Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 111

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

……………../…………. ……/……..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN PHẠM ANH KHOA

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK - NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
……………../…………. ……/……..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN PHẠM ANH KHOA

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÝ THỊ HUỆ

ĐẮK LẮK - NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lý Thị Huệ. Các kết quả được trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Những
tài liệu sử dụng tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn nguồn một cách đầy
đủ và chính xác.

Tác giả

Nguyễn Phạm Anh Khoa

i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, trách
nhiệm của TS. Lý Thị Huệ trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành
luận văn thạc sĩ: “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk”.
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ,
nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giúp đỡ cũng như tạo mọi điều
kiện thuận lợi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn cũng trân trọng cảm ơn Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2
và lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tác giả

Nguyễn Phạm Anh Khoa

ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................... 10
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử ............................................................ 10
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử .............................................................. 10
1.1.2. Phân loại hoạt động thương mại điện tử ............................................... 11
1.2. Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ................................ 14
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử .. 14
1.2.2. Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử................ 19
1.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử .............. 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử ...................................................................................................................... 30
1.4. Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại một số quốc
gia và bài học cho tỉnh Đắk Lắk...................................................................... 33
1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại một số quốc
gia .................................................................................................................... 33
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk trong quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử ................................................................................. 36
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY 39
2.1. Thực trạng tham gia hoạt động thương mại điện tử có tác động đến quản

iii
lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện
nay ................................................................................................................... 39
2.1.1. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay ................................................................. 39
2.1.2. Thực trạng hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn từ 2018 đến năm 2022 ............................................................................ 40
2.2. Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2018 - 2022 ................................................... 46
2.2.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử của tỉnh Đắk Lắk .......................................................................... 46
2.2.2. Thực trạng quản lý thông tin người nộp thuế ....................................... 54
2.2.3. Thực trạng quản lý căn cứ tính thuế...................................................... 57
2.2.4. Thực trạng công tác quản lý thu nộp thuế ............................................. 59
2.3. Đánh giá chung về kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ 2018 -2022 .......63
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 63
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 68
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế ............................................................... 68
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 69
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY ........................................ 70
3.1. Phương hướng nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay ..................................................... 70
3.2. Giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay ............................................................. 72
3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng chính sách pháp luật và đảm bảo cơ cấu tổ

iv
chức bộ máy nhằm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay .............................................................................. 72
3.2.2. Tuyên truyền hỗ trợ nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay .............................................. 75
3.2.3. Giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thông tin người nộp thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay ........................ 78
3.2.4. Giải pháp nhằm đảm bảo căn cứ tính thuế nhằm quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay ........................ 80
3.2.5. Giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thu nộp thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay .............................................. 82
3.2.6. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm đảm bảo quản lý thuế
đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay ............88
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101

v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua hoạt động thương mại điện tử đang diễn ra hết sức sôi động,
công tác quản lý thuế đối với hoạt động này tuy đã đạt được một số kết quả nhất định
nhưng số thuế thu được từ hoạt động thương mại điện tử còn rất khiêm tốn, chưa
tương xứng với tiềm năng phát triển loại hình thương mại điện tử, kinh doanh dựa
trên nền tảng công nghệ số tại địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban
hành Kế hoạch số 1457/KH-UBND về việc ban hành Đề án tăng cường quản lý,
chống thất thu thuế trên khâu lưu thông tại đại bàn Tỉnh Đắk Lắk. Tiếp đến là ban
hành Kế hoạch 8820/KH-UBND phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2021 - 2025 ngày 29/9/2020 và ngày 23/3/2023, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ
thị số 09/CT-UBND về việc triển khai hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế khởi
tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Việc thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử được quy định tại Luật Quản
lý Thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông
tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính đã quy định trách nhiệm cụ
thể của các tổ chức, cá nhân về việc thực hiện kê khai, nộp thuế liên quan đến hoạt
động thương mại điện tử. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý hoạt động thương mại
điện tử và quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử vẫn còn nhiều diễn biến
phức tạp, thiếu đồng bộ giữa các cấp, ngành, còn bất cập trong quản lý như: Chưa
quản lý được hết doanh thu bán hàng thực tế phát sinh đối với hoạt động mua bán
hàng hóa từ hoạt động thương mại điện tử (cả trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến
thương mại điện tử); chưa quản lý được các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ
các trang mạng xã hội: Facebook, Youtube, Google, Tiktok... văn bản hướng dẫn thực
hiện việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử chưa quy định cụ thể, rõ
ràng về đối tượng quản lý thuế; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành với cơ
quan thuế chưa thật sự mang lại hiệu quả; việc tự giác kê khai và chấp hành nghĩa vụ
thuế của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử chưa kịp thời,
đầy đủ theo quy định.

1
Qua thực tế đã nảy sinh nhiều hạn chế, bất cập trong công tác quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn
tỉnh Đăk lăk. Với mục đích đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo quản lý
thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như
trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay và đề xuất phương hướng,
giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ năm 2018 đến 2022.

2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thuế, về thương mại điện tử và quản lý thuế
đối với hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, luận văn có kế thừa những thành
tựu đạt được của một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong và
ngoài nước có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản và hiện đại của
khoa học xã hội như: phương pháp lịch sử và lôgic, quy nạp và diễn dịch, đối chứng
và so sánh, liên ngành khoa học xã hội, đồng thời có sử dụng phương pháp tổng kết
thực tiễn để làm rõ nội dung nghiên cứu.
5. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu “Những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử”:
Công trình nghiên cứu với tựa đề “Taxation and electronic commerce-
implementing the Ottawa taxation framework conditions”, OECD (2001) phản ánh
diễn tiến của việc thực thi các Điều kiện Khuôn khổ chung về Thuế đã được thống
nhất tại Ottawa 1998. Điều kiện Khuôn khổ chung về Thuế Ottawa nêu ra một số
nguyên tắc định hướng các Chính phủ trong cách tiếp cận về thương mại điện tử.
Điều kiện Khuôn khổ chung nhấn mạnh thương mại điện tử phải được đối xử tương
tự như với thương mại truyền thống, tránh phân biệt đối xử. Khuôn khổ chung này
được các nước thành viên OECD, các nước không phải là thành viên OECD rất hưởng
ứng. Trong tài liệu này nhóm nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến
thương mại điện tử bao gồm thuế quốc tế, thuế tiêu dùng, quản lý thuế, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế. Công tác quản lý thuế đối với thương
mại điện tử được tập trung vào các nội dung: dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, xác định
được đối tượng nộp thuế và những thông tin cần thiết phục vụ quản lý thuế, cuối cùng
là thu thuế và kiểm soát nợ thuế [53].

3
Giáo trình Quản lý thuế của nhà nghiên cứu Lê Xuân Trường - Nxb. Tài chính,
2016 giới thiệu những nội dung lý luận cơ bản về quản lý thuế của cơ quan thuế như:
Tổng quan về thuế, tổ chức bộ máy và quy trình quản lý thuế. Giáo trình cũng giới
thiệu những vấn đề lý luận và quy trình nghiệp vụ thực hiện các chức năng quản lý
thuế như: Quản lý kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế; tuyên truyền thuế; dịch
vụ hỗ trợ người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế thuế; dự
toán thu thuế. Giáo trình cũng giới thiệu một nội dung quan trọng là ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý thuế [46].
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản của nhà nghiên cứu Trần Văn Hòe -
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2008 bổ sung những thông tin mới về các văn bản
pháp lý liên quan đến giao dịch thương mại điện tử, các hệ thống mới về cấp phép
điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, hệ thống chứng nhận độ tin cậy của các website
thương mại điện tử Việt Nam [19].
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hồng
và Nguyễn Văn Thoan - Trường Đại học Ngoại thương, 2013 tổng hợp các vấn đề
mang tính chất lý luận gắn với phạm trù thương mại điện tử như khái niệm và đặc
trưng của thương mại điện tử, sự khác biệt của thương mại điện tử và thương mại
truyền thống, lợi ích và sự tác động của thương mại điện tử, các điều kiện thúc đẩy
cho sự phát triển của thương mại điện tử, các mô hình thương mại điện tử hiện đang
áp dụng trong thực tế được trình bày khá đầy đủ [20].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hải
(2008) về “Thuế đối với Thương mại điện tử tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp”
với kết cấu 3 chương đã cung cấp bức tranh về thuế đối với thương mại điện tử trên
cả góc độ lý thuyết và thực tiễn. Đề cập đến đặc điểm của thương mại điện tử, tác giả
cho rằng vai trò quan trọng của thương mại điện tử là phải hiểu được cách làm cho
các công ty sử dụng nó chấp nhận sự thay đổi. thương mại điện tử phát triển đặt ra
nhiều thách thức về mặt chính sách thuế và cả công tác quản lý thuế. Nghiên cứu đưa
ra những tác động của thương mại điện tử đến chính sách thuế tiêu dùng, thuế thu
nhập trên một số khía cạnh và tác động của thương mại điện tử đến quản lý thuế trên

4
các nội dung thanh tra, xác định giá chuyển nhượng và kê khai thuế điện tử, cung cấp
dịch vụ cho đối tượng nộp thuế thông qua công cụ điện tử. Nghiên cứu nhấn mạnh
yếu tố quan trọng nhất của quá trình thanh tra thương mại điện tử là thanh tra tại chỗ
và các dữ liệu có thể so sánh được là việc cần thiết để thanh tra có hiệu quả trong môi
trường điện tử. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử theo hướng chuyên sâu hơn trong quản lý [17].
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về “Thực trạng quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay”.
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Minh
(2012) - Trường Đại học Thương mại về “Thuế trong thương mại điện tử- Kinh
nghiệm quốc tế và phương hướng vận dụng ở Việt Nam”: Bằng việc nghiên cứu các
quan điểm, chính sách cũng như thực tiễn áp dụng thuế đối với thương mại điện tử
của một số quốc gia và khu vực điển hình trên thế giới, tác giả đã so sánh với thực
tiễn của Việt Nam và đề xuất các phương hướng và giải pháp vận dụng chính sách
thuế trong thương mại điện tử ở Việt Nam. Các giải pháp đưa ra mang tính tổng quát
nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu và tạo lập những tiền đề nhất định cho việc triển
khai hệ thống thuế trong thương mại điện tử ở Việt Nam [26].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang
Tiến (2016) về “Giải pháp hoàn thiện chính sách và quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại điện tử” đã tập trung phản ánh được những vấn đề cơ bản về mặt thực
trạng chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế trong hai giai đoạn cụ thể từ
năm 2011-2015 và từ năm 2016 đến năm 2017 với nhiều kết quả đạt được trong công
tác thanh tra thuế. Đề tài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan và chủ
quan tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại điện tử. Trên cơ sở thực trạng và kinh nghiệm nghiên cứu một số quốc
gia trên thế giới, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế
và công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử [38].
Bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính số 6 (572) 2012, tr 49-51 của nhà nghiên
cứu Nguyễn Xuân Sơn - Tổng cục Thuế về “Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề

5
đặt ra” phản ánh thực trạng cơ bản trong chính sách thuế đối với thương mại điện tử
và một số khía cạnh trên góc độ quản lý bao gồm đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế
đối với thương mại điện tử. Bài báo nêu ra năm định hướng làm căn cứ để điều chỉnh
và quản lý có hiệu quả hoạt động thương mại điện tử, từ đó tác giả đã đề xuất năm
nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử [31].
Bài báo bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612) của nhà
nghiên cứu Nguyễn Quang Tiến – Tổng cục Thuế về “Hiện trạng thu thuế thương mại
điện tử tại Việt Nam” đã tập trung phản ánh được những vấn đề cơ bản về mặt thực
trạng chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế trong hai giai đoạn cụ thể từ
năm 2011-2015 và từ năm 2016 đến năm 2017 với nhiều kết quả đạt được trong công
tác thanh tra thuế. Đề tài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan và chủ
quan tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại điện tử. Trên cơ sở thực trạng và kinh nghiệm nghiên cứu một số quốc
gia trên thế giới, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế
và công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử [37].
Bài báo “Đắk Lắk: Gần 1 tỷ đồng thu nộp ngân sách nhà nước thông qua hoạt
động xử lý vi phạm hành chính trên nền tảng thương mại điện tử” của tác giả Bùi
Trang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, 2021 nói lên kết quả đạt được của Tổ
công tác Thương mại điện tử - Truyền thông thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk
Lắk trong năm 2021 [45].
Thứ ba, nhóm các công trình nghiên cứu về “Phương hướng và giải pháp nhằm
đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk hiện nay”.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế của nhà nghiên cứu Nguyễn Chí
Dũng (2013) về “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử - Kinh nghiệm
quốc tế và bài học đối với Việt Nam”: tập trung phản ánh công tác quản lý thuế cũng
như các vấn đề phát sinh trong quản lý thuế ở các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Philipines, Hồng Kông, Thái Lan, trên cơ sở đó đã rút ra được nhiều bài

6
học kinh nghiệm cho công tác quản lý thuế đối với Việt Nam làm nền tảng cho việc
xây dựng định hướng quản lý thuế cho hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
trong tương lai. Những kinh nghiệm quản lý thuế đối với thương mại điện tử đã thực
hiện ở các quốc gia kể trên tập trung chủ yếu vào vấn đề quản lý người nộp thuế, thực
thi hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế và chú trọng đến công tác tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công cơ quan thuế
cung ứng. Các nước cũng rất chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ thuế, đặc biệt là đội ngũ thanh tra, kiểm tra thuế thông qua việc cử tham gia các
khóa bồi dưỡng trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ và các kỹ năng cần có trong quản lý thuế với thương mại điện tử. Để có cơ sở đề
xuất các bài học kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đề tài thực hiện nghiên
cứu thực tế công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở hai Cục thuế Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương pháp điều tra thực tế. Kết quả cho thấy
một số kết quả đạt được ở hai cơ quan thuế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên
một số nội dung như kết quả truy thu thuế qua thanh tra, kiểm tra; nhận diện một số
hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý. Trên cơ sở kinh nghiệm ở một số nước đã
phản ánh và thực tiễn tiến hành quản lý ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời đề xuất định hướng quản lý thuế đối với thương
mại điện tử ở Việt Nam thời gian tới theo hướng hoàn thiện quy định về mặt chính
sách và tăng cường sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nước khi thực hiện
quản lý thuế [15].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính của nhà nghiên cứu Nguyễn Quang
Tiến (2016) về “Giải pháp hoàn thiện chính sách và quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại điện tử” đã tập trung phản ánh được những vấn đề cơ bản về mặt thực
trạng chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế trong hai giai đoạn cụ thể từ
năm 2011-2015 và từ năm 2016 đến năm 2017 với nhiều kết quả đạt được trong công
tác thanh tra thuế. Đề tài cũng đã chỉ ra được những nguyên nhân khách quan và chủ
quan tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách thuế và quản lý thuế trong lĩnh vực
thương mại điện tử. Trên cơ sở thực trạng và kinh nghiệm nghiên cứu một số quốc

7
gia trên thế giới, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế
và công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử [38].
Luận án Tiến sỹ “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt
Nam”, Phạm Nữ Mai Anh, Học viện Tài chính, 2019: Đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý thuế của cơ quan thuế đối với hoạt động thương mại điện tử phù
hợp với thực tiễn phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025,
tầm nhìn 2030 [1].
Bài báo đăng trên tạp chí Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr 24-26
của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Cúc về “Giải pháp quản lý thuế đối với kinh doanh
thương mại điện tử” đưa ra một số khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý thuế
đối với thương mại điện tử mà cơ quan thuế đang phải tìm cách xử lý. Số lượng các
doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng số
tiền nộp ngân sách lại không đáng kể. Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế
dù được chú trọng nhưng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong một số mặt. Trên
cơ sở thực trạng đưa ra, tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
và nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử [12].
Bài báo đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước ngày 13/12/2022 của Nguyễn Phạm
Anh Khoa về “Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên
thương mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk” nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ cá nhân kinh doanh trên sàn thương
mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk [22].
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, phân tích,
đánh giá được thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay và đề xuất được phương hướng, giải pháp nhằm đảm bảo
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
cũng như trong thời gian tới.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng tham
khảo đối với Cục Thuế Đắk Lắk và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong hoạch định

8
các chính sách liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến
luận văn và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay

9
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Hiện nay có rất nhiều quan điểm đưa ra về thương mại điện tử, trong đó có một
số khái niệm về thương mại điện tử khá nổi tiếng có thể đề cập đến như sau:
Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), “thương mại điện tử là việc sản xuất,
tiếp thị, bán hoặc phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện
điện tử” [24, tr.12].
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, có hai cách tiếp cận về
thương mại điện tử theo nghĩa rộng và hẹp về thương mại điện tử như sau:
Theo nghĩa rộng: giao dịch thương mại điện tử là giao dịch cung cấp hàng hóa,
dịch vụ giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ, các cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức tư nhân được tiến hành thông qua các mạng kết nối qua trung gian máy
tính. Mặc dù, hàng hóa và dịch vụ được đặt hàng qua mạng, nhưng việc thanh toán
và giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ có thể được thực hiện trực tuyến hoặc theo
phương pháp truyền thống.
Theo nghĩa hẹp: giao dịch thương mại điện tử là việc mua, bán hàng hóa và dịch
vụ được tiến hành thông qua internet. Giao dịch thương mại điện tử theo cách tiếp
cận này bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kỳ ứng dụng nào trên nền
tảng internet trong các giao dịch tự động, loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax
hay email. [24, tr. 12] Theo Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc đã
đưa ra hai khái niệm về thương mại điện tử dưới góc độ doanh nghiệp và dưới góc
độ quản lý nhà nước [20, tr. 19]. Cụ thể:
Dưới góc độ Doanh nghiệp: “thương mại điện tử là việc thực hiện một phần hay
toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán
thông qua các phương tiện điện tử”.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm các lĩnh vực:

10
I- Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển thương mại điện tử; M- Thông điệp dữ liệu;
B- Các quy tắc cơ bản; S- Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực; A- Các ứng dụng.
Theo Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương
mại quốc tế, 1996 (UNCITRAL): Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin
thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công
đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch [20, tr21].
Tại Việt Nam, trong nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử do
Chính phủ ban hành vào ngày 16/5/2013 đã đề cập đến phạm trù thương mại điện tử
như sau: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy
trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet,
mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” [7].
Như vậy, có thể hiểu hoạt động thương mại điện tử là các hoạt động thương
mại được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin có kết nối internet, bằng cách
áp dụng các phương tiện điện tử nhằm thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch thương
mại giữa các bên trong quan hệ mua bán. Hoạt động thương mại điện tử ngoài việc
cung ứng các hàng hóa, dịch vụ thông thường còn bao gồm việc cung ứng các sản
phẩm của công nghệ số như dịch vụ số, sản phẩm số, tài nguyên số.
1.1.2. Phân loại hoạt động thương mại điện tử
Phân loại hoạt động thương mại điện tử là việc cần thiết nhằm phục vụ cho công
tác quản lý của cơ quan nhà nước. Có nhiều tiêu chí phân loại thương mại điện tử và
các tiêu chí khác nhau sẽ có các loại hoạt động thương mại điện tử khác nhau. Hai
tiêu chí phân loại chủ yếu là theo hình thức thực hiện và theo chủ thể tham gia.
1.1.2.1. Theo hình thức thực hiện thương mại điện tử
Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động thương
mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch
và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng
các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng
internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp
mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch

11
đang ở bất cứ quốc gia nào. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức/mô
hình thương mại điện tử như:
- Thư điện tử (Email)
Email là phương thức đơn giản nhất trong việc truyền tin của doanh nghiệp đến
người tiêu dùng. Trong nhiều giao dịch thương mại điện tử về mua bán hàng hóa và
cung ứng dịch vụ giữa người mua và người bán từ việc xác nhận yêu cầu của khách
hàng đến việc hoàn tất quá trình mua bán đều được thực hiện qua email. Sử dụng
email trong giao dịch thương mại giúp doanh nghiệp nhận và gửi tin được nhanh
chóng với chi phí tiết kiệm cao.
- Website bán lẻ
Là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trưng bày các hình ảnh về các
hàng hóa giao dịch và bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Đây là sự thể hiện của
phương thức giao dịch B2C. Tuy không phải là phương thức giao dịch có giá trị lớn
nhất trong thương mại điện tử nhưng là phương thức phổ biến trong thương mại điện
tử. Thông qua các website bán lẻ này người tiêu dùng có thể được tiếp cận với đa
dạng hàng hóa với các mức giá khác nhau để tự do lựa chọn. Giá cả hàng hóa trên
các website này thường thấp hơn so với giá ở các cửa hàng truyền thống. Các website
bán lẻ nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như www.amazon.com,
www.zappos.com...
- Sàn giao dịch điện tử:
Là môi trường thuận tiện cho việc tiến hành các giao dịch trực tuyến. Đặc trưng
của sàn giao dịch điện tử là hàng hóa trưng bày, quảng cáo, mua bán trên đó không
phải của duy nhất một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó mà là từ nhiều cá nhân và
doanh nghiệp khác nhau. Có hai loại sàn giao dịch điện tử theo mục đích thiết lập là
sàn dành cho doanh nghiệp và sàn dành cho mua bán lẻ. Các sàn giao dịch dành cho
doanh nghiệp nổi tiếng như ww.alibaba.com (Trung Quốc), www.export.gov (Mỹ)…
Đối với sàn dành cho mua bán lẻ nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như
www.ebay.com, www.c2c.com…
- Các trang mạng xã hội

12
Là một ứng dụng giúp kết nối các chủ thể, cá nhân thông qua mạng internet.
Thông qua mạng xã hội, người dùng tự tạo ra nội dung của trang web và những chủ
thể còn lại sẽ xem được thông tin của người dùng tạo nên. Hiện nay có nhiều loại
hình mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube…
Như vậy, về các hình thức thực hiện thương mại điện tử hiện rất đa dạng và
phong phú. Việc áp dụng hình thức nào tùy từng chủ thể khi tham gia vào thương mại
điện tử để lựa chọn cho phù hợp với tính chất giao dịch và điều kiện thực hiện.
1.1.2.2. Theo chủ thể tham gia thương mại điện tử
Có bốn chủ thể chính tham gia phần lớn vào các giao dịch thưomg mại điện tử:
Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc
kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thưorng mại điện
tử khác nhau. Dưới đây là một số mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay
Thứ nhất là, thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới
người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc
cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Mô hình B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua
mạng như www.Amazon.com. qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình
thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quàng cáo
và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích
cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán
hàng do không cần phòng trung bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản
lý cũng giảm đáng kể. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận
cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh
nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng. Mô hình thương
mại điện tử B2C còn được gọi dưới cái tên khác đó là bán lẻ trực tuyến (e-tailing).
Thứ hai là, thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng
Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch Thương

13
mại điện từ B2B (emarketplaces)... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm
doanh nghiệp hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở
mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động ví dụ như
www.alibaba.com. Thương mại điện từ B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh
nghiệp, đặc biệt giúp các doanh nghiệp giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu
thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh.
Thứ ba là, thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)
Trong mô hình này, Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình
trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước
cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của
cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên
website. Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện từ, đấu
thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ.
Thứ tư là, thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)
Đây là mô hình Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển
của các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet làm cho nhiều cá nhân có thể tham
gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể
tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một
website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. Đến nay, EBay.com là một ví dụ thành
công nhất trên thế giới cho mô hình thuơng mại điện tử C2C.
1.2. Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái kinh tế- xã hội. Nó
xuất hiện là tất yếu do lao động mang tính tập thể và các hoạt động mang tính cộng
đồng, xã hội quyết định.[27, tr.21]
Theo Từ điển Tiếng Việt năm 1992, quản lý là “Tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định” [50, tr.789].
Theo Điều khiển học thì “Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một
quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ

14
thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những
mục đích đã định trước”[16, tr.9].
Hoạt động quản lý có thể được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, đây là sự
tác động có mục đích lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu khác
nhau. Đứng trên phương diện quản lý nhà nước thì hoạt động quản lý được thực hiện
bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019: “Thuế là một khoản nộp ngân
sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy
định của các luật thuế” [30].
Hiện nay có nhiều khái niệm về quản lý thuế được đề cập đến trên các phương
diện khác nhau. Cụ thể:
Theo giáo trình quản lý thuế của Học viện Tài chính thì “Quản lý thuế là việc
tổ chức thực thi pháp luật thuế của nhà nước, tức là quản lý thuế được hiểu là hoạt
động tác động và điều hành của nhà nước đối với hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế
(kê khai, tính thuế, nộp thuế) của người nộp thuế.” [46, tr.8].
Theo tác giả Lưu Ngọc Thơ “Quản lý thuế là tổ chức, điều khiển hoạt động thu
thuế của một quốc gia theo pháp luật về quản lý thuế để thực hiện các chính sách thuế
nhằm đạt được các mục tiêu đã định [34, tr.26].
Theo tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương “Quản lý thuế là quá trình Nhà nước sử
dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tác động lên đối tượng của quản
lý thuế làm cho chúng vận động phù hợp với mục tiêu đặt ra” [24, tr. 10].
Quản lý thuế theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động quản lý của nhà nước liên
quan đến thuế. Bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp thuế vào ngân
sách nhà nước; hoạt động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống thuế;
ban hành pháp luật về thuế và hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thuế từ
quỹ ngân sách nhà nước. Như vậy có thể thấy quản lý thuế theo nghĩa rộng là một
phạm trù rất rộng lớn, bao trùm lên nhiều cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngược lại, quản lý thuế theo nghĩa hẹp được
hiểu là công tác quản lý hành chính về thuế được thực hiện bởi cơ quan thuế. Quản

