Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

I.

ĐỌC HIỂU (3 điểm)


Cho đoạn trích:
(1)Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ (4)Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa nhận
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
(2)Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
(5)Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
sáng
(3)Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương
Tiếng heo may gợi nhớ những con đời.
đường.
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội nhà văn,
2010)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
“Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.”
Câu 3: Theo anh chị, vì sao tác giả cho rằng “tiếng Việt như bùn và như lụa”?
Câu 4: Thông điệp nào anh chị rút ra được thông qua đoạn trích trên?

II.LÀM VĂN (7 điểm)


Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ, trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của ngôn ngữ dân tộc.
Câu 2:
Cho đoạn trích
"...Từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày
trước. Mị trẻ. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng vẫn đi chơi
ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu
có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.
Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường:
"Anh ném pao
Em không bắt
Em không yêu
Quả pao rơi rồi...".
A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào
cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn đương rình bắt
nhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói.Bây giờ Mị cũng không
nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.Trong
đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị
với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ.
A Sử nhìn quanh thấy Mị rút thêm cái áo.A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai
tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A
Sử quấn luôn tóc lên cột, Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong, A Sử
thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại…”
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008,
tr. 13-14)

Trình bày cảm nhận của anh chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận
xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của Tô Hoài.
ĐÁP ÁN
I.ĐỌC HIỂU
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể thơ tự do (0,75)
Câu 2:
Bước làm: Chỉ ra biện pháp tu từ - Đưa ra tác dụng của biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ trên là biện pháp so sánh: “Tiếng tha
thiết, nói thường nghe như hát – Như gió nước không thể nào nắm bắt”.
Tác dụng: Gợi ra vẻ đẹp phong phú của tiếng Việt thông qua các khía cạnh hình ảnh và
âm thanh, từ đó thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả đối với tiếng Việt
Chỉ ra biện pháp + tác dụng: 0,75
Không có tác dụng: 0,5
Câu 3:
Bước làm: Giải thích – Phân tích nội dung ý kiến – Đưa ra bài học
Có thể hiểu “bùn” là ẩn dụ cho những thứ mộc mạc, giản dị, thô sơ, trong khi đó “lụa” lại
ẩn dụ cho những vật tinh tế, quý giá, sang trọng. Vậy nên nhà thơ nói “tiếng Việt như bùn
và như lụa” ý muốn nói tiếng Việt vừa mộc mạc, giản dị, nhưng nó cũng rất tinh tế, trang
nhã, tiếng Việt phong phú, nhiều màu sắc với nhiều cách thể hiện và sắc thái khác nhau.
Vậy nên chúng ta cần hiểu rõ được nội hàm, ngữ nghĩa của các từ tiếng Việt để sử dụng
chúng phù hợp với mục đích trong các hoàn cảnh khác nhau.
Có bài học: 1
Không có bài học: 0,5
Câu 4:
Đưa ra thông điệp và giải thích ngắn gọn – Đưa ra bài học hành động
Gợi ý thông điệp: Tiếng nói là một trong những phương tiện để giữ gìn và bảo vệ chủ
quyền dân tộc, còn ngôn ngữ, còn giữ gìn được tiếng nói là còn giữ gìn được văn hóa,
truyền thống, cung cách con người dân tộc. Vậy nên mỗi người cần phải giữ gìn và bảo
vệ sự trong sáng của tiếng Việt, tiếp nối và phát huy sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
Học sinh đưa ra thông điệp và lý giải một cách hợp lý, lưu ý đưa ra bài học hành động
phù hợp với thông điệp
II.LÀM VĂN
Câu 1: Giá trị của ngôn ngữ dân tộc
1. Giải thích:
- Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người giao tiếp, thể hiện tư duy
1. Quan điểm: Ý nghĩa của ngôn ngữ dân tộc
2. Luận điểm – luận cứ - dẫn chứng
- Ngôn ngữ truyền tải tư duy, văn hóa, lối sống, cung cách con người của
mỗi dân tộc: ngôn ngữ được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch
sử của một dân tộc, nó lắng trong mình hành trình của một đất nước, một quốc
gia, mang trong mình những nét văn hóa của con người quốc gia đó
+ Dẫn chứng: Một từ “làng” thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của người
Việt Nam: văn hóa làng, dân cư tập trung thành một đơn vị là làng, có cung
cách, tổ chức, luật lệ riêng, ngành nghề đặc trưng tùy vào điều kiện tự nhiên
của vùng miền (các làng nghề truyền thống: làng gốm Bát Tràng, làng Vòng
chuyên bán cốm, làng cổ Đường Lâm). Ngay cả khi đô thị hóa len lỏi vào mọi
ngóc ngách đời sống, văn hóa “làng” vẫn ẩn hiện trong những phố Kẻ Chợ với
(phố Hàng Vải chuyên bán đồ tre, nứa, phố Hàng Mã chuyên bán đồ vàng mã,
đồ dùng trong những dịp lễ hội…)
- Ngôn ngữ là phương tiện để khẳng định sự độc lập, chủ quyền của mỗi
dân tộc: Mỗi đất nước luôn cố gắng để có được tiếng nói riêng, chữ viết riêng
của mình. Vì ngôn ngữ lưu giữ được những gì mang tính bản sắc, đặc trưng
nhất của mỗi dân tộc nên giữ được ngôn ngữ dân tộc là giữ được những gì tinh
túy, riêng biệt nhất của dân tộc đó.
+ Dẫn chứng: Tiếng ta còn, nước ta còn – Học giả Phạm Quỳnh / Sự hình
thành của chữ Nôm ở nước ta
3. Mở rộng
- Gợi ý: Việc đề cao giá trị của ngôn ngữ dân tộc ngoài cần sự giữ gìn và phát
huy còn cần học hỏi từ những ngôn ngữ khác để phát triển cho tiếng nói, chữ
việt ngày càng giàu có hơn
4. Bài học
- Muốn giữ gìn và phát huy giá trị của ngôn ngữ dân tộc, mỗi người cần hiểu rõ
nội hàm ngữ nghĩa của ngôn ngữ mẹ đẻ để có thể sử dụng ngôn ngữ cho thuần
thục, cho hay, phù hợp với tình huống và hoàn cảnh.

Câu 2:
Định hướng vấn đề: Thông qua diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong
đoạn trích trên, tác giả đã tái hiện quá trình sức sống của Mị được hồi sinh. Qua đó nhà
văn thể hiện nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tài tình của mình
Gợi ý cách chia luận điểm
LĐ 1: Mị lấy lại ý thức và giá trị bản thân
LĐ 2: Mị lấy lại ý thức về hành động phản kháng
LĐ 3: Sức sống bị chặn đứng
Yêu cầu phụ: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật
- Miêu tả không gian (ngoại cảnh đan xen tâm cảnh)
- Miêu tả thời gian (quá khứ đan xen hiện tại)
- Điểm nhìn trần thuật (điềm nhìn bên trong đan xen điểm nhìn bên ngoài)
- Sự tinh tế và am hiểu văn hóa của Tô Hoài được thể hiện khi lý giải mạch tâm
lý và hành động của nhân vật (Vì sao Mị uống rượu rồi lại vào ngồi trong
buồng? Vì sao Mị không nghĩ đến việc chạy trốn?...)

You might also like