Chuong 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

NGUỒN ĐIỆN TRẠM THÔNG TIN


GIẢNG VIÊN: TS. VÕ TÁ HOÀNG
EMAIL: tahoanght91@gmail.com

Hà Nội, 2022
Chương 3: Tính toán dung lượng ắc qui trong nguồn
điện một chiều dự phòng cho trạm thông tin
❑Hệ thống pin (ắc qui) trong nguồn điện một chiều dự phòng
❑Tính toán dung lượng pin (ắc qui)
❑Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
Chương 3: Tính toán dung lượng ắc qui trong nguồn
điện một chiều dự phòng cho trạm thông tin
❑Hệ thống pin (ắc qui) trong nguồn điện một chiều dự phòng
❑Tính toán dung lượng pin (ắc qui)
❑Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Lựa chọn công nghệ: VLA (vented lead-acid) hoặc VRLA (valve-regulated
lead-acid)
▪ Tổng dung lượng pin với từng mức ampe-giờ (A-h) cụ thể
▪ Số lượng chuỗi pin để cung cấp tổng dung lượng pin yêu cầu
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin:
▪ Lựa chọn công nghệ pin
oChi phí ban đầu và chi phí vận hành
oTrọng lượng
oYêu cầu không gian sàn
oMức tăng trưởng dự kiến
oTuổi thọ pin
oĐộ tin cậy, an toàn
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Công nghệ Pin VLA và Pin VRLA
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Ví dụ: Xác định các khoản phí hàng năm, bao gồm cả thu hồi vốn, trong
khoảng thời gian 20 năm đối với pin VLA 24 cell 1000 Ah so với pin VRLA
1000 Ah. Chi phí vật liệu, đối với pin VLA là 15.000 $ và đối với pin VRLA
là 18.000 $. Chi phí lắp đặt ước tính là 4500 $ cho VLA và 3000 $ cho pin
VRLA. Thực hiện phân tích bằng cách sử dụng 5% chi phí hàng năm và đưa ra
các giả định sau: Chi phí lao động là 80 $ mỗi giờ, không có chi phí vận hành
nào khác ngoài bảo trì và không có lạm phát. Bỏ qua tất cả các chi phí liên
quan đến không gian sàn (pin VLA nói chung sẽ yêu cầu nhiều diện tích sàn
hơn) hoặc chi phí cho việc tu sửa.
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Giải pháp:
oĐầu tiên, xem xét tuổi thọ của pin: Một giả định hợp lý là tuổi thọ của pin
VRLA sẽ là 10 năm (tức là nó phải được thay thế sau khoảng thời gian 10
năm) và một cell pin sẽ yêu cầu thay thế trong 5 năm và 7 năm nữa sau khi
lắp đặt mới. Mỗi lần thay cell ước tính có giá 2030 $, bao gồm 16 giờ lao
động và chi phí thay thế cell là 750 $. Chi phí thay thế pin VRLA ước tính
bằng với pin ban đầu. Pin VLA được cho là có tuổi thọ 20 năm mà không cần
thay thế cell trước khi hết tuổi thọ. Chi phí thay thế cell và pin bao gồm chi
phí thải bỏ pin.
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Giải pháp
oSau đó, xem xét bảo trì: Chi phí bảo trì định kỳ cho hai công nghệ pin sẽ khác nhau.
Pin VLA yêu cầu kiểm tra định kỳ, điện trở của cell, đo điện áp và trọng lượng riêng
và bổ sung nước. Pin VRLA yêu cầu kiểm tra định kỳ, đo điện trở và điện áp của
cell. Giả định rằng, bao gồm cả thời gian di chuyển đến địa điểm, bảo trì pin VLA
hàng năm yêu cầu 40 giờ lao động (3200$ /năm) và bảo trì pin VRLA hàng năm yêu
cầu 20 giờ lao động (1600 $ /năm). Các giả định trên được tổng hợp dựa trên các
khoản đầu tư và chi phí bảo trì cho từng năm của giai đoạn nghiên cứu (Bảng ở slide
sau). Bảng này cũng cho thấy hệ số giá trị hiện tại, giá thành hiện tại của thành phần
và tổng giá trị hiện tại cho mỗi công nghệ pin ở mức lãi suất 5%. Theo các điều kiện
đã nêu và với các giả định được đưa ra, tổng giá trị hiện tại của các khoản đầu tư và
chi phí về cơ bản là tương đương nhau trong thời gian nghiên cứu 20 năm và lãi suất
5% (Lưu ý đây là một sự trùng hợp).
