng nhất.
- Nháy chuột nút Print để gửi lệnh in ra máy in.
b. In tài liệu dành cho khán giả
Các bản in này chứa nội dung cơ bản về thông tin sẽ đƣợc trình bày khi thuyết trình.
Mục tiêu nhằm ngƣời xem có thể đọc trƣớc các tài liệu này để nắm sơ lƣợc về nội dung và
có thể chuẩn bị các câu hỏi để làm rõ thêm các vấn đề khi thuyết trình. Để tùy chỉnh bản in
tùy chỉnh Handout Master. Giống nhƣ Slide Master, Handout Master điều chỉnh layout của
handout. Trong chế độ màn hình Handout Master, có thể sắp xếp các placeholder của
Header & Footer cũng nhƣ tùy chọn các định dạng và thêm các hiệu ứng nền cho handout.
215
Các bƣớc thực hiện:
- Mở bài thuyết trình cần tùy chỉnh Handout Master.
- Vào tab View, nhóm Master Views, chọn Handout Master
- Tại nhóm Page Setup: Chú ý cần chọn số slide trên mỗi trang handout, bạn vào
Slides Per Page và chọn số slide sẽ in trên mỗi trang handout. Số slide càng ít thì slide in ra
càng to và dễ đọc nhƣng sẽ tốn nhiều giấy. Số slide càng nhiều thì các slide sẽ bị nén nhỏ lại
nên bản in sẽ khó đọc hơn. Trong tùy chọn về số slide, thƣờng chọn in hai slide trên một
trang handout.
- Tại nhóm Placeholders: Handout Master có bốn placeholders là Header, Footer,
Date, và Page Number đƣợc bố trí ở bốn góc của handout. Có thể ẩn hiện và nhập thông tin,
định dạng cho các placeholder này trên trang handout.
+ Header: Nằm ở góc trên bên trái, di chuyển placeholder này xuống dƣới 1cm và
qua phải 1cm vì nó quá sát lề.
+ Footer: Nằm ở góc dƣới bên trái, di chuyển placeholder này lên trên 1cm và qua
phải 1cm vì nó quá sát lề.
+ Date: Nằm ở góc trên bên phải, nó sẽ hiện ngày tháng hiện hành nếu đƣợc chọn,
cũng di chuyển nó xuống dƣới 1cm và qua trái 1cm.
+ Page Number: Nằm ở góc dƣới bên phải và có sẵn ký hiệu <#>. Ký hiệu này sẽ
đƣợc thay bằng số thứ tự trang in. Di chuyển nó lên trên 1cm và qua trái 1cm vì quá
sát lề.
Có thể định dạng kiểu nền, các bộ màu, font chữ và các mẫu (theme) và các hiệu ứng
cho handout từ nhóm Edit Theme trên Ribbon.
- Chuyển qua ngăn Handout Master và chọn nút Close Master View để hoàn tất.
- Thực hiện in ấn Handout
Khi in Handout, có thể chọn chọn in 1, 2, 3, 4, 6 hoặc 9 slide trên một trang handout.
Chiều của trang handout và slide nằm trong nó bạn có thể chọn là nằm ngang hoặc dọc. Tại
nhóm Background, có thể thêm nền cho các Handout. Ví dụ, chọn Style 2 tại Background
Styles. Thông thƣờng, in handout là hai slide trên một trang giấy khổ A4 với chiều dọc.
4.8.4. Bảo mật một bài trình chiếu
Nhiều khi cần bảo vệ nội dung trình chiếu để đảm bảo rằng những ngƣời không có
quyền sẽ không vào xem bài đƣợc. Powerpoint cung cấp cho ngƣời sử dụng khả năng để
bảo vệ bài thuyết trình của mình.
Dƣới đây là các bƣớc thiết lập mật khẩu bảo vệ trong Powerpoint 2010:
Bƣớc 1: Truy cập vào Backstage view ở dƣới File tab.
Bƣớc 2: Trong khu vực Info, nháy chuột vào hình tam giác hƣớng xuống của Permissions.

216
Hình 4.27. Giao diện Info
Bƣớc 3: Chọn "Encrypt with Password" để kích hoạt tính năng bảo vệ bằng mật khẩu

Hình 4.28. Giao diện chọn Encrypt with Password

Bƣớc 4: Nhập mật khẩu vào hộp thoại Encrypt Document

217
Hình 4.28. Hộp thoại Encrypt Document
Bƣớc 5: Nhập lại mật khẩu trong hộp thoại Confirm Password

Hình 4.29. Hộp thoại Confirm Password


Bƣớc 6: Bài trình chiếu bây giờ đã đƣợc bảo vệ bằng mật khẩu

Hình 4.30. Hộp thoại Confirm Password


Bƣớc 7: Kể từ đó, ngƣời đọc muốn mở bài trình chiếu cần phải nhập mật khẩu vào trong
hộp thoại Password

218
Hình 4.31. Hộp thoại Password

Bƣớc 8: Để gỡ bỏ bảo vệ cho file, theo các bƣớc nhƣ trên đến bƣớc 3, xóa mật khẩu trong
hộp thoại Encrypt Document.

4.8.5. Trình chiếu


Để trình chiếu khi thuyết trình có thể làm một trong các cách sau:
- Từ Slide đầu tiên chọn F5 hoặc chọn Slide Show, nhóm Start Slide Show, chọn From
Beginning
- Từ Slide hiện hành chọn Shift + F5 hoặc chọn Slide Show, nhóm Start Slide Show,
chọn From Current Slide
- Trình chiếu một số Slide chọn Slide Show, nhóm Start Slide Show, chọn Custom Slide
Show
- Các tùy chọn trình chiếu khác chọn Slide Show, nhóm Set Up, chọn Set up Slide Show
Chuyển từ chế độ trình diễn về chế độ chỉnh sửa bấm phím ESC hoặc nháy chuột
phải chọn End Show.
4.9. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: ….. là hiệu ứng chuyển động xuất hiện khi ta chuyển từ slide hiện tại đến slide kế
tiếp hoặc về slide phía trƣớc trong quá trình trình chiếu
A. Presentations B. Animations
B. Transition D. Transitions
Câu 2: Tại sao bạn muốn ngƣời khác xem lại bản thuyết trình của bạn trƣớc khi trình diễn
nó?
A. Để làm cho chắc chắn rằng File có thể chia sẻ
B. Để đảm bảo bạn có nội dung tốt nhất, các yếu tố thiết kế và thời gian phù hợp với
khán giả
C. Để có một bên thứ ba vô tƣ thêm ghi chú cho các slide
D. Để xác định định dạng nào của tập tin là tốt nhất cho việc phân phối các bài thuyết
trình
Câu 3: Bốn cách có thể giúp cho bản thuyết trình dễ đọc và giữ cho khán giả tập trung vào
bài trình bày:
A. Hạn chế màu sắc đƣợc sử dụng
B. Sử dụng định dạng nhất quán trên các slide
C. Thêm rất nhiều hiệu ứng đặc biệt trên mỗi slide
D. Sử dụng nhiều hình ảnh động hoặc chuyển trên slide
E. Chỉ sử dụng hình ảnh hay bảng khi có liên quan hoặc để nhấn mạnh
F. Giới hạn số mục hoa thị cho mỗi slide là 6
219
Câu 4: Thông thƣờng trên một slide nên tối đa bao nhiêu mục hoa thị?
A. 6 C. 10
B. 8 D. Không giới hạn
Câu 5: Nhóm nào tại Ribbon của thẻ Insert trong Microsoft Powerpoint cho phép chèn
video hoặc audio vào trình chiếu?
A. Links B. Images
C. Illustrations D. Media
Câu 6: Nút hiển thị nào sẽ sử dụng để quan sát nhiều slide?
A. C.
B. D.
Câu 7: Tại sao nên chọn một chủ để (Themes) đã đƣợc tích hợp trong phần mềm để áp
dụng cho bản trình chiếu?
A. Để sử dụng một bài thuyết trình đã đƣợc tạo trƣớc với các tiêu chuẩn cho một chủ đề
ví dụ nhƣ tiếp thị
B. Để đạt đƣợc một thể thống nhất cho các phông chữ và màu sắc
C. Để thêm một chƣơng trình âm thanh cho bản trình chiếu
D. Để cho phù hợp với màu sắc của tiêu chuẩn trong bài thuyết trình.
Câu 8: Chọn 4 loại hiệu ứng cho đối tƣợng có trong Animation
A. Entrance
B. Slow
C. Fast
D. Motion Paths
E. Emphasis
F. Exit
Câu 9: Để thay đổi bố cục slide, có thể:
A. Trên thẻ Home, trong nhóm Slides, chọn Layout
B. Trên thẻ Design, trong nhóm Slides, chọn Layout
C. Nháp chuột phải vào slide trong thẻ Slides hoặc trong khung Slide và sau đó chọn
Layout
D. A hoặc C
Câu 10: Để chèn một bảng vào trong slide, có thể:
A. Trên thẻ Insert, trong nhóm Tables, chọn Table
B. Thay đổi bố cục slide thành bố cục Title and Table
C. Trên thẻ Insert, trong nhóm Tables, chọn Table, chọn Insert Table
D. Bất kỳ đáp án nào ở trên
Câu 11: Liệt kê các phƣơng pháp có thể sử dụng để chèn biểu đồ vào trong slide.
A. Trên thẻ Insert, trong nhóm Illustrations, chọn Chart
B. Thay đổi bố cục slide thành bố cục Title and Content, chọn biểu tƣợng Insert Chart
C. Trên thẻ Insert, trong nhóm Illustrations, chọn Chart, chọn Insert Chart
D. A hoặc B
Câu 12: Khi nào thêm các ghi chú vào bản trình chiếu và sử dụng chúng nhƣ thế nào?
A. Vì ghi chú của diễn giả giúp nhắc nhở về những gì muốn nói khi trình diễn mỗi slide
B. Vì nhắc nhở các tác vụ vẫn muốn thực hiện trong khi tạo/chỉnh sửa bản trình chiếu
C. Vì đó là một cách tổ chức suy nghĩ khi làm việc trên bản trình chiếu
220
D. Bất kỳ đáp án nào ở trên
Câu 13: Có thể tùy chỉnh hoạt cảnh của một ô đặt nội dung nhƣ thế nào?
A. Trên thẻ Animations, trong nhóm Advanced Animation, Animation Pane
B. Trên thẻ Animations, trong nhóm Slide Show, Animation Pane
C. Nhấp chuột phải vào ô đặt nội dung và sau đó chọn Animation Pane
D. Bất kỳ đáp án nào ở trên
Câu 14: Điều gì đang xảy ra ở hình bên phải?
A. Các slide đƣợc chọn sẽ bị xóa
B. Một slide mới sẽ đƣợc chèn vào vị
trí này
C. Thẻ Slides sẽ đƣợc thu hẹp
D. Slide đƣợc chọn sẽ đƣợc di
chuyển

Câu 15: Khi nào thì dùng Quick Styles để áp dụng định dạng?
A. Khi muốn định dạng chi tiết các loại văn bản nhƣ tiêu đề, nhan đề,…
B. Khi cần phải xác định các thanh dữ liệu đƣợc trình bày trong một biểu đồ
C. Khi các chủ đề không có sẵn để sử dụng
D. Khi bản trình chiếu chỉ bao gồm các văn bản đơn thuần.

221
Chƣơng 5: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ có khả năng:
- Biết đƣợc những kiến thức cơ bản về internet;
- Hiểu đƣợc vấn đề về an toàn và bảo mật trên Internet;
- Biết cách sử dụng và thiết lập trình duyệt web;
- Có khả năng sử dụng internet;
- Thực hiện đƣợc các thao tác với thƣ điện tử;
- Biết đƣợc một số dạng truyền thông số thông dụng;
- Hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản về thƣơng mại điện tử và ngân hàng điện tử.
5.1. Kiến thức cơ bản về Internet
5.1.1. Một số khái niệm/thuật ngữ thường gặp
5.1.1.1 Một số thuật ngữ trên Internet
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể đƣợc truy nhập công cộng gồm
các mạng máy tính đƣợc liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối
chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng đã đƣợc chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ
thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện
nghiên cứu và các trƣờng đại học, của ngƣời dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
Chúng cung cấp một khối lƣợng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp các trang web bao gồm văn
bản, hình ảnh, video, flash vv, thƣờng chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ.
Trang web đƣợc lƣu trữ trên máy chủ web có thể truy cập thông qua Internet.
Thƣ điện tử hay email là một hệ thống chuyển nhận thƣ từ qua các mạng máy
tính. Email là một phƣơng tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thƣ từ) có thể
đƣợc gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thƣờng và đƣợc chuyển qua các mạng máy tính
đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay
rất nhiều máy nhận trong cùng lúc
URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ của một tài nguyên trên Internet. Nó
có thể là một website, một trang web, một hình ảnh,… Nó có cấu trúc phân cấp giống nhƣ
folder và file trên máy tính. Ví dụ http://www.hpu2.edu.vn là một URL.
Trình duyệt gọi tắt của trình duyệt internet. Trình duyệt là phần mềm dùng để hiển
thị trang web tƣơng ứng với địa chỉ web. Các trình duyệt phổ biến có thể kể đến là
Internet Explorer, Firefox, Chrome, Opera, Safari,…
Banner là nội dung đƣợc trình bày trong một giới hạn kích thƣớc (nội dung có thể
là tĩnh hoặc động), nhằm giới thiệu, thu hút ngƣời dùng internet chú ý đến. Trong phƣơng
diện internet, banner là hình thức quảng cáo rất phổ biến trên các trang web hiện nay.
Flash đƣợc dùng để chỉ phần mềm sáng tạo đa phƣơng tiện – Adobe Flash, cũng
thƣờng đƣợc dùng để chỉ những nội dung đa phƣơng tiện đƣợc làm từ phần mềm này
Adobe Flash. Flash giúp cho trang web hoặc banner thêm sinh động.
Link là gọi tắt của thuật ngữ Hyperlink. Đó là những liên kết từ một văn bản, hình
ảnh, đồ thị này đến một văn bản, hình ảnh, đồ thị khác. Khi nháy vào hyperlink, máy tự
động chuyển đến một vị trí khác trên cùng trang web, hoặc đến một trang web khác.
Search Engine hay đƣợc gọi là bộ máy tìm kiếm. Trong phƣơng diện Internet, công
cụ này giúp ngƣời dùng tìm kiếm các thông tin công cộng trên toàn bộ Internet.
222
Upload đây là quá trình chuyển tải dữ liệu từ máy tính sang một máy tính khác.
Chẳng hạn nhƣ tạo một trang web trên máy tính và muốn chuyển trang web đó đến một
máy chủ thì phải “upload” tập tin đó sang máy chủ.
5.1.1.2. Một số ứng dụng thông dụng trên Internet
Phần mềm Pidgin là một chƣơng trình nhắn tin nhanh đa giao thức, cung cấp cho
ngƣời dùng một ứng dụng có thể kết nối với nhiều mạng. Các lựa chọn thủ công trong phần
mềm này để đáp ứng yêu cầu của ngƣời dùng không có gì là ấn tƣợng, nhƣng có một vài
nét tiện dụng và mới hơn rất đáng để quan tâm đến nó.
FileZilla Client là chƣơng trình hỗ trợ truyền tải tập tin thông qua mạng Internet sử
dụng giao thức FTP (File Transfer Protocol). FileZilla Client là chƣơng trình miễn phí, có
giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tốc độ nhanh nên đƣợc nhiều ngƣời sử dụng. Đây là
giải pháp dùng để truyền tải dữ liệu giữa máy tính cá nhân và các máy chủ web.
Google search là dịch vụ cung cấp chính và quan trọng nhất của công ty Google.
Dịch vụ này cho phép ngƣời truy cập tìm kiếm thông tin trên Internet, bao gồm các trang
Web, hình ảnh & nhiều thông tin khác.
5.1.1.3 Dịch vụ Internet và vai trò của nhà cung cấp dịch vụ Internet
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể đƣợc truy nhập công cộng gồm các
mạng máy tính đƣợc liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối
chuyển gói dữ liệu dựa trên một giao thức liên mạng đã đƣợc chuẩn hóa. Hệ thống này bao
gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và
các trƣờng đại học, của ngƣời dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho ngƣời sử dụng, một trong các
tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thƣ điện tử (email), trò chuyện trực tuyến
(chat), công cụ tìm kiếm (search engine), các dịch vụ thƣơng mại và chuyển ngân và các
dịch vụ về y tế giáo dục nhƣ là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung
cấp một khối lƣợng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
ISP (Internet Service Provider) – Nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp dịch vụ
Internet cấp quyền truy cập Internet qua mạng viễn thông và các dịch vụ nhƣ: Email, Web,
FTP, Telnet, Chat. Để có thể truy nhập và sử dụng các dịch vụ của Internet, ngƣời sử
dụng phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ này. ISP đƣợc cấp cổng truy cập vào Internet
bởi IAP.
Hiện tại ở Việt Nam có 18 ISP đăng ký cung cấp dịch vụ, trong đó, một số nhà
cung cấp dịch vụ lớn gồm: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Cổ
phần truyền thông (FPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
Khi đăng ký với một ISP, ngƣời dùng đƣợc cung cấp một tài khoản để quản lý truy
cập và tính phí. Mỗi tài khoản bao gồm tên (User name) và mật khẩu đăng nhập
(Password). Tài khoản này thƣờng đƣợc lƣu sẵn trong các thiết bị (nhƣ các modem) đƣợc
cấu hình bởi ISP nên ngƣời dùng không sử dụng trực tiếp.
IAP (Internet Access Provider) là nhà cung cấp dịch vụ đƣờng truyền để kết nối với
Internet, quản lý cổng (gateway) nối với quốc tế.
Nếu hiểu Internet nhƣ một siêu xa lộ thông tin thì IAP là nhà cung cấp phƣơng tiện để
đƣa ngƣời dùng vào xa lộ. Nói cách khác IAP là kết nối ngƣời dùng trực tiếp với
Internet. IAP có thể thực hiện cả chức năng của ISP nhƣng ngƣợc lại thì không. Một
IAP thƣờng phục vụ cho nhiều ISP khác nhau.

223
Hiện nay, tại Việt Nam có 7 IAP, bao gồm: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT), Công ty đầu tƣ phát triển công nghệ FPT, Tổng công ty viễn thông quân đội
(Viettel), Công ty thông tin viễn thông điện lực (ETC), Công ty cổ phần dịch vụ Bƣu
chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội
(HANOITELECOM), Công ty truyền thông đa phƣơng tiện (VTC).
5.1.1.4. Thuật ngữ World Wide Web và Web
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lƣới toàn cầu là một không gian
thông tin toàn cầu mà mọi ngƣời có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với
mạng Internet. Thuật ngữ này thƣờng đƣợc hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật
ngữ Internet. Nhƣng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, ngoài
Web ra còn các dịch vụ khác nhƣ thƣ điện tử hoặc FTP.
Web đƣợc viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee, một chuyên gia tại CERN,
Geneva, Switzerland phát minh ngày 12 tháng 3 năm 1989. Khởi đầu nó chỉ là một dự
án liên lạc nội bộ của CERN, nhƣng Berners-Lee nhận ra ý tƣởng này có thể thực hiện
với quy mô toàn cầu. Berners-Lee và Robert Cailliau, đồng nghiệp của ông tại CERN đề
xuất vào năm 1990 sử dụng siêu văn bản "để liên kết và truy cập thông tin nhƣ một mạng
lƣới các nút trong đó ngƣời dùng có thể duyệt thông tin theo ý muốn", và và Berners-Lee
đã hoàn thành trang web đầu tiên vào tháng 12 năm đó. Trang web đƣợc kiểm tra thành
công ngày 20 tháng 12 năm1990 và Berners-Lee thông báo về ý tƣởng này trên
alt.hypertext vào ngày 7 tháng 8 năm 1991.
a. Một số khái niệm về Website
Website - Trang thông tin điện tử: Là tập hợp những trang web liên kết với nhau
bằng các siêu liên kết. Website đƣợc đƣa vào mạng Internet để hoà cùng các website
khác, mọi ngƣời trên khắp thế giới đều có thể truy cập đƣợc vào website để lấy thông tin.
Webpage - Trang Web: Là một file có đuôi HTM hay HTML. Đó là một tập tin viết
bằng mã code HTML chứa các siêu liên kết (hyperlink) đến các trang khác. Trên trang
web ngoài thành phần chữ nó còn có thể chứa các thành phần khác nhƣ hình ảnh, nhạc,
video...
Homepage - Trang chủ: Là trang đầu tiên xuất hiện khi website đƣợc gọi tên. Trang
chủ thƣờng chứa các thông tin căn bản nhất của website và các liên kết đến các trang
chuyên đề. Trang chủ có thể có các tên nhƣ index.htm, default.htm.
b. Địa chỉ của Web site
Mọi trang Web trên Internet đều có một địa chỉ cụ thể. Địa chỉ này đƣợc gọi là Bộ
định vị tài nguyên thống nhất (URL: Uniform Resource Locator). Đây là địa chỉ toàn cục
của các tài liệu và các tài nguyên khác trên World Wide Web.
URL bao gồm hai phần cơ bản: phần định danh giao thức (Protocol identifier) và tên
tài nguyên (Resource name). Phần định danh giao thức và tên tài nguyên đƣợc phân biệt bởi
dấu hai chấm (:) và hai dấu gạch chéo (//). Ví dụ: http://www.hpu2.edu.vn.
 Các giao thức của Web site
Một giao thức là một tập hợp các quy luật cho phép các thiết bị điện toán giao tiếp với
nhau. Giao thức đƣợc sử dụng đƣợc để yêu cầu các trang Web từ máy chủ Web là giao thức
truyền tải siêu văn bản (HTTP: HyperText Transfer Protocol).
Các trình duyệt hỗ trợ các giao thức để làm việc:

224
+ Giao thức truyền tải tệp tin (FTP: File Transfer Protocol) là giao thức đƣợc sử
dụng phổ biến để truyền tải các tệp tin có kích thƣớc lớn giữa máy tính của ngƣời sử dụng
và một loại máy chủ đặc biệt đƣợc gọi là máy chủ FTP.
+ Nếu muốn sử dụng trình duyệt Web để truy cập vào máy chủ FTP để truyền tải
một tệp tin, cần xác định giao thức ftp trong thanh địa chỉ của trình duyệt Web: ví dụ nhƣ
ftp://aeneas.mit.edu.
 Tên của tài nguyên
- Phần tên của tài nguyên trong URL xác định vị trí của trang Web hoặc tệp tin. Vị trí đó
đƣợc gọi là tên miền.
- Một tên miền chuẩn chứa ba nhãn đƣợc phân biệt bởi các dấu chấm. Ví dụ:
www.google.com. Trong đó:
+ www: Tên máy chủ (Chỉ ra tên của máy chủ Web)
+ google: Tên miền đã đăng ký (Xác định tổ chức sở hữu tên miền. Mỗi tên miền
là duy nhất và đƣợc đăng ký với Internet Corporation for Assigned Names and Numbers
(ICANN))
+ com: Tên miền ở cấp độ cao nhất (Chỉ ra loại tên miền đã đăng ký)
5.1.1.5. Trình duyệt Web và chức năng của nó
a. Khái niệm trình duyệt Web
Để xem và đọc các thông tin trên Web, ngƣời sử dụng phải có trình duyệt Web
nhƣ Microsoft Internet Explorer, Netscape Navigator hoặc Opera, Mozilla FireFox... Trình
duyệt Web là một ứng dụng tƣơng thích với máy tính, cho phép nhìn thấy các trang Web
trên màn hình máy tính.
 Microsoft Internet Explorer - Bộ thám hiểm Internet