15
lý thuế theo nghĩa hẹp bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp
thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định
theo pháp luật. Các nội dung quản lý theo nghĩa hẹp được bó hẹp trong phạm vi thẩm
quyền của cơ quan thuế. Trong luận văn này phạm trù quản lý thuế được nghiên cứu
sinh tiếp cận dưới góc độ theo nghĩa hẹp. Theo đó, quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử là hoạt động tổ chức và điều hành các công việc của cơ quan thuế
đối với người nộp thuế có hoạt động thương mại điện tử trong việc thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế theo các quy định do pháp luật ban hành, nhằm thực hiện được các mục
tiêu, kế hoạch đề ra trong từng thời kỳ.
Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là một nội dung trong hoạt
động quản lý thuế nên các phạm trù về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ
và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những vấn đề then chốt cần phải được
nhận thức đúng đắn.
Chủ thể quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là nhà nước, cụ
thể là các cơ quan nhà nước có quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện nhất định, bao
gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp
luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành, tổ chức thực hiện
pháp luật thuế; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp việc cho cơ quan hành pháp
thay mặt nhà nước để tổ chức và thực hiện thu thuế, thông thường đó là các cơ
quan thuế và cơ quan hải quan.
Đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các hình thức
khác nhau trong nền kinh tế có hoạt động thương mại điện tử. Do vậy, đối tượng quản
lý thuế rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các công cụ và phương pháp quản lý thuế
khác nhau cho từng đối tượng riêng biệt.
Công cụ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là hệ thống chính
sách, pháp luật, kế hoạch và các công cụ khác. Trong đó, chính sách là một công cụ
rất quan trọng trong quản lý thuế, có độ nhạy cảm cao đối với sự thay đổi của các yếu
tố trong nền kinh tế. Hệ thống chính sách chủ yếu có tác động tới công tác quản lý
thuế bao gồm chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế và chính sách kinh tế đối

16
ngoại. Trong đó chính sách thuế có tác động trực tiếp đến công tác quản lý thuế và
trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay đòi hỏi chính sách thuế cần phải
thiết kế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong nước và yêu cầu hội nhập quốc
tế. Pháp luật là công cụ quản lý có tính pháp lý cao, có tính định hướng và quy định
cụ thể hành vi, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước và người nộp thuế. Pháp luật thuế
thể hiện chủ yếu ở các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và Bộ
Tài chính ban hành dưới các dạng: Luật, Nghị định, Thông tư. Kế hoạch cũng là một
công cụ quan trọng trong quản lý. Việc xây dựng một kế hoạch đúng đắn sẽ là một
kim chỉ nam định hướng quan trọng cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Quản lý thuế
được thực hiện bằng các kế hoạch dài, trung hoặc ngắn hạn một cách cụ thể thì sẽ có
cơ sở chắc chắn cho việc đánh giá hiệu quả quản lý thuế qua các giai đoạn và thời kỳ
tương ứng.
Phương pháp quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là sự tổng hòa
nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp hành chính – tổ chức, phương pháp
kinh tế, phương pháp tâm lý - giáo dục… Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm
riêng. Do vậy, tùy theo từng đối tượng, tùy theo từng sắc thuế để có thể vận dụng
phương pháp phù hợp trong quản lý thuế.
Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử có mục tiêu quan trọng là
huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước và góp phần thực hiện các mục
tiêu của nhà nước trong từng thời kỳ thông qua việc ban hành và tổ chức thực thi pháp
luật. Quản lý thuế cần đảm bảo tối thiểu hóa chi phí góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý thuế và tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế trong thực hiện
nghĩa vụ thuế.
Công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là một nội dung
quản lý thuế do cơ quan nhà nước thực hiện nên có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của
quản lý thuế sau đây:
Một là, quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế.
Hoạt động quản lý nhà nước luôn gắn liền với các quy phạm pháp luật đã được
quy định trong hệ thống pháp luật. Tính pháp lý cao của các văn bản luật tạo nền tảng

17
quan trọng cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Quản lý thuế bằng pháp luật
đảm bảo sự thống nhất, chấp hành nghiêm đối với các chủ thể trong xã hội. Từ đó,
hoạt động quản lý thuế mới đạt được tính hiệu quả trong công tác hành thu, đảm bảo
huy động số thuế đáp ứng nhu cầu cho ngân sách nhà nước.
Hai là, quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính – tổ
chức kết hợp với các phương pháp kinh tế và phương pháp tâm lý – giáo dụ.
Phương pháp hành chính – tổ chức trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các
tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa cơ quan thuế các cấp với nhau và với cơ quan nhà
nước khác; trong các quan hệ đó thì cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh
lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, người nộp thuế phải chấp hành mệnh lệnh
của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
Phương pháp hành chính - tổ chức cũng được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể
quản lý trong việc sắp xếp, bố trí các mặt hoạt động theo những khuôn mẫu và thiết
lập bộ máy quản lý phù hợp. Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng
các lợi ích vật chất để khuyến khích người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế. Phương
pháp tâm lý – giáo dục được dùng để giúp người nộp thuế hiểu rõ hơn quyền và nghĩa
vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của chính mình, thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện
của người nộp thuế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Ba là, quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ.
Để có thể xác định được chính xác số thuế phải nộp đòi hỏi công tác quản lý
thuế phải thu thập đầy đủ các bằng chứng đi kèm của từng nghiệp vụ thuế. Ngoài ra,
công tác quản lý thuế cũng phải có đầy đủ các thủ tục hành chính nhằm đảm bảo sự
thống nhất khi thực hiện. Quản lý thuế trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển
đòi hỏi cần ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý để đạt được hiệu quả cao, đảm
bảo tính thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Ngoài ra, với hoạt động đặc thù trong môi trường ảo liên quan đến nhiều cơ
quan quản lý khác nhau nên quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử có
các đặc điểm riêng có sau:

18
Một là, quản lý thuế đối với thương mại điện tử đề cao mối quan hệ chặt chẽ
giữa cơ quan thuế các cấp với các cơ quan quản lý khác trong bộ máy quản lý nhà
nhằm đạt được các mục tiêu và kế hoạch quản lý đã đặt ra. Các thông tin về thương
mại điện tử có tính chất liên ngành. Do vậy, để thu thập thông tin đa ngành phục vụ
quản lý đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành trong quản lý thuế.
Hai là, quản lý thuế đối với thương mại điện tử phù hợp với thông lệ quốc tế và
phối hợp chặt chẽ với các quốc gia trên thế giới trong thu thuế thương mại điện tử.
Thương mại điện tử phát triển xuyên biên giới giữa các quốc gia trên môi trường
mạng internet. Nhằm chống xói mòn và chuyển dịch lợi nhuận về thuế trong thương
mại điện tử, đặc biệt thuế đối với các giao dịch dịch vụ xuyên biên giới, học hỏi kinh
nghiệm quản lý, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử cần có sự phối
hợp giữa các quốc gia trong thu thuế thương mại điện tử.
1.2.2. Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử nhằm đạt được các yêu cầu
sau:
Thứ nhất, quản lý được người nộp thuế có tham gia hoạt động thương mại điện
tử, đặc biệt quản lý đầy đủ các doanh nghiệp; xác định được chính xác nghĩa vụ thuế
của người nộp thuế dựa trên các căn cứ tính thuế hợp lý (doanh thu, chi phí).
Thương mại điện tử phát triển thì số lượng người nộp thuế tham gia hoạt động
thương mại điện tử càng nhiều dưới các hình thức khác nhau. Mỗi một đối tượng sẽ
có nghĩa vụ thuế nhất định phát sinh trong giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi cơ
quan thuế cần phải quản lý được đầy đủ người nộp thuế tham gia hoạt động thương
mại điện tử. Tuy nhiên, để xác định được chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế,
cơ quan thuế phải có căn cứ kiểm định, xác minh đầy đủ các yếu tố doanh thu, chi
phí phát sinh của người nộp thuế. Với bản chất hoạt động trong môi trường ảo, nên
trong nhiều trường hợp, cơ quan thuế rất khó xác định đầy đủ doanh thu và chi phí
của người nộp thuế khi người nộp thuế không hợp tác và cơ quan thuế không có
phương pháp và công cụ quản lý thích hợp.

19
Thứ hai, đảm bảo nguồn thu thuế từ các hoạt động thương mại điện tử được huy
động đúng theo quy định vào ngân sách nhà nước
Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ số như hiện nay, hoạt động thương mại điện
tử ngày càng diễn ra một cách phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, hoạt
động thương mại điện tử lại chứa đựng rất nhiều yếu tố phức tạp trong công tác quản
lý như vấn đề kiểm soát đối tượng, kiểm soát doanh thu, phương thức thanh toán khi
giao dịch. Nếu không quản lý được các yếu tố này thì sẽ dễ dẫn đến làm thất thoát
nguồn thu thuế thương mại điện tử cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, phạm trù
thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đặt cơ quan thuế các nước vào tình thế cần
cùng nhau phối hợp trong quản lý và có quy định rõ ràng về thẩm quyền đánh thuế
các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm tránh đánh thuế hai lần và
thất thu thuế với thương mại điện tử ở các quốc gia.
Thứ ba, xây dựng các biện pháp quản lý thuế để hoàn thiện quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử.
Thương mại điện tử được diễn ra trên môi trường ảo. Tất cả các thông tin giao
dịch mua bán đều được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin. Do
vậy, để có thể quản lý được tốt hoạt động này đòi hỏi công tác quản lý thuế cần phải
xây dựng quy trình quản lý, phương pháp quản lý và công cụ quản lý phù hợp với đối
tượng nộp thuế. Qua đó mới có thể đảm bảo công bằng về mặt nghĩa vụ thuế giữa các
đối tượng có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh theo
hình thức truyền thống.
Thứ tư, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử phải đảm bảo cho tất cả
người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử nắm rõ trách
nhiệm thực hiện các nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nâng cao được sự tự tuân thủ
pháp luật, giảm thiểu được các hành vi vi phạm pháp luật đối với người nộp thuế.
Để có thể huy động được số thu như kế hoạch đã giao thì đòi hỏi người nộp
thuế phải có ý thức và nhận thức được trách nhiệm của mình trong thực hiện nghĩa
vụ thuế. Do vậy, công tác quản lý thuế phải nâng cao được ý thức tuân thủ pháp luật
của người nộp thuế, từ đó góp phần giảm thiểu được các hành vi vi phạm pháp luật
của người nộp thuế.

20
Thứ năm, hiện đại hóa quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Quản lý thuế của cơ quan thuế phải được thực hiện trên nền tảng công nghệ
thông tin nhất định, với sự hỗ trợ của nhiều ứng dụng có sự tích hợp, kết nối, truy
xuất thông tin kịp thời nhằm phục vụ tối ưu cho công tác quản lý của các cán bộ thuế.
Thứ sáu, tăng cường vai trò giám sát, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước trong các lĩnh vực được phân công phụ trách quản lý, cùng với cơ quan thuế để
thực hiện tốt hơn và khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế.
Trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, cơ quan thuế không
thể đơn phương thực hiện quản lý mà cần có sự phối hợp, hỗ trợ, cung cấp thông tin
từ nhiều cơ quan, bộ, ngành khác nhau. Để quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử đạt được các mục tiêu đề ra đòi hỏi vai trò giám sát và sự phối hợp của
các cơ quan, ban, ngành trong bộ máy quản lý nhà nước phải chặt chẽ, thường xuyên
và liên tục.
1.2.3. Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
1.2.3.1. Quản lý thông tin người nộp thuế
Để thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử thì bước quan
trọng đầu tiên phải nhận diện được các đối tượng có tham gia hoạt động thương mại
điện tử. Với phạm vi giao dịch có tính chất xuyên biên giới nên các đối tượng là
doanh nghiệp và cá nhân đều có thể dễ dàng gia nhập vào thương mại điện tử. Đặc
biệt là các doanh nghiệp không phân biệt quy mô lớn, vừa và nhỏ đều có thể tham gia
thương mại điện tử và được nhìn nhận như các doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia.
Điều này sẽ gây khó khăn cho chính phủ các nước trong việc thực hiện và phân bổ
chủ quyền đánh thuế.
Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử rất phong phú, đa dạng; tùy theo
quy mô, hình thức hoạt động thương mại điện tử và quan hệ thương mại điện tử, các
chủ thể thương mại điện tử có thể được chia thành những nhóm chủ thể chính như
sau: Nhóm chủ thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Nhóm chủ thể mua hàng hóa,
dịch vụ và Nhóm chủ thể cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho thương mại điện tử.

21
Nhóm chủ thể bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ: Họ có thể là các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh, cá nhân tham gia cung ứng các hàng hóa và dịch vụ dưới dạng hữu
hình hoặc vô hình trong giao dịch thương mại.
Đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong
nước hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại nước sở tại thì các
doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại điện tử đều có sự đăng ký cấp phép hoạt
động của cơ quan quản lý nhà nước như đăng ký hoạt động kinh doanh, đăng ký hoạt
động website, sàn giao dịch điện tử...Các doanh nghiệp này khi thực hiện sản xuất
kinh doanh phải thực hiện các nghĩa vụ thuế như các doanh nghiệp thực hiện thương
mại truyền thống và chịu sự kiểm soát của cơ quan thuế các cấp. Để nhận diện được
sự tồn tại hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp thì cơ quan thuế có thể
dựa vào hai cơ chế nhận dạng sau:
Cơ chế tự nhận dạng. Đây là thông tin nhận dạng mà doanh nghiệp cung cấp về
doanh nghiệp đó trên trang web. Các thông tin đó bao gồm: Tên pháp lý của doanh
nghiệp và tên giao dịch của doanh nghiệp (nếu tên giao dịch khác với tên pháp lý);
các địa chỉ hữu hình của doanh nghiệp; địa chỉ thư điện tử hoặc các phương thức liên
lạc điện tử khác, số điện thoại; địa chỉ website và số giấy phép hoặc số đăng ký với
cơ quan chính phủ có liên quan. Lý tưởng nhất là đưa các thông tin này vào phần hợp
lý và dễ tìm trên trang web như ở phần liên hệ hoặc giới thiệu. Tuy nhiên, trong khi
hầu hết các doanh nghiệp cung cấp các thông tin đó như là một hoạt động hiển nhiên
thì một bộ phận doanh nghiệp khác lại không thực hiện việc này. Do vậy, với những
trường hợp doanh nghiệp không tự cung cấp thì cơ quan thuế phải tìm kiếm thông tin
qua những kênh khác.
Cơ chế nhận dạng thông qua dữ liệu. Đây là cơ chế nhận diện thông tin thông
qua cơ sở dữ liệu được lưu trữ ở dạng tên miền phản ánh loại hình tổ chức và hầu hết
ở dạng tên miền để phản ánh tên quốc gia. Đây là các thông tin mà chủ tên miền đã
cung cấp cho các cơ quan đăng ký về chính họ. Thông tin được cung cấp gồm có các
trường chứa đựng thông tin về doanh nghiệp.

22
Đối với các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước
ngoài, không có cơ sở thường trú tại nước sở tại: việc quản lý thuế chủ yếu được thực
hiện thông qua việc kiểm soát bên mua trong nước. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn
đề khó khăn của cơ quan thuế các nước trong việc quản lý các giao dịch thương mại
dạng này, đặc biệt đối với việc mua bán các dịch vụ xuyên biên giới.
Nhóm chủ thể mua hàng hóa, dịch vụ. Thuộc nhóm này cũng có thể là các doanh
nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện mua các hàng hóa và dịch vụ trong môi trường
internet. Trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, đối tượng quản lý của
cơ quan thuế thuộc nhóm này thường tập trung vào các chủ thể có phát sinh giao dịch
thương mại điện tử với doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú
hoặc cá nhân là đối tượng không cư trú tại nước sở tại. Trong giao dịch thương mại điện
tử đó, chủ thể thuộc bên mua trong nước có nghĩa vụ khấu trừ thực hiện nghĩa vụ nộp
thuế thay cho bên bán hàng. Do vậy, nghĩa vụ thuế phát sinh trong trường hợp này phụ
thuộc rất lớn vào ý thức và trách nhiệm của bên mua ở trong nước.
Nhóm chủ thể cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho thương mại điện tử: Đối với các tổ
chức là trung gian cung ứng môi trường cho thương mại điện tử có thể thực hiện, nơi
tạo điều kiện cho người mua và người bán có thể giao dịch với nhau trong môi trường
ảo thì bản chất hoạt động của nhóm đối tượng này là cung cấp dịch vụ cho thương
mại điện tử có thể thực hiện như các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội...
Thông qua hoạt động của đối tượng này mà người mua và người bán có thể gặp được
nhau, tiến hành giao dịch thương mại. Để được hoạt động đòi hỏi các tổ chức này
phải đăng ký và được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan
thuế khi quản lý được nhóm chủ thể này sẽ vừa quản lý được nghĩa vụ thuế phát sinh
từ chính hoạt động của các chủ thể đó, đồng thời có căn cứ xác định được giá trị các
giao dịch thương mại điện tử thực hiện giữa người bán và người mua thông qua môi
trường của bên trung gian cung ứng.
Khó khăn trong quản lý nhóm đối tượng này chính là vấn đề thẩm quyền đánh
thuế giữa các quốc gia đối với các đối tượng có hoạt động trên phạm vi nhiều nước
nhưng không có sự hiện diện của pháp nhân trong nước, phần lớn nghĩa vụ thuế được

23
thực hiện thông qua bên mua hàng hóa, dịch vụ ở trong nước khấu trừ nộp thuế thay
cho các tổ chức ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc bên mua tự nguyện nộp thuế thay bên
bán luôn là bài toán khó đặt ra trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử. Vì vậy, quản lý nhóm đối tượng này trong nhiều trường hợp là vấn đề khó được
đặt ra cho cơ quan thuế trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Như vậy, các đối tượng tham gia vào thương mại điện tử gồm nhiều thành phần
khác nhau, đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải
tăng cường quản lý và có cách thức quản lý phù hợp để đưa được các đối tượng tham
gia thương mại điện tử vào diện quản lý của cơ quan thuế.
Trong công tác quản lý thông tin người nộp thuế hoạt động thương mại điện tử
thì việc thu thập và quản lý thông tin người nộp thuế để cơ quan thuế có thể xây dựng
được cơ sở dữ liệu thông tin người nộp thuế nhằm phục vụ cho công tác quản lý đóng
vai trò rất quan trọng. Các thông tin cần thu thập về các doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử bao gồm: Loại hình doanh nghiệp (doanh
nghiệp thành lập trong nước, doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú và doanh
nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú); ngành nghề kinh doanh của doanh
nghiệp; quy mô doanh nghiệp; địa bàn (nơi đăng ký thành lập và nơi hoạt động chủ
yếu của doanh nghiệp); thời gian hoạt động và khả năng mở rộng hoạt động của doanh
nghiệp, thông tin về tài khoản của doanh nghiệp, thông tin về kết quả sản xuất – kinh
doanh, tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế và các thông tin khác liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp. Các thông tin thu thập được sẽ là căn cứ quan trọng cho việc
xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử của cơ quan thuế.
Quá trình tác nghiệp thu thập thông tin cần phải được tiến hành qua những bước
cơ bản từ thu thập thông tin để nắm được đặc trưng của người nộp thuế, hình thành
nên kho thông tin tư liệu làm căn cứ cho việc điều tra thực địa và việc phát triển
nguồn tư liệu, từ đó cung cấp sự hiểu biết và bản chất hoạt động của người nộp thuế
cho các cán bộ thuế.
Quá trình thu thập thông tin người nộp thuế có thể được tiến hành bằng nhiều cách
thức khác nhau. Nguồn thu thập thông tin dễ dàng có được thông qua việc tự kê khai, tự

24
nộp của người nộp thuế và thông qua quá trình kiểm tra, thanh tra tại trụ sở cơ quan thuế,
trụ sở người nộp thuế. Ngoài ra, có thể thu thập từ các website của người nộp thuế, thu
thập từ người kinh doanh thương mại điện tử, từ các phương tiện thông tin truyền thông,
thông tin từ các nguồn tư liệu bên ngoài cơ quan thuế. Cùng với sự phát triển của thương
mại điện tử đã góp phần đưa lại một nhân tố mới trong việc nhận dạng chính xác doanh
nghiệp là thu thập thông tin từ người tiêu dùng và thông qua các cơ quan có thẩm quyền.
Một doanh nghiệp chỉ có thể nhận dạng được thông qua tên miền, nhưng thực tế cho thấy
không có sự tương ứng giữa tên miền và địa điểm nơi tiến hành hoạt động kinh doanh-
đây chính là vấn đề khó cần xử lý trong khâu quản lý người nộp thuế trong quản lý thuế
đối với hoạt động thương mại điện tử.
Bằng các thông tin thu thập đa nguồn sẽ giúp các cán bộ thuế nắm bắt được các
người nộp thuế, đồng thời kiểm tra được nội dung hoạt động thương mại điện tử của
người nộp thuế, góp phần tạo tiền đề cho công tác quản lý thuế bằng cơ sở dữ liệu.
Đồng thời, với các thông tin thu thập được tùy theo lĩnh vực hoạt động, loại hình của
người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành phân loại người nộp thuế nhằm quản lý
được hiệu quả hơn.
1.2.3.2. Quản lý căn cứ tính thuế
Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử bao gồm hai
loại thuế trực thu và thuế gián thu. Căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp
phải dựa trên doanh thu thu được và chi phí phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thu được từ hoạt động thương mại điện tử
của doanh nghiệp bao gồm doanh thu phát sinh ở trong nước và doanh thu phát sinh
ở nước ngoài. Do vậy trong quản lý doanh thu tính thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải
quản lý được thông tin các nguồn phát sinh doanh thu và thống kê doanh thu thu được
của doanh nghiệp làm căn cứ xác định đúng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Các
khoản chi phí phát sinh của doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử liên quan đến
nhiều nội dung chi gắn liền và không gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do vậy, trong việc quản lý các khoản chi phí cần thiết phải kiểm tra
được sự tồn tại của các khoản chi phí; sự đầy đủ của các hóa đơn, chứng từ hợp pháp,
hợp lệ gắn với các khoản chi đó, mục đích chi của doanh nghiệp.

25
Các thông tin về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp được cơ quan thuế nhận
biết thông qua việc kê khai của người nộp thuế, qua quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc
từ các kênh thông tin ở các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong quản lý hoạt động
thương mại điện tử cung cấp cho cơ quan thuế qua cơ chế phối hợp trong quản lý.
Vấn đề quan trọng trong quản lý căn cứ tính thuế cần xác định được đúng bản chất
của loại hình kinh doanh thương mại điện tử - đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh
các loại thuế thích hợp và áp đúng mức thuế suất vào giao dịch đó.
Các giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại điện tử hiện nay được thực
hiện thông qua các mô hình thương mại điện tử khác nhau như B2B, C2C, C2B, G2B,
G2C, P2P, mô hình thương mại điện tử xã hội, mô hình thương mại điện tử trên nền
tảng di động. Mặc dù có nhiều giao dịch nhưng yếu tố chịu sự điều chỉnh của thuế
trong các giao dịch này là phí giao dịch, phí đăng ký, phí quảng cáo hoặc là tiền do
khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp. Khoản tiền mà doanh nghiệp nhận được từ
khách hàng có thể là tiền bản quyền hoặc thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Do vậy, trong quản lý thuế, vấn đề nhận thức được đặc điểm hoạt động, loại hình giao
dịch để nhận diện được bản chất thu nhập nhận được của doanh nghiệp là rất quan
trọng nhằm đưa ra kết luận chính xác về sự tồn tại nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Để nhận biết được sự tồn tại doanh thu, chi phí của doanh nghiệp, cơ quan thuế
cần kiểm soát được sự tồn tại các giao dịch làm cơ sở cho việc xác định đúng nghĩa
vụ của người nộp thuế. Cơ sở quan trọng nhận biết được sự tồn tại giao dịch thương
mại điện tử là các chứng từ đặt hàng của khách hàng, các phiếu giao hàng, các hóa
đơn, các biên lai và các chứng từ thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, nếu như
trong thương mại truyền thống các bằng chứng của sự tồn tại giao dịch chủ yếu thực
hiện dưới dạng văn bản, hóa đơn giấy, thì ở thương mại điện tử, các giao dịch được
xác nhận thông qua các hóa đơn, chứng từ điện tử. Ở các văn bản giấy, tính xác nhận
được thực hiện thông qua việc ký duyệt trực tiếp của các cán bộ hoặc thành viên có
trách nhiệm được ủy quyền, nhưng trong môi trường điện tử thì được thực hiện qua
cơ chế xác nhận. Tính pháp lý và toàn vẹn của các hóa đơn, chứng từ điện tử được
thực hiện bởi các chữ ký điện tử dạng kỹ thuật cao. Do vậy, trong công tác kiểm tra

26
tính hợp pháp của hóa đơn, chứng từ trong các giao dịch thương mại điện tử thì cơ
quan thuế cần phải kiểm soát được tính pháp lý của các chữ ký điện tử mà người nộp
thuế sử dụng thông qua các đơn vị cung cấp chứng thư chữ ký số.
Trong các giao dịch mua bán đặc biệt đối với dịch vụ thì giao dịch giữa người
mua và người bán diễn ra rất nhanh chỉ bằng các thao tác nhỏ trên máy tính từ việc
ký kết hợp đồng, thỏa thuận, thanh lý tất cả đều được tiến hành trên các phương tiện
điện tử. Phương thức này thường được thực hiện trong giao dịch mua các sản phẩm
như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, phần mềm. Nhiều trường hợp giao dịch đã kết thúc
nhưng không có bất cứ hóa đơn, chứng từ nào thiết lập được lưu giữ. Với các trường
hợp như vậy công tác quản lý sẽ tập trung vào việc quản lý các dòng tiền. Trên cơ sở
so sánh đối chiếu dòng tiền ra, dòng tiền vào của doanh nghiệp với các bằng chứng
đã thu thập được kết hợp với các hóa đơn, chứng từ, thông tin mà người nộp thuế
cung cấp thì cơ quan thuế sẽ nhận diện được sự tồn tại của giao dịch thương mại điện
tử. Tuy nhiên, với bản chất là cơ quan quản lý thu nên để có thể kiểm soát được dòng
tiền ra, vào của người nộp thuế cần có những cơ chế quy định rõ sự phối kết hợp giữa
cơ quan thuế với ngân hàng nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại.
Trong thương mại điện tử việc thanh toán giữa người mua và người bán rất linh
hoạt. Phương thức thanh toán có thể qua ngân hàng, bằng thẻ tín dụng trong nước,
thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán, thanh toán bằng thẻ cào điện thoại di động, thanh toán bằng tiền mặt và các
phương thức thanh toán khác. Rủi ro lớn nhất trong quản lý các giao dịch thương mại
điện tử giao nhận bằng tiền mặt - đây là vấn đề khó quản lý hiện nay. Với các giao
dịch như vậy thì hướng quản lý lại tập trung vào các đối tác trung gian cung cấp dịch
vụ chuyển phát, giao hàng cho thương mại điện tử.
Như vậy, việc quản lý được các căn cứ tính thuế của các doanh nghiệp hoạt
động thương mại điện tử phụ thuộc rất lớn vào sự phối kết hợp trong quản lý giữa cơ
quan thuế với các cơ quan, tổ chức khác ngoài ngành nhằm có thể thu thập được các
thông tin đa chiều, từ đó xác minh được chính xác các thông tin doanh nghiệp kê khai
sai hoặc kê khai thiếu gây sai lệch nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

