22.01 KH số 19 - PCCC, CNCH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHƯỜNG MINH KHAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 19 /KH-UBND Phường Minh Khai, ngày 17 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC&CNCH năm 2024
và dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn

Thực hiện Văn bản số 2262/UBND-CAQ ngày 20/12/2023 của UBND quận Hai
Bà Trưng về việc tích cực đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trong
mùa hanh khô, trước, trong và sau Tết Dương lịch 2024 và tết Nguyên đán Giáp Thìn
trên địa bàn quận.
Để đảm bảo an toàn phòng, chống cháy, nổ, ngăn chặn, kiềm chế đến mức
thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra; không để thiệt hại về người và
tài sản; đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ nhân dân đón năm mới và Tết cổ truyền
dân tộc. UBND phường Minh Khai xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác đảm
bảo an toàn PCCC&CNCH năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo
của UBND quận và các cấp đã ban hành. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị và toàn dân trong thực hiện công tác PCCC&CNCH; chủ động
phòng ngừa kiềm chế sự gia tăng và diễn biến phức tạp các vụ cháy; nâng cao hiệu
quả công tác chữa cháy và CNCH, kịp thời xử lý các vụ cháy, nổ, hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra, không để xảy ra các vụ cháy lớn gây thiệt hại
nghiêm trọng về người và tài sản.
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức,
pháp luật về PCCC đến mọi tầng lớp nhân dân; củng cố xây dựng lực lượng,
phương tiện PCCC và CNCH tại cơ sở nhằm đáp ứng phương châm “bốn tại chỗ”.
3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC;
thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về
PCCC
4. Tiếp tục bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, nguồn
nước phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, chú trọng công tác ứng dụng khoa học
công nghệ trong công tác PCCC và CNCH.
5. Nâng cao năng lực công tác PCCC và CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở,
lực lượng dân phòng, các hộ gia đình, người đứng đầu cơ sở đủ khả năng, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC.
2

6. Việc triển khai Kế hoạch phải thiết thực, đạt hiệu quả, yêu cầu nhiệm vụ đề
ra, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của quận Hai Bà Trưng và phường Minh Khai năm 2024.
II. CHỈ TIÊU THỰC HIỆN:
1. Kiềm chế gia tăng cháy, nổ trên cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người
bị thương do cháy, nổ gây ra) so với cùng kỳ Tết Nguyên đán 2023. Không để xảy ra
cháy, nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
2. Hướng dẫn 100% các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (cơ sở Phụ lục IV Nghị
định số 136/2020/NĐ-CP) trên địa bàn quản lý ký cam kết đảm bảo an toàn về PCCC
và CNCH.
3. Chỉ tiêu cụ thể công tác PCCC-CNCH năm 2024 (bảng chỉ tiêu kèm theo)
III. NHIỆM VỤ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM CÁC BIỆN PHÁP PCCC-
CNCH
1. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ
tướng Chính phủ, Kế hoạch số 43/KH-UBND của UBND quận Hai Bà Trưng về
tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới.
2. Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến
thức pháp luật về PCCC&CNCH đến các Cấp ủy, Chính quyền, tổ chức chính trị -
xã hội và các tầng lớp nhân dân; củng cố lực lượng, phương tiện PCCC&CNCH tại
cơ sở nhằm đáp ứng phương châm bốn tại chỗ“ Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ,
phương tiện tại chỗ, vật tư hậu cần tại chỗ”.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC&CNCH;
thường xuyên rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về
PCCC&CNCH.
4. Tiếp tục nâng cao năng lực công tác PCCC&CNCH cho lực lượng dân
phòng là lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC&CNCH tại cơ sở.
5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực PCCC&CNCH tranh thủ sự
quan tâm, ủng hộ của các cơ sở để huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở, vật chất,
trang bị phương tiện đáp ứng yêu cầu thực tế đảm bảo sẵn sàng chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an phường:
- Chủ động tham mưu UBND phường triển khai thực hiện các biện pháp tăng
cường công tác PCCC&CNCH trước, trong và sau Tết Nguyên đán và các Lễ hội,
sự kiện đầu năm Giáp Thìn 2024 trên địa bàn; củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của lực lượng dân phòng, Đội PCCC cơ sở; hướng dẫn, yêu cầu các
lực lượng này tăng cường tuần tra canh gác, chủ động, sẵn sàng về lực lượng,
phương tiện chữa cháy, CNCH theo phương châm “bốn tại chỗ”.
3