Viết tắt Internet Explorer hoặc gọi là IE hay MSIE, đây là trình duyệt web thông dụng nhất
hiện nay đƣợc đi kèm với hệ điều hành Windows của hãng Microsoft. IE là trình duyệt web
chiếm thị phần lớn nhất hiện nay. Phiên bản hiện tại là Internet Explorer 7, sẽ đƣợc tích hợp
với hệ điều hành Windows Vista.
 Mozilla FireFox(Netscape Navigator)

Là một trình duyệt tự do, mã nguồn mở, có khả năng chạy trên nhiều hệ điều hành
khác nhau, có giao diện đồ họa và đƣợc phát triển bởi công ty Mozilla Corporation và hàng
trăm tình nguyện viên ở khắp nơi trên thế giới. Lúc đầu trình duyệt FireFox bắt đầu nhƣ là
fork của thành phần Navigator trong bộ Mozilla Application Suite, sau đó phát triển thành
một nhánh độc lập cũng có trình quản lý thƣ điện tử (Thunderbird) và trình đọc tin tức.
Ngày nay FireFox đã sánh ngang hàng với Mozilla Suite nhƣ là một bộ phần mềm đƣợc
phát hành chính thức.
Trƣớc khi phiên bản 1.0 đƣợc phát hành, FireFox đã đƣợc rất nhiều các phƣơng tiện
thông tin ca ngợi, trong đó có Forbes và Wall Street Journal.
Với trên hai mƣơi lăm triệu lƣợt tải về chỉ trong vòng 99 ngày sau khi phiên bản
1.0 đƣợc phát hành, FireFox trở thành phần mềm tự do, mã mở đƣợc tải về nhiều nhất, đặc
225
biệt đối với ngƣời dùng gia đình. FireFox là trình duyệt đầu tiên có tất cả các tính năng
nhƣ ngăn chặn cửa sổ quảng cáo kiểu pop-up, duyệt tab, đánh dấu trang động, hỗ trợ
chuẩn mở và cơ cấu mở rộng để thêm chức năng cho chƣơng trình.
 Opera

Là một bộ phần mềm Internet điều khiển các tác vụ liên quan đến Internet bao gồm
duyệt web, gửi và nhận thƣ điện tử, tin nhắn, quản lý danh sách liên hệ và trò chuyện trực
tuyến.
Opera đƣợc phát triển bởi công ty phần mềm Opera Software, trụ sở chính đặt tải
thủ đô của Oslo (Na Uy). Nó có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm
Windows, Mac OS X, Solaris, FreeBSD và Linux. Nó cũng đƣợc sử dụng trong điện
thoại di động, điện thoại thông minh, thiết bị trợ giúp cá nhân số (Personal Digital
Assistant, PDA), thiết bị trò chơi cầm tay và tivi tƣơng tác. Công nghệ của Opera cũng
đƣợc cấp phép cho các công ty khác sử dụng nhƣ Adobe Creative Suite. Phiên bản cho máy
tính để bàn của Opera hiện nay là miễn phí.
b. Chức năng của trình duyệt Web
Trình duyệt Web thực hiện rất nhiều chức năng. Trong các chức năng đó, trình duyệt
cho phép truy xuất và hiển thị các trang Web, cho phép điều hƣớng trên World Wide Web,
chơi các tệp tin đa phƣơng tiện, và hỗ trợ mã hóa để cho phép các trang Web bảo mật thực
hiện các giao dịch. Một số tính năng cơ bản của một trình duyệt:
 Địa chỉ
- Khi nhập địa chỉ Web site vào thanh địa chỉ, trình duyệt gửi một yêu cầu tới máy chủ Web
thích hợp.
- Máy chủ nhận yêu cầu, truy xuất vào các trang Web thích hợp, và sau đó gửi chúng lại tới
trình duyệt.
- Trình duyệt sau đó sẽ định dạng và hiển thị các trang Web bên trong cửa sổ trình duyệt.
- Để ghé thăm bất kỳ trang Web nào bằng cách nhập URL của nó vào thanh địa chỉ và bấm
ENTER (hoặc Go).
Bên cạnh việc hiển thị URL, thanh địa chỉ còn chứa nhiều nút khác nữa. Thanh địa chỉ
của Internet Explorer đƣợc hiển thị nhƣ sau:

Thanh địa chỉ chứa các nút sau đây:


- Search: Có thể tìm kiếm trực tiếp từ thanh địa chỉ. Nhấp chuột vào nút (Search) và sau đó
nhập thuật ngữ muốn tìm kiếm và bấm ENTER để xem danh sách các Web site liên quan
đến thuật ngữ tìm kiếm.
- ShowAddress: Nhấp chuột vào nút (Show Address) để hiển thị lịch sử gồm URL của các
trang Web đã ghé thăm trƣớc đây.
- Refresh/Go: Nhấp chuột vào nút (Refresh) để hiển thị lại hoặc làm mới nội dung của trang
Web hiện tại. Nhấp chuột vào (Go to) sau khi nhập địa chỉ trang Web để đi tới trang đó.
- Stop: Nhấp chuột vào nút (Stop) để ngăn việc tải thông tin của một trang Web. Nhấp
chuột vào nút Stop chỉ có ảnh hƣởng khi trang Web đang đƣợc tải.

226
 Tải thông tin lên (Uploading) và Tải thông tin xuống (Downloading)
- Uploading là quá trình gửi thông tin từ máy tính của mình tới máy chủ trên Internet.
- Downloading là quá trình sao chép tệp tin từ máy chủ trên Internet về máy tính của mình.
Đa phần mọi ngƣời tải thông tin xuống nhiều hơn là tải thông tin lên. Vì vậy, hầu hết
các ISP cung cấp dịch vụ cho phép tải thông tin xuống với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tải
thông tin lên.
+ Dòng thông tin tải xuống (tải xuống) - Dữ liệu di chuyển trong dòng thông tin
tải xuống khi đến vị trí ngƣời sử dụng từ máy chủ Web. Ngƣời dùng có thể mua dịch vụ
DSL với tốc độ tải dữ liệu 8, 12, hoặc 24 Mbps.
+ Dòng thông tin tải lên (tải lên) - Dữ liệu di chuyển trong dòng thông tin tải lên
khi gửi hoặc tải thông tin lên. Ngƣời sử dụng có thể mua dịch vụ DSL với tốc độ tải dòng
thông tin lên có tốc độ 640 Kbps, 1 Mbps, hoặc 3Mbps.
 Siêu liên kết
Siêu liên kết là một tham chiếu tới dữ liệu nằm ở đâu đó khác với vị trí hiện tại. Siêu
liên kết có thể trỏ tới cả tài liệu hoặc tới một thành phần cụ thể trong tài liệu. Thông thƣờng,
siêu liên kết chứa một mỏ neo.
Siêu liên kết có thể đƣợc thiết lập cho văn bản: hình ảnh hoặc các biểu tƣợng, các vùng
cụ thể trên đối tƣợng đồ họa. Khi xem một trang web trên trình duyệt, siêu liên kết có thể
đƣợc thao tác theo nhiều cách cụ thể. Khi di chuyển chuột qua siêu liên kết, trỏ chuột
chuyển thành biểu tƣợng bàn tay. Khi nhấp chuột vào một siêu liên kết, di chuyển đến một
trang Web đƣợc thiết kế là đích của siêu liên kết đó. Trang web đích hiển thị ngay trong cửa
sổ trình duyệt hiện tại hoặc ở một thẻ mới khác.
Các siêu liên kết khác sẽ nhìn thấy trên trang Web đƣợc tài trợ bởi các công ty đã trả
tiền quảng cáo trên trang Web đó.
 Tìm kiếm
Trong Internet Explorer, có thể tìm kiếm một cách trực tiếp từ thanh địa chỉ. Đơn giản
chỉ việc nhấp chuột vào thanh địa chỉ và bắt đầu nhập liệu.

Hoặc nhấp chuột vào Turn on suggestions để hiển thị một danh sách các thuật ngữ tìm
kiếm đƣợc đề xuất.

227
Nhấp chuột vào nút Add trong thực đơn sổ xuống để thêm các nhà cung cấp dịch vụ
tìm kiếm.
Sử dụng các kỹ thuật sau đây để thu hẹp số lƣợng tìm kiếm:
+ Lựa chọn các từ khóa cụ thể.
+ Đặt dấu nháy kép bên ngoài cụm từ hoặc nhóm các từ khóa để buộc máy tìm
kiếm phải tìm các từ xuất hiện cạnh nhau chứ khônng phải tìm các từ một cách riêng lẻ.
+ Sử dụng phép toán Boolean.
5.1.1.6. Khái niệm bộ máy tìm kiếm
Bộ máy tìm kiếm (Search Engine - viết tắt là SE) là công cụ đƣợc xây dựng trên
nền tảng web cho phép ngƣơi sử dụng tìm kiếm thông tin. Là nơi tìm thấy bất kỳ thông tin
nào bằng cách gõ các cụm từ hoặc từ tìm kiếm. Bộ máy tìm kiếm sẽ trả về một danh sách
kết quả các trang web liên quan đến cụm từ cần tìm kiếm. Các bộ máy tìm kiếm nổi tiếng
gồm:
Google: Đƣợc nhiều ngƣời đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất
trên Internet. Google có một cách trình bày gọn và đơn giản cũng nhƣ đem lại kết quả
thích hợp và nâng cao. Giao diện của Google gồm trên một tăm ngôn ngữ, kể cả tiếng
việt và một số ngôn ngữ dí dỏm nhƣ tiếng Klingon và tiếng Leet.
Yahoo: Là sản phẩm của tập đoàn Yahoo, cho nên tích hợp với Yahoo chat, hỏi đáp
rất tiện lợi cho ngƣời dùng. Mặc dù vậy giao diện của Yahoo vẫn bị cho là kém hấp dẫn.
Chức năng tìm ảnh chậm và hỗ trợ xem ảnh kém hơn Google.
Bing: đƣợc thiết kế để tối ƣu hóa, đƣa ngƣời dùng lên một trải nghiệm hoàn toàn mới
bằng cách tiếp cận ngƣời sử dụng theo một cách hoàn toàn mới, sử dụng những công cụ
trực quan để hỗ trợ ngƣời dùng ra quyết định tốt hơn, tập trung vào 4 lĩnh vực chính:
Quyết định mua hàng, lên kế hoạch cho một chuyến đi, nghiên cứu về sức khỏe, tìm một
doanh nghiệp tại địa phƣơng. Tuy nhiên, với nội dung Tiếng Việt còn nhiều hạn chế, Bing
vẫn chƣa chiếm đƣợc sự ƣu ái của ngƣời Việt.
5.1.2. An toàn và bảo mật trên Internet
5.1.2.1. Một số rủi ro khi tham gia vào cộng đồng ảo
Mặc dù truyền thông tức thời có nghĩa là truy cập nhanh, nhƣng điều này cũng có
nghĩa là thông tin đƣợc đăng tải mà không đƣợc xem xét trƣớc về tính chính xác. Khó để
có thể lựa chọn các nguồn đáng tin cậy vì không có biên tập viên đánh giá từng bài viết
và đảm bảo chúng đạt đến một mức độ chất lƣợng nhất định. Tất cả mọi thứ viết ra không
thông qua sự sàng lọc nào.
Nhận dạng cá nhân của những ngƣời vô danh đƣợc giữ kín do đó thông thƣờng mọi
ngƣời sử dụng cộng đồng ảo để sống một cuộc sống giả tƣởng dƣới vỏ bọc một con ngƣời
khác. Ngƣời dùng nên cảnh giác về nguồn gốc thông tin trực tuyến và cẩn thận kiểm tra
dẫn chứng với những chuyên gia hoặc nguồn chuyên môn.
Thông tin trực tuyến khác với các thông tin tranh luận trong đời thực bởi vì thông tin
đời thực ít phù du hơn. Do đó, ngƣời dùng phải cẩn thận với những thông tin mà họ tiết lộ
về bản thân để đảm bảo mình không dễ bị nhận biết vì lý do an toàn.
5.1.2.2. Mã hóa nội dung trên mạng
Kiểm tra các tín hiệu liên quan đến kết nối với trang web khi lƣớt web. Trƣớc tiên,
hãy nhìn thanh địa chỉ trong trình duyệt để xem URL trông có phải là URL thật hay
không. Cũng nên kiểm tra xem địa chỉ có bắt đầu bằng https:// không – điều này cho biết

228
rằng kết nối với trang web đã đƣợc mã hóa và có nhiều khả năng chống lại hành vi xâm
nhập hoặc giả mạo hơn. Một số trình duyệt cũng bao gồm biểu tƣợng khóa móc trong
thanh địa chỉ bên cạnh https:// nhằm chỉ rõ rằng kết nối đã đƣợc mã hóa và đƣợc kết nối
an toàn hơn.
Khi kết nối qua mạng Wi-Fi công cộng, bất cứ ai quanh đó đều có thể theo dõi thông
tin truyền giữa máy tính của ngƣời sử dụng và điểm phát sóng Wi-Fi nếu kết nối không
đƣợc mã hóa. Tránh thực hiện các hoạt động quan trọng nhƣ giao dịch ngân hàng hoặc
mua sắm qua mạng công cộng. Nếu sử dụng Wi-Fi tại nhà, nên nhớ sử dụng mật khẩu để
đảm bảo an toàn cho bộ định tuyến. Chỉ cần thực hiện theo hƣớng dẫn do nhà cung cấp
dịch vụ Internet hoặc nhà sản xuất bộ định tuyến cung cấp để đặt lại mật khẩu cho bộ
định tuyến thay vì sử dụng mật khẩu mặc định của bộ định tuyến mà bọn tội phạm có thể
biết. Nếu bọn tội phạm có thể truy cập vào bộ định tuyến, chúng có thể thay đổi cài đặt và
xâm nhập vào hoạt động trực tuyến của ngƣời sử dụng .
Cuối cùng, nên bảo đảm an toàn cho mạng Wi-Fi tại nhà của mình sao cho những
ngƣời khác không thể sử dụng mạng này để có thêm lớp bảo mật bổ sung. Điều này nghĩa
là thiết lập mật khẩu để bảo vệ mạng Wi-Fi– và giống nhƣ các mật khẩu khác mà ngƣời
sử dụng chọn, đảm bảo rằng mật khẩu chọn một kết hợp số, chữ cái, biểu tƣợng dài và
duy nhất để những ngƣời khác không thể dễ dàng đoán đƣợc mật khẩu. Nên chọn cài đặt
WPA2 khi định cấu hình mạng của mình để có lớp bảo vệ nâng cao hơn.
5.1.2.3. Tường lửa và vai trò của tường lửa
a. Khái niệm tường lửa
Tƣờng lửa là một kỹ thuật đƣợc tích hợp vào hệ thống mạng để chống sự truy cập trái
phép, nhằm bảo vệ các nguồn thông tin nội bộ và hạn chế sự xâm nhập không mong muốn
vào hệ thống.
b. Vai trò của tường lửa
Chức năng chính của Firewall là kiểm soát luồng thông tin từ giữa Intranet và
Internet. Thiết lập cơ chế điều khiển dòng thông tin giữa mạng bên trong (Intranet) và
mạng Internet. Cụ thể là: Cho phép hoặc cấm những dịch vụ truy nhập ra ngoài (từ
Intranet ra Internet).
- Cho phép hoặc cấm những dịch vụ phép truy nhập vào trong (từ Internet vào Intranet).
- Theo dõi luồng dữ liệu mạng giữa Internet và Intranet.
- Kiểm soát địa chỉ truy nhập, cấm địa chỉ truy nhập.
- Kiểm soát ngời sử dụng và việc truy nhập của ngƣời sử dụng.
- Kiểm soát nội dung thông tin thông tin lƣu chuyển trên mạng
5.1.2.4. Các dấu hiệu để nhận ra một website an toàn
Khi tiến hành giao dịch trực tuyến tại một websiite, điều quan trọng nhất mà khách
hàng cần biết đó là website đó có đáng tin cậy, có đƣợc bảo mật tốt hay không. Dễ dàng
nhận ra một website an toàn dựa vào các dấu hiệu nhận diện bên dƣới.
 URL bắt đầu với https://

229
Tối thiểu, địa chỉ URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải đƣợc bắt đầu bởi
cụm https:// và có một biểu tƣợng ổ khóa trên thanh địa chỉ (Lƣu ý rằng ổ khóa phải xuất
hiện ở thanh địa chỉ trình duyệt chứ không phải trong nội dung của website). Điều này
chứng tỏ website đã đƣợc bảo vệ bởi Secure Sockets Layer (SSL), một giao thức mã
hóa giúp đảm bảo thông tin đƣợc trao đổi một cách an toàn thông qua một chứng chỉ số
SSL đƣợc tin cậy.
 Thanh địa chỉ trình duyệt chuyển sang màu xanh lá cây có hiển thị tên công ty
quản lý website

Khi truy cập vào các website đƣợc trang bị chứng chỉ số Extended Validation (EV).
Đây là mức xác thực chặc chẽ nhất, đảm bảo công ty hiển thị trên thanh địa chỉ chính là
công ty đang sở hữu và vận hành website. Dấu hiệu này là dấu hiệu dễ nhận ra nhất.
Khi truy cập vào các website đƣợc trang bị chứng chỉ số Extended Validation (EV).
Đây là mức xác thực chặc chẽ nhất, đảm bảo công ty hiển thị trên thanh địa chỉ chính là
công ty đang sở hữu và vận hành website. Dấu hiệu này là dấu hiệu dễ nhận ra nhất.
 Luôn luôn kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt

230
Thoạt nhìn vào địa chỉ trên trình duyệt, chúng ta cứ ngỡ đó chính là website cần tìm.
Nhƣng trong trƣờng hợp này, website bên phải là một ví dụ điển hình cho việc đánh lừa
ngƣời dùng bằng cách thêm vào một đoạn ký tự phía sau. Những website nhƣ thế này
hoàn toàn có thể đánh lừa các hãng CA để mua một chứng chỉ số SSL giá rẻ, có mức xác
minh tên miền, vốn xử lý quy trình xác thực rất đơn giản và hoàn toàn tự động.
 Để ý cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ có bị đánh dấu chéo
và hiện màu đỏ không?

Thoạt nhìn vào địa chỉ trên trình duyệt, chúng ta cứ ngỡ đó chính là website cần tìm.
Nhƣng trong trƣờng hợp này, website bên phải là một ví dụ điển hình cho việc đánh lừa
ngƣời dùng bằng cách thêm vào một đoạn ký tự phía sau. Những website nhƣ thế này
hoàn toàn có thể đánh lừa các hãng CA để mua một chứng chỉ số SSL giá rẻ, có mức xác
minh tên miền, vốn xử lý quy trình xác thực rất đơn giản và hoàn toàn tự động.
5.1.2.5. Kiểm soát việc sử dụng Internet
Kurupira WebFilter là chƣơng trình quản lý trẻ em sử dụng Internet hoàn toàn miễn
phí và dễ dùng. Nó có 3 chức năng nổi bật, đó là chặn các trang web có nội dung không
lành mạnh, quy định thời gian online và cuối cùng báo cáo các hoạt động của trẻ trên
mạng.
Đầu tiên vào trang chủ của Kurupira tại địa chỉ: http://www.kurupira.net để tải phần
mềm, chọn Kurupira WebFilter.
Việc cài phần mềm không có gì đặc biệt - chỉ lƣu ý là nên đóng tất cả các trình
duyệt (Google Chrome, FireFox, Internet Expoler, Opera..) và các chƣơng trình khác trƣớc
khi cài.
231
Tiếp theo điền thông tin của con (năm sinh, giới tính, nơi dùng máy tính):

Tiếp theo là điền mật khẩu truy cập phần mềm và địa chỉ email - cần điền địa chỉ
email còn hoạt động để phòng khi quên mật khẩu thì còn nhận lại đƣợc.

Sau
khi bấm OK, Kurupira sẽ thông báo đã lƣu mật khẩu thành công:

Khi đã cài đặt xong xuôi, phần mềm sẽ thiết lập quyền quản lý sử dụng Internet
trên máy. Nếu thử truy cập một trang web có nội dung không lành mạnh, một thông báo sẽ
hiện ra:

Để thực hiện một số chức năng nhƣ giới hạn thời gian online hay xem báo cáo sử
dụng mạng, cần đăng nhập vào phần mềm.