27
1.2.3.3. Quản lý thu nộp thuế
Quản lý thu nộp thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế xác định đúng nghĩa
vụ thuế và thực hiện việc nộp thuế đúng thời hạn đã được quy định vào ngân
sách nhà nước.
Việc tính thuế có thể do người nộp thuế tự xác định hoặc cơ quan thuế ấn định
số thuế phải nộp trong những trường hợp người nộp thuế không đủ căn cứ xác định
đúng số thuế phải nộp. Cách thức thực hiện nộp tờ khai thuế được người nộp thuế
thực hiện bằng hình thức khai thuế trên tờ khai giấy và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế,
hoặc khai và nộp thuế điện tử hoặc áp dụng đồng thời cả hai hình thức. Tuy nhiên,
khai và nộp thuế điện tử là hình thức tiên tiến và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so
với hình thức truyền thống trực tiếp. Đây là hình thức mọi quốc gia đang hướng tới,
đặc biệt phù hợp trong quản lý các giao dịch thương mại điện tử. Cùng với xu thế
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số thì các quốc gia trên thế giới đều đã và đang
nghiên cứu để thực hiện chuyển đổi số trong bộ máy các cơ quan nhà nước và trong
hệ thống các doanh nghiệp, do vậy cách thức quản lý của cơ quan thuế cũng cần phải
chuyển đổi từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ hỗ trợ tích cực cho quản lý.
Trong việc thực hiện nộp thuế, tiền thuế do người nộp thuế trực tiếp nộp vào
ngân sách nhà nước hoặc nộp thông qua các tổ chức, đơn vị được ủy nhiệm thực hiện
thu thuế. Xu hướng hiện nay việc nộp thuế được các quốc gia đã và đang chuyển đổi
tích cực qua thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt nên các hình thức nộp thuế điện
tử được các nhà nước khuyến khích người nộp thuế thực hiện. Trong nộp thuế điện
tử, các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, thực hiện
các giao dịch trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế sang tài khoản của ngân sách
nhà nước. Do vậy, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các tổ chức thu
thuế hộ có vai trò rất quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế
trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
Để xác định được tính đúng đắn của các thông tin người nộp thuế kê khai về
xác định nghĩa vụ thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải chú trọng đến công tác thanh tra,
kiểm tra người nộp thuế. Đây là hai chức năng riêng biệt nhưng cùng nhau hỗ trợ để

28
đạt được các mục tiêu đặt ra trong quản lý thuế. Với số lượng người nộp thuế đông,
hoạt động đa ngành nghề đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện trên
cơ sở phân tích rủi ro. Trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử khi
kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế đòi hỏi cán bộ thuế có hiểu biết
nhất định về công nghệ thông tin và ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin
trong kiểm tra nhằm phát hiện được những gian lận của người nộp thuế.
Công tác quản lý nợ thuế đóng vai trò quan trọng nhằm có thể thu được đầy đủ
khoản thu người nộp thuế còn nợ đọng vào ngân sách nhà nước. Quản lý nợ thuế bao
gồm các công việc chủ yếu là phân tích tình trạng nợ đọng, phân loại các khoản nợ
đọng, đôn đốc và nhắc nhở thực hiện nộp thuế còn nợ của người nộp thuế, thực hiện
cưỡng chế thuế theo quy định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ
thuế là một yêu cầu khách quan đặc biệt đối với quản lý các hoạt động thương mại
điện tử nhằm nâng cao hơn hiệu quả quản lý nợ thuế ở cơ quan thuế.
thương mại điện tử với bản chất hoạt động trên môi trường ảo, trải rộng trên
nhiều ngành nghề và liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nên đòi hỏi quản lý thu nộp
thuế đối với hoạt động thương mại điện tử không thể thực hiện một cách đơn lẻ ở
riêng cơ quan thuế mà cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức khác có liên
quan trong quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Ngoài ra, với bản chất giao dịch phi biên giới trong môi trường ảo nên việc
cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới sẽ không chịu sự kiểm soát của bộ phận hải
quan. Lúc này người bán ở nước ngoài còn người mua ở trong nước, và nếu pháp
luật thuế không có quy định về biện pháp khấu trừ tại nguồn đối với người mua dịch
vụ hoặc có cơ chế buộc người cung ứng dịch vụ ở nước ngoài phải thực hiện nghĩa
vụ thuế khi có phát sinh thu nhập trong nước thì rất dễ bị thất thu thuế ở lĩnh vực
này. Thậm chí các quốc gia nếu không thỏa thuận về quy chế đánh thuế thì lại rất
dễ gây nên tình trạng đánh thuế trùng giữa các nước. Do vậy, công tác quản lý thuế
đối với các giao dịch thương mại điện tử ngoài việc triển khai thực hiện áp dụng
quy định pháp luật vào thực tiễn quản lý thì cũng cần thiết phải góp ý cho việc hoàn
thiện pháp luật, đặc biệt là quy định về cơ sở thường trú làm căn cứ cho đánh thuế

29
đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới theo hướng quy định rõ cách
thức xác định cơ sở thường trú trong điều kiện kinh tế số phát triển không có sự
hiện diện của yếu tố vật chất.
Thời gian qua, OECD đã thực hiện nhiều nghiên cứu về phạm trù cơ sở thường
trú trong thương mại điện tử và rút ra kết luận một website, một ISP (nhà cung cấp
dịch vụ internet) trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ không tạo thành cơ sở thường trú.
Việc phân biệt giữa trang website và máy chủ trên đó có trang web là vấn đề quan
trọng trong xác định cơ sở thường trú đối với hoạt động thương mại điện tử vì có thể
doanh nghiệp kinh doanh máy chủ và doanh nghiệp kinh doanh thông qua trang web
là hai doanh nghiệp khác nhau. Theo đó, trong trường hợp một doanh nghiệp kinh
doanh thông qua trang web nằm trên máy chủ của một ISP và cung cấp cho cơ quan
thuế các thông tin về máy chủ và địa điểm đặt máy chủ trên đó có website của doanh
nghiệp thì cũng không thể kết luận được máy chủ và địa điểm đặt máy chủ thuộc
quyền sử dụng của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không thể
được coi là đã có một địa điểm kinh doanh chỉ vì có hợp đồng thuê chỗ trên máy chủ.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh thông qua trang web nằm trên máy chủ và
máy chủ này thuộc quyền điều hành của doanh nghiệp (kể cả trường hợp thuê máy
chủ) thì địa điểm đặt máy chủ có thể tạo thành cơ sở thường trú của doanh nghiệp.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử
Thứ nhất là chính sách của Nhà nước về phát triển thương mại điện tử
Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là một nội dung trong quản
lý nhà nước về thương mại điện tử. Khung đường lối và chính sách cho sự phát triển
thương mại điện tử trong nền kinh tế khi được Nhà nước ban hành sẽ tạo nền tảng
quan trọng cho việc hình thành các phương hướng thực hiện, xây dựng được các biện
pháp quản lý thích hợp đối với các hoạt động thương mại điện tử trong nền kinh tế.
Thứ hai, những văn bản quy phạm pháp luật về thuế
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế gồm có nhiều văn bản khác
nhau: Luật, Nghị định, Thông tư. Các văn bản quy phạm pháp luật nếu được quy định

30
đơn giản, rõ ràng thì công tác quản lý sẽ có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện,
người nộp thuế đọc sẽ dễ hiểu để thực hiện. Ngược lại, khi các văn bản quy phạm
pháp luật quy định quá phức tạp, chồng chéo, không thống nhất ở các văn bản khác
nhau sẽ gây khó khăn trong triển khai thực hiện.
Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý thuế và năng lực cán bộ công chức Thuế
Bộ máy quản lý thuế của cơ quan thuế là tổng thể các bộ phận, chức năng, phòng
ban hành chính có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quan
hệ công tác được quy định để tổ chức thực thi các luật thuế, nhằm điều hành thực
hiện quá trình điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư vào ngân sách nhà nước
thông qua thuế. thương mại điện tử là một lĩnh vực phức tạp nên đòi hỏi quản lý thuế
cần có bộ máy chuyên môn hóa khi thực hiện. Nếu không có sự chuyên môn hóa,
thực hiện quản lý rải rác ở các chức năng khác nhau sẽ không nắm được sâu sắc bản
chất hoạt động của từng đối tượng để quản lý chặt chẽ. Khi có bộ phận chuyên trách
chuyên môn hóa trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử thì công tác quản lý
thuế của cơ quan thuế đối với thương mại điện tử được sâu sát hơn.
Quản lý thuế đối với thương mại điện tử đòi hỏi cán bộ thuế làm việc thường
xuyên trong môi trường công nghệ thông tin. Nếu cán bộ thuế không có sự hiểu biết
về tin học, các phần mềm máy tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Trình
độ cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu về kiến thức ngành, kiến thức tin học, ngoại ngữ là
một lợi thế khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử. Ngoài ra, tác phong, đạo đức nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Sự chuẩn mực trong làm
việc của cán bộ thuế góp phần nâng cao hình ảnh của cơ quan thuế trong mắt người
nộp thuế.
Thứ tư, ý thức của người nộp thuế
Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý thuế.
người nộp thuế có ý thức cao trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế góp phần làm giảm
chi phí quản lý thuế, đồng thời giảm được các hiện tượng về trốn thuế và tránh thuế
và ngược lại. Do đó, công tác quản lý thuế cần phải sử dụng một cách kết hợp tổng

31
hòa nhiều phương pháp quản lý thuế khác nhau nhằm nâng cao được tính tuân thủ
của người nộp thuế.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đã tạo ra nhiều công nghệ mới, tác
động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân trong thực tế. Người dân ngày
càng sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho các nhu cầu của họ.
Điều này đòi hỏi cách thức quản lý thuế cần phải được điện tử hóa để bắt kịp xu
hướng điện tử trong nền kinh tế.
Cơ sở vật chất ngành thuế là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý thuế của
cơ quan thuế. Cơ sở vật chất đồng bộ; đầy đủ văn phòng làm việc; các máy móc, trang
thiết bị làm việc hiện đại sẽ hỗ trợ rất lớn cho công việc của các cán bộ thuế, góp
phần nâng cao hiệu quả làm việc của các cán bộ thuế. Ngược lại, cơ sở vật chất còn
thiếu và lạc hậu sẽ gây cản trở rất nhiều trong công việc của cán bộ thuế và gây bất
tiện cho cả người nộp thuế khi giao dịch với cơ quan thuế. Đặc biệt, thế giới đang
ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đòi hỏi cơ quan thuế nói riêng và cơ quan
quản lý nhà nước nói chung cũng cần hiện đại hóa để đáp ứng được yêu cầu quản lý
nhà nước trong tình hình mới.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là vấn đề rất quan trọng hiện nay
khi mà các giao dịch trong nền kinh tế ngày càng được số hóa cao. Cơ quan thuế
không ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sẽ bị tụt hậu và khó có thể phát
hiện được các thông tin đa chiều về người nộp thuế để phục vụ tốt hơn cho công tác
quản lý thuế. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế đòi hỏi phải xây dựng cơ quan thuế
điện tử hóa.
Thứ sáu, sự phối hợp, phân công nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước
trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Với tính chất thực hiện hoạt động thương mại trên môi trường internet nên quản
lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử cần thiết phải có sự kết nối, phối hợp
trong thực hiện quản lý giữa các cơ quan quản lý thuộc bộ máy quản lý nhà nước.
Khi sự kết nối, phối hợp này được chặt chẽ, thường xuyên và liên tục thì cơ quan thuế

32
sẽ có được những thông tin hữu ích và kịp thời có những quyết định quản lý phù hợp.
Khi sự kết nối, phối hợp này lỏng lẻo, không thường xuyên và cập nhật sẽ gây ảnh
hưởng tiêu cực trong thu thập, xác minh thông tin phục vụ quản lý của cơ quan thuế.
1.4. Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại một số
quốc gia và bài học cho tỉnh Đắk Lắk
1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại một số
quốc gia
*OECD
Nhìn chung, luật về thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại các nước EU
tuân thủ các quy định của OECD. Các cơ quan thuế của Nhà nước tập trung vào việc
xác định đối tượng chịu thuế, giá trị giao dịch để xác định giá trị số thuế phải đóng
cho ngân sách nhà nước. Để chọn lọc các website của người nộp thuế không tuân thủ,
cơ quan thuế của một số nước EU thực hiện đối chiếu thông tin có nguồn từ Internet
với thông tin khai thác từ cơ sở dữ liệu nội bộ gồm thông tin trên tờ khai thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất - nhập khẩu để từ đó lập hồ sơ phân
tích rủi ro về người nộp thuế.
Tại Đức, Pháp và Hà Lan đã xây dựng các công cụ tìm kiếm thông minh trên
mạng Internet, từ đó phân loại hoạt động giữa tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh
doanh trên mạng Internet nhưng không kê khai, nộp thuế.
Đức sử dụng công cụ Xpider để phát hiện các webiste của các tổ chức, cá nhân
của Đức có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; nhận diện các hoạt động thương
mại điện tử chưa thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế; thu thập và lưu trữ
thông tin để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Pháp sử dụng các công cụ Copernic Agent, Metacrwaler, web srcap để tìm kiếm,
thu thập thông tin từ website, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để phục vụ thanh tra
máy tính.
Công cụ tìm kiếm sẽ tự động phân loại thông tin theo từng mục như ngôn ngữ,
đơn vị tiền tệ, mục tiêu kinh doanh, địa chỉ văn phòng, địa chỉ liên lạc, kết nối viễn
thông, dữ liệu nhà cung cấp, banner quảng cáo. Quá trình tìm kiếm được tự động hóa,

33
đồng bộ với các địa chỉ liên kết mạng và các trang web với dữ liệu kinh doanh đã
được đăng ký thuế.
Cơ quan thuế của một số nước như Áo, Pháp, Đức, Italia và Thụy Điển đã thành
lập các nhóm điều tra đặc biệt để giám rủi ro liên quan đến mạng Internet. Ví dụ, tại
Áo, một Trung tâm điều tra (Kompetenzzentrum Internet und Cybercime) được thành
lập để thu thập thông tin về giao dịch thương mại điện tử toàn cầu.
* Nhật Bản
Theo đánh giá của Cơ quan Thuế Nhật Bản, các giao dịch thương mại điện tử
dù được thực hiện một phần hay toàn bộ qua mạng internet thì đều có những đặc điểm
như tính nặc danh cao, dễ dàng thực hiện, phạm vi rộng, dữ liệu được mã hóa dưới
định dạng số và được bảo mật… Để xử lý các vấn đề này, cơ quan Thuế Nhật Bản đã
thực hiện các biện pháp như sau:
Một là, yêu cầu các ngân hàng cung cấp các số tài khoản được sử dụng để thanh
toán các giao dịch thương mại điện tử nhằm nhận diện các nhà cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử.
Hai là, thực hiện mua sắm thử để nhận email từ người bán và để nhận diện nhà
cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Ba là, sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu để khôi phục lại dữ liệu trên các thiết
bị từ tính hoặc các đĩa cứng của các máy tính cá nhân nhằm nhận diện và khôi phục dữ
liệu để tính các khoản thu nhập và để chuẩn bị trong trường hợp khiếu kiện sau này.
Bốn là, thành lập Tổ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử bao gồm
các chuyên gia công nghệ thông tin, cán bộ thanh tra, kiểm tra có kinh nghiệm được
luân chuyển từ các cục thuế vùng và chi cục thuế.
Năm là, xây dựng cơ sở dữ liệu thu thập từ các nhà cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử… kể cả các nhà cung cấp dịch vụ đấu giá qua mạng internet và nhà cung
cấp dịch vụ là các thành viên nhằm mục đích nhận diện các đối tượng tham gia vào
giao dịch điện tử.
Sáu là, phát triển hệ thống dò tìm tự động trên mạng internet để thu thập thông
tin từ các trang web nhằm nhận diện những người nộp thuế không rõ ràng.

34
Bảy là, định kỳ hàng năm tổ chức tập huấn cho các kiểm tra viên cao cấp (công
nghệ thông tin) của các cơ quan thuế nắm vững các kỹ năng cơ bản trong việc sử
dụng phần mềm thương mại, nắm bắt tổng quan về hệ thống thông tin và kiến thức
cơ bản về mạng, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu các công ty.
*Hàn Quốc
Tại cơ quan thuế Hàn Quốc có Phòng quản lý thuế đối với thương mại điện tử.
Bộ phận này có nhiệm vụ phân tích xu hướng của các ngành nghề liên quan đến
thương mại điện tử và các nghi vấn về trốn thuế; thu thập thông tin từ các nguồn khác
nhau như từ Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, báo cáo của Hiệp hội quản lý gian hàng
trực tuyến tại Hàn Quốc và từ hoạt động của các thành viên trong Hiệp hội và các
thông tin thu thập trực tiếp từ các trang web bán hàng của doanh nghiệp… Cơ quan
Thuế Hàn Quốc đã phát hiện rất nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử kê khai sai
doanh thu khi khai tờ khai thuế bằng cách kiểm tra số tài khoản được công bố trên
trang web hoặc thực hiện một đơn đặt hàng giả, sau đó tiến hành xác minh giao dịch
tài chính.
*Trung Quốc
Cơ quan Thuế Trung Quốc đã xây dựng các ứng dụng hỗ trợ thanh tra máy tính
trên các phần mềm HugeSearch để tìm kiếm văn bản; Access và Excel để trích xuất
dữ liệu và phân tích; Bcp Utility để sao chép dữ liệu; PC Toolss để phân tích dữ liệu
trên đĩa; Ghost để truy cập hình ảnh từ đĩa CD; PowerIP để phân tích hệ thống; Easy
Recovery để khôi phục dữ liệu; PL/SQL để tải dữ liệu; Ứng dụng phần mềm trong
thanh tra: Lựa chọn hồ sơ thanh tra theo tiêu thức định sẵn (gồm các lệnh như tính tỷ
suất, so sánh với mức trung bình, lọc doanh thu, số thuế phải nộp, số thuế còn nợ…);
ứng dụng chiết xuất dữ liệu điện tử của đối tượng nộp thuế và chuyển đổi vào ứng
dụng dựa trên công cụ Access và Excel để phân tích, đối chiếu…
*Thái Lan
Tại Thái Lan, có khoảng 300.000 doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đăng ký
với Cục thương mại điện tử của Thái Lan. Tuy nhiên, chỉ có 2.000 doanh nghiệp thực
hiện đăng ký kê khai thuế. Kể từ ngày 01/5/2017, Thái Lan áp dụng gửi hóa đơn điện

35
tử qua email cho các công ty có doanh thu hàng năm dưới 30 triệu baht (khoảng 900
nghìn USD) để hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ xử lý thuế giá
trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp lớn, hệ thống tạo lập hóa đơn điện tử đầy đủ sẽ
sớm được triển khai để thay thế hóa đơn giấy.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk trong quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử
Việc xây dựng, ban hành chính sách và quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử tại mỗi nước phụ thuộc vào mục tiêu, trình độ quản lý và mức độ phát
triển của thương mại điện tử. Tuy nhiên, các nước đều có nhận định chung là thương
mại điện tử đặt ra rất nhiều vấn đề và thách thức đối với cơ quan thuế cả về chính
sách thuế và quản lý thuế. Thực tiễn tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng
đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp về chính sách và quản lý thuế phù hợp để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với hoạt động này.
Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý chung về thương mại điện tử, đặc
biệt là đối với các hình thức kinh doanh mới như tiền điện tử, tiền ảo, tài sản ảo, các
mô hình kinh tế chia sẻ đảm bảo việc triển khai đồng bộ, nhất quán, từ đó nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng.
Theo đó, cần sửa đổi Luật Quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý
để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện tử; quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh
vực thuế, bao gồm quy định cơ quan thuế phải xây dựng được “Trung tâm xử lý dữ
liệu trong giao dịch điện tử” với vai trò tiếp nhận, kiểm soát hồ sơ thuế và kiểm tra
tự động, trả thông báo tự động cho người nộp thuế.
Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi xây dựng cần chú ý đến các
thông lệ quốc tế (hiện nay vẫn theo các quy định của OECD) nhất là trong hoạt động
với các cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy cơ quan quản lý thuế (nhất là đối
với thương mại điện tử); đảm bảo phân bổ nguồn lực tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả
quản lý của cơ quan thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử. Có thể nghiên cứu thành lập
một đơn vị chuyên trách để quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

36
Cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn các kỹ năng khai thác, tìm kiếm, truy
tìm và thu thập thông tin trên mạng Internet nhằm nhận diện người nộp thuế không tuân
thủ, thu thập thông tin trực tiếp phục vụ thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; tổ chức tập
huấn, đào tạo về các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, các kỹ năng đặc biệt cho
cán bộ các kỹ năng thanh tra, kiểm tra máy tính, phương pháp thu thập, truy lần dấu vết
giao dịch, phân tích và khôi phục dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, áp dụng nhiều hơn khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý thuế thương
mại điện tử. Nghiên cứu, phát triển công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin cần thiết
để xử lý các nhóm rủi ro khác nhau.
Đối với thông tin cơ bản về xu hướng giao dịch thương mại điện tử, cơ quan
thuế có thể thu thập từ các công ty chuyên cung cấp dữ liệu, chính phủ và các tổ chức
thương mại, tổ chức thống kê quốc gia, và đăng ký trực tuyến vào các trang tin về
thương mại điện tử.
Cần áp dụng một số phương pháp thu thập thông tin cụ thể như tìm kiếm trên
các trang tin trực tuyến về quảng cáo và đường link có chứa các chỉ dẫn về các hoạt
động kinh tế và liên kết trực tiếp với thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, xây dựng kho dữ liệu (Big Data) của cơ quan thuế trên cơ sở kết
nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành chức năng, tích hợp thông tin từ các
trang mạng xã hội, các website bán hàng, các sàn giao dịch trực tuyến để đảm bảo có
đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý.
Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử cũng rất cần thiết, trước hết cần tập
trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm người nộp thuế có rủi ro cao về
thuế, một mặt nhằm tăng cường kiểm soát đối với nhóm doanh nghiệp này, mặt khác,
hỗ trợ để nhóm doanh nghiệp này chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế.
Thứ tư, cơ quan thuế tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong
công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể, phối hợp với
Ngân hàng Nhà nước cung cấp bảng sao kê tài khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt
động thương mại điện tử mở tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, các tổ chức
không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cung ứng

37
dịch vụ trung gian thanh toán; Phối hợp với các công ty chuyển phát, công ty bưu
chính, viễn thông... có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá
nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp số lượng hàng hóa vận
chuyển của tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử... nắm bắt thông tin của
các đơn vị có hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, cần kết hợp với hệ thống
ngân hàng thương mại để thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế,
thông qua việc kiểm soát dòng tiền của các doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 1


Trong phạm vi nghiên cứu, chương 1 luận văn đã hệ thống và làm rõ thêm cơ
sở lý luận và thực tiễn của quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về thương mại điện tử, như khái niệm
thương mại điện tử, về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, từ
đó nhận diện được những nội dung của quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử, gồm quản lý thông tin người nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quản lý
thu nộp thuế cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử.
Thứ hai, đã phân tích, đánh giá kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm hay có thể áp dụng cho thực tiễn quản lý ở Việt Nam nói chung và cho
tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

38
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY

2.1. Thực trạng tham gia hoạt động thương mại điện tử có tác động đến
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
hiện nay
2.1.1. Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Nhằm đảm bảo việc thu thuế đúng và chống thất thu ngân sách nhà nuớc, các
cơ quan nhà nước đang từng bước xây dựng khung pháp lý nhằm quản lý các hoạt
động thương mại điện tử một cách hiệu quả nhất. Chính sách thuế thương mại điện
tử giúp nhà quản lý thuế xác định được các giao dịch trực tuyến phải nộp thuế và xác
định được thông tin của thông tin của các đối tượng phải nộp thuế nhằm thu đúng thu
đủ, tránh bỏ sót các đối tượng nộp thuế.
Chính sách thuế hiện hành không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương
thức truyền thống và hoạt động kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử.
Việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đang được thực hiện
theo đúng quy định của các Luật thuế (giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu
nhập cá nhân), Luật Quản lý thuế (Quốc hội, 2019) và các văn bản hướng dẫn thi
hành như Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát
sinh ngoài Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp
thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam có hoặc không liên quan đến hoạt
động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan
đến hoạt động của cơ sở thường trú đó. Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường
trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

39
Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành một số quy định nhằm xác
định nguồn thu ngân sách trên thu nhập của các tổ chức nước ngoài, hộ kinh doanh
và cá nhân kinh doanh trên nền tảng số tại Việt Nam như Nghị định số 52/2013/NĐ-
CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử và Nghị định số 85/2021/NĐ-
CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6
năm 2021 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế
với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9
năm 2021 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế 2019 đã có những
nội dung chi tiết điều tiết hoạt động thương mại điện tử.
Theo quy định mới nhất tại Thông tư 40/2021/TT-BTC (Thông tư 40) ngày 01
tháng 6 năm 2021 hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản
lý thuế với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của Bộ Tài chính thì các sàn thương
mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh.
Trên cơ sở các chính sách, pháp lý về quản lý thuế đang có hiệu lực thi hành,
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số
2385/UBND-KT ngày 29/3/2022 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai quản
lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Công văn số
1408/CTĐLA-TTKT2 ngày 06/4/2022 gửi Sở Công thương về việc cung cấp thông
tin các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Công văn số
1983/CTĐLA-TTKT2 ngày 09/5/2022 gửi các ngân hàng về việc cung cấp thông tin
người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử.
2.1.2. Thực trạng hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn từ 2018 đến năm 2022
Thời gian qua, hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công
nghệ số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra thường xuyên và phát triển mạnh mẽ trong
các tổ chức, cá nhân. Hoạt động thương mại điện tử đã làm thay đổi nhanh chóng
phương thức kinh doanh từ truyền thống sang hình thức thương mại điện tử rất nhanh,