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC,
CNCH đến các cơ quan, tổ chức và nhân dân, phát động phong trào toàn dân tham
gia PCCC, CNCH. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, hệ thống loa
phát thanh của phường phát sóng các tin, bài tuyên truyền về PCCC, CNCH, nội
dung tuyên truyền cần chú trọng vào các biện pháp, giải pháp PCCC&CNCH đối
với các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh, sản xuất, nơi tập kết, lưu giữ hàng hóa, nơi
tập trung đông người, nơi diễn ra các sự kiện, lễ hội,....
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, công tác kiểm tra, hướng
dẫn, xử lý vi phạm về PCCC và CNCH đối với các cơ quan, tổ chức, cơ sở thuộc địa
bàn quản lý (tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và xử lý triệt để tất các hành vi vi phạm về
PCCC và CNCH theo quy định đối với 100% cơ sở thuộc phụ lục IV Nghị định số
136/2020/NĐ-CP theo các loại hình tại mục 1.3 văn bản này); hướng dẫn 100% cơ sở
có nguy hiểm cháy, nổ ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC và CNCH tại mục 1.2 văn
bản này. Quá trình kiểm tra, kịp thời phát hiện, hướng dẫn, xử lý triệt để tất cả các vi
phạm về PCCC và CNCH theo quy định.
- Tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở không đảm bảo an toàn PCCC và
CNCH đang có yêu cầu dừng hoạt động hoặc đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt
động; kiên quyết không để các cơ sở hoạt động theo quy định.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức doanh nghiệp
trên địa bàn cài đặt app “Báo cháy -114” và quan tâm tài khoản zalo “Cục Cảnh sát
PCCC&CNCH” để kịp thời cập nhập thông tin tình hình cháy, nổ, các kiến thức,
kỹ năng về PCCC&CNCH cần thiết.
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn và trên ứng
dụng “Nhịp sống số Hai bà Trưng” (https://nhipsongsohbt.vn) dữ liệu quản lý quản
lý về PCCC theo phụ lục IV đảm bảo không bỏ sót đối tượng quản lý.
- Chủ động xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án điều động lực lượng,
phương tiện, bảo vệ tuyệt đối an toàn về PCCC&CNCH các sự kiện chính trị, văn hóa
- xã hội quan trọng của đất nước, Thủ đô, nhất là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
2024; hoạt động của các đoàn khách Quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Thành phố đến thăm và làm việc, chúc tết cơ quan, đơn vị và nhân dân Thủ
đô... diễn ra trên địa bàn.
- Chủ động xây dựng và tổ chức diễn tập các phương án chữa cháy, CNCH xử
lý các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra, nhất là tại các cơ sở có nguy hiểm
cháy, nổ cao.
- Đảm bảo sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, kịp thời cứu chữa, xử lý các
vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra; tổ chức kiểm tra, rà soát các điều kiện phục vụ
công tác chữa cháy đặc biệt là việc đảm bảo về nguồn nước phục vụ chữa cháy.
Kịp thời kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền và đơn vị chức năng khắc phục những
tồn tại, thiếu sót trong công tác chữa cháy tại địa bàn quản lý.
4