232
Để giới hạn thời gian trực tuyến của trẻ vào Web, Time Controls:

Ở khu vực bên tay phải có phần giới hạn tổng số lƣợng thời gian online trong một
ngày, có thể điều chỉnh tùy thích, ví dụ để 3 tiếng:

Ở phần bên tay trái là khung thời gian đƣợc phép online, theo đó quy định, trong
cả tuần từ 10 giờ tối đến 7 giờ sáng hôm sau trẻ không thể vào mạng đƣợc:

233
Không thể truy cập Internet! Đây là thời gian không đƣợc phép
5.2. Sử dụng trình duyệt Web
5.2.1. Thao tác duyệt Web cơ bản
5.2.1.1. Cách mở và đóng trình duyệt Web
Trong giáo trình này là Mozilla Firefox, các trình duyệt khác cũng thực hiện tƣơng tự.
 Mở trình duyệt
Cách 1: Mở trình duyệt web từ menu Start

Mở trình duyệt Web từ menu Start


Cách 2: Nháy đúp chuột vào biểu tƣợng Mozilla Firefox tại màn hình Desktop

234
Mở trình duyệt Web từ màn hình Desktop
Cách 3: Nháy vào biểu tƣợng Mozilla Firefox dƣới thanh Quick Launch.

Mở trình duyệt Web từ thanh Quick Launch


 Đóng trình duyệt

Đóng trình duyệt


Di chuyển con trỏ góc phải thanh tiêu đề nháy chuột vào biểu tƣợng để đóng
trình duyệt. Hoặc có thể dùng tổ hợp phím Alt + F4 trên bàn phím.
5.2.1.2. Cách truy nhập địa chỉ Web
Để chuyển tới một trang web mới bằng cách gõ địa chỉ Internet hoặc URL của nó vào
Thanh Địa chỉ. URL thƣờng bắt đầu bằng “http://”, theo sau là một hoặc nhiều tên xác
định địa chỉ, ví dụ nhƣ: “http://hpu2.edu.vn/”.
Cách thực hiện nhƣ sau:
- Nháy chuột vào thanh địa chỉ để chọn URL hiện tại ở đó.
- Gõ URL của trang muốn mở
- Bấm phím Enter.
5.2.1.3. Cách hiển thị trang web
Để mở nhiều trang web cùng lúc, thực hiện nhƣ sau:
- Mở nhiều cửa sổ Firefox khác nhau, mỗi cửa sổ duyệt một trang web; hoặc
- Mở một cửa sổ Firefox và sử dụng tính năng Duyệt trên nhiều tab để điều hƣớng trang
web nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Duyệt trên nhiều tab cho phép mở nhiều tab trong cùng một cửa sổ Firefox, mỗi tab
hiển thị một trang web. Nhờ đó không cần phải mở nhiều cửa sổ mới có thể duyệt
235
nhiều trang khác nhau. Điều này giải phóng không gian cho desktop. Có thể mở, đóng và
nạp lại các trang web rất thuận tiện trong cùng một nơi mà không cần chuyển sang cửa sổ
khác.
a. Mở và duyệt web trên tab mới
Để mở một tab mới, vào menu File, New Tab, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+T, hoặc
nháy đúp chuột vào khoảng trống trên Thanh Tab.
Để mở một liên kết trên một tab, thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Kéo liên kết và thả vào khoảng trống trên Thanh Tab (Nếu chỉ có duy nhất
một trang web đang đƣợc mở, Thanh Tab có thể bị ẩn đi).
Cách 2: Kéo và thả liên kết vào một tab để mở liên kết trên tab đó.
Cách 3: Nháy chuột phải vào liên kết, chọn Open Link in New Tab.
Cách 4: Để mở một URL trên Thanh Địa chỉ tại tab mới, nhập URL đó vào rồi bấm
tổ hợp phím Alt+Enter.
b. Di chuyển các tab trong một cửa sổ
Các tab đƣợc hiển thị theo trật tự mở chúng, điều này có thể không đúng với ý
ngƣời sử dụng. Để di chuyển một tab tới vịtrí khác trong cửa sổ Firefox, hãy dùng chuột
kéo chúng tới đó. Trong khi kéo, Firefox sẽ hiển thị một chỉ báo nhỏ cho biết vị trí tab sẽ
đƣợc chuyển tới.
c. Đóng và phục hồi các tab
Để đóng tab hiện thời, vào menu File, Close Tab, hoặc tổ hợp phím Ctrl+W, hoặc
nháy chuột vào biểu tƣợng Close Tab bên phải của tab. Để đóng tất cả các tab trừ tab
hiện thời, nháy chuột phải vào tab và chọn Close Other Tabs.
Cửa sổ Firefox sẽ lƣu danh sách các tab đóng gần đây. Để phục hồi bất cứ tab nào
bằng cách chọn nó từ menu History\Recently Closed Tabs
Hoặc có thể phục hồi tất cả các tab bằng cách chọn menu History\Recently Closed
Tabs\Open All in Tabs.
5.2.1.4. Cách ngừng và khôi phục lại Website
a. Cách ngừng tải một trang Web
Trên trình duyệt đã truy nhập vào biểu tƣợng ở cuối thanh gõ địa chỉ.
b. Cách khôi phục lại trang Web
Trên trình duyệt đã truy nhập vào một trang web bấm F5 trên bàn phím hoặc biểu
tƣợng ở cuối thanh gõ địa chỉ.
5.2.2. Thiết lập cho trình duyệt
5.2.2.1. Cách thiết lập trang chủ cho trình duyệt Web
Thiết lập một trang làm trang chủ để mỗi khi khởi động Firefox hoặc nháy chuột
vào biểu tƣợng Home trên thanh công cụ, trang đó sẽ đƣợc tự động mở ra.
Để thiết lập một trang làm trang chủ:
- Vào menu Tools, Options.
- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang General và thực hiện thay
đổi trong khung Startup.

236
Thiết lập một trang làm trang chủ
Tại ô When Firefox starts, chọn tuỳ chọn Show my home page. Tại ô
Home Page, nhập trang muốn thiết lập làm trang chủ, ví dụ: http://ictu.edu.vn/
Nháy chuột nút OK để chấp nhận thiết lập.
5.2.2.2. Cách xoá lịch sử duyệt web
Vào menu History\Clear Private Data hoặc tổ hợp phím Ctrl+Shift+Del:

Xóa lịch sử duyệt Web


Bên cạnh Khoảng thời gian để xóa, chọn lƣợng lƣợc sử Firefox muốn xóa. Xóa các
lƣợc sử đƣợc thu thập trong khoảng một, hai, hoặc bốn tiếng gần đây; tất cả thời gian trƣớc
của ngày hôm đó (Hôm nay); hoặc tất cả lịch sử.

237
Lựa chọn xóa lịch sử Web
Tích chọn ô Browsing & Download History nếu muốn xoá lịch sử các trang đã ghé
thăm.
Tích chọn ô Form & Search History nếu muốn xoá lịch sử thông tin đã nhập
vào biểu mẫu hoặc thanh Tìm kiếm.
Bỏ chọn tại các ô còn lại rồi nháy chuột vào nút Clear Now.
5.2.2.3. Thao tác với cửa sổ bật ra (pop-up) và Cookie
Cửa sổ ngoài ý muốn là cửa sổ tự động xuất hiện trên màn hình mà không đƣợc phép.
Chúng rất đa dạng về kích thƣớc nhƣng thƣờng không chiếm toàn bộ màn hình. Một số cửa
sổ ngoài ý muốn xuất hiện phía trƣớc cửa sổ Firefox hiện thời trong khi một số khác lại
xuất hiện sau cửa sổ hiện thời.
Firefox cho phép điều khiển các cửa sổ ngoài ý muốn này. Theo mặc định Firefox sẽ
chặn không cho mở các cửa sổ ngoài ý muốn, chính vì thế không cần phải lo lắng về việc
kích hoạt chức năng này để chặn các cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện trong Firefox. Tuy
nhiên, có thể thêm ngoại lệ cho các trang muốn hiển thị các cửa sổ này.
Cách thực hiện nhƣ sau:

238
Hộp hội thoại Options\Content
Theo mặc định, ô Block pop-up windows đƣợc tích chọn có nghĩa là Firefox sẽ chặn
cửa sổ ngoài ý muốn của các trang. Để thêm ngoại lệ cho một trang, nháy nút Exceptions,
xuất hiện hộp hội thoại:

Hộp hội thoại Allowed Sites - Popups

239
Tại ô Address of web site, nhập địa chỉ của trang web cho phép mở cửa sổ ngoài ý
muốn.
Chọn Allow, khi đó địa chỉ của trang sẽ đƣợc chuyển vào danh sách ngoại lệ bên
dƣới.
Chọn Close để đóng hộp hội thoại.
5.2.2.4. Cách xóa các tập tin Internet tạm thời
Vào menu Tools\Options....

Hộp hội thoại Options\Network


Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Advanced. Nháy chuột lên thẻ
Network.
Trong phần Cached Web Content, chọn Clear Now.
Trong phần Offline Web Content and User Data, chọn Clear Now. OK để đóng cửa sổ
Options.
5.2.3. Chuyển hướng tới một trang web bất kỳ
5.2.3.1 Sử dụng lịch sử để di chuyển hướng web
Lịch sử duyệt web là thông tin mà Internet ghi nhớ và lƣu trữ trên PC khi duyệt web.
Nó bao gồm thông tin nhập vào các biểu mẫu, mật khẩu, các trang đã ghé thăm, và giúp cho
trải nghiệm duyệt tốt hơn. Nếu đang sử dụng một PC đƣợc chia sẻ hoặc công cộng, có thể
không muốn Internet ghi nhớ dữ liệu duyệt của mình.

240
Cách kích hoạt lịch sử duyệt Web
5.2.3.2. Siêu liên kết
Siêu liên kết là là nguồn dẫn để khi ngƣời dùng nháy chuột vào nó cho phép đi đến
một trang khác, hình ảnh có thể nháy chuột vào đó để đi đến một trang web khác hoặc một
vị trí khác nào đó trên trang. Khi di chuyển con trỏ qua một liên kết trên trang web, mũi tên
của con trỏ sẽ biến thành hình bàn tay.
Theo mặc định, các liên kết sẽ xuất hiện như sau trong tất cả các trình duyệt:
- Một liên kết chƣa đƣợc nhấp chuột sẽ đƣợc gạch dƣới và có mầu xanh.
- Một liên kết chƣa đƣợc nhấp chuột sẽ đƣợc gạch dƣới và có mầu tím.
- Một liên kết khi đƣợc nhấp chuột sẽ đƣợc gạch dƣới và có mầu đỏ.

Cách kích hoạt siêu liên kết

Để trở lại hoặc chuyển tới một trang, nháy chuột vào biểu tƣợng hoặc trên
thanh công cụ
Để xem danh sách các trang đã truy cập, nháy chuột phải vào mũi tên. Nếu
muốn trở lại trang nào, chọn trang đó trong danh sách.

5.2.4. Đánh dấu trang web


Khi gặp một trang web ƣa thích, muốn lƣu lại địa chỉ của nó để tiếp tục ghé thăm vào
các lần sau. Để thực hiện điều đó, Firefox cho phép lƣu các trang web thành các bookmark.
Sau đó, khi muốn hiển thị trang web nào, chỉ cần nháy chuột vào bookmark đó.
241
5.2.4.1. Cách đánh dấu một trang web
Để đánh dấu một trang ưa thích, thực hiện các bước sau:
Chọn trang muốn đánh dấu.
Vào menu Bookmarks\Bookmark This Page, hoặc nháy chuột vào biểu tƣợng ngôi
sao màu trắng bên phải của thanh Địa chỉ (nếu ngôi sao màu xanh tức là trang web đó
đã đƣợc đánh dấu), hoặc tổ hợp phím Ctrl+D, xuất hiện màn hình Page Bookmarked.

Đánh dấu một trang


Đặt tên cho bookmark tại ô Name.
Chọn thƣ mục lƣu bookmark tại ô Folder
5.2.4.2. Cách hiển thị trang web đã đánh dấu
Để hiển thị danh sách các trang đánh dấu đã tạo:
Chọn trình đơn View/ Sidebar/ Bookmarks. Thanh lề Bookmarks sẽ mở ra. Nháy
chuột lên một thƣ mục trong thanh lề để mở nó ra.

242
Hiển thị trang đánh dấu
Nháy chuột lên một trang đánh dấu trong danh sách để mở nó.

Mở một trang đã đánh dấu


5.2.4.3. Tạo, sửa, xoá các trang web đã đánh dấu
Để chỉnh sửa chi tiết trang đánh dấu, hãy nháy chuột lên biểu tƣợng ngôi sao một lần
nữa. Hộp "Chỉnh sửa trang đánh dấu này" sẽ hiện ra.

243
Chỉnh sửa trang đánh dấu

Trong hộp "Chỉnh sửa trang đánh dấu này", có thể thay đổi các chi tiết của trang
đánh dấu vừa tạo:
- Tên: Tiêu đề của đánh dấu.
- Thư mục: Nơi muốn lƣu trữ trang đánh dấu này. Nháy chuột lên trình đơn thả xuống để
hiển thị danh sách các thƣ mục hay dùng gần đây, hoặc chọn... từ trình đơn thả xuống để
hiển thị danh sách tất cả các thƣ mục chứa trang đánh dấu.
- Nhãn: Có thể để trống. Nhãn đƣợc dùng trong việc tìm kiếm trang đánh dấu.
Bấm Xong để hoàn thành việc chỉnh sửa trang đánh dấu.
5.3. Sử dụng Internet
5.3.1. Biểu mẫu và một số dịch vụ công cộng
Biểu mẫu là một mẫu văn bản dùng để thu thập thông tin, chẳng hạn nhƣ hồ sơ xin
việc làm, mẫu thăm dò ý kiến …
5.3.2. Tìm kiếm trên Internet
Trên Internet có rất nhiều website hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông tin, trong đó có
một số trang phổ biến nhƣ:
ASK JEEVES http://www.ask.com
GOOGLE http://www.google.com
LYCOS http://www.lycos.com MSN
http://www.msn.com YAHOO
http://www.yahoo.com
Để sử dụng một trong các công cụ tìm kiếm trên, hãy gõ địa chỉ của máy tìm kiếm
tƣơng ứng vào thanh địa chỉ của trình duyệt và Enter.
5.3.2.1. Hướng dẫn tìm kiếm bằng Google
Google là một trong những công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất trên Internet. Khả
năng tra cứu chính xác cao đã khiến cho Google trở nên quen thuộc với ngƣời sử dụng.
Để sử dụng Google, gõ địa chỉ http://www.google.com vào ô địa chỉ của trình duyệt
Web. Giao diện tìm kiếm sẽ xuất hiện nhƣ dƣới đây.

244
Hướng dẫn tìm kiếm trên google
- Mục (1): Ô tìm kiếm, nơi cho phép nhập câu điều kiện.
- Mục (2): Nút khởi động việc tìm kiếm.
- Mục (3): Nút khởi động việc tìm kiếm và mở ngay địa chỉ Web đầu tiên trong danh
sách các địa chỉ Web tìm thấy.
5.3.2.2. Sử dụng từ khóa để tìm kiếm
Để tìm kiếm các thông tin trên Internet, gõ từ khóa liên quan đến vấn đề đó vào ô tìm
kiếm. Ví dụ: Internet, eLearning, ADSL... rồi nháy chuột nút “Search” hoặc nút “Tìm” tùy
theo website sử dụng.
Nhiều ngƣời nghĩ rằng, khi sử dụng một công cụ tìm kiếm, chẳng hạn google,
trang tìm kiếm này sẽ tự động tìm tất cả các trang web và hiển thị những thông tin đang cần
tìm. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Máy tìm kiếm chỉ tìm kiếm trong danh sách các
website chúng lƣu trữ. Những website này có thể do máy tìm kiếm đã tìm đƣợc trƣớc đó
hoặc do các website đăng ký với máy tìm kiếm. Do vậy, kết quả tìm đƣợc khi sử dụng các
trang web khác nhau là khác nhau.
Thêm nữa, mỗi công cụ tìm kiếm lại sắp xếp kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí khác
nhau. Các kết quả tìm kiếm thƣờng đƣợc liệt kê theo kiểu mƣời mục trên một trang, với
các thông tin mô tả ngắn gọn về website mà chúng tìm đƣợc theo yêu cầu.
Thế nào là một từ?
Một từ là sự kết hợp các chữ cái hoặc các số với nhau trong đó không bao gồm các
khoảng trống.
Chƣơng trình tìm kiếm phân biệt các từ theo kí tự khoảng trống (tạo bằng phím
SpaceBar) hoặc kí tự cách (tạo bằng phím Tab). Không nên tìm kiếm theo một từ khóa
đơn.
Thƣờng thì nên sử dụng từ hai từ trở lên hoặc một cụm từ ngắn hơn là sử dụng một từ
đơn khi thực hiện tìm kiếm. Những từ chọn làm từ khóa phải là những từ liên quan trực
tiếp và đặc trƣng đối với vấn đề đang tìm. Ví dụ, nếu đang tìm thông tin về đào tạo máy
tính thì cụm từ gõ vào là “đào tạo máy tính” chứ không chỉ là “đào tạo” hoặc chỉ là “máy
tính”.
5.3.2.3. Tìm kiếm nâng cao
Nếu muốn tìm kiếm các thông tin về đào tạo máy tính mà chỉ gõ mỗi cụm từ là đào
tạo máy tính vào ô tìm kiếm thì máy sẽ tìm các trang có từ đào, các trang có từ tạo, các
trang có từ máy và các trang có từ tính. Sở dĩ nhƣ vậy là vì máy tìm kiếm không biết cả
ba từ trên mới là từ khóa muốn tìm.
245
Để máy tìm kiếm biết muốn tìm chính xác cụm từ đào tạo máy tính, phải bao cụm từ
đó bằng dấu ngoặc kép, lúc này, từ khóa sẽ là: “đào tạo máy tính”. Với từ khóa này, máy
tìm kiếm sẽ tìm đƣợc những nội dung sát với nhu cầu hơn.
Ngoài ra, có thể sử dụng dấu “+” để tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả vừa có
từ khóa này, vừa có từ khóa kia. Chẳng hạn gõ: “đào tạo” +“máy tính” để tìm những trang
web vừa có cụm từ “đào tạo”, vừa có cụm từ “máy tính”. Sử dụng dấu “-” để tìm kiếm sao
cho nội dung trang kết quả có chứa cụm từ này nhƣng không đƣợc chứa cụm từ kia. Chẳng
hạn gõ: “đào tạo” - “máy tính” để tìm những trang web có cụm từ “đào tạo” nhƣng không
đƣợc chứa cụm từ “máy tính”.
5.3.3. Lưu trữ nội dung
5.3.3.1. Lưu toàn bộ một trang
Lƣu một trang web về máy tính cá nhân cho phép xem trang đó ngay cả khi không
kết nối với Internet.
Cách thực hiện như sau:
Vào menu File, Save Page As hoặc tổ hợp phím Ctrl+S, xuất hiện hộp hội thoại
Save As.

Lưu trang web


- Chọn một kiểu định dạng cho trang đƣợc lƣu tại ô Save as type:
- Đặt tên trang tại ô File name.
- Chọn Save.
5.3.3.2. Lưu ảnh trong trang web
- Đặt con trỏ chuột lên trên ảnh
- Nháy chuột phải vào ảnh, chọn Save Image As, xuất hiện hộp hội thoại Save
Image
- Chọn nơi lƣu ảnh
- Đặt tên ảnh tại ô File name. Chọn Save

246
Lưu ảnh
5.3.4. In dữ liệu
5.3.4.1 Xem trước khi in
Để biết trang web sẽ hiển thị trên giấy nhƣ thế nào khi in ra, nên sử dụng tính năng
Xem trƣớc khi in. Cách thực hiện nhƣ sau:
Vào menu File\Print Preview.
Tại cửa sổ Xem trƣớc khi in, thực hiện các thao tác sau: Chuyển qua lại giữa các trang:
- Chọn Next page để chuyển tới trang tiếp theo.
- Chọn Last page để chuyển tới trang cuối cùng.
- Chọn Previous page để chuyển tới trang trƣớc đó.
- Chọn First page để chuyển tới trang đầu tiên.
Thay đổi tỷ lệ của các trang: Chọn tỷ lệ thích hợp tại ô Scale.
Thay đổi hƣớng giấy in: Nháy chuột vào biểu tƣợng để in giấy dọc,
hoặc để in giấy ngang.
Thiết lập trang: Chọn Page Setup để thiết lập trang in với những tuỳ chọn khác nhƣ
tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang,…
Chọn “Print” để in trang web ngay, hoặc chọn Close để đóng cửa sổ Xem trƣớc
khi in.
5.3.4.2. In
 Để in trang hiện thời:
Vào menu File, Print hoặc tổ hợp phím Ctrl+P, xuất hiện hộp hội thoại:

247
Thiết lập cấu hình máy in
Chọn máy in tại ô Name. Chọn OK.
 Để in một đoạn văn bản trên trang hiện thời:
- Chọn đoạn văn bản cần in.
- Vào menu File\Print hoặc tổ hợp phím Ctrl+P, hộp thoại Print xuất hiện.
- Trong khung Print range, tích chọn Selection.
- Chọn OK.
5.4. Sử dụng thƣ điện tử
5.4.1. Khái niệm và nguy cơ sử dụng thư điện tử
5.4.1.1. Khái niệm thư điện tử và công dụng
a. Thư điện tử (Electronic Mail)
Là một hệ thống chuyển nhận thƣ từ qua các mạng máy tính. Email là một phƣơng
tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin có thể đƣợc gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng
thông thƣờng và đƣợc chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có
thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng
lúc. Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi đƣợc chữ, nó còn có thể truyền
đƣợc các dạng thông tin khác nhƣ hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm
thƣ điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tƣơng thích với kiểu
tệp HTML.
b. Công dụng của thư điện tử
- Thay vì viết thƣ bằng giấy mực và bút thì ngƣời gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của
máy tính và biết dùng một phần mềm thƣ điện tử.
- Lá thƣ đƣợc gửi trên hệ thống bƣu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy
gửi. Trong khi đó, nếu gửi thƣ điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thƣ
điện tử đƣợc truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thƣ điện
tử là đƣợc bảo toàn. Trong khi đó, dùng đƣờng bƣu điện có thể gửi đi các vật liệu hàm
chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều ngƣời.

248
- Vận tốc truyền thƣ điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không
đáng kể so với gửi qua đƣờng bƣu điện.
- Dùng thƣ điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thƣ điện tử ra đọc
nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thƣ ở các thùng thƣ. Đồng thời, vì mỗi ngƣời dùng thƣ
đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thƣ điện tử sẽ khó bị ngƣời ở chung đọc lén so với
thƣ gửi bƣu điện. Nhƣng ngƣợc lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống
thƣ điện tử của cá nhân nếu nhƣ các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy.
- Khối lƣợng gửi và nhận thƣ điện tử có thể nhiều hơn thƣ bƣu điện rất nhiều lần.
Đối với các dịch vụ thƣ điện tử mới thì dung lƣợng có thể lên đến hàng Gbyte nhƣ dịch vụ
của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thƣ có thể dự trữ trong dung lƣợng này tƣơng
đƣơng với vài bộ từ điển bách khoa.
- Các dạng chuyển tiếp trong đó ngƣời nhận lại chuyển đi nội dung lá thƣ cho một
hay nghiều ngƣời khác thƣờng cũng phổ biến trong cả hai hệ thống bƣu chính và thƣ điện
tử. Khả năng ảnh hƣởng về thông tin của hai loại này là tƣơng đƣơng mặc dù thƣ điện tử
chuyển tiếp có nhiều xác suất gây nhiễm virus máy tính.
- Hộp thƣ là nơi cất giữ các thƣ từ với địa chỉ hẳn hoi. Tƣơng tự, trong hệ thống thƣ
điện tử, thì hộp thƣ này tƣơng đƣơng với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng vói điạ
chỉ của ngƣời chủ thƣ điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thƣ điện tử sẽ có nhiều chức
năng hơn là việc xoá bỏ các thƣ cũ.
- Mỗi ngƣời có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải đƣợc đăng ký qua một
hệ thống nào đó). Mỗi hộp thƣ sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ
email khác.
c. Thành phần và cấu trúc của thư điện tử
Một địa chỉ email sẽ bao gồm ba phần chính có dạng Tên_định_dạng_thêm
tên_email@tên_miền
- Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho ngƣời đọc có thể dễ dàng
nhận ra ngƣời gửi hay nơi gửi. Tuy nhiên, trong các thƣ điện tử có thể không cần cho tên
định dạng và lá thƣ điện tử vẫn đƣợc gửi đi đúng nơi. Thí dụ: Trong địa chỉ gửi thƣ tới viết
dƣới dạng Phƣơng Linh hay viết dƣới dạng phuonglinh@yahoo.com thì phần mềm thƣ
điện tử vẫn hoạt động chính xác và gửi đi đến đúng địa chỉ.
- Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thƣ. Thông thƣờng, cho dễ nhớ,
phần này hay mang tên của ngƣời chủ ghép với một vài kí tự đặc biệt. Phần tên này thƣờng
do ngƣời đăng kí hộp thƣ điện tử đặt ra. Phần này còn đƣợc gọi là phần tên địa phƣơng.
- Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thƣ điện tử. Ngay sau
phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền.
5.4.1.2. Lừa đảo trực tuyến và cách nhận diện
a. Lừa đảo trực tuyến (Phishing) là tiến trình thu thập thông tin cá nhân từ ai đó với mục
đích thực hiện một cuộc tấn công phạm tội. Để chống lại hình thức lừa đảo trực tuyến ngày
càng tăng, ngƣời ta đã nỗ lực hoàn chỉnh hành lang pháp lý, huấn luyện cho ngƣời dùng,
cảnh báo công chúng và tăng cƣờng an ninh kĩ thuật.
b. Làm thế nào để nhận dạng một email lừa đảo?
Bất kỳ email nào yêu cầu cung cấp tên, ngày sinh, mã số an ninh cá nhân, tên
đăng nhập và mật khẩu của tài khoản mail, hay những thông tin cá nhân khác, thì cho dù
đƣợc gửi đi từ ai nữa, thì đó là một email lừa đảo.