40
số lượng lớn; tư duy về mua, bán, trao đổi hàng hóa và thói quen tiêu dùng của người
dân cũng thay đổi theo xu thế của xã hội; rất nhiều giao dịch, hàng hóa, dịch vụ được
thực hiện thông qua hình thức thương mại điện tử. Hoạt động này không chỉ diễn ra
ở khu vực thành thị, trung tâm thành phố mà đã lan tỏa ra khắp mọi nơi, len lỏi vào
các ngõ ngách, thôn bản, tổ dân phố. Hoạt động giao thương của người tiêu dùng giữa
các địa phương trong và ngoài tỉnh đang có xu hướng tăng cao, hình thức mua sắm
trực tuyến qua các kênh thương mại điện tử được diễn ra thông qua việc lựa chọn các
kênh mua sắm và giao dịch bằng nhiều hình thức như: Sàn Giao dịch thương mại điện
tử, các ứng dụng thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo.
Tuy nhiên, phạm vi hoạt động thương mại điện tử rất rộng, mọi giao dịch chủ
yếu qua tin nhắn, điện thoại, Website, các trang mạng xã hội, quảng cáo... các hoạt
động mua bán này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro trong lĩnh vực quản lý thuế như không
xuất hóa đơn khi giao dịch, thông tin giao dịch trên Internet dễ xóa và cũng dễ thay
đổi, do đó việc chứng minh nguồn thu nhập của những tổ chức, cá nhân kinh doanh
loại hình này thường khó xác định, thiếu căn cứ, dẫn đến nhiều trường hợp đã lợi
dụng và không thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh đó, các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng công nghệ, lĩnh vực
phần mềm, nền tảng công nghệ thông tin kỹ thuật số cũng rất đa dạng như: Quảng
cáo trực tuyến trên Facebook, Youtube, Google, Tiktok..., nhiều hoạt động có doanh
thu rất lớn... nhưng có thể nói số thuế thu được từ các hoạt động này vẫn còn rất nhỏ
hoặc chưa quản lý thu được thuế so với doanh thu phát sinh từ thương mại điện tử,
chưa phát huy hết tiềm năng thu ngân sách từ lĩnh vực kinh doanh này.
Trên cơ sở số liệu theo dõi quản lý và rà soát, nắm bắt tình hình thực tế của cơ
quan thuế (cơ quan thuế). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngoài các tổ chức, cá
nhân kinh doanh theo phương thức truyền thống, còn phát sinh một số tổ chức, cá
nhân, loại hình kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp theo hình thức thương mại điện
tử, kinh doanh online, cụ thể như:
Các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định kinh
doanh theo phương thức truyền thống có cửa hàng, cửa hiệu cố định và kinh doanh

41
online. Đặc biệt, có một số hộ, cá nhân kinh doanh chỉ có kho hàng và chưa được
quản lý thuế hoạt động chủ yếu theo hình thức kinh doanh online.
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi và thu gom, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp có xây dựng và phát triển
các trang Website để quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng.
Đối với loại hình này bước đầu đã được các đơn vị kê khai, nộp thuế theo quy định.
Các công ty đang tổ chức hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập từ các hình
thức kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại điện tử như: Doanh nghiệp kinh doanh
hoạt động cho thuê nhà trực tuyến thông qua ứng dụng (như Booking.com, Agoda...):
Cũng đã kê khai và nộp thuế theo quy định.
Các tổ chức tham gia gián tiếp đến hoạt động kinh doanh online dưới hình thức
là các đơn vị vận chuyển, chuyển phát hàng hóa có thu hộ tiền hàng (Ship COD) hoặc
thu tiền dịch vụ chuyển phát (Ship), gồm: Bưu điện tỉnh Đắk Lắk, các điểm Bưu điện
văn hóa xã, phường; Bưu cục Viettel Post Đắk Lắk; Trung tâm Chuyển phát nhanh
J&T Express Đắk Lắk. Đối với các đơn vị này, hiện nay cơ quan thuế đã thực hiện
quản lý thuế đối với doanh thu phát sinh từ hoạt động dịch vụ vận chuyển theo đúng
quy định. Tuy nhiên, số tiền hàng hóa thu hộ (chủ yếu là tiền mặt) cho các chủ hàng
được xác định là doanh thu bán hàng từ hoạt động kinh doanh online phát sinh đối
với các đơn hàng đến và đi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa được quản lý thu thuế.
Các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động kinh doanh online dưới hình
thức là đơn vị nhận thực hiện các giao dịch thanh toán tiền mua, bán hàng hóa. Hiện
nay các ngân hàng thương mại đã thực hiện kê khai, nộp thuế đối với số tiền phí dịch
vụ chuyển tiền theo quy định. Tuy nhiên, số tiền giao dịch, thanh toán tiền mua, bán
hàng hóa của các chủ tài khoản là các tổ chức, cá nhân kinh doanh online thường
không ghi rõ nội dung, số tiền đã chuyển; do đó thông tin từ các giao dịch thanh toán
này rất khó xác định về nội dung thanh toán thuộc lĩnh vực giao dịch dân sự thông
thường hay giao dịch kinh tế (kinh doanh online); do vậy chưa xác định được khoản
doanh thu bán hàng này để thực hiện quản lý thu thuế. Các ngân hàng thương mại
gồm có: BIDV, Vietinbank, Agribank, Liên Việt Post Bank ...

42
Các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông (các nhà mạng Vinaphone, Viettel,
MobiFone ...): Đây là các đơn vị trung gian trong truyền tải nội dung thông tin đối
với các giao dịch, hợp đồng giữa bên bán hàng với bên mua hàng. Nội dung thông tin
thuộc lĩnh vực cá nhân của các chủ thuê bao nên cơ quan thuế không có chức năng
xác định cụ thể, chi tiết, do vậy, thông tin liên quan đến hoạt động thương mại điện
tử, kinh doanh online phát sinh doanh thu (nếu có) cũng chưa được quản lý thu thuế.
Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, trong nước và tỉnh Đắk
Lắk đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản của
tỉnh. Để kịp thời hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ các sản phẩm sầu riêng, bờ khi vào cao
điểm thu hoạch, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các thành phần kinh tế,
thương nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thu hoạch, thu mua,
chế biến và tiêu thụ sầu riêng, bơ trên địa bàn tỉnh niên vụ năm 2021 hiệu quả, phù
hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời đảm bảo và cam kết về
thương hiệu, chất lượng, sản phẩm an toàn dịch bệnh đối với người tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu đối với quả sầu riêng, bơ Đắk Lắk ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn
bản gửi các Bộ, ngành Trung ương; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả
nước đề nghị quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu, hỗ trợ, kết nối
tiêu thụ sầu riêng, bơ và các nông sản khác của tỉnh Đắk Lắk trong tình hình dịch
Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá của tỉnh
Đắk Lắk đi và đến các tỉnh thành trong cả nước, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành
Kế hoạch số 7640/KH-UBND ngày 12/8/2021 về tiêu thụ bơ, sầu riêng trong tình
hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk niên vụ năm 2021.
Sau gần 1 tháng triển khai đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể: Công ty cổ
phần XNK Thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu (Thành phố Hồ Chí Minh) đang ký
hợp đồng với Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hữu cơ Krông Pắc tiêu thụ 7.000 tấn
sầu riêng. Công ty TNHH Kinh doanh TM và DV An Nguyên đã ký kết tiêu thụ 150
tấn sầu riêng và 20 tấn bơ.

43
Các đầu mối tiêu thụ khác như: Công ty CP xuất khẩu Cao Bằng; Siêu Thị Lan
Chi Hà Nội; ACT ONE (Hà Nội) đang đàm phán thỏa thuận để ký kết tiêu thụ. Thực
hiện trên các sàn Thương mại tử: phối hợp với Cục Thương mại Điện tử, Kinh tế số
- Bộ Công Thương tổ chức Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên 02 sàn
thương thương mại điện tử sendo.vn và voso.vn, với 25 doanh nghiệp (đợt 1 đầu
tháng 7/2021 hỗ trợ 22 đơn vị; đợt 2 đầu tháng 8/2021 hỗ trợ 03 đơn vị).
Hiện nay đã có 04 doanh nghiệp mở Gian hàng Việt trên Sàn thương mại điện
tử Sendo.vn gồm: Công ty TNHH Êđê Café; Hợp tác xã Thăng Tiến; Hợp tác xã
EaTu; Công ty G20 Coffee. Hiện Công ty TNHH Êđê Café đã có đơn hàng đầu tiên
trên Sàn Sen đỏ sau 02 ngày tham gia Gian hàng Việt trực tuyến, các đơn vị còn lại
Cục Thương mại điện tử - Kinh tế số đang phối hợp cùng Sàn thương mại điện tử
sendo.vn và voso.vn tổng hợp hồ sơ để tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đưa sản phẩm
lên Gian hàng Việt.
Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản cũng đã được kết nối vào hệ thống siêu thị,
Trung tâm thương mại toàn quốc (Hệ thống Siêu thị LOTTE; BIG C; VINCOM; MEGA
MARKET; CO.OPMART; EAON) và các đơn vị thu mua nông sản trong và ngoài tỉnh
(Công ty Cổ phần sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Hương Cao Nguyên; Công ty CP
TM XNK Dũng Thái Sơn; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ Krông Pắc; Hợp tác
xã cây ăn trái Krông Pắc) cung cấp thông tin về mặt hàng, diện tích, sản lượng và giá sầu
riêng, bơ cho bên tiêu thụ để kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh.
Hệ thống Siêu thị LOTTE; VINCOM; MEGA MARKET đã hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm bơ, sầu riêng thông qua nhà cung cấp Công ty Cổ phần sản xuất và Dịch vụ
nông nghiệp Hương Cao Nguyên tại Đắk Lắk. Hệ thống Siêu thị BIG C: tiêu thụ
khoảng hơn 2.000 tấn bơ các loại; và 1.500 tấn sầu riêng. Hệ thống Siêu thị CO.OP
MART tiêu thụ sản phẩm sầu riêng, bơ của tỉnh ĐắkLắk thông qua nhà cung cấp tại
các tỉnh, thành. Hệ thống Siêu thị EAON đang đàm phán thỏa thuận với các đơn vị
cung ứng trên địa bàn tỉnh để ký kết tiêu thụ.
Cùng với đó, tỉnh Đắk Lắk cũng triển khai kịp thời các giải pháp nhằm tháo gỡ
khó khăn trong vận chuyển, lưu thông nông sản trong điều kiện dịch Covid-19; đã

44
cấp được hơn 4.000 thẻ nhận diện phương tiện chứa mã QR code để các phương tiện
vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh được ưu tiên lưu thông trên Luồng xanh khi đến,
đi, đi qua các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai thực hiện Quyết định số 1570/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2021 của Bộ
Giao thông vận tải, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai hướng dẫn các đơn vị vận tải hàng hóa
kê khai thông tin để nhận Giấy nhận diện phương tiện thông qua mã QR code được
thực hiện tự động trên phần mềm; đồng thời cung cấp danh sách các đơn vị vận tải
hàng hóa tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có thể huy động để vận chuyển, tiêu
thụ bơ, sầu riêng trong trường hợp dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ thông qua Ủy ban nhân
dân các tỉnh thành như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai,... và các
kênh phân phối hiện đại như hệ thống Co.opmart, Big C, MM Mega, Bách Hóa
Xanh..; hỗ trợ doanh nghiệp đưa các mặt hàng nông sản trái cây lên Gian hàng Việt
trực tuyến trên các Sàn thương mại điện tử.
Năm 2022, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức chỉ đạo
triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng,
tạo nền tảng để tổ chức triển khai thực hiện công cuộc chuyển đổi số của tỉnh trong
giai đoạn tiếp theo. Kinh tế số bước đầu đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của
tỉnh. Đến ngày 15/12/2022, toàn tỉnh có 1.603 sản phẩm trên sàn thương mại điện tử;
có 40.171 giao dịch thành công, đứng thứ 5 toàn quốc; có gần 244.000 hộ sản xuất
nông nghiệp được đào tạo kỹ năng số (đạt 43%).
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông
nghiệp lên sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Đắk Lắk năm 2022.
Cụ thể, mục đích kế hoạch nhằm hỗ trợ đưa thông tin, sản phẩm nông nghiệp
của các hộ sản xuất nông nghiệp; hộ kinh doanh cá thể; các tổ hợp tác, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm Nông nghiệp; các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh sản phẩm Nông nghiệp lên sàn giao dịch thương mại điện tử

45
PostMart.vn và Voso.vn (gọi tắt là sàn thương mại điện tử) để giúp hộ sản xuất Nông
nghiệp tránh ùn ứ, mất giá nông sản vào mùa thu hoạch; quảng bá, mở rộng thị trường,
đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp thông qua sàn thương mại điện tử và nền
tảng số.
Đồng thời, cung cấp cho các hộ sản xuất Nông nghiệp thông tin thị trường nông
sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống,
phân, cung cấp các thiết bị, sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp chất
lượng tốt, giá cả phù hợp… để góp phần giảm giá thành của sản phẩm Nông nghiệp,
thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, đạt được mục tiêu cụ thể: 100% hộ sản xuất nông nghiệp có sản
phẩm đạt chuẩn được đưa lên sàn thương mại điện tử; 100% hộ sản xuất nông nghiệp
có sản phẩm đạt chuẩn đưa lên sàn thương mại điện tử được tập huấn kiến thức cơ
bản, kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, có trên 100.000 hộ sản xuất nông nghiệp được số hóa thông tin đưa
lên sàn thương mại điện tử; trên 05 loại nông sản chủ lực của tỉnh với trên 200 sản
phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn và giá trị giao dịch thông qua sàn thương mại
điện tử đạt trên 1,5 tỷ đồng.
2.2. Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2018 - 2022
2.2.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử của tỉnh Đắk Lắk
Để thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác
của ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk hiện có
09 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế; 03 Phòng Thanh tra - Kiểm
tra thuế [3]; 06 Chi cục Thuế khu vực (12 Chi cục Thuế huyện, thị xã sáp nhập từ
01/7/2019) [2]; 02 Chi cục Thuế huyện, 01 Chi cục Thuế thành phố và 52 Đội Thuế.
Tổng số công chức và người lao động có mặt đến 31/12/2022 là 557, Nam: 320,
chiếm tỷ lệ 57,4%, Nữ: 237 chiếm tỷ lệ: 42,6%. Trong đó: Biên chế 487, chiếm 87,4
%; Hợp đồng lao động 70, chiếm 12,6%.

46
Về công tác quản lý, điều hành, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk hiện có 01 Cục trưởng;
01 Phó cục trưởng; 11 Trưởng phòng và tương đương; 23 Phó trưởng phòng; 09 Chi
cục trưởng; 23 Phó Chi cục trưởng; 50 Đội trưởng và 83 Phó Đội trưởng.
Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã
ban hành Quyết định phân công, giao nhiệm vụ cho Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế
số 2 các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Tổng cục Thuế [43] và lĩnh vực quản
lý đối với các người nộp thuế thuộc các lĩnh vực: Thương mại, nông lâm trường [11].
Do đặc thù Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 2 được phân công lĩnh vực quản
lý đối với các người nộp thuế thuộc các lĩnh vực thương mại, nên được tiếp tục phân
công chủ trì trong công tác tham mưu và quản lý thuế đối với lĩnh vực hoạt động
thương mại điện tử.
2.2.1.1. Về công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành
Năm 2018: Tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND
ngày 18/01/2018 về việc tăng cường các biện pháp thu ngân sách Nhà nước năm 2018
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 20/3/2018 về việc tăng
cường quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 29/6/2018 ban hành Đề án
tăng cường quản lý, chống thất thu thuế trên khâu lưu thông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 ban hành Đề án Nâng cao hiệu quả
quản lý và chống thất thu thuế, phí trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Tham mưu cho Ban chỉ đạo 1098 kiện toàn và tập trung
chỉ đạo các đề án chống thất thu thuế... để huy động các lực lượng trong hệ thống
chính trị cùng phối hợp với cơ quan thuế trong quản lý nguồn thu, chống thất thu, thu
hồi nợ đọng thuế và kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người nộp
thuế. Hàng tháng, quý Cục Thuế đã triển khai giao dự toán cho các Phòng, các Chi
cục Thuế kịp thời; theo dõi chặt chẽ tiến độ thu của từng đơn vị để tổng hợp, phân
tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn. Đồng thời giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng, quý đến từng đơn vị (Chi cục Thuế,
Phòng, Đội), tổ chức Hội nghị giao ban công tác nợ hàng tháng. Triển khai đồng bộ

47
nhiều biện pháp thu, đồng thời chỉ đạo, điều hành một cách quyết liệt nhiệm vụ công
tác thuế ngay từ đầu năm; luôn chủ động tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh để tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Năm 2020, nhận định trước những khó khăn, thách thức phải đối mặt, ngay từ
đầu năm ngành Thuế đã chủ động tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 15/01/2020 về việc tăng cường các biện pháp thu ngân
sách Nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 06/QĐ-UBND
ngày 03/01/2020 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý thuế giữa
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk với ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố,... để huy
động cả hệ thống chính trị vào cuộc phối hợp với cơ quan Thuế trong quản lý nguồn
thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế,... Tổ chức đánh giá tác động của dịch Covid-
19 và việc thực hiện các chính sách mới có hiệu lực từ năm 2020 (Nghị định số
41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020; Nghị quyết số 945/NQ-UBTVQH14 ngày
2/6/2020; các chính sách đã ban hành để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ), xây dựng kịch bản
thu ngân sách nhà nước từng tháng, quý; thường xuyên theo sát diễn biến tình hình
để điều chỉnh cho phù hợp. Ngay từ đầu năm 2020, Cục Thuế đã tổ chức rà soát, nắm
chắc nguồn thu, triển khai thu tốt bộ phát sinh, thu qua thanh tra - kiếm tra thuế, đôn
đốc thu nợ đọng, thu theo kiến nghị Kiếm toán Nhà nước,... để bù đắp khoản thiếu
hụt. Trong những tháng cuối năm 2020, Cục Thuế đã tích cực đôn đốc, nắm chắc tình
hình sản xuất kinh doanh đối với từng doanh nghiệp trọng điểm để có biện pháp đôn
đốc phù hợp nên đã mang lại kết quả tích cực. Tổ chức thành công 08 Hội nghị chuyên
đề (tổng kết Đề án chống thất thu thuế đối với lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng
sản; tổng kết các Đề án chống thất thu đối với lĩnh vực kinh doanh ăn uống, dịch vụ
lưu trú, karaoke, massage và kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tổng kết các Đề án
chống thất thu đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, nông sản, công tác quản lý nợ;
đánh giá công tác Kiểm tra nội bộ và công tác pháp chế; công tác quản lý các khoản
thu từ đất của hộ gia đình, cá nhân tại Chi cục Thuế,...), để kịp thời tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc, chủ động trong chỉ đạo, điều hành thu ngân sách nhà nước năm 2020. Bố

48
trí nguồn nhân lực để tập trung tối đa cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế; ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra, theo hướng chuyên sâu, có trọng
tâm, trọng điểm, lồng ghép với các đề án chống thất thu như: Xây dựng cơ bản, hoạt
động khai thác khoáng sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, xăng dầu, vận tải,... nhằm
mang lại hiệu quả. Tích cực phối hợp với cơ quan Công an trong việc đấu tranh đối
với các hành vi mua bán hóa đơn gây thất thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời triển
khai giám sát hồ sơ khai thuế theo Quyết định số 1215/QĐ-TCT ngày 03/9/2020 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Đổi mới phương pháp làm việc, giao chỉ tiêu thu
nợ căn cứ vào số liệu nợ thực tế của từng đơn vị; hàng tháng, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ thu nợ tháng trước và triển khai các nhiệm vụ của tháng tiếp theo; lập
danh sách chi tiết nợ thuế, giao nhiệm vụ thu nợ cho từng cá nhân đế làm cơ sở đôn
đốc, giám sát thực hiện, thường xuyên nắm bắt về tình hình kinh doanh, tài chính của
người nộp thuế để có biện pháp đôn đốc phù hợp và hiệu quả. Thành lập Ban chỉ đạo
triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội, xây dựng quy chế
hoạt động, kế hoạch của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban
chỉ đạo; tổ chức 02 đợt tập huấn, hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý nợ; thông
báo công khai các trường hợp được đề nghị xóa nợ; đôn đốc giám sát các Chi cục
Thuế hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, ban hành Quyết định khoanh nợ; tổng hợp, chuyển hồ
sơ để tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Thuế ban hành quyết định xóa nợ
theo quy định. Phát động phong trào thi đua thục hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà
nước; giao dự toán thu hàng tháng, quý và theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện;
giao dự toán phấn đấu thu năm 2020; xây dựng kế hoạch thu nợ của toàn ngành Thuế;
phê duyệt kế hoạch thu nợ và xử lý nợ thuế năm 2020 cho các Chi cục Thuế, các
phòng hành thu để tập trung đôn đốc.
Năm 2022, ngành Thuế tỉnh Đắk Lắk đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài
chính, ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Thuế để tích cực triển khai đồng bộ, quyết
liệt các giải pháp quản lý nguồn thu, chống thất thu, đôn đốc thu hồi nợ đọng; tăng
cường kiểm soát và khai thác nguồn thu, chú trọng triển khai kịp thời các chính sách
hỗ trợ về thuế của Chính phủ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân bị ảnh hưởng

49
bởi dịch Covid-19. Một số giải pháp trọng tâm đã triển khai như sau: Cục Thuế đã
chỉ đạo tất cả các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung triển khai có hiệu
quả 05 nhiệm vụ trọng tâm, 10 nhóm giải pháp và 40 giải pháp cụ thể nêu tại Hội
nghị tổng kết công tác thuế năm 2021; triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP,
02/NQ-CP của Chính phủ; tham mưu và tích cực triển khai Chỉ thị số 01/CT-UBND
ngày 04/01/2022 của ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường các biện pháp thu ngân sách
nhà nước năm 2022 trên địa bàn. Đồng thời, thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế
- xã hội, diễn biến thu của các đơn vị để chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành,
giao dự toán thu hàng tháng, quý phù hợp với từng đơn vị. Triển khai kịp thời các
chính sách hỗ trợ về thuế của Quốc hội, Chính phủ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh,
cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm giúp người nộp thuế có thêm nguồn
lực để phục hồi và duy trì sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh.Tổ chức triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại 09 hội nghị chuyên đề thuộc các lĩnh vực quan trọng
trong công tác quản lý thuế năm 2022, tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế đã
được chỉ ra qua Hội nghị. Thực hiện kiểm tra công vụ tại 14/21 đơn vị và phúc tra kết
quả thực hiện kết luận kiểm tra công vụ tại 04/14 đơn vị, kịp thời chấn chỉnh, giúp
các đơn vị khắc phục các sai sót trong quá trình thực thi công vụ. Triển khai kịp thời
các quy định mới về chính sách thu, các quy trình nghiệp vụ mới nhằm đảm bảo thực
hiện đúng quy định; nhận diện các dấu hiệu rủi ro, để có biện pháp chấn chỉnh, khắc
phục trong công tác quản lý thuế; thực hiện việc cung cấp hồ sơ và làm việc với các
Đoàn Kiểm toán Nhà nước, Đoàn kiểm tra công vụ của Bộ Tài chính, Thanh tra Chính
phủ, Ủy ban kiểm tra Trung ương, tập trung thuyết minh, giải trình tạo sự đồng thuận
cao với các đoàn Thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước. Tham mưu cho Ban Chỉ
đạo đôn đốc và chống thất thu ngân sách nhà nước của tỉnh: Kịp thời triển khai Kế
hoạch số 23/KH-BCĐ622 của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách nhà nước trong
năm 2022, tiếp tục đưa vào Kế hoạch những Đề án cần có sự phối hợp của các Sở,
ngành với cơ quan Thuế; chuyển những đề án đã đi vào ổn định, phát huy hiệu quả
cho Cục Thuế chủ động triển khai thực hiện; tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai thí điểm đề án Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng Bất động sản;

50
triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng
sản trên địa bàn; tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành và ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với cơ quan Thuế tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc của người nộp thuế, cơ quan Thuế trong quá trình triển khai, thực
hiện. Ước tổng số tiền thuế, phí thu được qua triển khai thực hiện các đề án chống
thất thu và thu nợ (bao gồm cả thu nợ NVTC về đất của hộ gia đình, cá nhân) là 1.848
tỷ đồng (trong đó: Thu qua việc triển khai các đề án chống thất thu là 190 tỷ đồng,
thu nợ là 1.658 tỷ đồng). Một số đề án chống thất thu và thu nợ tăng so với cùng kỳ
như: Đề án thu nợ tăng số tuyệt đối 829 tỷ đồng (tỷ lệ 100,2%), đề án khoáng sản
tăng số tuyệt đối 1,7 tỷ đồng (tỷ lệ 15%), xây dựng cơ bản tư nhân tăng số tuyệt đối
2,5 tỷ đồng (tỷ lệ 15,1%),...
2.2.1.2. Công tác tổ chức cán bộ
Trong năm 2018, công tác tổ chức cán bộ thực hiện tốt các nội dung chương
trình kế hoạch đã đề ra, đảm bảo theo yêu cầu và chức năng nhiệm vụ về công tác Tổ
chức cán bộ. Thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Bộ Tài
chính và Tổng cục Thuế về việc sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành
phố thành Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, Cục Thuế đã xây dựng Đề án
triển khai Chi cục Thuế khu vực, thành lập Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban giúp việc, phân
công phân nhiệm cho các thành viên triển khai thực hiện một cách quyết liệt, cụ thể.
Động viên toàn thể đảng viên, công chức, người lao động ổn định về tư tưởng, chấp
hành nghiêm túc mọi sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên. Chuẩn bị tốt các điều kiện để
thực hiện được ngay các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập
Chi cục Thuế khu vực. Về công tác quy hoạch: Đã bổ sung quy hoạch giai đoạn 2016-
2021 là 09 chức danh; bổ nhiện, bổ nhiệm lại 28 công chức lãnh đạo; thực hiện luân
phiên, luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 86 lượt công chức.
Trong năm Cục Thuế đã tiếp nhận 03 công chức từ Cục Thuế tỉnh Đắk Nông và thực
hiện chuyển công tác 01 công chức là Phó Chi cục trưởng. Đã có sự đột phá trong
công tác điều động, thay đổi vị trí công tác đối với công chức; bổ nhiệm, điều động
một số công chức trẻ, có năng lực đến nhận công tác và giữ chức vụ lãnh đạo cấp