2. Bộ phận Xây dựng-đô thị:


- Phối hợp với Công an phường tham mưu UBND phường triển khai thực hiện
các biện pháp tăng cường công tác PCCC&CNCH trước, trong, sau Tết Nguyên đán
và các Lễ hội, sự kiện đầu năm Giáp Thìn 2024 trên địa bàn.
- Phối hợp với Công an phường tham mưu UBND phường các nội dung
khuyến cáo, các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC&CHCN để triển khai tới các cơ
sở, doanh nghiệp, hộ kinhdoanh trên địa bàn phường.
- Phối hợp với Công an phường và các đoàn thể tiến hành kiểm tra các điều
kiện an toàn về PCCC: Tình trạng hoạt động của trang thiết bị, hệ thống, phương
tiện PCCC; nguồn nước phục vụ chữa cháy; hành lang, cầu thang thoát hiểm tại các
cơ sở nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi chung là chung cư mini), nhà cho thuê để ở,
nhà ở kinh doanh, nhà ở hết hợp sản xuất kinh doanh. Kiến nghị Chủ đầu tư, chủ cơ
sở khắc phục những thiếu sót, tồn tại và xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật.
3. Bộ phận Văn hóa - Thông tin:
- Phối hợp với Công an phường, bộ phận đô thị và các đoàn thể chính trị - xã
hội phường tuyên truyền, khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trên trang
thông tin điện tử phường đến các cơ sở các cơ sở kinh doanh, các cơ sở văn hóa,
các đình, chùa, nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tập trung đông người, nơi tổ chức
các Lễ hội trên địa bàn phường đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC trong thời
gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC sâu, rộng trong nhân dân đặc
biệt trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
- Tăng cường công tác tuyên truyền PCCC&CNCH, các khuyến cáo an toàn
PCCC trên hệ thống loa phát thanh của phường, in ấn các tờ rơi, tờ gấp, pano, áp
phích để phát cho người dân tuyên truyền về PCCC, nhất là trong thời gian trước,
trong và sau Tết Nguyên đán (Có phụ lục nội dung khuyến cáo kèm theo).
4. Các đoàn thể chính trị - xã hội phường, địa bàn dân cư, tổ dân phố:
Chủ động phối hợp với Công an phường thực hiện các nhiệm vụ công tác
PCCC; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức
phòng cháy, chữa cháy; đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên đán, các dịp Lễ, hội,
các sự kiện của Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn phường; Tổ chức tự kiểm tra,
đảm bảo an toàn PCCC tại trụ sở nơi làm việc, đảm bảo không để cháy, nổ xảy ra.
5. Các đội dân phòng PCCC
- Củng cố lực lượng PCCC dân phòng tại các tổ dân phố, lực lượng PCCC tại
chỗ đảm bảo số lượng và phù hợp theo quy định; bố trí lực lượng thường trực, ứng
trực đáp ứng yêu cầu xử lý tình huống cháy, nổ xảy ra ngày từ ban đầu, không để
cháy lan, cháy lớn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền PCCC&CNCH, các khuyến cáo an toàn
PCCC trên hệ thống Zalo của tổ dân phố để tuyên truyền về PCCC, nhất là trong
5

thời gian trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán (Có phụ lục nội dung
khuyến cáo kèm theo).
- Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức doanh nghiệp
trên địa bàn cài đặt app “Báo cháy -114” và quan tâm tài khoản zalo “Cục Cảnh sát
PCCC&CNCH” để kịp thời cập nhập thông tin tình hình cháy, nổ, các kiến thức,
kỹ năng về PCCC&CNCH cần thiết.
- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Đề xuất trang bị, bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện, dụng cụ, vật tư cần
thiết để thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và kỹ năng phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho nhân dân; xây dựng phong trào toàn dân tham
gia phòng cháy và chữa cháy trong địa bàn dân cư.
+ 100% các hộ gia đình có lồng sắt (chuồng cọp) tại ban công, lô - gia, tầng
tum,.. phải được mở cửa, tạo lối thoát nạn, thoát hiểm thứ 2. Trong năm 2024,
không để phát sinh trường hợp tự ý cơi nới, dựng lồng sắt (chuồng cọp) tại ban
công, lô-gia, tum, tầng tum,.. hoặc bịt lại lối thoát nạn thứ 2 đã mở.
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH: Tổ
chức tuyên truyền cho 100% hộ gia đình để ở, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh
doanh. Đảm bảo mỗi hộ gia đình để ở, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh có
ít nhất 01 người được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và
CNCH.
+ Trang bị các phương tiện chữa cháy, CNCH: Tuyên truyền, vận động 100%
hộ gia đình trang bị các phương tiện chữa cháy, CNCH; mỗi hộ gia đình được trang bị
ít nhất 01 bình chữa cháy và dụng cụ, phương tiện CNCH cần thiết (xà beng, kìm
cộng lực, mặt nạ lọc độc, đèn pin…).
+ Tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình PCCC đã xây dựng trên
địa bàn.
+ Hướng dẫn nhân khẩu trên địa bàn phường cài đặt và đăng ký sử dụng app
“Báo cháy 114” và quan tâm tài khoản Zalo “Cục Cảnh sát PCCC&CNCH”.
+ Triển khai ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tới 100% các hộ gia
đình để ở, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn; phát tờ rơi, tài liệu
tuyên truyền: Tổ chức phát hành tờ rơi, tài liệu tuyên truyền của CATP, UBND quận,
Công an quận, UBND phường, Công an phường (có sổ sách theo)
- Tham mưu cho UBND phường làm tốt công tác điều tra cơ bản các cơ sở
thuộc UBND phường quản lý về PCCC ở địa bàn dân cư quản lý.
- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng
cháy và chữa cháy trong khu vực dân cư phụ trách. Kịp thời phát hiện đề xuất xử lý các
hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ.
6