249
Các email yêu cầu quyên quảng cáo quyên góp, cần kiểm tra độ tin cậy của các tổ
chức từ thiện này. Đừng bao giờ gửi ngay séc hoặc tiền cho họ, không cung cấp thông tin
thẻ tín dụng, hoặc sử dụng bất kỳ hình thức điện tử nào để chuyển tiền cho tổ chức đó trừ
khi đã có xác nhận tuyệt đối về uy tín của tổ chức này.
E-mail lừa đảo cũng thƣờng có những logo thoạt nhìn nhƣ logo chính thức hoặc các
thông tin giống nhƣ lấy trực tiếp từ các website hợp pháp, nó cũng có thể chứa các chi tiết
về bản thân của ngƣời sử dụng mà những kẻ đánh cắp thông tin tìm thấy trên các trang
mạng xã hội tham gia.
5.4.1.3. Nguy cơ lây nhiễm virus từ thư điện tử
Thƣ điện tử (e-mail) đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới nên virus chuyển hƣớng sang
lây nhiễm thông qua thƣ điện tử thay cho các cách lây nhiễm truyền thống.
Khi đã lây nhiễm vào máy nạn nhân, virus có thể tự tìm ra danh sách các địa chỉ thƣ
điện tử sẵn có trong máy và nó tự động gửi đi hàng loạt cho những địa chỉ tìm thấy. Nếu
các chủ nhân của các máy nhận đƣợc thƣ bị nhiễm virus mà không bị phát hiện, tiếp tục
để lây nhiễm vào máy, virus lại tiếp tục tìm đến các địa chỉ và gửi tiếp theo. Chính vì vậy
số lƣợng phát tán có thể tăng theo cấp số nhân khiến cho trong một thời gian ngắn hàng
hàng triệu máy tính bị lây nhiễm, có thể làm tê liệt nhiều cơ quan trên toàn thế giới trong
một thời gian rất ngắn.
Khi các phần mềm quản lý thƣ điện tử kết hợp với các phần mềm diệt virus có thể
khắc phục hành động tự gửi nhân bản hàng loạt để phát tán đến các địa chỉ khác trong
danh bạ của máy nạn nhân thì chủ nhân phát tán virus chuyển qua hình thức tự gửi thƣ
phát tán virus bằng nguồn địa chỉ sƣu tập đƣợc trƣớc đó. Phƣơng thức lây nhiễm qua thƣ
điển tử bao gồm:
- Lây nhiễm vào các file đính kèm theo thư điện tử (attached mail): Khi đó kích
hoạt (do đặc diểm này các virus thƣờng đƣợc "trá hình" bởi các tiêu đề hấp dẫn nhƣ sex,
thể thao hay quảng cáo bán phần mềm với giá vô cùng rẻ).
- Lây nhiễm do mở một liên kết trong thư điện tử: Các liên kết trong thƣ điện tử
có thể dẫn đến một trang web đƣợc cài sẵn virus, cách này thƣờng khai thác các lỗ
hổng của trình duyệt và hệ điều hành. Một cách khác, liên kết dẫn tới việc thực thi một
đoạn mã, và máy tính bị có thể bị lây nhiễm virus.
- Lây nhiễm ngay khi mở để xem thư điện tử: Cách này vô cùng nguy hiểm bởi
chƣa cần kích hoạt các file hoặc mở các liên kết, máy tính đã có thể bị lây nhiễm virus.
Cách này thƣờng khai thác các lỗi của hệ điều hành.
5.4.2. Cách viết và gửi thư điện tử
5.4.2.1. Mở hộp thư
Hộp thƣ điện tử có thể truy cập bằng hai cách: Sử dụng bằng trình duyệt web
(Internet Explorer, Firefox,…) hoặc dùng một chƣơng trình Mail Client (Microsoft
Outlook, Outlook Express, Mozilla Thunderbird…)
Sử dụng trình duyệt web sẽ thuận tiện hơn vì dù đi bất cứ đâu, chỉ cần có máy vi
tính nối mạng Internet là có thể sử dụng đƣợc. Sau đây là các bƣớc truy nhập hộp thƣ bằng
trình duyệt web:
Bước 1: Mở trình duyệt web (trong hƣớng dẫn này là Mozilla Firefox, các trình duyệt
khác thì thực hiện tƣơng tự)
Bước 2: Nhập (gõ) tại ô địa chỉ (Address): http://gmail.com sau đó Enter hoặc chọn
nút Go
250
Hình đăng nhập tài khoản Email
Nhập Email và mật khẩu. Sau khi nhập Email và mật khẩu, chọn nút Đăng nhập
hoặc bấm phím Enter giao diện mail sẽ hiện ra nhƣ sau:

Mở hộp thư điện tử


5.4.2.2. Đóng hộp thư
Nháy chuột vào tài khoản. Bấm vào nút “Đăng xuất” để đóng hộp thƣ điện tử

Đóng hộp thư điện tử


Nếu muốn đăng nhập vào một tài khoản khác, không cần phải đăng xuất tài khoản
đầu tiên. Thay vì đó, đăng nhập vào nhiều tài khoản cùng một lúc sử dụng một trong hai
phƣơng pháp:

251
- Đăng nhập nhiều tài khoản cho phép đăng nhập vào các tài khoản khác nhau trong
cùng một cửa sổ trình duyệt.
- Nhiều ngƣời dùng cho Firefox giữ các tài khoản khác nhau riêng biệt trong các
cửa sổ trình duyệt của riêng họ.
5.4.2.3. Chi tiết về cửa sổ soạn thư

Nhập địa chỉ Email người nhận


Dưới đây là một số tính năng:
Ngƣời nhận: Nhấp vào trƣờng văn bản này để nhập địa chỉ email. Có thể nhấp vào
liên kết Cc hoặc Bcc để thêm tập hợp ngƣời nhận mới. Kéo và thả ngƣời nhận từ trƣờng
này sang trƣờng khác hoặc nhấp "x" để xóa ngƣời nhận khỏi thƣ. Di chuột qua ngƣời nhận
để xem chi tiết về ngƣời đó hoặc nhấp đúp vào ngƣời nhận để chỉnh sửa địa chỉ của họ.

Định dạng văn bản: Nhấp vào biểu tƣợng này để thêm định dạng nhƣ kích cỡ
phông chữ, in đậm, gạch chân và dấu đầu dòng. Hoặc sử dụng các phím phím tắt định dạng
mới định nghĩa. Di chuột qua từng nút để tìm hiểu phím tắt có thể sử dụng cho tùy chọn đó.
Các tùy chọn căn chỉnh và thụt dòng giờ đây đƣợc thu nhỏ dƣới biểu tƣợng căn chỉnh.

Đính kèm: Nhấp vào biểu tƣợng Đính kèm để đính kèm các tệp vào thƣ.. Di
chuột qua biểu tƣợng Đính kèm cũng sẽ mở trình đơn tùy chọn chèn.

Tùy chọn chèn: Di chuột qua biểu tƣợng dấu cộng để nhúng ảnh, liên kết,
biểu tƣợng cảm xúc và sự kiện trên Lịch Google. Trình đơn này cũng sẽ mở khi di chuột
qua biểu tƣợng Đính kèm.

Hủy: Nhấp vào biểu tƣợng thùng rác để xóa thƣ nháp.
Tùy chọn khác: Nhấp vào trình đơn này để xem các công cụ khác nhƣ kiểm
tra lỗi chính tả, định dạng văn bản thuần túy, in, thêm nhãn và bao gồm các tệp đính kèm
gốc.

252
Kích cỡ cửa sổ: Để soạn thƣ trong cửa sổ toàn màn hình, nhấp mở rộng
trong góc trên bên phải của cửa sổ soạn thƣ. Để sử dụng toàn màn hình theo mặc định,
nhấp Tùy chọn khác và chọn Đặt mặc định thành toàn màn hình.
Lƣu: Gmail tự động lƣu thƣ nháp khi đang viết, do đó nếu đã xóa nút "Lƣu bây giờ"
(nhƣng có thể xác minh rằng thƣ đã đƣợc lƣu khi nhìn thấy từ "Đã lƣu" bên cạnh nút Hủy).
Thƣ nháp cũng sẽ đƣợc tự động lƣu khi đóng cửa sổ soạn thƣ.
Gửi thƣ dƣới dạng: Nếu sử dụng Gmail để gửi thƣ từ một địa chỉ khác (nhƣ địa chỉ
cơ quan), hãy nhấp vào địa chỉ trong trƣờng "Từ" để chọn địa chỉ khác. Nếu không nhìn
thấy trƣờng "Từ", trƣớc tiên hãy nhấp vào trƣờng "Ngƣời nhận" ở đầu cửa sổ soạn thƣ.
5.4.2.4. Lưu bản nháp
Chức năng lƣu bản Nháp (draft) tự động rất tuyệt vời để lƣu các ghi chú dùng đến
thƣờng xuyên. Chỉ cần soạn thƣ mới, gõ hoặc dán ghi chú vào là hệ thống tự động lƣu lại.
5.4.3. Nhận và trả lời thư điện tử
5.4.3.1. Lưu tập tin đính kèm
Mở thƣ mà có tập tin đính kèm.

Di chuyển đến tập tin đính kèm nhấp vào để lƣu tập tin đính kèm.

Lưu tập tin đính kém

5.4.3.2. Để lưu tập tin đính kèm vào một thư mục
Vào menu Tools\Options.
Trong mục General vào phần Download chọn Browse … để tùy chọn thƣ mục
lƣu tập tin đính kèm.

253
Tùy chọn thư mục lưu trữ
5.4.3.3. Chuyển tiếp thư
Mở thƣ muốn chuyển tiếp.
Nhấp vào liên kết Chuyển tiếp trong hộp bên dƣới thƣ.
Nếu không nhìn thấy liên kết Chuyển tiếp, nhấp vào mũi tên xuống bên cạnh Trả lời
ở góc trên cùng bên phải của thƣ và chọn Chuyển tiếp.

Thêm (các) ngƣời nhận mới và mọi nội dung bổ sung vào thƣ.
Nếu thƣ có tệp đính kèm, chọn không chuyển tiếp chúng bằng cách cuộn xuống
cuối nội dung thƣ và nhấp vào x nơi có liệt kê tệp đính kèm.
Các thƣ cũ hơn trong cuộc hội thoại cũng có thể đƣợc đƣa vào nội dung. Xóa nội dung
này một cách đơn giản nếu không muốn chuyển tiếp.
Nhấp vào Gửi.
5.4.3.4. Chuyển tiếp toàn bộ cuộc hội thoại
Mở cuộc hội thoại.
Nhấp vào nút Thêm trong thanh công cụ phía trên thƣ và chọn
Chuyển tiếp tất cả.
Khi chuyển tiếp toàn bộ cuộc hội thoại, tất cả thƣ từ cuộc hội thoại sẽ đƣợc đƣa vào
một thƣ. Mỗi thƣ đều đƣợc đánh dấu và liệt kê rõ ràng theo thứ tự thời gian, từ cũ nhất đến
gần đây nhất, để cuộc hội thoại trở thành dễ đọc.
5.4.4. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử
5.4.4.1 Sử dụng chức năng lọc thư gửi đến
Rất mệt mỏi khi phải cuộn qua hàng trăm email cũ chỉ để tìm một email cần, đó là lý
do muốn tìm kiếm email. Ví dụ: Nếu đang tìm thƣ có chứa từ mua sắm, chỉ cần nhập từ
mua sắm vào trƣờng tìm kiếm và nhấp vào nút tìm kiếm. Kết quả sẽ đƣợc hiển thị với cụm
từ tìm kiếm đƣợc đánh dấu màu vàng trong thƣ.

Hộp thư tìm kiếm thư điện tử

254
Nếu gặp khó khăn khi tìm kết quả, có thể tinh lọc truy vấn bằng cách nhấp vào mũi
tên nhỏ trong hộp tìm kiếm và nhập tiêu chí tìm kiếm vào trƣờng phù hợp.

Chức năng lọc email


Gmail không nhận diện đƣợc các ký tự tìm kiếm đặc biệt nhƣ dấu ngoặc vuông, dấu
ngoặc đơn, ký hiệu tiền tệ, dấu "và" (&), dấu thăng và dấu hoa thị. Gmail cũng sẽ tìm kiếm
trong tệp đính kèm nếu có, vì vậy tìm kiếm có thể trả về các mục không có cụm từ tìm
kiếm trong văn bản thƣ.
5.4.4.2. Thiết lập chữ ký vào cuối tất cả thư
Đăng nhập vào hộp thƣ Gmail và chọn Cài đặt.

Cài đặt quản lý hộp thư

Chọn mục Cài đặt

255
Cài đặt chữ ký
Chọn phần Chữ ký, đánh dấu chọn ô bên dƣới và nhập chữ ký vào khung soạn thảo.
Sử dụng các công cụ định dạng văn bản có sẵn nhƣ bất cứ chƣơng trình soạn thảo văn
bản nào.
Sau khi nhập xong Lƣu thay đổi để ghi nhớ các thiết lập này.
Từ bây giờ, mỗi khi soạn thƣ mới đều thấy Gmail đã chèn sẵn chữ ký ở phía dƣới
phần nội dung của thƣ. Do đó chỉ cần nhập nội dung phía trên và gửi đi.
Cũng giống nhƣ khi nhận đƣợc thƣ có đính kèm hình ảnh, nếu trong chữ ký có hình
ảnh thì có thể Gmail sẽ hỏi có muốn hiển thị hình ảnh từ địa này hay không.
5.5. Một số dạng truyền thông số thông dụng
5.5.1. Dịch vụ nhắn tin tức thời (IM)
5.5.1.1. Khái niệm dịch vụ tin nhắn tức thời
Nhắn tin nhanh (hay tin nhắn tức khắc, trò chuyện trực tuyến, IM viết tắt của Instant
Messaging), là dịch vụ cho phép hai ngƣời trở lên nói chuyện trực tuyến với nhau qua
một mạng máy tính.
5.5.1.2. Sử dụng tính năng đa phương tiện
Hầu hết các chƣơng trình IM cho phép nói chuyện bằng âm thanh và video trực tiếp
theo thời gian thực. Các chƣơng trình nhƣ Skype, ichat, FaceTime hoặc Google Talk có các
tính năng hỗ trợ cho hội nghị truyền hình. Những chƣơng trình này vô cùng thuận tiện khi
muốn “hỏi thăm và chia sẻ” với ngƣời khác trên toàn cầu với chi phí rất hợp lý.
5.5.1.3. Thoại qua giao thức Internet (VoIP: Voice over Internet Protocol)
Thực hiện cuộc gọi thoại sử dụng kết nối Internet băng thông rộng thay vì sử dụng các
đƣờng thoại truyền thống. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ VoIP do tiết kiệm đƣợc
chi phí so với các dịch vụ thoại truyền thống, đặc biệt khi thực hiện những cuộc gọi đƣờng
dài.
5.5.1.4. Hội nghị truyền hình
Cho phép mọi ngƣời ở các điểm cách xa nhau có thể tham gia vào một cuộc hội nghị.
Những ngƣời tham dự ở mỗi địa điểm thƣờng ngồi tập trung xung quanh những chiếc bàn
trong một phòng có trang bị camera truyền hình, micro, màn hình video và loa. Đôi khi chỉ
cần camera và màn hình đƣợc sử dụng, còn tín hiệu thoại đƣợc truyền tải qua điện thoại.
Camera thu video tại mỗi địa điểm sẽ ghi lại hình ảnh của những ngƣời tham dự hội
nghị truyền hình, và phần mềm sẽ chuyển dữ liệu đó tới các vị trí khác trong thời gian thực,
giống nhƣ truyền hình trực tiếp. Mục đích của hội nghị truyền hình là cho phép những
ngƣời tham gia nhìn đƣợc những hành động giao tiếp không chỉ bằng lời nói và thƣờng
đƣợc quảng cáo nhƣ là “tốt gần nhƣ đang có mặt tại đây”.
Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết các hệ thống hội nghị truyền hình thƣờng không
đƣợc trang bị đầy đủ nhƣ vậy. Các hình ảnh đƣợc truyền tải qua video thƣờng quá nhỏ,
256
hoặc camera không thể hiện đƣợc các chuyển động của bàn tay hoặc cánh tay, hoặc những
ngƣời tham dự thƣờng xuất hiện với khoảng cách xa so với camera.
5.5.2. Cộng đồng trực tuyến
Hay còn gọi là cộng đồng ảo, là một mạng lƣới xã hội của các cá nhân tƣơng tác
thông qua các phƣơng tiện truyền thông cụ thể, có khả năng vƣợt qua những ranh giới địa
lý và chính trị để theo đuổi lợi ích hay mục tiêu chung. Một trong những loại hình cộng
đồng ảo phổ biến nhất là các dịch vụ mạng xã hội, trong đó gồm nhiều cộng đồng trực
tuyến khác nhau.
5.5.2.1. Mạng xã hội
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối
kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian. Những ngƣời tham gia vào mạng xã hội còn
đƣợc gọi là cƣ dân mạng.
Mạng xã hội có những tính năng nhƣ chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file,
blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cƣ dân mạng liên kết với nhau và trở thành
một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ
này có nhiều phƣơng cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ
nhƣ tên trƣờng hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (nhƣ địa chỉ e-mail hoặc
screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (nhƣ thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca
nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
5.5.2.2. Diễn đàn trực tuyến
Diễn đàn trực tuyến, hay đƣợc gọi là forum, là nơi để cho ngƣời dùng Internet
trao đổi thảo luận và tán gẫu với nhau.
Phƣơng thức thƣờng đƣợc dùng trong diễn đàn trực tuyến là ngƣời đầu tiên gửi lên
một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category, forum) và sau đó những ngƣời tiếp
theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó. Khi nội
dung thảo luận vƣợt quá một trang màn hình máy tính thì nó sẽ đƣợc tách ra từng
trang. Các bài viết sau sẽ ở các trang đƣợc tự động tăng dần thêm sau. Các bài viết đầu
tiên luôn luôn ở trang một.
5.5.2.3. Phòng chat
Hay còn gọi là Chatroom, là hình thức thảo luận trực tiếp trên Internet, có thể thảo
luận, trao đổi và nhận đƣợc câu trả lời hầu nhƣ ngay lập tức, cũng tƣơng tự nhƣ khi nói
chuyện qua điện thoại vậy. Để giới hạn chủ đề, thông thƣờng chia ra thành các Chatroom
theo một chủ đề nào đó, ví dụ theo khu vực, theo lứa tuổi,...
5.5.2.4. Trò chơi trực tuyến
Trò chơi trực tuyến (game online) là một dạng trò chơi đƣợc chơi thông qua mạng
máy tính. Mạng này thông thƣờng là Internet hoặc các công nghệ tƣơng đƣơng. Game
online bao gồm những loại game, nhƣ game dựa trên mã hóa cho tới những game lồng
ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới ảo mà nhiều game thủ có thể chơi đồng thời.
Rất nhiều game online có gắn với những cộng đồng ảo, biến nó trở thành một dạng hoạt
động xã hội vƣợt qua khỏi những game một ngƣời chơi thông thƣờng.

257
5.6. Thƣơng mại điện tử và ngân hàng điện tử
5.6.1. Bán hàng trực tuyến
Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về các sản phẩm dịch vụ đƣợc
chia theo danh mục mỗi danh mục có nhiều sản phẩm bên trong trình bày dƣới dạng danh
mục sản phẩm, dịch vụ. Các thành phần này có thể bao gồm hình ảnh, mô tả và giá thành
và không giới hạn danh mục sản phẩm.
Giúp đƣa thông tin về đối tác, khách hàng, dự án của công ty.
5.6.2. Thanh toán trực tuyến
Mô hình thanh toán trực tuyến hay còn gọi là ví điện tử tại Việt Nam thực sự
bắt đầu và sôi động h n lên, đặc biệt trong vài năm trở lại đây có khá nhiều cổng
thanh toán trực tuyến ra đời, để hiểu sâu hơn về các dịch vụ này. Chúng ta cần hiểu
“ví điện tử” là gì và nó dùng để làm gì?
Ví điện tử là một tài khoản điện tử. Nó giống nhƣ "ví tiền" của chúng ta trên Internet
và đóng vai trò nhƣ một chiếc ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp thực hiện công
việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết
kiệm cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc.
Ví dụ: Có thể dùng nó để chi trả khi mua sắm, sử dụng dịch vụ hay thanh toán hóa
đơn tiền điện, tiền nƣớc, nạp tiền điện thoại, mua hàng trên mạng, chuyển tiền cho ngƣời
thân hay trả các hoá đơn ADSL... Hay khi online và gặp một món hàng mà mình thích, thay
vì phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc đến trực tiếp cửa hàng để thanh toán, chỉ với vài thao
tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, ngƣời bán đã nhận đƣợc tiền và sẵn sàng giao hàng.
Mô hình giao dịch thanh toán trực tuyến:

Giới thiệu chi tiết một số cổng thanh toán trực tuyến phổ biến:
 Cổng thanh toán Nganluong.vn

258
Thanh toán trực tuyến
NgânLƣợng.vn là dịch vụ thanh toán trực tuyến cho thƣơng mại điện tử tiên phong và
hàng đầu tại Việt Nam cả về thị trƣờng, ngƣời dùng và giao dịch. Phát huy kinh nghiệm về
thƣơng mại điện tử từ liên doanh Chợ điện tử-eBay, nó cho phép các cá nhân và doanh
nghiệp gửi và nhận tiền thanh toán trên Internet ngay tức thì một cách an toàn, tiện lợi, phổ
biến và đƣợc bảo vệ.
 Cổng thanh toán VNmart.vn

Cổng thanh toán trực tuyến


Ví điện tử VnMart là sản phẩm của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (VietinBank)
và Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (Vnpay) kết hợp, ra đời từ năm 2008.
Ví điện tử VnMart chấp nhận thanh toán trực tuyến của cộng đồng thƣơng mại điện
tử VnMart, dịch vụ này cung cấp hai loại ví dành cho cá nhân và doanh nghiệp, sử dụng
ví điện tử VnMart có thể mua sắm, thanh toán hóa đơn, bán hàng, hiện tại Vnmart
liên kết với 4 ngân hàng trong nƣớc nhƣ Vietinbank, Agribank, BIDV, DongA Bank
và nhiều đối tác kinh doanh.
 Cổng thanh toán Payoo.vn

259
Cổng thanh toán trực tuyến
Sản phẩm Công nghệ thông tin đã đoạt giải Sao Khuê năm 2008, đã đƣợc ngân hàng
nhà nƣớc cấp phép hoạt động trung gian thanh toán điện tử. Thống kê cuối Quý hai năm
hai010 từ cổng thông tin Ngân hàng Nhà nƣớc, Ví điện tử Payoo hiện đang dẫn đầu thị
phần dịch vụ thanh toán trung gian tại Việt Nam.
Với Ví điện tử Payoo, ngƣời dùng mua hàng trực tuyến hoặc sử dụng dịch vụ tại hơn
60 website uy tín đã kết nối với ví điện tử Payoo; dễ dàng nạp tiền vào tài khoản điện
thoại di động trả trƣớc tại website: www.paycode.com.vn. Đặc biệt, chủ Ví điện tử
Payoo đƣợc hỗ trợ thanh toán trực tuyến mọi hóa đơn của các nhà cung cấp dịch vụ khác
nhau thông qua cổng www.paybill.com.vn.
 Cổng thanh toán OnePay

Cổng thanh toán trực tuyến

260
OnePay là sản phẩm dành cho các đơn vị kinh doanh thƣơng mại điện tử chuyên
nghiệp, OnePAY cho phép doanh nghiệp thực hiện thanh toán trực tuyến trên website, qua
email hoặc Tel/Fax. Giải pháp chấp nhận thanh toán cho thẻ quốc tế Visa, MasterCard,
Amex, JCB và thẻ nội địa của các ngân hàng Việt Nam.