51
Phòng và Chi cục Thuế... bước đầu tạo sự chuyển biến tích chực, chất lượng, hiệu
quả công tác được nâng lên, được cấp ủy, chính quyền sở tại đồng thuận. Đã ban hành
quy chế làm việc của Cục Thuế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật khi thi hành công vụ;
quản lý chặt chẽ giờ làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Công tác đào
tạo, bồi dưỡng công chức Thuế luôn được Cục Thuế chú trọng theo hướng chuyên
sâu, chuyên nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng quản lý thuế đối với từng ngạch công chức,
theo từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo từng bước chuẩn hoá đội ngũ công chức
theo quy định chung của ngành. Trong năm 2018, Cục Thuế đã tạo điều kiện cho 30
công chức tham dự lớp học sau đại học theo đúng chuyên ngành đào tạo đạt 103% so
với kế hoạch Tổng cục Thuế phê duyệt; cử 01 công chức đi học cao cấp lý luận chính
trị và 03 công chức được cử đi học trong năm 2017 tiếp tục học trong năm 2018-
2019, đạt 80% so với kế hoạch Tổng cục Thuế phê duyệt; phối hợp với Trường Bồi
dưỡng cán bộ tài chính miền Trung thực hiện đào tạo Trung cấp lý luận chính trị cho
52 công chức, đạt 104% và 40 công chức ngạch chuyên viên đã có chứng chỉ quản lý
nhà nước chuyên viên, đạt 266,7% so với kế hoạch Tổng cục Thuế phê duyệt. Cục
Thuế đã tổ chức 07 lớp bồi dưỡng với tổng số 319 lượt công chức làm việc tại 04 bộ
phận chức năng quản lý thuế tham gia đào tạo tại Cục Thuế do giảng viên kiêm chức
Cục Thuế giảng, đạt 117% so với kế hoạch Tổng cục Thuế phê duyệt; Tập huấn Tin
học ứng dụng quản lý thuế cho 185 lượt công chức, đạt 92,5%; Tập huấn các quy
trình, nghiệp vụ, chính sách mới về thuế cho 650 lượt công chức, đạt 93,5% so với
kế hoạch Tổng cục Thuế phê duyệt. Công tác thi đua, khen thưởng cũng được chú
trọng, động viên công chức đăng ký các đề tài sáng kiến, cải tiến, các giải pháp hữu
ích trong công tác quản lý thuế. Trong năm 2018 Cục Thuế đã công nhận 85 sáng
kiến cấp cơ sở và đề nghị Tổng cục Thuế công nhận 10 sáng kiến cấp ngành.
Năm 2020, Xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 41/KH-CT ngày
22/6/2020 về việc điều động, luân chuyển năm 2020 cho 46 công chức, đạt 112% Kế
hoạch; rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo giai đoạn 2016 - 2021. Triển khai có hiệu
quả công tác sáng kiến cải tiến và đã mang lại kết quả đáng ghi nhận: Cục Thuế công
nhận 139 sáng kiến cấp cơ sở, tăng 26% so với năm 2019 và Tổng cục Thuế công

52
nhận 22 sáng kiến cấp ngành. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
công chức thuế: Cử 124 lượt công chức tham dự các lớp chuyên ngành thuế theo hình
thức học trực tuyến, đạt 100% kế hoạch; hoàn thành lớp trung cấp lý luận hành chính
niên khóa 2019 - 2020 cho 50 công chức lãnh đạo và quy hoạch cấp phòng, đạt 100%
so với kế hoạch và phối họp mở 19 lớp tập huấn các quy trình, nghiệp vụ, chính sách
mới về thuế, ứng dụng tin học cho 2169/1074 lượt công chức, đạt 202% kế hoạch. Tổ
chức sát hạch nghiệp vụ thuế cho 421 lượt công chức tại các đơn vị thuộc Cục Thuế
tăng 81,5%. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho công chức, người lao
động tại cơ quan Thuế các cấp nhằm nâng cao nhận thức chính trị và trách nhiệm
trong thực thi công vụ, đẩy mạnh thực hiện “10 điều kỷ luật đối với công chức, viên
chức ngành Thuế”, “Những tiêu chuẩn cần xây, những điều cần chống”, “Tiêu chuẩn
văn hoá công sở và đạo đức công chức, viên chức ngành Thuế”. Ban hành Công văn
số 1080/CT-TCCB ngày 24/3/2020 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương nâng cao
hiệu quả thi hành công vụ đối với công chức trong toàn ngành; Công văn số 2805/CT-
TCCB ngày 09/7/2020 về việc tăng cường kỷ luật công vụ và thường xuyên giám sát
việc chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật kỷ cương đối với công chức và người lao
dộng trong quá trình thực thi công vụ.
Năm 2022, thực hiện điều động, luân chuyển 34 lượt công chức; xây dựng kế
hoạch điều động luân chuyển công chức lãnh đạo giai đoạn 2022-2025; tiếp tục quy
hoạch lãnh đạo các cấp giai đoạn 2021-2026 cho 140 chức danh và bổ sung quy hoạch
32 chức danh, bổ nhiệm mới 11 chức danh. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 1.917
lượt công chức, đạt 123% kế hoạch, tăng 85% so với cùng kỳ, cử 266 lượt công chức
tham gia tập huấn, đạt 121% kế hoạch, cử 03 công chức học lý luận chính trị, cử 24
công chức học lớp chuyên viên chính; thực hiện sát hạch nghiệp vụ 02 đợt trong năm
2022 với sự tham gia của 769 lượt công chức toàn ngành; tăng cường công tác đào tạo,
nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Phát động các
phong trào thi đua như: Phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước
năm 2022, công tác thu nợ, xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, công tác triển khai HĐĐT;
tổ chức ký kết giao ước thi đua tại Hội nghị cán bộ công chức năm 2022.

53
2.2.2. Thực trạng quản lý thông tin người nộp thuế
Theo quy định của pháp luật, các chủ thể khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, theo đó người
nộp thuế phải đăng ký thuế, khai báo các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động
sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
Năm 2018, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp
mới và xử lý thông tin về doanh nghiệp, cụ thể: Có 1.310 doanh nghiệp thành lập
mới, tăng 14% so với cùng kỳ 2017; số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ
hoạt động sản xuất kinh doanh là 1.072 doanh nghiệp, giảm 9,8% so với cùng kỳ
2017; số doanh nghiệp ra hoạt động lại là 274 doanh nghiệp, tăng 28% so với cùng
kỳ 2017; toàn ngành hiện có: 9.230 người nộp thuế đang hoạt động (Kể cả doanh
nghiệp, đơn vị trực thuộc, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp), tăng 1.297
doanh nghiệp, tương ứng tăng 11% so với thời điểm 31/12/2017. Thực hiện tốt công
tác quản lý nghĩa vụ kê khai: Thường xuyên rà soát, xác định nghĩa vụ kê khai từng
sắc thuế của người nộp thuế để đôn đốc, xử lý kịp thời; cập nhật kịp thời, đầy đủ từng
loại tờ khai người nộp thuế phải kê khai để xác định số lượng lượt hồ sơ khai thuế
phải nộp của người nộp thuế: Hồ sơ khai thuế đã nộp/phải nộp năm 2018 là 62.048
lượt/62.639 lượt, đạt 98,68%; tỷ lệ nộp đúng hạn/đã nộp đạt 95,48%; kịp thời xử lý
các hành vi vi phạm của người nộp thuế về thủ tục nộp hồ sơ kê khai theo đúng quy
định. Đã triển khai hoàn thuế điện tử, thực hiện phân loại và giải quyết hồ sơ hoàn
thuế theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Thuế và đúng quy trình [10]. Về công tác tuyên
truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ người nộp
thuế, ngành Thuế đã triển khai tốt công tác hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập,
phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán,
phần mềm kế toán, chữ ký số để tuyên truyền chính sách thuế và hỗ trợ miễn phí,
giảm phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp; tuyên truyền về công tác thu nợ thuế và
chống thất thu ngân sách nhà nước, công tác ủy nhiệm thu thuế qua Bưu điện đối với
hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, hoàn thuế điện tử, triển khai ứng
dụng Hỗ trợ kê khai theo kiến trúc công nghệ mới và dịch vụ thuế điện tử eTax theo

54
công nghệ 4.0; triển khai thực hiện kiểm tra và trả thông báo 2 bước đối với hồ sơ
khai thuế điện tử; hỗ trợ giải đáp vướng mắc kịp thời cho người nộp thuế; tổ chức hội
nghị tập huấn, đối thoại, tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế... Trong năm 2018
đã thực hiện 287 tin, bài phóng sự, phỏng vấn trên phương tiện thông tin đại chúng;
hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho 4.934 doanh nghiệp; tổ chức 67 lớp tập huấn và 06
“Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế” với 6.480 lượt người tham dự; tổ chức
thành công 17 buổi Hội nghị đối thoại doanh nghiệp với 2.434 lượt người tham dự.
Tổ chức thành công Hội nghị tuyên dương người nộp thuế thực hiện tốt chính sách,
pháp luật thuế năm 2017, với 293 tổ chức, cá nhân được các cấp khen thưởng. Bên
cạnh đó, Cục Thuế cũng đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị
quyết 19 của Chính phủ; nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi cho người nộp
thuế, trọng tâm là cắt giảm thời gian làm thủ tục thuế. Các biện pháp được chỉ đạo
quyết liệt như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, bảo đảm
đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và tự động hóa hầu hết các chức năng quản lý thuế; thực
hiện tốt hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 ở tất cả các khâu;
tăng cường chỉ đạo hoạt động hiệu quả bộ phận “một cửa”; tích cực triển khai việc
khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử…
Năm 2020, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cấp mã số thuế cho 1.754 doanh nghiệp và
tổ chức kinh tế, tăng 98 doanh nghiệp (5,91%) so với cùng kỳ năm 2019; số doanh
nghiệp giải thể 138 doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động 511 doanh nghiệp, bỏ địa chỉ
kinh doanh 567 doanh nghiệp; khôi phục ngừng hoạt động kinh doanh 316 doanh
nghiệp; thay đổi thông tin về doanh nghiệp 2.630 doanh nghiệp, chuyển địa điểm dẫn
đến thay đổi cơ quan thuế quản lý 41 doanh nghiệp. Toàn ngành hiện có 10.624 người
nộp thuế đang hoạt động (bao gồm: doanh nghiệp 7.175, đơn vị trực thuộc 721, tổ
chức kinh tế 1.175, đơn vị hành chính sự nghiệp 1.553), tăng 524 người nộp thuế
(5,18%) so với cùng kỳ. Việc xác định nghĩa vụ kê khai theo từng sắc thuế của người
nộp thuế trong toàn ngành đã được kiểm soát chặt chẽ: số lượng hồ sơ khai thuế phải
nộp toàn ngành 67.026 hồ sơ khai thuế, đã nộp 66.742 lưọt tờ khai, tỷ lệ đạt 99,58%,
tăng 0,59% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó nộp đúng hạn 64.352 lượt, tỷ lệ hồ

55
sơ khai thuế nộp đúng hạn 96,42%. Đã ban hành quyết định xử phạt 2.295/2.392 lượt
hồ sơ khai thuế chậm nộp, đạt 95,94%, tăng 2,66% so với cùng kỳ, với số tiền phạt
trên 1.449 triệu đồng [12]. Về công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: đã
từng bước đôi mới và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền hỗ trợ, kết quả cụ
thể: Phối hợp với các cơ quan Báo chí đế tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, sử
dụng hóa đơn điện tử,... phối hợp với các Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện
đưa: 1.182 lượt tin, bài phóng sự; Báo Đắk Lắk: 90 tin, bài viết; Tạp chí Thuế nhà
nước: 42 tin, bài phóng sự; Thòi Báo Tài chính Việt Nam: 43 tin, bài phóng sự; cống
Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk: 35 tin, bài phóng sự,... Tổ chức 22 lớp tập huấn
hướng dẫn chính sách thuế, hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập cá nhân năm 2020 và 21 Hội nghị đối thoại nhằm kịp thời giải đáp các vướng
mắc cho người nộp thuế, thu hút 3.824 lượt người tham dự. Toàn tỉnh đã tổ chức được
10 “Tuần lễ lắng nghe và giải quyết ý kiến vướng mắc cho người nộp thuế” tổng số
352 ý kiến vướng mắc đã xử lý trả lời. Xây dựng hộp thư điện tử (email) của doanh
nghiệp, trong năm đã gửi 12.000 lượt email để thông tin, tuyên truyền những chính
sách quan trọng mới được ban hành đến các địa chỉ. Tổ chức thành công Hội nghị
tuyên dương các tố chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2020.
Năm 2022, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cấp mã số thuế cho 1.336 tổ
chức và doanh nghiệp, toàn ngành hiện có 11.047 người nộp thuế đang hoạt động,
tăng 172 doanh nghiệp (tương ứng tăng 1,33%) so với cùng kỳ năm 2021. Kiểm soát
chặt chẽ việc xác định nghĩa vụ kê khai của người nộp thuế: Số lượt hồ sơ khai thuế
đã nộp/phải nộp toàn ngành đạt tỷ lệ 99,28%, tăng 0,25% so với cùng kỳ, trong đó tỷ
lệ nộp đúng hạn là 98,57% tăng 0,48% so với cùng kỳ; ban hành 1.429 quyết định xử
phạt hồ sơ khai thuế chậm nộp với số tiền phạt vi phạm hành chính 2.840 triệu đồng
[13]. Về công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: đã thực hiện đổi mới và
nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng nhiều hình
thức phù hợp, kết quả: Đưa 1.506 lượt tin, bài phóng sự trên Đài Phát thanh và Truyền
hình; 252 bài trên Báo Đắk Lắk, Tạp chí Thuế nhà nước, Thời Báo Tài chính Việt
Nam; đăng 796 lượt tin, bài phóng sự trên Cổng Thông tin điện tử, Zalo Cục Thuế;

56
giải đáp vướng mắc cho 9.811 lượt người nộp thuế (bằng các hình thức như: Qua điện
thoại, trực tiếp, bằng văn bản, hệ thống etax,…); trả lời 433 câu hỏi vướng mắc của
người nộp thuế tại "Tuần lễ lắng nghe và giải quyết ý kiến người nộp thuế"; phối hợp
với Tỉnh Đoàn tổ chức ra quân đồng loạt các Đội hình “Chuyển đổi số cộng đồng”;
tuyên truyền, triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư số 78/2021/TT-
BTC; tuyên truyền các văn bản chính sách mới bằng hình thức gửi thư điện tử cho
237.237 lượt người nộp thuế. Tổ chức thành công Hội nghị tuyên dương người nộp
thuế năm 2021 với 196 người nộp thuế tham dự, đạt tỷ lệ 93% số được mời; toàn
ngành đã tổ chức 22 hội nghị đối thoại doanh nghiệp với sự tham gia của 3.315 doanh
nghiệp, đạt tỷ lệ 76% số được mời. Có thể nói, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người
nộp thuế của ngành Thuế năm 2022 tiếp tục được triển khai đúng chương trình, kế
hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của người nộp
thuế, thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ, đồng hành với người nộp thuế của cơ quan
thuế, góp phần giúp người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước.
2.2.3. Thực trạng quản lý căn cứ tính thuế
Căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp phải dựa trên doanh thu thu
được và chi phí phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Các thông tin về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp được cơ quan thuế
nhận biết thông qua việc kê khai của người nộp thuế, qua quá trình thanh tra, kiểm
tra hoặc từ các kênh thông tin ở các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong quản lý
hoạt động thương mại điện tử cung cấp cho cơ quan thuế qua cơ chế phối hợp trong
quản lý. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành giao nhiệm vụ đến từng Phòng, Chi cục
Thuế. Đồng thời, tổ chức sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực để tập trung tối đa cho công
tác thanh tra, kiểm tra thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra được tập trung vào những
lĩnh vực trọng điểm, có rủi ro cao.
Năm 2018 đã thực hiện 1.036 cuộc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, trong đó:
930 cuộc kiểm tra trong kế hoạch, 106 cuộc kiểm tra ngoài kế hoạch, đạt 100% kế
hoạch năm 2018 (930 doanh nghiệp/930 doanh nghiệp), bằng 102% so với cùng kỳ
năm 2017, với số tiền truy thu, truy hoàn, ấn định, phạt là 68.676 triệu đồng, bằng

57
98,2% so với cùng kỳ năm 2017, số tiền đôn đốc nộp vào ngân sách nhà nước là
63.581 triệu đồng, đạt tỷ lệ 92,6% kế hoạch giao. Ngoài công tác kiểm tra tại trụ sở
người nộp thuế thì công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
cũng được quan tâm, trong năm số hồ sơ kiểm tra, giám sát tại cơ quan thuế là 6.596
hồ sơ, trong đó: Chấp nhận 6.230 hồ sơ, giải trình: 243 hồ sơ, ấn định: 7 hồ sơ, đề
nghị kiểm tra: 21 hồ sơ, số tiền thuế tăng thêm qua giải trình là: 6.962 triệu đồng.
Thanh tra tại trụ sở người nộp thuế (ban hành kết luận xử lý) là 157 doanh nghiệp,
đạt 101,3% kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ, với số tiền tăng thu qua thanh tra
là 31,4 tỷ đồng, bằng 91% so với năm 2017, bình quân 200 triệu đồng/cuộc thanh tra;
giảm lỗ: 206,6 tỷ đồng, giảm khấu trừ: 17,9 tỷ đồng. Số tiền đôn đốc nộp vào ngân
sách nhà nước là 25 tỷ đồng, đạt 90% theo kế hoạch giao. Tăng cường phối hợp với
cơ quan công an trong công tác xác minh doanh nghiệp, hộ khấu trừ liên quan đến sử
dụng hóa đơn bất hợp pháp, chây ỳ, nợ thuế… nhằm thu nợ vào ngân sách nhà nước.
Phối hợp cùng với Phòng cảnh sát kinh tế (PC 46) Công an tỉnh tổ chức họp giao ban
hàng quý theo quy định [10].
Năm 2020, Đã ban hành 148 kết luận thanh tra, đạt 103% kế hoạch năm; tổng
số thuế truy thu & phạt vi phạm hanh chính, tiền chậm nộp là 29,225 tỷ đồng, bình
quân 197 triệu đồng/cuộc; giảm lỗ 199,485 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia
tăng 1,692 tỷ đồng. Số tiền đôn đốc nộp theo các quyết định xử lý vào ngân sách nhà
nước là 29,225 tỷ đồng, sau khi trừ số được gia hạn số đôn đốc nộp phát sinh đạt
100%. Thực hiện 947 cuộc kiếm tra tại trụ sở người nộp thuế, đạt 108% kế hoạch
năm 2027, với số tiền truy thu, truy hoàn, ấn định, phạt là 65,604 tỷ đồng, giảm khấu
trừ thuế giá trị gia tăng 6,857 tỷ đồng, giảm lỗ 238,025 tỷ đồng, số tiền đôn đốc nộp
vào ngân sách nhà nước là 63,022 tỷ đồng, sau khi trừ các trường họp không tính tiền
chậm nộp đạt tỷ lệ 98%. Giám sát hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế là 7.219 hồ
sơ, trong đó chấp nhận 6.707 hồ sơ, số tiền thuế tăng thêm qua giám sát hồ sơ 23,210
tỷ đồng, giảm lỗ 5,952 tỷ đồng, giảm khấu trừ 1,615 tỷ đồng. Đã kiếm tra trước hoàn
thuế giá trị gia tăng đối với 26 trường hợp với số tiền là 1.306,92 tỷ đồng [12].

58
Năm 2022, công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được triển khai có trọng tâm,
trọng điểm; áp dụng nguyên tắc thanh tra, kiểm tra theo cơ chế quản lý rủi ro: Các
doanh nghiệp có rủi ro cao về hoàn thuế, hóa đơn, các ngành nghề, lĩnh vực có dự địa
tăng thu; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại doanh nghiệp kết hợp
với việc kiểm tra sử dụng hóa đơn nhằm kịp thời phát hiện việc sử dụng hóa đơn
không hợp pháp của doanh nghiệp, qua đó xử lý vi phạm về hóa đơn, về thuế theo
quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng đối với
các hồ sơ xác định có rủi ro cao như: Tinh bột sắn, cao su, gỗ dăm, nông sản, các dự
án đầu tư mới; Tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch
liên kết; doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. Kết quả, toàn ngành đã thanh
tra - kiểm tra đối với 1.100 doanh nghiệp, đạt 115% kế hoạch năm, bằng 115% so với
cùng kỳ; trong đó ban hành 145 kết luận thanh tra, đạt 117% kế hoạch năm, bằng
115% so với cùng kỳ; tổng số thuế truy thu và phạt, tiền chậm nộp 28,491 tỷ đồng,
bằng 120% so với cùng kỳ, bình quân 196 triệu đồng/cuộc, giảm lỗ 73,951 tỷ đồng,
giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 3,2 tỷ đồng; thực hiện 955 cuộc kiểm tra tại trụ sở
người nộp thuế, đạt 115% kế hoạch, bằng 110% so với cùng kỳ; số thuế truy thu, phạt
là 78,765 tỷ đồng, bằng 110% so với cùng kỳ, bình quân 82 triệu đồng/cuộc, giảm lỗ
284,413 tỷ đồng, giảm khấu trừ giá trị gia tăng 8,72 tỷ đồng. Kiểm tra, giám sát 9.468
hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế, số tiền thuế tăng thêm 9,5 tỷ đồng, giảm lỗ
32,272 tỷ đồng, giảm khấu trừ 7,27 tỷ đồng. Thanh tra, kiểm tra hồ sơ sau hoàn thuế
18 doanh nghiệp, với số tiển truy thu và xử phạt là 1,31 tỷ đồng. Thực hiện rà soát cá
nhân, hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, kết quả có 115 cá nhân kinh doanh
phát sinh kinh doanh thu và đã xử lý truy thu, phạt số tiền 193 triệu đồng [13].
2.2.4. Thực trạng công tác quản lý thu nộp thuế
Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng
cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp
quản lý nguồn thu, chống thất thu, đôn đốc thu hồi nợ đọng; tăng cường kiểm soát và
khai thác nguồn thu. Kết quả thu ngân sách nhà nước qua các năm:

59
Năm 2018, tổng thu nội địa ước đạt 5.580 tỷ đồng, đạt 120,5% so với dự toán
pháp lệnh, đạt 113,1% so với dự toán hội đồng nhân dân, tăng 8,7% so với cùng kỳ.
Ước thu thuế, phí năm 2018 là 4.550 tỷ đồng, đạt 115% dự toán Bộ Tài chính giao
(vượt về số tuyệt đối là: 596 tỷ đồng), đạt 111% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao
(vượt về số tuyệt đối là: 450 tỷ đồng); bằng 115,6% so với cùng kỳ năm 2017 (vượt
về số tuyệt đối là: 610 tỷ đồng), là năm thứ 2 liên tiếp ngành Thuế hoàn thành vượt
dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao trong vòng 6 năm trở lại đây. Hầu hết các khoản
thu đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2017: thu từ khu vực Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 79%; khu vực Doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 41.1%;
thu từ khu vực Ngoài quốc doanh tăng 17,5%; thuế Thu nhập cá nhân tăng 14,7%; lệ
phí trước bạ tăng 19,5%; thu phí, lệ phí tăng 4,5%; tiền thuê đất tăng 102,4%; thu tiền
cấp quyền khai thác khoáng sản tăng 183,9%; thu từ xổ số tăng 6,6%. Các khoản thu
đạt thấp so với cùng kỳ năm 2017: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bằng
99,8%; Khu vực Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương bằng 84,4% [10]. với quyết
tâm thực hiện phương châm đẩy lùi nợ cũ không để phát sinh nợ mới, xác định nhiệm
vụ thu nợ là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu nhằm góp phần hoàn thành dự toán và chỉ
tiêu thu nợ năm 2018 được giao, do đó ngay từ những ngày đầu năm đã tập trung
quyết liệt nhiều biện pháp, giải pháp trong chỉ đạo điều hành như: Ban hành các văn
bản trong chỉ đạo công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế; thực hiện công khai người
nộp thuế có số nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức giao chỉ tiêu
thu nợ đến từng đồng chí Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Chi cục Thuế, Lãnh đạo đội thuế
và từng công chức; thực hiện chế độ báo cáo kết quả thu nợ hàng ngày, hàng tháng,
hàng quý đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu thu nợ được giao, thực hiện giao ban
công tác nợ hàng tháng trong toàn ngành…Về công tác quản lý nợ: với rất nhiều các
giải pháp đã triển khai, trong năm toàn ngành tập trung đôn đốc, thu nợ, giảm nợ và
xử lý nợ được 385.165 triệu đồng (trong đó: thu nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày:
112.269 triệu đồng; thu nợ xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách nhà nước: 50.288
triệu đồng; thu nợ và giảm nợ từ tiền thuê đất: 105.608 triệu đồng và tiến hành rà soát
lại tất cả các khoản tiền nợ thuế để phân loại nợ cho đúng tính chất nợ 117.000 triệu

60
đồng). Đã ban hành được 3.290 QĐ cưỡng chế nợ thuế với tổng số tiền là 794.790
triệu đồng. Ước tổng nợ thuế thời điểm 31/12/2018 là 766.094 triệu đồng, tăng so với
31/12/2017 là 77.660 triệu đồng, tương đương 11,3%; Ước tính đến tháng 12/2018
tỷ lệ tổng nợ so với tổng thu đạt 18,7% không đạt so với chỉ tiêu tổng cục Thuế giao
là dưới 5%. Nguyên nhân tăng nợ chủ yếu do phát sinh tiền chậm nộp tiền thuế là 60
tỷ đồng (riêng tiền chậm nộp của nhóm nợ khó thu là 45,8 tỷ đồng); xử lý theo Công
văn 533/TCT-QLN: Phân lại tiền thuế nợ đang chờ điều chỉnh theo đúng tính chất nợ
là 189 tỷ đồng. Như vậy, nếu loại trừ nợ khoản nợ phân lại theo Công văn 533/TCT-
QLN tại thời điểm 31/12/2018 ước nợ đọng giảm được 171 tỷ đồng so với thời điểm
31/12/2017.
Năm 2020, tổng thu nội địa là 7.871 tỷ đồng, đạt 127,4% dự toán trung ương
giao, đạt 94,6% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, bằng 108,4% cùng kỳ năm
2019, trong đó: Thu thuế, phí và lệ phí do ngành thuế quản lý là 5.142 tỷ đồng, đạt
101% dự toán trung ương giao, đạt 97,0% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, bằng
103,1% cùng kỳ năm 2019. Thu tiền sử dụng đất là 2.427 tỷ đồng, đạt 303,4% dự
toán trung ương giao, đạt 89,9% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, bằng 117,2%
cùng kỳ. Khu vực ngoài quốc doanh tăng 89,7%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 128,8%; thuế Thu nhập cá nhân tăng 3,5%; thuế Bảo vệ môi trường tăng
2,6%; Phí -lệ phí tăng 2,6%; thu từ xổ số tăng 8,9%; thu phạt và tiền chậm nộp tăng
156,7%. Một số khoản thu đạt thấp so với cùng kỳ: Lệ phí trước bạ bằng 85,4%; tiền
thuê đất bằng 94,4%; thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản bằng 96%.
Riêng nguồn thu từ Công ty Bia Sài Gòn - Miền Trung chỉ bằng 74,4% so với năm
2019 [12]. Về công tác quản lý nợ thuế: thường xuyên tham mưu Ban chỉ đạo đôn
đốc thu nợ cấp tỉnh và cấp huyện đồng thời đã chủ động triển khai đồng bộ và có hiệu
quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp đôn đốc, xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; tham mưu ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 3852/UBND-KT giao chỉ tiêu và chỉ đạo ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung rà soát, đôn đốc, xử lý nợ nghĩa
vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân; tiếp tục phân loại nợ, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
nợ khó thu đế xử lý khoanh nợ, đề xuất xóa nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14;