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Mỗi thành phần chi phí được chuyển đổi thành giá trị hiện tại tương đương
bằng cách sử dụng hệ số giá trị hiện tại (được gọi là giá trị than toán đơn lẻ
hiện tại). Hệ số giá trị hiện tại được tính như sau:
P 1
=
F i n
1+
100
Trong đó, i là mức lãi suất hằng năm (%), n là giai đoạn thời gian (năm).
Chương 3: Tính toán dung lượng ắc qui trong nguồn
điện một chiều dự phòng cho trạm thông tin
❑Hệ thống pin (ắc qui) trong nguồn điện một chiều dự phòng
❑Tính toán dung lượng pin (ắc qui)
❑Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Dung lượng pin: Các yếu tố được sử dụng để tính toán dung lượng pin gồm
oDòng tải thiết bị
oThời gian dự trữ pin
oHệ số xả (hệ số công suất)
oHệ số nhiệt độ
oHệ số kết thúc vòng đời (Hệ số lão hóa)
oBiên độ thiết kế (hệ số không chắc chắn)
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Dung lượng pin:
AH8h = IEQ t BR FDischarge FT FEL FMargin
Trong đó, AH8h là dung lượng pin trong điều kiện tỷ lệ xả trong 8h ở 25 độ C đối với
1 cell 1.75V/cell (Ah)
IEQ là dòng tải thiết bị (A)
t BR thời gian dự trữ pin (h)
FDischarge là hệ số xả pin
FT là hệ số nhiệt độ
FEL hệ số kết thúc vòng đời
FMargin là biên độ thiết kế
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Thời gian dự trữ pin: Trong 2 điều kiện
oMáy phát điện dự phòng có sẵn: thời gian dự trữ từ 3 đến 5 giờ
oMáy phát điện dự phòng không có sẵn: thời gian dự trữ từ 8 đến 12 giờ
▪ Thời gian dự trữ tính bằng tuần hiếm khi được cung cấp tại các site; tuy nhiên,
thời gian dự trữ lâu hơn 12 giờ có thể thích hợp nếu máy phát điện di động
phải xoay vòng trong một khu vực. Việc lựa chọn thời gian dự trữ phải dựa
trên phân tích kinh tế và các điều kiện vận hành cụ thể.
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Hệ số xả pin: Hệ số này tính đến tỷ lệ xả pin thực tế (nếu khác với tỷ lệ xả
danh định 8h) và điện áp cuối cùng của cell (nếu khác với điện áp cuối cùng
danh định là 1,75 V / cell). Phần đầu tiên yêu cầu xác định điện áp cuối cùng
của pin (VBF ), là điện áp tối thiểu mà pin có thể phóng điện mà vẫn duy trì hoạt
động của thiết bị. Điện áp cuối cùng của ắc quy phải lớn hơn điện áp vận hành
thiết bị tối thiểu (VME ) một lượng bằng điện áp giảm từ các cực ắc quy đến đầu
cuối thiết bị tải và bao gồm tất cả các dây dẫn mạch và các kết nối ở giữa.
▪ Sụt áp tối đa: 1 V đối với hệ thống 24V và 2V đối với hệ thống 48V
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Tổng sụt áp: Vtotal = VBattery + VPrimary + Vsecondary
Trong đó, VBattery là sụt áp trên mạch pin (V)
VPrimary là sụt áp trên mạch nguồn chính, bao gồm cả bus xả (V)
Vsecondary là sụt áp trên mạch nguồn phụ (V)
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Điện áp cuối cùng của pin:
VBF = Vtotal + VME = Vbattery + Vprimary + Vsecondary + VME
Trong đó, VME là điện áp vận hành tối thiểu cho tải thiết bị (V)

VBF
Điện áp cuối cùng của cell: VCE =
Ncell
Ncell là số cell pin (thông thường 12 cell đối với hệ thống 24V, 24 cell đối với hệ
thống 48V)
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Ví dụ: Tính điện áp cuối cùng của pin và của cell đối với mạch dưới đây.