 Cổng thanh toán Baokim.vn

Cổng thanh toán trực tuyến


Là cổng thanh toán trực tuyến xây dựng theo mô hình hệ thống Paypal,
Moneybookers… hỗ trợ Mobile Payment phục vụ thanh toán trực tuyến tại Việt nam. Bảo
Kim là cách đơn giản nhất cho phép ngƣời mua hàng (trực tuyến), bán hàng (trực tuyến)
thực hiện giao dịch tài chính (chuyển tiền, nhận tiền) một cách an toàn và tiện lợi. Các
thao tác đƣợc thực hiện theo thời gian thực.
Với ngƣời dùng, doanh nghiệp: Bảo Kim cung cấp các dịch vụ thanh toán tích hợp cho
các hệ thống online nhƣ: Website TMĐT, Hệ thống rao vặt, Blog, Forum… dựa trên các
API đƣợc xây dựng sẵn, hỗ trợ tích hợp một cách đơn giản và nhanh chóng. Với đối tác:
Đáp ứng việc tích hợp với các hệ thống khác: SMS Gateway, Banking Services… nhanh
chóng, thuận tiện.
5.6.3. Ngân hàng điện tử
Ngân hàng điện tử là dịch vụ truy vấn thông tin tài khoản và thực hiện các giao dịch
chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet. Dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện giao
dịch trực tuyến mà không cần đến Ngân hàng. Chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện
thoại di động có kết nối Internet và mã truy cập do Ngân hàng cung cấp, khách hàng đã
có thể thực hiện các giao dịch với Ngân hàng mọi lúc mọi nơi một cách an toàn.
Những tiện ích của ngân hàng điện tử:
- Quản lý thông tin tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay): Truy
vấn số dƣ, sao kê giao dịch.
- Chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng. Chuyển tiền nhận bằng
CMND/Hộ chiếu: trong và ngoài hệ thống.
- Thanh toán hóa đơn trực tuyến (tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại, tiền internet).
261
5.6.4. Sử dụng các dịch vụ của ngân hàng điện tử
VietinBank iPay là dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam (VietinBank) dành cho mọi khách hàng cá nhân có mở tài khoản tại VietinBank. Dịch
vụ có thể đƣợc sử dụng thông qua các thiết bị thông minh có kết nối Internet. Ví dụ: Laptop,
Máy tính bảng, Điện thoại di động.
 Đăng nhập sử dụng
Để sử dụng VietinBank iPay, ngƣời sử dụng cần có tên đăng nhập & mật khẩu (đã
đƣợc cung cấp qua email cá nhân khi đăng kí) để đăng nhập tại địa chỉ:
https://ebanking.vietinbank.vn/ipay/
Để tăng cƣờng bảo mật cho tài khoản, tham khảo việc nhập password bằng bàn phím
ảo (virtual keyboard).

Hệ thống ngân hàng điện tử


Trong trƣờng hợp không nhớ mật khẩu hiện tại, ngƣời sử dụng có thể yêu cầu cấp lại
mật khẩu online. Mật khẩu tạm thời sẽ đƣợc gửi tới địa chỉ email đã dùng để đăng kí tài
khoản.
 Xem danh sách tài khoản
Tại màn hình trang chủ hoặc menu Tài khoản (TK), lựa chọn loại TK cần
vấn tin tại các tab: Tài khoản ATM/CA, Tài khoản thẻ tín dụng hoặc Tài khoản tiết
kiệm để định vị TK cần tìm.

262
Truy vấn tài khoản trực tuyến
Nháy chuột vào số tài khoản để:
Xem chi tiết tài khoản (số dƣ hiện tại, chi nhánh mở TK, trạng thái TK, loại tiền tệ)
Truy vấn lịch sử giao dịch.
Vấn tin OBU (phí cầu đƣờng / On-board Unit).

Truy vấn lịch sử giao dịch


Lưu ý: Các TK mới được mở tại VietinBank có thể chưa xuất hiện trong danh sách TK
chính. Người sử dụng chọn tab Cập nhật tài khoản trong menu Tài khoản. Hệ thống sẽ
hiển t h ị các TK đang chờ để cập nhật. Tiếp tục làm theo hướng dẫn tại menu trên để
chấp nhận hiển thị tất cả các TK.

263
Xem thông tin tài khoản
Trong trƣờng hợp không có TK mới, hệ thống sẽ thông báo: “Qúy khách hiện có 0 tài
khoản đang chờ cập nhật.”
Tài khoản chuyển: Chọn TK chuyển tiền đi, màn hình sẽ hiển thị số dƣ khả dụng
của TK.
Tài khoản/Số thẻ nhận: Nhập số TK/số thẻ của ngƣời nhận, hoặc nháy biểu tƣợng
tìm kiếm để lựa chọn ngƣời nhận trong danh bạ.
Số tiền chuyển: Nhập số tiền cần chuyển.
Nội dung chuyển khoản: Nhập nội dung trong vòng 54 ký tự.

Chuyển khoản trong hệ thống


Số tiền chuyển trong mỗi lần giao dịch không vƣợt quá 50,000,000 VNĐ / GD/TK và
200,000,000 VNĐ/ngày/TK.
Ngƣời sử dụng vào đƣờng link “Thông tin phí và hạn mức giao dịch”& “Giờ giao
dịch” để tham khảo các thông tin liên quan. Chọn Chấp nhận sau khi hoàn tất.
Màn hình hiển thị các thông tin của giao dịch, ngƣời sử dụng kiểm tra lại thông tin.
Nếu thông tin chƣa chính xác bấm Quay lại để sửa. Nếu thông tin chính xác bấm Chấp
nhận để chuyển sang bƣớc tiếp theo.

264
Mã OTP sẽ đƣợc gửi qua tin nhắn SMS tới số điện thoại ngƣời sử dụng đã cung cấp
khi đăng kí.

Dịch vụ Mobile Banking

Ngƣời sử dụng đối chiếu Mã giao dịch trong tin nhắn với mã giao dịch trên màn
hình. Nếu trùng khớp, nhập OTP và chọn Chấp nhận để hoàn tất giao dịch.

Xác thực giao dịch


Nếu mã giao dịch không trùng khớp, không nhập OTP vào bất cứ màn hình nào và
chọn Quay lại. Trong trƣờng hợp có nhầm lẫn hoặc gian lận, khi mã OTP đƣợc nhập 3 lần
không chính xác, hệ thống sẽ tự động hủy giao dịch.
Sau khi nhập chính xác OTP và chọn Chấp nhận, màn hình sẽ hiển thị thông báo giao
dịch thành công.

265
Chuyển khoản trong hệ thống
Nếu thông tin ngƣời thụ hƣởng chƣa nằm trong danh bạ, nút Lƣu danh bạ sẽ hiển
thị để có thể thực hiện lƣu thông tin và tiết kiệm thời gian cho các lần chuyển khoản tiếp
theo.
 Chuyển khoản ngoài hệ thống
Tài khoản chuyển: Chọn TK chuyển tiền đi, màn hình sẽ hiển thị số dƣ khả dụng của
TK.
Tài khoản/Số thẻ nhận: Nhập số TK/số thẻ của ngƣời nhận, hoặc nháy chuột vào
biểu tƣợng tìm kiếm để lựa chọn ngƣời nhận trong danh bạ.
Người thụ hưởng: Nhập tên ngƣời thụ hƣởng.
Ngân hàng nhận: Trong quá trình nhập tên NH nhận, hệ thống sẽ tự động tìm kiếm
và hiển thị tên NH phù hợp để lựa chọn. Ngoài ra có thể nháy chuột vào biểu tƣợng tìm
kiếm để chọn trong danh sách sẵn có.

266
Chuyển khoản ngoài hệ thống
Lưu ý: nháy vào link “Thông tin phí và hạn mức giao dịch” & “Giờ giao dịch” để
tham khảo các thông tin liên quan.
Nháy chuột Chấp nhận để chuyển sang bƣớc tiếp theo. Trƣờng hợp chuyển khoản
nhanh
Nếu tài khoản chuyển là tài khoản ATM và Tài khoản/Số thẻ nhận nằm tại các ngân
hàng liên kết, nhập tiếp các thông tin sau:
- Số tiền chuyển: Nhập số tiền cần chuyển.
- Loại phí: Chọn đối tƣợng trả phí chuyển khoản 9,900 VNĐ (ngƣời chuyển hoặc
ngƣời thụ hƣởng).
- Nội dung chuyển: Nhập nội dung (tối đa 54 ký tự).

267
Chuyển khoản ngoài hệ thống
Chọn Chấp nhận để chuyển sang bƣớc tiếp theo.
 Thanh toán hóa đơn
Lựa chọn mục Thanh toán hóa đơn, Giao dịch ở menu chính để có thể thanh toán các
loại hóa đơn sau:
- Tiền điện
- Vé máy bay
- Cƣớc điện thoại cố định: Cố định thông thƣờng & cố định không dây
- Cƣớc điện thoại di động: Trả trƣớc & trả sau
- Cƣớc Internet ADSL
- Topup OBU (nạp tiền phí cầu đƣờng)
- Toàn bộ hóa đơn cƣớc viễn thông VNPT (hiện chỉ cung cấp cho thuê bao VNPT
Hải Phòng).
Thanh toán vé máy bay
Để có Mã đặt chỗ có thể lấy từ một trong hai nguồn sau:
1. Website của Vietnam Airlines: http://www.vietnamairlines.com/
2. Mục “Mua vé máy bay” trong Website của Vban: http://www.vban.vn
Lƣu ý: Đối với việc đặt vé máy bay trên website của Vietnam Airlines: khi thực hiện
đến màn hình Thanh toán, chọn có tại các mục: “Thanh toán nội địa tại Việt Nam –
THANH TOÁN SAU” và “Vui lòng chọn”. Tiếp đó, trong danh sách các dịch vụ thanh
toán, lựa chọn VietinBank iPay.

268
Chọn hình thức thanh toán trực tuyến
Quý khách chấp nhận “Điều kiện giá vé”, “Điều kiện và điều khoản” sau đó bấm Gửi
thanh toán để chuyển qua bƣớc kế tiếp. Mã đặt chỗ sẽ đƣợc cung cấp trong phần Xác
nhận nhƣ hình dƣới đây. Đồng thời, Mã đặt chỗ này cũng đƣợc gửi đến email đăng ký với
Vietnam Airlines.

Xác thực trực tuyến


Đối với dịch vụ đặt vé máy bay trên website vban.vn: sau khi hoàn tất quá trình đặt
vé, tổng đài của Vban sẽ gửi mã đặt chỗ thông qua tin nhắn SMS đến số điện thoại đã đăng
ký với Vban.

269
Lựa chọn Thanh toán hóa đơn -> Giao dịch -> Vé máy bay từ danh sách menu
chính. Màn hình sẽ hiển thị yêu cầu nhập Mã đặt chỗ.

Thanh toán hóa đơn trực tuyến


Trong trƣờng Nhà cung cấp, Quý khách vui lòng chọn “Vietnam Airlines” hoặc
“Vban/1900555520” tƣơng ứng với nhà cung cấp, sau đó Chấp nhận.
Màn hình hiển thị thông tin giao dịch gồm “Mã chuyến bay”, “Số tiền cần thanh
toán”, “Ngày giờ bay”, “Hành trình”… lựa chọn tài khoản thanh toán và Chấp nhận để
tiếp tục giao dịch.

Thông tin giao dịch trực tuyến


Kiểm tra lại các thông tin giao dịch vừa khởi tạo. Nếu thông tin chính xác, Chấp
nhận để chuyển sang bƣớc tiếp theo, ngƣợc lại Làm lại để thực hiện lại giao dịch.
Sau khi nhận đƣợc mã OTP qua tin nhắn SMS, nhập chính xác mã OTP trên và
Chấp nhận để hoàn tất giao dịch

270
Xác thực giao dịch
Nếu nhập OTP chính xác, màn hình sẽ hiện ra thông báo giao dịch thành công.
5.7. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: WEP là viết tắt của cụm từ nào?
A. Wireless Encryption Protocol
B. Wired Equivalent Privacy
C. Wireless Equivalent Policies
D. Wired Encryption Protocol
Câu 2: Câu nào dƣới đây định nghĩa đúng về khái niệm Internet, trình duyệt Web và World
Wide Web?
A. Internet và World Wide Web là hai tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm, và tất
cả các trang của Internet đều đƣợc xem qua trình duyệt
B. Internet là một mạng chứa các trang đƣợc liệt kê với nhau để hình thành World Wide
Web và những trang này đƣợc hiển thị qua trình duyệt Web
C. World Wide Web là một mạng và các trình duyệt là cách gọi khác của Internet
D. Bất kỳ đáp án nào ở trên
E. A hoặc B
Câu 3: Nếu thƣờng xuyên ghé thăm một trang Web, thực hiện điều gì để truy cập vào các
trang đó một cách hiệu quả?
A. Định nghĩa mỗi trang thành trang chủ của trình duyệt
B. Đánh dấu mỗi trang
C. Xóa mỗi trang từ thƣ mục History để nó sẽ trở nên kích hoạt
D. Bất kỳ đáp án nào ở trên
Câu 4: Nếu sử dụng một cụm từ làm thuật ngữ tìm kiếm, điều nào dƣới đây là đúng?
A. Máy tìm kiếm sẽ thông dịch khoảng trống giữa mỗi từ trong cụm từ thành toán tử
Boolean AND
B. Máy tìm kiếm sẽ thông dịch khoảng trống giữa mỗi từ trong cụm từ thành toán tử
Boolean OR
C. Máy tìm kiếm sẽ thông dịch khoảng trống giữa mỗi từ trong cụm từ thành toán tử
Boolean NOT
D. Máy tìm kiếm sẽ từ chối cụm từ bởi vì bạn không thể sử dụng nhiều hơn một từ làm
thuật ngữ tìm kiếm

271
Câu 5: Khi đăng tải thông tin lên Web site cá nhân để chia sẻ với ngƣời khác, hành động
nào đang thực hiện?
A. Tải dữ liệu lên B. Tải dữ liệu xuống
Câu 6: Những loại hình truyền thông điện tử nào có thể sử dụng đƣợc?
A. Thƣ điện tử B. Trò chuyện trực tuyến
C. Hội nghị truyền hình D. Tin nhắn văn bản
E. Bất kỳ đáp án nào F. A hoặc D
Câu 7: Sự khác nhau giữa trả lời bản tin và chuyển tiếp bản tin là gì?
A. Trả lời bản tin là khi đáp ứng ngƣời gửi tới ngƣời nhận và chuyển tiếp bản tin là phản
hồi cho ngƣời nhận và cũng gửi bản sao của bản tin cho mình
B. Có thể phản hồi cho một hoặc nhiều ngƣời nhƣng chỉ có thể chuyển tiếp bản tin cho
một ngƣời
C. Phản hồi khi đáp ứng ngƣời gửi và chuyển tiếp là gửi bản tin cho một ai đó
D. Không khác nhau gì cả
Câu 8: Thƣ rác (Spam) đề cập đến điều gì?
A. Tin nhắn từ nhà cung cấp nhƣ Microsoft yêu cầu đăng nhập bằng cách sử dụng
một liên kết đƣợc chỉ định rõ
B. Các tin nhắn không mong muốn, quảng bá sản phẩm và dịch vụ hoặc chính trị/
quan điểm tôn giáo
C. Đính kèm từ các nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
D. Thông điệp yêu cầu đăng nhập vào một dịch vụ tài chính
Câu 9: Hai khung thời gian quan trọng trong truyền thông điện tử là gì?
A. Thời gian thực và thời gian trì hoãn (delayed)
B. Online và Offine
C. Tin nhắn văn bản và tin nhắn tức thời
D. Tức thời và trì hoãn
Câu 10: Hình thức truyền thông nào là tốt nhất khi sự hồi đáp không cần khẩn cấp?
A. Gửi tin nhắn tức thời
B. E-mail
C. Blog
D. Tin nhắn văn bản
Câu 11: Việc sử dụng các tính năng đa phƣơng tiện nhƣ video trong tin nhắn tức thời có ý
nghĩa thế nào?
A. Không cần phải thiết lập để có thể gửi tin nhắn tức thời
B. Có thể biết những ngƣời bạn đang nói chuyện cùng đầu dây bên kia
C. Cuộc trò chuyện trở thành thời gian thực khi xem và trò chuyện với những ngƣời
khác
D. Có nhiều phiên bản miễn phí cho các chƣơng trình trò chuyện
Câu 12: Để thu hẹp tìm kiếm thông tin về những con đƣờng đi bộ đƣờng dài nhƣng không
nhắc đến Alaska, từ khóa nào sẽ sử dụng trong tiêu chuẩn tìm kiếm?
A. AND B. NOT
C. OR NOT D. OR

272
Câu 13: Giao thức truyền thông cho phép thực hiện cuộc gọi bằng cách sử dụng một kết nối
internet bằng thông rộng?
A. Dịch vụ nhắn tin đa phƣơng tiện
B. Transfer Control Protocol/ Intenet Protocol (TCP/IP)
C. Voice over Internet Protocol
D. Post Office protocol
Câu 14: Đâu là tên miền trong địa chỉ e-mail: josmith@ccilearning.com
A. josmith C. ccilearning
B. ccilearning.com D. com
Câu 15: Ba tử định dạng có thể sử dụng cho khi tạo email mới cho tin nhắn?
A. Định dạng Word
B. Rick Text
C. Plain text
D. Database
E. HTML hay Hyper Text Markup Language (HTML)
Câu 16: Ghép nối các loại hình địa chỉ ngƣời nhận email: TO, CC, BCC với mô tả về nó
A. Xác định ngƣời nhận chính của tin nhắn
B. Cho biết những ngƣời sẽ nhận đƣợc một bản copy thông điệp
C. Ẩn tên/ địa chỉ của ngƣời nhận nào đó
Câu 17: Hai lý do nên đọc lại tin nhắn trƣớc khi gửi?
A Để đảm bảo bạn đã sửa tất cả các lỗi chính tả hay ngữ pháp trong tin nhắn
B. Để giữ gìn sự chuyên nghiệp trong tất cả các thƣ kinh doanh
C. Để kiểm tra tất cả các địa chỉ email là chính xác
D. Để kiểm tra xem tên của công ty đã đƣợc viết đúng chính tả chƣa
Câu 18: Nên cân nhắc điều gì trƣớc khi trả lời tất cả mọi ngƣời trong cuộc hội thoại ban
đầu?
A. Liệu rằng tất cả mọi ngƣời có cần phải xem trả lời
B. Làm thế nào để gửi file dữ liệu lớn qua Outlook trên hệ thống
C. Liệu có cần gửi một bản sao của thông điệp gốc hay không
D. Sẽ phải mất bao lâu để gửi thông điệp này đến nhiều ngƣời
Câu 19: Hai quá trình nên thực hiện trƣớc khi mở một email có tập đính kèm?
A. Lƣu tệp đính kèm vào mạng và mở nó từ vị trí của nó
B. In một bản sao của tập tin đính kèm để tham khảo
C. Đảm bảo chắc chắn rằng các tập tin đính kèm là thứ đang đợi nhận
D. Lƣu tệp đính kèm nó để đảm bảo không có virus
Câu 20: Khi cần tìm từ chính xác hoặc cụm từ sử dụng thêm kí tự nào ở đầu và cuối cụm từ
cần tìm kiếm?
A. Dấu nháy đơn D. Dấu ngoặc vuông
B. Dấu nháy kép E. Dấu lớn hơn và nhỏ hơn
C. Dấu ngoặc đơn

273
PHẦN B. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Chƣơng 1: CĂN BẢN VỀ MÁY TÍNH


Bài thực hành 1.1
Nội dung: Khởi động máy tính, các thành phần của máy tính đang sử dụng
- Quan sát các thiết bị vào: Chuột, bàn phím, …
- Quan sát thiết bị ra: Màn hình, loa, …
- Quan sát các biểu tƣợng chƣơng trình có trên màn hình nền Desktop.
- Các thao tác mở máy tính.
- Tắt máy tính.
- Đăng nhập màn hình chính.
- Thử nghiệm các chức năng, các thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp
chuột.
- Thử nghiệm chức năng của các bàn phím, các thao tác bàn phím (đánh máy,
bấm tổ hợp phím Alt+F4, Ctrl+Alt+Del, Ctrl+C, Ctrl+V,…).
- Luyện tập gõ phím.
Bài thực hành 1.2
Nội dung: Quản lý Desktop và Control Panel
- Sắp xếp lại các Folder và ShortCut trên Desktop theo các cách khác nhau
- Điều chỉnh các thông số cho màn hình
- Điều chỉnh Background, thay đổi kiểu màn hình nền của desktop
- Điều chỉnh Screen Saver:
+ Chọn các loại Screen saver khác nhau
+ Cho hiện dòng chữ chạy là họ tên của bạn
- Điều chỉnh môi trƣờng làm việc: Điều chỉnh ngày, tháng, năm cho hệ thống đúng
với ngày tháng năm hiện hành
- Thao tác trên thanh taskbar:
+ Thiết lập thanh taskbar luôn nằm trƣớc các ứng dụng khác
+ Lần lƣợt di chuyển thanh taskbar đến các cạnh của màn hình
+ Cố định, không cho di chuyển taskbar
+ Thiết lập cho thanh taskbar tự động ẩn
- Mở cửa sổ My Computer. Thực hiện các công việc sau:
+ Thu nhỏ cửa sổ My Computer
+ Phóng to cửa sổ My Computer
+ Phục hồi cửa sổ My Computer nhƣ kích thƣớc lúc mới mở cửa sổ này
+ Thay đổi kích thƣớc cửa sổ này tùy ý.
+ Đóng cửa sổ My Computer.
- Mở cửa sổ Recycle Bin trên desktop. Thực hiện các công việc sau:
+ Lặp lại các thao tác giống nhƣ bài thực hành 1.1.
+ Chọn một tập tin, hoặc thƣ mục có trong cửa sổ này, thực hiện thao tác khôi

275
phục tập tin, thƣ mục đã bị xóa.
Bài thực hành 1.3
Nội dung: Quản lý thƣ mục và tập tin
1. Khởi động Windows Explorer và tạo cấu trúc thƣ mục (Folder)
nhƣ hình bên vào D:\
2. Chọn các thƣ mục (Folder) để nó trở thành thƣ mục (Folder) hiện hành
và quan sát nội dung của nó.
3. Chọn thƣ mục THCB, sau đó thực
hiện các lệnh Views và quan sát các
thể hiện của các thƣ mục trên cửa sổ
Windows Explorer: Extra Large Icon,
Large Icons, Medium Icons, Small Icons,
List, Details, Title, Content.
4. Thực hiện thao tác sắp xếp các thƣ
mục và quan sát trình tự các thƣ mục
trong cửa sổ Windows Explorer: Sort
by, Group by.
5. Xem thông tin của các thƣ mục
DOHOA, LAPTRINH bằng cách chọn
thƣ mục cần xem và thực hiện lệnh
6. Gán thuộc tính ẩn (Hidden) cho thƣ mục THVP, thuộc tính
chỉ đọc (Read Only) cho thƣ mục THCB
7. Hiển thị lại thƣ mục THVP đã bị ẩn.
8. Thực hiện lệnh để xóa bỏ các thuộc tính đã cài đặt cho thƣ mục THVP
và THCB.
9. Đổi tên các thƣ mục sau:
a. CHAPTER1  CHƢƠNG 1
b. CHAPTER2  CHƢƠNG 2
c. MSPAINT  VẼ HÌNH
d. WORDPAD  SOẠN THẢO
e. 3DS 3DSTUDIO
10. Tạo thêm 1 thƣ mục có tên SAOCHEP trong thƣ mục BAITAP3.
11. Chép thƣ mục THVP, THCB vào SAOCHEP.
12. Chép nội dung của PASCAL và COBOL vào C.
13. Xóa thƣ mục THVP và THCB trong thƣ mục BAITAP3.
14. Tạo thêm thƣ mục GRAPHICS trong BAITAP3, sau đó di chuyển nội dung của thƣ
mục DOHOA vào GRAPHICS.
Bài thực hành 1.4
Nội dung: Quản lý thƣ mục và tập tin
Mở Windows Explorer và tạo cây thƣ mục sau:
a) Trong thƣ mục Ly_Thuyet, tạo 3 tập tin sau với nội dung tùy chọn.