- Xây dựng phương án và thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa
cháy, cứu nạn cứu hộ; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ khi
có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra; tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ ở địa
phương khác khi có yêu cầu.
- Tham gia bảo vệ hiện trường các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra trên địa
bàn; tham gia giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm.
- Bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị PCCC&CNCH tại chỗ đảm
bảo chữa cháy kịp thời khi có cháy, nổ xảy ra.
6. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phường:
- Bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị, hệ thống kỹ thuật, thiết bị điện, phương
tiện PCCC đã lắp đặt tại cơ sở, đơn vị mình đảm bảo luôn trong tình trạng hoạt
động tốt; lối đi, hành lang, buồng thang thoát hiểm phải đảm bảo thông thoáng
phục vụ thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra;
- Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức các lớp tuyên truyền, huấn luyện
nghiệp vụ về PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, người dân sinh sống trong các tòa
nhà chung cư, tập thể; tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy đảm bảo
thuần thục để có thể xử lý tình huống khi có cháy, nổ xảy ra;
- Thường xuyên tự kiểm tra an toàn về PCCC; củng cố, kiện toàn lực lượng
PCCC cơ sở, các trang thiết bị PCCC tại cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc phạm vi
trách nhiệm quản lý, đáp ứng yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”. Đảm bảo ứng
trực làm nhiệm vụ và xử lý kịp thời ngay từ đầu khi có tình huống cháy, nổ xảy ra
trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Các Đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Chỉ huy công an phường, Bộ phận Xây
dựng-đô thị phường, các Tổ dân phố, đội dân phòng, các lực lượng có liên quan
và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn phường
nghiêm túc triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, để người
dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn. Nơi nào để xảy ra cháy, nổ phức tạp, gây
hậu quả nghiêm trọng thì người đứng đầu cơ sở phải chịu trách nhiệm trước Pháp
luật và trước UBND phường./.
Nơi nhận: CHỦ TỊCHKý bởi: ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
MINH KHAI
- UBND quận Hai Bà Trưng; Cơ quan: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Thời gian ký: 17/01/2024 17:08:05
- Công an quận Hai Bà Trưng;
- Đảng ủy phường;
- Lưu: VT.

Lê Thành Vinh
7

KHUYẾN CÁO
Bảo đảm an toàn PCCC, CNCH mùa hanh khô, Tết Nguyên đán Giáp Thìn
và Lễ hội đầu năm 2024
(Kèm theo kế hoạch số /UBND ngày tháng năm 2024 của UBND phường Minh Khai)