61
chủ trì xây dựng dự thảo để tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án tăng
cường công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế. Kết quả trong năm đã thu nợ, xử lý
nợ được 2.036,8 tỷ đồng, tăng 205,7% so với năm 2019 (trong đó thu nợ cũ 122 tỷ
đồng, thu nợ phát sinh 441,4 tỷ đồng, thu nợ của 03 dự án bất động sản 1.159,8 tỷ
đồng, thu và xử lý nợ liên quan đến đất đai của hộ gia đình 313,6 tỷ đồng). Đã quyết
định khoanh nợ với số tiền 306 tỷ đồng (vượt 152% chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao),
tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Thuế xóa nợ với số tiền 193,7 tỷ đồng
(vượt 60% chỉ tiêu Tống cục Thuế giao). Tổng số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2020
là 485 tỷ đồng, giảm 443 tỷ so với 31/12/2019, vượt 41% so với chỉ tiêu TCT giao
(chỉ tiêu giao là 823 tỷ đồng); trong đó nợ có khả năng thu 265 tỷ đồng (vượt 23,8%
chỉ tiêu), nợ khó thu 219 tỷ đồng (vượt 54% chỉ tiêu). Ban hành 3.477 quyết định
cưỡng chế với tổng số tiền là 225,4 tỷ đồng, đã thu được sau cưỡng chế là 75,6 tỷ
đồng; công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng 4.095 lượt trường họp
nợ thuế với tổng số tiền là 755,2 tỷ đồng, thu được sau công khai 133,5 tỷ đồng. Kết
quả thực hiện chỉ tiêu thu nợ được Ban chỉ đạo 1394 giao: Đã thu được
1.281,7/1.200,2 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu giao là 81,5 tỷ đồng (vượt 6,8%); trong đó thu
nợ tiền sử dụng đất và tiền chậm nộp của các dự án Bất động sản là 1.159,8 tỷ đồng,
thu nợ tiền thuế có khả năng thu năm 2019 chuyến qua là 122 tỷ đồng. Thành lập và
triến khai có hiệu quả hoạt động của 02 tổ đôn đốc xử lý nợ tiền thuê đất của các
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nợ xây dựng cơ bản thuộc trường hợp không tính
tiền chậm nộp và nợ tiền sử dụng đất của các dự án bất động sản, kết quả đã thu nợ
của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là 9,9 tỷ đồng; theo dõi, đôn đốc thu nợ
xây dựng cơ bản thuộc trường hợp không tính tiền chậm nộp được 93,3 tỷ đồng; thu
nợ tiền sử dụng đất của các dự án bất động sản là 1.159,8 tỷ đồng (trong đó tiền chậm
nộp 98,4 tỷ đồng, tiền sử dụng đất là 1.061,4 tỷ đồng).
Năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước nội địa năm 2022 ước đạt 8.880 tỷ
đồng, đạt 140,6% dự toán trung ương giao, đạt 118,5% dự toán hội đồng nhân dân
tỉnh giao, bằng 129,2% so với cùng kỳ, trong đó: Ước thu thuế, phí và lệ phí do ngành
thuế quản lý là 5.860 tỷ đồng, đạt 127,8% dự toán trung ương giao, đạt 124,7% dự

62
toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, bằng 115,6% so với cùng kỳ năm 2021. Các khoản
thu đạt và vượt so với cùng kỳ: thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 12,6%; thuế
thu nhập cá nhân tăng 77,5%, lệ phí trước bạ tăng 56,2%; Phí, Lệ phí tăng 11,5%; thu
tiền cho thuê đất, thuê mặt nước tăng 17,4%; thu từ hoạt động xổ số tăng 16,9%; thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 49,8% [13]. Về công tác quản lý nợ thuế: Tập trung
chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiều giải pháp trong công tác thu nợ và cưỡng chế nợ
thuế theo Đề án và Kế hoạch đã xây dựng; thực hiện ký, gửi điện tử Thông báo tiền
thuế nợ và quyết định cưỡng chế nợ thuế; triển khai 02 quy trình mới về quản lý nợ
và cưỡng chế nợ thuế; báo cáo, tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các
biện pháp thu nợ đối với các công ty sản xuất nông nghiệp; tiếp tục xác minh thông
tin để đôn đốc thu nợ xây dựng cơ bản; rà soát, đôn đốc và xử lý nợ nghĩa vụ tài chính
của hộ gia đình, cá nhân. Kết quả toàn ngành ước thu nợ, giảm nợ được 1.762 tỷ đồng
(trong đó thu nợ tiền thuế, phí là 714,4 tỷ đồng, nợ tiền sử dụng đất là 943,5 tỷ);
khoanh nợ được 70,4 tỷ đồng, đề xuất xóa nợ được 29 tỷ đồng, đạt 100% những
trường hợp đủ điều kiện được xử lý nợ theo quy định tại Nghị quyết số
94/2019/QH14, Luật số 38/2019/QH14. Ước tổng nợ toàn ngành tại thời điểm
31/12/2022 là 568,3 tỷ đồng, giảm 120,2 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021, tương
ứng với tỷ lệ 17,5%.
2.3. Đánh giá chung về kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ 2018 -2022
2.3.1. Kết quả đạt được
Cục Thuế đã ban hành Công văn số 3613/CTĐLA-TTKT2 ngày 19/8/2021 về
việc quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện
tử và Công văn số 3965/CTĐLA-TTHT ngày 01/9/2021 về việc tuyên truyền chính
sách thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử gửi các doanh nghiệp, tổ
chức kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hướng dẫn một số
nội dung quy định về thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Cử công
chức tham gia lớp tập huấn kiến thức về thương mại điện tử do Sở Công thương tỉnh
Đắk Lắk tổ chức.

63
Ban hành Kế hoạch số 20/KH-CTĐLA ngày 18/3/2021 về chương trình công
tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2021; xây dựng
quy chế phối hợp giữa Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk với Cục Thuế tỉnh Đắk
Lắk trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả liên
quan đến lĩnh vực thuế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đắk Lắk và các doanh nghiệp
kinh doanh viễn thông để trao đổi thông tin, thu thập thông tin những tổ chức, cá nhân
có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, đồng thời phối hợp với các ngân hàng
thương mại trên địa bàn để theo dõi thu nhập của các tổ chức, cá nhân trong nước với
các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến nước ngoài, kết quả: Một số hộ kinh doanh
có bán hàng trên Facebook nhưng đã đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo phương
pháp khoán, chưa phát hiện các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có phát sinh thu nhập
từ các tổ chức nước ngoài chi trả như: Google, Facebook, Youtube.
Ngành Thuế tỉnh Đắk Lắk đã thành lập các Đoàn chống thất thu trên khâu lưu
thông tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị
trường, đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trung gian
vận chuyển, trung gian thanh toán để thu thập dữ liệu liên quan đến các tổ chức, cá
nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Qua rà soát, đối chiếu thông tin, dữ liệu của các tổ chức, cá nhân có hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử thu thập được với thông tin quản lý thuế, ngành Thuế
tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện 01 trường hợp cá nhân kinh doanh bán hàng trên sàn giao
dịch thương mại điện tử như: Lazada, Shoppe, kết quả truy thu và phạt VPHC về thuế
số tiền 131 triệu đồng.
Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ban chỉ đạo 389 của tỉnh Đắk Lắk triển khai
kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chỉ đạo các Đoàn thanh tra, kiểm tra chủ động nắm chắc tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, xác định nguồn cung cấp hàng hóa bán ra cho các cá
nhân kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế để xử lý theo quy
định của pháp luật.

64
Thường xuyên chia sẻ và trao đổi thông tin với Cục quản lý thị trường tỉnh Đắk
Lắk, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Đắk Lắk để nắm bắt thông tin danh sách các
tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật để tăng cường các biện pháp quản lý; danh sách
các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật để phối hợp xử lý theo quy định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng các phương thức giao dịch điện tử để
bán hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng nhằm đẩy nhanh việc cung cấp hàng hóa,
giảm thiểu các khâu trung gian, giảm chi phí. Việc mua, bán trên sàn thương mại điện
tử được thực hiện trên các ứng dụng số như: Faceboo, Zalo, Shopee, Lazara, Tiktok
... dễ dàng, thuận lợi, diễn ra mọi lúc và mọi nơi. Phương thức giao nhận hàng hóa và
thành toán tiền đều thông qua các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, chuyển phát
nhanh (COD là hình thức giao hàng và thu tiền hộ), sau khi giao dịch thành công Ship
COD sẽ chuyển khoản vào tài khoản của người bán như đã đăng ký hoặc thanh toán
Online; Một số cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không cần có hàng
hóa, vốn hoặc kho hàng mà chỉ cần mở tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện
tử để đăng bán hàng hóa, khi có khách hàng mua hàng thì đặt hàng trực tiếp Nhà phân
phối rồi chuyển thẳng đến người mua. Đây vừa là một lợi thế của thương mại điện
tử, nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới cho cơ quan thuế trong việc
quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Chính sách thuế hiện hành không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương
thức truyền thống và hoạt động kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử.
Việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trước đây chưa quy
định cụ thể về cơ quan quản lý thu thuế; tổ chức, cá nhân khai thuế hoặc kê khai nộp
thay. Hiện nay, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội,
Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022) quy định: Kể từ năm 2023,
Hàng quý các Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ,
chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế: tên người bán hàng, mã số
thuế hoặc số định danh cá nhân, doanh thu …, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng
cục Thuế”

65
Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính (đã được sửa
đổi, bổ sung tại Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021) hướng dẫn việc kê
khai thuế đối với cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử quy định: “Chủ sở
hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử không thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay
cho cá nhân kinh doanh thông qua Sàn trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp
luật dân sự thì Cục Thuế phối hợp với Sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc
chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh thông qua Sàn theo hướng dẫn
của Tổng cục Thuế để quản lý thuế theo quy định của pháp luật.”
Do trước đây chưa quy định các chủ sàn thương mại điện tử phải báo cáo, cung
cấp thông tin cho CQT và ngành thuế cũng chưa có cơ sở dữ liệu tập trung để tra cứu,
khai thác dữ liệu nên công chức thuế rất khó khăn trong việc xác định người nộp thuế
có phát sinh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử diễn ra thông qua thiết bị điện tử kết nối internet nên các chủ tài khoản
mạng xã hội thường ẩn danh hoặc nặc danh để giao dịch, không tự giác đăng ký thuế,
khai thuế và nộp thuế nên cơ quan Thuế rất khó khăn trong việc quản lý thu thuế.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tổng cuc Thuế, ủy ban nhân dân tỉnh và
Công điện số 889/CĐ-TTg ngày 01/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh
trên nền tảng số. Cục Thuế tỉnh Đắk Lấk đã tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Công văn số 2385/UBND-KT ngày 29/3/2022 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp
triển khai quản lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Công
văn số 1408/CTĐLA-TTKT2 ngày 06/4/2022 gửi Sở Công thương về việc cung cấp
thông tin các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; Công văn
số 1983/CTĐLA-TTKT2 ngày 09/5/2022 gửi các ngân hàng về việc cung cấp thông
tin người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử; Phối hợp với Phòng An ninh mạng thu thập thông tin các cá nhân
có thu nhập từ các trang mạng xã hội; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Báo Đắk Lắk để tuyên truyền, phổ biến
nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế, chính sách thuế để người nộp thuế biết và thực hiện.

66
Tham mưu các văn bản chỉ đạo các phòng và các Chi cục Thuế tăng cường kiểm
tra, rà soát các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh trền sàn thương mại điện tử
như: Công văn số 1932/CTĐLA-TTKT2 ngày 29/4/2022; Công văn số
1988/CTĐLA-TTKT2 ngày 09/5/2022; Công văn số 3210/CTĐLA-TTKT2 ngày
27/7/2022; Công văn số 3514/CTĐLA-TTKT2 ngày 15/8/2022, Công văn số
4562/CTĐLA-TTKT2 ngày 17/11/2022.
Qua rà soát, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết quả có Công ty CP
Thongtin.land, mã số thuế: 6001649158 cấp ngày 11/01/2019, địa chỉ: Số 16 Lý Tự
Trọng, thành phố Buôn Ma Thuột là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử về quảng cáo
và kinh doanh bất động sản: Doanh thu phát sinh năm 2021 là: 21.348 triệu đồng;
năm 2022: 23.900 triệu đồng; doanh nghiệp đang kê khai miễn thuế TNdoanh nghiệp
năm 2021 nên chưa phát sinh số thuế phải nộp.
Qua tổng hợp báo cáo của các Chi cục Thuế về việc rà soát danh sách các cá
nhân có phát sinh doanh thu bán hàng trên sàn thương mại điện tử theo Công văn số
1923/TCT-TTKT ngày 06/6/2022 của Tổng cục Thuế từ tháng 10/2018 đến tháng
12/2020. Cục Thuế đã tổng hợp, thống kê và phân loại người nộp thuế đã đăng ký
kinh doanh, đăng ký thuế và chưa đăng ký thuế theo từng địa bàn như sau:
- Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018: Có 1.856 gian hàng và với doanh thu phát
sinh là: 31 tỷ đồng; Năm 2019: Có 3.345 gian hàng và với doanh thu phát sinh là: 134 tỷ
đồng; Năm 2020: Có 4.155 gian hàng và với doanh thu phát sinh là: 136 tỷ đồng.
Kết quả rà soát trong năm 2022 có 115 trường hợp đã tới làm việc, đối chiếu tại
cơ quan thuế với tổng doanh thu 36.453 triệu đồng, tổng số thuế truy thu và phạt là
195 triệu đồng, trong đó:
- 49 trường hợp có doanh thu phát sinh trên sàn thương mại điện tử đối với
Hkinh doanh chưa đăng ký, chưa kê khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm với tổng
doanh thu: 2.803 triệu đồng;
- 36 trường hợp có doanh thu phát sinh trên sàn thương mại điện tử là Hkinh
doanh nộp thuế theo phương pháp khoán với doanh thu 25.705 triệu đồng, số thuế
khoán 23 triệu đồng.

67
- 30 trường hợp có doanh thu phát sinh trên 100 triệu đồng/năm với số tiền 7.945
triệu đồng, đã kê khai nộp thuế và truy thu, phạt số tiền: 195 triệu đồng (truy thu 119
triệu đồng, phạt VPHC: 76 triệu đồng).
2.3.2. Hạn chế
Một là, do chưa có cơ sở pháp lý và quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành
nên các Cục Thuế khó khăn trong việc tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện đối với hoạt động thương mại điện tử.
Hai là, việc triển khai thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử vẫn chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện cụ thể dẫn đến các Cục Thuế khó khăn
trong việc triển khai thực hiện (Vụ thanh tra kiểm tra và Vụ Quản lý thuế doanh
nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân đều chỉ đạo).
Ba là, chưa có cơ sở dữ liệu tập trung để các Cục Thuế tra cứu, khai thác dữ liệu
nhằm nâng cao công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Bốn là, hoạt động thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới nên chưa có kinh
nghiệm trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, chưa nắm bắt được
tất cả các hoạt động của sàn thương mại điện tử và các khoản thu nhập từ Google,
Facebook, Youtube.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
Một là, các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
kinh doanh online chưa tự giác kê khai, nộp thuế khi phát sinh.
Hai là, cơ quan thuế chưa có quy chế phối hợp với các ngân hàng thương mại,
các nhà mạng để thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa
trên nền tảng công nghệ số.
Ba là, hiện tại, về cơ bản cơ chế chính sách quản lý thuế với hoạt động thương
mại điện tử đã và đang được hình thành nhưng mới chỉ ở dạng “khung”, chưa quy
định rõ ràng, cụ thể, chi tiết và đặc biệt là thiếu chế tài xử lý đủ mạnh để buộc các tổ
chức, cá nhân tham gia thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ
số phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước.

68
Bốn là, nguyên nhân từ tổ chức bộ máy quản lý thuế và năng lực cán bộ công
chức Thuế. Hoạt động thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới nên công chức chưa
có kinh nghiệm trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, chưa nắm
bắt được tất cả các hoạt động của sàn thương mại điện tử và các khoản thu nhập từ
Google, Facebook, Youtube, …Bộ phận tham mưu quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử còn lúng túng trong việc tham mưu chỉ đạo triển khai và cũng như
công tác phối hợp với các sở, ban, ngành. Một số Chi cục Thuế chưa chủ động triển
khai việc rà soát các hộ, cá nhân có phát sinh doanh thu trên sàn thương mại điện tử
nên chưa phát sinh tăng thu.

Tiểu kết chương 2


Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử, trong chương 2 luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, với ba nội dung
chủ yếu:
Thứ nhất, các quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử và tình hình tham gia hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
có tác động đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2018 - 2022 trên bốn nội
dung: thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế, thực trạng quản lý thông tin
người nộp thuế, thực trạng quản lý căn cứ tính thuế và thực trạng công tác quản lý
thu nộp thuế.
Thứ ba, đánh giá chung những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2022, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải
pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như trong thời gian tới.

69
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY

3.1. Phương hướng nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Trên cơ sở mục tiêu chung là phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế,
tăng thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nâng cao nhận thức
về pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng của các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động thương mại điện tử, từ đó tạo được sự đồng thuận và tự giác chấp hành kê
khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước đảm bảo đúng quy định; đảm bảo sự công
bằng trong việc nộp thuế của người nộp thuế trong bất kỳ phương thức kinh doanh,
loại hình kinh doanh. Đề cao trách nhiệm phối hợp và tạo sự đồng bộ trong quản lý
của các cấp, các ngành trong công tác quản lý thuế và nguyên tắc quản lý thuế đối
với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phải đảm bảo công khai, minh bạch,
khách quan, công bằng và phù hợp với chủ trương, chính sách và các quy định của
pháp luật về quản lý thương mại điện tử và pháp luật thuế; dễ thực hiện, dễ kiểm tra
và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và quản lý thu thuế đối với hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử, toàn ngành thuế Đắk Lắk khẳng định tiếp tục phát
huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử năm 2022, cụ thể hóa 10 nhiệm vụ
trọng tâm và 22 nhóm giải pháp năm 2023 của Tổng cục Thuế vào chương trình công
tác; tập trung triển khai quyết liệt những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp và
những giải pháp cụ thể trong từng lĩnh vực, thực hiện xuyên suốt trong năm 2023 và
định hướng đến năm 2025 như sau:
Thứ nhất, bám sát chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, ủy ban nhân dân
tỉnh và tập trung triển khai kịp thời, quyết liệt các biện pháp quản lý nguồn thu, chống thất
thu và thu hồi nợ đọng, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023 đã

70
được giao. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của Chính phủ; Chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường các biện pháp thu
ngân sách nhà nước năm 2023 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của
tỉnh Đắk Lắk.
Thứ hai, tiếp tục chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
của Chính phủ, Quốc hội trong triển khai các chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế, tiền
thuê đất thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ, Quốc hội
ngay khi được ban hành nhằm kịp thời hỗ trợ người nộp thuế nhanh chóng phục hồi
sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng, tạo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước.
Thứ ba, bám sát vào Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược
cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, lộ trình thực hiện trong năm 2023 của Bộ Tài
chính để triển khai, thực hiện; triển khai công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế
điện tử và ba trụ cột cơ bản: Thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập;
nguồn lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp,
đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền tảng kinh tế số.
Thứ tư, tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát
thủ tục hành chính được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính giao; đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí tuân thủ của người
dân và doanh nghiệp. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao chỉ số hài lòng về sự
phục vụ hành chính, nâng cao chỉ số cải cách hành chính của ngành thuế. Tiếp tục
triển khai các dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế, thực hiện điện tử hóa, số hóa
các khâu trong công tác quản lý thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Tiếp tục triển
khai hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, thực hiện các giải pháp
quản lý sử dụng hóa đơn điện tử của người nộp thuế.
Thứ năm, kịp thời triển khai áp dụng các văn bản, đưa chính sách pháp luật về
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử vào cuộc sống, đảm bảo minh

71
bạch, công bằng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và chú trọng nâng cao chất
lượng, hiệu quả quản lý thuế; triển khai các quy trình nghiệp vụ mới của ngành đến
công chức và người nộp thuế. Thường xuyên phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, triển
khai hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh
trên nền tảng số; sử dụng cơ sở dữ liệu, các công cụ phân tích, chống gian lận trong
quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử.
Thứ sáu, tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên nghiệp và đạo
đức công vụ; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cơ cấu giữa các độ tuổi cho
phù hợp, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ được đào tạo bài bản và có năng lực. Tăng cường
kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong
thực thi công vụ và thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công chức
và người lao động.
3.2. Giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng chính sách pháp luật và đảm bảo cơ cấu tổ
chức bộ máy nhằm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Thứ nhất, hoàn thiện việc xây dựng chính sách pháp luật
Để công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử thực hiện có
hiệu lực và hiệu quả. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cần đề xuất Tổng cục Thuế bổ sung các
quy định pháp lý đối với hoạt động thương mại điện tử tại Luật Quản lý Thuế số
38/2019/QH14, Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế, Luật Quản
lý Thuế. Cần quy định sàn thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế
thay cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cung cấp hàng hóa,
dịch vụ thông qua sàn có chức năng đặt hàng trực tuyến và quy định sàn thương mại
điện tử có trách nhiệm cung cấp thông tin của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá
nhân kinh doanh. Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thuế,
đề xuất những nội dung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật chuyên

72
ngành liên quan để đảm bảo căn cứ pháp lý thống nhất và đạt hiệu quả cao trong công
tác quản lý đối với hoạt động thương mại điện tử.
Đặc biệt, hiện nay chưa có quy trình quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử, để thuận lợi cho việc phân công công việc, theo dõi tổng hợp báo cáo. Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk cần đề xuất Tổng cục Thuế xây dựng Quy trình quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời, để thuận lợi cho việc quản lý thuế đối
với các tổ chức, cá nhân trong nước có phát sinh thu nhập từ các tổ chức nước ngoài
như: Google, Facebook, Youtube, … Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cần đề xuất Tổng cục
Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin về thu nhập của các tổ chức, cá nhân
do Google, Facebook, Youtube, … để chỉ đạo các Cục Thuế rà soát, kiểm tra, đối
chiếu với tình hình kê khai, nộp thuế, trường hợp chưa kê khai hoặc kê khai sai đề
nghị người nộp thuế kê khai theo đúng quy định.
Cùng với các giải pháp trên, cần đề xuất Tổng cục thuế tăng cường trao đổi
thông tin với cơ quan Thuế các nước và vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần với Việt Nam (trong đó có Điều khoản về trao đổi thông tin). Đây là khung
pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện trao đổi thông tin với các nước phục vụ
công tác quản lý thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử qua biên giới B2B và
B2C. Ngoài ra, để đảm bảo công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện
tử đạt hiệu quả cao đối với các tổ chức nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại
Việt Nam) có thể nghiên cứu bổ sung thêm điều khoản Hỗ trợ thu thuế theo mẫu Hiệp
định thuế mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào mẫu Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.
Thứ hai, đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy
Một là, hiện nay, công chức Thuế chưa được tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ,
kỹ năng khai thác, thu thập thông tin dữ liệu và xử lý các trường hợp cụ thể khi phát
hiện các tổ chức, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nên
khó khăn trong công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực này. Vì vậy, cần xây dựng các
chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các kiến thức về
thương mại điện tử và công nghệ thông tin; Đào tạo về kỹ năng khai thác dữ liệu điện

73
tử để phục vụ hoạt động thanh tra, giảm thời gian thanh tra tại các cơ sở kinh doanh;
Tổ chức đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng thanh tra, kiểm tra bằng
phương pháp máy tính cho các công chức; để nâng cao năng lực quản lý cho các cán
bộ công tác quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Hai là, cần tăng cường phối hợp giữa các ban ngành có liên quan trong công
tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể:
Cục Thuế tỉnh chủ trì triển khai, hướng dẫn thực hiện đảm bảo cho công tác
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công
nghệ số được thực hiện đúng theo quy định: (i) Tổ chức công tác quản lý thu thuế,
theo dõi, đôn đốc, xử lý và xây dựng các giải pháp thu nợ tiền thuế từ hoạt động
thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh; (ii)
Phối hợp với các nhà mạng xây dựng giải pháp phần mềm quản trị với các nội dung
liên quan tới giám sát mạng xã hội phục vụ cho cơ quan thuế khai thác, thu thập thông
tin đối với các tổ chức cá nhân có hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên
nền tảng công nghệ số; (iii) Phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương làm
tốt công tác tuyên truyền, phổ biến để các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số biết và chấp hành nghiêm việc thực
hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế với ngân sách nhà nước khi phát sinh thu nhập từ các
hoạt động nêu trên. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ
biến chính sách thuế, nghĩa vụ kê khai nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử nhằm đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này
nắm rõ chính sách thuế để tự thực hiện kê khai, nộp thuế; (iv) Hướng dẫn, đôn đốc
người nộp thuế kê khai, nộp các loại thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi không chấp hành kê khai nộp thuế, gian
lận, trốn tránh nghĩa vụ thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo quy
định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan; (v) Tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác phối hợp,
rà soát, kiểm tra, kiểm soát liên ngành để phát hiện, xử lý người nộp thuế có hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn, yêu cầu phải kê khai, nộp thuế theo
quy định.