276
 Ly_Thuyet_Tuan_01.txt
 Ly_Thuyet_Tuan_02.txt
 Ly_Thuyet_Tuan_03.txt
b) Thực hiện sao chép 3 tập tin đó tạo ở
trên vào các thƣ mục tƣơng ứng:
 Ly_Thuyet_Tuan_01.txt vào
Tuan_01
 Ly_Thuyet_Tuan_02.txt vào
Tuan_02
 Ly_Thuyet_Tuan_03.txt vào
Tuan_03
c) Di chuyển 3 tập tin ở thƣ mục Ly_Thuyet vào thƣ mục Bai_Tap_Co_Ban và
lần lƣợt đổi tên :
 Ly_Thuyet_Tuan_01.txt thành Bai_Tap_Tuan_01.txt
 Ly_Thuyet_Tuan_02.txt thành Bai_Tap_Tuan_02.txt
 Ly_Thuyet_Tuan_03.txt thành Bai_Tap_Tuan_03.txt
d) Nén thƣ mục Tin_Hoc_Dai_Cuong thành tập tin Tin_Hoc.rar và lƣu trong ổ
đĩa C:\
e) Xóa bỏ thƣ mục Tin_Hoc_Dai_Cuong theo 2 cách (xóa bỏ vào thùng rác và
xóa vĩnh viễn).
f) Trong ổ đĩa C:\, tạo thƣ mục mới và đặt tên theo mó số sinh viên. Sao
chép tập tin Tin_Hoc.rar vào thƣ mục vừa tạo.
g) Đổi kiểu hiển thị của các tập tin và thƣ mục trong ổ đĩa C theo các kiểu khác
nhau
h) Sắp xếp các tập tin và thƣ mục trong ổ đĩa C theo các kiểu khác nhau

Bài thực hành 1.5


Nội dung: Quản lý thƣ mục và tập tin
1. Khởi động Windows Explorer và tạo cấu trúc thƣ mục nhƣ
hình bên vào D:\.
2. Dùng chức năng tìm kiếm trên máy tính để tìm hai tập tin
CALC.EXE và WORDPAD.EXE, sau đó chép vào thƣ
mục MSPAINT.
3. Dùng chức năng tìm kiếm trên máy tính để tìm các tập tin có
phần mở rộng là .TXT, chọn 5 tập tin có dung lƣợng <
50KB và chép vào thƣ mục WORDPAD.
4. Tìm trên máy tính các tập tin có ký tự thứ hai là S và chép
vào thƣ mục FOXPRO.
5. Sắp xếp các tập tin trong thƣ mục WORDPAD theo kích
thƣớc tăng dần, chọn cách hiển thị Details để xem các thông
tin: loại tập tin, kích thƣớc, ngày giờ tạo...
6. Trên D:\, tạo một shortcut để khởi động chƣơng trình Caculator đặt tên là
MAYTINH.
277
7. Trên D:\, tạo một shortcut để khởi động chƣơng trình WORDPAD có tên
SOANTHAO
8.Sao chép hai shortcut vừa tạo ở trên vào thƣ mục LUU. Sau đó thử khởi động hai shortcut
này từ thƣ mục LUU, quan sát và nhận xét.
9. Xóa hai shortcut ở trong thƣ mục LUU (không dùng Shift + Delete), sau đó
vào Recycle Bin phục hồi lại.
10. Tìm kiếm tất cả các tập tin trong ổ đĩa C:\ có phần mở rộng là txt.
11. Tìm kiếm tất cả các tập tin trong ổ đĩa C:\ có phần mở rộng là exe.
12. Tìm kiếm tất cả các tập tin trong ổ đĩa C:\ có tên bắt đầu bằng chứ “H”.
Bài thực hành 1.6
Nội dung: Quản lý thƣ mục và tập tin
a. Khởi động Windows Explorer và tạo cấu trúc Folder sau:

b. Tạo một shortcut khởi động chƣơng trình WordPad.exe trong Folder VAVBAN
với tên TAOVB1
c. Tạo một shortcut khởi động chƣơng trình NOTEPAD.exe trong Folder VANBAN
với tên TAOVB2
d. Tạo một Shortcut khởi động chƣơng trình Unikey trong GAMES với tên
GOTIENGVIET
e. Tạo một Shotcut khởi động chƣơng trình Calc.exe trong GAMES với tên
MAYTINH
f. Khởi động Shortcut TAOVB1 để tạo tập tin văn bản với nội dung tùy ý và lƣu
vào Folder VANBAN với tên SOANTHAO.
Bài thực hành 1.7
Nội dung: Phần mềm WordPad
Khởi động phần mềm WordPad theo các cách sau:
 Start Menu \ Programs \Accessories \ WordPad
 Start Run \ gõ wordpad \Enter
 Dùng Shortcut Key
a) Nhập nội dung tùy ý và lƣu lại với tên là BaiTap_WordPad_01.txt theo 3 cách:
 Sử dụng lệnh File \ Save
 Sử dụng công cụ Save trên thanh Tool Bar
 Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + S
b) Thay đổi nội dung vừa gõ, sử dụng chức năng Save As để lƣu với tên là
BaiTap_WordPad_02.txt
278
c) Đóng cửa sổ WordPad theo các cách sau:
 Sử dụng Close Button.
 Sử dụng lệnh File \ Exit
 Sử dụng tổ hợp phím Alt + F4

Bài thực hành 1.8


Nội dung: Phần mềm WordPad
a) Mở tập tin BaiTap_WordPad_01.txt đã tạo ở câu trên theo hai cách:
 Sử dụng lệnh File \ Open
 Sử dụng công cụ Open trên thanh Tool Bar
 Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + O
b) Tạo tập tin WordPad mới theo 3 cách:
 Sử dụng lệnh File \ New
 Sử dụng công cụ New trên thanh Tool Bar
 Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + N
c) Gõ nội dung tùy ý và lƣu đè lên tập tin BaiTap_WordPad_02.txt
Bài thực hành 1.9
Nội dung: Chụp hình với Snipping Tool
a) Trên D:\ tạo Shortcut đến chƣơng trình Snipping Tool và đặt tên VEHINH.
b) Khởi động chƣơng trình Snipping Tool và chụp màn hình sau đó chỉnh sửa tùy ý
và lƣu trên D:\ với tên TAPVE.PNG.
Bài thực hành 1.10
Nội dung: Khởi động và thiết lập thông số cho phần mềm gõ tiếng việt
 Nháy chuột vào biểu tƣợng My Computer để mở cửa sổ My Computer.
 Nháy chuột vào biểu tƣợng của ổ đĩa C.
 Chọn thƣ mục Program Files, chọn thƣ mục Unikey.
 Nháy đúp chuột vào biểu tƣợng để mở cửa sổ Unikey.
 Cửa sổ Unikey xuất hiện:

o Chọn bảng mã trong ô bảng mã: Thƣờng chọn Unicode (để gõ một số phông
chữ nhƣ Time new Roman, Arial, Tahoma, …) hoặc bảng mã TCVN3 (để gõ
các phông chữ bắt đầu bằng .Vn nhƣ .VnTime; .VnTimeH; …).
o Chọn kiểu gõ: Chọn kiểu Telex.

279
 Chọn nút lệnh Đóng: Khi đó ở góc dƣới bên phải màn hình (trên thanh Tasbar) sẽ có
biểu tƣợng của Unikey (Chữ V).

 Từ lúc này, muốn thay đổi lại các cài đặt, nháy chuột phải vào biểu tƣợng để
chuyển giữa chế độ gõ tiếng anh và tiếng việt, chọn Bảng điều khiển và thay đổi lại
các cài đặt cho phù hợp.

280
Chƣơng 2: XỬ LÝ VĂN BẢN
Bài thực hành 2.1
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style, Size, Font color, Underline style trong
nhóm Font; Indents and Spacing trong nhóm Paragraph (thẻ Home) của phần mềm
Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:

Có tình yêu nào hơn tình yêu của Cha và Mẹ


Khi đến mùa báo hiếu Vu Lan, con lại ngơ ngẩn bồi hồi nghĩ về mẹ. “ ” là tiếng
gọi mà từ khi ấu thơ con bập bẹ, và theo cả cuộc đời con, con vẫn gọi nhƣng chẳng mấy ai
hiểu đƣợc ý nghĩa thiêng liêng, chiều sâu và bến bờ của tiếng gọi đó. Phải chăng trong trái
tim của mỗi chúng ta, mẹ gần gũi và quen thuộc.... và mẹ chính là đôi mắt sáng, là bờ vai, là
giọng nói ấm áp, là cơm ăn, áo mặc, mẹ cũng là quê hƣơng, là bến bờ chờ đợi con về sau
mỗi khó khăn, vấp ngã hay là khi con thành đạt, vinh danh....
Suốt cả cuộc đời, tấm thân gầy của mẹ chỉ biết sống, hy sinh cho hạnh phúc của con,
vì con mà mẹ chịu bao vất vả gian nan và cay đắng nghiệt ngã. Trong giông tố mẹ bảo bọc
đời con, mẹ là ánh sáng soi đường, mẹ vô hình trong mỗi bước chân con, để con không bị
lạc giữa đêm dài tăm tối. Nhiều lúc con như rơi xuống hố sâu tuyệt vọng trước những cạm
bẫy nghiệt ngã của cuộc đời. Mẹ luôn là người có mặt bên con dắt dìu, an ủi, động viên,
chắp cho con đôi cánh của niềm tin và hy vọng để con có nghị lực vươn lên đối mặt và
tranh đấu cho sự sống vĩnh hằng.
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình” – Vâng! Biển Thái Bình mênh mông nƣớc thì tình
thƣơng yêu của mẹ dành cho con cũng dạt dào nhƣ thế.
Với tình yêu thƣơng, sự hy sinh vô bờ bến đó có lẽ chỉ
những ai làm cha, làm mẹ mới có thể thấu hiểu 1 cách trọn vẹn
nỗi đắng cay cơ cực hay sự thống khổ đoạn trƣờng của mẹ cha.
Cô giáo Hồng Vân khi chăm con cũng đã công nhận: “Có con
mới hiểu lòng cha mẹ” – Và bao ngƣời mẹ khác khi làm mẹ
mới hiểu đƣợc.
Dòng thời gian cứ trôi, con của cha mẹ ngày càng lớn khôn và
chúng con cũng dần dần phải xa cha mẹ. Tuổi thanh xuân tƣơi tắn hồn
nhiên của chúng con đƣợc đắp đổi bằng những nếp nhăn trên gò má già
nua kiệt sức, tiều tụy của cha mẹ. Sự khôn lớn của chúng con là nỗi cay
đắng, gian nan vất vả của cha mẹ, vì sợ con mình thua chúng kém bạn mà
cha mẹ phải lao tâm khổ trí, buôn tảo bán tần không ngại gian lao, không
nề khó nhọc, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sƣơng.... Vất vả ngƣợc
xuôi, mẹ cha vật lộn với đời cho con manh áo, miếng cơm, cái chữ… Dáng
còng của cha dạy cho con sự nhẫn nại, kiên trì biết vƣơn lên trong cuộc
sống, đôi vai mẹ hao gầy, khô cứng để con đƣợc cơm no, mặc ấm, đƣợc
giấc say nồng.

“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối


Lƣng đƣa nôi và tim hát thành lời”

“Thƣơng con cha cực trăm chiều


Đầu đêm sƣơng trắng chịu nhiều gian truân
281
Thức khuya dậy sớm tảo tần
Con thành trai tráng cho còng lƣng cha”
Tình yêu thƣơng của cha bao giờ cũng kín đáo, cứng rắn và nghiêm khắc. Trái tim cha luôn
luôn phải se lại, Cha trở nên một ngƣời lạnh lùng, nghiêm khắc trong ánh mắt nhìn
con, lời nói của cha cứng rắn mỗi khi cha giáo dục cho con. Cha muốn con lắng
nghe để hiểu, bởi:
“Cá không ăn muối cá ƣơn
Con cãi cha mẹ trăm đƣờng con hƣ”
Bài thực hành 2.2
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style, Size, Underline style trong nhóm Font;
Indents and Spacing, Bullet Library trong nhóm Paragraph (thẻ Home); Table, Symbol,
Shapes (thẻ Insert) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:
ANH VĂN DU HỌC TẠI CHỖ
Liên kết giữa trường Đại học Ngoại thương và Viện Ngôn ngữ Mỹ
(Giấy phép số 322/QHQT)
Bạn sẽ được bảo đảm nghe và nói tiếng Anh một cách lưu loát sau 4 khóa hoặc sẽ
học tiếp mà không phải đóng học phí.
 Học hoàn toàn với giáo viên Mỹ có bằng B.A, M.A nhiều năm kinh nghiệm. Khoá 12
tuần, tuần học 5 ngày.
 Thực tập với Multimedia và Video-Review, kết hợp du khảo giúp học viên tự nhiên
và tự tin hơn.
 Lới học ít ngƣời, phòng học máy lạnh, địa điểm thuận tiện, giáo trình miễn phí.
 Cuối khoá có cấp chứng chỉ Conversational English.
 Có lớp 3 tuần/buổi. Khoá học 2 tháng, học phí 695.000đ/khóa.
Lớp Pre - 101 dành cho các học viên yếu tiếng Anh.
Đặc biệt:
 Giảm học phí cho học sinh, sinh viên, nhóm học 3 ngƣời & học viên cũ.
 Có lớp bồi dƣỡng miễn phí cho các học viên của trƣờng.
 Giảm 5% học phí cho các học viên khi đến đăng kí có mang theo giấy này.
Liên hệ ghi danh & thi xếp lớp mỗi ngày (trừ chiều chủ nhật) tại các địa điểm:
 Cơ sở I: 511 Trần Hƣng Đạo, Q. 1 : 8398508-8324817
 Cơ sở II: 93 Hồ Văn Huê, Q. Phú Nhận : 844724
 Cơ sở III: 378 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh : 8998508-8524817

KHÓA MỚI KHAI GIẢNG NGÀY 01-06-2016

Bài thực hành 2.3


Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and Spacing
trong nhóm Paragraph (thẻ Home); WordArt, Text Box, Drop Cap trong nhóm Text;
Equation trong nhóm Symbols; Pictures trong nhóm lllustrations (thẻ Insert); Columns

282
trong nhóm Page Setup (thẻ Page Layout) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo
văn bản theo mẫu sau:

ất kì một ngƣời nào mới Nếu bạn là ngƣời dùng Word thành thạo, bạn sẽ dễ

B bắt đầu sử dụng máy tính


đều phải học các thao tác
cơ bản từ việc sử dụng chuột đến
việc sử dụng thành thạo bàn
dàng tạo ra đƣợc những loại tài liệu, những mẫu
quảng cáo nho nhỏ hay những trang thông tin đầy
màu sắc theo ý thích của riêng bạn. Đúng thật, chỉ
cần vài cái nháy chuột trong các hộp thoại Wordart
phím bởi đó là thiết bị cho phép của Word cũng đủ để có được một dòng chữ nghệ
ngƣời dùng diễn đạt trực tiếp ý thuật với phong cách và màu sắc thể hiện đặc trưng.
tƣởng của họ trên máy tính.
hoạt đầu, ngƣời dùng

T thƣờng phải trải qua một


vài tuần làm việc với hệ
điều hành để làm quen và học
cách tổ chức làm việc trên máy
vi tính. Các dịch vụ tin học có tổ
chức dạy và đào tạo ngày nay
phần nhiều sử dụng hệ điều hành
từ Windows cho đến Ubuntu để
hƣớng dẫn sử dụng và làm nền
tảng cho các chƣơng trình ứng
dụng hoạt động.
gƣời dùng thƣờng có

N thói quen khi biết đƣợc


một vài thao tác cơ bản
và quen dần với việc gõ phím thì
N goài những việc tô đậm, in nghiêng hay định
dạng gạch chân cho những đoạn văn bản thì
việc tạo ra những công thức toán học cũng chẳng
bắt đầu nghĩ tới chuyện “tôi mấy khó khăn nếu bạn biết đến bộ công cụ Microsoft
muốn soạn văn bản bằng tiếng Equation tích hợp sẵn. Một khi bộ công cụ này ở
Việt”. Đó chính là lúc họ sẽ phải
chuyển sang học cách soạn thảo
văn bản bằng các phần mềm Xử
lý văn bản. Tuy nhiên, hầu nhƣ
mọi ngƣời đều nghĩ rằng Word trƣớc mắt bạn thì công thức toán học sau đây “cũng
là một chƣơng trình ứng dụng là chuyện thường thôi”.
đơn giản chỉ để soạn thảo văn

bản hoặc làm một số việc tƣơng

bn
tự nhƣ vậy.

n
1 x
2 mi n j

ak
d 2x

1 
 a x  bx  c x

283
Bài thực hành 2.4
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and Spacing,
Bullet Library trong nhóm Paragraph (thẻ Home); WordArt, Drop Cap trong nhóm
Text; Pictures trong nhóm lllustrations (thẻ Insert); Columns trong nhóm Page Setup
(thẻ Page Layout) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:

N hững ngƣời biết sử dụng vi tính


đều biết tổ hợp 3 phím Ctrl-Alt-
Del có tác dụng khởi động lại máy
tính. Trong cuộc sống vẫn có 3 phím quý
Alternate: Phải biết luân phiên giữa
tiếng cƣời và nƣớc mắt. Cuộc sống
không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhƣng
báu ấy: bạn phải nhớ rằng “sau cơn mƣa trời lại
Control: Hãy biết sáng”.
điều khiển suy nghĩ, Delete: Hãy xóa bỏ những ý nghĩa tiêu
hành động của bạn cực, những định kiến hẹp hòi và tất cả
ở mọi trƣờng hợp những gì ngăn cản bạn làm việc cùng
để không phải hối mọi ngƣời. Nhiệt tình và hợp tác sẽ là
hận vì những gì bạn đã gây ra. chìa khóa đƣa bạn đến thành công.

ếu bạn đã quen với việc biên tập phải vào một tấm ảnh bất kỳ, tìm đến tùy

N ảnh với ứng dụng Paint của


Windows và muốn
đặt chƣơng trình này làm
chọn Open with rồi chọn Choose a default
program ở
menu hiện
trình biên tập ảnh mặc định, ra. Sau
bạn có thể làm theo các cùng, bạn
bƣớc hƣớng dẫn sau đây. chọn Paint
Đầu tiên, bạn mở thƣ mục ở hộp
chứa các file ảnh bạn cần thoại How
biên tập với Paint. Sau đó, bạn nháy chuột do you want to open this file.

Bài thực hành 2.5


Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and Spacing,
Tabs trong nhóm Paragraph (thẻ Home); WordArt, Drop Cap, Text Box trong nhóm
Text; Pictures trong nhóm lllustrations (thẻ Insert); Columns trong nhóm Page Setup
(thẻ Page Layout) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:

284
THÔNG TIN VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA BIN LADEN

l-Rashed, một lãnh đạo cao cấp Những tuyên bố tên của Al-Rashed đƣợc

A của Al-Qaeda tuyên bố Bin Laden


hiện vẫn còn sống và sẽ xuất hiện
trên một cuộn băng video sắp đƣợc
đƣa ra thông qua một cuộc phỏng vấn trên
tạp chí Ả Rập Al Mahalla có trụ sở tại
Luân Đôn. Nhà báo Khalil, ngƣời
công bố. Ông này cho biết Bin thực hiện cuộc phỏng vấn hôm
Laden lên cân nhiều và hiện trong 13.10 cho biết ông đã mất cả tháng
tình trạng sức khoẻ rất tốt. Theo lời trời để sắp xếp phỏng vấn thông qua
Al-Rashed, sở dĩ Bin Laden không mạng Internet và Al-Rashed là
xuất hiện trong dịp kỷ niệm một ngƣời Kuwait. (Guardian)
năm biến cố 11.9 vì không muốn mọi
ngƣời “ràng buộc chiến thắng này với cá
tính của ông ta”.

Giai đoạn 3: từ 26/9 đến 25/10/2016 - Rút thăm vào ngày 30/10/2016

PHIẾU THAM GIA CHƢƠNG TRÌNH


“SỨC KHOẺ DỒI DÀO - MAY MẮN TĂNG THEO”
(Chấp nhận phiếu Photocopy)
Họ và tên khách hàng: .....................................................
Địa chỉ: .............................................................................
Số CMND: .......................................................................
Điện thoại: ........................................................................