1. Đối với các cấp, các ngành, các đơn vị, cơ sở, cần tổ chức tốt hoạt động
PCCC và CNCH tại chỗ, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và
kiến thức PCCC, nội quy, quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh đến cán
bộ, công nhân viên, các hộ kinh doanh và khách hàng; thường xuyên và định kỳ tổ
chức tự kiểm tra an toàn PCCC để phát hiện và khắc phục kịp thời các nguy cơ gây
cháy; xây dựng và củng cố hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ, trang bị phương
tiện, huấn luyện nghiệp vụ để lực lượng này có khả năng phát hiện, báo cháy và
dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh; chuẩn bị phương án thoát nạn cho người và
tài sản khi cháy xảy ra; tăng cường tuần tra, canh gác 24/24 giờ tại cơ sở và khu
dân cư, đặc biệt là vào thời điểm ngoài giờ hành chính, ban đêm, ngày nghỉ để kịp
thời phát hiện và dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh.
2. Đối với các hộ gia đình cần bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về
PCCC để loại trừ và giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ; trang bị phương
tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay, mặt nạ lọc độc, nước chữa
cháy…và biết cách sử dựng những phương tiện này; chuẩn bị các phương án thoát
nạn và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình cùng biết; cẩn trọng khi sử
dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, sử dụng các thiết
bị sinh nhiệt như bóng điện tròn, bàn là, bếp điện, thiết bị sưởi ấm… Không để các
vật liệu dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi
ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
3. Các khu dân cư tập trung nhiều nhà dễ cháy, UBND địa phương cần
nghiên cứu, tìm hiểu để nắm nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với công tác
PCCC; tổ chức thành lập và vận động quần chúng nhân dân tham gia đội dân
phòng và xây dựng các phương án chữa cháy tại các khu dân cư; tổ chức cho đội
dân phòng tham gia thực tập giải quyết các tình huống giả định cháy; xây dựng cơ
chế phối hợp với các lực lượng, các cơ quan, đơn vị để phục vụ công tác chữa cháy
như: giải quyết các tình huống cắt điện, cấp nước chữa cháy, cứu thương, giải tỏa
ách tắc giao thông... Đối với các khu vực có nguồn nước tự nhiên, phải xây dựng
các bến lấy nước, bể lấy nước để phục vụ công tác chữa cháy ở khu dân cư...
4. Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh
biết; ngắt nguồn điện; sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu (như bình chữa
cháy sách tay, họng nước chữa cháy vách tường, chăn chiên…) đồng thời gọi ngay
cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH số điện thoại 114 và tích cực tổ chức
chữa cháy, cứu người bị nạn
8

KHUYẾN CÁO
An toàn phòng cháy, chữa cháy chợ và trung tâm thương mại
(Kèm theo Kế hoạch số /UBND ngày tháng năm 2024 của UBND phường Minh Khai)

Chợ, trung tâm thương mại là nơi tập trung đông người, chứa nhiều hàng
hóa dễ cháy; nguy cơ xảy cháy cao, nhất là vào mùa hanh khô, ngày lễ, Tết… Khi
có cháy, nổ xảy ra và không được phát hiện và dập tắt kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn
đến tính mạng và tài sản. Để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và thiệt hại do
cháy, nổ gây ra ở các chợ, trung tâm thương mại, ban quản lý, mỗi hộ kinh doanh
và người dân cần phải thực hiện:
* Đối với Ban quản lý:
- Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy
hiểm về cháy, nổ;
- Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu
sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy; lắp đặt thiết bị bảo vệ
(áptomát) cho toàn bộ hệ thống điện, cho từng tầng, từng nhánh, từng ngành hàng
và từng quầy, sạp của hộ kinh doanh;
- Bố trí dãy hàng, ngành hàng không cháy hoặc khó cháy xen kẽ giữa các
ngành hàng, dãy hàng dễ cháy;
- Không làm thêm mái che, mái vẩy cũng như không bố trí quầy sạp, bãi để
xe và không để vật tư, hàng hóa trong khoảng cách ngăn cháy giữa các khối nhà
của khu vực chợ với các khu vực lân cận;
- Tại các siêu thị, trung tâm thương mại cần: Bố trí cầu thang thoát nạn riêng
biệt, có lối ra ngoài trực tiếp. Bố trí phòng lánh nạn tạm thời, bố trí lối thoát nạn dự
phòng. Có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói trong cầu thang thoát nạn. Cửa đi lối
thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, được làm bằng vật liệu không cháy; cửa vào
buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng. Có sơ đồ chỉ dẫn
thoát nạn cho từng tầng, từng khu vực, từng ngành hàng, có hệ thống đèn chiếu
sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên đường và hướng thoát nạn;
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định; trang bị
phương tiện chữa cháy phục vụ việc thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô,
tính chất nguy hiểm cháy;
- Thành lập Đội PCCC cơ sở có đủ lực lượng để tổ chức thường trực, tuần
tra phát hiện cháy; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, hướng dẫn thoát nạn và
cứu người cho lực lượng này;
- Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu người trong tình
huống xẩy ra cháy phức tạp nhất;
9