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Giải pháp:
oTổng sụt áp: Vtotal = 0.5 + 0.5 + 0.5 = 1.5 V
oĐiệp áp cuối cùng của pin: VBF = 1.5+44 = 45.5 V
44.5
oĐiện áp cuối cùng của cell: VCF = = 1.9 V/cell
24
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Hệ số xả pin: có thể được xác định khi tính được điện áp cuối cùng của cell
pin.
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Hệ số xả pin tính bằng công thức
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Hệ số kết thúc vòng đời: bằng 1.25, do pin được xác định kết thúc vòng đời
của nó khi dung lượng của nó giảm 80% so với dung lượng ban đầu.
▪ Ví dụ: Nếu tính toán được rằng vào thời điểm kết thúc vòng đời thì dung lượng
pin yêu cầu 100 Ah, thì bây giờ chúng ta cần lắp đặt pin có dung lượng
100*1.25 = 125 Ah
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Hệ số nhiệt độ: Luôn ≥ 1.0
▪ Biên độ thiết kế: Luôn ≥ 1,
thông thường nằm trong
khoảng 1.1 đến 1.15
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Tính toán dung lượng pin
oXác định dung lượng yêu cầu của pin VLA và VRLA dựa trên các tham số
IEQ = 100 A, t BR = 12h, FT = 1.0, FEL = 1.25, FMargin = 1.1, VTotal =
2.0V trong 2 trường hợp:
◦ TH1: điện áp trên thiết bị tối thiểu 40 V.
◦ TH2: điện áp trên thiết bị tối thiểu 43 V.
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Tính toán dung lượng pin
oTH1: Điện áp trên thiết bị tối thiểu là 40 V và tổng sụt áp là 2 V, vì vậy điện
áp pin sau cùng là 42 V hay bằng 1.75 V/cell
Từ đồ thị hệ số xả pin, hệ số xả pin xấp xỉ 0.9 ứng với 1.75 V/cell và thời gian
dự trữ là 12h (cho cả pin VLA và VRLA). Do đó, dung lượng pin bằng
AH8 = 100 A × 12h × 0.9 × 1.0 × 1.25 × 1.1 = 1485 Ah (đối với VLA)
AH8 = 100 A × 12h × 0.9 × 1.0 × 1.25 × 1.1 = 1485 Ah (đối với VRLA)
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Tính toán dung lượng pin
oTH2: Điện áp trên thiết bị tối thiểu là 43 V và tổng sụt áp là 2 V, vì vậy điện
áp pin sau cùng là 45 V hay bằng 1.88 V/cell
Từ đồ thị hệ số xả pin, hệ số xả pin xấp xỉ 1.15 (đối với VLA) và 1.05 (đối với
VRLA) ứng với 1.88 V/cell và thời gian dự trữ là 12h. Do đó, dung lượng pin
bằng
AH8 = 100 A × 12h × 1.15 × 1.0 × 1.25 × 1.1 = 1898 Ah (đối với VLA)
AH8 = 100 A × 12h × 1.05 × 1.0 × 1.25 × 1.1 = 1733 Ah (đối với
VRLA)
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Số lượng chuỗi pin
oSố lượng chuỗi pin nên tối thiểu và đáp ứng đủ yêu cầu
oSự tăng trưởng dung lượng pin liên quan đến tăng trưởng dung lượng chỉnh
lưu bởi vì cả hai tăng theo dòng tải.