285
Bài thực hành 2.6
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and
Spacing trong nhóm Paragraph (thẻ Home); WordArt, Text Box trong nhóm Text;
Table trong nhóm Tables; Pictures trong nhóm lllustrations (thẻ Insert); Columns
trong nhóm Page Setup (thẻ Page Layout) của phần mềm Microsoft Word để soạn
thảo văn bản theo mẫu sau:

Tiếng thu
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô

T«i ®i häc
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sƣơng thu và
Hằng năm, cứ vào cuối
đầy gió lạnh. Mẹ tôi nắm tay dẫn tôi đi trên con
thu, lá ngoài đƣờng rụng
đƣờng làng dài và hẹp. Con đƣờng này, tôi đã quen
nhiều, và trên không có
đi lại lắm lần, nhƣng lần này tự nhiên tôi thấy lạ.
những đám mây bàn bạc,
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính
lòng tôi lại nao nức những
lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi
kỷ niệm mơn man của buổi
học.
tựu trƣờng.
TÌNH HÌNH NHẬP XUẤT TOÀN KHO
Đầu kỳ Phát sinh Cuối kỳ
Diễn giải Số Số
Giá trị Nhập Xuất Giá trị
lƣợng lƣợng
Sách bán chạy nhất ? ? ? ? ? ?
Võ lâm truyền kỳ
Thiên long bát bộ
Kiếm hiệp

Anh hùng xạ điêu


Thần điêu đại hiệp
Cô gái đồ long
Lục mạch thần kiếm

286
Tiếu ngạo giang hồ
Sách ký gửi ? ? ? ? ? ?
Pascal
Tin học

C++
Visual Basic
PHP

Bài thực hành 2.7


Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and
Spacing, Tabs trong nhóm Paragraph (thẻ Home); Table trong nhóm Tables (thẻ
Insert) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:
SỞ CÔNG THƢƠNG TP HÀ NỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH PC WORLD Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ KHÁCH HÀNG
Họ tên: .....................................................................................................................
Ngày sinh: ............................................... Nơi sinh ................................................
Số chứng minh thƣ: ...............................................................................................
Địa chỉ ..................................................... Điện thoại .............................................
PHIẾU ĐĂNG KÝ MUA SẢN PHẨM KHUYẾN MẠI
Tên sản phẩm : ________________________________________________
Chi tiết sản phẩm : ________________________________________________
_________________________________________________________________
Thông tin liên hệ:
Họ và tên : --------------------------- Địa chỉ: -----------------------------
Điện thoại : --------------------------- Email : ------------------------------
DANH MỤC THIẾT BỊ MÁY TÍNH KHUYẾN MẠI
Sản phẩm Nhà sản xuẩt Giá(USD)
Monitor LCD Dell 150$
Case Golden Field 25$
Printer Cannon 475$
Keyboard Mitsumi 11$
Bài thực hành 2.8
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and
Spacing, Tabs trong nhóm Paragraph (thẻ Home); WordArt trong nhóm Text;
Pictures trong nhóm lllustrations; Symbol trong nhóm Symbols (thẻ Insert); Text
Direction (thẻ Layout trong Table Tools) của phần mềm Microsoft Word để soạn
thảo văn bản theo mẫu sau:

287
Các phím Chức năng Các phím Chức năng
Tab Đến ô kế tiếp Shift- Tab Đến ô trƣớc đó
WORD

 Tiến tới một kí tự  Lùi về một kí tự


 Lên hàng trên  Xuống hàng dƣới
Enter Chèn một paragraph Ctrl - Tab Chèn Tab
mới

THÔNG TIN CÁ NHÂN


Email:
Họ và tên: Đại ĐT NR:7658266 ĐTDD:091234578
Thắng dthang@gmail.com
Ngày sinh: .......................CMND số : .................................................
Giới tính :
Nam  Nữ  Nơi sinh : ........................Ngày cấp : ................... Nơi cấp : ................
Địa chỉ liên lạc : .................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Bạn có ngƣời quen hiện đang làm việc tại Công ty ABC không?
Có  Không 
Nếu có, vui lòng cho biết tên, chức vụ, phòng ban công tác : ...........................................................
............................................................................................................................................................

BẢNG GIÁ THIẾT BỊ


STT Thiết bị Giá VNĐ Giá USD
2016

 Chuột ..........................................................................
160 8
 Ổ cứng........................................................................
5000 25
 Board mạch chủ .........................................................
8000 40
 Màn hình ....................................................................
7500 30
Tổng cộng 20660 103

Bài thực hành 2.9


Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and
Spacing, Tabs, Bullet Library trong nhóm Paragraph (thẻ Home); Table trong

288
nhóm Tables; Pictures trong nhóm lllustrations; Symbol trong nhóm Symbols (thẻ
Insert) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: ....................................................................................................
Ngày sinh: ...................................................................................................
Giới tính: .....................................................................................................
Địa chỉ: ........................................................................................................
Địa chỉ email: ..............................................................................................
Điện thoại liên lạc: ......................................................................................
MỤC TIÊU
 Hiện tại: Trở thành nhân viên Marketing ….

 Tƣơng lai: Sẽ cố gắng hết mình để trở thành quản lý nhãn hàng trong 5
năm tới.

HỌC VẤN
2012-2016 Cử nhân Marketing – xếp loại học lực khá…
(Liệt kê). (Liệt kê).
CÁC KỸ NĂNG
 KỸ NĂNG CỨNG:
 Kỹ năng Tiếng Anh: (Liệt kê).
 Kỹ năng Vi Tính: (Liệt kê).
 Có kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu Marketing và tổ chức sự kiện tốt.
 KỸ NĂNG MỀM:
 Có khả năng thích nghi với môi trƣờng làm việc nhanh chóng.
 (Liệt kê thêm nếu có).

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC


VỊ TRÍ TRÁCH NHIỆM
 Tiếp thị  (Liệt kê trách nhiệm).
Công ty Vinamilk
 Nhân viên Sales  (Liệt kê trách nhiệm).
Công ty TNHH Pataya, VN
SỞ THÍCH
 (Liệt kê ở đây).
NGƢỜI THAM KHẢO
 (Liệt kê ở đây).

289
Bài thực hành 2.10
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and
Spacing, Tabs trong nhóm Paragraph (thẻ Home); WordArt, Drop Cap, Text Box
trong nhóm Text; Table trong nhóm Tables; Pictures trong nhóm lllustrations;
Symbol trong nhóm Symbols (thẻ Insert); Text Direction (thẻ Layout trong Table
Tools) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:

HƢƠNG VỊ CUỘC SỐNG

ay, đắng, ngọt, bùi là bốn hƣơng vị chính trong món súp cuộc sống của chúng ta.
C Nhƣng để nấu thành món súp cuộc sống, chúng ta cần thêm một số gia vị khác. Sau
đây là công thức dùng để nấu món súp cuộc sống.
CÁCH NẤU THÀNH PHẦN CÔNG THỨC
1. Vui vẻ ..................................... 20 gram.
cách nấu riêng. Nhƣng khi
nấu nên nhớ đừng để quá

nào kẻo làm món súp của


Mỗi ngƣời chúng ta có một

nặng tay bất kỳ một hƣơng vị

chúng ta trở nên nhạt nhẽo.

2. Đau buồn ................................ 50 gram.


3. Thất vọng................................ 30 gram.
4. Khó khăn .............................. 150 gram.
5. Sung sƣớng ........................... 200 gram.
6. Thất tình ............................... 300 gram.
7. Hạnh phúc ............................ 150 gram.
8. Một số gia vị khác .................. 10 gram.
Chất liệu vừa đủ 1000 gram
PHIẾU DỰ THI
Họ và tên :.................................................................. Nam(Nữ) ...........................
Năm sinh : ............................. Nơi sinh ..................................................................
Quê quán : ........................................... ..................................................................
Nghề nghiệp :...................................... ..................................................................
Hộ khẩu thƣờng trú :........................... ..................................................................
Điện thoại : ......................................... ..................................................................
Địa chỉ hiện tại :.................................. ..................................................................
Địa chỉ Email : .................................... ..................................................................

Phiếu gởi đến Ban Tổ chức cuộc thi “SÂN CHƠI TIN HỌC”, Khoa
CNTT - Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 - Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.

290
Bài thực hành 2.11
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font; Indents and
Spacing, Tabs trong nhóm Paragraph (thẻ Home); Table trong nhóm Tables;
Symbol trong nhóm Symbols (thẻ Insert); Text Direction (thẻ Layout trong Table
Tools) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:
DANH SÁCH GIÁO VIÊN TTTH VÀ TBKT

STT Họ tên Ngày sinh Giới Năm


tính sinh
1 Trƣơng Minh Thắng 21-02-1977 Nam Hà Nội
2 Ngô Bảo Phƣơng 28-11-1976 Nam Vĩnh Phúc
3 Nguyễn Thị Ngọc Anh 05-10-1966 Nữ Tp. Hồ Chí Minh

4 Vũ Thị Trung 10-12-1982 Nữ Nam Định

LỊCH HỌC THEO CA TTTH VÀ TBKT

LỚP TIN HỌC VĂN PHÕNG ĐỒ HỌA

Thứ 2-4-6 3-5-7 2-4-6 3-5-7


POWERPOINT

PHOTOSHOP
INTERNET

COREL

Môn
WORD

Giờ

7h30-9h30   

9h30-11h30   

Bài thực hành 2.12


Hãy sử dụng các công cụ: Text Box trong nhóm Text; Equation trong nhóm
Symbols; Shapes trong nhóm lllustrations (thẻ Insert) của phần mềm Microsoft
Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:
1 1
 cos2 (ax  b)      tan(ax  b)  C
2
dx (1 tan ( ax b )) dx
a

291
Công thức

Equation

n
1. f x x k, f x k k 1 ... k n 1 xk n
(n k)
n
2. f x ex , f x ex
2k k 2k 1 k
3. f x sin x, f x 1 sin x; f x 1 cos x
2k k 2k 1 k
4. f x cos x, f x 1 cos x; f x 1 sin x
1 n n n!
5. f x , f x 1 n 1
1 x 1 x
1 n n!
6. f x , f x n 1
1 x 1 x

Bài thực hành 2.13


Hãy sử dụng các công cụ: Table trong nhóm Tables; Chart trong nhóm
lllustrations (thẻ Insert) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo
mẫu và thực hiện các yêu cầu sau:
Bảng thống kê số lƣợng "followers" của MU tại một số quốc gia trên TG:
Số followers của
Quốc gia Dân số ( Triệu ) % Dân số
MU ( Triệu )
Việt Nam 89 25 28.1%
Nga 143 18 12.6%
Ấn Độ 1.258 35 2.8%

292
Trung Quốc 1.353 108 8%
Indonesia 244 55 22.5%
Thái Lan 69 20 229%
Nigeria 170 35 20.6%
Hàn Quốc 49 15 30.6%
Mexico 112 25 22.3%
Yêu cầu:
1. Sắp xếp bảng thống kê tăng dần theo Số followers của MU, nếu trùng thì
sắp giảm dần theo Quốc gia.
2. Vẽ biểu đồ cho bảng thống kê.

Biểu đồ số lƣợng fan MU theo các quốc gia


120

100

80
Số lƣợng

60

40

20

Quốc gia

Bài thực hành 2.14


Hãy sử dụng các công cụ: Table trong nhóm Tables; Chart trong nhóm
lllustrations (thẻ Insert) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo
mẫu và vẽ biểu đồ cho bảng thống kê.sau:
Bảng thống kê lƣợng căn hộ đƣợc chào bán tại chung cƣ XYZ

293
. 2014 2015 2016
Hạng sang và cao cấp 4000 2242 4884
Trung bình 2886 4898 3074
Bình dân 2808 4883 12860

294
Bài thực hành 2.15
Hãy sử dụng các công cụ: Font trong nhóm Font (thẻ Home); Text Box trong
nhóm Text; Shapes trong nhóm lllustrations; Equation trong nhóm Symbols (thẻ
Insert) của phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản theo mẫu sau:
Sơ đồ thuật toán giải phương trình bậc 2 ax2 + bx + c = 0 như sau:

Start

Input a,b,c

  b2  4ac

Đ
 0?
S
S
  0?

-b + Δ
Đ
x =
1 2a
x 
b   x = x =- b
2 2a 1 2 2a

PT vô nghiệm
PT có nghiệm kép
PT có 2 nghiệm x1=x2
x1, x2

End

295
Bài thực hành 2.16
Hãy sử dụng các công cụ: Font, Font style trong nhóm Font (thẻ Home);
Table trong nhóm Tables; Chart trong nhóm lllustrations (thẻ Insert); Fomular
trong nhóm Data (thẻ Layout trong Table Tools) của phần mềm Microsoft Word để
thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tạo bảng nhƣ sau:
Lƣơng Ngày Lƣơng Phụ Thực
Họ và tên
cơ bản công lĩnh cấp lĩnh
Nguyễn Thị An 20000 29
Nguyễn Phƣơng Mai 25000 30
Phạm Thị Luyến 30000 31
Trần Minh Thành 25000 28
Nguyễn Thị Thủy 30000 25
Tổng cộng:
2. Chèn thêm một dòng vào đầu danh sách (sau dòng tiêu đề) và thêm vào nội
dung như sau:
Nguyễn Tuấn Anh 40000 30
3. Chèn thêm một cột vào trước cột đầu tiên có tiêu đề là STT và đánh số thứ tự
cho danh sách (đánh số tự động).
4. Dùng công thức tính các cột còn lại:
Lương lĩnh = Lương cơ bản  Ngày công.
Phụ cấp = 40% Lương lĩnh
Thực lĩnh = Lương lĩnh + Phụ cấp
5. Sắp xếp danh sách theo thứ tự Mức lương thực lĩnh tăng dần.
Bài thực hành 2.17
Hãy sử dụng công cụ: SmartArt trong nhóm lllustrations (thẻ Insert) của phần
mềm Microsoft Word để thực hiện yêu cầu sau:
1. Tạo sơ đồ sau theo đúng mẫu cho bên dƣới
2. Lựa chọn màu Colorful Range– Accent Colors 3 to 4 cho sơ đồ
3. Lựa chọn kiểu Polished cho sơ đồ

296
297
Chƣơng 3: XỬ LÝ BẢNG TÍNH
Bài thực hành 3.1
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
DANH SÁCH SINH VIÊN
TRUNG XẾP XẾP HỌC
STT TÊN GT TOÁN TIN ANH
BÌNH LOẠI THỨ BỔNG
1 Hùng Nam 4 7 6
2 Bình Nữ 9 8 9
3 Vân Nữ 8 9 2
4 Thành Nam 10 10 9
5 Doanh Nam 5 8 4
6 Nam Nữ 5 4 1
7 Anh Nam 9 6 8
Yêu cầu:
1. Tính điểm Trung bình với Toán hệ số 2, Tin hệ số 2, Anh hệ số 3.
2. Căn cứ vào điểm Trung bình và thang điểm sau để điền vào cột xếp loại:
Dƣới 5: Kém. Từ 8.5 đến 9.4: Giỏi.
Từ 5 đến 6.9: Trung bình. Từ 9.5 trở lên: Xuất sắc.
Từ 7 đến 8.4: Khá.
3. Xếp thứ theo điểm Trung bình.
4. Tính học bổng bằng 100 nếu điểm Trung Bình từ 7 trở lên và không có điểm môn
nào dƣới 5, còn lại bằng 0.
5. Dùng hàm để điền các thông số vào bảng sau:
Xếp loại Số lƣợng Học bổng
Kém
Trung Bình
Khá
Giỏi
Xuất Sắc
6. Lọc ra những sinh viên nữ và có tên bắt đầu từ vần T.

Bài thực hành 3.2


Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
BẢNG TÍNH TIỀN ĐIỆN
Tháng 12/2015

298
CHỈ CHỈ
ĐỊNH TIÊU
STT HỌ TÊN LOẠI SỐ SỐ
MỨC THỤ
CŨ MỚI
1 Trƣơng Mỹ Dung TD 1200 1645
2 Trần Ngọc Bích TD 2400 2541
3 Phạm Du Liêm SX 2561 2746
4 Trần Quốc Hùng SX 2478 2600
5 Huỳnh Ngọc Liểu KD 1578 1649
6 Nguyễn Tiến Đạt TD 7894 8100
7 Lê Ngọc Thạnh KD 1256 1379
8 Hứa Ngọc Nga SX 5678 5800
9 Vũ Liên Hƣơng TD 2345 2500
10 Hà Quang Định KD 3698 3700
TỔNG CỘNG

ĐƠN Bảng thống kê


LOẠI ĐỊNH MỨC
GIÁ
TỔNG
LOẠI SỐ HỘ
TD 100 1000 CỘNG
SX 500 1200 TD
KD 700 1500 SX
KD
Yêu cầu:
Chèn vào sau cột Tiêu thụ ba cột: Tiền trong đ.mức, Tiền vƣợt đ.mức, Tổng cộng
1. Tính TIÊU THỤ = CHỈ SỐ MỚI - CHỈ SỐ CŨ.
2. Viết công thức để lấy ĐỊNH MỨC từ bảng trên.
3. Chèn thêm cột ĐƠN GIÁ vào sau cột TIÊU THỤ. Viết công thức để lấy ĐƠN GIÁ.
4. Tính tiền tiêu thụ TRONG ĐMỨC và VƢỢT ĐMỨC. Biết rằng mỗi Kw vƣợt định
mức sẽ tính giá gấp đôi.
5. Tính TỔNG CỘNG = TIỀN TRONG ĐMỨC + TIỀN VƢỢT ĐMỨC.
6. Sắp xếp danh sách theo thứ tự giảm dần của cột Tổng cộng. Tính số hộ và số tiền
phải trả của các hộ cùng loại trong bảng thống kê.
7. Cho biết có bao nhiêu hộ tiêu thụ vƣợt định mức.
8. Trích ra danh sách những hộ loại SX tiêu thụ vƣợt định mức.
Bài thực hành 3.3
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
CỬA HÀNG MÁY TÍNH
Tháng 06/2016
299
MÃ T N ĐƠN VỊ SỐ NGÀY ĐƠN THÀNH
STT
HÀNG HÀNG TÍNH LƢ NG BÁN GIÁ TIỀN
1 PC586 14 02
2 PC486 9 05
3 FD120 12 09
4 HD420 4 22
5 HD850 10 18
6 PC586 4 27
7 FD120 10 11
8 FD144 15 06

Bảng tồn kho tháng 6


MÃ ĐƠN
T N HÀNG
HÀNG GIÁ
PC486 Máy tính 486 700
PC586 Máy tính 586 1000
HD420 Đĩa cứng 420 80
HD850 Đĩa cứng 850 120
FD120 Đĩa mềm 1.2 4
FD144 Đĩa mềm 1.4 6
Yêu cầu:
1. Dựa vào bảng tồn kho để điền vào cột Tên hàng.
2. Điền cột Đơn vị tính dựa vào hai ký tự đầu của Mã hàng, nếu là PC hoặc HD thì đơn
vị tính là “Cái”, còn FD thì đơn vị tính là “Hộp”.
3. Điền cột Đơn giá: Nếu hàng bán từ ngày 20 trở về trƣớc thì Đơn giá nhƣ trong bảng
tồn kho, còn lại thì Đơn giá giảm 4%.
4. Tính Thành tiền = Số lƣợng * Đơn giá.
5. Định dạng cột Đơn giá và Thành tiền có đơn vị là USD.
Bài thực hành 3.4
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
KẾT QUẢ TUYỂN SINH
Năm học: 2015 - 2016
ĐIỂM THI TỔNG KẾT THỨ
STT HỌ & T N SBD
TOÁN LÝ HÓA ĐIỂM QUẢ HẠNG

300
1 Nguyễn Thi Minh A012 6.0 8.0 8.0
2 Nguyễn Thị Ngọc B067 8.0 5.0 9.0
3 Đỗ Tiến Dũng A065 2.5 8.0 8.0
4 Trần Thành Trung C123 4.0 7.0 8.0
5 Nguyễn Thu Hồng A115 4.0 7.5 6.0
6 Nguyễn Thuỳ Dung B106 4.0 5.0 4.0
7 Lƣu Hƣơng Thảo C165 4.5 4.0 8.0
8 Trần Thành Tùng C209 8.0 6.0 6.0
9 Dƣơng Minh Thu B231 3.0 6.0 6.0
10 Lê Thanh Phƣơng A256 2.5 9.0 8.0
Số thí sinh đỗ
Số thí sinh trƣợt
Tổng điểm thi cao nhất
Điểm thi trung bình của các thí sinh
Yêu cầu:
1. Lập công thức cho cột TỔNG ĐIỂM, KẾT QUẢ, biết rằng:
a) TỔNG ĐIỂM = TOÁN + LÝ + HÓA.
b) KẾT QUẢ: đƣợc tính là ĐỖ nếu hội đủ 2 điều kiện sau đây:
* Phải không có môn nào dƣới 3 điểm.
* Tổng điểm phải đạt (>=) điểm đỗ chiếu theo khu vực, khu vực A có điểm đỗ là
18, khu vực B có điểm đỗ là 17, khu vực C có điểm đỗ là 16.
Ký tự đầu tiên của SBD (Số báo danh) cho biết khu vực.
Ngƣợc lại đƣợc coi là TRƢỢT
2. Xếp thứ hạng cho từng thí sinh theo tổng điểm.
3. Tính số thí sinh đỗ, số thí sinh trƣợt.
4. Tìm tổng điểm cao nhất của thí sinh.
5. Tính điểm thi trung bình của các thí sinh.
Bài thực hành 3.5
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
BẢNG LƢƠNG NHÂN VI N
Tháng:
Phụ cấp
Ngày vào Ngày Bậc
Mã NV Họ Tên thâm
làm việc công lƣơng
niên
A250-1 Lâm Đức Trí 2/1/1987 20
B356-2 Nguyễn Thị Nghĩa 5/20/1988 25

301
C452-1 Trần Hải Thanh 8/25/1978 24
B897-3 Nguyễn Châu 7/30/1984 24
B696-1 Phan Thành Long 6/26/1988 25
C897-1 Võ Trƣờng Hải 1/10/1984 26
D456-2 Nguyễn Bích 9/15/1985 20
A123-3 Thái Minh Trí 7/5/1986 22
C556-2 Lê Thu Trang 10/6/1977 24
D658-3 Trần Chí Hải 2/25/1977 24
C478-1 Nguyễn Bích Thủy 6/22/1986 25
B285-2 Lê Ngọc Mai 4/10/1983 24
A396-1 Ngô Thanh Tâm 6/16/1984 25
B963-2 Trần Nhƣ Hoa 1/14/1985 26
D987-3 Nguyễn Mai Thủy 11/1/1992 28
Yêu cầu:
Chèn vào sau cột Phụ cấp thâm niên ba cột: Lƣơng, Tạm ứng, thực lĩnh.
1. Điền tháng hiện tại và chèn thêm cột STT vào bên trái cột Mã NV và điền số thứ tự
cho cột này.
2. Lập công thức cho cột Bậc Lƣơng dựa vào ký tự đầu bên trái của Mã NV. Nếu là A,
bậc lƣơng là 330; nếu là B, bậc lƣơng là 310; nếu là C, bậc lƣơng là 290 và các trƣờng
hợp còn lại là 275.
3. Lập công thức cho cột Phụ cấp thâm niên Phụ cấp thâm niên = Thâm niên * 20000,
trong đó Thâm niên là số năm làm việc. Thâm niên = năm hiện tại - năm của ngày vào
làm việc.
4. Lập công thức tính Lƣơng, lƣơng đƣợc tính nhƣ sau:
Nếu ngày công <= ngày công qui định thì lấy: ngày công * bậc lƣơng * 1000.
Nếu ngày công > ngày công qui định thì lấy: (số ngày dôi ra đƣợc * 2 + ngày công qui
định) * bậc lƣơng * 1000.
Ngày công quy định là: 24.
5. Lập công thức tính Tạm ứng. Tạm ứng bằng 1/3 Lƣơng nhƣng chỉ lấy phần nguyên.
6. Lập công thức cho cột Thực lĩnh. Thực lĩnh = Lƣơng + Phụ cấp thâm niên - Tạm
ứng.
6. Định dạng đơn vị cho cột Thực lĩnh là “Đồng” và có phân cách hàng ngàn.
7. Sắp xếp danh sách tăng dần theo Tên, nếu trùng tên sắp xếp tăng dần theo Họ.
8. Trích ra những nhân viên có: 4 triệu <= Thực lĩnh <= 5 triệu.
Bài thực hành 3.6
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
BẢNG K CHI PHÍ KHÁCH SẠN

302
Tiền ĐG
STT HỌ TÊN Mã số Ngày đến Ngày đi Tuần
ăn Tuần

1 Trần Thanh L3A-F0 3/5/2016 3/16/2016


2 Nguyễn Dƣơng L2A-F4 3/6/2016 3/20/2016
3 Nguyễn Tƣơng L1A-F4 3/10/2016 3/30/2016
4 Huỳnh Trâm L2A-F1 3/15/2016 4/1/2016
5 Trần Khôi L1B-F4 3/17/2016 4/30/2016
6 Phan Định L2B-F2 3/22/2016 3/27/2016
7 Hà Bảo Thơ L1A-F0 3/30/2016 4/21/2016
8 Phạm Tâm L3B-F0 4/3/2016 4/21/2016
9 Lê Sinh L3B-F1 4/5/2016 5/12/2016
10 Bùi Duy L1B-F3 4/12/2016 4/27/2016