- Khi xẩy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Cảnh sát PCCC và
CNCH, số máy 114, cho Công an nơi gần nhất đồng thời tổ chức bằng mọi cách
dập tắt cháy và cứu người theo phương án chữa cháy và thoát nạn của cơ sở.
* Đối với các hộ kinh doanh buôn bán cần chấp hành nghiêm các quy định
về an toàn PCCC, trong đó đặc biệt chú ý:
- Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, không đốt hương, đốt vàng mã,
đun nấu, hút thuốc…; quản lý chặt chẽ các hàng, chất dễ cháy; sử dụng an toàn
điện và thiết bị điện (tắt các thiết bị khi không cần thiết và khi đóng quầy…) ;
- Không tự ý câu móc điện. Không lấn chiếm, cơi nới ảnh hưởng đến lối đi
chung và khoảng cách chống cháy lan (khoảng cách giữa các quầy từ 1,2m đến
2,4m tùy theo dãy quầy). Không tàng trữ, buôn bán trái phép các chất, hàng nguy
hiểm cháy, nổ;
- Tự tìm hiểu, học tập để trang bị kiến thức về PCCC, biết cách sử dụng thiết
bị chữa cháy tại chỗ và kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra.
* Đối với người dân khi tham gia hoạt động tham quan, mua bán tại chợ và
trung tâm thương mại:
- Không mang chất dễ cháy, chất nổ vào chợ, trung tâm thương mại. Không
tự ý sử dụng hoặc làm phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt;
- Tuyệt đối chấp hành các nội quy, quy định về an toàn PCCC khác;
- Trước khi tham gia hoạt động cần quan sát kỹ các lối thoát nạn đề phòng
khi có sự cố cháy, nổ xảy ra thì kịp thời thoát nạn an toàn;
- Khi có sự cố cháy, nổ cần bình tĩnh suy xét, tìm và di chuyển ra lối thoát
nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn Exit hoặc nghe thông báo hướng dẫn qua hệ thống
truyền thanh; trên đường đi hãy thông báo cho mọi người biết có cháy đang xảy ra;
nếu có điều kiện hãy tham gia hướng dẫn, hỗ trợ người già, trẻ em, người tàn tật
thoát ra nơi an toàn, tham gia chữa cháy, cứu tài sản.
10

KHUYẾN CÁO
Kỹ năng thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố tại các sự kiện tập trung đông người
(Kèm theo kế hoạch số /UBND ngày tháng năm 2024 của UBND phường Minh Khai)

1. Bình tĩnh không hoảng loạn:


Đây là điều đầu tiên và tối quan trọng. Chìa khóa để sống sót ở bất kỳ thảm
hoạ nào sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng kiểm soát sự hoảng loạn cá
nhân, cũng như khả năng đánh giá tình hình và hành động ngay lập tức của cá
nhân. Nếu hoảng sợ sẽ dẫn đến một số tình trạng: Nhịp tim tăng cao, bồn chồn, lo
lắng, hơi thở ngắn nhưng gấp gáp, hổn hển, nhiều người còn bị giãn đồng tử, tỷ lệ
bị thương hoặc tử vong tăng đáng kể.
2. Quan sát
- Việc đầu tiên khi đến khu vực có đám đông bạn cần quan sát, lưu ý tất cả
các lối thoát ở địa điểm ngay khi đến nơi. Làm quen với môi trường xung quanh và
xác định các lối ra cụ thể.
- Nhận biết địa hình nơi mình đang đứng và nhận biết bầu không khí chung
của sự kiện, cảnh hỗn loạn thường có thể được dự báo trước. Nếu bắt đầu cảm thấy
không thoải mái, nên xem xét rời khỏi đó.
3. Xác định lối và đường thoát nạn.
- Bất cứ khi nào bước vào một sự kiện, điều đầu tiên nên làm là quan sát lối
thoát nạn, lối ra. Có lối thoát hiểm nào không? Cửa có bị khóa không? Cửa sổ chấn
song sắt hay kính thôi? Nếu trong khu vực thì có điểm nào cao không? Có cách gì
trèo lên để thoát hiểm không?
- Trong trường hợp khẩn cấp, bình tĩnh quan sát và chọn các lối thoát hiểm
kín đáo, khuất tầm nhìn, các lối ra ở phía đối diện với lối vào hoặc hướng khác với
lối vào.
4. Xác định chỗ thoát hiểm/ điểm cao. Cần tìm chỗ trú ẩn trong trường hợp
khủng bố, hoả hoạn:
- Một bức tường gạch có thể ngăn được đạn và có thể nhảy lên đứng trong
trường hợp bị đám đông chèn ép.
- Một cái cây, bệ cửa sổ, ban công tầng thấp cũng là một điểm cao tốt để
nhảy lên quan sát và trú ẩn an toàn
5. Nếu bị chèn ép trong đám đông nên để hai tay thủ thế trước ngực để bảo
vệ phổi và lồng ngực. Nếu có bị ngã cũng nên cuộn người lại như thai nhi nằm
trong bụng mẹ, tránh nằm sấp hoặc ngửa có thể bị dẫm đạp nát lồng ngực.
6. Phương thức di chuyển:
Di chuyển thuận chiều “xuôi theo dòng người”, cùng theo đám đông, tuyệt
đối không “ngược dòng” hoặc di chuyển theo hướng chéo thuận chiều, càng ra
được ngoài “rìa” đám đông càng tốt.
11