IRM tBR
oDung lượng pin tăng thêm xấp xỉ bằng: ∆AH =
FR
Trong đó, ∆AH là dung lượng pin tăng thêm (Ah)
IRM là định mức dòng mô đun chỉnh lưu (A), t BR là thời gian dự trữ pin (h), FR
là hệ số xả
Thiết kế cho các thành phần cơ bản trong hệ thống
nguồn điện một chiều
❑Thiết kế hệ thống pin
▪ Số lượng chuỗi pin
oNếu tổng dung lượng pin được chia thành 2 hay nhiều chuỗi thì mỗi chuỗi có
AH8h
dung lượng bằng: AHString =
Nstring
AHString là dung lượng 1 chuỗi
Nstring là số chuỗi
Chương 3: Tính toán dung lượng ắc qui trong nguồn
điện một chiều dự phòng cho trạm thông tin
❑Hệ thống pin (ắc qui) trong nguồn điện một chiều dự phòng
❑Tính toán dung lượng pin (ắc qui)
❑Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
❑Yêu cầu
▪ Lắp đặt pin cần cân nhắc yêu cầu về cấu trúc hệ thống và không gian lắp đặt
▪ Phải có đủ không gian xung quanh để làm mát, và cho phép thay thế các cell
pin hoặc toàn bộ pin
▪ Yêu cầu về cấu trúc bao gồm ảnh hưởng của trọng lượng pin lên sàn nhà và
trong các tình huống động đất
Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
❑Yêu cầu
▪ Pin VRLA yêu cầu không gian nhỏ hơn pin VLA vì Pin VRLA nhỏ gọn và có
thể xếp chồng lên nhau (tuy nhiên cần cân nhắc chiều cao xếp chồng pin đảm
bảo an toàn trước động đất)
▪ Trọng lượng của pin VRLA thường nhẹ hơn pin VLA
Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
❑Yêu cầu
▪ Đặt rack hoặc khung chứa
pin cách tưởng 6 inches đối
với vùng không có động đất,
ít nhất 12 inches đối với
vùng có động đất
▪ Các cell pin đặt cách tưởng ít
nhất 8 inches đối với vùng
không động đất, 14 inches
với vùng có động đất
Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
❑Lắp đặt cell pin
▪ Không lắp lẫn lộn các loại cell pin khác nhau mà nên lắp các cell pin cùng loại
▪ Không lắp kết hợp 2 chuỗi pin VRLA và VLA với nhau bởi vì điện áp khác
nhau và các đặc trưng sạc, xả khác nhau
▪ Không mắc kết hợp các cell pin có dung lượng khác nhau
▪ Đảm bảo các lỗ thông hơi của bộ chống cháy đặt trên cell pin VLA khi kết nối
với pin
Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
❑Lắp đặt cell pin
▪ Khi xử lý các cell pin nơi có thể xảy ra sự cố tràn chất điện giải, hãy mặc đồ
bảo hộ: Kính bảo hộ an toàn tránh hóa chất, Găng tay cao su, Quần áo bảo hộ,
ủng bảo hộ
▪ Tháo vỏ hộp carton chứa pin và kiểm tra kỹ cell pin có bị hư hại không
Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
❑Lắp đặt cell pin
▪ Các cell pin trong cùng một chuỗi có cùng mức dung
lượng được đánh dấu bởi màu sắc (có 4 mức tương ứng 4
màu)
▪ Lau sạch vùng đặt pin
▪ Kiểm tra kỹ các đầu kết nối để đảm bảo chúng vẫn còn
lớp chống oxi hóa mỏng
Quy trình lắp đặt pin (ắc qui)
❑Lắp đặt cell pin
▪ Hầu như tất cả các nhà sản xuất pin đều sử dụng ốc vít bằng thép không gỉ 316 (bu
lông, đai ốc, vòng đệm) tại các kết nối trụ của cell. Không thay thế các ốc vít này
▪ Vòng đệm phẳng có dán tem phải được lắp ráp với mặt nhẵn về phía trụ cell và mặt“
nhọn ”hướng ra khỏi trụ cell
▪ Không thắt chặt dây đeo kết nối với nhau quá chặt cho đến khi tất cả các dây đai đều
đặt đúng vị trí, hãy thắt chặt tất cả các dây buộc đến giá trị mô-men xoắn ban đầu
được khuyến nghị của nhà sản xuất, không được vặn quá mức nếu không trụ cell có
thể bị hỏng
▪ Ở những khu vực có địa chấn cao, hãy lắp đặt thiết bị phân tách cell do nhà máy cung
cấp
▪ Không được dùng vật liệu bằng xốp để ngăn cách giữa các cell.
Hết chương 3

You might also like