74
Đồng thời, cục Thuế tỉnh Đắk Lắk làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Đề án; tham mưu, hướng dẫn các đơn vị
thực hiện công tác báo cáo và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm thường xuyên trao đổi thông tin (định kỳ
hoặc đột xuất), tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, trao đổi thông tin, kết quả
với cơ quan thuế và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử,
kinh doanh dựa trên nền tảng công
3.2.2. Tuyên truyền hỗ trợ nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền với nhiều hình
thức đa dạng, phù hợp theo từng địa bàn, từng nhóm người nộp thuế nhằm cung cấp,
phổ biến đầy đủ, kịp thời quy định của pháp luật thuế, thông tin quản lý thuế đến
người nộp thuế và tổ chức, cá nhân khác nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận
xã hội về công tác quản lý thuế của nhà nước; ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác hỗ trợ người nộp thuế để giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính thuế, nâng cao
mức độ tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.
Tổ chức các tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế, các hội nghị đối thoại
doanh nghiệp,... nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, góp
phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế; kịp thời hỗ trợ, tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện thủ tục thuế.
Nâng cấp, vận hành trang thông tin điện tử Cục Thuế theo hướng thân thiện,
thiết thực, hiệu quả; nâng cao chất lượng nội dung chương trình pháp luật thuế qua
đài phát thanh, truyền hình; vận hành có hiệu quả kênh thông tin hỗ trợ người nộp
thuế qua Cổng eTax, triển khai mở rộng giải đáp trực tuyến, mở rộng nhiều hình thức
hỗ trợ mới như phát tờ rơi, thư ngỏ, tuyên truyền thông qua mạng xã hội zalo,… để
người nộp thuế biết và thực hiện kịp thời nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Tập trung tuyên truyền sự cần thiết và quyền lợi khi mua hàng hóa và sử dụng
dịch vụ yêu cầu người bán phải cung cấp hóa đơn điện tử theo quy định. Thực hiện

75
phối hợp với các tổ chức cung cấp phần mềm nhằm đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện
tử khởi tạo từ máy tính tiền, tập trung trước đối với lĩnh vực nhà hàng ăn uống, các
chuỗi cung ứng, bán lẻ, siêu thị,…Triển khai các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro về
hóa đơn trên ứng dụng quản lý rủi ro. Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động của Trung
tâm điều hành hóa đơn điện tử tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế để triển khai hóa
đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, triển khai chương trình “Hóa đơn may mắn”,
cảnh báo rủi ro về hóa đơn, triển khai các giải pháp tạo hiệu ứng lan toả, khuyến khích
và tạo thói quen cho người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, góp
phần tạo sự minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chống gian lận, thất thu
thuế. hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là giải pháp cung cấp hóa đơn có kết
nối với cơ quan thuế nhằm quản lý doanh thu thực của người bán. So với hóa đơn
điện tử thông thường thì hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có nhiều tiện lợi.
Chẳng hạn như: giúp người bán chủ động trong việc lập hóa đơn khi có phát sinh bán
hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không cần có chữ ký số
nhưng vẫn có giá trị pháp lý. Ngoài ra, việc áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ
quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền góp phần bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng
khi có yêu cầu lấy hóa đơn để bảo hành sản phẩm; xử lý các tranh chấp trong quá
trình giao dịch cũng như tham gia dự thưởng chương trình hóa đơn may mắn của cơ
quan thuế...
Giải pháp rất quan trọng là tuyên truyền trách nhiệm của người nộp thuế, trách
nhiệm của người có liên quan, tổ chức trung gian. Ví dụ như các sàn giao dịch điện
tử sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế và đó cũng
là giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc kê khai nộp thuế. Ngành thuế cũng sẽ đẩy
mạnh ứng dụng các giải pháp về công nghệ thông tin, công nghệ 4.0, các công nghệ
Big Data, AI… vào việc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế cần có cơ chế để
khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự giác, bởi nếu có một cơ chế tốt thì người nộp
thuế sẽ tự tính toán, cân nhắc thấy được việc tự giác khai báo thuế sẽ được nhiều lợi
ích hơn là cố tình trốn thuế, từ đó tự điều chỉnh hành vi thực hiện nghiêm các quy
định về thuế.

76
Người nộp thuế cần chấp hành đúng chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, Luật
Quản lý thuế và các Luật Thuế, phí, lệ phí liên quan. Các tổ chức, cá nhân tham gia
trực tiếp hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số
tự giác kê khai thuế, nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước đảm bảo đúng
theo quy định. Các tổ chức, cá nhân gián tiếp tham gia hoạt động thương mại điện tử,
kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số có trách nhiệm thực hiện khai thuế thay,
nộp thuế thay cho các cá nhân thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công
nghệ số trên cơ sở số tiền được ủy quyền thu hộ (tiền mặt) hoặc số tiền thanh toán
qua tài khoản ngân hàng.Theo quy định về quản lý thuế hiện hành thì phương thức
kê khai, nộp thuế và quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
được chia theo 03 nhóm: Tổ chức trong nước, cá nhân trong nước, nhà cung cấp nước
ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.
Cụ thể, đối với tổ chức trong nước hoạt động kinh doanh thương mại điện tử,
phải có trách nhiệm tự khai thuế, tự nộp thuế theo quy định của pháp luật. Cơ quan
thuế áp dụng quản lý thuế và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo cơ chế rủi ro. Đối với
hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử: Cơ
quan thuế tổ chức quản lý các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo địa bàn
phường, xã; phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý đối tượng tại địa
bàn; phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế
khoán hàng năm đối với hộ khoán. Đối với hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp
kê khai thì có trách nhiệm tự kê khai thuế, tự nộp thuế với cơ quan thuế theo quy định
của pháp luật.
Đối với cá nhân kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội thường sẽ có địa điểm
kinh doanh cụ thể theo địa bàn nên cơ quan thuế sẽ thực hiện quản lý như các hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định. Đồng thời, thực hiện thu
thập thông tin theo cơ chế thu thập tin và phối hợp với đơn vị chuyên hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ thông tin để thí điểm áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
trong việc rà soát, tổng hợp, phân tích thông tin dữ liệu lớn trên mạng xã hội và lập
danh sách cá nhân có kinh doanh. Trên cơ sở đó đưa vào diện quản lý thuế (nếu chưa

77
đăng ký thuế) hoặc điều chỉnh doanh thu (nếu đã đăng ký thuế nhưng mức nộp thuế
chưa sát thực tế).
Đối với cá nhân tại Việt Nam có cung cấp sản phẩm nội dung thông tin số (game,
video, app, phần mềm, âm nhạc,…) và nhận được thu nhập từ việc cho đặt quảng cáo
trả từ nước ngoài, thì việc quản lý thu thuế như sau: (i) Trường hợp thu nhập được trả
cho cá nhân thông qua công ty đối tác của nhà cung cấp nước ngoài tại Việt Nam thì
công ty đối tác tại Việt Nam có trách nhiệm khai thay, nộp thay; (ii) Trường hợp thu
nhập được trả trực tiếp cho cá nhân thì cá nhân tự khai, tự nộp. Cơ quan thuế thực
hiện thu nhập thông tin từ ngân hàng và các nguồn thông tin khác làm cơ sở yêu cầu
người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo quy định.
Người nộp thuế cần chấp hành nghiêm Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương
mại và các quy định về thương mại điện tử. Thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều
74, Điều 75 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về
thương mại điện tử; chế độ sổ sách, chứng từ, tài liệu để xác định doanh thu từ hoạt
động kinh doanh online thực tế làm căn cứ kê khai, nộp thuế theo đúng quy định. Kịp
thời báo cáo, thông tin bằng văn bản cho các cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký các
trang Website để quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng
hoặc đăng ký tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước, quốc tế;
đăng ký các kênh bán hàng online trên mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Zalo,
Youtube...
3.2.3. Giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thông tin người nộp thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Thứ nhất, cần hiện đại hóa công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành
chính
Tiếp tục duy trì các phần mềm ứng dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ,
kỹ thuật để triển khai công tác quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số, ứng dụng công
nghệ thông tin trong khai thác, tra cứu, phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro, thực hiện giải
quyết thủ tục hành chính về thuế trên môi trường điện tử,…
Triển khai ít nhất 70% thủ tục hành chính thuế thông qua dịch vụ công trực

78
tuyến mức độ 3, 4 theo lộ trình do Bộ Tài chính quy định và đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục, kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng
chung phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, thực hiện kiểm soát chặt chẽ các thủ
tục hành chính thuế nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính một cách toàn diện
và hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tiếp tục duy trì, thực hiện
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001-2015.
Duy trì hạ tầng truyền thông, đường truyền dữ liệu và nâng cấp, hỗ trợ kịp thời hệ
thống ứng dụng quản lý thuế đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong việc cung cấp các
dịch vụ thuế điện tử, miễn giảm, hoàn thuế điện tử, quản lý hóa đơn điện tử, các dịch
vụ trên nền tảng ứng dụng di động eTax Mobile, quản lý văn bản điện tử,… để tạo
điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian, tiết kiệm, giảm chi phí cho cơ quan Thuế,
người nộp thuế và kết nối trao đổi thông tin, dữ liệu với Sở KH&ĐT, Sở TN&MT,
Ngân hàng, cơ quan Công an, Cổng Dịch vụ công quốc gia,…
Thứ hai, quản lý kê khai, kế toán thuế
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử cho người nộp thuế trong lĩnh
vực quản lý thuế; triển khai tốt công tác đăng ký thuế theo quy định, chuẩn hóa dữ
liệu về đăng ký thuế và cập nhật thay đổi thông tin cho người nộp thuế là doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân người phụ thuộc và hộ cá nhân kinh doanh. Thực hiện phân
cấp doanh nghiệp, cấp mã số thuế cho người nộp thuế đúng quy định, quản lý chặt
chẽ, đúng quy định đối với các trường hợp ngừng kinh doanh, bỏ kinh doanh, giải thể
chấm dứt hiệu lực mã số thuế, triển khai các giải pháp nhằm phòng tránh rủi ro trong
công tác quản lý thuế. Triển khai kịp thời và quản lý chặt chẽ chính sách gia hạn thời
hạn nộp thuế đối với người nộp thuế (nếu có).
Quản lý tất cả các đối tượng phải kê khai thuế trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ, hướng
dẫn quản lý khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh
trên nhiều địa bàn đối với ngành sản xuất điện, thủy điện và hoạt động kinh doanh
bất động sản, chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần,…
Thực hiện và triển khai tốt công tác kế toán thuế nội địa theo quy định; định kỳ
rà soát, đối chiếu số liệu với Kho bạc để điều chỉnh, hạch toán, lập báo cáo kế toán,

79
quyết toán năm 2022 đúng quy định. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, nâng
cao việc quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng; thu
thập thông tin về thành lập mới doanh nghiệp và tình hình phát triển kinh doanh trong
lĩnh vực xuất khẩu, các dự án đầu tư để thực hiện tốt công tác dự toán hoàn thuế.
Đối với cơ quan quản lý thuế mà cụ thể là cục thuế tỉnh Đắk Lắk, bên cạnh tăng
cường áp dụng có hiệu quả các biện pháp truy, thu thuế cần phải xây dựng hệ thống
phân tích và giám sát, thu thập thông tin về xu hướng phát triển thương mại điện tử
cũng như các nguồn thu từ hoạt động này từ các cơ quan liên quan để có thể kiểm tra
khối lượng giao dịch thương mại điện tử bằng việc thu thập các thống kê về thương
mại điện tử và các gian hàng trực tuyến.
3.2.4. Giải pháp nhằm đảm bảo căn cứ tính thuế nhằm quản lý thuế đối với
hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Để đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk hiện nay, trước hết cần xác định rõ đối tượng quản lý thuế là: (1) Các tổ
chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, kinh
doanh dựa trên nền tảng công nghệ số; (2) Các hộ, cá nhân có hoạt động bán hàng
thương mại điện tử (bao gồm cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định, không có địa
điểm cố định, mua bán hàng hóa nước ngoài thông qua trung gian); (3) Các tổ chức,
cá nhân có thu nhập nhận được từ hoạt động thương mại điện tử: Các Shipper giao
hàng chuyên nghiệp (có đăng ký thuế và chưa đăng ký thuế được thuê giao hàng).
Người nộp thuế nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài: Youtube, tiktok, google,
Apple…Người nộp thuế là trung gian thương mại điện tử (đại diện, môi giới, ủy
thác…) làm cầu nối giữa bên bán và bên mua như bán mỹ phẩm, thuốc... thông qua
các cộng tác viên, du học sinh, hướng dẫn viên du lịch…
Thứ hai, cần cụ thể căn cứ tính thuế, trong đó quy định căn cứ tính thuế đối với
tổ chức là giá tính thuế và thuế suất. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân là doanh thu
tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
Đối với tổ chức tham gia trực tiếp, giá tính thuế là số tiền phát sinh từ giao
dịch mua, bán, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động thương mại

80
điện tử (chưa có VAT). Đối với tổ chức tham gia gián tiếp, giá tính thuế là số tiền
phát sinh từ giao dịch mua, bán, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt
động thương mại điện tử được ủy quyền thu hộ (tiền mặt) hoặc số tiền thanh toán
qua tài khoản ngân hàng.Thuế suất, mức thuế cần áp dụng theo quy định và hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với cá nhân: (i) Cá nhân trực tiếp kinh doanh doanh thu tính thuế là tổng số
tiền phát sinh từ giao dịch mua, bán, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt
động thương mại điện tử có giá trị từ 100 triệu đồng/năm trở lên; (i) Đối với các
Shipper doanh thu tính thuế là tổng số tiền phát sinh từ giao dịch mua, bán, vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động thương mại điện tử được ủy quyền
thu hộ (nếu có) và số tiền công được hưởng có giá trị từ 100 triệu đồng/năm trở lên;
(iii) Đối với cá nhân là trung gian thương mại điện tử doanh thu tính thuế là tổng số
tiền thù lao nhận được khi người nộp thuế thực hiện các giao dịch thương mại cho
bên thuê dịch vụ (một hay nhiều thương nhân) và có giá trị từ 100 triệu đồng/năm trở
lên. Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu áp dụng đối với ngành: Phân phối, cung cấp hàng
hóa thì tỷ lệ phần trăm tính thuế giá trị gia tăng là 01%; tỷ lệ phần trăm tính thuế thu
nhập cá nhân là 0,5%. Riêng đối với số tiền công được hưởng của các Shipper (hoạt
động độc lập) thì áp dụng đối với ngành: Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và
bưu kiện - tỷ lệ phần trăm tính thuế giá trị gia tăng là 05%; tỷ lệ phần trăm tính thuế
thu nhập cá nhân là 02%.
Thứ ba, cần cụ thể cách thức tính thuế. Đối với tổ chức tham gia trực tiếp hoạt
động thương mại điện tử thì thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế giá trị gia tăng đầu
ra - thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Thuế giá trị gia tăng đầu ra = giá tính
thuế x thuế suất 10%. Còn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì áp dụng theo quy
định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với tổ chức tham gia gián tiếp hoạt động thương mại điện tử, thực hiện khai
thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền
tảng công nghệ số trên cơ sở số tiền được ủy quyền thu hộ (tiền mặt) hoặc số tiền
thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Số tiền thuế khai thay, nộp thay được xác định

81
như sau: tổng số tiền thuế phát sinh = (doanh thu x 01%) + (doanh thu x 0,5%). Trong
đó, thuế giá trị gia tăng phát sinh = doanh thu x 01%. Thuế thu nhập cá nhân phát
sinh = doanh thu x 0,5%.
Đối với cá nhân, tổng số tiền thuế phát sinh = (doanh thu x 01%) + (doanh thu
x 0,5%). Trong đó: thuế giá trị gia tăng phát sinh = doanh thu x 01%. Thuế thu nhập
cá nhân phát sinh = Doanh thu x 0,5%. Riêng tiền công của các Shipper (hoạt động
độc lập) thì xác định như sau: tổng số tiền thuế phát sinh = (doanh thu x 05%) +
(doanh thu x 02%). Trong đó: + thuế giá trị gia tăng phát sinh = doanh thu x 05%.
thuế thu nhập cá nhân phát sinh = Doanh thu x 02%.
3.2.5. Giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thu nộp thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Thứ nhất, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh
doanh, phát sinh thu nhập từ các hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại
điện tử.
Để đảm bảo quản lý cần tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
chấp hành nghĩa vụ kê khai và nộp thuế để công tác quản lý thuế đối với hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử vào nề nếp. Tăng cường công tác tuyên truyền về
chính sách thuế đối với hoạt động thương mại điện tử qua các phương tiện thông tin
đại chúng bằng nhiều hình thức; xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra đối
với người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (phân tích rủi ro hay
chuyên đề); trường hợp có doanh nghiệp phức tạp hoặc cơ quan thuế đã thực hiện
giám sát rủi ro, kiểm tra theo chuyên đề nhưng người nộp thuế không tuân thủ kê
khai, nộp thuế thì thực hiện thanh tra chuyên sâu (nếu có); tăng cường công tác kiểm
tra tại trụ sở cơ quan thuế, áp dụng các phương thức điện tử trong kiểm tra để giám
sát, phân tích thu thập, phát hiện kịp thời các doanh nghiệp, tổ chức kê khai không
đầy đủ, xử lý theo quy định. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, các khó
khăn, vướng mắc trong thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thương mại điện tử.
Thứ hai, quản lý thuế đối với các cá nhân kinh doanh đang thực hiện nộp thuế
theo phương pháp khoán.

82
Để đảm bảo quản lý cần tiến hành khảo sát, điều tra doanh thu bán hàng từ hoạt
động thương mại điện tử song song với phương thức truyền thống để có căn cứ, cơ
sở thực hiện điều chỉnh mức thuế khoán cho phù hợp với thực tế phát sinh. Các Chi
cục Thuế chỉ đạo Đội Thuế liên xã, phường phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã,
phường tiến hành rà soát, thống kê các hộ, cá nhân kinh doanh hiện nay đã được lập
sổ bộ thuế khoán có phát sinh hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền
tảng công nghệ số để tổ chức điều tra, khảo sát doanh thu. Trên cơ sở kết quả khảo
sát xác định được chính xác doanh thu bán hàng để có căn cứ thực hiện điều chỉnh
doanh thu khoán thuế và mức thuế phải nộp theo đúng quy định của Luật Quản lý
thuế. Đội Thuế liên xã, phường chủ trì phối hợp với hội đồng tư vấn thuế xã, phường
triển khai thực hiện điều tra, khảo sát doanh thu và lập sổ bộ thuế trình Chi cục Thuế
khu vực phê duyệt theo định kỳ hằng tháng, quý. Căn cứ vào sổ bộ thuế đã được duyệt
để tiến hành quản lý thu thuế và nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước đúng
theo quy định.
Thứ ba, quản lý thuế đối với người nộp thuế chưa được cấp đăng ký kinh doanh,
đăng ký thuế.
Để đảm bảo quản lý cần thực hiện rà soát, kiểm tra đối với các cá nhân kinh
doanh có phát sinh doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ từ tất cả các hình thức thương
mại điện tử để yêu cầu người nộp thuế thực hiện đăng ký, khai nộp thuế theo đúng
quy định.
Giải pháp thực hiện là: (i) Lập tổ triển khai của Cục Thuế tỉnh để thực hiện khai
thác, thu thập thông tin (từ các tổ chức, cá nhân liên quan; trên hệ thống giải pháp
phần mềm quản trị với các nội dung liên quan tới giám sát mạng xã hội - do Trung
tâm Kinh doanh VNPT - Đắk Lắk hỗ trợ cung cấp) và cung cấp danh sách các tổ
chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử cho phòng liên quan, Chi cục Thuế rà
soát và đưa vào quản lý; (ii) Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát, thu
thập thông tin, lập danh sách đối với các cá nhân có hoạt động thương mại điện tử;
đồng thời vận động, tuyên truyền các cá nhân này thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng
ký thuế, khai nộp thuế theo đúng quy định.

83
Thứ tư, quản lý thuế đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia vận chuyển,
chuyển phát hàng hóa và giao dịch thanh toán.
Để đảm bảo cần quản lý doanh thu bán hàng thông qua số tiền hàng hóa được
ủy quyền thu hộ (tiền mặt) hoặc số tiền thanh toán qua tài khoản ngân hàng và tiền
công vận chuyển của các Shipper được thụ hưởng.
Đối với các tổ chức tham gia vận chuyển, chuyển phát hàng hóa và các ngân
hàng thương mại. Cục Thuế tỉnh cần lập danh sách các tổ chức hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực này phát sinh trên địa bàn tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo tổ chức hội nghị đối thoại với các đơn vị nhằm thống nhất biện pháp quản lý thuế
theo hình thức: các tổ chức này thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá
nhân có hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số
trên cơ sở số tiền được ủy quyền thu hộ (tiền mặt) hoặc số tiền thanh toán qua tài
khoản ngân hàng.
Đối với các cá nhân tham gia vận chuyển, chuyển phát hàng hóa (các Shipper
hoạt động độc lập): các Chi cục Thuế chỉ đạo Đội Thuế phối hợp với Ủy ban nhân
dân các xã, phường tiến hành rà soát, nắm bắt thông tin và lập danh sách quản lý;
đồng thời vận động, tuyên truyền các cá nhân Shipper thực hiện đăng ký thuế, khai
thuế để quản lý thu thuế (nếu có) theo đúng quy định.
Thứ năm, quản lý nợ thuế.
Tiếp tục triển khai thực hiện quy trình quản lý nợ và quy trình cưỡng chế nợ mới
được Tổng cục Thuế ban hành; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử trong công tác quản lý
nợ theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Thuế; thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, giám sát và
kiểm tra Chi cục Thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ thu nợ; chỉ đạo các Chi cục Thuế
rà soát, đôn đốc thu và xử lý dứt điểm khoản nợ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai
của hộ gia đình, cá nhân đang theo dõi trên ứng dụng quản lý trước bạ - nhà đất.
Cùng với các giải pháp trên, cần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong
thương mại điện tử. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như với hệ thống ngân
hàng và với từng người dân. Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích

84
khuyên dùng trong bối cảnh dịch bệnh và trở thành xu hướng thanh toán chủ yếu
trong xã hội, đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự
minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịch, giúp dòng chảy tiền tệ được lưu
thông rõ ràng hơn. Đây là những nỗ lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt thời gian qua, song tốc độ phát triển của thanh
toán không dùng tiền mặt vẫn chưa thực sự như mong muốn. Nhằm thúc đẩy thanh
toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử, thời gian tới cần chú trọng các
giải pháp sau:
Một là, thay đổi thói quen, nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận tiền
mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen
khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.
Muốn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trước hết phải triển khai nhiều
hoạt động truyền thông, tuyên truyền một cách cụ thể về các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt hiện nay, phổ biến kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ thanh
toán, kỹ năng thực hiện giao dịch thanh toán... Đồng thời, đảm bảo an ninh, an toàn,
bảo mật, tường minh về chính sách phí, cơ cấu phí, các loại phí sẽ khiến khách hàng
hiểu biết đầy đủ hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, cảm thấy an toàn,
thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, từ
đó sẽ nảy sinh nhu cầu sử dụng.
Hình thức truyền thông cần được thực hiện đa dạng, phong phú, ứng dụng công
nghệ hiện đại. Các chương trình phù hợp với thói quen, văn hóa vùng miền, các thông
điệp dễ hiểu, gần gũi với các đối tượng vùng sâu vùng xa, tạo ấn tượng, thu hút công
chúng, đặc biệt những người yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người nghèo để thay
đổi nhận thức, thói quen và hành vi của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính.
Hai là, quản lý chặt chẽ chất lượng hàng hóa trong thương mại điện tử. Thanh toán
điện tử là hình thức thanh toán tiện lợi, người tiêu dùng chỉ cần cung cấp chính xác thông
tin tài khoản thanh toán ngân hàng, đia chỉ giao hàng và sản phẩm cần mua là có thể mua
hàng một cách nhanh gọn, không mất nhiều thời gian như cách truyền thống. Tuy nhiên,
để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đòi hỏi việc quản lý chất lượng hàng hóa

85
trên các sàn thương mại điện tử phải chặt chẽ, kiên quyết kiểm tra, xử lý những sàn
thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc, tạo niềm tin và bảo vệ
quyền lợi cho người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp nào khắc phục được những nhược
điểm này thì sẽ có lợi thế trên hoạt động thương mại điện tử.
Ba là, hiện đại hoá công nghệ và các hệ thống thanh toán. Xây dựng một hệ
thống thanh toán hiện đại là mục tiêu dài hạn của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hiện
đại hoá hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng xây dựng được
kết cấu hạ tầng hiện đại để cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngày càng thoả
mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí vận hành, tăng cường hiệu quả
quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.
Thúc đẩy hạ tầng hệ thống bù trừ điện tử phát triển là nền tảng thanh toán số
tiếp cận mở, kết nối liên thông các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán; Thúc
đẩy hợp tác các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán áp dụng.
Xây dựng chiến lược ngân hàng số, chiến lược hệ thống thanh toán coi trọng vai trò
hợp tác ngân hàng-trung gian thanh toán, tận dụng nền tảng số, hệ sinh thái số do các
trung tâm thanh toán tham gia, phát triển.
Bên cạnh đó, các ngân hàng, cổng thanh toán và nhà mạng cần tạo điều kiện và
có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người tiêu dùng khi thanh toán online; đồng thời,
tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Hiện nay, ở
Việt Nam đã có gần 45 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến. Chính phủ đặt mục
tiêu đến năm 2025 sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, doanh số đạt
khoảng 35 tỷ USD. Mục tiêu này hoàn toàn khả thi nếu có được sự vào cuộc mạnh
mẽ của Chính phủ, cùng các bộ, ngành và doanh nghiệp.
Bốn là, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong thanh toán không
dùng tiền mặt. Thực tiễn phát triển nhanh và mạnh các hoạt động thanh toán không
dùng tiền mặt đặt ra các yêu cầu về cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động, dịch vụ
thanh toán mới. Trong đó, không chỉ là hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến
các hoạt động thanh toán nói chung trong nền kinh tế, cả thanh toán bằng tiền mặt và
thanh toán không dùng tiền mặt mà cần tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng,

86
bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức
năng tương tự như nhau. Đồng thời, hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu
và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan. Phân định rõ
quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán, trên cơ sở đó,
kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp và đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ
quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng
chung ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài
chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành thông tư hướng dẫn việc mở tài khoản thanh
toán với định danh, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử. Cùng với đó, tiếp
tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng Hệ thống thanh toán bù
trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán
online, xử lý tức thời, dịch vụ 24/7 cho mọi đối tượng và người dân.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh thanh toán thẻ, thúc đẩy việc chuyển đổi thẻ chip, tạo
thuận lợi cho việc kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng đa dạng sản phẩm
dịch vụ thanh toán tiện ích, thanh toán phi tiếp xúc và góp phần nâng cao tính an toàn,
bảo mật trong hoạt động thanh toán thẻ.
Từ góc độ doanh nghiệp và người tiêu dùng thì thương mại điện tử, thanh toán
trực tuyến sẽ là xu hướng tiêu dùng trong tương lai, do vậy doanh nghiệp cần đầu tư
nguồn lực tương xứng cho việc phát triển thương mại điện tử. Ví dụ: các sàn thương
mại điện tử nên chú trọng đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng để xây dựng các
chương trình ưu đãi, nhất là hoàn tiền, nhằm hướng khách hàng thanh toán trực tuyến
trên sàn nhiều hơn.
thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
mà còn giúp hạn chế lượng lớn tiền mặt lưu thông trên thị trường. Thúc đẩy thanh
toán không dùng tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cách
mạng công nghiệp 4.0 tạo ra tác động đa chiều, vừa mang lại tiện ích cho người dân,
vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông
qua phổ cập dịch vụ tài chính - ngân hàng.