BIỂU GIÁ PHÕNG


ĐG ĐG BIỂU GIÁ KHẨU PHẦN ĂN MỘT
Loại phòng
Tuần Ngày NGÀY
L1A 260,000 45,000 F0 F1 F2 F3 F4
L1B 250,000 40,000 20,000 25,000 30,000 40,000 50,000
L2A 210,000 36,000
L2B 190,000 30,000
L3A 140,000 25,000
L3B 130,000 20,000

Yêu cầu:
Chèn vào sau cột ĐG Tuần ba cột: Ngày, ĐG Ngày, Thành tiền.
1. Lập công thức tính số liệu cho các cột:
a) Tiền ăn. Biết rằng: Tiền ăn = (số ngày ở) * đơn giá khẩu phần ăn. Đơn giá khẩu
phần ăn đƣợc dò tìm và lấy ra ở bảng Biểu giá khẩu phần ăn một ngày dựa vào hai ký
tự cuối của mã số.
b) Tuần và ĐG Tuần (ĐG Tuần là đơn giá thuê phòng 1 tuần).
c) Ngày và ĐG Ngày (ĐG Ngày là đơn giá thuê phòng 1 ngày, Ngày là số ngày lẻ).
ĐG Tuần và ĐG Ngày đƣợc dò tìm và lấy ra từ Biểu giá phòng dựa vào 3 ký tự đầu
của Mã số.
d) Thành tiền. Biết rằng Thành tiền = Tiền ăn + tiền thuê phòng tính theo tuần + số
nhỏ hơn giữa tiền thuê phòng cho các ngày lẻ và tiền thuê phòng trọn tuần (so sánh

303
tiền thuê phòng một tuần và tiền thuê phòng các ngày lẻ, số nào nhỏ hơn thì tính cho
khách).
2. Lập bảng tính các giá trị theo loại phòng
TỔNG
LOẠI PHÒNG L1A L1B L2A L2B L3A L3B
CỘNG
TỔNG THÀNH
TIỀN
TỶ LỆ (%)
3. Định dạng đơn vị cho cột Thành tiền là VNĐ.
4. Định dạng số với cách viết có dấu cách " " giữa hàng nghìn, triệu, tỷ.
5. Rút trích danh sách những ngƣời ở phòng L1A và L3B có 500000 <= Thành tiền <=
1500000.
Bài thực hành 3.7
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
BẢNG LƢƠNG THÁNG 10 - 2015

Phòng Lƣơng Ngày Mã Số năm Hệ số


STT Mã NV Họ tên Lƣơng
ban CB công loại công tác lƣơng

1 A20ĐT Lê Toàn 540 26


2 B15TV Nguyễn Hà 290 24
3 C06HC Hoàng Hải 290 25
4 D03VT Trần Khang 310 24
5 C18ĐT Trần Hằng 290 23
6 B10ĐT Trịnh Nam 290 26
Bảng mã
ĐT HC TV VT
Đào tạo Hành chính Tài vụ Vật tƣ

Bảng hệ số

Mã Số năm công tác


loại 1 --> 3 4 --> 8 9 -->15 > 16
A 10 12 14 20
B 10 11 13 16
C 9 10 12 14
D 8 9 11 13

304
Yêu cầu:
1. Dựa vào Bảng mã để điền vào cột Phòng ban.
2. Mã loại là ký tự thứ nhất của Mã nhân viên.
3. Tính số năm công tác là ký tự thứ hai và ba của Mã nhân viên.
4. Tính Hệ số lƣơng theo mã loại, số năm công tác và tra theo bảng hệ số.
5. Tính Lƣơng = Lƣơng cơ bản * Hệ số lƣơng * Ngày công.
6. Trích ra danh sách những ngƣời có mã loại A hoặc B thuộc phòng Đào tạo.

Bài thực hành 3.8


Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
DANH SÁCH SINH VI N NHẬN HỌC BỔNG DU HỌC ÖC
Năm học 2015 – 2016
NGÀY HỌC TỔNG
STT MÃ SV HỌ VÀ T N HB ÚC
SINH BỔNG CỘNG
1 T-01-A Trần Thu Hồng 10/10/95
2 T-02-B Lƣơng Thanh Bƣởi 26/05/96
3 V-01-A Hoàng Thu Loan 12/09/97
4 K-02-B Trần Thu Hồng 13/05/95
5 L-01-A Vƣơng Kim Hằng 24/08/94
6 K-02-A Nguyễn Văn Mã 11/05/97
7 L-02-B Trần Trung Kiên 10/04/95
8 T-05-C Lã Phƣơng Loan 20/03/98
9 K-02-C Lƣơng Thanh Hà 15/04/97
10 T-03-B Trần Hồng Mai 23/05/98
BẢNG 1 BẢNG 2
MÃ KHOA TÊN KHOA MÃ SV A B C
T Công nghệ thông tin KHU VỰC 01 02 03
V Văn HỌC BỔNG 50000 60000 70000
K Sinh – KTNN
L Lý
Yêu cầu:
1. Chèn thêm cột TÊN KHOA vào trƣớc cột NGÀY SINH rồi điền tên khoa dựa vào ký
tự đầu của Mã Sinh Viên và BẢNG 1.

305
2. Chèn thêm cột KHU VỰC vào trƣớc cột NGÀY SINH (sau cột TÊN KHOA) rồi điền
khu vực dựa vào ký tự cuối của Mã Sinh Viên và BẢNG 2.
3. Chèn thêm cột TUỔI vào sau cột NGÀY SINH và tính tuổi cho từng sinh viên.
4. Tính Học bổng dựa vào ký tự cuối của Mã Sinh Viên và BẢNG 2.
5. Tính tiền HB Úc = 50000 nhƣng chỉ tính cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin và
tuổi >= 19, trƣờng hợp khác không tính.
6. Tính Tổng cộng = Học bổng + HB Úc, và dịnh dạng đơn vị cho cột Tổng cộng là USD.
7. Sắp xếp danh sách trên theo tên tăng dần, nếu trùng tên thì sắp xếp theo đệm.
8. Lọc ra danh sách sinh viên thuộc khoa Công nghệ thông tin hoặc khoa Sinh – KTNN.

Bài thực hành 3.9


Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
BẢNG THEO D I CHI TIẾT BÁN HÀNG

SỐ
MÃ T N NGÀY ĐƠN TIỀN THÀNH
STT LƢ NG
HÀNG HÀNG BÁN GIÁ GIẢM TIỀN
(kg)

1 F 15/01/2016 50
2 C 10/02/2016 100
3 X 20/04/2016 200
4 F 30/03/2016 20
5 C 20/04/2016 50
6 A 10/02/2016 30
7 X 15/01/2016 50
BẢNG ĐƠN GIÁ
MÃ T N ĐƠN GIÁ MỖI THÁNG (Đồng/1kg)
HÀNG HÀNG 1 2 3 4
F Sắt 5000 5500 5000 5500
A Nhôm 7000 8000 9000 9000
C Đồng 3000 300 3500 4000
X Xi măng 8000 8500 9000 10000
Yêu cầu:
1. Dựa vào Bảng đơn giá để điền cột Tên hàng theo cột Mã hàng.

306
2. Tính cột Đơn giá phụ thuộc vào Mã hàng và Ngày bán trong tháng nào thì tính giá của
tháng đó dựa theo Bảng đơn giá.
3. Tính Tiền giảm với điều kiện: Nếu mua số lƣợng lớn hơn 100 thì đƣợc giảm 5%.
4. Tính Thành tiền = (Số lƣợng * Đơn giá) – Tiền giảm.
5. Định dạng đơn vị cho cột Thành tiền là USD.
6. Lọc ra danh sách các mặt hàng đƣợc bán trong tháng 1 và tháng 2.
Bài thực hành 3.10
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu

KẾT QUẢ TUYỂN SINH NĂM HỌC ???


Mã số Họ và tên Ngành thi Khu vực Toán Lý Hóa Kết quả
H101X Thị Nhung 5.0 8.0 7.0
H102S Hồng Nguyệt 6.0 5.0 5.0
V203X Văn Thao 2.0 6.0 3.0
D240X Quang Đạo 9.0 9.0 7.0
M205S Thu Thảo 5.0 5.0 4.0
V106X Thị Huyền 10.0 8.0 8.0
D107S Hồng Nhung 8.0 6.0 5.0
M208X Văn Thắng 4.0 3.0 5.0
BẢNG 1: BẢNG 2:
Mã Ngành M D V H
Ngành thi Máy tính Anh văn Văn Hóa học
Điểm học
Điểm chuần 1 19 16 15 14 Mã ngành
bổng
Điểm chuần 2 20 18 16 15 M 25
D 23
V 21
H 19
Yêu cầu:
Chèn vào trƣớc cột kết quả ba cột: Tổng cộng, Điểm chuẩn và Học bổng.
1. Dùng hàm lấy ra năm hiện hành "KẾT QUẢ TUYỂN SINH NĂM ???" .
2. Lập công thức điền dữ liệu cho cột Khu Vực, khu vực là ký tự thứ 2 của Mã số.
3. Ngành thi: Dựa vào ký tự đầu của Mã Số (Mã ngành) và Bảng 1.

307
4. Điểm Chuẩn: Dựa vào ký tự đầu của Mã số (Mã ngành), Khu vực và Bảng 1. Trong
đó, nếu thí sinh thuộc khu vực 1 thì lấy Điểm chuẩn1, ngƣợc lại lấy Điểm chuẩn2.
5. Tính Tổng cộng là tổng điểm của 3 môn.
6. Hãy lập công thức điền Kết quả nhƣ sau: Nếu thí sinh có điểm Tổng cộng >= Điểm
chuẩn của ngành mình dự thi thì sẽ có kết quả là "Đậu", ngƣợc lại là "Rớt".
7. Cột Học bổng lập công thức điền vào đó là "Có" nếu điểm Tổng cộng của thí sinh
>= Điểm học bổng, trƣờng hợp ngƣợc lại để trống.
8. Sắp xếp lại danh sách Kết quả tuyển sinh theo thứ tự tăng dần của cột điểm Tổng
Cộng.
9. Rút trích: Thông tin của các thí sinh thuộc ngành thi Máy tính.
Bài thực hành 3.11
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
BẢNG DANH MỤC SẢN PHẨM
Bảng tỉ giá
Tỉ giá 1 21
Tỉ giá 2 22
Số Đơn Thành Thành
Mã Tên Ngày Đơn Ghi
STT lƣợn vị tiền tiền
hàng hàng nhập giá chú
g tính USD VNĐ
1 CF01X 01/01/2011
2 CF02X 01/02/2011
3 DG01Y 01/02/2011
4 DG01X 01/04/2011
5 NC01X 01/05/2011
6 SU02X 01/06/2011
7 CF03Y 01/09/2011
8 SU01Y 01/10/2011
9 DG03X 01/10/2011
Bảng tra dữ liệu 1 Bảng tra dữ liệu 2
Mã hàng CF DG NC SU Mã hàng Đơn giá 1 Đơn giá 2
Tên hàng Cà phê Đƣờng Ngũ Cốc Sữa CF 100 USD 95 USD
Số lƣợng 15 75 40 150 DG 2 USD 2 USD
Đơn vị tính Bao ký Thùng Lốc NC 60 USD 55 USD
SU 3 USD 4 USD
308
Yêu cầu:
1. Cột tên hàng dựa vào 2 ký tự đầu của mã hàng và bảng tra dữ liệu 1 .
2. Cột số lƣợng dựa vào tên hàng và bảng tra dữ liệu 1 .
3. Cột đơn vị tính dựa vào tên hàng và bảng tra dữ liệu 1 .
4. Cột đơn giá dựa vào mã hàng và bảng tra dữ liệu 2. Nếu ký tự ngoài cùng của mã
hàng là X thì lấy đơn giá 1, là Y thì lấy đơn giá 2 .
5. Cột thành tiền USD = đơn giá * số lƣợng .
6. Cột thành tiền VNĐ = cột thành tiền USD * tỉ giá, biết rằng nếu hàng nhập từ tháng
1 tới tháng 7 thì lấy tỉ giá 1, còn lại lấy tỉ giá 2 (1đ).
7. Cột ghi chú: Nếu ký tự ngoài cùng của mã hàng là X thì ghi Hàng Ngoại, là Y thì
ghi Hàng Nội.
8. Thực hiện bảng thống kê bên dƣới .
Tên hàng Cà phê Đƣờng Ngũ Cốc Sữa
Tổng tiền(VNĐ)
9. Vẽ biểu đồ cho bảng thống kê ở câu 8 .
10. Tạo Header có tiêu đề Bài Thi Excel, Footer có tiều đề Họ Tên của sinh viên.
Bài thực hành 3.12
Trình bày bảng tính và thực hiện các yêu cầu
CƢỚC PHÍ BƢU ĐIỆN
Trọng
Mã bƣu Nơi Phƣơng Hình Giá Thành
STT lƣợng
kiện đến tiện thức cƣớc tiền
(gram)
1 MBUSN 500
2 TLUSE 200
3 TTAUE 50
4 TLSIE 250
5 MBUSN 150
6 TTSIN 800
7 TLAUN 250
8 MBAUE 600

GIÁ VẬN CHUYỂN LOẠI PHƢƠNG TIỆN


Mã phƣơng
Mã Tên nƣớc Giá 1 Giá 2 Giá 3 MB TT
tiện TL

309
Tên phƣơng Máy Tàu Tàu
US USA 19000 18000 17000
tiện bay thủy lửa
FR France 17000 16000 14500
AU Australia 14000 12000 11200
SI Singapore 12000 10500 10000
Yêu cầu:
1. Tạo Header là “họ và tên sinh viên” ở vị trí trung tâm (center).
2. Nơi đến: Dựa vào hai ký tự thứ ba và thứ tƣ của Mã bƣu kiện và dò tìm trong bảng GIÁ
VẬN CHUYỂN.
3. Phƣơng tiện: Dựa vào hai ký tự đầu trong Mã bƣu kiện và dò tìm trong bảng LOẠI
PHƢƠNG TIỆN.
4. Sắp xếp bảng tính theo Trọng lƣợng tăng dần.
5. Hình thức: Nếu ký tự cuối của Mã bƣu kiện là N thì ghi là “Bình thƣờng”, ngƣợc lại
ghi “Nhanh”.
6. Giá cƣớc: Dựa vào hai ký tụ 3 và 4 của Mã bƣu kiện và dò tìm trong bảng GIÁ
VẬN CHUYỂN.
 Nếu hai ký tự đầu của Mã bƣu kiện là “MB” thì lấy giá 1
 Nếu hai ký tự đầu của Mã bƣu kiện là “TT” thì lấy giá 2
 Nếu hai ký tự đầu của Mã bƣu kiện là “TL” thì lấy giá 3
7.Thành tiền: = Trọng lƣợng * Giá cƣớc, nếu hình thức gởi là “Nhanh” thì tăng
10% thành tiền. Định dạng đơn vị tiền tệ là “VNĐ”.
8. Thực hiện bảng thống kê theo
DOANH THU CÁC HÌNH THỨC GỬI
mẫu:
Phƣơng tiện Bình thƣờng Nhanh
Máy bay ? ?
Tàu thủy
Tàu lửa

9. Trích lọc danh sách các bƣu kiện đi USA và có trọng lƣợng > 300 (gram).
10. Đếm tổng số bƣu kiện đƣợc giao hàng bằng “Máy bay” và có trọng lƣợng >300
(gram).

310
Chƣơng 4: SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU
Bài thực hành 4.1
Nội dung: Bắt đầu một bài trình chiếu với Blank Presentation
1. Mở Ms PowerPoint, tạo mới một Presentation trống, lƣu tên BAITAP1.pptx
2. Vào View, nhóm Master Views, chọn Slide Master. Thực hiện việc điều chỉnh trên
slide master nhƣ sau:
2.1. Chèn logo của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 ở góc trái trên của slide.
(Logo GV sẽ cung cấp cho sinh viên trong giờ học)
2.2. Phần Footer trái nhập thông tin: Hanoi Pedagogical University 2.
2.3. Thực hiện việc tạo các hiệu ứng (Animations) tùy ý cho các đối tƣợng bên
trong của từng cấu trúc slide. Ví dụ hiệu ứng cho layout. Thực hiện tƣơng tự
cho các cấu trúc slide còn lại. Có thể chọn màu chữ, font chữ, bullet &
numbering cho các ô giữ chỗ nếu muốn.
3. Về chế độ Normal: View, nhóm Presentation Views, chọn Normal. Thực hiện lần
lƣợt các công việc sau:
3.1. Nhập nội dung sau vào Slide #1
3.2. Home, nhóm Slides, chọn New Slide, nhập nội dung dƣới vào Slide#2
(1) Title: NỘI DUNG
(2) Text:
(a) GIỚI THIỆU
(b) TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
(c) CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
(d) LỜI KẾT
3.3. Thêm mới Slide#3
(1) Title: GIỚI THIỆU
(2) Text:
(a) Tên Tiếng Việt: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2
(b) Tên Tiếng Anh: Hanoi Pedagogical University 2
(c) Thành lập:
(d) Địa chỉ: Đƣờng Nguyễn Văn Linh - Phƣờng Xuân Hoà - Thị xã Phúc
Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc
(3) Image: Chèn hình ảnh của trƣờng (GV cung cấp)
3.4. Thêm mới Slide #4
(1) Title: TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
(2) Text:
(a) Đào tạo chính quy đúng chƣơng trình của Bộ Giáo dục đào tạo
(b) Đào tạo nhân lực giỏi lý thuyết, vững thực hành

311
(c) Đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội
(d) Đảm bảo sinh viên ra trƣờng tìm việc đúng ngành nghề
3.5. Thêm mới Slide #5
(1) Title:CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
(2) Text: dùng SmartArt biểu diễn các ngành
(a) Công nghệ thông tin
(b) Sƣ phạm Tin học
(c) Sƣ phạm Ngữ Văn
(d) Sƣ phạm Toán học
(e) Sƣ phạm Vật Lí
(f) Sƣ phạm Tiếng Anh
(g) HPU2.EDU.VN
(3) Tạo hiệu ứng cho các đối tƣợng sao cho khi show slide, mỗi đối tƣợng là
một mảnh ghép từ ngoài vào nối với mảnh ghép trung tâm.
3.6. Thêm mới Slide #6
(1) Title: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(2) Text: Sử dụng SmartArt có cấu trúc giống hình bên
để tổ chức dữ liệu, hình tròn trung tâm chứa tên
HPU2
(a) Mạng máy tính
(b) Công nghệ phần mềm
(c) Hệ thống thông tin
3.7. Thêm mới Slide#7
(1) Title: SỐ LƢỢNG SINH VIÊN – HPU2
(2) Tạo bảng có dữ liệu nhƣ sau. Định dạng bảng tùy ý.
Hệ đào tạo Năm 2014 Năm 2015

Tiến sĩ 10 30

Sau Đại học 200 250

Đại học 2200 2500

3.8. Thêm mới Slide#8


(1) Title: MỨC TĂNG TRƢỞNG
(2) Tạo biểu đồ biểu diễn dữ liệu cho bảng dữ liệu ở Slide#7
(3) Xem xét lại các hiệu ứng cho từng series dữ liệu
3.9. Thêm mới Slide#9
(1) Title: LỜI KẾT
(2) Text:
312
(a) Dữ liệu trong bài trình chiếu này mang tính tham khảo
(b) Gia nhập Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 – để biết rõ hơn về chúng tôi
(c) Hãy truy nhập hpu2.edu.vn
4. Thực hiện việc trình chiếu slide đã tạo và quan sát các hiệu ứng, nội dung, hình
ảnh đã tạo.

Bài thực hành 4.2


Nội dung: Bắt đầu một bài trình chiếu với Template, sử dụng Action Button để di
chuyển slide, thực thi các liên kết chƣơng trình
1. Tạo mới một bài trình chiếu, chọn một Template mà bạn thích
2. Hiệu chỉnh template: font chữ, màu chữ, màu nền, hiệu ứng….
3. Nhập các nội dung sau tƣơng ứng ở title của các slide:
(1) Slide #1: My group
(2) Slide #2: Partner
(3) Slide #3: Partners in Group
(4) Slide #4: What do you need?
4. Tại Slide #4, nhập Text I‟m here.
(1) Tạo một Action Button sao cho khi show slide, nháy chuột vào button thì
quay về Slide #1.
(2) Tại slide#1, tạo liên kết đến Slide#3.
(3) Tại Slide#3, tạo liên kết quay về Slide#1.
5. Nhập nội dung text bên dƣới cho Slide#1, dùng SmartArt với cấu trúc tổ chức
- Leader: THANH
o Partner1: TÀI
o Partner2: TIỆP
o Partner3: HẠNH
o Partner4: VINH
6. Nhập nội dung cho Slide#4:
(1) Chia sẻ
(2) Thân thiện
(3) Học hỏi
(4) Hợp tác
7. Thực hiện các chế độ xem slide, quan sát sự khác biệt giữa các chế độ xem và ghi
nội dung khác biệt này vào Slide #5.
8. Chèn thêm Slide #6 giống Slide#5. Thêm tiêu đề cho Slide #6 là Ý kiến của tôi
9. Xóa slide#6
10. Lƣu Slide thành file có phần mở rộng .ppsx.

313
Chƣơng 5: SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN
Bài thực hành 5.1
- Download phần mềm Kurupira và cài đặt phần mềm.
- Cấu hình Kurupira cấm truy nhập vào web và giới hạn thời gian.
Bài thực hành 5.2
- Thiết lập trang chủ và xóa lịch sử duyệt web, xóa tập tin tạm thời.
- Chọn một trang web, tạo, sửa, xóa các trang web đã đánh dấu.
Bài thực hành 5.3
- Tạo hòm thƣ điện tử. Nhận và trả lời thƣ điện tử. Lƣu tập tin đính kèm vào thƣ mục.
- Đăng ký một số biểu mẫu trên mạng. Lƣu trữ nội dung và in dữ liệu.
Bài thực hành 5.4
Sử dụng công cụ tìm kiếm để thực hiện những yêu cầu sau:
1. Tìm kiếm thông tin về ứng dụng của tin học
2. Tìm thông tin về cách sử dụng máy vi tính
3. Tìm kiếm thông tin về lịch sử dựng nƣớc
4. Hãy tìm kiếm hình ảnh về Ball có kích thƣớc lớn hơn 4MP
5. Hãy cho biết một số phần mềm mã nguồn mở và tìm hiểu ƣu nhƣợc điểm của nó?
6. Tìm kiếm những bài giảng hay các sách viết về ngôn ngữ C++
7. Tìm kiếm những tài liệu so sánh Java và C++
8. Tìm xem mã lỗi “ORA-12571” khi sử dụng ORACLE.

314
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Sĩ Đàm, Đào Kiến Quốc, Hồ Đắc Phƣơng, Giáo trình tin học cơ sở, NXB Đại
học Sƣ phạm, 2004.
[2] Hoàng Đức Hải, Nguyễn Đình Tê, Giáo trình Windows, Word, Excel, Nhà xuất
bản Giáo Dục, 2000.
[3] Đào Kiến Quốc, Giáo trình tin học cơ sở, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2006.

315

You might also like