7. Quần áo, giầy dép, nước, điện thoại thông minh.


- Việc mặc gì, mang gì theo cũng giúp bạn cơ hội sống sót. Nên đi giày thể
thao để có thể chạy được, cũng như di chuyển một cách thuận lợi.
- Đi chơi nên uống nhiều nước, càng vào chỗ đông người, càng nên bảo đảm
cơ thể không mất nước. Thực tế việc cơ thể mất nước có thể làm cho não hoạt
động kém hơn, máu đặc hơn và khả năng ngất xỉu cao hơn.
- Trong thời đại công nghệ 4.0 này cũng nên tận dụng triệt để các tính năng
của điện thoại thông minh, khi đi sự kiện nên kiểm tra xem điện thoại có đầy pin
không vì khi cần thiết có thể dùng làm đèn pin, có thể gọi điện, nhắn tin, gửi thông
tin vị trí để được lực lượng cứu nạn, cứu hộ hỗ trợ.
12

KHUYẾN CÁO
An toàn PCCC&CNCH đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà trọ
(Kèm theo kế hoạch số /UBND ngày tháng năm 2024 của UBND phường Minh Khai)

1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ
xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để
dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất.
2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy
để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa, dẫn xăng
dầu.... phải kín.
3. Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp.... để ốp tường, trần, vách ngăn
nhằm hạn chế cháy lan.
4. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn tòa nhà,
từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng
hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao chấn lưu đèn nêông.
5. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ
nhỏ người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị
điện.
6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ
phải làm bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các
vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng, mã, hương, nến để trên
bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió
cuốn tàn lửa gây cháy lan.
7. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp
gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải
khóa van gas và tắt bếp. Vị trí đặt bình gas, bếp gas phải đảm bảo thông thoáng và
không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Khi đun phải có người
trông coi.
8. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu,
nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt kiên cố ở ban công, tầng thượng. Trường hợp
đã lắp thì thiết kế thêm cửa để thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Chuẩn bị sẵn
thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
10. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ
phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy.
13

11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn,
cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ (búa tạ, kìm cộng lực) để tạo lối thoát nạn.
13. Không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn cản trở lối thoát nạn tại cầu
thang, hành lang, ban công; đồ dùng hàng hóa, vật liệu dễ cháy sắp xếp ngăn nắp,
gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt (như tủ điện, ổ cắm, dây
dẫn điện, thiết bị tiêu thụ điện...) ít nhất 0,5 m.
14. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra,
dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, lô gia, sân thượng,
lối lên mái, sang nhà bên cạnh. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để
vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy, mặt nạ
phòng độc thang dây, dây hạ chậm..... và mọi người trong gia đình phải học tập để
sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
15. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung
quanh biết, gọi điện thoại cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số 114, đội dân
phòng, chính quyền, Công an xã, phường, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa
cháy thoát nạn theo tình huống đã dự kiến. Trong quá trình di chuyển dùng khăn
thấm ướt che kín miệng, mũi và cúi thấp người để tránh bị ngạt khói.

You might also like