87
3.2.6. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm đảm bảo quản
lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Để thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, cần thiết lập quy trình
quản lý thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử
Yêu cầu đối với việc xây dựng và thực hiện quy trình quản lý thuế đối với hoạt
động thương mại điện tử: (1) Quy trình quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử phải thống nhất với quy trình quản lý thuế truyền thống và được áp dụng đồng
thời với quy trình quản lý thuế truyền thống trong quản lý của cơ quan thuế; (2) Quy
trình được xây dựng phải hợp lý, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử, đảm bảo quản lý được các nội dung quan trọng gồm người nộp
thuế, doanh thu và chi phí - căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; (3)
Quy trình phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong
quản lý; (4) Sau mỗi bước thực hiện quy trình cần phải có những báo cáo tổng hợp
thông tin quản lý.
Để hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, luận văn đề
xuất mô hình về quy trình quản lý thuế nội bộ ngành Thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử gồm các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Bộ phận quản lý kê khai thực hiện thu thập thông tin nhằm nhận diện
được sự tồn tại của giao dịch thương mại điện tử – đây là bước quan trọng để đưa các
doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử vào diện quản lý của cơ quan thuế.
Nguồn thu thập thông tin gồm thu thập từ thông tin kê khai của doanh nghiệp, thông
tin từ Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp hoặc sử dụng công
cụ tự tìm kiếm thông tin của ngành thuế để nhận diện sự tồn tại của các giao dịch
thương mại điện tử.
Bước 2: Bộ phận quản lý kê khai thực hiện rà soát, đối chiếu, tổng hợp danh
sách các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã đăng ký kê khai
nộp thuế, đã đăng ký kê khai nộp thuế nhưng kê khai chưa đầy đủ, chưa đăng ký kê
khai nộp thuế.

88
Bước 3: Bộ phận quản lý kê khai phối hợp với các cơ quan, tổ chức ngoài ngành
để tiếp nhận và xác minh thông tin kê khai của người nộp thuế.
Các sở, ban, ngành có trách nhiệm thường xuyên trao đổi thông tin (định kỳ
hoặc đột xuất), tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, trao đổi thông tin, kết quả
với cơ quan thuế và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử,
kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số, chống thất thu ngân sách.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan trao đổi, cung cấp thông tin về quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử: Cung cấp thông tin hoạt động, sử dụng dịch vụ
Internet; thông tin trên mạng; trò chơi điện tử trên mạng; cung cấp thông tin liên quan
đối với hoạt động quảng cáo trên mạng; hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ công
nghệ thông tin trên môi trường mạng, kinh doanh dựa trên nền tảng số; các dịch vụ
khác trên mạng và các thông tin liên quan trong quản lý thuế. Phối hợp với Cục Thuế
tỉnh trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước đối với thông tin của tổ chức,
cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu
chính, các đơn vị viễn thông trên địa bàn cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin
liên quan đến tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo yêu
cầu của cơ quan thuế địa phương. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa
bàn thực hiện tuyên truyền các chính sách quản lý của Nhà nước, nghĩa vụ kê khai,
nộp thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa
trên nền tảng công nghệ số.
Sở Công Thương phối hợp và cung cấp cho cơ quan thuế thông tin dữ liệu các
tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và cung cấp thông
tin khác theo quy định tại Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan như: Cung cấp
thông tin danh sách về các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động/thông báo Website
thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh…Phối hợp với cơ quan thuế, các ngành liên quan
và chính quyền địa phương để thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

89
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương
mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, phối hợp chặt chẽ với cơ quan
thuế các cấp trên địa bàn tỉnh trong việc cung cấp thông tin về tài khoản và số liệu
giao dịch qua tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế
để chống thất thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử và kinh
doanh trên nền tảng số; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại
quy định tại khoản 3 Điều 5; khoản 7 Điều 17; khoản 2 Điều 19; Điều 27 Luật Quản
lý thuế năm 2019; Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của
Chính phủ (việc cung cấp thông tin của khách hàng tại tổ chức tín dụng phải thực
hiện theo đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục, theo quy định tại Nghị định số 177/2018/NĐ-
CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng
của các tổ chức tín dụng). Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh phối hợp với cơ quan thuế các cấp trong thực hiện việc khấu trừ, nộp thay nghĩa
vụ thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam có
hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam theo quy
định tại khoản 3 Điều 27 Luật Quản lý thuế năm 2019 và khoản 3 Điều 30 Nghị định
số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát,
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
điện tử trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế và các sở, ngành liên
quan kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc,
xuất xứ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng hóa xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ... đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử để ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
theo quy định của pháp luật. Hàng quý tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số được
khai thác trên cơ sở dữ liệu quản lý của ngành và kết quả nắm bắt, theo dõi thực tế để
cung cấp cho cơ quan thuế làm căn cứ quản lý thuế. Chỉ đạo các Đội Quản lý thị
trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế địa phương tăng cường công tác thanh tra,

90
kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực
thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn.
Công an tỉnh, chỉ đạo các phòng chức năng, cơ quan Công an các huyện,
thành phố phối hợp khi có đề nghị của cơ quan thuế các cấp trên địa bàn để thực
hiện chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Phối hợp
với các sở, ngành liên quan trong việc kiểm tra, điều tra, phát hiện và xử lý các vi
phạm có hành vi trốn thuế, gian lận thuế của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử.
Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với cơ quan thuế
tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế đối với
hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo quy định của pháp luật thuế, pháp luật
liên quan về thương mại điện tử nhằm đảm bảo người nộp thuế nắm được chính sách
thuế để kê khai và nộp thuế theo quy định. Phối hợp thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng khi có văn bản đề nghị của cơ quan thuế đối với trường hợp các
tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có hành vi trốn thuế.
Các nhà mạng, như trung tâm Kinh doanh VNPT - Đắk Lắk hỗ trợ Cục Thuế
tỉnh xây dựng giải pháp phần mềm quản trị với các nội dung liên quan tới giám sát
mạng xã hội phục vụ công tác quản lý thuế. Phối hợp cung cấp cho cơ quan thuế các
cấp trên địa bàn tỉnh những thông tin về các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương
mại điện tử đã đăng ký và đang sử dụng dịch vụ của các nhà mạng, công ty thông qua
việc quản lý các thông tin giao dịch mua, bán hàng hóa dưới hình thức: Zalo,
Facebook, Viber, COD ... Cung cấp cho cơ quan thuế các giải pháp để có thể giám
sát và khai thác được thông tin của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại
điện tử trên các trang mạng xã hội.
Các công ty bưu chính, các công ty chuyển phát thu hộ tiền bán hàng cung cấp
thông tin về người gửi hàng là các tổ chức, cá nhân có địa chỉ trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk đã sử dụng dịch vụ giao hàng thu tiền hộ (COD) của doanh nghiệp. Thực hiện
khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân có hoạt động thương mại điện tử, kinh
doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên cơ sở số tiền được ủy quyền thu hộ.

91
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước,
kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thương mại điện
tử trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.Tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và pháp luật
có liên quan. Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng
cường phối hợp với cơ quan thuế địa phương trong việc quản lý thuế và đôn đốc nộp
các khoản thuế
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ đến địa bàn từng thôn,
tổ, rà soát các trường hợp người dân, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử, bán hàng online, kinh doanh trên nền tảng số để tuyên truyền, phổ biến, nhắc
nhở, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế với Nhà nước. Cử cán bộ phối
hợp, tham gia các đoàn kiểm tra, kiểm soát liên ngành nhằm kiểm tra việc chấp hành các
quy định về kinh doanh thương mại điện tử, chấp hành các quy định về thuế trên địa bàn.
Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền,
phổ biến các chính sách quản lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số đến các thôn, tổ phố, khu
dân cư trên địa bàn được giao quản lý. Tổ trưởng tổ dân phố phát tờ rơi tuyên truyền,
bản cam kết về việc kê khai nộp thuế đối với hoạt động thương mại điện tử đến từng hộ
dân. Chỉ đạo hội đồng tư vấn thuế xã, phường chủ trì phối hợp với các cơ quan chức
năng, Đội Quản lý thuế liên xã, phường trên địa bàn được giao quản lý để thực hiện kiểm
tra, thống kê, rà soát và lập danh sách quản lý thuế đối với các trường hợp hộ, cá nhân
kinh doanh online, bán hàng qua mạng phát sinh hàng tháng; đồng thời, yêu cầu các hộ,
cá nhân thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số thực hiện kê
khai, nộp thuế đúng theo quy định.
Bước 4: Tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có
hoạt động thương mại điện tử, cụ thể:
Một là, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp
Dựa trên các thông tin đã thu thập được qua nhiều kênh thông tin ở bước 3. Bộ
phận thanh tra, kiểm tra thực hiện phân tích bằng ứng dụng phân tích rủi ro của ngành

92
xây dựng phù hợp để quản lý rủi ro các chủ thể hoạt động thương mại điện tử, từ đó
lựa chọn hợp lý các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử vào diện thanh tra,
kiểm tra theo kế hoạch. Các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử có độ rủi ro
cao thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh
thương mại điện tử có phát sinh doanh thu lớn nhưng phát sinh số thuế thu nhập doanh
nghiệp thấp. (2) Doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử có tổng doanh thu
từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng 0 nhưng chi phí bán hàng phát sinh lớn. (3)
Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển mạnh nhưng
không phát sinh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp qua nhiều năm. (4) Doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có số người lao động thực hiện
quyết toán thuế thu nhập cá nhân lớn hơn số người trích, đóng bảo hiểm xã hội. (6)
Doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một
địa phương nhưng có sự không ổn định trong việc xác định cơ quan thuế để thực hiện
giao dịch kê khai và nộp thuế.
Quá trình kiểm tra ở cơ quan thuế được tiến hành thường xuyên, từ đó có những
đánh giá kịp thời và yêu cầu doanh nghiệp đến giải trình việc kê khai, tính, thực hiện
nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi cần thiết. Công tác thanh tra, kiểm tra tại doanh
nghiệp cần xây dựng kế hoạch tiến hành cụ thể. Các nội dung thực hiện gồm:
Căn cứ kết quả phân tích đánh giá rủi ro xếp thứ tự các doanh nghiệp có độ rủi
ro từ cao xuống thấp để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo cơ quan
thuế phê duyệt.
Căn cứ vào nguồn nhân lực và định hướng quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử và lĩnh vực, đối tượng cần tập trung kiểm soát theo từng thời kỳ
để xây dựng kế hoạch thực hiện có tính trọng tâm.
Cơ quan thuế sẽ phê duyệt đối tượng cần thanh tra, kiểm tra dựa trên phạm vi
và mức độ ảnh hưởng đối với thu ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn nhất định.
Với các doanh nghiệp lớn, mức độ ảnh hưởng rộng, liên quan đến nhiều địa phương,
liên quan đến yếu tố nước ngoài... thì bộ phận quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử ở cấp Tổng cục sẽ triển khai thực hiện. Các doanh nghiệp khác ở các

93
phương trên toàn quốc chỉ hoạt động chính tại địa phương thì cơ quan thuế tại địa
phương đó sẽ thực hiện quản lý và cấp Tổng cục sẽ hỗ trợ khi cần thiết.
Lập kế hoạch thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt.
Lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức, đơn vị khác
trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra.
Hai là, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch
Quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra bao gồm các nội dung: (i) Tập hợp các
tài liệu có liên quan chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại đơn vị; (ii) Chuẩn bị nhân sự tham
gia và ra quyết định thanh tra, xác định thời gian thực hiện phù hợp với từng đối
tượng; (iii) Thông báo kế hoạch thanh, kiểm tra đến các doanh nghiệp có hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử được lựa chọn.
Ba là, tiến hành thanh, kiểm tra
Khi thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế ngoài việc khai thác thông tin, dữ liệu do
doanh nghiệp cung cấp, cán cán bộ thuế cần có khả năng truy cập, khôi phục được
các thông tin đã bị xóa từ máy tính chủ của doanh nghiệp hoặc sử dụng các phần
mềm, các ứng dụng có khả năng khôi phục dữ liệu đã được xóa tại doanh nghiệp.
Trong quá trình kiểm tra cần đối chiếu bảng sao kê dòng tiền giao dịch đã được các
ngân hàng thương mại và đơn vị trung gian thanh toán cung cấp so với số liệu doanh
nghiệp cung cấp; đối chiếu số lượng hàng bán với số lượng hàng đã được vận chuyển
giao cho khách hàng do bên đơn vị vận chuyển cung cấp cho cơ quan thuế.
Thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các doanh nghiệp thương mại điện tử
cần được bố trí linh động phù hợp với quy mô và hình thức hoạt động của doanh
nghiệp. Các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần có thời gian nhất định phù hợp để truy
cập, khôi phục và khai thác các thông tin nhằm kiểm định và xác định lại nghĩa vụ
thuế đối với nhà nước của các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại
điện tử.
Bốn là, xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra và các chế tài xử lý. Đây là bước
cuối cùng trong quá trình quản lý bao gồm các nội dung: (i) Lập và thông báo biên
bản thanh tra, kiểm tra tại đơn vị; (ii) Xử lý các nội dung chưa thống nhất, có kiến

94
nghị giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp; (iii) Báo cáo kết quả thanh, kiểm tra và dự
thảo kết luận thanh, kiểm tra; (iv) Kết luận, công bố và lưu hành kết luận thanh, tra
kiểm tra; (v)Theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận đã được công bố
Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử không thực
hiện các quyết định của cơ quan thuế, cơ quan thuế cần thực hiện theo trình tự các
chế tài xử lý theo quy định của pháp luật. Sau kết thúc mỗi giai đoạn thanh, kiểm tra
cần lập các báo cáo tổng kết quá trình thực hiện, đúc rút các kết quả đã được, các hạn
chế và kinh nghiệm thực hiện nhằm hoàn thiện hơn quá trình thực hiện ở các giai
đoạn sau.
Cùng với đó, cần thực hiện nghiêm và bám sát các văn bản chỉ đạo của Tổng
cục Thuế và Công văn số 2385/UBND-KT ngày 29/3/2022 của ủy ban nhân dân tỉnh
Đắk Lắk về việc phối hợp quản lý và thu thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử
và Công văn số 8519/UBND-KT ngày 06/10/2022 của ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
Cần tăng cường công tác rà soát, thanh tra các đối tượng mới phát sinh từ hoạt động
kinh doanh qua mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế
quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu thuế. Thực hiện áp dụng quản lý
rủi ro trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, tổng hợp các hành vi
trốn/tránh thuế phổ biến của người nộp thuế, phân loại người nộp thuế theo các nhóm
điển hình để có các biện pháp quản lý thuế phù hợp. Đối với người nộp thuế là những
doanh nghiệp có rủi ro lớn về thuế, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra; Đối với người
nộp thuế là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tham gia vào các giao dịch nhỏ lẻ, số lượng
lớn và giá trị giao dịch thấp, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để họ chấp
hành pháp luật thuế đầy đủ.
Cùng với thanh tra, kiểm tra và xứ lý vi phạm, để quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử, hằng năm, cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk
Lắk cần thường xuyên, kịp thời tuyên dương, khen ngợi những tổ chức, cá nhân tiêu
biểu trong thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế, họ chính là tấm gương trong phong
trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, nỗ lực vượt qua khó khăn, kinh doanh có lãi
và nộp thuế ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.

95
Tóm lại, các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu thực hiện
đồng bộ được, cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các cơ quan có liên quan
thì chắc chắn công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thương mại điện tử nói
riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa, tương xứng
với tiềm năng và xu hướng phát triển của thương mại điện tử trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk ở chương 2, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk hiện nay cũng như trong thời gian tới.
Trong đó tập trung vào sáu nhóm giải pháp trọng tâm, như: Thứ nhất, hoàn thiện
việc xây dựng chính sách pháp luật và đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm quản lý
thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ
hai, tuyên truyền hỗ trợ nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ ba, giải pháp nhằm đảm bảo quản lý
thông tin người nộp thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk hiện nay; Thứ tư, giải pháp nhằm đảm bảo căn cứ tính thuế nhằm quản lý thuế
đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ năm,
giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thu nộp thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ sáu, giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

96
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thương mại điện tử trở thành
lĩnh vực kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia bởi sự ưu việt của nó như tiết kiệm thời
gian, giao dịch thuận tiện và chi phí được tối ưu. Tuy nhiên, đây lại là một lĩnh vực
còn khá mới đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, vì vậy công tác
quản lý nói chung đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý thuế đối
với thương mại điện tử.
Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là hoạt động tổ chức và điều
hành các công việc của cơ quan thuế đối với người nộp thuế có hoạt động thương
mại điện tử trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo các quy định do pháp luật
ban hành, nhằm thực hiện được các mục tiêu, kế hoạch đề ra trong từng thời kỳ. Mặc
dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại
hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý
thuế đối với thương mại điện tử và đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu thuế.
Vì vậy, với mong muốn đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đảm bảo quản lý
thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như
trong thời gian tới, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn được kết cấu thành 03 chương.
Chương 1, luận văn đã hệ thống và làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của
quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về thương mại điện tử, như khái niệm
thương mại điện tử, về thuế và quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, từ
đó nhận diện được những nội dung của quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử, gồm quản lý thông tin người nộp thuế, quản lý căn cứ tính thuế và quản lý
thu nộp thuế cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử.
Thứ hai, đã phân tích, đánh giá kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động
thương mại điện tử ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm hay có thể áp dụng cho thực tiễn quản lý ở Việt Nam nói chung và cho
tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

97
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử, trong chương 2 luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối
với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, với ba nội dung
chủ yếu:
Thứ nhất, các quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử và tình hình tham gia hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
có tác động đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2018 - 2022 trên bốn nội
dung: thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế, thực trạng quản lý thông tin
người nộp thuế, thực trạng quản lý căn cứ tính thuế và thực trạng công tác quản lý
thu nộp thuế.
Thứ ba, đánh giá chung những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2018-2022, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải
pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk hiện nay cũng như trong thoừi gian tới.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương
mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk ở chương 2, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk hiện nay cũng như trong thời gian tới.
Trong đó tập trung vào sáu nhóm giải pháp trọng tâm, như: Thứ nhất, hoàn thiện
việc xây dựng chính sách pháp luật và đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm quản lý
thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ
hai, tuyên truyền hỗ trợ nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại
điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ ba, giải pháp nhằm đảm bảo quản lý
thông tin người nộp thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk hiện nay; Thứ tư, giải pháp nhằm đảm bảo căn cứ tính thuế nhằm quản lý thuế
đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ năm,

98
giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thu nộp thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay; Thứ sáu, giải pháp về thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Cùng với những giải pháp tích cực trong công tác quản lý thuế, sự giúp đỡ, đồng
thuận và chia sẻ từ đại bộ phận người nộp thuế, của cộng đồng doanh nghiệp, doanh
nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tích cực sát cánh, đồng hành cùng thực hiện tốt các
chủ trương, chính sách do cơ quan thuế triển khai, thì chắc chắn công tác quản lý thuế
nói chung và quản lý thuế thương mại điện tử nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ
đạt được nhiều thành công hơn nữa, tương xứng với tiềm năng và xu hướng phát triển
của thương mại điện tử trong thời gian tới, qua đó góp phần quan trọng vào việc thực
hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

99
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Phạm Anh Khoa (2022), “Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Quản
lý nhà nước ngày 13/12/2022.

100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Nữ Mai Anh (2019), Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
2. Bộ Tài chính, Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 duyệt Kế hoạch
triển khai, sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố thành
Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bộ Tài chính, Quyết định 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng
cục Thuế.
4. Bộ Tài chính, Quyết định 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 về việc quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng
cục Thuế.
5. Bộ Tài chính, Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn về thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế với hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doanh.
6. Bộ Tài chính, Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế 2019 đã có những nội dung chi tiết điều tiết hoạt
động thương mại điện tử.
7. Chính phủ, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử.
8. Chính phủ, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
9. Chính phủ, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
10. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế
năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2019.
11. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, Thông báo số 2067/TB-CT ngày 10/10/2019 về việc
phân công nhiệm vụ và quản lý các đơn vị đối với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 1,
Thanh tra - Kiểm tra số 2, Thanh tra - Kiểm tra số 3 và Phòng Quản lý Hộ kinh
doanh, cá nhân và thu khác thuộc Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

101
12. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk (2020), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế
năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2021.
13. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk (2022), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế
năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2023.
14. Nguyễn Thị Cúc (2015), “Giải pháp quản lý thuế đối với kinh doanh thương
mại điện tử”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 7/2015(612), tr. 24-26.
15. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện
tử - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp ngành Thuế.
16. Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân Hà Nội, tr9 - dẫn theo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Giáo
trình quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Tư pháp, 2017, tr7.
17. Lê Hồng Hải (2008), “Thuế đối với Thương mại điện tử tại Việt Nam - thực
trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế.
18. Lê Hiếu (2022), “Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng gần 9% so
với cùng kỳ năm trước”, Báo Quân đội nhân dân.
19. Trần Văn Hòe (2008), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Nxb. Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
20. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2013), Giáo trình Thương mại điện
tử, Nxb. bách Khoa, Hà Nội.
21. Thúy Hồng (2022), “Đắk Lắk có 1.603 sản phẩm trên sàn thương mại điện
tử”, Báo Đắk Lắk.
22. Nguyễn Phạm Anh Khoa (2022), “Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh trên thương mại điện tử tại tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Quản
lý nhà nước ngày 13/12/2022.
23. Đỗ Lan (2020), “Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh”,
Báo Đắk Lắk.
24. Trần Hữu Linh (2015), Thương mại điện tử, Hội Luật gia Việt Nam, Nxb.
Hồng Đức

102
25. Nguyễn Công Lý (2022), “Kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk phục hồi, phát triển
mạnh mẽ”, Báo Nhân dân.
26. Nguyễn Văn Minh (2012), “Thuế trong thương mại điện tử- Kinh nghiệm quốc
tế và phương hướng vận dụng ở Việt Nam”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.
27. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình quản lý nhà nước về thương mại, Nxb.
Thống kê, Hà Nội.
28. Quốc hội, Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.
29. Quốc hội, Luật An ninh mạng 2018 số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018.
30. Quốc hội, Luật quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
31. Nguyễn Xuân Sơn (2012), “Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Tài chính, số 6 (572), tr. 49-51.
32. Lam Sơn (2021), “Đắk Lắk: Chuyển biến tích cực về tiêu thụ sầu riêng, bơ
trong điều kiện dịch Covid-19”, Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam.
33. Đức Thảo (2022), "Điểm sáng" trong bức tranh kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm
2022”, Báo Công thương.
34. Phạm Đình Thi (2018), Thuế đối với thương mại điện tử: Thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính.
35. Lê Quang Thuận, Trần Thị Hà (2018), “Quản lý thuế đối với thương mại
điện tử - Nhìn từ kinh nghiệm của thế giới”, Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính.
36. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 về việc
phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.
37. Nguyễn Quang Tiến (2015), “Hiện trạng thu thuế thương mại điện tử tại
Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1 tháng 7/2015 (612).
38. Nguyễn Quang Tiến (2016), “Giải pháp hoàn thiện chính sách và quản lý thuế
trong lĩnh vực thương mại điện tử”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính.
39. Tổng cục Thuế, Quyết định số 745/QĐTCT ngày 20/4/2015 về việc ban
hành Quy trình tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế.
40. Tổng cục Thuế, Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 về việc ban
hành Quy trình quản lý khai thuế.
41. Tổng cục Thuế, Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 về việc ban
hành Quy trình thanh tra thuế.

103
42. Tổng cục Thuế, Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 về về việc ban
hành Quy trình kiểm tra thuế.
43. Tổng cục Thuế, Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 về việc quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế.
44. Tổng cục Thuế, Công văn số 2925/TCT-TTKT ngày 10/8/2022 về việc tăng
cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
45. Bùi Trang (2021), “Đắk Lắk: Gần 1 tỷ đồng thu nộp ngân sách nhà nước
thông qua hoạt động xử lý vi phạm hành chính trên nền tảng thương mại điện tử”,
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk.
46. Lê Xuân Trường (2016), Giáo trình Quản lý thuế, Nxb. Tài chính, Hà Nội
47. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Công văn số 2385/UBND-KT ngày
29/3/2022 chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai quản lý và thu thuế đối với
hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
48. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày
26/12/2022 của ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk
năm 2023.
49. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Kế hoạch số 8820/KH-UBND ngày
29/9/2020 của ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về phát triển Thương mại điện tử tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025.
50. Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ
Hà Nội.
51. Cao Thị Vân (2021), “Vai trò của thương mại điện tử”, ecomcx.com
52. Thuận Yến - Thùy Linh (2022), “Đắk Lắk hỗ trợ sản xuất nông nghiệp lên
sàn thương mại điện tử”, Tạp chí Thương hiệu & Công.

Tiếng Anh
53. OECD (2001), Taxation and electronic commerce- implementing the
Ottawataxation framework conditions.
54. Matthijs Alink & Victor Van Kommer (2011), Handbook on Tax
Administration, tr. 163 - 164.

104

You might also like